MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, September 15, 2011

LIBERALISM - CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG (1)


Chaptrer 1

Chương 1

The Foundations of Liberal Policy

1. Property

Nền tảng của chính sách tự do

1. Sở hữu

Human society is an association of persons for cooperative action. As against the isolated action of individuals, cooperative action on the basis of the principle of the division of labor has the advantage of greater productivity. If a number of men work in cooperation in accordance with the principle of the division of labor, they will produce (other things being equal) not only as much as the sum of what they would have produced by working as self-sufficient individuals, but considerably more. All human civilization is founded on this fact. It is by virtue of the division of labor that man is distinguished from the animals. It is the division of labor that has made feeble man, far inferior to most animals in physical strength, the lord of the earth and the creator of the marvels of technology. In the absence of the division of labor, we would not be in any respect further advanced today than our ancestors of a thousand or ten thousand years ago.

Xã hội loài người là hợp quần của những cá nhân để phối hợp hành động. Khác với hành động riêng lẻ của các cá nhân, hành động phối hợp dựa trên nguyên tắc phân công lao động có ưu điểm là năng suất lao động cao hơn rất nhiều. Nếu một số người cùng làm việc và hợp tác, dựa trên nguyên tắc phân công lao động (những điều kiện khác vẫn giữ nguyên) thì họ sẽ sản xuất không chỉ được số lượng vật phẩm bằng với số lượng khi từng người làm việc riêng lẻ, mà cao hơn rất nhiều. Đấy là cơ sở của toàn bộ nền văn minh nhân loại. Phân công lao động làm cho con người khác với loài vật. Phân công lao động làm cho những con người yếu đuối, yếu hơn nhiều loài vật về mặt thể chất, trở thành chủ nhân ông của trái đất và là người sáng tạo những kì tích của công nghệ. Nếu không có phân công lao động thì chúng ta cũng chẳng khác gì tổ tiên sống cách đây một ngàn, thậm chí cả chục ngàn năm trước.

Human labor by itself is not capable of increasing our well-being. In order to be fruitful, it must be applied to the materials and resources of the earth that Nature has placed at our disposal. Land, with all the substances and powers resident within it, and human labor constitute the two factors of production from whose purposeful cooperation proceed all the commodities that serve for the satisfaction of our outer needs. In order to produce, one must deploy labor and the material factors of production, including not only the raw materials and resources placed at our disposal by Nature and mostly found in the earth, but also the intermediate products already fabricated of these primary natural factors of production by previously performed human labor. In the language of economics we distinguish, accordingly, three factors of production: labor, land, and capital. By land is to be understood everything that Nature places at our disposal in the way of substances and powers on, under, and above the surface of the earth, in the water, and in the air; by capital goods, all the intermediate goods produced from land with the help of human labor that are made to serve further production, such as machines, tools, half-manufactured articles of all kinds, etc.

Tự bản thân lao động không làm cho chúng ta giàu có lên được. Phải làm việc với những vật tư và nguồn lực của trái đất mà Tự Nhiên đã giao vào tay chúng ta thì sức lao động của con người mới tạo được thành quả. Đất đai với tất cả mọi nguồn tài nguyên và sức mạnh chứa trong nó và sức lao động của con người là hai nhân tố của quá trình sản xuất, sự kết hợp có chủ đích của hai nhân tố này tạo ra tất cả những sản phẩm hàng hoá có thể đáp ứng những nhu cầu vật chất ngoại tại của chúng ta. Muốn sản xuất, con người cần có cả sức lao động lẫn điều kiện vật chất, bao gồm không chỉ các nguyên vật liệu và nguồn lực của Tự Nhiên - đa số có thể tìm thấy trên bề mặt hay trong lòng đất - mà còn phải sử dụng các sản phẩm trung gian, đã được chế biến bằng sức lao động trong quá khứ và từ những nguyên vật liệu ban đầu nói trên. Trong kinh tế học người ta chia ra thành ba tác nhân tương ứng là: lao động, đất đai và tư bản. Đất đai được hiểu là tất cả những gì Tự Nhiên để cho chúng ta toàn quyền sử dụng dưới dạng vật chất và nguồn sức mạnh ở ngay bề mặt, bên dưới và bên trên bề mặt trái đất, trong nước, cũng như trong không khí; hàng hoá tư bản được hiểu là tất cả những hàng hoá trung gian được bàn tay con người làm ra từ đất để phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo, như máy móc, thiết bị, bán thành phẩm đủ mọi loại ..v.v..

Now we wish to consider two different systems of human cooperation under the division of labor-one based on private ownership of the means of production, and the other based on communal ownership of the means of production. The latter is called socialism or communism; the former, liberalism or also (ever since it created in the nineteenth century a division of labor encompassing the whole world) capitalism. The liberals maintain that the only workable system of human cooperation in a society based on the division of labor is private ownership of the means of production. They contend that socialism as a completely comprehensive system encompassing all the means of production is unworkable and that the application of the socialist principle to a part of the means of production, though not, of course, impossible, leads to a reduction in the productivity of labor, so that, far from creating greater wealth, it must, on the contrary, have the effect of diminishing wealth.

Bây giờ chúng ta muốn xem xét hai hệ thống hợp tác khi có sự phân công lao động: một đằng dựa trên sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và một đằng dựa trên sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Hệ thống dựa trên sở hữu công cộng tư liệu sản xuất được gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, còn hệ thống kia được gọi là chủ nghĩa tự do hay còn gọi là chủ nghĩa tư bản (từ khi nó tạo ra trong thế kỉ XIX sự phân công lao động bao trùm khắp hoàn cầu). Những người theo trường phái tự do khẳng định rằng trong xã hội dựa trên sự phân công lao động thì sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất là hệ thống hợp tác giữa người với người hiệu quả nhất. Họ cho rằng chủ nghĩa xã hội, tức là hệ thống thu gom vào trong lòng nó toàn bộ các tư liệu sản xuất, là hệ thống không hiệu quả và việc áp dụng nguyên lí xã hội chủ nghĩa lên các phượng tiện sản xuất, mặc dù không phải là việc bất khả thi, sẽ dẫn tới suy giảm năng suất lao động, cho nên không những không thể làm ra nhiều của cải hơn mà ngược lại, chắc chắn sẽ làm cho của cải ít đi.

The program of liberalism, therefore, if condensed into a single word, would have to read: property, that is, private ownership of the means of production (for in regard to commodities ready for consumption, private ownership is a matter of course and is not disputed even by the socialists and communists). All the other demands of liberalism result from this fundamental demand.

Vì vậy mà cương lĩnh của chủ nghĩa tự do, nếu thu gọn bằng một từ, sẽ là: sở hữu, nghĩa là sở hữu tư nhân các tư liệu sản xuất [đối các hàng hoá tiêu dùng, thì sở hữu tư nhân là điều đương nhiên, ngay cả những người cộng sản và xã hội chủ nghĩa cũng không tranh cãi về vấn đề này]. Tất cả những đòi hỏi khác của chủ nghĩa tự do đều có xuất xứ từ đòi hỏi căn bản này.

Side by side with the word "property" in the program of liberalism one may quite appropriately place the words "freedom" and "peace." This is not because the older program of liberalism generally placed them there. We have already said that the program of present-day liberalism has outgrown that of the older liberalism, that it is based on a deeper and better insight into interrelationships, since it can reap the benefit of the advances that science has made in the last decades. Freedom and peace have been placed in the forefront of the program of liberalism, not because many of the older liberals regarded them as coordinate with the fundamental principle of liberalism itself, rather than as merely a necessary consequence following from the one fundamental principle of the private ownership of the means of production; but solely because freedom and peace have come under especially violent attack from the opponents of liberalism, and liberals have not wanted to give the appearance, through the omission of these principles, that they in any way acknowledged the justness of the objections raised against them.

Người ta có thể đặt bên cạnh từ “sở hữu” trong cương lĩnh của chủ nghĩa tự do hai từ “tự do” và “hoà bình”. Đấy không phải là vì cương lĩnh cũ của chủ nghĩa tự do vẫn đặt nó ở vị trí đó. Chúng tôi đã nói rằng cương lĩnh hiện nay của chủ nghĩa tự do đã vươn cao hơn chủ nghĩa tự do cũ, nó được soạn thảo trên những nhận thức thấu đáo hơn và sâu sắc hơn những mối quan hệ qua lại và thành quả của khoa học trong hàng chục năm qua. Tự do và hoà bình được đưa lên mặt tiền của cương lĩnh của chủ nghĩa tự do không phải vì nhiều người theo phái tự do “cũ” coi nó là tương đương với chính nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa tự do chứ không phải là hậu quả tất yếu của nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa tự do - tức là nguyên tắc sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất; mà chỉ vì tự do và hoà bình đã bị những đối thủ của chủ nghĩa tự do tấn công một cách quyết liệt nhất và những người theo phái tự do không muốn từ bỏ những nguyên tắc này để chứng tỏ rằng họ không công nhận những lời cáo buộc của đối thủ.

2. Freedom

The idea of freedom has become so ingrained in all of us that for a long time no one dared to call it into question. People were accustomed always to speaking of freedom only with the greatest of reverence; it remained for Lenin to call it a "bourgeois prejudice." Although the fact is often forgotten today, all this is an achievement of liberalism. The very name of liberalism is derived from freedom, and the name of the party in opposition to the liberals (both designations arose in the Spanish constitutional struggles of the first decades of the nineteenth century) was originally the "servile."

2. Tự do

Ý tưởng tự do đã ăn sâu bén rễ trong tất cả chúng ta đến nỗi suốt một thời gian dài không ai dám nghi ngờ. Người ta đã quen nói tới tự do với lòng sùng kính vô bờ bến, chỉ có Lenin mới dám gọi đó là “thành kiến tư sản” mà thôi. Đấy chính là thành quả của chủ nghĩa tự do, mặc dù sự kiện này hiện đã bị nhiều người quên. Chính từ chủ nghĩa tự do cũng có xuất xứ từ từ tự do, còn khởi kì thuỷ đảng chống lại những người tự do [cả hai tên gọi đều xuất hiện trong cuộc đấu tranh lập hiến trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XIX ở Tây Ban Nha ] lại được gọi là nô lê’ ("servile").

Before the rise of liberalism even high-minded philosophers, founders of religions, clerics animated by the best of intentions, and statesmen who genuinely loved their people, viewed the thralldom of a part of the human race as a just, generally useful, and downright beneficial institution. Some men and peoples are, it was thought, destined by nature for freedom, and others for bondage. And it was not only the masters who thought so, but the greater number of the slaves as well. They put up with their servitude, not only because they had to yield to the superior force of the masters, but also because they found some good in it: the slave is relieved of concern for securing his daily bread, for the master is obliged to provide him with the necessities of life.

Trước khi chủ nghĩa tự do xuất hiện, ngay cả những nhà triết học sáng láng nhất; những ông tổ của các tôn giáo và giới tăng lữ, những người mang trong tâm tưởng những ý định tốt đẹp nhất, và các chính khách thực sự yêu thương người dân nước mình, đều coi tình cảnh nô lệ của một phần nhân loại là chính đáng, hữu ích và rất có lợi. Người ta cho rằng một số người và một số dân tộc được phú cho quyền tự do, còn những người khác thì phải chịu cảnh nô lệ. Không chỉ các ông chủ nghĩ như thế mà phần lớn nô lệ cũng nghĩ như thế. Họ chấp nhận địa vị nô lệ không chỉ vì họ buộc phải khuất phục sức mạnh vượt trội của các ông chủ mà họ còn cho rằng thế là tốt: nô lệ không phải lo miếng ăn hàng ngày vì chủ có trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của anh ta.

When liberalism set out, in the eighteenth and the first half of the nineteenth century, to abolish the serfdom and subjection of the peasant population in Europe and the slavery of the Negroes in the overseas colonies, not a few sincere humanitarians declared themselves in opposition. Unfree laborers are used to their bondage and do not feel it as an evil. They are not ready for freedom and would not know how to make use of it. The discontinuation of the master's care would be very harmful to them. They would not be capable of managing their affairs in such a way as always to provide more than just the bare necessities of life, and they would soon fall into want and misery. Emancipation would thus not only fail to gain for them anything of real value, but would seriously impair their material well-being.

Khi chủ nghĩa tự do xuất hiện, trong thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, với mục đích loại bỏ chế độ nô lệ và tình cảnh lệ thuộc của người nông dân châu Âu cũng như tình cảnh nô lệ của người da đen trong các nước thuộc địa ở hải ngoại, thì nhiều người theo chủ nghĩa nhân đạo chính hiệu đã đứng lên chống lại nó. Những người lao động nô lệ đã quen với sự phụ thuộc và không cảm thấy đấy là xấu xa. Họ không sẵn sàng đón nhận tự do và chẳng biết làm gì với nó. Sẽ là tai hoạ đối với họ nếu chủ không còn quan tâm đến họ nữa. Họ sẽ không thể quản lí được công việc của mình sao cho lúc nào cũng kiếm được nhiều hơn nhu cầu tối thiểu và chẳng bao lâu sau họ sẽ rơi vào cảnh nghè túng, bần hàn. Giải phóng sẽ chẳng mang lại cho họ lợi lộc gì mà chỉ làm cho hoàn cảnh kinh tế của họ xấu đi mà thôi.

What was astonishing was that one could hear these views expressed even by many of the slaves whom one questioned. In order to counter such opinions, many liberals believed it necessary to represent as the general rule and even on occasion to depict in an exaggerated manner the exceptional cases in which serfs and slaves had been cruelly abused. But these excesses were by no means the rule. There were, of course, isolated instances of abuse, and the fact that there were such cases was an additional reason for the abolition of this system. As a rule, however, the treatment of bondsmen by their masters was humane and mild.

Thật đáng ngạc nhiên khi nghe thấy nhiều người nô lệ được hỏi nói như thế. Nhằm chống lại những quan điểm như thế, nhiều người theo trường phái tự do tin rằng cần phải trình bày những vụ hành hạ nô lệ, thậm chí nhiều khi phải nói quá lên, như là những việc thường ngày. Nhưng những vụ quá lạm như thế hoàn toàn không phải là qui luật. Dĩ nhiên là có những vụ lạm dụng riêng lẻ, và những vụ như thế được coi là một lí do nữa cho việc bãi bỏ hệ thống này. Nhưng nói chung, nô lệ thường được chủ đối xử một cách nhân đạo và ôn hoà.

When those who recommended the abolition of involuntary servitude on general humanitarian grounds were told that the retention of the system was also in the interest of the enslaved, they knew of nothing to say in rejoinder. For against this objection in favor of slavery there is only one argument that can and did refute all others-namely, that free labor is incomparably more productive than slave labor. The slave has no interest in exerting himself fully. He works only as much and as zealously as is necessary to escape the punishment attaching to failure to perform the minimum. The free worker, on the other hand, knows that the more his labor accomplishes, the more he will be paid. He exerts himself to the full in order to raise his income. One has only to compare the demands placed on the worker by the tending of a modern tractor with the relatively small expenditure of intelligence, strength, and industry that just two generations ago was deemed sufficient for the enthralled ploughmen of Russia. Only free labor can accomplish what must be demanded of the modern industrial worker.

Khi người ta bảo những người đề nghị bãi bỏ tình cảnh nô lệ trên cơ sở những quan điểm về lòng nhân đạo nói chung rằng giữ hệ thống này là nhằm bảo đảm lợi ích cho cả những người nô lệ và nông nô nữa thì họ không biết phải trả lời thế nào. Vì để chống lại những người ủng hộ chế độ nô lệ thì chỉ có một lí lẽ đủ sức bác bỏ và trên thực tế đã bác bỏ tất cả những lí lẽ khác: lao động tự do có năng suất cao hơn hẳn lao động nô lệ. Người nô lệ không cần cố gắng hết sức. Anh ta chỉ cần làm và hăng hái vừa đủ để không bị trừng phạt vì không hoàn thành nhiệm vụ tổi thiểu được giao mà thôi. Còn người lao động tự do thì biết rằng càng làm nhiều anh ta càng được trả nhiều. Anh ta sẽ làm hết sức mình để có được nhiều thu nhập hơn. Chỉ cần so sánh những yêu cầu được đề ra với người công nhân lái máy cày hiện nay với những đòi hỏi tương đối thấp cả về trí tuệ, sức lực và sự cố gắng mà trước đây chỉ hai thế hệ người ta cho là đã đủ đối với một người nông nô ở nước Nga thì sẽ thấy. Chỉ có lao động tự do mới có thể thực hiện được những đòi hỏi đặt ra với người công nhân công nghiệp hiện đại.

Muddleheaded babblers may therefore argue interminably over whether all men are destined for freedom and are as yet ready for it. They may go on contending that there are races and peoples for whom Nature has prescribed a life of servitude and that the master races have the duty of keeping the rest of mankind in bondage. The liberal will not oppose their arguments in any way because his reasoning in favor of freedom for all, without distinction, is of an entirely different kind. We liberals do not assert that God or Nature meant all men to be free, because we are not instructed in the designs of God and of Nature, and we avoid, on principle, drawing God and Nature into a dispute over mundane questions. What we maintain is only that a system based on freedom for all workers warrants the greatest productivity of human labor and is therefore in the interest of all the inhabitants of the earth. We attack involuntary servitude, not in spite of the fact that it is advantageous to the "masters," but because we are convinced that, in the last analysis, it hurts the interests of all members of human society, including the "masters."

Chỉ có những tên ba hoa chích choè vô công rồi nghề mới có thể cãi nhau suốt ngày về việc liệu có phải tất cả mọi người đều có quyền tự do và đã sẵn sàng nhận nó hay không mà thôi. Họ có thể tiếp tục nói rằng Tự Nhiên đã buộc một số sắc tộc và dân tộc phải sống cuộc đời nô lệ và một số sắc tộc thượng đẳng có trách nhiệm giữ phần còn lại của nhân loại trong cảnh nô lệ. Người theo phái tự do không bao giờ tranh luận với những người như thế vì họ đòi tự do cho tất cả mọi người, không có bất kì phân biệt nào, luận cứ của họ khác hẳn với những người kia. Chúng tôi, những người theo phái tự do, không khẳng định rằng Chúa Trời hay Tự Nhiên có ý bảo mọi người đều được tự do vì chúng tôi không được biết ý Chúa hay ý của Tự Nhiên, và về nguyên tắc chúng tôi tránh, không lôi kéo Chúa và Tự Nhiên vào những cuộc tranh luận về những vấn đề trần thế. Chúng tôi chỉ khẳng định rằng hệ thống đặt căn bản trên quyền tự do cho tất cả mọi người lao động là hệ thống có năng suất lao động cao nhất và vì vậy mà đáp ứng được quyền lợi của tất cả mọi người. Chúng tôi tấn công vào chế độ nô lệ không phải vì rằng nó chỉ có lợi cho các “ông chủ” mà vì chúng tôi tin rằng nói cho cùng nó có ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của tất cả mọi người, trong đó có các “ông chủ”.

If mankind had adhered to the practice of keeping the whole or even a part of the labor force in bondage, the magnificent economic developments of the last hundred and fifty years would not have been possible. We would have no railroads, no automobiles, no airplanes, no steamships, no electric light and power, no chemical industry, just as the ancient Greeks and Romans, with all their genius, were without these things. It suffices merely to mention this for everyone to realize that even the former masters of slaves or serfs have every reason to be satisfied with the course of events after the abolition of involuntary servitude. The European worker today lives under more favorable and more agreeable outward circumstances than the pharaoh of Egypt once did, in spite of the fact that the pharaoh commanded thousands of slaves, while the worker has nothing, to depend on but the strength and skill of his hands. If a nabob of yore could be placed in the circumstances in which a common man lives today, he would declare without hesitation that his life had been a beggarly one in comparison with the life that even a man of moderate means can lead at present.

Nếu loài người cứ bám mãi vào thói quen là giữ toàn bộ hay chỉ một phần sức lao động trong tình cảnh nô lệ thì sự phát triển vượt bậc về kinh tế trong một trăm năm mươi năm qua đã không thể nào xảy ra được. Nếu cứ giữ như thế, chúng ta sẽ không có đường sắt, không có ô tô, không có máy bay, không có tầu thuỷ, không có đèn điện và máy điện, không có ngành công nghiệp hoá chất, chúng ta sẽ vẫn cứ sống như người Hi-Lạp hay La-Mã cổ đại, với tất cả tài năng của họ, nhưng không có các thứ vừa kể. Chỉ cần nhắc đến chuyện đó là mọi người, cả các ông chủ nô cũ lẫn người nông nô, đều có thể hài lòng với sự phát triển của xã hội sau ngày bãi bỏ chế độ nô lệ rồi. Người công nhân châu Âu hiện nay còn sống trong những điều kiện thuận lợi và dễ chịu hơn là các ông vua Ai-Cập cho dù những ông vua này nắm trong tay hàng ngàn nô lệ, trong khi đó người công nhân chỉ dựa vào sức khoẻ và tài khéo của hai bàn tay lao động của mình. Nếu một viên quan thái thú thời xa xưa được thấy hoàn cảnh của một người thường dân hiện nay thì chắc chắn ông ta sẽ tuyên bố rằng so với một người trung bình hiện nay thì ông ta chỉ là một kẻ ăn mày.

This is the fruit of free labor. It is able to create more wealth for everyone than slave labor once provided for the masters.

Đấy chính là thành quả của lao động tự do. Lao động tự do có thể làm ra nhiều của cải cho tất cả mọi người, nhiều hơn là lao động nô lệ đã từng tạo ra cho các ông chủ.

3. Peace

3. Hoà bình

There are high-minded men who detest war because it brings death and suffering. However much one may admire their humanitarianism, their argument against war, in being, based on philanthropic grounds, seems to lose much or all of its force when we consider the statements of the supporters and proponents of war. The latter by no means deny that war brings with it pain and sorrow. Nevertheless, they believe it is through war and war alone that mankind is able to make progress. War is the father of all things, said a Greek philosopher, and thousands have repeated it after him. Man degenerates in time of peace. Only war awakens in him slumbering talents and powers and imbues him with sublime ideals. If war were to be abolished, mankind would decay into indolence and stagnation.

Có những con người cao thượng, họ căm thù chiến tranh vì nó mang đến chết chóc và đau khổ. Nhưng dù có hâm mộ chủ nghĩa nhân đạo của họ đến mức nào, phải công nhận rằng tất cả luận cứ phản chiến của họ đều dựa trên cơ sở của lòng bác ái, những luận cứ như thế có thể sẽ mất rất nhiều, thậm chí toàn bộ sức mạnh khi chúng ta xem xét những lời tuyên bố của những kẻ ủng hộ chiến tranh. Những kẻ như thế không phủ nhận chiến tranh sẽ mang đến đau khổ. Nhưng họ tin rằng chiến tranh và chỉ có chiến tranh mới giúp nhân loại đạt được tiến bộ. Chiến tranh là cha đẻ của mọi thứ trên đời, một nhà triết học Hi Lạp đã nói như thế, và hàng ngàn người đã nhắc lại câu nói đó của ông ta. Trong thời bình con người sẽ bị thoái hoá. Chỉ có chiến tranh mới đánh thức được tài năng và sức mạnh đang ngủ yên trong mỗi con người và gieo vào lòng họ những ý tưởng vĩ đại. Không có chiến tranh, nhân loại sẽ rơi vào tình trạng lười nhác và đình trệ.

It is difficult or even impossible to refute this line of reasoning on the part of the advocates of war if the only objection to war that one can think of is that it demands sacrifices. For the proponents of war are of the opinion that these sacrifices are not made in vain and that they are well worth making. If it were really true that war is the father of all things, then the human sacrifices it requires would be necessary to further the general welfare and the progress of humanity. One might lament the sacrifices, one might even strive to reduce their number, but one would not be warranted in wanting to abolish war and to bring about eternal peace.

Thật khó, thậm chí không thể bác bỏ được cách lập luận như thế của những người ủng hộ chiến tranh nếu chỉ nói rằng chiến tranh đòi hỏi phải hi sinh. Vì những người ủng hộ chiến tranh nghĩ rằng hi sinh không phải là vô ích và đấy là cái giá phải trả. Nếu chiến tranh đúng là cha đẻ của mọi thứ trên đời thì những hi sinh mà nó đòi hỏi lại là đòi hỏi tất yếu, nó thúc đẩy sự thịnh vượng của mọi người và sự tiến bộ của nhân loại. Người ta có thể xót thương những nạn nhân, thậm chí có thể tìm mọi cách làm giảm nhẹ số người bị thiệt hại, nhưng ước muốn trừ bỏ chiến tranh và nền hoà bình vĩnh viễn thì không thể nào biện hộ được.

The liberal critique of the argument in favor of war is fundamentally different from that of the humanitarians. It starts from the premise that not war, but peace, is the father of all things. What alone enables mankind to advance and distinguishes man from the animals is social cooperation. It is labor alone that is productive: it creates wealth and therewith lays the outward foundations for the inward flowering of man. War only destroys; it cannot create. War, carnage, destruction, and devastation we have in common with the predatory beasts of the jungle; constructive labor is our distinctively human characteristic. The liberal abhors war, not, like the humanitarian, in spite of the fact that it has beneficial consequences, but because it has only harmful ones.

Lập luận của những người theo trường phái tự do nhằm chống lại những luận cứ ủng hộ chiến tranh khác hẳn với lập luận của những người theo chủ nghĩa nhân đạo. Nó xuất phát từ giả thuyết cho rằng không phải chiến tranh mà hoà bình mới là cha đẻ của mọi thứ trên đời. Điều duy nhất giúp cho nhân loại tiến bộ và làm cho con người khác với con vật là sự hợp tác mang tính xã hội. Chỉ có lao động mới tạo ra của cải: nó tạo ra của cải và bằng cách đó, tạo ra cơ sở vật chất cho sự đơm hoa kết trái trong tâm hồn con người. Chiến tranh chỉ gây ra tàn phá, chiến tranh không thể tạo dựng được bất cứ thứ gì. Trong tâm tưởng của chúng ta, chiến tranh, giết chóc, huỷ diệt và tàn phá cũng giống như loài quỉ sứ trong rừng hoang, còn sức lao động sáng tạo là bản chất mà chỉ con người mới có. Khác với những người theo trường phái nhân đạo chủ nghĩa, đấy là những người căm thù chiến tranh dù mặc dù họ nghĩ rằng nó cũng có ích; người theo trường phái tự do căm thù chiến tranh là vì nó chỉ gây ra những hậu quả có hại.

The peace-loving humanitarian approaches the mighty potentate and addresses him thus: "Do not make war, even though you have the prospect of furthering your own welfare by a victory. Be noble and magnanimous and renounce the tempting victory even if it means a sacrifice for you and the loss of an advantage." The liberal thinks otherwise. He is convinced that victorious war is an evil even for the victor, that peace is always better than war. He demands no sacrifice from the stronger, but only that he should come to realize where his true interests lie and should learn to understand that peace is for him, the stronger, just as advantageous as it is for the weaker.

Người yêu hoà bình theo trường phái nhân đạo chủ nghĩa cầu xin đức vua toàn trí toàn năng: “Xin đứng gây chiến, ngay cả khi ngài nghĩ rằng chiến thắng sẽ làm cho ngài thịnh vượng thêm. Xin hãy tỏ ra cao thượng và hào hiệp và hãy từ bỏ sức cám dỗ của niềm vinh quang chiến thắng ngay cả nếu ngài có phải chịu thiệt thòi và mất mát”. Người theo trường phái tự do có suy nghĩ khác. Người theo trường phái tự do tin rằng dù có chiến thắng thì chiến tranh vẫn là xấu xa ngay cả đối với người chiến thắng, hoà bình bao giờ cũng hơn chiến tranh. Người theo trường phái tự do không yêu cầu kẻ mạnh phải hi sinh mà muốn kẻ mạnh nhận thức được đâu là quyền lợi thực sự của anh ta, muốn anh ta hiểu rằng hoà bình mang lại lợi ích cho cả kẻ mạnh lẫn kẻ yếu.

When a peace-loving nation is attacked by a bellicose enemy, it must offer resistance and do everything to ward off the onslaught. Heroic deeds performed in such a war by those fighting for their freedom and their lives are entirely praiseworthy, and one rightly extols the manliness and courage of such fighters. Here daring, intrepidity, and contempt for death are praiseworthy because they are in the service of a good end. But people have made the mistake of representing these soldierly virtues as absolute virtues, as qualities good in and for themselves, without consideration of the end they serve. Whoever holds this opinion must, to be consistent, likewise acknowledge as noble virtues the daring, intrepidity, and contempt for death of the robber. In fact, however, there is nothing good or bad in and of itself. Human actions become good or bad only through the end that they serve and the consequences they entail. Even Leonidas would not be worthy of the esteem in which we hold him if he had fallen, not as the defender of his homeland, but as the leader of an invading army intent on robbing a peaceful people of its freedom and possessions.

Khi một dân tộc yêu chuộng hoà bình bị kẻ thù hiếu chiến tấn công thì họ phải chiến đấu và tìm mọi cách chống lại cuộc xâm lăng. Sự nghiệp anh hùng của những người chiến đấu cho nền tự do và cuộc sống của họ hoàn toàn xứng đáng được ca tụng, chúng ta có quyền tán dương trí kiên cường và lòng dũng cảm của những người chiến sĩ đó. Ở đây lòng can đảm, tinh thần dũng cảm và coi thường cái chết đáng được ngợi ca. Vì chúng phục vụ cho những mục tiêu tốt đẹp. Nhưng người ta đã lầm lẫn khi coi đức hạnh của người chiến binh là đức hạnh tối thượng và là những phẩm chất tốt trong chính họ và dành cho họ, thậm chí không cần để ý đến mục đích mà chúng hướng tới. Những người có quan niệm như thế, nếu đấy là một người nhất quán thì anh ta phải công nhận sự liều lĩnh, táo tợn và coi thường chết chóc của kẻ cướp cũng là những đức tính cao thượng. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ nhìn vào hành vi thì ta không thể nói rằng đấy là hành vi tốt hay xấu. Ta chỉ có thể nói rằng đấy là hành vi tốt hay xấu sau khi biết được kết quả hay hậu quả mà nó gây ra. Ngay cả Leonidads cũng không xứng đáng với những vinh quanh mà chúng ta dành cho ông nếu như ông không ngã xuống như một người chiến sĩ bảo vệ tổ quốc mà lại ngã xuống như thủ lĩnh của một đội quân xâm lược nhằm cướp bóc tự do và của cải của một dân tộc yêu chuộng hoà bình.

How harmful war is to the development of human civilization becomes clearly apparent once one understands the advantages derived from the division of labor. The division of labor turns the self-sufficient individual into the dependent on his fellow men, the social animal of which Aristotle spoke. Hostilities between one animal and another, or between one savage and another, in no way alter the economic basis of their existence. The matter is quite different when a quarrel that has to be decided by an appeal to arms breaks out among the members of a community in which labor is divided. In such a society each individual has a specialized function; no one is any longer in a position to live independently, because all have need of one another's aid and support. Self-sufficient farmers, who produce on their own farms everything that they and their families need, can make war on one another. But when a village divides into factions, with the smith on one side and the shoemaker on the other, one faction will have to suffer from want of shoes, and the other from want of tools and weapons. Civil war destroys the division of labor inasmuch as it compels each group to content itself with the labor of its own adherents.

Tác hại của chiến tranh đối với sự phát triển của nền văn minh nhân loại sẽ càng trở nên rõ ràng hơn sau khi người ta hiểu được lợi ích của việc phân công lao động. Phân công lao động biến một con người sống tự cấp tự túc thành một con vật chính trị, thành một người lệ thuộc vào những người đồng bào của mình, thành một con vật xã hội mà Aristotle đã nói tới. Những hành động thù địch giữa hai con vật hay hai con người bán khai không thể tạo ra bất kì thay đổi nào trong cơ sở kinh tế của cuộc đời chúng. Vấn đề sẽ khác hẳn khi cuộc tranh cãi phải giải quyết bằng vũ lực xuất hiện giữa các thành viên của một cộng đồng đã có sự phân công lao động. Trong xã hội đó mỗi cá nhân đều có một chức năng riêng; không ai còn có thể sống tự cấp tự túc được nữa, vì tất cả mọi người đều cần sự giúp đỡ và ủng hộ của người khác. Những ông chủ đất sống tự cấp tự túc, tức là những người có thể làm ra trong trang trại của họ tất cả những thứ mà họ và gia đình họ cần, có thể tuyên chiến với nhau. Nhưng khi một làng đã chia thành các phe nhóm, ông thợ rèn vào phe bên này còn ông thợ giày vào phe bên kia, thì một bên sẽ khổ vì không có giày, còn bên kia sẽ khổ vì thiếu công cụ và vũ khí. Nội chiến triệt tiêu sự phân công lao động, nó buộc mỗi nhóm phải tự lập, tự hài lòng với thành quả lao động của những người bên phía mình.

If the possibility of such hostilities had been considered likely in the first place, the division of labor would never have been allowed to develop to the point where, in case a fight really did break out, one would have to suffer privation. The progressive intensification of the division of labor is possible only in a society in which there is an assurance of lasting peace. Only under the shelter of such security can the division of labor develop. In the absence of this prerequisite, the division of labor does not extend beyond the limits of the village or even of the individual household. The division of labor between town and country-with the peasants of the surrounding villages furnishing grain, cattle, milk, and butter to the town in exchange for the manufactured products of the townsfolk—already presupposes that peace is assured at least within the region in question. If the division of labor is to embrace a whole nation, civil war must lie outside the realm of possibility; if it is to encompass the whole world, lasting peace among nations must be assured.

Nếu xung đột có khả năng xảy ra thì phân công lao động sẽ không bao giờ được phép phát triển đến mức sẽ làm cho người ta lâm vào tình cảnh thiếu thốn nếu xảy ra chiến tranh. Việc phân công lao động chuyên sâu chỉ có thể xảy ra trong xã hội nơi người ta tin rằng hoà bình sẽ kéo dài. Phân công lao động chỉ có thể phát triển khi an ninh được bảo đảm. Không có điều kiện tiên quyết như thế, quá trình phân công lao động không thể vượt qua biên giới một ngôi làng hay thậm chí không vượt ra khỏi một gia đình. Phân công lao động giữa thành thị và nông thôn - người nông dân trong các khu ngoại vi cung cấp lương thực, gia súc, sữa, bơ cho thành phố để đổi lấy những món hàng do dân thành thị làm ra – đã giả định rằng nền hoà bình sẽ được bảo đảm, ít nhất là trong khu vực đó. Nếu phân công lao động bao trùm lên cả nước thì nội chiến phải bị loại bỏ, còn khi phân công lao động đã bao trùm lên toàn thế giới thì cần phải bảo đảm giữ được một nền hoà bình dài lâu giữa các dân tộc.

Everyone today would regard it as utterly senseless for a modern metropolis like London or Berlin to prepare to make war on the inhabitants of the adjacent countryside. Yet for many centuries the towns of Europe kept this possibility in mind and made economic provision for it. There were towns whose fortifications were, from the very beginning, so constructed that in case of need they could hold out for a while by keeping cattle and growing grain within the town walls.

Hiện nay mọi người đều nghĩ rằng việc các thành phố thủ đô hiện đại như London hay Berlin chuẩn bị chiến tranh với dân chúng sống trong khu vực ngoại ô là việc làm vô nghĩa. Nhưng trong suốt nhiều thế kỉ, các thành phố châu Âu đã từng suy nghĩ như thế và đã có dự phòng về mặt kinh tế nếu điều đó xảy ra. Đã có những thành phố mà phương tiện phòng thủ được xây dựng ngay từ đầu sao cho nó có thể đứng vững được một thời gian, người ta còn trồng cấy và nuôi gia súc ngay trong thành phố nữa.

At the beginning of the nineteenth century by far the greater part of the inhabited world was still divided into a number of economic regions that were, by and large, self-sufficient. Even in the more highly developed areas of Europe, the needs of a region were met, for the most part, by the production of the region itself. Trade that went beyond the narrow confines of the immediate vicinity was relatively insignificant and comprised, by and large, only such commodities as could not be produced in the area itself because of climatic conditions. In by far the greater part of the world, however, the production of the village itself supplied almost all the needs of its inhabitants. For these villagers, a disturbance in trade relations caused by war did not generally mean any impairment of their economic well-being. But even the inhabitants of the more advanced countries of Europe did not suffer very severely in time of war. If the Continental System, which Napoleon I imposed on Europe in order to exclude from the continent English goods and those coming from across the ocean only by way of England, had been enforced even more rigorously than it was, it would have still inflicted on the inhabitants of the continent hardly any appreciable privations. They would, of course, have had to do without coffee and sugar, cotton and cotton goods, spices, and many rare kinds of wood; but all these things then played only a subordinate role in the households of the great masses.

Đầu thế kỉ XIX, cũng như trước đây, phần lớn những vùng có người ở trên thế giới vẫn còn bị chia ra thành những khu vực kinh tế ít nhiều đều mang tính tự cấp tự túc. Ngay cả trong những khu vực phát triển nhất của châu Âu, phần lớn nhu cầu vẫn được đáp ứng bằng sản phẩm của chính khu vực đó. Buôn bán - chỉ diễn ra trong khu vực hạn hẹp ngay trong những vùng lân cận - có vai trò tương đối hạn chế và nói chung chỉ bao gồm những loại hàng hoá mà do điều kiện khí hậu từng khu vực không thể sản xuất được. Tuy nhiên, hấu hết các khu vực trên thế giới, sản phẩm do làng xã tự cung cấp có thế đáp ứng hầu như tất cả mọi nhu cầu của dân chúng. Đối với người nông dân, những xáo trộn trong hoạt động buôn bán do chiến tranh gây ra nói chung không tạo ra bất kì ảnh hưởng tiêu cực nào. Thậm chí những người dân sống trong các nước phát triển hơn ở châu Âu trong thời gian chiến tranh cũng không phải chịu đựng quá nhiều thiếu thốn. Ngay cả nếu Hệ thống Lục địa mà Napoleon I áp đặt cho châu Âu nhằm ngăn chặn hàng hoá Anh quốc hoặc hàng hoá từ các châu lục khác phải đi qua Anh quốc rồi mới thâm nhập vào lục địa có được áp dụng một cách khắc khe hơn là nó đã diễn ra trên thực tế thì nó cũng chẳng gây ra cho dân chúng châu Âu một sự thiếu thốn đáng kể nào. Chắc chắn là họ sẽ không có cà phê và đường, bông và sản phẩm vải bông, đồ gia vị và nhiều loại đồ gỗ quí hiếm; nhưng tất cả những loại hàng hoá này đều chỉ có vai trò thứ yếu trong đời sống gia đình của đa phần dân chúng mà thôi.

The development of a complex network of international economic relations is a product of nineteenth-century liberalism and capitalism. They alone made possible the extensive specialization of modern production with its concomitant improvement in technology. In order to provide the family of an English worker with all it consumes and desires, every nation of the five continents cooperates. Tea for the breakfast table is provided by Japan or Ceylon, coffee by Brazil or Java, sugar by the West Indies, meat by Australia or Argentina, cotton from America or Egypt, hides for leather from India or Russia, and so on. And in exchange for these things, English goods go to all parts of the world, to the most remote and out-of-the-way villages and farmsteads. This development was possible and conceivable only because, with the triumph of liberal principles, people no longer took seriously the idea that a great war could ever again break out. In the golden age of liberalism, war among members of the white race was generally considered a thing of the past.

Sự phát triển của hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế phức tạp chính là sản phẩm của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản thế kỉ XIX. Chỉ có chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản mới có thể làm cho việc chuyên môn hoá sản xuất rộng khắp và đi kèm với nó là việc cải tiến trong lĩnh vực công nghệ trở thành hiện thực. Hiện nay dân chúng các nước trên cả năm châu cùng hợp tác để làm ra những sản phẩm mà một gia đình người công nhân Anh đang dùng hoặc đang muốn dùng. Chè cho bữa ăn sáng được đưa đến từ Nhật hay Ceylon, cà phê từ Brazil hay đảo Java, đường từ Tây Ấn, thịt từ Australia hay Argetina, bông từ Mĩ hay Ai-Cập, vải da từ Ấn Độ hay Nga..v.v.. Đổi lại, hàng hoá Anh quốc được đưa đến tất cả các vùng trên thế giới, đến cả những làng xã và nông trại xa xôi và khó đến nhất. Sự phát triển như thế chỉ có thể xảy ra và tưởng tượng được vì cùng với chiến thắng của những nguyên lí tự do, người ta đã không còn coi ý tưởng cho rằng một lúc nào đó một cuộc chiến tranh cực kì lớn sẽ xảy ra là ý tưởng nghiêm túc nữa. Trong thời vàng son của chủ nghĩa tự do, chiến tranh giữa các sắc dân da trắng được coi là câu chuyện của thời quá khứ.

But events have turned out quite differently. Liberal ideas and programs were supplanted by socialism, nationalism, protectionism, imperialism, etatism, and militarism. Whereas Kant and Von Humboldt, Bentham and Cobden had sung the praises of eternal peace, the spokesmen of a later age never tired of extolling war, both civil and international. And their success came only all too soon. The result was the World War, which has given our age a kind of object lesson on the incompatibility between war and the division of labor.

Nhưng các sự kiện đã diễn ra theo cách khác. Các tư tưởng và cương lĩnh của chủ nghĩa tự do đã bị chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa quân phiệt thế chỗ. Trong khi Kant và Von Humboldt, Bentham và Cobden ngợi ca nền hoà bình vĩnh cửu thì những người đại diện cho thời đại sau họ lại tán dương không mệt mỏi chiến tranh, cả nội chiến lẫn trên trường quốc tế. Và họ đã nhanh chóng thu được thành công. Kết quả là cuộc Chiến tranh thế giới (Chiến tranh thế giới thứ I – ND), một cuộc chiến tranh đã mang đến cho thời đại của chúng ta bài học về sự xung khắc giữa chiến tranh và phân công lao động.

4. Equality

Nowhere is the difference between the reasoning of the older liberalism and that of neoliberalism clearer and easier to demonstrate than in their treatment of the problem of equality. The liberals of the eighteenth century, guided by the ideas of natural law and of the Enlightenment, demanded for everyone equality of political and civil rights because they assumed that all men are equal. God created all men equal, endowing them with fundamentally the same capabilities and talents, breathing into all of them the breath of His spirit. All distinctions between men are only artificial, the product of social, human?that is to say, transitory?institutions. What is imperishable in man?his spirit?is undoubtedly the same in rich and poor, noble and commoner, white and colored.

4. Bình đẳng

Sự khác biệt giữa chủ nghĩa tự do trước đây và chủ nghĩa tự do hiện đại thể hiện rõ nhất và dễ thấy nhất trong cách họ xử lí vấn đề bình đẳng. Những người theo phái tự do thế kỉ XVIII, được hướng đạo bởi những tư tưởng của luật tự nhiên và thời đại Khai sáng, đòi quyền bình đẳng về chính trị và dân sự cho tất cả mọi người vì họ cho rằng mọi người đều giống nhau. Chúa sinh ra mọi người như nhau, phú cho họ những khả năng và tài năng như nhau, phả vào tất cả mọi người cùng một hơi thở của Chúa. Tất cả những khác biệt giữa người với người đều là nhân tạo, là sản phẩm của xã hội, của con người – nghĩa là do những định chế nhất thời mà ra. Cái còn lại vĩnh viễn trong con người - tức là tâm hồn anh ta - chắc chắn là giống nhau cho cả người giàu lẫn người nghèo, quí tộc và thường dân, da trắng và da màu.

Nothing, however, is as ill-founded as the assertion of the alleged equality of all members of the human race. Men are altogether unequal. Even between brothers there exist the most marked differences in physical and mental attributes. Nature never repeats itself in its creations; it produces nothing by the dozen, nor are its products standardized. Each man who leaves her workshop bears the imprint of the individual, the unique, the never-to-recur. Men are not equal, and the demand for equality under the law can by no means be grounded in the contention that equal treatment is due to equals.

Tuy nhiên, không có khẳng định nào lại thiếu căn cứ hơn là lời khẳng định về sự bình đẳng giữa người với người như thế. Mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Ngay cả anh em ruột cũng khác nhau rất xa về sức khoẻ cũng như trí thông minh. Tự nhiên không bao giờ lặp lại sản phẩm của chính nó; nó không sản xuất hàng loạt và không có sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá. Mỗi người khi rời khỏi xưởng chế tạo của nó đều mang theo dấu ấn riêng, duy nhất và không bao giờ lặp lại. Mỗi người mỗi khác, và đòi hỏi về sự bình đẳng trước pháp luật hoàn toàn không thể dựa vào khẳng định rằng những người giống nhau phải được đối xử y như nhau.

There are two distinct reasons why all men should receive equal treatment under the law. One was already mentioned when we analyzed the objections to involuntary servitude. In order for human labor to realize its highest attainable productivity, the worker must be free, because only the free worker, enjoying in the form of wages the fruits of his own industry, will exert himself to the full. The second consideration in favor of the equality of all men under the law is the maintenance of social peace. It has already been pointed out that every disturbance of the peaceful development of the division of labor must be avoided. But it is well-nigh impossible to preserve lasting peace in a society in which the rights and duties of the respective classes are different. Whoever denies rights to a part of the population must always be prepared for a united attack by the disenfranchised on the privileged. Class privileges must disappear so that the conflict over them may cease.

Có hai lí do giải thích vì sao mọi người đều phải được bình đẳng trước pháp luật. Lí do thứ nhất đã được nhắc tới khi chúng ta phân tích những luận chứng nhằm chống lại chế độ nô lệ. Sức lao động sẽ có năng suất cao nhất khi và chỉ khi người công nhân được tự do vì chỉ có người lao động tự do, tức là người được hưởng thành quả lao động của anh ta dưới dạng tiền lương, mới cố gắng hết sức mà thôi. Giữ gìn hoà bình trong xã hội là luận cứ thứ hai. Như đã chỉ ra bên trên, cần phải tránh mọi xáo trộn đối với sự phát triển một cách hoà bình quá trình phân công lao động. Nhưng giữ hoà bình trong một xã hội trong đó quyền lợi và trách nhiệm được phân chia theo giai cấp là nhiệm vụ hầu như bất khả thi. Người nào không cho một bộ phận dân chúng được hưởng các quyền như các bộ phận khác thì phải luôn luôn sẵn sàng đối phó với cuộc tấn công của những người bị tước quyền nhằm chống lại những kẻ được hưởng đặc quyền đặc lợi. Đặc quyền đặc lợi giai cấp phải bị bãi bỏ, lúc đó xung đột vì lí do giai cấp sẽ chấm dứt.

It is therefore quite unjustifiable to find fault with the manner in which liberalism put into effect its postulate of equality, on the ground that what it created was only equality before the law, and not real equality. All human power would be insufficient to make men really equal. Men are and will always remain unequal. It is sober considerations of utility such as those we have here presented that constitute the argument in favor of the equality of all men under the law. Liberalism never aimed at anything more than this, nor could it ask for anything more. It is beyond human power to make a Negro white. But the Negro can be granted the same rights as the white man and thereby offered the possibility of earning as much if he produces as much.

Như vậy nghĩa là tìm kiếm sai lầm trong cách đặt vấn đề bình đẳng của chủ nghĩa tự do, cho rằng nó chỉ tạo ra sự bình đẳng trước pháp luật chứ không phải bình đẳng thật sự là việc làm vô lí. Có sử dụng toàn bộ sức mạnh của loài người cũng không thể làm cho người ta trở thành giống nhau được. Con người đã và sẽ mãi mãi khác nhau. Chính những quan điểm tỉnh táo hữu ích vừa được trình bày là luận cứ ủng hộ cho việc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Chủ nghĩa tự do không bao giờ đặt ra mục tiêu cao hơn, cũng chẳng bao giờ đòi hỏi cao hơn. Biến một người da đen thành da trắng là việc làm bất khả thi. Nhưng cho người da đen được hưởng những quyền như người da trắng và bằng cách đó tạo điều kiện cho anh ta có thu nhập như người da trắng nếu anh ta cũng có năng suất lao động như người kia.

But, the socialists say, it is not enough to make men equal before the law. In order to make them really equal, one must also allot them the same income. It is not enough to abolish privileges of birth and of rank. One must finish the job and do away with the greatest and most important privilege of all, namely, that which is accorded by private property. Only then will the liberal program be completely realized, and a consistent liberalism thus leads ultimately to socialism, to the abolition of private ownership of the means of production.

Nhưng những người xã hội chủ nghĩa lại nói rằng làm cho mọi người bình đẳng trước pháp luật là chưa đủ. Muốn làm cho họ trở thành những người bình đẳng thật sự thì phải cho họ phân phối thu nhập giống nhau. Bãi bỏ đặc quyền đặc lợi được hưởng theo kiểu cha truyền con nối và theo chức tước là chưa đủ. Cần phải hoàn thành sự nghiệp, cần phải loại bỏ một trong những đặc quyền đặc lợi quan trọng nhất và lớn nhất, mà cụ thể là đặc quyền đặc lợi do sở hữu tư nhân mang lại cho người ta. Chỉ có như thế thì cương lĩnh tự do mới được thực hiện trọn vẹn, và nếu nhất quán thì chủ nghĩa tự do cuối cùng sẽ dẫn tới chủ nghĩa xã hội, dẫn tới việc bãi bỏ sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất.

Privilege is an institutional arrangement favoring some individuals or a certain group at the expense of the rest. The privilege exists, although it harms some?perhaps the majority?and benefits no one except those for whose advantage it was created. In the feudal order of the Middle Ages certain lords had the hereditary right to hold a judgeship. They were judges because they had inherited the position, regardless of whether they possessed the abilities and qualities of character that fit a man to be a judge. In their eyes this office was nothing more than a lucrative source of income. Here judgeship was the privilege of a class of noble birth.

Đặc quyền đặc lợi là sự dàn xếp mang tính định nhằm chế tạo điều kiện thuận lợi cho một số cá nhân hay một nhóm người nhất định, gây thiệt hại cho những người khác. Đặc quyền đặc lợi tồn tại, mặc dù nó làm cho một số người phải chịu thiệt hại – có thể là đa số - trong khi ngòai những người được hưởng thì nó chẳng mang lại lợi ích cho ai. Trong chế độ phong kiến thời Trung Cổ, một số vương hầu công tước được quyền tài phán theo kiểu cha truyền con nối. Họ là những quan toà vì được kế thừa, không cần biết họ có khả năng và phẩm chất phù hợp với quan toà hay không. Trong mắt họ, địa vị này đơn giản chỉ là một nguồn thu nhập béo bở. Ở đây quyền tài phán là đặc quyền đặc lợi của giai cấp quí tộc.

If, however, as in modern states, judges are always drawn from the circle of those with legal knowledge and experience, this does not constitute a privilege in favor of lawyers. Preference is given to lawyers, not for their sake, but for the sake of the public welfare, because people are generally of the opinion that a knowledge of jurisprudence is an indispensable prerequisite for holding a judgeship. The question whether a certain institutional arrangement is or is not to be regarded as a privilege granted to a certain group, class, or person is not to be decided by whether or not it is advantageous to that group, class, or person, but according to how beneficial to the general public it is considered to be. The fact that on a ship at sea one man is captain and the rest constitute his crew and are subject to his command is certainly an advantage for the captain. Nevertheless, it is not a privilege of the captain if he possesses the ability to steer the ship between reefs in a storm and thereby to be of service not only to himself, but to the whole crew.

Nhưng nếu trong nhà nước hiện đại các quan toà bao giờ cũng được tuyển chọn trong số những người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thì đấy không phải là đặc quyền đặc lợi của các luật sư. Các luật sư được ưu tiên không phải vì lợi ích của họ mà vì lợi ích của toàn xã hội, vì mọi người đều nghĩ rằng kiến thức về luật học là điều kiện tiên quyết đối với một quan toà. Khi xem xét một định chế có phải là đặc quyền đặc lợi đối với một nhóm người, một giai cấp, một cá nhân hay không, ta không được dựa vào những khoản ưu tiên ưu đãi mà nó mang lại cho nhóm đó mà phải dựa vào lợi ích mà nó mang lại cho toàn xã hội. Chỉ có một người thuyền trưởng trên con tàu giữa biển khơi, những người khác đều là thuyền viên và bị ông ta chỉ huy, thuyền trưởng chắc chắn là có lợi thế rồi. Nhưng đây không phải là đặc quyền đặc lợi của vị thuyền trưởng vì nếu ông ta biết cách lái tàu đi giữa nhửng tảng đá ngầm trong cơn giông bão thì không chỉ ông ta được lợi mà cả thuỷ thủ đoàn cùng được lợi nữa.

In order to determine whether an institutional arrangement is to be regarded as the special privilege of an individual or of a class, the question one should ask is not whether it benefits this or that individual or class, but only whether it is beneficial to the general public. If we reach the conclusion that only private ownership of the means of production makes possible the prosperous development of human society, it is clear that this is tantamount to saying that private property is not a privilege of the property owner, but a social institution for the good and benefit of all, even though it may at the same time be especially agreeable and advantageous to some.

Để có thể quyết định xem một định chế có phải là đặc quyền đặc lợi cho một cá nhân hay một giai cấp hay không, ta không được hỏi nó có mang lại lợi ích cho cá nhân hay giai cấp cụ thể đó hay không mà phải hỏi nó có mang lại lợi ích cho toàn xã hội hay không. Khi ta rút ra kết luận rằng chỉ có sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất mới làm cho xã hội loài người phát triển một cách thịnh vượng thì rõ ràng đấy cũng là nói rằng sở hữu tư nhân không phải là đặc quyền đặc lợi của người chủ sở hữu mà là một định chế xã hội vì phúc lợi và lợi ích của tất cả mọi người, ngay cả khi nó đồng thời mang lại lợi ích và sự thoả mãn đặc biệt cho một số người.

It is not on behalf of property owners that liberalism favors the preservation of the institution of private property. It is not because the abolition of that institution would violate property rights that the liberals want to preserve it. If they considered the abolition of the institution of private property to be in the general interest, they would advocate that it be abolished, no matter how prejudicial such a policy might be to the interests of property owners. However, the preservation of that institution is in the interest of all strata of society. Even the poor man, who can call nothing his own, lives incomparably better in our society than he would in one that would prove incapable of producing even a fraction of what is produced in our own.

Chủ nghĩa tự do ủng hộ định chế sở hữu tư nhân không phải vì quyền lợi của những người có sở hữu. Những người theo trường phái tự do muốn bảo vệ quyền sở hữu tư nhân hoàn toàn không phải là vì việc bãi bỏ nó sẽ xâm phạm quyền sở hữu của ai đó. Nếu họ nghĩ rằng việc xoá bỏ định chế sở hữu tư nhân sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người thì chắc chắn họ sẽ ủng hộ việc xoá bỏ nó, dù rằng chính sách như thế có thể gây tổn thất cho các chủ sở hữu đến như thế nào. Nhưng duy trì định chế này là lợi ích của tất cả các giai tầng trong xã hội. Ngay cả một người nghèo, một kẻ chẳng có tí tài sản nào, cũng có đời sống khấm khá hơn rất nhiều so với đời sống trong xã hội không có khả năng sản xuất được một phần những gì được sản xuất vào ngày hôm nay.

5 The Inequality of Wealth and Income

What is most criticized in our social order is the inequality in the distribution of wealth and income, There are rich and poor; there are very rich and very poor. The way out is not far to seek: the equal distribution of all wealth.

5. Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập

Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập là vấn đề bị phê phán nặng nề nhất. Trong xã hội có người giàu và người nghèo, có người rất giàu và cũng có người rất nghèo. Cách giải quyết cũng không có gì khó: chia đều tất cả tài sản.

The first objection to this proposal is that it will not help the situation much because those of moderate means far outnumber the rich, so that each individual could expect from such a distribution only a quite insignificant increment in his standard of living. This is certainly correct, but the argument is not complete. Those who advocate equality of income distribution overlook the most important point, namely, that the total available for distribution, the annual product of social labor, is not independent of the manner in which it is divided. The fact that that product today is as great as it is, is not a natural or technological phenomenon independent of all social conditions, but entirely the result of our social institutions. Only because inequality of wealth is possible in our social order, only because it stimulates everyone to produce as much as he can and at the lowest cost, does mankind today have at its disposal the total annual wealth now available for consumption. Were this incentive to be destroyed, productivity would be so greatly reduced that the portion that an equal distribution would allot to each individual would be far less than what even the poorest receives today.

Đề xuất này bị phản đối trước hết vì người ta cho rằng nó sẽ chẳng giúp cải tạo được tình hình vì số người có của phải lớn hơn rất nhiều lần số người giàu có hiện nay cho nên việc phân chia như thế sẽ chẳng làm tăng được mức sống của mỗi người thêm được bao nhiêu. Điều này dĩ nhiên là đúng nhưng không đủ. Những người đòi sự bình đẳng trong việc phân chia thu nhập đã bỏ qua một chi tiết quan trọng nhất: tổng số tài sản có thể đem phân phối, tức là thu nhập hàng năm của lao động xã hội, không phụ thuộc vào cách phân phối chúng. Số sản phẩm đang có trong xã hội không phải là hiện tượng tự nhiên hay xã hội độc lập với các điều kiện xã hội mà chính là kết quả của những định chế xã hội của chúng ta. Chỉ vì bất bình đẳng có thể tồn tại trong chế độ xã hội của chúng ta, chỉ vì nó thúc đẩy mọi người mang hết sức mình ra sản xuất và sản xuất với giá thành thấp nhất cho nên loài người mới có trong tay số tài sản được sản xuất ra và được tiêu thụ hàng năm như hiện nay. Nếu động cơ lao động đó bị phá huỷ thì năng suất lao động sẽ giảm đáng kể, phần đem phân phối cho mỗi cá nhân sẽ ít hơn rất nhiều so với phần mà một người nghèo nhất cũng nhận được hiện nay.

The inequality of income distribution has, however, still a second function quite as important as the one already mentioned: it makes possible the luxury of the rich.

Tuy nhiên, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập còn có một chức năng nữa, cũng quan trọng như chức năng vừa nói bên trên: sự xa xỉ của người giàu.

Many foolish things have been said and written about luxury. Against luxury consumption it has been objected that it is unjust that some should enjoy great abundance while others are in want. This argument seems to have some merit. But it only seems so. For if it can be shown that luxury consumption performs a useful function in the system of social cooperation, then the argument will be proved invalid. This, however, is what we shall seek to demonstrate.

Người ta đã nói và viết rất nhiều điều ngu xuẩn về sự xa xỉ. Người ta phản đối việc tiêu thụ những món hàng xa xỉ vì cho rằng thật là bất công khi một số người sống quá thừa mứa trong khi những người khác lại sống trong cảnh bần hàn. Luận cứ này có vẻ như cũng có giá trị nào đó. Nhưng đấy chỉ là vẻ ngoài mà thôi. Nếu có thể chứng minh được rằng việc tiêu thụ những món hàng xa xỉ chính là thực hiện một chức năng hữu ích trong hệ thống hợp tác xã hội thì luận cứ này sẽ bị coi là vô giá trị. Đấy chính là điều chúng ta sẽ làm trong phần dưới đây.

Our defense of luxury consumption is not, of course, the argument that one occasionally hears, that is, that it spreads money among the people. If the rich did not indulge themselves in luxuries, it is said, the poor would have no income. This is simply nonsense. For if there were no luxury consumption, the capital and labor that would otherwise have been applied to the production of luxury goods would produce other goods: articles of mass consumption, necessary articles, instead of "superfluous" ones.

Dĩ nhiên là chúng ta không biện hộ cho việc tiêu thụ những món hàng xa xỉ bằng luận cứ mà đôi khi có người nói là hàng xa xỉ giúp luân chuyển tiền trong dân chúng. Nếu người giàu không hưởng những món xa xỉ thì người nghèo không có tiền, người ta nói như thế. Thật là nhảm nhí. Vì rằng nếu không có người tiêu thụ hàng xa xỉ thì vốn và lao động dùng cho việc sản xuất hàng xa xỉ sẽ được dùng cho việc sản xuất các hoàng hoá khác, thí dụ như những món hàng mà nhiều người tiêu thụ, những món hàng cần thiết chứ không phải là những món hàng “vô dụng”.

To form a correct conception of the social significance of luxury consumption, one must first of all realize that the concept of luxury is an altogether relative one. Luxury consists in a way of living that stands in sharp contrast to that of the great mass of one's contemporaries. The conception of luxury is, therefore, essentially historical. Many things that seem to us necessities today were once considered as luxuries. When, in the Middle Ages, an aristocratic Byzantine lady who had married a Venetian doge made use of a golden implement, which could be called the forerunner of the fork as we know it today, instead of her fingers, in eating her meals, the Venetians looked on this as a godless luxury, and they thought it only just when the lady was stricken with a dreadful disease; this must be, they supposed, the well-merited punishment of God for such unnatural extravagance. Two or three generations ago even in England an indoor bathroom was considered a luxury; today the home of every English worker of the better type contains one. Thirty-five years ago there were no automobiles; twenty years ago the possession of such a vehicle was the sign of a particularly luxurious mode of living; today in the United States even the worker has his Ford. This is the course of economic history. The luxury of today is the necessity of tomorrow. Every advance first comes into being as the luxury of a few rich people, only to become, after a time, the indispensable necessity taken for granted by everyone. Luxury consumption provides industry with the stimulus to discover and introduce new, things. It is one of the dynamic factors in our economy. To it we owe the progressive innovations by which the standard of living of all strata of the population has been gradually raised.

Để có thể tạo ra được một quan niệm đúng đắn về giá trị xã hội của việc tiêu thụ các món hàng xa xỉ trước hết ta phải hiểu rằng khái niệm về xa xỉ là khái niệm tương đối. Xa xỉ là có cách sống tương phản rõ rệt với phần lớn dân chúng cùng thời. Như vậy là, quan niệm về xa xỉ là quan niệm có tính cách lịch sử. Nhiều thứ ta coi là thiết yếu hiện nay có thời đã từng được coi là xa xỉ. Trong thời Trung cổ, khi phu nhân dòng dõi quí tộc người Byzantine của ngài tổng trấn vùng Venise dùng món mà ngày nay chúng ta gọi là thìa thìa dĩa bằng vàng để gắp thức ăn chứ không dùng tay để bốc thì người Venise coi đấy là món hàng xa xỉ, nhạo báng cả thánh thần và họ nghĩ rằng nếu trời có mắt thì nhất định người đàn bà này phải mắc một căn bệnh khủng khiếp mới xứng: chắc chắn là họ cho rằng tiêu xài phung phí trái tự nhiên như thế thì nhất định sẽ bị Trời phạt. Cách đây vài ba thế hệ buồng tắm trong nhà được coi là xa xỉ, ngày nay gia đình công nhân Anh nào cũng có buồng tắm như thế cả. Ba mươi lăm năm trước chưa ai có ô tô, hai mươi năm trước sở hữu ô tô được coi là sống xa hoa, còn hiện nay ở Mĩ ngay cả công nhân cũng có xe Ford riêng. Đấy là xu hướng của lịch sử kinh tế. Món hàng xa xỉ hôm nay sẽ trở thành đồ dùng cần thiết vào ngày mai. Mọi sự cải tiến trước tiên đều là những món hàng xa xỉ của một ít người giàu có, nhưng sau đó một thời gian sẽ trở thành đồ dùng thiết yếu, được mọi người coi là đương nhiên phải như thế. Việc tiêu thụ những món hàng xa xỉ giúp cho nền công nghiệp phát triển và tạo ra những sản phẩm mới. Đấy là một trong những tác nhân làm cho nền kinh tế của chúng ta trở thành năng động. Nhờ có nó mà chúng ta mới có những cách tân, và nhờ những cách tân như thế mà đời sống của tất cả các thành phần dân cư trong xã hội mới được cải thiện từng bước một.

Most of us have no sympathy with the rich idler who spends his life in pleasure without ever doing any work. But even he fulfills a function in the life of the social organism. He sets an example of luxury that awakens in the multitude a consciousness of new needs and gives industry the incentive to fulfill them. There was a time when only the rich could afford the luxury of visiting foreign countries. Schiller never saw the Swiss mountains, which he celebrated in Wilhelm Tell, although they bordered on his Swabian homeland. Goethe saw neither Paris nor Vienna nor London. Today, however, hundreds of thousands travel, and soon millions will do so.

Nhưng phần lớn người ta đều không có cảm tình với một người vô công rồi nghề giàu có, chỉ biết ăn chơi chứ chẳng chịu làm bất cứ chuyện gì. Nhưng ngay cả một người như thế cũng thực hiện chức năng trong đời sống của cơ thể xã hội. Anh ta tạo ra, thí dụ cách sống xa hoa, lối sống như thế sẽ làm cho quần chúng nhận thức được những nhu cầu mới và khuyến khích nền công nghiệp hoàn thành các nhu cầu đó. Có thời chỉ có người giàu mới đi ra nước ngoài. Schiller chưa bao giờ được nhìn thấy những dãy núi ở Thuỵ Sĩ mà ông từng ca ngợi trong tác phẩm Wilhelm Tell, mặc dù chúng nằm ngay trên biên giới quê hương Swab của ông. Goethe chưa bao giờ thấy Paris, Vienna cũng như London. Hôm nay hàng trăm ngàn người đang đi du lịch, chẳng mấy nữa sẽ có hàng triệu người cũng sẽ đi như thế.

6. Private Property and Ethics

In seeking to demonstrate the social function and necessity of private ownership of the means of production and of the concomitant inequality in the distribution of income and wealth, we are at the same time providing proof of the moral justification for private property and for the capitalist social order based upon it.

6. Sở hữu tư nhân và đạo đức

Trong khi tìm cách chỉ ra chức năng xã hội và sự cần thiết của sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất và kèm theo nó là hiện tượng bất đình đẳng trong phân phối thu nhập và tài sản, chúng tôi đồng thời cũng đưa ra bằng chứng biện hộ về mặt đạo đức cho sở hữu tư nhân và chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là chế độ xã hội dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất.

Morality consists in the regard for the necessary requirements of social existence that must be demanded of each individual member of society. A man living in isolation has no moral rules to follow. He need have no qualms about doing anything he finds it to his advantage to do, for he does not have to consider whether he is not thereby injuring others. But as a member of society, a man must take into consideration, in everything he does, not only his own immediate advantage, but also the necessity, in every action, of affirming society as such. For the life of the individual in society is possible only by virtue of social cooperation, and every individual would be most seriously harmed if the social organization of life and of production were to break down. In requiring of the individual that he should take society into consideration in all his actions, that he should forgo an action that, while advantageous to him, would be detrimental to social life, society does not demand that he sacrifice himself to the interests of others. For the sacrifice that it imposes is only a provisional one: the renunciation of an immediate and relatively minor advantage in exchange for a much greater ultimate benefit. The continued existence of society as the association of persons working in cooperation and sharing a common way of life is in the interest of every individual. Whoever gives up a momentary advantage in order to avoid imperiling the continued existence of society is sacrificing a lesser gain for a greater one.

Đức hạnh là sự tôn trọng những đòi hỏi tất yếu cho sự tồn tại của xã hội mà bất kì thành viên nào của xã hội cũng cần phải thực hiện. Một người sống cách li với thế giới thì không cần tuân theo bất kì qui tắc đạo đức nào. Anh ta không cần phải đắn đo khi làm những việc mà anh ta cho rằng có lợi cho mình vì không cần phải suy nghĩ xem việc đó có làm hại người khác hay không. Nhưng, là một thành viên trong xã hội, khi làm bất kì việc gì người ta cũng phải xem xét không chỉ lợi ích trực tiếp của mình mà còn phải góp phần củng cố xã hội mà mình đang sống nữa. Cá nhân chỉ có thể sống được nhờ sự hợp tác xã hội, nếu tổ chức đời sống và sản xuất xã hội bị sụp đổ thì từng cá nhân sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi yêu cầu các cá nhân quan tâm đến lợi ích của xã hội trong mọi hành động của mình và không được làm những hành động có lợi cho anh ta nhưng lại gây thiệt hại nghiêm trọng đối với đời sống xã hội thì không có nghĩa là xã hội yêu cầu anh ta phải hi sinh quyền lợi của mình cho quyền lợi của người khác. Vì sự hi sinh mà xã hội đòi hỏi chỉ là tạm thời: hi sinh lợi ích trực tiếp và tương đối nhỏ để đổi lấy lợi ích lớn hơn nhiều. Sự tồn tại của xã hội, sự tồn tại hiệp hội những con người hợp tác với nhau và cùng nhau chia sẻ một lối sống chung, đáp ứng quyền lợi của tất cả mọi người. Người nào hi sinh lợi ích tức thời nhằm tránh cho xã hội khỏi tình trạng hiểm nghèo là người hi sinh lợi ích nhỏ vì lợi ích to lớn hơn nhiều.

The meaning of this regard for the general social interest has frequently been misunderstood. Its moral value was believed to consist in the fact of the sacrifice itself, in the renunciation of an immediate gratification. One refused to see that what is morally valuable is not the sacrifice, but the end served by the sacrifice, and one insisted on ascribing moral value to sacrifice, to renunciation, in and for itself alone. But sacrificing is moral only when it serves a moral end. There is a world of difference between a man who risks his life and property for a good cause and the man who sacrifices them without benefiting society in any way.

Ý nghĩa của sự tôn trọng quyền lợi của xã hội như thế lại thường bị hiểu sai. Người ta tin rằng giá trị đạo đức nằm ở hành động hi sinh, ở việc từ bỏ sự thoả mãn ngay lập tức. Người ta không chịu công nhận rằng giá trị đạo đức không phải là sự hi sinh, mà là mục đích của sự hi sinh; người ta cố tình gán giá trị đạo đức cho bản thân hành động hi sinh, cho bản thân sự từ chối. Nhưng hành động hi sinh phải là để phục vụ cho mục đích đức hạnh thì mới được coi là đức hạnh. Có sự khác nhau một trời một vực giữ một người liều mình và hi sinh tài sản của mình vì những mục tiêu cao quí và một người hi sinh tất cả những thứ đó mà chẳng mang lại lợi ích gì cho xã hội.

Everything that serves to preserve the social order is moral; everything that is detrimental to it is immoral. Accordingly, when we reach the conclusion that an institution is beneficial to society, one can no longer object that it is immoral. There may possibly be a difference of opinion about whether a particular institution is socially beneficial or harmful. But once it has been judged beneficial, one can no longer contend that, for some inexplicable reason, it must be condemned as immoral.

Tất cả những hành động nhằm giữ gìn trật tự xã hội đều là đức hạnh, còn những gì có hại cho nó đều là phi đạo đức hết. Do đó, khi ta rút ra kết luận rằng một định chế nào đó là có lợi cho xã hội thì không thể nói rằng nó là phi đạo đức được. Có thể có những ý kiến khác nhau về việc một định chế cụ thể nào đó là có ích hay có hại đối với xã hội. Nhưng khi đã coi định chế đó là có lợi thì người ta không còn có thể nói rằng nó phải bị coi là phi đạo đức vì một lí do không thể giải thích nào đó được nữa.

7. State and Government

The observance of the moral law is in the ultimate interest of every individual, because everyone benefits from the preservation of social cooperation; yet it imposes on everyone a sacrifice, even though only a provisional one that is more than counterbalanced by a greater gain. To perceive this, however, requires a certain insight into the connection between things, and to conform one's actions in accordance with this perception demands a certain strength of will. Those who lack the perception, or, having the perception, lack the necessary will power to put it to use, are not able to conform to the moral law voluntarily. The situation here is no different from that involved in the observance of the rules of hygiene that the individual ought to follow in the interest of his own well-being,. Someone may give himself over to unwholesome dissipation, such as indulgence in narcotics, whether because he does not know the consequences, or because he considers them less disadvantageous than the renunciation of the momentary pleasure, or because he lacks the requisite will power to adjust his behavior to his knowledge. There are people who consider that society is justified in resorting to coercive measures to set such a person on the right path and to correct anyone whose heedless actions imperil his own life and health. They advocate that alcoholics and drug addicts be forcibly deterred from indulging their vices and compelled to protect their good health.

7. Nhà nước và chính phủ

Tuân thủ luật đạo đức là lợi ích tối cao của mọi cá nhân vì duy trì sự hợp tác xã hội mang lại lợi ích cho tất cả mọi người; đồng thời nó cũng buộc mọi người phải hi sinh, mặc dù chỉ là những hi sinh tạm thời để đổi lấy những lợi ích lớn hơn. Phải có một số hiểu biết sâu sắc mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự vật thì mới nhận thức được chuyện đó, đồng thời phải có ý chí nhất định thì mới thực hiện được những hành động phù hợp với nhận thức như thế. Những người không có nhận thức hoặc nhận thức được nhưng không có ý chí thực hiện thì không có khả năng tuân thủ luật đạo đức một cách tự nguyện. Không khác gì việc tuân thủ các qui định về vệ sinh mà các cá nhân phải theo vì sức khoẻ của chính mình. Một người nào đó có thể sống phóng túng, thí dụ như hút chích ma tuý vì không biết hậu quả của nó hoặc cho rằng hậu quả không là gì so với việc từ bỏ thú vui nhất thời, hoặc là không có đủ ý chí để điều kiển hành vi cho phù hợp với nhận thức của mình. Có người cho rằng xã hội cần phải sử dụng những biện pháp cưỡng bức để buộc những cá nhân nói trên vào đường ngay lối thẳng và trừng phạt bất kì kẻ nào có những hành động bất cẩn có hại cho sức khoẻ và cuộc sống của hắn ta. Họ nói rằng phải dùng biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn những kẻ nghiện rượu và nghiện ma túy khỏi những thói hư tật xấu của mình và buộc họ phải tự bảo vệ sức khoẻ.

The question whether compulsion really answers the purpose in such cases we shall reserve for later consideration. What concerns us here is something quite different, namely, the question whether people whose actions endanger the continued existence of society should be compelled to refrain from doing so. The alcoholic and the drug addict harm only themselves by their behavior; the person who violates the rules of morality governing man's life in society harms not only himself, but everyone. Life in society would be quite impossible if the people who desire its continued existence and who conduct themselves accordingly had to forgo the use of force and compulsion against those who are prepared to undermine society by their behavior. A small number of antisocial individuals, i.e., persons who are not willing or able to make the temporary sacrifices that society demands of them, could make all society impossible. Without the application of compulsion and coercion against the enemies of society, there could not be any life in society.

Nhưng những biện pháp cưỡng bách có đáp ứng được mục tiêu đề ra hay không? Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này sau. Bây giờ chúng ta sẽ quan tâm đến một vấn đề khác, mà cụ thể là có cần buộc những kẻ có hành vi gây nguy hại cho sự tồn tại của xã hội phải chấm dứt những hành động như thế hay không. Người nghiện rượu và nghiện ma tuý chỉ gây hại cho chính mình; còn người vi phạm những qui tắc đạo đức điều chỉnh đời sống của con người trong xã hội gây hại không chỉ cho mình mà còn cho tất cả mọi người. Cuộc sống trong xã hội sẽ trở thành bất khả thi nếu những người muốn cho trật tự xã hội tiếp tục tồn tại và có hành động phù hợp với ước muốn đó không được dùng sức mạnh và những biện pháp cưỡng bức nhằm chống lại những kẻ sẵn sàng phá hoại trật tự xã hội. Một ít kẻ phản xã hội, tức là những người không muốn hoặc không thể thực hiện những hành động hi sinh tạm thời mà xã hội đòi hỏi, có thể làm cho đời sống xã hội trở thành không chịu đựng nổi. Không sử dụng những biện pháp cưỡng chế và sức mạnh nhằm chống lại kẻ thù của xã hội thì không thể sống được.

We call the social apparatus of compulsion and coercion that induces people to abide by the rules of life in society, the state; the rules according to which the state proceeds, law; and the organs charged with the responsibility of administering the apparatus of compulsion, government.

Chúng ta gọi bộ máy ép buộc và cưỡng chế, tức là bộ máy buộc người dân tuân thủ những qui định của đời sống xã hội, là nhà nước; gọi những qui định mà nhà nước phải tuân thủ là luật pháp; gọi những tổ chức chịu trách nhiệm quản lí bộ máy cưỡng chế đó là chính phủ.

There is, to be sure, a sect that believes that one could quite safely dispense with every form of compulsion and base society entirely on the voluntary observance of the moral code. The anarchists consider state, law, and government as superfluous institutions in a social order that would really serve the good of all, and not just the special interests of a privileged few. Only because the present social order is based on private ownership of the means of production is it necessary to resort to compulsion and coercion in its defense. If private property were abolished, then everyone, without exception, would spontaneously observe the rules demanded by social cooperation.

Có những môn phái tin rằng người ta hoàn toàn có thể từ bỏ bất kì hình thức cưỡng bức nào và có thể xây dựng xã hội trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Những người vô chính phủ cho rằng nhà nước, luật pháp và chính phủ đều chỉ là những định chế vô tích sự trong hệ thống xã hội, đấy là nói hệ thống phục vụ cho quyền lợi của tất cả mọi người chứ không phải chỉ phục vụ cho quyền lợi của một ít kẻ đặc quyền đặc lợi. Chỉ có chế độ xã hội dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất mới cần sử dụng bạo lực và cưỡng bức để tự vệ mà thôi. Nếu sở hữu tư nhân bị bãi bỏ thì mọi người, không trừ một ai, đều sẽ tự động tuân thủ những qui định mà sự hợp tác xã hội đòi hỏi.

It has already been pointed out that this doctrine is mistaken in so far as it concerns the character of private ownership of the means of production. But even apart from this, it is altogether untenable. The anarchist, rightly enough, does not deny that every form of human cooperation in a society based on the division of labor demands the observance of some rules of conduct that are not always agreeable to the individual, since they impose on him a sacrifice, only temporary, it is true, but, for all that, at least for the moment, painful. But the anarchist is mistaken in assuming that everyone, without exception, will be willing to observe these rules voluntarily. There are dyspeptics who, though they know very well that indulgence in a certain food will, after a short time, cause them severe, even scarcely bearable pains, are nevertheless unable to forgo the enjoyment of the delectable dish. Now the interrelationships of life in society are not as easy to trace as the physiological effects of a food, nor do the consequences follow so quickly and, above all, so palpably for the evildoer. Can it, then, be assumed, without falling completely into absurdity, that, in spite of all this, every individual in an anarchist society will have greater foresight and will power than a gluttonous dyspeptic? In an anarchist society is the possibility entirely to be excluded that someone may negligently throw away a lighted match and start a fire or, in a fit of anger, jealousy, or revenge, inflict injury on his fellow man? Anarchism misunderstands the real nature of man. It would be practicable only in a world of angels and saints.

Như đã chỉ ra bên trên, học thuyết đó sai lầm ngay khi nó nói về tính chất của quyền sở hữu tư nhân các tư liệu sản xuất. Nhưng nếu không có chuyện đó thì lí thuyết này cũng hoàn toàn không thể đứng vững được. Người theo phái vô chính phủ hoàn toàn đúng khi không phủ nhận rằng mỗi hình thức hợp tác giữa người với người trong xã hội trên cơ sở phân công lao động đều đòi hỏi tuân thủ một số qui tắc ứng xử không phải lúc nào cũng được các cá nhân hoan nghênh vì những qui tắc đó buộc người ta phải hi sinh, dù chỉ là trong một thời gian ngắn, nhưng vẫn làm cho người ta đau khổ, ít nhất là ngay tại thời điểm đó. Nhưng người theo phái vô chính phủ đã lầm khi cho rằng mọi người, không có ngoại lệ, đều sẽ tự nguyện tuân thủ các qui tắc như thế. Có những người bị bệnh đường ruột, họ biết rõ rằng nếu ăn một món nào đó thì chỉ một thời gian ngắn sau đó họ sẽ bị đau bụng, thậm chí đau đến mức không chịu được, nhưng họ vẫn không thể không hưởng thụ cái món khoái khẩu đó. Những mối quan hệ qua lại trong đời sống xã hội khó theo dõi hơn là tác động của thức ăn lên cơ thể con người và hậu quả cũng không diễn ra nhanh như thế, mà trên hết là không phải lúc nào kẻ bất lương cũng cảm nhận được. Có thể bỏ qua tất cả những điều đã trình bày mà giả định rằng mỗi người trong xã hội vô chính phủ đều có khả năng nhìn xa trông rộng và ý chí mạnh mẽ hơn kẻ bị bệnh đường ruột tham ăn mà không sợ bị coi là ngớ ngẩn hay không? Trong xã hội vô chính phủ liệu có thể loại bỏ hoàn toàn khả năng là một người vô tình ném que diêm đang cháy và gây ra hoả hoạn hoặc trong khi tức giận, ghen tuông hay thù hận mà xúc phạm người khác được hay không? Chủ nghĩa vô chính phủ hiểu sai bản chất của con người. Nó chỉ có thể trở thành hiện thực trong thế giới của thánh thần mà thôi.

Liberalism is not anarchism, nor has it anything whatsoever to do with anarchism. The liberal understands quite clearly that without resort to compulsion, the existence of society would be endangered and that behind the rules of conduct whose observance is necessary to assure peaceful human cooperation must stand the threat of force if the whole edifice of society is not to be continually at the mercy of any one of its members. One must be in a position to compel the person who will not respect the lives, health, personal freedom, or private property of others to acquiesce in the rules of life in society. This is the function that the liberal doctrine assigns to the state: the protection of property, liberty, and peace.

Chủ nghĩa tự do không phải là chủ nghĩa vô chính phủ và cũng chẳng có gì chung với chủ nghĩa vô chính phủ. Người theo trường phái tự do hiểu rõ rằng không có những biện pháp cưỡng bách thì sự tồn tại của chính xã hội sẽ bị đe doạ và muốn bảo đảm được sự hợp tác hoà bình giữa người với người thì đằng sau các qui tắc ứng xử cần phải tuân thủ còn cần phải có sự đe doạ bằng vũ lực, nếu không bất cứ thành viên nào cũng có thể là mối đe doạ đối với toàn bộ lâu đài xã hội. Cần phải có khả năng buộc những kẻ không tôn trọng cuộc sống, sức khoẻ, quyền tự do cá nhân hay tài sản cá nhân của người khác tuân thủ những qui tắc của đời sống trong xã hội. Đấy chính là chức năng mà học thuyết tự do gán cho nhà nước: bảo vệ tài sản, tự do và hoà bình.

The German socialist, Ferdinand Lassalle, tried to make the conception of a government limited exclusively to this sphere appear ridiculous by calling the state constituted on the basis of liberal principles the "night-watchman state." But it is difficult to see why the night-watchman state should be any more ridiculous or worse than the state that concerns itself with the preparation of sauerkraut, with the manufacture of trouser buttons, or with the publication of newspapers. In order to understand the impression that Lassalle was seeking to create with this witticism, one must keep in mind that the Germans of his time had not yet forgotten the state of the monarchical despots, with its vast multiplicity of administrative and regulatory functions, and that they were still very much under the influence of the philosophy of Hegel, which had elevated the state to the position of a divine entity. If one looked upon the state, with Hegel, as "the self-conscious moral, substance," as the "Universal in and for itself, the rationality of the will," then, of course, one had to view as blasphemous any attempt to limit the function of the state to that of serving as a night watchman.

Một người xã hội chủ nghĩa Đức tên là Ferdinand Lassalle đã cố tình biến quan niệm về nhà nước trong cái khung chật hẹp như thế thành trò nhảm nhí bằng cách gọi nhà nước được xây dựng trên những nguyên tắc tự do là “nhà nước - tuần đêm”. Nhưng thật không hiểu nổi vì sao nhà nước - tuần đêm lại kì quặc hoặc tồi tệ hơn là nhà nước quan tâm đến cả việc muối dưa cải, sản xuất nút quần hoặc xuất bản báo? Muốn hiểu được cái ấn tượng mà Lassalle tìm cách tạo ra bằng nhận xét dí dỏm như thế, ta phải biết rằng người Đức cùng thời với ông vẫn chưa quên được nhà nước của những ông vua độc tài, với rất nhiều chức năng quản lí và điều tiết khác nhau, và họ vẫn còn bị triết học của Hegel chi phối rất mạnh, ông này lại là người đưa nhà nước lên vị trí của thánh thần. Nếu coi nhà nước, theo quan niệm của Hegel, như là “một thực thể tự ý thức về mặt đạo đức”, là “Vũ trụ trong nó và cho chính nó”, là “lí tính của ý chí” thì dĩ nhiên là người ta phải coi mọi cố gắng nhằm giới hạn chức năng của nhà nước vào việc phục vụ như là người gác cổng ban đêm là báng bổ rồi.

It is only thus that one can understand how it was possible for people to go so far as to reproach liberalism for its "hostility" or enmity towards the state. If I am of the opinion that it is inexpedient to assign to the government the task of operating railroads, hotels, or mines, I am not an "enemy of the state" any more than I can be called an enemy of sulfuric acid because I am of the opinion that, useful though it may be for many purposes, it is not suitable either for drinking, or for washing one's hands.

Chỉ có như thế ta mới hiểu được làm sao mà người ta lại có thể đi xa đến mức chỉ trích chủ nghĩa tự do là có thái độ căm ghét hay thù địch đối với nhà nước. Nếu tôi nghĩ rằng trao cho nhà nước việc quản lí ngành đường sắt, khách sạn hay hầm mỏ là không thích hợp thì tôi cũng không phải là “kẻ thù của nhà nước”, cũng như không thể coi tôi là kẻ thù của axit sulphuric chỉ vì tôi nghĩ rằng dù nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau thì cũng không thể dùng nó để uống hay rửa tay được.

It is incorrect to represent the attitude of liberalism toward the state by saying that it wishes to restrict the latter's sphere of possible activity or that it abhors, in principle, all activity on the part of the state in relation to economic life. Such an interpretation is altogether out of the question. The stand that liberalism takes in regard to the problem of the function of the state is the necessary consequence of its advocacy of private ownership of the means of production. If one is in favor of the latter, one cannot, of course, also be in favor of communal ownership of the means of production, i.e., of placing them at the disposition of the government rather than of individual owners. Thus, the advocacy of private ownership of the means of production already implies a very severe circumscription of the functions assigned to the state.

Sẽ là sai khi nói rằng chủ nghĩa tự do muốn hạn chế lĩnh vực hoạt động của nhà nước hoặc về nguyên tắc học thuyết này căm thù mọi hoạt động của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Cách giải thích như thế hoàn toàn không nói lên bản chất của vấn đề. Quan điểm của chủ nghĩa tự do về chức năng của nhà nước là kết quả tất yếu của những luận cứ nhằm bảo vệ quyền tư hữu của chủ nghĩa này. Khi người ta đã ủng hộ quyền sở hửu tư nhân tư liệu sản xuất thì dĩ nhiên là người ta không thể ủng hộ quyền sở hữu công cộng tư liệu sản xuất, tức là ủng hộ việc giao chúng vào tay nhà nước chứ không để nằm trong tay sở hữu chủ tư nhân. Như vậy là, ủng hộ quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất cũng có nghĩa là giới hạn một cách triệt để các chức năng của chính phủ rồi.

The socialists are sometimes wont to reproach liberalism with a lack of consistency, It is, they maintain, illogical to restrict the activity of the state in the economic sphere exclusively to the protection of property. It is difficult to see why, if the state is not to remain completely neutral, its intervention has to be limited to protecting the rights of property owners.

Những người xã hội chủ nghĩa đôi khi cũng có thói quen phê phán chủ nghĩa tự do là không nhất quán. Họ khẳng định rằng sẽ là phi lí nếu qui định vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế chỉ là bảo vệ quyền sở hữu. Thật khó hiểu tại sao trong khi nhà nước không được hoàn toàn trung lập thì sự can thiệp của nó lại bị giới hạn trong việc bảo vệ quyền của các chủ sở hữu mà thôi?

This reproach would be justified only if the opposition of liberalism to all governmental activity in the economic sphere going beyond the protection of property stemmed from an aversion in principle against any activity on the part of the state. But that is by no means the case. The reason why liberalism opposes a further extension of the sphere of governmental activity is precisely that this would, in effect, abolish private ownership of the means of production. And in private property the liberal sees the principle most suitable for the organization of man's life in society.

Lời phê phán bên trên chỉ có thể được coi là hợp lí nếu sự chống đối của chủ nghĩa tự do đối với tất cả các hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không kể việc bảo vệ quyền sở hữu, có xuất xứ từ việc căm thù về nguyên tắc mọi hành động của nhà nước. Nhưng vấn đề hoàn toàn không phải như thế. Chủ nghĩa tự do phản đối việc mở rộng lĩnh vực hoạt động của nhà nước chính vì trên thực tế nó sẽ tiêu diệt quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Mà những người theo trường phái tự do lại coi sở hữu tư nhân là nguyên tắc phù hợp nhất cho việc tổ chức đời sống của con người trong xã hội.

8. Democracy

Liberalism is therefore far from disputing the necessity of a machinery of state, a system of law, and a government. It is a grave misunderstanding to associate it in any way with the idea of anarchism. For the liberal, the state is an absolute necessity, since the most important tasks are incumbent upon it: the protection not only of private property, but also of peace, for in the absence of the latter the full benefits of private property cannot be reaped.

8. Chế độ dân chủ

Như vậy là, chủ nghĩa tự do hoàn toàn không có ý định phủ nhận sự cần thiết của bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật và chính phủ. Liên kết nó, dù dưới bất kì hình thức nào, với tư tưởng của chủ nghĩa vô chính phủ là sai lầm nghiêm trọng. Đối với người theo trường phái tự do, nhà nước là định chế tuyệt đối cần thiết vì người ta giao cho nó những nhiệm vụ cực kì quan trọng: bảo vệ không chỉ sở hữu tư nhân mà còn bảo vệ hoà bình vì nếu không có hoà bình thì không thể gặt hái được toàn bộ lợi ích mà sở hữu tư nhân mang đến cho người ta.

These considerations alone suffice to determine the conditions that a state must fulfill in order to correspond to the liberal ideal. It must not only be able to protect private property; it must also be so constituted that the smooth and peaceful course of its development is never interrupted by civil wars, revolutions, or insurrections.

Chỉ cần những lí lẽ như thế cũng đủ để xác định những chức năng mà nhà nước phải thực hiện nhằm đáp ứng lí tưởng của chủ nghĩa tự do. Nhà nước phải không chỉ đủ sức bảo vệ sở hữu tư nhân mà còn phải được xây dựng như thế nào đó để tiến trình phát triển hoà bình và uyển chuyển của xã hội không bao giờ bị những cuộc nội chiến, cách mạng và bạo loạn làm cho gián đoạn.

Many people are still haunted by the idea, which dates back to the preliberal era, that a certain nobility and dignity attaches to the exercise of governmental functions. Up to very recently public officials in Germany enjoyed, and indeed still enjoy even today, a prestige that has made the most highly respected career that of a civil servant. The social esteem in which a young "assessor" [1] or lieutenant is held far exceeds that of a businessman or an attorney grown old in honest labor. Writers, scholars, and artists whose fame and glory have spread far beyond Germany enjoy in their own homeland only the respect corresponding to the often rather modest rank they occupied in the bureaucratic hierarchy.

Nhiều người vẫn còn bị ý tưởng, có từ thời tiền tự do, cho rằng làm quan là cao quí và đáng trọng. Cho đến mãi thời gian gần đây, và cả hiện nay, các quan chức ở Đức vẫn được người ta trọng vọng, thái độ trọng vọng như thể làm quan là địa vị cao quí hơn cả. Sự tôn trọng của xã hội đối một chức quan hạng bét hay anh trung uý quèn còn cao hơn gấp nhiều lần sự tôn trọng giành cho một doanh nhân hay một luật sư lão làng. Các nhà văn, các nhà bác học và các nghệ sĩ đã nổi tiếng và được vinh danh ở nước ngoài nhưng ở trong nước lại chỉ nhận được sự tôn trọng tương xứng với địa vị khiêm tốn mà họ giữ trong bộ máy quan liêu của nhà nước mà thôi.

There is no rational basis for this overestimation of the activities carried on in the offices of the administrative authorities. It is a form of atavism, a vestige from the days when the burgher had to fear the prince and his knights because at any moment he might be spoliated by them. In itself it is no finer, nobler, or more honorable to spend one's days in a government office filling out documents than, for example, to work in the blueprint room of a machine factory. The tax collector has no more distinguished an occupation than those who are engaged in creating wealth directly, a part of which is skimmed off in the form of taxes to defray the expenses of the apparatus of government.

Đánh giá quá cao công việc trong các văn phòng của bộ máy quản lí như thế thật là một việc làm thiếu căn cứ. Đấy là một loại quái thai, dấu vết của những ngày xa xưa, khi mà người dân thường còn phải sợ hoàng thân và hiệp sĩ của ông ta vì lúc nào cũng có thể bị bọn họ cướp bóc. Trên thực tế, dùng thời giờ để ghi hồ sơ trong các công sở cũng chẳng có gì hay ho hơn, vinh dự hơn hay danh giá hơn, thí dụ như, làm trong phòng thiết kế của một nhà máy chế tạo nào đó. Nhân viên thuế vụ cũng có địa vị chẳng khác gì những người trực tiếp làm ra tài sản mà một phần của nó đã bị thu dưới dạng thuế khoá để trả cho chi phí của bộ máy của nhà nước.

This notion of the special distinction and dignity attaching to the exercise of all the functions of government is what constitutes the basis of the pseudodemocratic theory of the state. According to this doctrine, it is shameful for anyone to allow himself to be ruled by others. Its ideal is a constitution in which the whole people rules and governs. This, of course, never has been, never can be, and never will be possible, not even under the conditions prevailing in a small state. It was once thought that this ideal had been realized in the Greek city-states of antiquity and in the small cantons of the Swiss mountains. This too was a mistake. In Greece only a part of the populace, the free citizens, had any share in the government; the metics and slaves had none. In the Swiss cantons only certain matters of a purely local character were and still are settled on the constitutional principle of direct democracy; all affairs transcending these narrow territorial bounds are managed by the Federation, whose government by no means corresponds to the ideal of direct democracy.

Quan niệm về địa vị đặt biệt và phẩm giá của các quan chức nhà nước là cơ sở của lí thuyết giả-dân chủ về nhà nước. Lí thuyết này nói rằng để cho người khác cai trị là đáng xấu hổ. Lí tưởng của nó là một thể chế, trong đó mọi người dân đều quản lí, đều chỉ huy. Dĩ nhiên là chuyện này chưa bao giờ, hiện không thể và sẽ chẳng bao giờ xảy ra hết, ngay cả trong một quốc gia bé tí. Có thời người ta đã nghĩ là lí tưởng đó đã được thực hiện ở các thành bang Hi Lạp thời Cổ đại và trong các bang nhỏ ở vùng núi của Thuỵ Sĩ. Nhưng hoàn toàn không phải như thế. Ở Hi Lạp, chỉ có một phần dân cư, tức là các công dân tự do, là có đóng góp phần nào vào việc cai trị; dân ngụ cư và nô lệ không có đóng góp gì. Ở các bang của Thuỵ Sĩ những vấn đề hoàn toàn mang tính địa phương đã và vẫn được giải quyết theo lối dân chủ trực tiếp, đấy là nguyên tắc đã được đưa vào hiến pháp. Còn tất cả các vấn đề vượt ra ngoài biên giới khu vực đều thuộc quyền tài phán của Liên bang, mà chính phủ Liên bang của nước này thì khác xa với lí tưởng về dân chủ trực tiếp.

It is not at all shameful for a man to allow himself to be ruled by others. Government and administration, the enforcement of police regulations and similar ordinances, also require specialists: professional civil servants and professional politicians. The principle of the division of labor does not stop short even of the functions of government. One cannot be an engineer and a policeman at the same time. It in no way detracts from my dignity, my well-being, or my freedom that I am not myself a policeman. It is no more undemocratic for a few people to have the responsibility of providing protection for everyone else than it is for a few people to undertake to produce shoes for everyone else. There is not the slightest reason to object to professional politicians and professional civil servants if the institutions of the state are democratic. But democracy is something, entirely different from what the romantic visionaries who prattle about direct democracy imagine.

Chẳng có gì phải xấu hổ khi để cho người khác cai trị mình. Chính phủ và bộ máy quản lí, cảnh sát và các cơ quan khác cũng cần các nhà chuyên môn: các quan chức chuyên nghiệp và các chính khách chuyên nghiệp. Nguyên tắc phân công lao động cũng được áp dụng cho cả các chức năng của chính phủ. Không ai có thể vừa làm kĩ sư vừa làm cảnh sát cùng một lúc được. Nếu tôi không phải là công an thì phẩm giá của tôi, sự thịnh vượng của tôi, tự do của tôi cũng chẳng hề giảm đi chút nào. Nếu một ít người chịu trách nhiệm bảo vệ những người khác thì đấy cũng không hề phi dân chủ hơn là một số người sản xuất giày cho những người khác vậy. Nếu các định chế của nhà nước là dân chủ thì chẳng có tí lí do gì để phản đối các chính khách và các quan chức dân sự chuyên nghiệp hết. Nhưng chế độ dân chủ là thể chế hoàn toàn khác với quan niệm của những kẻ mơ mộng hão huyền chuyên tán nhảm về dân chủ trực tiếp.

Government by a handful of people?and the rulers are always as much in the minority as against those ruled as the producers of shoes are as against the consumers of shoes?depends on the consent of the governed, i.e., on their acceptance of the existing administration. They may see it only as the lesser evil, or as an unavoidable evil, yet they must be of the opinion that a change in the existing, situation would have no purpose. But once the majority of the governed becomes convinced that it is necessary and possible to change the form of government and to replace the old regime and the old personnel with a new regime and new personnel, the days of the former are numbered. The majority will have the power to carry out its wishes by force even against the will of the old regime. In the long run no government can maintain itself in power if it does not have public opinion behind it, i.e., if those governed are not convinced that the government is good. The force to which the government resorts in order to make refractory spirits compliant can be successfully applied only as long as the majority does not stand solidly in opposition.

Chính phủ là một nhóm người - số người cai trị bao giờ cũng ít hơn số người bị trị, chẳng khác gì số thợ giày so với số người mua giày vậy - phụ thuộc vào sự chấp thuận của những người mà họ quản lí, nghĩa là sự chấp nhận bộ máy quản lí hiện hữu. Họ có thể coi chính phủ là một cái ác không thể tránh được, nhưng họ phải nghĩ rằng không nên thay đổi tình trạng hiện thời. Nhưng nếu đa số những kẻ bị trị tin rằng cần phải và có thể thay đổi hình thức cai trị và thay chế độ cũ và các quan chức cũ bằng một chế độ mới và các quan chức mới thì ngày tàn của chế độ cũ đã điểm. Đa số sẽ có đủ lực lượng để thực hiện ước vọng của họ bằng vũ lực, ngay cả trong trường hợp phải chống lại ý chí của chế độ cũ. Về lâu dài, nếu dư luận không ủng hộ, nghĩa là nếu những người bị trị không tin rằng chính phủ của họ thuộc loại tốt, thì không chính phủ nào có thể đứng vững được. Sức mạnh mà chính phủ dùng để đàn áp tinh thần phản đối chỉ có hiệu quả khi đa số chưa tập hợp thành phe đối lập đoàn kết nhất trí mà thôi.

There is, therefore, in every form of polity a means for making the government at least ultimately dependent on the will of the governed, viz,, civil war, revolution, insurrection. But it is just this expedient that liberalism wants to avoid. There can be no lasting economic improvement if the peaceful course of affairs is continually interrupted by internal struggles. A political situation such as existed in England at the time of the Wars of the Roses would plunge modern England in a few years into the deepest and most dreadful misery. The present level of economic development would never have been attained if no solution had been found to the problem of preventing the continual outbreak of civil wars. A fratricidal struggle like the French Revolution of 1789 cost a heavy loss in life and property. Our present economy could no longer endure such convulsions. The population of a modern metropolis would have to suffer so frightfully from a revolutionary uprising that could bar the importation of food and coal and cut off the flow of electricity, gas, and water that even the fear that such disturbances might break out would paralyze the life of the city.

Như vậy nghĩa là trong bất kì thể chế nào cũng có những phương tiện để buộc chính phủ phải phụ thuộc vào ý chí của những người bị trị: đấy là nội chiến, cách mạng và bạo loạn. Nhưng đấy chính là những phương tiện mà chủ nghĩa tự do muốn tránh. Sự cải thiện về mặt kinh tế không thể kéo dài nếu những cuộc đấu đá nội bộ liên tục làm cho công việc bị gián đoạn. Tình hình chính trị rối loạn, tương tự như tình hình thời những cuộc chiến tranh hoa hồng ở nước Anh, trong vòng vài năm sẽ đẩy nước này vào hoàn cảnh nghèo đói, khốn quẫn nhất. Nếu người ta không tìm được biện pháp ngăn ngừa nội chiến thì kinh tế không thể nào phát triển được như ngày nay. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, tương tự như cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, phải trả giá bằng rất nhiều nhân mạng và của cải. Nền kinh tế hiện nay của chúng ta không thể chịu đựng nổi những cơn chấn động tương tự như thế. Dân chúng trong các thành phố thủ đô hiện đại sẽ phải chịu nhiều đau khổ vì những cuộc nổi dậy, bạo loạn sẽ làm gián đoạn việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm, than đá và cắt đứt đường dây diện, đường dẫn khí đốt, dẫn nước, chỉ nội nỗi sợ trước những rối loạn như thế đã đủ làm tê liệt đời sống của đô thị rồi.

Here is where the social function performed by democracy finds its point of application. Democracy is that form of political constitution which makes possible the adaptation of the government to the wishes of the governed without violent struggles. If in a democratic state the government is no longer being conducted as the majority of the population would have it, no civil war is necessary to put into office those who are willing to work to suit the majority. By means of elections and parliamentary arrangements, the change of government is executed smoothly and without friction, violence, or bloodshed.

---------

[1] [One who has passed his second state examination. EDITOR.]

Đấy là lĩnh vực mà chế độ dân chủ có thể thi hành chức năng xã hội của mình. Chế độ dân chủ là thể chế có thể buộc chính phủ phải đáp ứng các ước nguyện của những người bị trị mà không cần tới những cuộc đấu tranh đầy bạo lực. Trong nhà nước dân chủ, nếu chính phủ không thực hiện chính sách được lòng đa số thì người ta có thể đưa những người làm vừa lòng đa số lên cầm quyền mà không cần gây ra nội chiến. Bằng những cuộc bầu cử và những giàn xếp trong quốc hội, việc thay đổi chính phủ được thực hiện một cách êm ả, không có va chạm, không có bạo lực và không còn cảnh đầu rơi máu chảy nữa.

---------

[1] [Người đã đổ kỳ thi quốc gia thứ hai. Biên tập.]

9. Critique of the Doctrine of Force

The champions of democracy in the eighteenth century argued that only monarchs and their ministers are morally depraved, injudicious, and evil. The people, however, are altogether good, pure, and noble, and have, besides, the intellectual gifts needed in order always to know and to do what is right. This is, of course, all nonsense, no less so than the flattery of the courtiers who ascribed all good and noble qualities to their princes. The people are the sum of all individual citizens; and if some individuals are not intelligent and noble, then neither are all together.

9. Phê phán của thuyết vũ lực

Các chiến sĩ đấu tranh cho nền dân chủ trong thế kỉ XVIII khẳng định rằng chỉ có các cố đạo và các thượng thư mới là những kẻ vô luân, ngu ngốc và độc ác mà thôi. Còn nhân dân đều là những người tốt, trong sạch, cao quí và ngoài ra, còn có tài năng trí tuệ thiên bẩm cần thiết để bao giờ cũng biết và làm những việc đúng đắn. Đây dĩ nhiên là chuyện hoàn toàn nhảm nhí, chẳng khác gì những viên cận thần vẫn gán cho các ông hoàng của họ đủ thứ đức tính tốt đẹp và cao thượng. Nhân dân là tập hợp của tất cả các công dân riêng lẻ, và nếu có một số công dân không thông minh, không cao quí thì toàn thể nhân dân cũng không thể là một tập hợp thông minh và cao quí được.

Since mankind entered the age of democracy with such high-flown expectations, it is not surprising that disillusionment should soon have set in. It was quickly discovered that the democracies committed at least as many errors as the monarchies and aristocracies had. The comparison that people drew between the men whom the democracies placed at the head of the government and those whom the emperors and kings, in the exercise of their absolute power, had elevated to that position, proved by no means favorable to the new wielders of power. The French are wont to speak of "killing with ridicule." And indeed, the statesmen representative of democracy soon rendered it everywhere ridiculous. Those of the old regime had displayed a certain aristocratic dignity, at least in their outward demeanor. The new ones, who replaced them, made themselves contemptible by their behavior. Nothing has done more harm to democracy in Germany and Austria than the hollow arrogance and impudent vanity with which the Social-Democratic leaders who rose to power after the collapse of the empire conducted themselves.

Vì toàn thể nhân loại đã bước chân vào thời đại dân chủ với những hi vọng bị thổi phồng lên như thế cho nên ta sẽ không ngạc nhiên trước tâm trạng thất vọng diễn ra ngay sau đó. Người ta đã phát hiện ngay ra rằng các chế độ dân chủ cũng phạm nhiều sai lầm chẳng khác gì chế độ quân chủ hay quí tộc. So sánh phẩm chất giữa những người mà nền dân chủ đưa lên vị trí đứng đầu chính phủ và những người mà vua chúa hay hoàng đế đưa lên vị trí này nhằm thực thi quyền lực tuyệt đối của họ cho thấy những người cầm quyền mới cũng chẳng hơn gì. Người Pháp thường nói về “sức mạnh huỷ diệt của cái khôi hài”. Thực tế là chẳng bao lâu sau, ở đâu các chính khách của chế độ dân chủ đại diện cũng đã biến nó trở thành trò cười trong mắt người dân. Những người đại diện cho chế độ cũ dù sao cũng còn có những phẩm chất quí phái nhất định, ít nhất là vẻ ngoài. Còn hành vi của những người cầm quyền mới thì lại đáng khinh. Không gì có thể làm hại nền dân chủ cho bằng thái độ kiêu ngạo rỗng tuếch và giả dối trắng trợn của những người lãnh đạo đảng dân chủ-xã hội, những kẻ đã nắm được quyền lực sau khi chế độ quân chủ sụp đổ.

Thus, wherever democracy triumphed, an antidemocratic doctrine soon arose in fundamental opposition to it. There is no sense, it was said, in allowing the majority to rule. The best ought to govern, even if they are in the minority. This seems so obvious that the supporters of antidemocratic movements of all kinds have steadily increased in number. The more contemptible the men whom democracy has placed at the top have proved themselves to be, the greater has grown the number of the enemies of democracy.

Như vậy là, nơi nào mà chế độ dân chủ giành được thắng lợi thì tại nơi đó lập tức xuất hiện học thuyết bài dân chủ và đây sẽ là phong trào chống đối chủ chốt. Người ta nói rằng để cho đa số cầm quyền là việc làm vô nghĩa. Những người tài giỏi nhất phải nắm quyền, ngay cả khi họ chỉ là thiểu số. Điều này có vẻ như là đương nhiên cho nên số người ủng hộ các phong trào bài dân chủ đủ mọi màu sắc càng ngày càng gia tăng. Những người mà chế độ dân chủ đưa lên đỉnh tháp quyền lực càng tỏ ra đáng khinh bao nhiêu thì kẻ thù của dân chủ càng đông thêm bấy nhiêu.

There are, however, serious fallacies in the antidemocratic doctrine. What, after all, does it mean to speak of "the best man" or "the best men"? The Republic of Poland placed a piano virtuoso at its head because it considered him the best Pole of the age. But the qualities that the leader of a state must have are very different from those of a musician. The opponents of democracy, when they use the expression "the best," can mean nothing else than the man or the men best fitted to conduct the affairs of the government, even if they understand little or nothing of music. But this leads to the same political question: Who is the best fitted? Was it Disraeli or Gladstone? The Tory saw the best man in the former; the Whig, in the latter. Who should decide this if not the majority?

Tuy nhiên, học thuyết phản dân chủ lại có những sai lầm cực kì nghiêm trọng. “Một người tài giỏi nhất” hay “những người tài giỏi nhất” nghĩa là thế nào? Nước cộng hoà Ba Lan đưa một nghệ sĩ piano bậc thầy lên nắm chính phủ vì họ coi ông là người Ba Lan tài giỏi nhất lúc đó. Nhưng phẩm chất của người đứng đầu nhà nước phải khác rất xa với phẩm chất của một nhạc sĩ. Những người phản đối chế độ dân chủ, khi sử dụng từ “tài giỏi nhất” chỉ muốn nói rằng một người hay một số người phù hợp nhất đối với công việc của chính phủ, cho dù họ có ít, thậm chí chẳng có kiến thức gì về nhạc hết. Nhưng điều đó lại dẫn ta đến vấn đề chính trị: Ai là người phù hợp nhất? Disraeli hay Gladstone là người phù hợp nhất? Đảng bảo thủ cho là Disraeli hợp hơn, còn đảng tự do thì lại bảo là Gladston hợp hơn. Nếu không phải đa số thì ai sẽ giải quyết vấn đề này?.

And so we reach the decisive point of all antidemocratic doctrines, whether advanced by the descendants of the old aristocracy and the supporters of hereditary monarchy, or by the syndicalists, Bolsheviks, and socialists, viz., the doctrine of force. The opponents of democracy champion the right of a minority to seize control of the state by force and to rule over the majority. The moral justification of this procedure consists, it is thought, precisely in the power actually to seize the reins of government. One recognizes the best, those who alone are competent to govern and command, by virtue of their demonstrated ability to impose their rule on the majority against its will. Here the teaching of l'Action Fran?aise coincides with that of the syndicalists, and the doctrine of Ludendorff and Hitler, with that of Lenin and Trotzky.

Như thế là chúng ta đã tiếp cận với vấn đề quyết định của tất cả các học thuyết phản dân chủ, dù các học thuyết này có do hậu duệ của những nhà quí tộc hay những người bảo hoàng xưa cũ, những người ủng hộ phong trào công đoàn, những người Bolshevik hay xã hội chủ nghĩa đưa ra thì cũng thế mà thôi, mà cụ thể là học thuyết về bạo lực. Những người chống lại nền dân chủ ủng hộ việc thiểu số cướp chính quyền bằng vũ lực và cai trị đa số. Họ cho rằng vũ lực đủ sức cướp được chính quyền chính là đạo lí [Súng đẻ ra chính quyền – ND]. Họ cho rằng người tài giỏi nhất là người biết cai trị và chỉ huy, người thể hiện được khả năng áp đặt sự cai trị của mình lên số đông, dù có thể trái với ước muốn của họ. Ở đây học thuyết của tổ chức l’action Française đã trùng hợp với học thuyết của những người ủng hộ phong trào công đoàn, học thuyết của Ludendorff và Hitler, học thuyết của Lenin và Trotzky.

Many arguments can be urged for and against these doctrines, depending on one's religious and philosophical convictions, about which any agreement is scarcely to be expected. This is not the place to present and discuss the arguments pro and con, for they are not conclusive. The only consideration that can be decisive is one that bases itself on the fundamental argument in favor of democracy.

Người ta có thể đưa ra nhiều luận điểm ủng hộ cũng như chống báng lại các học thuyết này, tất cả phụ thuộc vào niềm tin mang tính triết lí hoặc tôn giáo của người nói, mà nói đến đức tin thì đồng thuận là việc thiên nan vạn nan. Chúng ta sẽ không đưa ra và cũng không thảo luận những lí lẽ ấy ở đây vì chúng sẽ chẳng thuyết phục được ai. Lí lẽ quyết định duy nhất là luận cứ của những người ủng hộ chế độ dân chủ.

If every group that believes itself capable of imposing its rule on the rest is to be entitled to undertake the attempt, we must be prepared for an uninterrupted series of civil wars, But such a state of affairs is incompatible with the state of the division of labor that we have reached today. Modern society, based as it is on the division of labor, can be preserved only under conditions of lasting peace. It we had to prepare for the possibility of continual civil wars and internal struggles, we should have to retrogress to such a primitive stage of the division of labor that each province at least, if not each village, would become virtually autarkic, i.e., capable of feeding and maintaining itself for a time as a self-sufficient economic entity without importing anything from the outside. This would mean such an enormous decline in the productivity of labor that the earth could feed only a fraction of the population that it supports today. The antidemocratic ideal leads to the kind of economic order known to the Middle Ages and antiquity. Every city, every village, indeed, every individual dwelling was fortified and equipped for defense, and every province was as independent of the rest of the world as possible in its provision of commodities.

Nếu mỗi nhóm người tin rằng họ có đủ sức áp đặt quyền lực cho những người còn lại đều được quyền thử vận may thì chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận những cuộc nội chiến kế tiếp nhau không bao giờ dứt. Nhưng tình hình như thế không phù hợp với trình độ phân công lao động mà ta đã đạt được hiện nay. Xã hội hiện đại, đặt nền tảng trên sự phân công lao động, chỉ có thể tồn tại được trong một nền hoà bình bền vững. Nếu chúng ta phải chuẩn bị để đón nhận khả năng xảy ra những cuộc nội chiến và xung đột nội bộ kéo dài thì chúng ta phải trở lại với giai đoạn phân công lao động giản đơn, trong đó từng tỉnh, nếu không nói là từng làng, phải trở về với chính sách tự cấp tự túc, nghĩa là có khả năng tự kiếm sống và đứng vững được trong một thời gian mà không cần nhập khẩu bất cứ thứ gì từ bên ngoài. Đồng nghĩa với sự thụt lùi ghê gớm về năng suất lao động và trái đất chỉ có thể nuôi sống được một phần dân cư hiện nay mà thôi. Lí tưởng của phe bài dân chủ sẽ dẫn tới trật tự kinh tế như thời Trung Cổ và thời Cổ Đại. Mỗi thành phố, mỗi làng mạc, trên thực tế là mỗi người đều được vũ trang và sẵn sàng tự vệ, mỗi tỉnh đều là những khu vực càng độc lập với thế giới trong việc tự cấp mọi thứ hàng hoá mà họ cần thì càng tốt.

The democrat too is of the opinion that the best man ought to rule. But he believes that the fitness of a man or of a group of men to govern is better demonstrated if they succeed in convincing their fellow citizens of their qualifications for that position, so that they are voluntarily entrusted with the conduct of public affairs, than if they resort to force to compel others to acknowledge their claims. Whoever does not succeed in attaining to a position of leadership by virtue of the power of his arguments and the confidence that his person inspires has no reason to complain about the fact that his fellow citizens prefer others to him.

Người theo phái dân chủ cũng cho rằng cầm quyền phải là người giỏi nhất. Nhưng họ tin rằng khả năng cầm quyền của một người hay một nhóm người nên được thể hiện bằng cách thuyết phục dân chúng rằng họ có đủ năng lực giữ vị trí đó, để đồng bào của họ tự nguyện trao quyền giải quyết công việc xã hội cho họ chứ không phải là sử dụng vũ lực buộc người khác chấp nhận đòi hỏi của họ. Người nào không giành được vị trí lãnh đạo vì đuối lí hoặc không tạo được niềm tin thì không có lí do phàn nàn về việc dân chúng đã chọn người khác chứ không chọn anh ta.

To be sure, it should not and need not be denied that there is one situation in which the temptation to deviate from the democratic principles of liberalism becomes very great indeed. If judicious men see their nation, or all the nations of the world, on the road to destruction, and if they find it impossible to induce their fellow citizens to heed their counsel, they may be inclined to think it only fair and just to resort to any means whatever, in so far as it is feasible and will lead to the desired goal, in order to save everyone from disaster. Then the idea of a dictatorship of the elite, of a government by the minority maintained in power by force and ruling in the interests of all, may arise and find supporters. But force is, never a means of overcoming these difficulties. The tyranny of a minority can never endure unless it succeeds in convincing the majority of the necessity or, at any rate, of the utility, of its rule. But then the minority no longer needs force to maintain itself in power.

Dĩ nhiên là không được và không cần phủ nhận rằng có những hoàn cảnh mà sức cám dỗ lôi kéo người ta xa rời các nguyên tắc của chủ nghĩa tự do là rất lớn. Nếu những người có đầu óc sáng suốt nhìn thấy rằng dân tộc của họ hay tất cả các dân tộc trên thế giới đang bước trên con đường dẫn tới tàn phá và nếu họ nhận ra rằng thuyết phục đồng bào chú ý đến lời khuyên của họ là việc lảm bất khả thi thì họ có thể ngả sang tư tưởng cho rằng sử dụng bất kì biện pháp khả thi nào khác nhằm cứu mọi người khỏi thảm hoạ đều là những việc làm đúng đắn và hợp lí cả. Lúc đó tư tưởng về nền chuyên chế của giới tinh hoa, của chính phủ thiểu số nắm quyền bằng vũ lực và cai trị nhằm bảo vệ quyền lợi cho tất cả mọi người có thể xuất hiện và sẽ tìm được những người ủng hộ. Nhưng bạo lực không phải là phương tiện để giải quyết các khó khăn như thế. Chế độ chuyên chế của thiểu số không thể đứng vững được nếu nó không thuyết phục được đa số tin rằng đấy là việc làm cần thiết hoặc ít nhất là tin rằng việc nắm quyền của họ là có lợi. Nhưng lúc đó thiểu số sẽ có thể giữ chính quyền mà không cần vũ lực nữa.

History provides an abundance of striking examples to show that, in the long run, even the most ruthless policy of repression does not suffice to maintain a government in power. To cite but one, the most recent and the best known: when the Bolsheviks seized control in Russia, they were a small minority, and their program found scant support among the great masses of their countrymen. For the peasantry, who constitute the bulk of the Russian people, would have nothing to do with the Bolshevik policy of farm collectivization. What they wanted was the division of the land among the "landed poverty," as the Bolsheviks call this part of the population. And it was this program of the peasantry, not that of the Marxist leaders, which was actually put into effect. In order to remain in power, Lenin and Trotzky not only accepted this agrarian reform, but even made it a part of their own program, which they undertook to defend against all attacks, domestic and foreign. Only thus were the Bolsheviks able to win the confidence of the great mass of the Russian people. Since they adopted this policy of land distribution, the Bolsheviks rule no longer against the will of the great mass of the people, but with their consent and support. There were only two possible alternatives open to them: either their program or their control of the government had to be sacrificed. They chose the first and remained in power. The third possibility, to carry out their program by force against the will of the great mass of the people, did not exist at all. Like every determined and well-led minority, the Bolsheviks were able to seize control by force and retain it for a short time. In the long run, however, they would have been no better able to keep it than any other minority. The various attempts of the Whites to dislodge the Bolsheviks all failed because the mass of the Russian people were against them. But even if they had succeeded, the victors too would have had to respect the desires of the overwhelming majority of the population. It would have been impossible for them to alter in any way after the event the already accomplished fact of the land distribution and to restore to the landowners what had been stolen from them.

Lịch sử cung cấp cho ta nhiều thí dụ ấn tượng chứng tỏ rằng, về lâu dài, ngay cả những chính sách đàn áp dã man nhất cũng không đủ sức làm cho chính phủ như thế giữ được quyền lực. Chỉ cần đưa ra một thí dụ gần đây nhất và được nhiều người biết nhất: những người Bolshevik cướp được chính quyền ở Nga chỉ là một nhóm thiểu số rất nhỏ và cương lĩnh của họ cũng chẳng được mấy người ủng hộ. Giai cấp nông dân, tức là thành phần chủ yếu của dân Nga, không chấp nhận chính sách hợp tác hoá nông nghiệp của những người Bolshevik. Dân chúng chỉ muốn chia ruộng cho “bần, cố nông”, đấy là theo cách gọi của những người Bolshevik. Chính sách nông nghiệp đó, chứ không phải chính sách của các lãnh tụ marxist, được đem ra áp dụng. Để có thể tiếp tục nắm quyền, Lenin và Trotzky không những đã chấp nhận chính sách cải cách nông nghiệp mà còn biến nó thành một phần của cương lĩnh của chính mình và dùng nó làm lá chắn nhằm chống lại những cuộc tấn công, cả ở trong nước lẫn từ nước ngoài. Những người Bolshevik đã giành được niềm tin của đa số nhân dân Nga bằng cách như thế đấy. Từ khi áp dụng chính sách phân chia ruộng đất, chính quyền Bolshevik nhận được đồng thuận và ủng hộ chứ không còn đi ngược lại ý chí của đa số dân chúng nữa. Họ chỉ còn hai sự lựa chọn: từ bỏ cương lĩnh hay từ bỏ chính quyền. Họ đã chọn cái thứ nhất và tiếp tục cầm quyền. Không thể có khả năng thứ ba, tức là thực hiện cương lĩnh bằng vũ lực, trái với nguyện vọng của nhân dân. Tương tự như tất cả những nhóm thiểu số có quyết tâm và được tổ chức tốt khác, những người Bolshevik có thể cướp được chính quyền bằng vũ lực và giữ được chính quyền trong một thời gian ngắn. Nhưng về lâu dài khả năng nắm quyền của họ cũng chẳng hơn gì bất kì nhóm thiểu số nào khác. Mọi cố gắng của Bạch Vệ nhằm trục xuất những người Bolshevik đều thất bại vì không được đa số dân chúng ủng hộ. Nhưng ngay cả nếu thành công thì họ cũng phải tôn trọng ước muốn của đa số dân chúng. Sau khi việc chia ruộng đã được thực hiện thì Bạch Vệ cũng không thể nào thay đổi được nữa, trả lại ruộng bị tịch thu cho địa chủ là việc làm bất khả thi.

Only a group that can count on the consent of the governed can establish a lasting regime. Whoever wants to see the world governed according to his own ideas must strive for dominion over men's minds. It is impossible, in the long run, to subject men against their will to a regime that they reject. Whoever tries to do so by force will ultimately come to grief, and the struggles provoked by his attempt will do more harm than the worst government based on the consent of the governed could ever do. Men cannot be made happy against their will.

Chỉ những nhóm tìm được sự đồng thuận của những người bị trị thì mới có thể thiết lập được chế độ có tuổi thọ lâu dài mà thôi. Kẻ, muốn thấy thế giới được cai trị theo những tư tưởng của hắn, sẽ buộc phải tìm cách chi phối tư tưởng của con người. Về dài hạn, bắt dân chúng tuân phục chế độ mà họ không chấp nhận là việc làm bất khả thi. Kẻ cố tình làm điều đó bằng vũ lực cuối cùng nhất định sẽ bị thất bại và những cuộc đấu tranh do hắn kích động sẽ gây ra nhiều tai hoạ hơn là một chính phủ tồi tệ nhất nhưng được nhân dân ủng hộ có thể làm. Làm trái ý người ta thì làm sao người ta hạnh phúc cho được?

10. The Argument of Fascism

If liberalism nowhere found complete acceptance, its success in the nineteenth century went so far at least as that some of the most important of its principles were considered beyond dispute. Before 1914, even the most dogged and bitter enemies of liberalism had to resign themselves to allowing many liberal principles to pass unchallenged. Even in Russia, where only a few feeble rays of liberalism had penetrated, the supporters of the Czarist despotism, in persecuting their opponents, still had to take into consideration the liberal opinions of Europe; and during the World War, the war parties in the belligerent nations, with all their zeal, still had to practice a certain moderation in their struggle against internal opposition.

10. Luận cứ của chủ nghĩa phát xít

Mặc dù chủ nghĩa tự do chưa được công nhận một cách triệt để ở bất cứ đâu, nhưng thành tựu của nó trong thế kỉ XIX đã tiến xa đến mức một số nguyên tắc quan trọng nhất của nó đã được coi là đương nhiên, không cần tranh luận nữa. Trước năm 1914, ngay cả những kẻ thù lì lợm nhất và quyết liệt nhất của nó cũng đã buộc phải chấp nhận sự kiện đó. Ngay cả ở nước Nga - tức là nơi mới chỉ tiếp nhận được những tia sáng yếu ớt của chủ nghĩa tự do - phe bảo hoàng, trong khi tiếp tục khủng bố những người đối lập, cũng phải để ý đến những quan điểm tự do ở châu Âu. Trong cuộc Thế chiến vừa qua (Chiến tranh Thế giới I –ND), các phe quân sự trong các nước tham chiến, dù tỏ ra hung hăng, nhưng trong cuộc đấu tranh với những người đối lập ở trong nước vẫn phải tỏ ra mềm mỏng.

Only when the Marxist Social Democrats had gained the upper hand and taken power in the belief that the age of liberalism and capitalism had passed forever did the last concessions disappear that it had still been thought necessary to make to the liberal ideology. The parties of the Third International consider any means as permissible if it seems to give promise of helping them in their struggle to achieve their ends. Whoever does not unconditionally acknowledge all their teachings as the only correct ones and stand by them through thick and thin has, in their opinion, incurred the penalty of death; and they do not hesitate to exterminate him and his whole family, infants included, whenever and wherever it is physically possible.

Chỉ đến khi những người dân chủ xã hội theo đường lối marxist thắng thế và giành được quyền lực với niềm tin rằng thời đại của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản đã vĩnh viễn cáo chung rồi thì sự nhượng bộ tư tưởng tự do, mà trước đấy người ta vẫn cho là cần thiết, mới chấm dứt. Các đảng của Quốc tế III chấp nhận mọi phương tiện, chỉ cần chúng hứa hẹn giúp họ giành được mục tiêu trong cuộc đấu tranh là được. Theo quan điểm của họ, bất cứ người nào không công nhận và không ủng hộ toàn bộ học thuyết của họ một cách vô điều kiện đều đáng tội chết; và họ sẽ không run tay tiêu diệt người đó, cũng như gia đình người đó, kể cả trẻ con - bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, khi hoàn cảnh cho phép.

The frank espousal of a policy of annihilating opponents and the murders committed in the pursuance of it have given rise to an opposition movement. All at once the scales fell from the eyes of the non-Communist enemies of liberalism. Until then they had believed that even in a struggle against a hateful opponent one still had to respect certain liberal principles. They had had, even though reluctantly, to exclude murder and assassination from the list of measures to be resorted to in political struggles. They had had to resign themselves to many limitations in persecuting the opposition press and in suppressing the spoken word. Now, all at once, they saw that opponents had risen up who gave no heed to such considerations and for whom any means was good enough to defeat an adversary. The militaristic and nationalistic enemies of the Third International felt themselves cheated by liberalism. Liberalism, they thought, stayed their hand when they desired to strike a blow against the revolutionary parties while it was still possible to do so. If liberalism had not hindered them, they would, so they believe, have bloodily nipped the revolutionary movements in the bud. Revolutionary ideas had been able to take root and flourish only because of the tolerance they had been accorded by their opponents, whose will power had been enfeebled by a regard for liberal principles that, as events subsequently proved, was overscrupulous. If the idea had occurred to them years ago that it is permissible to crush ruthlessly every revolutionary movement, the victories that the Third International has won since 1917 would never have been possible. For the militarists and nationalists believe that when it comes to shooting and fighting, they themselves are the most accurate marksmen and the most adroit fighters.

Việc thi hành một cách công khai chính sách tiêu diệt đối thủ và giết chóc nhằm thực hiện đường lối đó đã tạo điều kiện cho phong trào đối lập ngóc đầu dậy. Kẻ thù phi-cộng-sản của chủ nghĩa tự do lập tức sáng mắt ra. Trước đây họ vẫn còn tin rằng ngay cả trong cuộc đấu tranh với những đối thủ đáng ghét nhất người ta cũng phải tôn trọng một số nguyên tắc nhất định của chủ nghĩa tự do. Dù không muốn, nhưng họ vẫn buộc phải loại bỏ việc giết người và mưu sát khỏi danh sách những biện pháp có thể được áp dụng trong cuộc đấu tranh chính trị. Họ buộc phải chấp nhận một số hạn chế trong việc ngược đãi báo chí đối lập và đàn áp tự do ngôn luận. Bây giờ họ bỗng thấy những đối thủ mới xuất hiện, đấy là những kẻ không quan tâm tới những lí lẽ như thế, mọi phương tiện đối với họ đều là tốt, miễn là đánh bại được kẻ thù. Kẻ thù theo đường lối quân phiệt và dân tộc chủ nghĩa của Quốc tế III cảm thấy như bị chủ nghĩa tự do đánh lừa. Họ cho rằng trong lúc điều kiện vẫn còn và khi họ đang muốn giáng trả các đảng cách mạng thì chủ nghĩa tự do đã trói chân trói tay họ. Họ tin rằng nếu không bị chủ nghĩa tự do cản trở thì họ đã dẫm nát phong trào cách mạng ngay từ trong trứng nước rồi. Các tư tưởng cách mạng chỉ có thể bén rễ và đơm hoa kết trái vì đối thủ của chúng đã tỏ ra khoan dung; việc tôn trọng, mà sau này mới biết là quá đáng, các nguyên tắc tự do đã làm cho họ nhụt chí. Nếu trước đây họ đã nhận thức được rằng cần phải đàn áp một cách dã man mọi phong trào cách mạng thì Quốc tế III không thể giành chiến thắng vào năm 1917 được. Những kẻ quân phiệt và dân tộc chủ nghĩa tin rằng khi cần bóp cò và đánh nhau thì họ chính là những người thiện xạ nhất và là những chiến binh khéo léo nhất.

The fundamental idea of these movements - which, from the name of the most grandiose and tightly disciplined among them, the Italian, may, in general, be designated as Fascist - consists in the proposal to make use of the same unscrupulous methods in the struggle against the Third International as the latter employs against its opponents. The Third International seeks to exterminate its adversaries and their ideas in the same way that the hygienist strives to exterminate a pestilential bacillus; it considers itself in no way bound by the terms of any compact that it may conclude with opponents, and it deems any crime, any lie, and any calumny permissible in carrying on its struggle. The Fascists, at least in principle, profess the same intentions. That they have not yet succeeded as fully as the Russian Bolsheviks in freeing themselves from a certain regard for liberal notions and ideas and traditional ethical precepts is to be attributed solely to the fact that the Fascists carry on their work among nations in which the intellectual and moral heritage of some thousands of years of civilization cannot be destroyed at one blow, and not among the barbarian peoples on both sides of the Urals, whose relationship to civilization has never been any other than that of marauding denizens of forest and desert accustomed to engage, from time to time, in predatory raids on civilized lands in the hunt for booty. Because of this difference, Fascism will never succeed as completely as Russian Bolshevism in freeing itself from the power of liberal ideas. Only under the fresh impression of the murders and atrocities perpetrated by the supporters of the Soviets were Germans and Italians able to block out the remembrance of the traditional restraints of justice and morality and find the impulse to bloody counteraction. The deeds of the Fascists and of other parties corresponding to them were emotional reflex actions evoked by indignation at the deeds of the Bolsheviks and Communists. As soon as the first flush of anger had passed, their policy took a more moderate course and will probably become even more so with the passage of time.

Tư tưởng căn bản của các phong trào này - từ tên gọi của phong trào hoành tráng nhất và có kỉ luật nhất, ở Ý, có thể định danh là phát xít – là sử dụng những biện pháp vô luân trong cuộc đấu tranh chống Quốc tế III, tức là những biện pháp từng được tổ chức này sử dụng nhằm chống lại các đối thủ của mình. Quốc tế III tìm cách tiêu diệt đối thủ và tư tưởng của đối thủ bằng những biện pháp giống như các biện pháp mà bác sĩ vệ sinh phòng dịch sử dụng trong cuộc chiến chống bệnh truyền nhiễm vậy; phong trào này cho rằng họ không bị giới hạn bởi bất kì điều khoản của bất kì thoả ước nào mà họ có thể kí với đối thủ, họ nghĩ rằng trong cuộc đấu tranh này họ có thể phạm mọi tội ác, có thể nói dối và vu khống. Về nguyên tắc, bọn phát xít cũng công khai theo đuổi những ý định như thế. Việc họ chưa tự giải thoát hoàn toàn khỏi một số khái niệm và tư tưởng của chủ nghĩa tự do cũng như các qui tắc đạo đức truyền thống như những người Bolshevik ở Nga đã làm là do một nguyên nhân duy nhất sau đây: bọn phát xít hoạt động trong những nước có di sản văn hoá và đạo đức kéo dài đã hàng ngàn năm, không thể phá vỡ ngay được, chứ không phải là chúng đang hoạt động trong các dân tộc bán khai hai bên dãy núi Ural, từ trước đến nay quan hệ của những người đó với nền văn minh cũng chẳng khác gì bọn lục lâm thảo khấu ở trong rừng rậm hay trong sa mạc, thỉnh thoảng lại tấn công cướp bóc những khu vực văn minh. Do sự khác biệt như thế mà chủ nghĩa phát xít sẽ không bao giờ tự giải thoát hoàn toàn khỏi những tư tưởng của chủ nghĩa tự do, như chủ nghĩa Bolshevik ở Nga đã làm. Chính do những ấn tượng tươi mới của những vụ giết người và bạo hành ở Liên Xô mà bọn phát xít ở Đức và Ý mới có thể xoá bỏ được những ràng buộc mang tính truyền thống về luật pháp và đạo đức và tìm được xung lực cho những hành động đàn áp đẫm máu như thế. Hành động của bọn phát xít và những đảng tương tự như chúng chính là những phản ứng cảm tính do sự phẫn nộ trước những hành động của những người Bolshevik và cộng sản gây ra. Ngay sau khi cơn giận dữ ban đầu trôi qua, chính sách của chúng sẽ ôn hoà hơn và thậm chí, có thể, cùng với thời gian còn trở nên ôn hoà hơn nữa.

(Xin nhắc lại rằng tác phẩm này được xuất bản vào năm 1927. Sau này những người theo phái tự do không còn hi vọng hợp tác với bọn phát xít trong cuộc đấu tranh chống cộng nữa – chú thích của bản tiếng Nga - ND).

This moderation is the result of the fact that traditional liberal views still continue to have an unconscious influence on the Fascists. But however far this may go, one must not fail to recognize that the conversion of the Rightist parties to the tactics of Fascism shows that the battle against liberalism has resulted in successes that, only a short time ago, would have been considered completely unthinkable. Many people approve of the methods of Fascism, even though its economic program is altogether antiliberal and its policy completely interventionist, because it is far from practicing the senseless and unrestrained destructionism that has stamped the Communists as the archenemies of civilization. Still others, in full knowledge of the evil that Fascist economic policy brings with it, view Fascism, in comparison with Bolshevism and Sovietism, as at least the lesser evil. For the majority of its public and secret supporters and admirers, however, its appeal consists precisely in the violence of its methods.

Thái độ ôn hoà như vậy chính là kết quả của sự kiện là những quan niệm tự do truyền thống tiếp tục tạo được ảnh hưởng một cách vô thức lên nhận thức của bọn phát xít. Dù sao mặc lòng, người ta buộc phải công nhận rằng việc các đảng cánh hữu chấp nhận chiến thuật của bọn phát xít cho thấy: cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tự do đã giành được những thắng lợi mà trước đó mấy năm không ai có thể tưởng tượng được. Mặc dù cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa phát xít nói chung là phản tự do và chính sách của nó là can thiệp một cách toàn diện, nhưng nhiều người vẫn ủng hộ vì chúng không thi hành chính sách phá hoại vô nghĩa và không có giới hạn nào, một chính sách đã đóng dấu kẻ thù không đội trời chung của nền văn minh lên trán những người cộng sản. Trong khi một số người khác, mặc dù biết rõ những tai hoạ mà chính sách kinh tế phát xít sẽ mang đến cho nhân loại, vẫn coi chủ nghĩa phát xít là một tai hoạ còn dễ chịu hơn là chủ nghĩa cộng sản và chế độ Xô Viết. Nhưng với đa số người ủng hộ và hâm mộ, cả công khai lẫn bí mật, thì sức hấp dẫn của chủ nghĩa phát xít lại chính là những biện pháp đầy bạo lực của nó.

Now it cannot be denied that the only way one can offer effective resistance to violent assaults is by violence. Against the weapons of the Bolsheviks, weapons must be used in reprisal, and it would be a mistake to display weakness before murderers. No liberal has ever called this into question. What distinguishes liberal from Fascist political tactics is not a difference of opinion in regard to the necessity of using armed force to resist armed attackers, but a difference in the fundamental estimation of the role of violence in a struggle for power. The great danger threatening domestic policy from the side of Fascism lies in its complete faith in the decisive power of violence. In order to assure success, one must be imbued with the will to victory and always proceed violently. This is its highest principle. What happens, however, when one's opponent, similarly animated by the will to be victorious, acts just as violently? The result must be a battle, a civil war. The ultimate victor to emerge from such conflicts will be the faction strongest in number. In the long run, a minority -- even if it is composed of the most capable and energetic -- cannot succeed in resisting the majority. The decisive question, therefore, always remains: How does one obtain a majority for one's own party? This, however, is a purely intellectual matter. It is a victory that can be won only with the weapons of the intellect, never by force. The suppression of all opposition by sheer violence is a most unsuitable way to win adherents to one's cause. Resort to naked force -- that is, without justification in terms of intellectual arguments accepted by public opinion -- merely gains new friends for those whom one is thereby trying to combat. In a battle between force and an idea, the latter always prevails.

Bây giờ thì không thể nào phủ nhận được rằng biện pháp duy nhất có thể đáp trả được bạo lực chính là bạo lực. Vũ khí phải được sử dụng trong cuộc chiến đấu nhằm chống lại vũ khí của những người Bolshevik và sẽ là sai lầm nếu tỏ ra yếu đối trước bọn sát nhân. Không một người theo trường phái tự do nào lại tỏ ra nghi ngờ chuyện đó. Chiến thuật của những người theo phái tự do khác với chiến thuật của phát xít không phải ở quan niệm về nhu cầu sử dụng vũ lực nhằm chống lại những cuộc tấn công bằng vũ lực mà ở sự khác biệt trong việc đánh giá mang tính nền tảng về vai trò của vũ lực trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Mối nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít đối với chính sách đối nội nằm ở chỗ họ tuyệt đối tin tưởng vào vai trò quyết định của bạo lực. Muốn giành thắng lợi thì phải quyết tâm và luôn luôn sử dụng bạo lực. Đấy là nguyên tắc tối cao của họ. Chuyện gì sẽ xảy ra một khi đối thủ cũng đầy quyết tâm và cũng sẵn sàng sử dụng bạo lực như thế? Kết quả chắc chắn sẽ là chiến tranh, nội chiến. Người chiến thắng cuối cùng sẽ là bên có đông người nhất. Về lâu dài, phe thiểu số - ngay cả khi đấy là những người có năng lực và nghị lực nhất – cũng không thể thắng được đa số. Như vậy là câu hỏi quyết định nhất vẫn còn nguyên giá trị: làm sao lôi kéo được đa số về phe với mình? Nhưng đây chỉ là vấn đề thuần tuý trí tuệ. Đấy là chiến thắng của trí tuệ chứ không phải là chiến thắng của vũ lực. Muốn người ta gắn bó với đường lối của mình thì đàn áp tất cả các lực lượng đối lập bằng vũ lực là biện pháp hoàn toàn không phù hợp. Sử dụng bạo lực trần trụi – nghĩa là không cần biện hộ bằng những luận cứ được xã hội công nhận - chỉ làm cho những kẻ mà ta muốn đánh có thêm nhiều bạn bè mà thôi. Trong cuộc đấu tranh giữa bạo lực và tư tưởng, tư tưởng bao giờ cũng chiến thắng.

Fascism can triumph today because universal indignation at the infamies committed by the socialists and communists has obtained for it the sympathies of wide circles. But when the fresh impression of the crimes of the Bolsheviks has paled, the socialist program will once again exercise its power of attraction on the masses. For Fascism does nothing to combat it except to suppress socialist ideas and to persecute the people who spread them. If it wanted really to combat socialism, it would have to oppose it with ideas. There is, however, only one idea that can be effectively opposed to socialism, viz., that of liberalism.

Hiện nay chủ nghĩa phát xít có thể giành chiến thắng vì lòng căm thù những tội ác mà những người cộng sản và xã hội chủ nghĩa gây ra cho nhân loại đã làm cho nhiều giới có cảm tình với chúng. Nhưng khi ấn tượng tươi mới về tội ác của những người Bolshevik đã phai mờ thì cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội sẽ lại có sức hấp dẫn đối với quần chúng. Vì chủ nghĩa phát xít không tiến hành cuộc chiến đấu nhằm đánh bại nó, họ chỉ làm mỗi một việc là đàn áp những tư tưởng xã hội chủ nghĩa và khủng bố những người truyền bá những tư tưởng đó mà thôi. Nếu họ thực sự muốn chiến thắng chủ nghĩa xã hội thì họ phải lấy tư tưởng làm vũ khí để đối địch với nó. Nhưng chỉ có một hệ tư tưởng có thể đối địch một cách hiệu quả với chủ nghĩa xã hội, đấy chính là chủ nghĩa tự do.

It has often been said that nothing furthers a cause more than creating, martyrs for it. This is only approximately correct. What strengthens the cause of the persecuted faction is not the martyrdom of its adherents, but the fact that they are being attacked by force, and not by intellectual weapons. Repression by brute force is always a confession of the inability to make use of the better weapons of the intellect -- better because they alone give promise of final success. This is the fundamental error from which Fascism suffers and which will ultimately cause its downfall. The victory of Fascism in a number of countries is only an episode in the long series of struggles over the problem of property. The next episode will be the victory of Communism. The ultimate outcome of the struggle, however, will not be decided by arms, but by ideas. It is ideas that group men into fighting factions, that press the weapons into their hands, and that determine against whom and for whom the weapons shall be used. It is they alone, and not arms, that, in the last analysis, turn the scales.

Như người ta thường nói, tạo ra thánh tử đạo là cách thúc đẩy sự nghiệp nhanh chóng nhất. Câu đó chỉ đúng một phần. Không phải sự đoạ đầy của những người ủng hộ phe bị đàn áp mà chính là việc nó bị tấn công bằng vũ lực chứ không phải bằng trí tuệ đã làm cho phe đó mạnh lên. Đàn áp bằng vũ lực bạo tàn chính là lời thú nhận về sự bất lực về mặt trí tuệ, trí tuệ là vũ khí hữu hiệu hơn bởi vì chỉ có nó mới có thể hứa hẹn chiến thắng cuối cùng. Đấy chính là sai lầm căn bản của chủ nghĩa phát xít và đấy cũng là nguyên nhân đưa nó đến chỗ sụp đổ. Chiến thắng của chủ nghĩa phát xít trong một loạt nước chỉ là một giai đoạn trong cuộc đấu tranh lâu dài về vấn đề sở hữu. Giai đoạn sau sẽ là chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh sẽ được giải quyết không phải bằng vũ khí mà bằng tư tưởng. Chính các tư tưởng đã chia người ta thành những nhóm đối chọi với nhau, tư tưởng đã đưa vũ khí vào tay họ, và tư tưởng quyết định vũ khí sẽ được dùng để bảo vệ ai và chống lại ai. Chính tư tưởng, chứ không phải vũ khí, sẽ đưa ra kết quả sau cùng.

So much for the domestic policy of Fascism. That its foreign policy, based as it is on the avowed principle of force in international relations, cannot fail to give rise to an endless series of wars that must destroy all of modern civilization requires no further discussion. To maintain and further raise our present level of economic development, peace among nations must be assured. But they cannot live together in peace if the basic tenet of the ideology by which they are governed is the belief that one's own nation can secure its place in the community of nations by force alone.

Đấy là nói về chính sách đối nội của chủ nghĩa phát xít. Chính sách đối ngoại, dựa trên nguyên tắc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế, không thể không tạo ra những cuộc chiến tranh bất tận, chắc chắn sẽ huỷ diệt toàn bộ nền văn minh hiện nay. Đấy là điều không cần phải thảo luận nữa. Muốn giữ vững và thúc đẩy hơn nữa trình độ phát triển kinh tế thì cần phải bảo đảm nền hoà bình giữa các dân tộc. Nhưng các dân tộc không thể sống trong hoà bình nếu hệ tư tưởng chủ đạo của họ lại là niềm tin rằng các dân tộc phải dũng vũ lực thì mới bảo vệ được vị trí của mình trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới.

It cannot be denied that Fascism and similar movements aiming at the establishment of dictatorships are full of the best intentions and that their intervention has, for the moment, saved European civilization. The merit that Fascism has thereby won for itself will live on eternally in history. But though its policy has brought salvation for the moment, it is not of the kind which could promise continued success. Fascism was an emergency makeshift. To view it as something more would be a fatal error.

Không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa phát xít và những phong trào hướng đến việc thiết lập các chế độ độc tài tương tự như thế đều là những phong trào có dự định tốt đẹp nhất và sự can thiệp của chúng trong thời điểm hiện nay đã cứu được nền văn minh châu Âu. Công lao mà chủ nghĩa phát xít đã giành được sẽ còn mãi với lịch sử. Nhưng mặc dù trong thời điểm này, chính sách của nó đã cứu được nền văn minh châu Âu, đấy vẫn không phải là chính sách hứu hẹn sẽ thành công trong dài hạn. Chủ nghĩa phát xít là biện pháp cấp bách tạm thời. Sẽ là sai lầm chết người nếu coi nó là một cái gì hơn thế

[Hiện nay những dòng này nghe chẳng khác gì sự nhắc nhở về cái giá khủng khiếp mà nền văn minh của chúng ta đã phải trả vì sự mù loà đầy bi kịch của những đại diện đầy uy tín của giới tinh hoa trí thức ở cả phía Đông lẫn phía Tây châu Âu – chú thích của bản tiếng Nga – ND].

11. The Limits of Governmental Activity

As the liberal sees it, the task of the state consists solely and exclusively in guaranteeing the protection of life, health, liberty, and private property against violent attacks. Everything that goes beyond this is an evil. A government that, instead of fulfilling its task, sought to go so far as actually to infringe on personal security of life and health, freedom, and property would, of course, be altogether bad.

11. Giới hạn hoạt động của chính phủ

Người theo trường phái tự do cho rằng nhiệm vụ của nhà nước chỉ và dứt khoát chỉ là bảo đảm việc giữ gìn đời sống, sức khoẻ, tự do và sở hữu tư nhân khỏi những cuộc tấn công bằng bạo lực mà thôi. Ngoài những cái đó ra đều là không tốt. Chính phủ, thay vì thực hiện nhiệm vụ của mình, lại đi xa đến mức, thí dụ, như can thiệp vào sự an toàn về cuộc sống và sức khoẻ, tự do và tài sản của cá nhân, dĩ nhiên là hoàn toàn không tốt.

Still, as Jacob Burckhardt says, power is evil in itself, no matter who exercises it. It tends to corrupt those who wield it and leads to abuse. Not only absolute sovereigns and aristocrats, but the masses also, in whose hands democracy entrusts the supreme power of government, are only too easily inclined to excesses.

Nhưng, như Jacob Burckhardt đã nói: quyền lực tự nó đã là xấu, ai sử dụng không quan trọng. Quyền lực có thể làm băng hoại người cầm quyền và dẫn đến lạm dụng. Không chỉ những ông vua và những nhà quí tộc nắm quyền tuyệt đối, mà quần chúng, khi chế độ dân chủ giao vào tay họ quyền lực tối cao của chính phủ, cũng rất dễ có xu hướng thái quá.

In the United States, the manufacture and sale of alcoholic beverages are prohibited. Other countries do not go so far, but nearly everywhere some restrictions are imposed on the sale of opium, cocaine, and similar narcotics. It is universally deemed one of the tasks of legislation and government to protect the individual from himself. Even those who otherwise generally have misgivings about extending the area of governmental activity consider it quite proper that the freedom of the individual should be curtailed in this respect, and they think that only a benighted doctrinairism could oppose such prohibitions. Indeed, so general is the acceptance of this kind of interference by the authorities in the life of the individual that those who, are opposed to liberalism on principle are prone to base their argument on the ostensibly undisputed acknowledgment of the necessity of such prohibitions and to draw from it the conclusion that complete freedom is an evil and that some measure of restriction must be imposed upon the freedom of the individual by the governmental authorities in their capacity as guardians of his welfare. The question cannot be whether the authorities ought to impose restrictions upon the freedom of the individual, but only how far they ought to go in this respect.

Ở Mĩ việc sản xuất và buôn bán rượu bị cấm đoán. [Ý nói đến điều luật gọi là “luật khô” ở Mĩ –chú thích của bản tiếng Nga – ND]. Những nước khác không đi xa đến như thế, nhưng hầu như ở đâu cũng có những hạn chế đối việc mua bán thuộc phiện, cocaine, và những loại ma tuý khác. Có vẻ như ở đâu người ta cũng cho rằng một trong những nhiệm vụ của ngành lập pháp và chính phủ là bảo vệ cá nhân khỏi chính anh ta. Ngay cả những người, mà trong những lĩnh vực khác thường lo ngại về sự mở rộng lĩnh vực hoạt động của chính phủ, cũng cho rằng về khía cạnh này, quyền tự do cá nhân bị ngăn chặn là đúng, thậm chí họ còn nghĩ rằng chỉ có những lí thuyết gia cố chấp ngu ngốc mới có thể phản đối những cấm đoán như thế. Trên thực tế, việc can thiệp kiểu như thế của chính quyền vào đời sống cá nhân được chấp nhận rộng rãi đến mức những người chống đối chủ nghĩa tự do có xu hướng xây dựng lí lẽ và rút ra kết luận rằng tự do tuyệt đối là không tốt và chính phủ, trong vai trò người bảo vệ hạnh phúc, cần phải có một số biện pháp ngăn chặn đối với quyền tự do cá nhân. Người ta không hỏi chính phủ có phải ngăn chặn quyền tự do cá nhân hay không, người ta chỉ hỏi những biện pháp ngăn chặn có thể đi xa đến mức nào mà thôi.

No words need be wasted over the fact that all these narcotics are harmful. The question whether even a small quantity of alcohol is harmful or whether the harm results only from the abuse of alcoholic beverages is not at issue here. It is an established fact that alcoholism, cocainism, and morphinism are deadly enemies of life, of health, and of the capacity for work and enjoyment; and a utilitarian must therefore consider them as vices. But this is far from demonstrating that the authorities must interpose to suppress these vices by commercial prohibitions, nor is it by any means evident that such intervention on the part of the government is really capable of suppressing them or that, even if this end could be attained, it might not therewith open up a Pandora's box of other dangers, no less mischievous than alcoholism and morphinism.

Không cần phí lời để bàn về sự kiện là tất cả các loại ma tuý đều có hại. Câu hỏi là một ít rượu có có hại hay không hay chỉ có hại khi rượu bị lạm dụng cũng không phải là vấn đề cần thảo luận ở đây. Sự kiện đã được xác định là nghiện rượu, nghiện cocaine, nghiện morphine rất có hại cho đời sống, sức khoẻ, khả năng lao động và nghỉ ngơi và vì vậy mà những người theo chủ nghĩa công lợi phải coi đấy là những tệ nạn. Nhưng như thế không có nghĩa là chính phủ phải ngăn chặn những tệ nạn này bằng cách cấm buôn bán chúng. Chưa có gì chứng tỏ rằng sự can thiệp của chính phủ có thể ngăn chặn được những thói xấu đó, và ngay cả có ngăn chặn được thì điều đó cũng không có nghĩa là nó không mở cái hòm Pandora và từ đó không xuất hiện những mối hiểm nguy còn khủng khiếp hơn là tệ nghiện rượu và nghiện morphine.

Whoever is convinced that indulgence or excessive indulgence in these poisons is pernicious is not hindered from living abstemiously or temperately. This question cannot be treated exclusively in reference to alcoholism, morphinism, cocainism, etc., which all reasonable men acknowledge to be evils. For if the majority of citizens is, in principle, conceded the right to impose its way of life upon a minority, it is impossible to stop at prohibitions against indulgence in alcohol, morphine, cocaine, and similar poisons. Why should not what is valid for these poisons be valid also for nicotine, caffeine, and the like? Why should not the state generally prescribe which foods may be indulged in and which must be avoided because they are injurious? In sports too, many people are prone to carry their indulgence further than their strength will allow. Why should not the state interfere here as well? Few men know how to be temperate in their sexual life, and it seems especially difficult for aging persons to understand that they should cease entirely to indulge in such pleasures or, at least, do so in moderation. Should not the state intervene here too? More harmful still than all these pleasures, many will say, is the reading of evil literature. Should a press pandering to the lowest instincts of man be allowed to corrupt the soul? Should not the exhibition of pornographic pictures, of obscene plays, in short, of all allurements to immorality, be prohibited? And is not the dissemination of false sociological doctrines just as injurious to men and nations? Should men be permitted to incite others to civil war and to wars against foreign countries? And should scurrilous lampoons and blasphemous diatribes be allowed to undermine respect for God and the Church?

Không ai cản trở những người cho rằng sử dụng hay lạm dụng những chất độc đó là có hại được sống một cách chừng mực và điều độ. Không nên coi vấn đề này chỉ liên quan đến tệ nghiện rượu, nghiện morphine và cocaine ..v..v.. mà ai cũng biết là không tốt rồi. Vì nếu về nguyên tắc, đa số các công dân có quyền áp đặt lối sống của mình cho thiểu số thì việc cấm đoán sẽ không dừng lại ở rượu, morphine, cocaine và những chất độc hại tương tự khác. Tại sao có thể cấm các chất đó mà không cấm nicotine, caffeine và những chất tương tự khác? Tại sao chính phủ lại không qui định có thể ăn loại thức ăn nào, không nên ăn loại thức ăn nào vì đấy là thức ăn có hại? Trong lĩnh vực thể thao nhiều người có xu hướng làm quá sức mình. Tại sao chính phủ không can thiệp trong lĩnh vực này? Ít người biết cách kiềm chế trong đời sống tình dục, và có vẻ như những người già yếu không chịu hiểu rằng họ nên chấm dứt hoàn toàn thú vui này hoặc chỉ nên vừa phải thôi. Chính phủ có cần can thiệp không? Một số người có thể nói rằng đọc sách báo độc hại còn nguy hiểm hơn những thứ đó nữa. Có cho phép xuất bản những loại sách báo chuyên thoả mãn những bản năng thấp hèn của con người để rồi chúng sẽ làm băng hoại tâm hồn họ hay không? Có nên cấm tranh ảnh khiêu dâm, những vở kịch đồi truỵ và tóm lại là tất cả những gì có thể lôi kéo người ta vào con đường vô đạo hay không? Và việc truyền bá những lí thuyết xã hội học sai lầm có làm bại hoại con người và các dân tộc hay không? Kích động nội chiến và chiến tranh giữa các dân tộc có bị cấm đoán hay không? Những tác phẩm báng bổ lỗ mãng và những câu chuyện hồ đồ làm hại đến thanh danh của Chúa và Nhà thờ có bị cấm hay không?

We see that as soon as we surrender the principle that the state should not interfere in any questions touching on the individual's mode of life, we end by regulating and restricting the latter down to the smallest detail. The personal freedom of the individual is abrogated. He becomes a slave of the community, bound to obey the dictates of the majority. It is hardly necessary to expatiate on the ways in which such powers could be abused by malevolent persons in authority. The wielding, of powers of this kind even by men imbued with the best of intentions must needs reduce the world to a graveyard of the spirit. All mankind's progress has been achieved as a result of the initiative of a small minority that began to deviate from the ideas and customs of the majority until their example finally moved the others to accept the innovation themselves. To give the majority the right to dictate to the minority what it is to think, to read, and to do is to put a stop to progress once and for all.

Như chúng ta đã thấy, chỉ cần từ bỏ nguyên tắc nói rằng chính phủ không được can thiệp vào bất cứ vấn đề nào liên quan đến cách sống của cá nhân là chúng ta sẽ tiến dần đến việc điều tiết và ngăn cấm cả những tiểu tiết nhỏ nhặt nhất. Quyền tự do cá nhân sẽ bị huỷ bỏ. Cá nhân sẽ trở thành nô lệ của cộng đồng, phải tuân theo mệnh lệnh của đa số. Chẳng cần phải nói thêm nữa về cách thức mà những kẻ cầm quyền chẳng ra gì có thể lạm dụng quyền lực ở đây. Khi đã nắm được quyền lực như thế, ngay cả những người có những ý định tốt nhất cũng chắc chắn sẽ biến thế giới thành nghĩa địa của tâm hồn. Toàn bộ nền văn minh nhân loại là kết quả của những sáng kiến của thiểu số nhỏ bé, những người đầu tiên xa rời tư tưởng và tập quán của đa số, sau đó đa số mới chấp nhận sáng kiến của họ. Cho đa số quyền hạ lệnh cho thiểu số nghĩ gì, đọc gì và làm gì đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết, một lần và vĩnh viễn, cho sự tiến bộ.

Let no one object that the struggle against morphinism and the struggle against "evil" literature are two quite different things. The only difference between them is that some of the same people who favor the prohibition of the former will not agree to the prohibition of the latter. In the United States, the Methodists and Fundamentalists, right after the passage of the law prohibiting the manufacture and sale of alcoholic beverages, took up the struggle for the suppression of the theory of evolution, and they have already succeeded in ousting Darwinism from the schools in a number of states. In Soviet Russia, every free expression of opinion is suppressed. Whether or not permission is granted for a book to be published depends on the discretion of a number of uneducated and uncultivated fanatics who have been placed in charge of the arm of the government empowered to concern itself with such matters.

Chớ nên nói rằng cuộc đấu tranh chống việc lạm dụng morphine và cuộc đấu tranh chống văn hoá phẩm “đồi truỵ” là hai việc khác nhau. Khác biệt duy nhất giữa chúng là một số trong chính những người ủng hộ cuộc đấu tranh chống lạm dụng morphine không đồng ý chống văn hoá phẩm “đối truỵ”, chỉ có thế thôi. Ở Mĩ, những người theo trường phái giám lí và những người chính thống trong giáo hội Thiên chúa giáo, sau khi thông qua được luật chống sản xuất và buôn bán rượu đã tiếp tục đấu tranh nhằm đàn áp thuyết tiến hoá và đã đẩy được thuyết Darwin ra khỏi trường học trong một loạt tiểu bang. Ở nước Nga Xô Viết mọi biểu hiện của tự do phát biểu đều bị cấm đoán. Việc một cuốn sách nào đó có được xuất bản hay không phụ thuộc vào thái độ tuỳ tiện của một loạt những kẻ cuồng tín ít học và vô văn hoá được chính phủ giao cho trách nhiệm về vấn đề này.

The propensity of our contemporaries to demand authoritarian prohibition as soon as something does not please them, and their readiness to submit to such prohibitions even when what is prohibited is quite agreeable to them shows how deeply ingrained the spirit of servility still remains within them. It will require many long years of self-education until the subject can turn himself into the citizen. A free man must be able to endure it when his fellow men act and live otherwise than he considers proper. He must free himself from the habit, just as soon as something does not please him, of calling for the police.

Những người đương thời với chúng ta có xu hướng đòi chính phủ cấm đoán ngay lập tức những thứ không làm họ hài lòng và việc họ sẵn sàng chấp nhận những cấm đoán như thế ngay cả khi đấy là những thứ phù hợp với họ chứng tỏ rằng tinh thần nô lệ đã ăn sâu bén rễ trong lòng người ta đến mức nào. Cần phải nhiều năm tự học thì một người nô lệ mới có thể trở thành công dân tự do. Người tự do phải biết chịu đựng khi những người đồng bào với mình hành động và sống khác với cách mà anh ta cho là đúng đắn. Anh ta phải bỏ thói quen gọi cảnh sát mỗi khi thấy điều gì đó không vừa ý với mình.

12. Tolerance

Liberalism limits its concern entirely and exclusively to earthly life and earthly endeavor. The kingdom of religion, on the other hand, is not of this world. Thus, liberalism and religion could both exist side by side without their spheres' touching. That they should have reached the point of collision was not the fault of liberalism. It did not transgress its proper sphere; it did not intrude into the domain of religious faith or of metaphysical doctrine. Nevertheless, it encountered the church as a political power claiming the right to regulate according to its judgment not only the relationship of man to the world to come, but also the affairs of this world. It was at this point that the battle lines had to be drawn.

12. Lòng khoan dung

Chủ nghĩa tự do chỉ và tuyệt đối chỉ quan tâm đến đời sống trần tục và những lo lắng trần tục mà thôi. Vương quốc tôn giáo không nằm trong thế giới này. Nghĩa là chủ nghĩa tự do và tôn giáo có thể sống bên nhau mà không hề va chạm với nhau. Chủ nghĩa tự do không có lỗi khi hai phía xảy ra đụng độ. Chủ nghĩa tự do không đi ra ngoài lĩnh vực của mình, nó không xâm nhập vào lãnh thổ của đức tin hay lãnh địa của các học thuyết mang tính siêu hình. Nhưng nó đã đụng độ với nhà thờ, tức là thế lực chính trị đòi quyền điều tiết không chỉ quan hệ của con người với thế giới bên kia mà còn điều tiết cả công việc của thế giới này theo quan điểm của nó. Đấy chính là chiến tuyến giữa hai bên.

So overwhelming was the victory won by liberalism in this conflict that the church had to give up, once and for all, claims that it had vigorously maintained for thousands of years. The burning of heretics, inquisitorial persecutions, religious wars these today belong to history. No one can understand any longer how quiet people, who practiced their devotions as they believed right within the four walls of their own home, could have been dragged before courts, incarcerated, martyred, and burned. But even if no more stakes are kindled ad majorem Dei gloriam, a great deal of intolerance still persists.

Trong cuộc xung đột này, chủ nghĩa tự do giành được chiến thắng vang dội đến mức nhà thờ đã phải vĩnh viễn từ bỏ những yêu sách mà họ đã kiên quyết duy trì trong hàng ngàn năm. Thiêu sống những người dị giáo, khủng bố của toà án giáo hội, chiến tranh tôn giáo, hôm nay đấy đã là những hiện tượng thuộc về lịch sử. Hiện nay không ai có thể hiểu làm sao mà những con người hoà nhã, những người chỉ thực hành những nghi lễ tôn giáo mà họ cho là đúng đắn trong bốn bức tường nhà mình lại bị lôi ra toà, bị tống giam, bị tra tấn và thiêu sống. Nhưng ngay cả khi không còn những đống củi thiêu người nữa ad majorem Dei gloriam [lạy chúa tôi - tiếng Latinh- ND] thì thái độ bất khoan dung cũng vẫn còn hiện diện khắp nơi.

Liberalism, however, must be intolerant of every kind of intolerance. If one considers the peaceful cooperation of all men as the goal of social evolution, one cannot permit the peace to be disturbed by priests and fanatics. Liberalism proclaims tolerance for every religious faith and every metaphysical belief, not out of indifference for these "higher" things, but from the conviction that the assurance of peace within society must take precedence over everything and everyone. And because it demands toleration of all opinions and all churches and sects, it must recall them all to their proper bounds whenever they venture intolerantly beyond them. In a social order based on peaceful cooperation, there is no room for the claim of the churches to monopolize the instruction and education of the young. Everything that their supporters accord them of their own free will may and must be granted to the churches; nothing, may be permitted to them in respect to persons who want to have nothing to do with them.

Nhưng chủ nghĩa tự do phải tỏ ra bất khoan dung với bất kì biểu hiện bất khoan dung nào. Nếu ta cho rằng sự hợp tác hoà bình giữa tất cả mọi người là mục đích của sự phát triển xã hội thì ta không thể cho phép các cố đạo và những kẻ cuồng tín phá hoại hoà bình được. Chủ nghĩa tự do tuyên bố có thái độ khoan dung với mọi đức tin tôn giáo và mọi học thuyết có tính siêu hình không phải vì nó bàng quan với những vấn đề “cao siêu” này, mà từ niềm tin rằng bảo đảm hoà bình trong xã hội phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Và vì nó đòi hỏi lòng khoan dung đối với tất cả các quan điểm, tất cả các nhà thờ, tất cả các giáo phái nên nó cũng phải kêu gọi tất cả đều phải trở về những giới hạn phù hợp mỗi khi họ có thái độ bất khoan dung. Trong chế độ xã hội dựa trên sự hợp tác hoà bình, không có chỗ cho đòi hỏi của nhà thờ về việc giáo huấn và giáo dục thanh niên. Nhà thờ có thể và phải được nhận tất cả những thứ mà tín đồ tự nguyện cung cấp cho họ, nhưng họ cũng không được động đến bất cứ thứ gì của những người không muốn dây dưa với họ.

It is difficult to understand how these principles of liberalism could make enemies among the communicants of the various faiths. If they make it impossible for a church to make converts by force, whether its own or that placed at its disposal by the state, on the other hand they also protect that church against coercive proselytization by other churches and sects. What liberalism takes from the church with one hand it gives back again with the other. Even religious zealots must concede that liberalism takes nothing from faith of what belongs to its proper sphere.

Thật khó mà hiểu làm sao mà những nguyên tắc này lại làm cho một số người có đạo trong các tôn giáo khác nhau trở thành kẻ thù của chủ nghĩa tự do. Nếu những nguyên tắc này không cho phép nhà thờ buộc người ta phải cải đạo bằng bạo lực, dù đấy là bạo lực của họ hay của nhà nước giao cho họ, thì những nguyên tắc này cũng bảo vệ nhà thờ chống lại việc ép buộc các tín đồ của họ cải đạo sang các nhà thờ khác và giáo phái khác. Cái mà chủ nghĩa tự do lấy của nhà thờ bằng tay này thì lại trả nhà thờ bằng tay kia. Ngay cả những kẻ cuồng tín tôn giáo cũng phải thừa nhận rằng chủ nghĩa tự do không lấy đi bất cứ thứ gì thuộc lĩnh vực của nhà thờ.

To be sure, the churches and sects that, where they have the upper hand, cannot do enough in their persecution of dissenters, also demand, where they find themselves in the minority, tolerance at least for themselves. However, this demand for tolerance has nothing whatever in common with the liberal demand for tolerance. Liberalism demands tolerance as a matter of principle, not from opportunism. It demands toleration even of obviously nonsensical teachings, absurd forms of heterodoxy, and childishly silly superstitions. It demands toleration for doctrines and opinions that it deems detrimental and ruinous to society and even for movements that it indefatigably combats. For what impels liberalism to demand and accord toleration is not consideration for the content of the doctrine to be tolerated, but the knowledge that only tolerance can create and preserve the condition of social peace without which humanity must relapse into the barbarism and penury of centuries long past.

Against what is stupid, nonsensical, erroneous, and evil, liberalism fights with the weapons of the mind, and not with brute force and repression.

Chắc chắn là ở đâu mà họ giữ thế thượng phong thì nhà thờ và các giáo phái sẽ tìm mọi cách đàn áp những người không qui phục, nhưng nếu là thiểu số thì họ sẽ đòi phải có thái độ khoan dung đối với họ. Nhưng đòi hỏi sự khoan dung của chủ nghĩa tự do khác hẳn với đòi hỏi khoan dung như thế. Chủ nghĩa tự do đòi hỏi khoan dung là vấn đề nguyên tắc chứ không phải là chủ nghĩa cơ hội. Nó đòi hỏi lòng khoan dung đối với ngay những học thuyết vô nghĩa lí nhất, với những tín ngưỡng ngu ngốc nhất và trẻ con nhất. Nó đòi hỏi lòng khoan dung đối với những học thuyết và quan điểm mà nó cho là có hại và có tính phá hoại đối với xã hội và ngay cả với những phong trào mà nó đang chiến đấu một cách không mệt mỏi. Điều thúc đẩy chủ nghĩa tự do đòi hỏi và tỏ thái độ khoan dung không phải là nội dung của học thuyết cần phải khoan dung mà chính là nhận thức rằng chỉ có lòng khoan dung mới có thể tạo lập và giữ vững được nền hoà bình trong xã hội, không có nó thì xã hội loài người có thể rơi trở lại thời kì dã man và cảnh cơ hàn của những thế kỉ đã qua từ lâu.

Chủ nghĩa tự do đấu tranh chống lại những điều ngu dốt, vô lí, sai lầm và độc ác bằng vũ khí của trí tuệ chứ không phải bằng bạo lực hung tàn và đàn áp.

13. The State and Antisocial Conduct

The state is the apparatus of compulsion and coercion. This holds not only for the "night-watchman" state, but just as much for every other, and most of all for the socialist state. Everything that the state is capable of doing it does by compulsion and the application of force. To suppress conduct dangerous to the existence of the social order is the sum and substance of state activity; to this is added, in a socialist community, control over the means of production.

13. Nhà nước và hành động phản xã hội

Nhà nước là bộ máy cưỡng bức và bạo lực. Điều đó đúng không chỉ đối với “nhà nước tuần đêm” mà còn đúng cho bất kì nhà nước nào, và đúng nhất đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả những gì nhà nước có thể làm đều được nó làm bằng cách cưỡng bức và dùng vũ lực. Đàn áp những hành vi nguy hiểm cho trật tự xã hội là bản chất hoạt động của nhà nước; ngoài ra, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nó còn kiểm soát cả các tư liệu sản xuất nữa.

The sober logic of the Romans expressed this fact symbolically by adopting the axe and the bundle of rods as the emblem of the state. Abstruse mysticism, calling itself philosophy, has done as much as possible in modern times to obscure the truth of the matter. For Schelling, the state is the direct and visible image of absolute life, a phase in the revelation of the Absolute or World Soul. It exists only for its own sake, and its activity is directed exclusively to the maintenance of both the substance and the form of its existence. For Hegel, Absolute Reason reveals itself in the state, and Objective Spirit realizes itself in it. It is ethical mind developed into an organic reality?reality and the ethical idea as the revealed substantial will intelligible to itself. The epigones of idealist philosophy outdid even their masters in their deification of the state. To be sure, one comes no closer to the truth if, in reaction to these and similar doctrines, one calls the state, with Nietzsche, the coldest of all cold monsters. The state is neither cold nor warm, for it is an abstract concept in whose name living men, the organs of the state, the government’s act. All state activity is human action, an evil inflicted by men on men. The goal, the preservation of society, justifies the action of the organs of the state, but the evils inflicted are not felt as any less evil by those who suffer under them. The evil that a man inflicts on his fellow man injures both?not only the one to whom it is done, but also the one who does it. Nothing corrupts a man so much as being an arm of the law and making men suffer. The lot of the subject is anxiety, a spirit of servility and fawning adulation; but the pharisaical self-righteousness, conceit, and arrogance of the master are no better.

Những người Roma có đầu óc tỉnh tảo đã thể hiện điều đó bằng hình vẽ một cái búa và bó roi trên biểu tượng của quốc gia. Trong thời đại ngày nay chủ nghĩa thần bí cực kì khó hiểu, tự gọi mình là triết học, đã tìm mọi cách nhằm che dấu sự thật của vấn đề. Đối với Schelling thì nhà nước là hình ảnh trực tiếp và có thể nhìn thấy được của đời sống xác thực, là một giai đoạn trong quá trình khám phá cái Tuyệt Đối hay là Tinh Thần Thế Giới. Nhà nước tồn tại vì mục đích của chính nó, và hoạt động của nó cũng chỉ nhằm giữ vững bản chất và hình thức tồn tại của nó mà thôi. Đối với Hegel thì Lí Trí Tuyệt Đối tự thể hiện mình trong nhà nước, và Tinh Thần Khách Quan cũng được thực hiện trong nhà nước. Đấy là trí tuệ đầy đức hạnh phát triển thành hiện thực hữu cơ - tức là hiện thực và ý tưởng đạo đức được biểu hiện ra như là ý chí đã được vật chất hoá, có thể nhận thức được đối với chính nó. Các đồ đệ của triết học duy tâm chủ nghĩa đã vượt ngay cả các sư phụ của mình trong việc sùng bái nhà nước. Chắc chắn là những người cùng với Nietzsche, nhằm phản ứng lại những học thuyết nói trên và những học thuyết tương tự như thế, gọi nhà nước là con quái vật lạnh lùng nhất cũng chẳng đền gần chân lí hơn. Nhà nước chẳng lạnh cũng chẳng nóng vì nó là một khái niệm trừu tượng và những người đang sống – các tổ chức của nhà nước, chính phủ - thay mặt nó mà hành động. Toàn bộ hoạt động của nhà nước đều là hành động của con người, là cái ác do con người tự tạo ra cho nhau. Mục đích của nhà nước - tức là duy trì trật tự xã hội - biện hộ cho hành động của các cơ quan nhà nước, nhưng những người bị tác động thì không vì thế mà cảm thấy cái ác là dễ chịu hơn. Cái ác mà người nọ gây ra cho người kia làm cả hai đều bị tổn thương – không chỉ người bị làm ác mà cả kẻ gây ra cái ác cùng bị đau khổ. Không gì có thể làm cho người ta thoái hoá nhanh hơn là khi họ trở thành phương tiện thi hành pháp luật và làm cho người khác bị đau khổ. Số phận của thần dân là phải lo lắng, là tinh thần nô lệ và thái độ nịnh bợ; thái độ cao ngạo đạo đức giả, kiêu căng của ông chủ cũng chẳng có gì hay ho hơn.

Liberalism seeks to take the sting out of the relationship of the government official to the citizen. In doing so, of course, it does not follow in the footsteps of those romantics who defend the antisocial behavior of the lawbreaker and condemn not only judges and policemen, but also the social order as such. Liberalism neither wishes to nor can deny that the coercive power of the state and the lawful punishment of criminals are institutions that society could never, under any circumstances, do without. However, the liberal believes that the purpose of punishment is solely to rule out, as far as possible, behavior dangerous to society. Punishment should not be vindictive or retaliatory. The criminal has incurred the penalties of the law, but not the hate and sadism of the judge, the policeman, and the ever lynch-thirsty mob.

Chủ nghĩa tự do tìm cách giảm nhẹ mức độ cay đắng trong quan hệ giữa cơ quan chính chính phủ và công dân. Dĩ nhiên là trong khi làm như thế nó sẽ không bước vào vết chân của những người lãng mạn, tức là những người biện hộ cho những hành vi phản xã hội của những người vi phạm pháp luật và lên án không chỉ quan toà và cảnh sát mà còn lên án cả trật tự xã hội nữa. Chủ nghĩa tự do không muốn và không thể phủ nhận rằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước và sự trừng phạt theo đúng pháp luật những kẻ tội phạm là những định chế mà xã hội không bao giờ - dù hoàn cảnh có như thế nào - bãi bỏ được. Nhưng người theo chủ nghĩa tự do tin rằng mục đích của trừng phạt là loại bỏ những hành vi có hại cho xã hội, đấy là nói khi có điều kiện. Trừng phạt không được có tính thù hận hay trả đũa. Kẻ tội phạm phải nhận sự trừng phạt của pháp luật chứ không phải là do lòng thù hận hay sự tàn bạo của quan toà, của cảnh sát hay đám đông khao khát đàn áp.

What is most mischievous about the coercive power that justifies itself in the name of the "state" is that, because it is always of necessity ultimately sustained by the consent of the majority, it directs its attack against germinating innovations. Human society cannot do without the apparatus of the state, but the whole of mankind's progress has had to be achieved against the resistance and opposition of the state and its power of coercion. No wonder that all who have had something new to offer humanity have had nothing good to say of the state or its laws Incorrigible etatist mystics and state-worshippers may hold this against them; liberals will understand their position even if they cannot approve it. Yet every liberal must oppose this understandable aversion to everything that pertains to jailers and policemen when it is carried to the point of such overweening self-esteem as to proclaim the right of the individual to rebel against the state. Violent resistance against the power of the state is the last resort of the minority in its effort to break loose from the oppression of the majority. The minority that desires to see its ideas triumph must strive by intellectual means to become the majority. The state must be so constituted that the scope of its laws permits the individual a certain amount of latitude within which he can move freely. The citizen must not be so narrowly circumscribed in his activities that, if he thinks differently from those in power, his only choice is either to perish or to destroy the machinery of state.

Tai hoạ lớn nhất của lực lượng cưỡng bức tự coi mình là người “đại diện cho nhà nước” là nó trực tiếp tấn công vào những sáng kiến mới xuất hiện vì cuối cùng thì bao giờ nó cũng cần sự đồng thuận của đa số. Xã hội loài người không thể sống thiếu bộ máy nhà nước, nhưng loài người lại phải chống lại sự phản kháng và chống đối của nhà nước và bộ máy cưỡng chế của nó thì mới tiến bộ được. Không có gì ngạc nhiên khi tẩt cả những người có cái mới để trình bày với nhân loại đều không thể nói được bất cứ điều gì tốt đẹp về nhà nước và luật pháp của nó. Những người theo chủ nghĩa quốc gia thần bí và những người sùng bái nhà nước có thể phản đối họ; nhưng những người theo trường phái tự do thì ủng hộ họ, ngay cả khi không đồng ý với họ. Nhưng mọi người theo trường phái tự do đều phải chống lại sự ác cảm có thể hiểu được với tất cả những gì liên quan tới cảnh sát và cai tù, đấy là nói khi thái độ đó trở thành kiêu căng quá đáng và tự tuyên bố là quyền nổi loạn chống lại nhà nước. Phản kháng bằng bạo lực chống lại sức mạnh của nhà nước phải được coi là biện pháp cuối cùng của phe thiểu số nhằm thoát ra khỏi sự áp bức của đa số. Thiểu số cần phải sử dụng trí thức làm vũ khí trong cuộc đấu tranh để trở thành phe đa số. Nhà nước cần phải được xây dựng như thế nào đó để trong khuôn khổ pháp luật của nó có những chỗ trống cho phép cá nhân được tự do di chuyển trong đó. Hoạt động của người công dân không bị thu hẹp một cách quá đáng đến mức khi quan điểm của anh ta khác với nhà cầm quyền thì anh ta chỉ còn lựa chọn: lật đổ bộ máy nhà nước hay là chết.

Translated by Pham Nguyen Trương

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn