MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 8, 2012

Why U.S., China Destined to Clash Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột?



Why U.S., China Destined to Clash

Tại sao Trung - Mỹ phải đi tới xung đột?

February 28, 2012

By Minxin Pei

28/2/2012

Minxin Pei

Forty years after Nixon’s extraordinary visit to China, a clash of political systems exists that not even shared economic interests can mask.

Bốn mươi năm sau chuyến thăm đặc biệt của Nixon tới Trung Quốc, một cuộc xung đột hệ thống chính trị đang tồn tại mà ngay cả những lợi ích về kinh tế cũng không thể che lấp được.

Few geopolitical events in the 20th century could compare to Richard Nixon’s historic visit to China 40 years ago. Today, the “week that changed the world” is chiefly remembered as a bold gamble in diplomatic revolution that paid off handsomely for the American president and the United States. Even more obvious today, however, is that the Nixon visit started a process that eventually ended China’s self-imposed isolation and paved the way for the Middle Kingdom’s re-emergence as a great power. Over the last 40 years, China has gained far more than the United States from the Sino-American strategic rapprochement.

Chỉ một vài sự kiện địa chính trị trong thế kỷ 20 có thể sánh được với chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon tới Trung Quốc cách đây 40 năm. Ngày nay. "tuần lễ làm thay đổi thế giới" đó được nhớ tới chủ yếu như một trò chơi táo bạo trong cuộc cách mạng ngoại giao rất thành công đối với Tổng thống Mỹ và nước này. Tuy nhiên, ngày nay càng rõ ràng hơn rằng chuyến thăm của Nixon đã khởi đầu một tiến trình mà rốt cuộc đã chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và dọn đường cho Vương quốc Trung tâm tái sinh như một một cường quốc lớn. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã hưởng lợi nhiều hơn so với Mỹ từ việc nối lại quan hệ hữu nghị chiến lược Trung - Mỹ.

In terms of security, the quasi-alliance established between the United States and China following the visit vastly enhanced China’s ability to stand up to the Soviet Union, which amassed 30 to 40 divisions against China and was contemplating a preemptive strike on Chinese nuclear facilities shortly before the Nixon visit. Of course, adding China as a balancer against the Soviet Union helped the United States wage the Cold War. But the United States would have ultimately defeated the Soviet Union in this contest even without the Chinese contribution, which was modest in substantive terms.

Về mặt an ninh, quan hệ bán-liên minh được thiết lập giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp sau chuyến thăm kể trên đã giúp Bắc Kinh tăng cường mạnh mẽ năng lực đối đầu với Liên Xô, nước đã huy động 30-40 sư đoàn chống lại Trung Quốc và đang trù tính một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ngay trước chuyến công du của ông Nixon. Tất nhiên, thêm Trung Quốc vào như một con lắc chống lại Liên Xô đã giúp Mỹ tiến hành Chiến tranh Lạnh. Nhưng Mỹ rốt cuộc đã đánh bại Liên Xô trong cuộc cạnh tranh này mà không cần phải có sự đóng góp của Trung Quốc mà vốn rất chừng mực ở những phạm vi nhất định.

Given the political turmoil of the Cultural Revolution (1966-1976), the economic dividends of the U.S.-China rapprochement would have to wait a few more years. It wasn’t until Deng Xiaoping’s return to power – and the economic revolution his reforms launched – that China began to appreciate the economic importance of its ties with the United States. Obviously, the astute Deng himself grasped this importance instinctively. That’s why the first overseas visit he made after gaining political supremacy in December 1978 (the month during which, incidentally, Beijing and Washington formally normalized relations) was the United States.

Do sự hỗn loạn chính trị của Cách mạng Văn hóa (1966-1976), những lợi ích về kinh tế của việc nối lại quan hệ hữu nghị Trung - Mỹ phải đợi vài năm sau nữa mới xuất hiện. Mãi cho đến khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền - và cuộc cách mạng kinh tế mà những cải cách của ông khởi đầu - thì Trung Quốc mới bắt đầu tăng cường tầm quan trọng kinh tế của các mối quan hệ giữa nước này với Mỹ. Rõ ràng, chính Đặng Tiểu Bình khôn ngoan đã hiểu rõ tầm quan trọng này. Đó là lý do chuyến công du nước ngoài đầu tiên mà ông thực hiện sau khi giành được ưu thế chính trị hồi tháng 12/1978 (tháng mà một cách ngẫu nhiên, Bắc Kinh và Washington chính thức bình thường hóa quan hệ) là tới Mỹ.

He knew that China’s economic reform and opening couldn’t succeed without investment and technology from the United States. The model that drove China’s economic rise – high investment, openness to foreign direct investment and trade, and de-centralization – would have delivered far less impressive results had the U.S. market been closed to Chinese goods and American companies banned from investing in China (as they were before the Nixon visit).

Ông biết rằng, chương trình cải cách kinh tế và mở cửa của Trung Quốc không thể thành công nếu không có đầu tư và công nghệ từ Mỹ. Mô hình dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - đầu tư tăng cao, mở cửa đón thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phân quyền - sẽ sinh ra những kết quả kém ấn tượng hơn nhiều nếu như thị trường Mỹ đóng cửa đối với hàng hóa Trung Quốc và các công ty Mỹ bị cấm đầu tư vào Trung Quốc (như thời trước chuyến thăm của Nixon).

So this past week, four decades after the Nixon visit, the verdict is in: China has been the clear winner. Luckily, the U.S. didn’t lose, either. It has been a rare win-win game in geopolitics. Nevertheless, even in this win-win situation, China has undoubtedly gained far more than the United States. The tallying of such relative gains makes one wonder why so many Chinese elites should harbor such anti-American resentments today.

Vì vậy, trong tuần qua, 40 năm sau chuyến thăm của Nixon, phán quyết đã rõ: Trung Quốc là nước chiến thắng trọn vẹn. Thật may mắn là Mỹ không thua. Đó là một cuộc chơi đôi bên cùng thắng hiếm hoi về địa chính trị. Tuy nhiên, ngay cả trong tình huống cùng thắng này, Trung Quốc rõ ràng đã giành được nhiều hơn Mỹ. Đối chiếu những lợi ích tương đối như vậy khiến một người phải tự hỏi lẽ gì mà ngày nay có quá nhiều nhân vật chóp bu Trung Quốc nuôi dưỡng những oán giận chống Mỹ như vậy.

The underlying reason for the mutually beneficial U.S.-China relations since the Nixon visit is quite clear. The two countries shared important interests: security against the Soviet threat during the Cold War and growing economic benefits from trade and investment after the Cold War.

Một lý do cơ bản để các mối quan hệ Trung - Mỹ đôi bên cùng có lợi kể từ sau chuyến thăm của Nixon khá rõ ràng. Hai nước có chung các lợi ích quan trọng: an ninh chống lại mối đe dọa Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh và các lợi ích kinh tế ngày càng lớn từ thương mại và đầu tư sau Chiến tranh Lạnh.

Normally, fear and greed are sufficient to shore up bilateral relations between most nations – but not between great powers. Enduring strategic trust, based on shared values and similar political institutions, is far more critical in determining the nature of relationship between great powers. There may be exceptions, such as in the case of the Nixon visit, which took place when both China and the United States faced an extraordinary security threat – the Soviet Union. That was why Nixon and Henry Kissinger, both consummate practitioners of realpolitik, weren’t bothered by the nature of the Chinese regime at that time. Survival instinct, not lasting strategic trust, compelled the two countries to seek cooperation.

Thông thường, sợ hãi và tham lam là đủ để tăng cường các mối quan hệ song phương giữa hầu hết các quốc gia - nhưng không phải giữa các cường quốc lớn. Duy trì sự tin tưởng chiến lược, dựa trên các giá trị chung và các thể chế chính trị tương đồng, là cực kỳ quan trọng trong việc quyết định bản chất mối quan hệ giữa các cường quốc. Có thể có những ngoại lệ, chẳng hạn như trong trường hợp chuyến thăm của Nixon, sự kiện diễn ra khi cả Trung Quốc và Mỹ đang đối mặt với một mối đe dọa an ninh rất lớn - Liên Xô. Đó là lý do Nixon và Henry Kissinger, đều là những người thực hành chính sách thực dụng tài giỏi, không lo ngại về bản chất của chế độ Trung Quốc vào thời điểm đó. Bản năng sinh tồn, chứ không phải niềm tin chiến lược lâu dài, đã thúc ép hai nước tìm kiếm sự hợp tác.

But today, the structure of U.S.-China relations has changed beyond recognition. In terms of security, they have become quasi-competitors, instead of quasi-allies, each viewing the other as a potential threat and planning their national defense strategies accordingly. Their economic relations have grown interdependent and have formed the most solid basis for continuing cooperation. But even here, strains have emerged, in particular in the form of massive bilateral trade deficits originating in part from China’s undervalued currency and restrictions on market access by U.S. firms.

Nhưng ngày nay, cấu trúc của các mối quan hệ Trung - Mỹ đã thay đổi vượt ra ngoài sự công nhận. Về an ninh, họ đã trở thành các bán-đối-thủ, thay vì là các bán-đồng-minh, bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc phòng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và hình thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương mà một phần là do đồng tiền được định giá thấp và những hạn chế của Trung Quốc đối với sự tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ.

The ideological conflict – between American liberal democracy and China’s one-party state – has grown sharper in recent years. Those who advocate engagement with China have based their argument on the assumption that China’s economic modernization and integration with the West will promote political change and make the one-party state more democratic. This “liberal evolution” theory has sadly not panned out. Instead of embracing political liberalization, the Chinese Communist Party has grown more resistant to democratization, more paranoid about the West, and more hostile to liberal values.

Xung đột ý thức hệ - giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc - trở nên gay gắt hơn trong những năm gần đây. Những người ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc đảng trở nên dân chủ hơn. Giả thuyết "cách mạng tự do" này đáng tiếc đã không mang lại kết quả. Thay vì theo đuổi sự mở rộng tự do chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa, hoang tưởng về phương Tây và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.

As a result, of the three pillars of U.S.-China relations, security, economy, and ideology, only one – shared economic interests — remains standing. In the realm of security and ideology, U.S.-China relations are growing more competitive and antagonistic. If anything, strategic competition will most likely become the principal feature of U.S.-China relations for the foreseeable future – as long as China’s one-party state remains in power. The underlying cause isn’t difficult to identify.

Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung - Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng thì chỉ một - các lợi ích kinh tế chung - là vẫn tồn tại. Trong lĩnh vực an ninh và ý thức hệ, các mối quan hệ Trung - Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế thì nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần - chừng nào nhà nước độc đảng của Trung Quốc tiếp tục nắm quyền. Không khó để xác định nguyên nhân cơ bản.

Because genuine strategic trust is impossible between an America infused with liberal democratic values and a China ruled by a one-party state, the security competition between the U.S. and China will only intensify. Chinese leaders shouldn’t bemoan the so-called “trust deficit” because they know very well why it exists. In addition, the political economies of a liberal democracy (which favors free competition) and an autocratic regime (which favors state control) are fundamentally at odds with each other. Such institutional differences are responsible for economic policies that are bound to collide with each other. So the risks that even shared economic interests between the U.S. and China could erode as a consequence of the clash of their political systems are real.

Do niềm tin chiến lược thực sự là không thể giữa một nước Mỹ với các giá trị dân chủ tự do và một Trung Quốc do nhà nước độc đảng lãnh đạo, sự cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Các lãnh đạo Trung Quốc không tiếc cho cái gọi là "thiếu hụt lòng tin" bởi họ biết rất rõ tại sao nó tồn tại. Bên cạnh đó, các hệ thống kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ủng hộ cạnh tranh tự do) và một chế độ độc đoán (thiên về kiểm soát nhà nước) về cơ bản là trái ngược nhau. Những khác biệt thể chế như vậy chính là nguyên nhân dẫn tới các chính sách kinh tế ắt sẽ xung đột với nhau. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả các lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói mòn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là có thật.

Such a pessimistic forecast of the future of U.S.-China relations may not be appropriate for marking the 40th anniversary of the Nixon visit. Yet, if one accepts the premise that the persistence of one-party rule in China, not American desire for containment of a rising power, is the fundamental obstacle to an enduring cooperative and friendly Sino-American relationship for the foreseeable future, we will do ourselves a huge favor by acknowledging this reality and trying to change it.

Một dự đoán bi quan như thế về tương lai các mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là không thích hợp để kỷ niệm 40 năm ngày Nixon công du Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu một người đồng ý với giả thuyết rằng sự tồn tại của chế độ độc đảng ở Trung Quốc, chứ không phải khát vọng của Mỹ nhằm ngăn chặn một cường quốc đang lên, là trở ngại cơ bản cho một mối quan hệ Trung - Mỹ hữu nghị và hợp tác lâu dài trong tương lai gần, thì tự chúng ta sẽ giúp cho chính mình bằng cách thừa nhận hiện thực này và cố gắng thay đổi nó.

Translated by Thanh Hảo

http://the-diplomat.com/2012/02/28/why-u-s-china-destined-to-clash/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn