MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, April 5, 2012

Hope for Vietnam's children of the dump Hy vọng cho trẻ em Việt Nam ở các bãi rác




Hope for Vietnam's children of the dump

Hy vọng cho trẻ em Việt Nam ở các bãi rác

By Natalie Allen, CNN

Natalie Allen, CNN

Twelve-year-old Dieu wears a bright-green top sprinkled with yellow flowers as she squats in a pile of garbage with her mother.

Diệu, cô bé 12 tuổi quàng trên đầu một chiếc khăn màu xanh có trang trí hình hoa vàng ngồi chồm hỗm với mẹ trên một đống rác.

The two talk and laugh while their hands work quickly, sorting plastic from the discarded food and waste.

Cả hai mẹ con cùng nói và cười trong khi đôi tay thoăn thoắt phân loại túi nylon, vỏ đồ hộp và các phế phẩm khác.

A full bag will bring their family just pennies. But this is their life’s work. They live on a dump in Rach Gia, Vietnam, part of the Mekong Delta.

Một túi đựng đầy rác được chọn lọc chỉ đem lại cho họ một ít tiền lẻ. Nhưng đó là cách mưu sinh duy nhất của họ - những con người đang sống trên một bãi rác ở Rạch Giá, thuộc đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Dieu’s little sister, one of nine siblings, watches from the family’s two-room shack. One of her brothers sits on a nearby tombstone with his dog. The dump lies on an abandoned cemetery, and the above-ground tombs are the only places to sit that aren’t covered by trash.

Diệu là một đứa em gái trong số chín anh chị em trong gia đình. Một trong những người anh của Diệu đang ngồi trên một bia mộ gần đó với con chó của mình. Bãi rác nằm trên một nghĩa trang bị bỏ rơi, và những ngôi mộ nhô lên khỏi mặt đất là nơi duy nhất để ngồi vì không bị rác bao phủ.

Some 200 families live on this and one other dump in Rach Gia. They are three generations of Cambodians who fled the brutal Khmer Rouge regime in the 1970s. It’s the only home they have ever known.

Gia đình của Diệu là một trong khoảng 200 gia đình sống tại các bãi rác ở Rạch Giá. Họ là những người gốc Campuchia đã chạy trốn khỏi chế độ Khmer Đỏ tàn bạo vào thập niên 1970. Qua 3 thế hệ, bãi rác trở thành nơi dung thân duy nhất của họ.

What they eat and what they wear is often from what they find in the trash. For the longest time, the children didn't even know flip-flops were supposed to match.

Thức ăn và quần áo mặc thường là những gì họ tìm thấy khi bới rác. Thậm chí những đứa trẻ không biết rằng một đôi dép nhựa cần phải có hai chiếc giống nhau.

But there is a danger here far worse than filth or poverty.

Tuy vậy, trong cuộc sống của họ có những điều còn tồi tệ hơn cả rác rưởi và sự nghèo đói.

Human traffickers prey on these poor people’s desperation. Children are bought and sold here, some for as little as $100.

Chính cái nghèo tuyệt vọng đã biến họ trở thành con mồi lý tưởng của những kẻ buôn người. Đã có lúc những đứa trẻ bị mua bán như hàng hóa với giá có khi chỉ 100 USD.

The parents sell because they are tricked into believing that the buyer has good intentions, that their children will have a promising job and a promising future. They so badly want to help their sons and daughters escape poverty.

Các bậc cha mẹ bán con vì bị lừa rằng người mua có ý định tốt, con cái của họ sẽ có một công ăn việc làm tử tế và một tương lai đầy hứa hẹn. Họ tha thiết mong muốn những đứa con mình được đổi đời.

Oftentimes, however, the children end up as sex slaves.

Tuy nhiên, rất nhiều khi, trẻ em bị biến thành các nô lệ tình dục.

“The trafficker looks like your mom, (the trafficker) doesn't look like a bad guy," said Caroline Nguyen Ticarro-Parker, who founded the Catalyst Foundation to help Dieu and other children in Vietnam's poorest communities.

“Kẻ buôn người trông cũng giống như mẹ của các em, không giống như một người xấu!" Caroline Nguyễn Ticarro-Parker, người sáng lập Quỹ Xúc Tác để giúp đỡ Diệu và trẻ em trong các cộng đồng nghèo nhất của Việt Nam cho biết.

The kids are sometimes stolen, too, when they make their long walk into town to sell lottery tickets.

Các em trẻ đôi khi cũng bị bắt cóc, khi các em đi bộ vào thị trấn để bán vé số.

“When we started, we knew of a house that was at the entrance of the dump, and we know girls were being taken in there by traffickers and being raped,” Ticarro-Parker said. "If they screamed, then they were let go. If they didn't scream, then they were taken. And the girls were as young as 4."

"Khi chúng tôi mới bắt đầu, chúng tôi biết một căn nhà ở đầu lối vào của bãi rác, và chúng tôi biết là các cô gái được đám buôn người đem vào đó và bị cưỡng hiếp," Ticarro-Parker nói. "Nếu các em la hét, thì sẽ được thả. Nếu các em không la hét, thì sẽ bị đưa đi. Có lúc có em chỉ mới 4 tuổi."

Lessons for survival

After leaving Dieu’s dump, I arrive at another one just as a sanitation truck leaves behind a fresh pile.

Những bài học cho sự sống còn

Sau khi rời bãi rác gần nhà em Diệu, tôi đến một bãi rác khác ngay sau khi một chiếc xe tải vệ sinh đã để lại một đống tươi.

People scurry with picks and bags and start sorting. They work day and night alongside their children. At 1 a.m., when the last truck of the day arrives, they all don headlamps to work in the dark.

Mọi người vội chạy lại với cây chọn và túi xách và bắt đầu phân loại. Họ làm việc ngày và đêm cùng với con cái của họ. Một giờ sáng, khi chiếc xe tải rác cuối cùng trong ngày đến, họ mang đèn vào đầu để tiếp tục làm việc trong bóng tối.

I follow a mother who carries her baby to the family’s shack. One could barely call it that; it is nothing more than tarps strung together for shelter. Bowls of discarded food are covered in flies. Clothes dry on barbed wire.

Tôi đi theo một người mẹ có con đến căn lều của bà. Cũng rất khó có thể gọi đó là túp lều vì đó không có gì nhiều hơn là những tấm nhựa được nối lại với nhau để làm nơi trú ngụ. Những chén đựng đồ ăn thì đầy ruồi. Quần áo thì được phơi khô trên dây thép gai.

The mother lays her baby in a net strung up as a hammock. After rocking the baby to sleep, she heads back out to work in the dump.

Người mẹ đặt em bé của mình trong một cái mạng lưới xâu thành chuỗi như một cái võng. Sau khi ru em bé ngủ, cô quay trở ra ngoài làm việc trong bãi rác.

Another parent offers me his baby when I arrive. He is cradling a little boy, months old, wearing a colorful striped hat. The father swats flies away from the child’s face. He mistakenly thinks I am here to buy his baby.

Một người cha khác muốn bán con của mình cho tôi khi thấy tôi đến nơi. Ông đang ôm một em bé vài tháng tuổi, đang đội một chiếc mũ đầy màu sắc. Người cha liên tục đập ruồi đang đậu vào mặt của đứa trẻ. Ông bị nhầm, nghĩ rằng tôi đến đây là để mua con của mình.

Ticarro-Parker’s family fled Vietnam when she was a child. She returned as an adult to give back to her homeland, bringing clothes to the poor. But when she stumbled onto the families of the Rach Gia dumps, she knew much more had to be done.

Gia đình của Ticarro-Parker trốn chạy khỏi Việt Nam khi cô chỉ là một đứa trẻ. Cô trở về như một người trưởng thành để giúp đỡ đất mẹ - mang quần áo cho người nghèo. Qua dịp đó, cô tình cờ biết được các gia đình nghèo của các bãi rác Rạch Gia, cô lập tức biết rằng còn rất nhiều việc phải làm hơn nữa.

She went back home to Minnesota, started raising money and eventually opened a school for the children of the dump.

Cô trở về nhà ở tiểu bang Minnesota (Mỹ), bắt đầu quyên góp tiền và cuối cùng đã mở một trường học cho những trẻ em ở bãi rác.




Lesson one: Arm the children with cell phones so they can call for help.

Bài học thứ nhất: Cho các em điện thoại di động để kêu gọi giúp đỡ khi cần.

“It sounds weird, but we gave the prettiest girls the cell phones first,” Ticarro-Parker said. “They’re most at risk.”

"Nghe có vẻ lạ, nhưng chúng tôi đã cho các cô gái xinh đẹp nhất điện thoại di động đầu tiên," Ticarro-Parker cho biết. "Các em có nguy cơ bị bắt cóc/bị bán cao nhất."

Lesson two: Teach the children to read so that if they are taken, they can read city signs and call the school to let them know where they are.

Bài học thứ hai: Dạy cho các em biết đọc để khi nào các em bị bắt cóc/bị bán, các em có thể đọc tên thành phố và gọi đến trường để cho biết các em đang ở đâu.

That happened in 2008. Four girls were taken, but the traffickers were caught because the girls had a cell phone and knew how to read a road sign to give their location.

Năm 2008, bốn cô gái bị bán đi, nhưng bọn buôn người bị bắt vì các cô gái có một điện thoại di động và biết đọc đường để cung cấp vị trí của họ.

Lesson three: Teach the children to run if strangers approach.

Bài học thứ ba: Dạy cho các em biết là phải chạy nếu người lạ tìm cách tiếp cận.

That’s exactly what 13-year-old Hanh did when men, presumably traffickers, chased her and her brother as they walked home on the last day of school in 2010. She did what she was taught and ran. But while getting away, Hanh fell into a canal and drowned.

Đó là chính xác những gì mà em Hạnh 13 tuổi đã làm khi người đàn ông, có lẽ bọn buôn người, đuổi theo cô và em trai của cô khi họ đang đi bộ về nhà vào ngày đi học cuối khóa năm 2010. Cô đã làm những gì cô đã được dạy và chạy đi. Không may, Hạnh rơi vào một kênh đào và chết đuối.

Ticarro-Parker fights back tears recalling the tragedy: “She died doing what we asked.”

Ticarro-Parker tìm cách dấu nước mắt trong khi kể lại bi kịch: "Em ấy chết vì làm cái chúng tôi đã dạy."

Before she died, Hanh was interviewed for the school’s first brochure. Next to her picture is a quote of what hope meant to her: “Hope is my school.”

Trước khi chết, Hạnh đã được phỏng vấn cho cuốn sách nhỏ đầu tiên của trường. Bên cạnh hình của Hạnh là một câu nói của em ấy: "Trường của em là nguồn hy vọng."

School is the only hope for these children, Ticarro-Parker says. It strengthens the entire community.

“Ngôi trường là hy vọng duy nhất cho các em," Ticarro-Parker nói. Nó cũng giúp đỡ toàn bộ cộng đồng.

"When we started it was 99% illiteracy,” she said. “None of the parents (at the dumps) knew how to read and write, the children had never been to school.”

"Khi chúng tôi bắt đầu, 99% là mù chữ," cô nói "Tất cả các bậc cha mẹ (tại bãi rác) đều mù chữ, còn các em chưa bao giờ được cắp sách đến trường."

They are now down to 40% illiteracy.

“Hiện nay, mù chữ ở bãi rác đã giảm xuống còn 40%.”

“The children are understanding that they could be the generation that doesn't work in the dump,” Ticarro-Parker said.

"Các em đang hiểu rằng các em có thể sẽ là thế hệ không phải sinh sống trong những bãi rác," Ticarro-Parker cho biết.

The school also teaches parents the cold hard truth: what will really happen to their children if they sell them.

Nhà trường cũng truyền đạt cho các bậc cha mẹ hiểu về sự thật của hiểm họa buôn người: những gì thực sự sẽ xảy ra với con cái của họ nếu họ bán chúng.

In 2006, before the school opened, more than 37 girls from the dumps were sold to traffickers by their parents, Ticarro-Parker said. In 2011, only four were sold.

Trong năm 2006, trước khi trường mở ra, hơn 37 đứa trẻ đã bị cha mẹ bán cho bọn buôn người. Trong năm 2011, chỉ còn bốn trường hợp như vậy.

'A catalyst for change'

Xúc tác cho sự thay đổi

Inside one of the school’s two classrooms, a boy writes in his notebook. He clutches a blue pen with fingers covered in dirt, black under all his fingernails. The children are dirty, but their maroon-and-white school uniforms are crisp. Across their backs reads, “be a catalyst for change.” And they all wear shoes that match.

Giờ đây, sau các buổi nhặt rác, Diệu lại đến trường. Trong sân chơi, em hòa đồng cùng những đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ, hào hứng trên chiếc bập bênh hay hò hét nô đùa trên bãi cát. Lắng nghe cá em nói và nhìn các em cười rất khó để tin rằng các em là những đứa trẻ sống trên một bãi chứa rác thải.

Outside is the sound of a power saw. Volunteers are here to build a playground for the school, which was built on a rice paddy on the edge of the town.

Bên ngoài là âm thanh của một cái cưa máy. Các tình nguyện viên đang ở đây để xây dựng một sân chơi cho trường học, được xây dựng trên một cánh đồng lúa bên rìa thị trấn.

It will be the first real playground these children have seen.

Nó sẽ là sân chơi thực sự đầu tiên mà các trẻ em này được thấy.

One Vietnamese woman helps the volunteers with sanding and toting wood. She is working to pay off a debt to the school. She sold her teenage daughter to traffickers – twice - and the school helped get her back both times. Now the woman works to pay off her debt.

Một phụ nữ Việt Nam giúp các tình nguyện viên với chà nhám và khuân gỗ. Cô ấy đang làm việc để trả nợ cho nhà trường. Cô đã bán con gái tuổi teen của mình cho bọn buôn người - hai lần - và nhà trường đã giúp có được cô ấy chuộc lại cả hai lần. Bây giờ người phụ nữ này làm việc để trả nợ của mình.

When the playground opens, the children are waiting. They swarm. Up the climbing wall, down the slide, over the monkey bars, onto the swings. They have to be taught how to pump their legs and pull the ropes to make the swings move. They don’t have any idea how it works. They learn quickly, however, and are soon flying high.

Trẻ em đang chờ đợi khi sân chơi mở cửa. Chúng tụ họp thành đàn. Lên leo tường, xuống cầu tuột, thao giàn đu tay, lên xích đu. Chúng phải được dạy làm thế nào để nhún chân và kéo dây thừng để làm cho xích đu chuyển động. Chúng không biết cách xích đu hoạt động thế nào. Tuy nhiên, chúng học nhanh chóng, và sớm đu thật cao.

Dieu, on the seesaw, screams with joy as a row of girls fall like dominoes onto the sand in hysterical laughter. Seeing their smiles and hearing their joy, it is hard to believe these children live on a garbage dump.

Diệu, trên cái bập bênh, hét lên với niềm vui khi một hàng các cô bé ngã đồng loạt như các quân domino trên bãi cát trong tiếng cười cuồng nhiệt. Nhìn thấy nụ cười của chúng và nghe niềm vui của chúng, thật khó tin rằng đó những trẻ em sống trên một bãi chứa rác thải.

"Over the last year and a half, the boys and girls have been happy,” Ticarro-Parker said. “They want to be singers and teachers and doctors and architects. Suddenly they have a career in mind…”

"Trong hơn năm rưỡi qua, các em xem ra vui vẻ hẳn lên" Ticarro-Parker cho biết: "Các em giờ muốn trở thành ca sĩ và giáo viên và bác sĩ và kiến trúc sư. Đột nhiên các em có ý tưởng cho một sự nghiệp trong tâm trí...”

“We're not going to eliminate trafficking. We are not going to change this whole culture of girls feeling unworthy of themselves. But we're going to change this group of girls. We're going to change 200 girls. It's going to happen, one girl at a time."

"Có thể chúng tôi sẽ không để loại trừ được nạn buôn bán trẻ em. Có thể chúng tôi sẽ không thay đổi toàn bộ văn hóa của các em gái bé tự thấy bản thân không xứng đáng. Nhưng chúng tôi sẽ thay đổi các em gái này. Chúng tôi sẽ thay đổi 200 em gái ở đây, mỗi lần một em."




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn