MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, April 6, 2012

The bees get busy Những con ong ngày càng bận rộn


The bees get busy

Những con ong ngày càng bận rộn

Mar 3rd 2012 | BEIJING




In the months before leadership change, the battle over economic reform is heating up. Two articles look at the politics of the debate, and a blueprint for change

Trong những tháng trước khi thay đổi ban lãnh đạo, trận chiến xung quanh cải cách kinh tế đang nóng lên. Hai bài viết trên tạp chí The Economist số ra gần đây nhìn vào hoạt động chính trị của cuộc tranh luận, và một kế hoạch chi tiết cho sự thay đổi.

CHINA’S reformers have had a few bad years. A booming economy, they complain, has sapped the government’s will to do battle on their behalf against increasingly powerful interest groups which see no need for change. But as the Communist Party prepares to hand power to a younger generation of leaders later this year, reformists see a glimmer of opportunity. They hope to challenge the assumption that the leadership transition will inevitably be a period of risk-avoidance and caution over policy.

Các nhà cải cách Trung Quốc đã có một vài năm tồi tệ. Họ phàn nàn rằng một nền kinh tế đang bùng nổ đã khiến chính phủ suy giảm ý chí chiến đấu nhân danh họ chống lại các nhóm lợi ích ngày càng hùng mạnh thấy không cần thiết phải thay đổi. Nhưng khi Đảng Cộng sản chuẩn bị trao lại quyền lực cho một thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ hơn vào cuối năm nay, những người cải cách nhìn thấy một tia cơ hội le lói. Họ hy vọng sẽ thách thức giả định cho rằng sự chuyển giao ban lãnh đạo chắc chắn sẽ là một thời kỳ tránh rủi ro và thận trọng về chính sách.

In their effort to push their cause, reformers have recently sponsored two reports laying out plans for long-term change. First, on February 23rd, the People’s Bank of China, the country’s central bank, circulated a ten-year timetable for the creeping liberalisation of capital markets. This would make it easier for Chinese entrepreneurs to buy foreign companies and pave the way for opening up China’s stock-, bond and property markets. Then, four days later, the reformers recruited the World Bank to their cause.

Trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp của mình, gần đây các nhà cải cách đã tài trợ cho hai bản báo cáo đưa ra những kế hoạch thay đổi dài hạn. Đầu tiên, vào ngày 23/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ngân hàng trung ương của đất nước này, thông báo một thời gian biểu mười năm cho việc tự do hóa dần dần các thị trường vốn. Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nhân Trung Quốc mua các công ty nước ngoài và mở đường cho việc mở cửa các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường bất động sản của Trung Quốc. Rồi bốn ngày sau, các nhà cải cách tuyển dụng đã chiêu mộ Ngân hàng Thế giới cho sự nghiệp của họ.

On February 27th the bank, along with a government think-tank called the Development Research Centre (DRC), published a 468-page report which puts the reformers’ case for changing a wide range of policies from removing impediments to labour mobility to weakening the grip of state-owned firms and strengthening farmers’ land rights (see next article). The report warned that, without such reforms, China could get caught in a “middle-income trap”, with inflation and instability leading to possible stagnation.

Vào ngày 27/2, ngân hàng này, cùng với một tổ chức tư vấn chiến lược của chính phủ tên là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (DRC), đã xuất bản một bản báo cáo dài 468 trang đưa ra những lý lẽ của các nhà cải cách ủng hộ việc thay đổi một loạt rộng lớn các chính sách từ loại bỏ những trở ngại đối với sự dịch chuyển lao động cho tới làm suy yếu sự thâu tóm của các công ty thuộc sở hữu nhà nước và tăng cường quyền sử dụng đất của nông dân. Bản báo cáo cảnh báo rằng nếu không có những cải cách như vậy, Trung Quốc có thể bị mắc kẹt trong một “cái bẫy thu nhập trung bình”, với lạm phát và bất ổn dẫn đến tình trạng trì trệ có thể có.

The significance lies not just in what is being said, but who is saying it. The central bank has long been a reformers’ outpost, and is often overruled. But the World Bank report is intriguing, partly because it has connections with the next generation of leaders, and partly because it is unusual for a government-linked organisation in China to align itself so closely with the World Bank on such a high-profile and sensitive project. Conservatives in China are deeply suspicious of the bank, which they regard as an agent of failed Western liberalism. The bank’s president, Robert Zoellick, got a taste of this at a press conference in Beijing to unveil the report. A man describing himself as an independent scholar disrupted the event with a tirade against the bank for supporting “privatisation” of state firms.

Ý nghĩa không chỉ nằm ở những gì đang được nói đến, mà là ai đang nói nó. Ngân hàng trung ương từ lâu đã là một tiền đồn của các nhà cải cách, và thường bị bác bỏ. Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới hấp dẫn, một phần vì nó có quan hệ với các thế hệ lãnh đạo tiếp theo, và một phần vì việc một tổ chức có liên hệ với chính phủ ở Trung Quốc liên kết chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới trong một dự án nổi bật và nhạy cảm như vậy là điều khác thường. Những người bảo thủ ở Trung Quốc hết sức nghi ngờ ngân hàng này, nơi họ coi là một đại lý của chủ nghĩa tự do phương Tây thất bại. Chủ tịch ngân hàng này, Robert Zoellick, đã nếm trải điều này tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh để công bố bản báo cáo. Một người mô tả mình là một học giả độc lập đã làm gián đoạn sự kiện này bằng một một tràng đả kích việc ngân hàng ủng hộ “tư nhân hóa” các công ty nhà nước.

The report credits Mr Zoellick with proposing in 2010 that the bank and government should work on a joint project on challenges to China’s longer-term development. But the idea may have originated with a Chinese official. Li Keqiang, a deputy prime minister, expressed enthusiasm for the plan when Mr Zoellick raised it with him, and it was Mr Li who suggested the DRC take part, with help from the Ministry of Finance. After the report’s publication, Mr Li again met Mr Zoellick in an apparently high-profile endorsement of its findings. Mr Li is not just any deputy. Next year he is expected to take over from Wen Jiabao as prime minister.

Báo cáo công nhận ông Zoellick là người đề xuất trong năm 2010 rằng ngân hàng và chính phủ nên cộng tác trong một dự án chung về những thách thức đối với sự phát triển dài hạn hơn của Trung Quốc. Nhưng ý tưởng này có thể do một quan chức Trung Quốc đề xướng. Lý Khắc Cường, một vị phó thủ tướng, đã bày tỏ sự nhiệt tình đối với kế hoạch này khi ông Zoellick đề xuất với ông, và chính ông Lý là người đề nghị DRC tham gia, với sự giúp đỡ của Bộ Tài chính. Sau khi công bố báo cáo, ông Lý lại một lần nữa đáp lại ông Zoellick bằng một sự tán thành nổi bật một cách rõ ràng đối với những phát hiện của bản báo cáo đó. Ông Lý không chi là một vị phó thủ tướng bất kỳ. Năm sau, ông được cho là sẽ kế tục Ồn Gia Bảo trên cương vị Thủ tướng.

Few analysts expect Chinese leaders suddenly to start adopting the reforms that the central bank, World Bank and the DRC suggest. But in recent weeks there have been signs that reformers are trying to influence the policy choices facing the incoming leadership. Several articles have appeared in the Chinese press noting the 20th anniversary of a tour of southern China in January and February 1992 by Deng Xiaoping. Deng used that trip to attack hardliners and press for faster market reforms. These articles have urged a bolder approach. Some have suggested the need for a “second southern tour”.

Rất ít nhà phân tích mong đợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bỗng nhiên bắt đầu áp dụng những cải cách mà ngân hàng trung ương, Ngân hàng Thế giới và DRC đề xuất Tuý nhiên, trong những tuần gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy các nhà cải cách đang tìm cách gây ảnh hưởng đến những sự lựa chọn chính sách mà ban lãnh đạo tiếp theo phải đối mặt. Một số bài báo đã xuất hiện trên báo chí Trung Quốc ghi nhận kỷ niệm 20 năm chuyến thăm miền Nam Trung Quốc vào tháng Một và tháng Hai năm 1992 của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã sử dụng chuyến đi đó để tấn công phe bảo thủ và thúc đẩy nhanh hơn các cải cách thị trường. Những bài báo này thúc giục có một đường hướng táo bạo hơn. Một số đề xuất sự cần thiết phải có một “chuyến thăm miền Nam thứ hai”.

Retracing Deng’s steps

Even the Communist Party’s main mouthpiece, the People’s Daily, has weighed in. On February 23rd it said some officials wanted to keep things as they were in order to avoid criticism, but that this would eventually result in an even greater crisis. The editorial, signed by the newspaper’s commentary department, warned that mere “tinkering” with reform had been the downfall of great nations and parties.

Lặp lại các bước của Đặng Tiểu Bình

Ngay cả cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản, tờ Nhân dân nhật báo, cũng có tầm ảnh hưởng. Vào ngày 23/2 người ta nói rằng một số quan chức muốn giữ cho mọi thứ như chúng vẫn thế đế tránh sự chỉ trích, nhưng điều này cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn. Bài xã luận, do ban bình luận của tờ báo ký tên, đã cảnh báo rằng chỉ cải cách “qua loa chắp vá” là sự sụp đổ của các quốc gia và các đảng phái lớn.

But the reformist leanings of incoming leaders are not necessarily a sign that much will change after the party announces its new line-up in the autumn. Expectations for reform were also high a decade ago when China’s current leaders took over, but ebbed as it became clear that they lacked the will or strength to take on powerful interests such as state-owned enterprises and export industries. Xi Jinping, who is likely to take over as party chief this year and as president in 2013, will probably take time to consolidate his power.

Nhưng những khuynh hướng cải cách của các nhà lãnh đạo sắp tới không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy nhiều điều sẽ thay đổi sau khi đảng công bố đội ngũ mới của mình vào mùa Thu tới. Những kỳ vọng đối với cải cách trước đây một thập kỷ cũng cao khi các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc kế tục, nhưng giảm xuống khi điều đã trở nên rõ ràng là họ thiếu ý chí hay sức mạnh để đương đầu với những nhóm lợi ích đầy quyền lực như các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các ngành công nghiệp xuất khẩu. Tập Cận Bình, người có khả năng kế tục vị trí tổng bí thư trong năm nay và chủ tịch vào năm 2013, có thể sẽ mất thời gian để củng cố quyền lực của mình.

Meanwhile, the vested interests are already preparing to defend their turf. The World Bank-DRC report suggests that control over state-owned businesses should be taken over by new independent bodies that would hand over dividends to the state budget and gradually reduce the level of state ownership. The body that oversees the state sector, the State-owned Assets Supervision and Administration Commission (SASAC), is not keen. According to a Chinese newspaper, 21st Century Business Herald, SASAC wrote to the finance ministry arguing that the proposal to scale back state ownership was unconstitutional. The newspaper also said SASAC wrote to the DRC saying it was untrue, as many reformers have asserted, that “the state [sector] is advancing and the private retreating.”

Trong khi đó, các nhóm lợi ích bất di bất dịch đã sẵn sàng bảo vệ lãnh địa của họ. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới-DRC cho thấy rằng quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nên được trao cho những cơ quan độc lập mới sẽ chuyển cổ tức cho ngân sách nhà nước và giảm dần mức độ sở hữu nhà nước. Cơ quan giám sát khu vực nhà nước, ủy ban giám sát và quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước (SASAC), không hăng hái. Theo một tờ báo Trung Quốc, Sứ giả doanh nghiệp thế kỷ 21, SASAC đã viết thư cho Bộ Tài chính lập luận rằng đề xuất thu hẹp quy mô sở hữu nhà nước là không hợp hiến. Tờ báo trên cũng cho biết SASAC đã viết thư cho DRC nói rằng “[khu vực] nhà nước đang tiến lên và tư nhân rút lui”, như nhiều nhà cải cách đã khẳng định, là không đúng.

A prominent academic, quoted by another Chinese newspaper, said reforms were not being obstructed only by vested interests, but even more by a lack of enthusiasm among the general public. In the late 1990s reformist leaders were able to push through unpopular changes, including huge lay-offs in the state sector, by citing the importance of preparing the country for membership of the World Trade Organisation (which it joined in 2001). No such external excuse is at hand today. The battle over reform continues, and China’s leaders will surely need more than reports by the central bank, World Bank and a leading think-tank to win it.

Một viện sĩ nổi bật, được một tờ báo khác của Trung Quốc dẫn lời, nói rằng các cải cách bị cản trở không phải chỉ bởi những nhóm lợi ích bất di bất dịch, mà thậm chí còn bởi sự thiếu nhiệt tình trong công chúng nhiều hơn. Cuối những năm 1990, các nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách có thể thực hiện đến cùng những thay đổi không được lòng dân, kể cả việc sa thải với số lượng lớn trong khu vực nhà nước, bằng cách viện dẫn tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho đất nước tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (tổ chức mà nước này gia nhập vào năm 2001). Ngày nay không có lý do bên ngoài trong tầm tay như vậy. Cuộc chiến xung quanh cải cách vẫn tiếp tục, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ cần nhiều hơn là các bản báo cáo của ngân hàng trung ương, Ngân hàng Thế giới và một tổ chức tư vấn chiến lược hàng đầu để giành chiến thắng.

Stoking the furnace

IN 1985 a Chinese steamship, the Bashan, chugged down the Yangzi river, carrying an unusual cargo: ten foreign economists, including one Nobel prize-winner, and almost twice as many Chinese counterparts from the government and academia. They spent the weeklong voyage swapping ideas on how to steer China’s unruly economy between the plan and the market.

Nhóm lên lò lửa

Vào năm 1985, một tàu hơi nước của Trung Quốc, tàu Ba Sơn, đã xuôi sông Dương Tử, chở một thứ hàng hóa bất thường: mười nhà kinh tế nước ngoài, trong đó có một người giành giải Nobel, và nhiều gần gấp đôi là những người đồng nhiệm từ chính phủ và giới học giả Trung Quốc. Họ đã dành chuyến đi kéo dài một tuần lễ trao đổi ý tưởng về việc làm thế nào đế điều khiển nền kinh tế không dễ kiểm soát của Trung Quốc giữa kế hoạch và thị trường.

This “steamship conference”, organised by the World Bank at the request of a government commission, has become legendary (although a bank report published the same year was probably more influential). This week the bank unveiled the results of another collaboration it hopes will make a similar splash: the “China 2030” study, examining how China can fulfil its ambition to become a high-income country over the next two decades, at ease with itself, its neighbours and its environment.

“Hội nghị tàu hơi nước” này, được Ngân hàng Thế giới tổ chức theo yêu cầu của một ủy ban chính phủ, đã trở thành huyền thoại (mặc dù một báo cáo ngân hàng được công bố cùng năm đó có thể có ảnh hưởng nhiều hơn). Trong tuần đầu tháng 3/2012, ngân hàng này đã tiết lộ kết quả của một sự cộng tác khác mà nó hy vọng sẽ thu hút được một sự chú ý tương tự: nghiên cứu “Trung Quốc năm 2030”, xem xét Trung Quốc có thể đáp ứng như thế nào tham vọng của mình để trở thành một đất nước có thu nhập cao trong hai thập kỷ tới, với điều kiện dễ dàng cho bản thân nước này các nước láng giềng của nước này và môi trường của nước này.

On the steamship, the foreign advisers had the undivided attention of their hosts. Getting noticed in China is much harder now. China remains a big deal for the bank, but the bank is not a big deal for China. It still finances projects ranging from road-building in Ningxia to restoring the historic architecture of Confucius’s hometown. But the bank’s outstanding loans (worth $20.6 billion) are equivalent to only 0.6% of China’s foreign-exchange reserves.

Trên chiếc tàu hơi nước, các cố vấn nước ngoài đã được những người chủ nhà của họ dành sự chú ý trọn vẹn. Được chú ý ở Trung Quốc hiện nay là điều khó khăn hơn nhiều. Trung Quốc vẫn là một cuộc giao dịch lớn đối với Ngân hàng Thế giới, nhưng ngân hàng này không phải là cuộc giao dịch lớn đối với Trung Quốc. Ngân hàng vẫn tài trợ cho các dự án từ xây dựng đường bộ ở Ninh Hạ đến khôi phục lại các kiến trúc lịch sử ở quê hương của Khổng Tử. Nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng (trị giá 20,6 tỷ USD) chỉ tương đương với 0,6% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

The China 2030 report was, however, jointly produced with a government think-tank, the Development Research Centre, which advises China’s cabinet. The bank’s involvement may have given the DRC cover to say what needs to be said. And the DRC’s participation may have given the bank the clout it needs if it is to be heard.

Tuy nhiên, báo cáo Trung Quốc năm 2030 là sản phẩm chung với một nhóm tư vấn chiến lược của chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (DRC) tư vấn cho nội các của Trung Quốc. Sự can dự của ngân hàng có thể đem lại cho DRC vỏ bọc để nói lên những gì cần phải nói. Và sự tham gia của DRC có thể đã đem lại cho ngân hàng ảnh hưởng mà nó cần

thiết nếu nó muốn được lắng nghe.

The report’s contributors were urged to think big and push hard. They did not hold back. The report sprawls like one of the land-hungry Chinese cities it criticises. The authors project a gentle slowdown of growth, which will average 7% in the second half of this decade and 5% from 2026-30 (see chart 1). That would be enough to make China the world’s biggest economy and a high-income country, by the bank’s definition, with an income per head of about $16,000. But China will not fulfil this benign destiny unless it undertakes a bewildering array of reforms.

Những người đóng góp cho bản báo cáo đã bị thúc giục suy nghĩ những điều to tát và thúc đẩy mạnh mẽ. Họ đã không do dự. Các tác giả dự đoán tăng trưởng hơi chậm lại, sẽ đạt trung bình 7% trong nửa cuối của thập kỷ này và 5% từ năm 2026-2030. Điều đó đủ để khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và một đất nước có thu nhập cao, theo định nghĩa của ngân hàng, với một mức thu nhập bình quân đẩu người khoảng 16.000 USD. Nhưng Trung Quốc sẽ không hoàn thành số mệnh tốt đẹp này trừ khi nươc này thực hiện một loạt cải cách gây lung túng.

The report urges China’s government to stop meddling in the market for inputs, such as capital (where interest rates are set by administrative fiat, not competitive forces); labour (where rural migrants cannot settle easily in cities); and land (where local officials routinely expropriate rural plots for urban development). The government must also promote entry and competition in output markets now dominated by state-owned enterprises. The state should instead concentrate on setting rules that allow markets to function, and provide public goods the market cannot furnish. This is a hugely ambitious manifesto. But the report counts it all as only one of six areas of reform, each of which is deemed a priority.

Báo cáo thúc giục Chính phủ Trung Quốc ngừng can thiệp vào thị trường đầu vào, như vốn (nơi lãi suất được thiết lập bởi sắc lệnh hành chính, không phải các lực lượng cạnh tranh); lao động (nơi người di cư nông thôn không thể định cư dễ dàng ở các thành phố); và đất (nơi các quan chức địa phương thường xuyên chiếm đoạt đất nông thôn để phát triển đô thị). Chính phủ cũng phải thúc đẩy việc tham gia và cạnh tranh trên các thị trường đầu ra bị các doanh nghiệp nhà nước chi phối. Thay vào đó, nhà nước nên tập trung vào việc thiết lập những quy tắc cho phép các thị trường hoạt động đúng chức năng, và cung cấp hàng hóa công cộng mà thị trường không thể cung cấp. Đây là một bản tuyên ngôn cực kỳ tham vọng. Tuy nhiên, bản báo cáo coi tất cả chỉ là một trong sáu lĩnh vực cải cách, mỗi lĩnh vực trong số đó được coi là một ưu tiên.

Such laundry lists are not usually very helpful to policymakers, who need clearer guidance on what to tackle first. But the report may sprawl because many of China’s problems do: one distortion or skewed incentive invites another.

Những danh sách dài như vậy thường rất không hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, những người cần sự hướng dẫn rõ ràng hơn về thứ phải giải quyết đầu tiên. Tuy nhiên, bản báo cáo có thể dàn trải vì nhiều vấn đề của Trung Quốc cũng ngổn ngang: một sự bóp méo hay khuyến khích sai lệch kéo theo những cái khác.

Take, for example, the criteria used in promoting local officials. The usual benchmark—growth—encourages local bureaucracies to offer investors cheap land, underpriced electricity and low taxes, anything to bring factories to their county or province. That is one reason why China’s growth has relied so heavily on investment. Capital-intensive growth has in turn taken a toll on the environment. The depletion of China’s natural resources combined with the damage to health from water pollution, soot and other particulates, cost China the equivalent of 9% of its national income (see chart 2) in 2008, the report estimates. Both fiscal reform and greener growth are therefore among the report’s six priorities. And it cites with approval Guangdong province’s experiments with using a broad “happiness” index to judge local progress and reward the bureaucrats responsible.

Lấy ví dụ các tiêu chí được sử dụng trong việc thúc đẩy các quan chức địa phương. Chuẩn mực thông thường – tăng trưởng – khuyến khích các bộ máy hành chính quan liêu địa phương cấp cho các nhà đầu tư đất giá rẻ, điện giá thấp và mức thuế thấp, bất cứ điều gì để đưa các nhà máy về huyện hoặc tỉnh của họ. Đó là một trong những lý do tại sao tăng trưởng của Trung Quốc dựa nhiều vào đầu tư. Tăng trưởng cần nhiều vốn đến lượt nó đã gây tổn hại cho môi trường. Báo cáo ước tính tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc kết hợp với thiệt hại cho sức khỏe do Ô nhiễm nước, bồ hóng và những vật chất khác, gây tổn thất cho Trung Quốc tương đương với 9% thu nhập quốc dân của nước này trong năm 2008. Cả cải cách tài chính lẫn tăng trưởng “xanh” hơn do đó nằm trong số sáu ưu tiên của bản báo cáo. Và nó viện dẫn sự tán thành với những thử nghiệm của tỉnh Quảng Đông bằng việc sử dụng một chỉ số “hạnh phúc” rộng rãi để đánh giá tiến bộ ở địa phương và thưởng công cho các viên chức chịu trách nhiệm.

The capital-intensity of China’s growth has also left workers with a relatively small slice of the national cake. That has prevented China’s consumption growing as quickly as the economy as a whole. The things it does not buy itself it sells to foreigners, resulting in a troublesome trade surplus. That surplus jeopardises the friendly international relations that the report identifies as another of China’s six priorities. One problem leads to another.

Tăng trưởng cần nhiều vốn của Trung Quốc cũng để lại cho người lao động một phần tương đối nhỏ trong chiếc bánh quốc gia. Điều đó đã ngăn không cho tiêu dùng của Trung Quốc tăng trưởng nhanh như toàn bộ nền kinh tế. Những thứ bản thân nước này không mua thì đem bán cho người nước ngoài, dẫn đến một tình trạng thặng dư thương mại gây rắc rối. Thặng dư đó hủy hoại quan hệ quốc tế thân thiện mà báo cáo xác định là một trong sáu ưu tiên của Trung Quốc, vấn đề này dẫn tới vấn đề khác.

Nonetheless, since the government cannot do everything at once, it has to start somewhere. The sequence of reform, the report acknowledges, may be dictated by politics as much as anything else. Nowhere is the politics of reform more ticklish than in the case of state-owned enterprises. The report envisages a more arm’s-length relationship between the state and the powerful conglomerates it still owns. These companies enjoy the benefits of state ownership with few of the obligations. They transfer 15% or less of their profits to the budget, for example. If dividends were increased to 50% of profits, a rate more in line with rich countries, budgetary revenues would jump by about 3% of GDP, the report says, money that could help fund the public services that are another of the report’s priorities. But state enterprises firmly oppose such a change.

Tuy nhiên, do chính phủ không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc, nó phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Báo cáo thừa nhận trình tự cải cách có thể được quyết định bởi hoạt động chính trị nhiều như bất cứ điều gì khác. Không ở đâu hoạt động chính trị của công cuộc cải cách lại khó xử hơn trong trường hợp các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Báo cáo nhìn trước được một mối quan hệ giữ khoảng cách hơn giữa nhà nước và các tập đoàn hùng mạnh mà nó vẫn sở hữu. Những công ty này được hưởng các lợi ích của việc thuộc sở hữu nhà nước với rất ít các nghĩa vụ. Chẳng hạn, họ chuyến 15% hoặc ít hơn lợi nhuận của mình cho ngân sách. Báo cáo cho biết nếu cổ tức được tăng lên tới 50% lợi nhuận, một tỷ lệ ngang hàng hơn với các nước giàu, lợi nhuận ngân sách sẽ tăng khoảng 3% GDP, số tiền có thể giúp tài trợ cho các dịch vụ công cộng vốn là một ưu tiên khác của báo cáo. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước cương quyết chống lại một sự thay đổi như vậy.

So the report urges China to continue its long tradition of local experimentation, because “successful reforms at the local level tend to grow their own champions”. It also recommends starting with measures that face the least resistance as a way to build momentum for tougher reforms later on.

Vì vậy, báo cáo thúc giục Trung Quốc tiếp tục truyền thống lâu đời thử nghiệm ở địa phương của nước này, bởi vì “những cải cách thành công ở cấp địa phương có xu hướng phát triển thành những nhà vô địch của chính họ”. Nó cũng khuyến nghị việc bắt đầu với các biện pháp phải đối mặt với sự kháng cự ít nhất như là một cách để xây dựng động lực cho những cải cách khó khăn hơn sau này.

Trojan redback

One institution that may be following such a strategy is China’s central bank, the People’s Bank of China (PBOC). Its research and statistics division last week released a potential timetable for easing China’s extensive capital controls over the next ten years. The China 2030 report also foresees an eventual opening of the capital account, but not until a long list of prerequisites is fulfilled, including liberalising the exchange rate, freeing interest rates, improving the supervision of China’s banks, and deepening its financial markets.

Đồng nhân dân tệ – con ngựa thành Tơroa

Một thể chế có thể theo được một chiến lược như vậy là ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Ban nghiên cứu và thống kê của ngân hàng này vào cuối tháng 2/2012 đã đưa ra một thời gian biểu tiềm năng để nới lỏng kiểm soát vốn rộng khắp của Trung Quốc trong mười năm tới. Báo cáo Trung Quốc năm 2030 cũng dự báo về việc cuối cùng phải mở cửa tài khoản vốn, nhưng không phải cho đến khi một danh sách dài các điều kiện tiên quyết được đáp ứng, bao gồm cả việc tự do hóa tỷ giá hối đoái, thả tự do lãi suất, cải thiện sự giám sát của các ngân hàng Trung Quốc, và làm sâu sắc các thị trường tài chính của nước này.

Such preconditions are not, however, absolute, according to Sheng Songcheng, head of the central bank’s research department and the lead author of its new study (he is also a candidate for assistant governor). If you wait for the exchange rate and interest rates to be fully liberalised, he says, you may wait forever.

Tuy nhiên, theo Thịnh Tùng Thành, người đứng đầu ban nghiên cứu của ngân hàng trung ương và là tác giả chính của nghiên cứu mới của ngân hàng này (ông cũng là một ứng cử viên cho chức trợ lý thống đốc), những điều kiện tiên quyết như vậy không phải là tuyệt đối. Ông nói nếu người ta chờ đợi tỷ giá hối đoái và lãi suất hoàn toàn được tự do hóa, người ta có thể phải chờ đợi mãi mãi.

So the central bank may be hoping for a different sequence, dictated by politics as much as economics. Further easing of capital controls would certainly hasten the liberalisation of currency and interest rates. China’s banks would have to offer a market rate on deposits if savers had more liberty to seek higher returns elsewhere. And if capital found it easier to come and go, the central bank would have to ease its grip on the exchange rate (unless it were willing to give up monetary control at home). Capital flows might provide the external pressure the central bank needs to overcome domestic opposition. Eswar Prasad of the Brookings Institution, a Washington think-tank, calls it a “Trojan horse” strategy.

Như vậy, ngân hàng trung ương có thể đang hy vọng có một trình tự khác biệt, được quyết định bởi hoạt động chính trị cũng nhiều như kinh tế. Nới lỏng hơn nữa kiểm soát vốn chắc chắn sẽ đẩy nhanh tự do hóa tiền tệ và lãi suất. Các ngân hàng của Trung Quốc sẽ phải đưa ra một tỷ lệ thị trường đối với tiền gửi nếu những người gửi tiết kiệm được tự do hơn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở những nơi khác. Và nếu Vốn luân chuyển dễ dàng hơn, ngân hàng trung ương sẽ phải nới lỏng sự kiểm soát của mình đối với tỷ giá hối đoái (trừ khi ngân hàng này sẵn sàng từ bỏ kiểm soát tiền tệ ở trong nước). Các dòng vốn có thể đem lại áp lực bên ngoài buộc ngân hàng trung ương cần phải vượt qua sự chống đối ở trong nước. Eswar Prasad thuộc Viện Brookings, một nhóm tư vấn chiến lược tại Oasinhtơn, gọi đó là một chiến lược “con ngựa thành Tơroa”.

To make the horse look more attractive, reformers are touting some side-benefits of opening up. It would allow Chinese investors to snap up foreign companies at a time when Western investors are in retreat and prices are cheap. It would also permit the yuan to fulfil its destiny as an international currency.

Để khiến cho con ngựa trông hấp dẫn hơn, các nhà cải cách đang chào mời một số lợi ích phụ của việc mở cửa. Nó sẽ cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc chộp lấy các công ty nước ngoài tại một thời điểm khi các nhà đầu tư phương Tây rút lui và giá cả rẻ. Nó cũng sẽ cho phép đồng nhân dân tệ thực hiện số mệnh của mình như là một loại tiền tệ quốc tế.

A global currency is a mixed blessing. As the report points out, international demand for the dollar strengthens America’s currency and blunts the competitiveness of its exports. But many Chinese officials probably believe the world’s second-biggest economy deserves a currency of similar stature. A global yuan may not greatly benefit China, but it certainly befits it.

Một đồng tiền toàn cầu là một điều may mắn lẫn lộn. Như báo cáo chỉ ra, nhu cầu quốc tế đối với đồng đôla củng cố đồng tiền của Mỹ và làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Mỹ. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc có thể tin rằng nền kinh tể lớn thứ hai thế giới xứng đáng có một đồng tiền mang tầm cỡ tương tự. Một đồng nhân dân tệ toàn cầu có thể không đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó thích hợp với đất nước này.

http://www.economist.com/node/21548967

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn