CAN QUICKSAND REALLY
SUCK YOU TO YOUR DEATH?
|
Cát lún nuốt chửng
được người không?
|
By Claudia Hammond
BBC future
29 March 2016
|
By Claudia Hammond
BBC future
29/3/2016
|
|
We’ve all seen the films.
A man is caught in quicksand, begging onlookers for help, but the more
he struggles, the further down into the sand he is sucked until eventually he
disappears. All that’s left is sinister sand, and maybe his hat. There are so
many films featuring death by quicksand that Slate journalist Daniel Engbar
has even tracked the peak quicksand years in film. In the 1960s, one in 35
films featured quicksands. They were in everything from Lawrence of Arabia to
The Monkees.
|
Chúng ta có lẽ đều đã từng xem qua các bộ phim trong đó
có cảnh người đàn ông bị tụt nhanh xuống cát, cầu khẩn những người đứng gần
cứu giúp nhưng càng vùng vẫy anh ta càng bị cát nuốt xuống nhanh, và cuối
cùng biến mất. Những gì còn lại chỉ là cát và cát, và may ra thì còn lại chiếc mũ của
nạn nhân nữa. Có rất nhiều bộ phim mô tả những cái chết do cát lún, khiến phóng
viên của tạp chí Slate là Dniel Engbar thậm chí đã lần theo dấu vết những
năm có hiện tượng cát lún trong phim. Hồi thập niên 1960, cứ 35 phim lại có một nói về
cát lún. Hiện tượng người bị cát nuốt chửng xuất hiện trong mọi thứ, từ
Lawrence of Arabia cho tới The Monkees.
|
Yet the evidence that the more you struggle, the further
you sink until you drown, is rather lacking. Quicksand usually consists of
sand or clay and salt that’s become waterlogged, often in river deltas. The
ground looks solid, but when you step on it the sand begins to liquefy. But
then the water and sand separate, leaving a layer of densely packed wet sand
which can trap it. The friction between the sand particles is much-reduced,
meaning it can’t support your weight anymore and at first you do sink. It is
true that struggling can make you sink in further, but would you actually
sink far enough to drown?
|
Thế nhưng bằng chứng về việc càng vùng vẫy nạn nhân càng
bị lún xuống nhanh hơn lại là chuyện vẫn chưa rõ ràng. Cát lún thường gồm các thành phần
là cát hoặc đất sét, cùng với muối bị ngậm nươc, thường là ở các vùng đồng
bằng châu thổ. Nền đất trông có vẻ chắc chắn, nhưng khi bạn đặt chân lên đó thì cát
bắt đầu bị hóa lỏng. Khi đó, nước và cát tách ra khỏi nhau, tạo thành một lớp cát ướt dồn
đặc lại. Độ ma sát giữa các hạt cát với nhau bị giảm đi đáng kể, khiến cát
không đủ sức chịu được trọng lượng cơ thể người và do đó nạn nhân bắt đầu
chìm xuống. Đúng là càng
vùng vẫy bạn sẽ càng bị lún xuống sâu hơn, nhưng liệu bạn có thể lún sâu tới
mức chết đuối không?
|
|
John Dimech in the
1962 film Lawrence of Arabia struggles in quicksand
|
John Dimech trong
phim Lawrence of Arabia (1962) vùng vẫy trong cát lún
|
Daniel Bonn from the University of Amsterdam was in Iran
when he saw signs by a lake warning visitors of the dangers of quicksand. He
took a small sample back to his lab, analysed the proportions of clay, salt
water and sand, and then recreated quicksand for his experiment. Instead of
people, he used aluminium beads which have the same density as a human. He
put them on top of the sand and then, to simulate the flailing of a panicking
human, he shook the whole model and waited to see what happened. Would the
aluminium beads “drown”?
|
Daniel Bonn từ Đại học Amsterdam có mặt tại Iran khi ông
lần đầu nhìn thấy những biển báo bên hồ, cảnh báo du khách về hiểm họa cát
lún. Ông đã đem
một ít cát về phòng thí nghiệm của mình làm mẫu phẩm và phân tích tỷ lệ
đất sét, nước muối và cát, sau đó thử tạo ra cát lún theo tỷ lệ tương ứng. Thay vì dùng người, ông dùng các
hạt nhôm có tỷ trọng giống như người thật. Sau đó, ông để các hạt này lên
trên bề mặt cát. Để tạo ra độ dao động giống như mức một người gây ra
trong cơn hoảng loạn, ông lắc cả khối mô hình có chứa cát và hạt nhôm, rồi
chờ đợi xem điều gì xảy ra. Liệu các hạt nhôm có "chết đuối"
không?
|
The answer was no. At first they sunk a little, but as the
sand gradually began to mix with water again, the buoyancy of the mixture
increases and they floated back up to the top. Bonn and his team tried
placing all sorts of objects on his lab-made quicksand. If they were of
density equivalent to a human they did sink, but never completely, only half
way.
Why then, if physics predicts that you don’t endlessly
sink further and further down, are there occasional tragic accidents where
people do die, such as a mother of two who drowned in 2012 while on holiday
in Antigua?
|
Câu trả lời là KHÔNG. Đầu tiên chúng bị lún xuống một chút, nhưng bởi
cát từ từ được trộn lại với nước, sức nổi của hỗn hợp này gia tăng khiến
chúng nổi lại lên trên. Bonn và nhóm thí nghiệm đã thử đặt mọi loại đồ vật khác nhau lên
trên bề mặt thứ cát lún mà phòng thí nghiệm của ông tạo ra. Kết quả là nếu các đồ vật đó có
tỷ trọng tương tự như của con người, chúng sẽ chìm xuống, nhưng chỉ chìm một
nửa chứ không bao giờ chìm nghỉm.
Vậy tại sao tuy lý thuyết vật lý ước đoán rằng ta không
thể chìm nghỉm và bị cát lún nuốt chửng, nhưng lại vẫn có những tai nạn thảm
thương khiến có người thiệt mạng, chẳng hạn như một bà mẹ hai con bị chết
đuối hồi 2012 khi đang đi nghỉ tại Antigua?
|
The reason is that although quicksand doesn’t continue to
pull you right under, if you can’t get free in time, a high tide can sweep
across you. This is really when quicksand can be dangerous.
So struggling alone won’t drown you, but we do still need
to be wary. If you want to free yourself without waiting for rescue or for
the sand to liquefy again, then Bonn’s research showed that just to release
one foot, you would need to provide a force of 100,000 newtons – the
equivalent of the strength to lift a medium-sized car.
|
Lý do ở đây là tuy cát lún không tiếp tục kéo bạn tụt
xuống dưới thêm nữa, nhưng nếu bạn không thoát ra kịp thời thì lúc thủy triều
dâng, bạn sẽ bị nhấn chìm. Đó thực sự là điều khiến cát lún trở nên nguy
hiểm.
Như vậy, chỉ riêng việc vùng vẫy sẽ không khiến bạn chết
đuối. Tuy nhiên, có
một số yếu tố khác cần xem xét đến. Nếu bạn muốn tự mình thoát ra mà không cần tới sự
trợ giúp cứu hộ, hoặc nếu như cát lại hóa lỏng trở lại, thì theo nghiên cứu
của Bonn, bạn sẽ cần tới một lực 100 ngàn newtons, tức là tương đương với
lực cần thiết để nâng một chiếc xe hơi cỡ trung lên, để rút ra được một bàn
chân.
|
|
The quicksand effect
means that falling into a silo full of grain can often be fatal
|
Hiệu ứng cát lún
khiến cho việc ngã vào đống ngũ cốc lớn thường dẫn tới tử vong
|
In the lab Bonn’s team found that salt was an essential
ingredient because it increased the instability of quicksand, leading to the
formation of these dangerous areas of thick sediment. But then another team,
this time from Switzerland and Brazil, discovered a kind of quicksand that
doesn’t need salt. They tested samples from the shores of a lagoon in north
eastern Brazil. They found that bacteria formed a crust on the top of the
soil, giving the impression of a stable surface, but when stepped on the
surface collapsed. But even then the good news is that basins formed from
this kind of soil are very rarely deeper than the height of a human, so even
if someone did slip into the quicksand they wouldn’t drown.
|
Trong phòng thí nghiệm, nhóm của Bonn đã phát hiện ra
muối là một thành phần then chốt bởi nó làm tăng độ mất ổn định của cát
lún, dẫn đến việc hình thành những khu vực trầm tích dày, đầy nguy hiểm. Nhưng một nhóm nghiên cứu khác từ
Thụy Sỹ và Brazil lại phát hiện ra một loại cát lún không có muối.
Họ đã thử nghiệm các mẫu phẩm lấy trên bờ một đầm phá ở
đông bắc Brazil. Họ phát hiện thấy vi khuẩn đã tạo thành một lớp vỏ phủ bên
trên bề mặt đất, khiến người ta có cảm giác như bề mặt rất ổn định. Tuy
nhiên, khi ta đặt bước lên, bề mặt đó sẽ sụp xuống. Nhưng ngay cả khi đó thì tin vui
ta có ở đây là các vùng đồng bằng được hình thành từ loại đất này rất hiếm
khi dày hơn chiều cao con người. Do vậy ngay cả khi có ai đó đứng đúng phải
chỗ cát lún thì họ cũng không thể chết đuối.
|
Dry quicksand, however, is another matter entirely. The
quicksand effect means that falling into a silo full of grain can often be
fatal.
|
Tuy nhiên, cát lún loại khô lại là chuyện hoàn toàn khác.
Hiệu ứng cát lún khiến cho việc rơi vào đúng vị trí có cát lún thường dẫn
đến tử vong.
|
In 2002 a case report was published telling the tale of a
man who fell into a grain store late one evening on a farm in Germany. By the
time the firefighters were able to establish which of eight tanks he was in,
the grain was up to his armpits and acting according to the classic idea of
quicksand, was dragging him down. Each time he exhaled, the volume of his
chest reduced, causing grain to rush to fill the gap and making it
progressively harder for him to breathe.
|
Hồi 2002, một bản phúc trình được công bố theo đó kể câu
chuyện một người đàn ông ngã xuống một nhà kho chứa ngũ cốc vào một đêm
muộn ở Đức. Đến khi lính cứu hỏa xác định được đâu là chỗ nạn nhân ngã vào trong
tổng số tám bể chứa, thì ngũ cốc đã dâng lên tới nách ông này, và mọi thứ
diễn ra đúng như cách mô tả cát lún truyền thống, khiến ông chìm sâu xuống
dưới. Mỗi khi ông
thở ra, thể tích lồng ngực ông lại bị ép bớt lại và ngay lập tức hạt ngũ cốc
dồn đến lấp đầy khoảng trống, khiến việc hít thở ngày càng trở nên khó khăn
đối với nạn nhân.
|
A doctor was lowered down on a rope to give him oxygen and
a harness was placed around the man’s chest. But soon he was experiencing
agonising chest pain and the doctor developed an asthma attack brought on by
the dust. The firefighters did come up with a clever solution, though. They
lowered a cylinder over the man’s body. Then as they sucked the grain out
with an industrial vacuum, the grain couldn’t fall more tightly around him,
and he survived.
|
Một bác sỹ đã được ròng dây xuống để trợ giúp ông thở với
các thiết bị cấp oxygen, và một đai bảo vệ được đặt quanh ngực nạn nhân. Nhưng ông này đã nhanh chóng bị
đau ngực, còn viên bác sỹ thì bị lên cơn suyễn do bụi ngũ cốc bay lên. Đội lính cứu hỏa đã đưa ra một
giải pháp thông minh. Họ hạ xuống một bình hình ống bao quanh cơ thể nạn
nhân, rồi dùng máy hút công nghiệp hút bớt lượng ngũ cốc trong bình ra để
ngực nạn nhân không bị ép chặt nữa. Cuối cùng, ông này đã được cứu sống.
|
To survive a fall into dry quicksand, you need outside
help as quickly as possible, but what if you find yourself in some wet
quicksand, not drowning, but stuck? You need to wiggle your leg a little in
order to introduce water to the sand around your feet to liquefy the sand
again. The idea is to stay calm (which might be easier said than done), lean
back and spread out to spread your weight more evenly and wait until you float
back up to the surface.
And don’t forget your hat.
|
Để thoát khỏi tình trạng bị tụt phải địa điểm có cát lún
loại khô, bạn cần được sự trợ giúp bên ngoài càng nhanh càng tốt. Nhưng nếu như bạn rơi vào chỗ có
cát lún ướt, tuy không chết đuối nhưng bị mắc kẹt tại đó thì sao? Khi đó, bạn sẽ cần nhúc nhắc đùi
để khiến cho nước tràn vào chỗ cát quanh chân mình, nhờ đó hóa lỏng được
lượng cát xung quanh.
Bạn cần bình tĩnh (tất nhiên nói lý thuyết thì dễ, nhưng
giữ được bình tĩnh thật khi bạn rơi vào tình huống đó hay không lại là
chuyện khác), ngả tựa về phía sau và giang rộng tay chân ra nhằm phân tán
bớt trọng lượng cơ thể ra đều hơn, rồi chờ cho tới khi bạn nổi trở lại lên bề
mặt.
Và nhớ đừng quên cái mũ của bạn.
|
|
|
|
|
http://www.bbc.com/future/story/20160323-can-quicksand-really-suck-you-to-your-death
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn