MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, November 28, 2011

Law Not War in the South China Sea Dùng luật không dùng bạo lực


Law Not War in the South China Sea

Dùng luật không dùng bạo lực

By John Hemmings

John Hemmings

The Diplomat

The Diplomat


29/11/2011

Years of school-taught nationalism has complicated efforts to find a peaceful resolution to the South China Sea dispute. Time to try the legal route.

Những năm tháng dân tộc chủ nghĩa được nhồi nhét ở các trường học đã làm phức tạp nỗ lực tìm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông. Đã đến lúc phải thử áp dụng các phương thức hợp pháp.

The recent APEC and ASEAN summits in Honolulu and Bali, respectively, saw renewed efforts to solve the South China Sea issue using a regional diplomacy-based approach. Tensions around the conflicting claims over various islands and maritime space have grown since 2009, when China, Vietnam and Malaysia formally submitted their claims under the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).

Các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN vừa qua tại Honolulu và Bali đã chứng kiến các nỗ lực mới nhằm giải quyết vấn đề biển Đông theo cách tiếp cận dựa trên ngoại giao của khu vực. Tuy nhiên, các kết quả ngoại giao hạn chế của các hội nghị này đã cho thấy rõ những thiếu sót về chiến lược mà các nước trong khu vực đang sử dụng.

China’s apparent willingness last year to use new naval and air assets to demonstrate support for its claims – and the reaction this sparked from claimants Vietnam and the Philippines – has pushed regional tensions to new heights. Yet the limited diplomatic gains of the Asia-Pacific Economic Co-operation and Association of Southeast Asian Nations summits in tackling this issue underscore the shortcomings of the strategies employed by regional states.

Căng thẳng xung quanh các tuyên bố đòi chủ quyền chồng lấn đối với các đảo nhỏ và vùng biển đi kèm đã bùng phát từ năm 2009, khi Trung Quốc, Việt Nam và Malaysia chính thức trình yêu sách của mình theo Công ước của LHQ về luật Biển (UNCLOS). Việc Trung Quốc hồi năm ngoái bày tỏ sẵn sàng sử dụng hải quân và không quân để bảo vệ các yêu sách của mình - và phản ứng từ các nước liên quan như Việt Nam và Philippines - đã đẩy căng thẳng khu vực lên cao hơn. Nhưng các kết quả ngoại giao hạn chế của các hội nghị cấp cao APEC và ASEAN trong việc xử lý vấn đề này đã cho thấy rõ những thiếu sót về chiến lược mà các nước trong khu vực sử dụng.

Broadly speaking, there have been four main strategies:

Nói một cách khái quát, có 4 chiến lược chính:

The first has been to attempt to negotiate at the bilateral level. China has repeatedly indicated its preference for this method, but disparities in size and economic influence mean that this approach is widely seen as heavily weighted in Beijing’s favor by the other claimants. Furthermore, there are suspicions that China’s intention is merely to negotiate a freeze on resource development in contested oil fields, rather than to compromise on sovereignty issues. On the other hand, the bilateral channel has been used to good effect to reduce bilateral tensions, as seen by Vietnam’s recent six-point agreement with China, which established a few new mechanisms for consulting on border issues.

Thứ nhất là ý định thương thảo song phương. Trung Quốc đã liên tiếp nhấn mạnh ưu tiên cho giải pháp này, nhưng sự chênh lệch về quy mô và tầm ảnh hưởng kinh tế khiến cách tiếp cận này bị xem là có lợi nhiều hơn cho Bắc Kinh. Hơn nữa, còn nhiều nghi ngại xung quanh việc Trung Quốc chỉ định đàm phán thuần túy về việc ngừng hoạt động khai thác tài nguyên tại các mỏ dầu đang tranh chấp, chứ không muốn thỏa hiệp trong các vấn đề chủ quyền. Mặt khác, kênh song phương đã được sử dụng hiệu quả để giảm căng thẳng song phương, bằng chứng là thỏa thuận 6 điểm mới đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, xây dựng một số cơ chế mới để tham vấn về vấn đề biên giới.

The second strategy has been to try take the issue to a variety of regional fora and solve it at a multilateral level, where states feel China’s advantages of scale are more muted. ASEAN has been the main organization chosen, and for many in the region, this is one of its most formidable tests of whether it can handle regional security issues. But the diversity of interests, the strength of the ASEAN way, and the fact that only four ASEAN states out of ten are involved in the South China Sea issue has meant that an ASEAN solution remains – as yet – out of reach. China’s ability to detach Burma, Laos, and at times, Indonesia from Vietnamese and Philippine positions reveals the weakness of such an approach.

Chiến lược thứ hai là nỗ lực đưa vấn đề lên tầm khu vực và giải quyết ở cấp độ đa phương, trong đó các nước cảm thấy Trung Quốc có ít lợi thế hơn. ASEAN là tổ chức chính được chọn, và đối với nhiều nước trong khu vực, đây là một trong những phép thử mạnh nhất để xem liệu tổ chức này có giải quyết tốt vấn đề an ninh khu vực hay không. Nhưng do khác biệt về lợi ích, và thực tế là chỉ 4/10 nước thành viên có liên quan đến vấn đề biển Đông, khiến một giải pháp thông qua ASEAN vẫn ngoài tầm với. Khả năng Trung Quốc tách Myanmar, Lào và Indonesia khỏi các quan điểm của Việt Nam và Philippines đã cho thấy điểm yếu của cách tiếp cận này.

A third strategy has been to develop closer diplomatic and military relations with the United States. With 36 attack submarines and six carrier groups in the Pacific, the United States remains the predominant military force in the region, and states like Vietnam and the Philippines have sought strategic reassurance through new or renewed military agreements with Washington. Vietnam’s nuclear and military medical agreements are largely seen in this light, as is Clinton’s visit to Manila following the APEC summit, where she reaffirmed the U.S. defense commitment to the Philippines in the Manila Declaration and announced the delivery of another coast guard cutter to the Philippine navy.

Chiến lược thứ ba là phát triển các quan hệ ngoại giao và quân sự gần gũi hơn với Mỹ. Với 36 tàu ngầm tấn công và 6 hạm đội tàu sân bay tại Thái Bình Dương, Mỹ hiện vẫn là sức mạnh quân sự vô song trong khu vực, và các nước như Việt Nam và Philippines đã tìm kiếm sự đảm bảo chiến lược thông qua việc làm mới các thỏa thuận quân sự đã có hoặc ký các thỏa thuận quân sự mới với Washington. Các thỏa thuận về hạt nhân và quân y của Việt Nam được cho là nhằm mục đích này. Tương tự như vậy, trong chuyến thăm Manila của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau hội nghị APEC, bà Clinton đã tái khẳng định cam kết quốc phòng của Mỹ đối với Philippines trong Tuyên bố Manila và thông báo cung cấp thêm một xuồng ca nô bảo vệ bờ biển cho Hải quân Philippines.

Moving away from its previous position of non-involvement over the issue, the United States has increased engagement with both states, for a number of reasons. First, the U.S. is concerned with the larger implications on international maritime law of China’s claims, particularly the “U-shaped line.” Second, the prospect of potential Chinese control over these vital sea lanes of communication (SLOC) for North East Asian allies like Taiwan, Japan and South Korea makes U.S. policy makers uneasy. China’s willingness to block resources as part of political pressure has already been demonstrated during the Senkaku fishing boat incident in September 2010. For Manila and Hanoi, these new ties with the United States are simultaneously a hedge against Chinese military assertiveness as well as a form of pressure on Beijing to compromise at the diplomatic fora.

Chuyển hướng từ quan điểm trước đây vốn không can thiệp vào vấn đề này, Mỹ đã tăng cường cam kết với cả hai nước, vì nhiều lý do. Đầu tiên, Mỹ quan tâm đến các tác động lớn hơn của những yêu sách Trung Quốc đối với luật biển quốc tế, đặc biệt là 'đường lưỡi bò'. Thứ hai, khả năng Trung Quốc kiểm soát các tuyến viễn thông (SLOC) quan trọng của các đồng minh Đông Bắc Á như Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc gây khó cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Việc Trung Quốc sẵn sàng chặn nguồn tài nguyên nhằm gây sức ép chính trị đã được chứng tỏ trong sự cố tàu cá tại Senkaku (mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) hồi tháng 9/2010. Đối với Philippines và Việt Nam, các quan hệ mới với Mỹ vừa là một hàng rào chống lại sự xác quyết về quân sự của Trung Quốc, vừa là một hình thức gây sức ép, buộc Bắc Kinh thỏa hiệp trên diễn đàn ngoại giao.

But as Chinese Premier Wen Jiabao’s speech to ASEAN leaders at Bali indicates, China has recently adopted a softer tone, indicating that it’s willing to seek a peaceful resolution to the disputes, promising massive investment to the region. Still, Wen also warned against involving foreign powers in the disputes. While this is widely read to mean the United States, it’s also meant to include other powers.

Nhưng bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với các lãnh đạo ASEAN tại Bali vừa qua cho thấy Trung Quốc gần đây đã có một tông giọng mềm hơn, thể hiện rằng họ sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, và hứa hẹn đầu tư lớn vào khu vực. Mặc dù vậy, ông Ôn vẫn cảnh báo sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào các tranh chấp trong khu vực. Dù cảnh báo này chủ yếu nhằm vào Mỹ, nhưng nó cũng bao gồm cả các cường quốc khác.

For ASEAN powers have also used a fourth strategy – internationalizing the issue by involving non-regional states like India and European powers in the exploitation of carbon energy resources in disputed waters. India’s recent agreement with Vietnam to carry out joint development of a gas field in Chinese-Vietnamese disputed waters falls into this category, and India’s state owned ONGC joins a number of other foreign companies already involved in Vietnam including Chevron, Exxon Mobil, BP and Zarubezhneft.

Chiến lược thứ tư là quốc tế hóa vấn đề này bằng việc kéo các nước ngoài khu vực như Ấn Độ và các nước châu Âu tham gia khai thác nguồn năng lượng trong các vùng biển đang tranh chấp. Thỏa thuận gần đây của Ấn Độ với Việt Nam khai thác chung mỏ khí tại các vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc nằm trong logic này. Ngoài công ty ONGC của Ấn Độ, còn có một số các công ty nước ngoài khác đã ký hợp đồng khai thác với Việt Nam như Chevron, Exxon Mobil, BP và Zarubezhneft.

All this means that the only strategy that hasn’t really been seriously tried by any of the claimants is to utilize the various international legal mechanisms that have been developed for precisely these types of disputes – the arbitral tribunals under the jurisdiction of the UN Convention on the Law of the Sea, the International Court of Justice or the International Tribunal for the Law of the Sea (ITLOS).

Như vậy, chiến lược duy nhất chưa thực sự được nước nào thử nghiệm là sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế đa dạng, quy định cụ thể cho từng loại tranh chấp - các tòa án trọng tài theo quyền tài phán của UNCLOS, Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS).

China has, of course, repeatedly rejected efforts to legalize the disputes, recently dismissing a Philippine request to take their disputes to ITLOS. This fact is often cited by regional experts as the reason why there’s a preference for attempting an ASEAN-based diplomatic solution.

Tất nhiên, Trung Quốc liên tục bác bỏ các nỗ lực pháp luật hóa các tranh chấp, bằng chứng là họ đã gạt bỏ một đề nghị mới đây của Philippines đưa tranh chấp giữa hai nước ra ITLOS. Việc này thường được các chuyên gia khu vực viện dẫn như lý do để giải thích tại sao có ưu tiên cho một giải pháp ngoại giao thông qua ASEAN.

The problem with attempting a diplomatic solution is the reaction any concessions would prompt with the populations of various states. Take, for example, Chinese public opinion on the U-shaped line. According to public opinion polls, there’s near-universal support among China’s public for its claim over this large area, with little understanding of the principles of contemporary international law, continental shelves, or exclusive economic zones. Instead, Chinese public support for these claims has developed through the education system, where Chinese students are taught that Chinese authority over this area extends back to the Chin Dynasty. Despite the weakness of historical claims, they have a strong hold over the imagination of the public and this support makes it impossible for any Chinese government to make concessions on what are considered issues of sovereignty. Compromise in this situation would be perceived as a betrayal of national sovereignty, and this isn’t just a Chinese problem. The utilization of legal bodies, however, neatly sidesteps this problem, by placing the responsibility of the decision with a third party. Furthermore, legal decisions are made according to principle in an open and transparent way, unlike diplomatic maneuvering.

Vấn đề nảy sinh khi tìm kiếm một giải pháp ngoại giao là phản ứng của dân chúng ở các nước khi bất cứ nhượng bộ nào có thể được đưa ra. Ví dụ dư luận Trung Quốc về đường lưỡi bò. Theo thăm dò dư luận, gần như toàn thể nhân dân Trung Quốc ủng hộ đòi hỏi của nước này đối với toàn bộ vùng biển nằm trong đường lưỡi bò, rất ít người hiểu các nguyên tắc của luật quốc tế đương đại, thềm lục địa, hay vùng đặc quyền kinh tế. Sự ủng hộ của dư luận Trung Quốc đối với các yêu sách của nước mình đã được tạo dựng thông qua hệ thống giáo dục, trong đó các sinh viên Trung Quốc được dạy là nước họ có chủ quyền đối với khu vực này từ triều đại nhà Tần. Dù các đòi hỏi từ lịch sử này chưa được chứng minh, nhưng chúng đã gây ra một sự tưởng tượng mạnh mẽ trong công chúng và sự ủng hộ này khiến bất cứ chính phủ nào ở Trung Quốc khó có thể nhượng bộ về cái được coi là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Thỏa hiệp trong tình huống này sẽ bị hiểu là phản bội chủ quyền quốc gia, và đây không chỉ là vấn đề của riêng Trung Quốc. Tuy nhiên, việc sử dụng các cơ quan luật pháp gần như tránh được vấn đề này khi giao trách nhiệm quyết định cho một bên thứ ba. Hơn nữa, các quyết định pháp lý được đưa ra theo nguyên tắc công khai và minh bạch, khác với các biện pháp ngoại giao.

Throughout history, state-on-state disputes have traditionally had two potential solutions: military or diplomatic. The Melian Dialogue in Thucydides’ The Peloponnesian War states the infamous dictum that “the strong do what they can, and the weak suffer what they must.” While it remains true that global international relations are still fed by disparities in state size and power, the current global order seeks to assuage those disparities with different types of economic, political, and dispute settlement mechanisms.

Trong lịch sử, các tranh chấp giữa nhà nước với nhà nước thường có hai giải pháp: quân sự hoặc ngoại giao. Phần Đối thoại Melian trong cuốn Chiến tranh giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại (Peloponnesian War) của Thucydides đã đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng là "kẻ mạnh làm điều họ muốn, và kẻ yếu chịu đựng cái họ cần phải chịu". Đúng là đến nay các quan hệ quốc tế vẫn được nuôi dưỡng bởi sự chênh lệch về quy mô và sức mạnh quốc gia, nhưng trật tự toàn cầu hiện nay đang tìm cách làm dịu các chênh lệch đó bằng các biện pháp kinh tế, chính trị và các cơ chế giải quyết tranh chấp.

While it’s true that China has refused to utilize these dispute settlement bodies, the simple fact of the matter is that they aren’t a popular option with the other claimants in the region. There is, for cases taken to the ITLOS, no right of appeal although in some cases, ITLOS will reconsider or revise findings). This means that once a case is decided, there is no recourse, and governments must accept the decision of the court. This is a singularly unappealing prospect to many of the governments in the region. However, it must be tried.

Đúng là Trung Quốc đã từ chối sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp này, nhưng thực tế đơn giản của vấn đề là các cơ quan đó cũng không phải là lựa chọn chung của các nước đòi chủ quyền khác trong khu vực. Đối với những trường hợp được đưa ra ITLOS, không có quyền kháng án (dù trong một số trường hợp, ITLOS sẽ có thể xem xét lại hoặc thay đổi lại phán quyết). Điều đó có nghĩa là một khi vụ việc đã được quyết định, không còn sự trợ giúp nào nữa, và các chính phủ phải chấp nhận phán quyết của tòa. Đây là điều không hề thú vị đối với nhiều chính phủ trong khu vực. Tuy nhiên, cũng cần phải thử.

The current trend towards a Code of Conduct seems to be attempting to utilize the political, rather than the legal, but this is precisely why these mechanisms were created. It seems dangerous and pointless to continue pursuing diplomacy over an issue with such national sensitivities, in which movement is unlikely on either side. Diplomacy in this instance will only serve to freeze the conflict for a generation or more, making any possible chance at a legal solution a more and more distant possibility.

Xu thế hiện nay hướng tới một Bộ Quy tắc ứng xử dường như nhằm áp dụng biện pháp chính trị chứ không phải là pháp luật, nhưng đây chính là lý do tại sao các cơ chế này được tạo ra. Sẽ là nguy hiểm và vô nghĩa nếu tiếp tục theo đuổi biện pháp ngoại giao đối với một vấn đề nhạy cảm quốc gia như vậy. Ngoại giao trong trường hợp này sẽ chỉ giúp trì hoãn xung đột thêm một thế hệ hoặc hơn, nhưng lại khiến cho bất cứ cơ hội nào để áp dụng giải pháp pháp lý càng trở nên xa vời hơn.



Given the high stakes, it’s imperative that the region collectively push for the legal route. While it’s true that China is initially unlikely to shift its opposition to using dispute settlement bodies, it may well do so if ASEAN pursues this policy with unity. Furthermore, ASEAN and Chinese leaders could provide funds for workshops and seminars on international law for both their diplomats and their universities, and attempt to soften public perceptions over the decade or so that the legal process would take.

Vì thách thức trên, toàn khu vực cần đồng lòng đi theo con đường pháp lý. Đúng là Trung Quốc ban đầu không muốn thay đổi thái độ phản đối sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng có thể tốt nếu ASEAN theo đuổi chính sách này một cách đoàn kết. Hơn nữa, ASEAN và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thành lập các quỹ để tiến hành hội nghị và hội thảo về luật quốc tế cho các nhà ngoại giao và các học giả của mình, và tìm cách làm dịu nhận thức của công chúng trong thập kỷ tới để tiến trình pháp lý được diễn ra.

A ruling by a neutral body, while unpopular, is less likely to cause problems between a state and its populace, which is certainly a major factor in state approaches to this issue. This approach would also make a significant impression on international society, and renew the legalization of international relations that seems to have been put on hold since 2001. The application of principle and the subordination of self-interest to legal principles are other newer options. In this case, they may be the only solution that has a chance of public acceptance. Leaders in the region would do well to note this.

Một phán quyết của một cơ quan trung lập, dù không được lòng dân, cũng ít khả năng đặt ra các vấn đề giữa một nhà nước và nhân dân của nước đó, đây chắc chắn là một nhân tố chính trong cách tiếp cận của nhà nước về vấn đề này. Cách tiếp cận này cũng sẽ tạo ra một ấn tượng đáng kể trong cộng đồng quốc tế, và làm mới lại việc pháp lý hóa các quan hệ quốc tế dường như đã bị đình trệ từ năm 2001. Việc áp dụng nguyên tắc và gắn lợi ích cá nhân vào các nguyên tắc pháp lý là những lựa chọn mới hơn. Trong trường hợp này, đây có thể là giải pháp duy nhất có cơ hội được công chúng chấp nhận. Giới lãnh đạo trong khu vực nên ghi nhận điều này.

It should be remembered why this process began in the first place. History teaches us that human political units unconstrained by law, traditionally resort to various applications of power, soft and hard. While the application of power is and will remain a central process in global politics, it’s not our only process.

Nên nhớ lý do tại sao phải bắt đầu quá trình này trước tiên. Lịch sử dạy chúng ta rằng các đơn vị chính trị của con người vốn không bị giới hạn theo quy định của pháp luật, thường hay vận dụng các quyền lực cứng và mềm khác nhau. Trong khi việc áp dụng quyền lực và sẽ vẫn là một trung tâm trong tiến trình chính trị toàn cầu, nó không phải là tiến trình duy nhất của chúng ta.

John Hemmings is the co-ordinator and a research analyst for the International Security Studies department at the Royal United Services Institute in London.

John Hemmings là đồng tác giả và chuyên gia phân tích nghiên cứu tại Khoa Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Viện Các Quân chủng Thống nhất Hoàng gia ở London (Anh).


Translated by Chau Giang

http://the-diplomat.com/2011/11/23/law-not-war-in-the-south-china-sea/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn