MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 19, 2013

Paracel and Spratly Archipelagos – Sovereignty: Historical and Legal Aspects (Part I) Hoàng Sa và Trường Sa - Chủ quyền: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý (Phần I)






Paracel and Spratly Archipelagos – Sovereignty: Historical and Legal Aspects (Part I)

by Roberto Tofani

Hoàng Sa và Trường Sa - Chủ quyền: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý (Phần I)

Roberto Tofani
Quang Ngai – “In South China Sea—East Sea as referred by the Vietnamese–China is unable to present historical evidence of its claim. Its territory was historically limited to Hainan island, thus Chinese used force to illegally occupy rocks, features and islands in the Paracel and Spratly archipelagos”. With these remarks, Prof. Pham Dang Phuoc, Rector of Pham Van Dong University, closed the workshop ‘Sovereignty over Paracel and Spratly Archipelagos: Historical and Legal Aspects’ held in Quang Ngai at the end of April.

Quảng Ngãi - "Tại Biển Nam Hải hay Biển Đông như cách gọi của người Việt Nam - Trung Quốc không thể đưa ra bằng chứng lịch sử cho yêu sách của mình. Lãnh thổ của Trung Quốc về mặt lịch sử giới hạn ở đảo Hải Nam, do đó Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng trái phép các đá, bãi ngầm và các đảo trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa". Với những nhận xét này, Giáo sư Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng Trường Đại học Phạm Văn Đồng, đã bế mạc Hội thảo "Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Các khía cạnh lịch sử và pháp lý” được tổ chức tại Quảng Ngãi vào cuối tháng tư vừa qua.


Participants, including scholars and researchers from various countries, shared the view that Vietnam can boast various and substantial documents and evidence on the sovereignty over Paracel (Hoang Sa) and Spratly (Truong Sa) archipelagos.

Những người tham gia hội thảo, bao gồm các học giả và các nhà nghiên cứu từ các nước khác nhau, chia sẻ quan điểm rằng Việt Nam có thể tự hào về các tài liệu và bằng chứng có giá trị đa dạng về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
From 1949 to 1973, the People’s Republic of China (PRC) maintained a physical presence on only one feature in the South China Sea, the Amphitrite group (Nhom Tuyen Duc) in the eastern Paracel Islands (Quan Dao Hoang Sa). “Since 1973—writes Prof. Carlyle A. Thayer of the University of New South Wales at the Australian Defence Force Academy in Canberra (Australia)–the PRC has embarked on a prolonged campaign to assert control over the South China Sea basing its claims to ‘indisputable sovereignty’ and historical rights on those of its predecessor the Republic of China (ROC).” (1)


Từ năm 1949 đến năm 1973, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) duy trì một sự hiện diện thực thể chỉ trên một thực thể hàng hải tại Biển Đông, nhóm đảo Amphitrite (Nhóm Tuyên Đức) trong quần đảo Hoàng Sa Đông (quần đảo Hoàng Sa). "Kể từ năm 1973, theo Giáo sư Carlyle A. Thayer của Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến dịch lâu dài nhằm khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông trên cơ sở yêu sách chủ quyền 'không thể chối cãi và các quyền lịch sử đối với những lãnh thổ của quốc gia tiền thân là Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân Quốc). "(1)
In May 2009 China officially tabled a map with the UN Commission on the Limit of the Continental Shelf containing nine-dash lines thus stating that it had “indisputable sovereignty” over the Paracel and Spratly archipelagos and their “adjacent waters” and that it had “sovereign rights and jurisdiction” over the “surrounding waters.” The Chinese claim was based on one previously issued by ROC in 1947. “New historical evidence seems to indicate that the 1947 map was drawn up by the ROC’s Inspection Committee for Land and Waters Maps in 1933. Because the Inspection Committee had never carried out and did not have the means to carry out a proper survey it copied existing British Admiralty maps,” Prof. Thayer explains. Errors in the British maps (since corrected) were carried over and incorporated into ROC maps. (2)

Tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã chính thức đệ trình lên Ủy ban Liên Hợp Quốc một bản đồ về giới hạn thềm lục địa có chứa đường chín đoạn theo đó cho rằng nó đã từng có "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và "vùng biển lân cận" của các đảo này và còn có quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển xung quanh. "Những tuyên bố của Trung Quốc dựa trên một tuyên bố trước đây của Trung Hoa Dân Quốc năm 1947. "Bằng chứng lịch sử mới dường như chỉ ra rằng bản đồ năm 1947 đã được soạn thảo bởi Ủy ban Khảo sát của Trung Hoa Dân Quốc   để vẽ bản đồ lãnh thổ và lãnh hải năm 1933. Vì Ủy ban khảo sát này đã không bao giờ thực hiện và không có phương tiện để thực hiện một cuộc khảo sát thích hợp nên nó sao đã sao chép bản đồ Hải quân Anh hiện có", giáo sư Thayer giải thích. Sai sót trong các bản đồ của Anh (sau đó đã được sửa chữa) đã được đưa sang các bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc. (2)
Moreover, up to today China has never provided a legal clarification of its territorial claims in the South China Sea, basing its maritime claims on its land sovereignty. However, “many of these land features would likely not meet qualifications set by UNCLOS to serve as a base for Exclusive Economic Zone (EEZ) and continental shelves,” as underlined in a recent report of the International Crises Group (ICG – ‘Stirring up the South China Sea II: Regional Responses‘). Hence, it’s becoming more and more important to establish and clarify to the UN Commission on the Limits of Continental Shelf the difference between islands and low tide elevations or others rocks which are always under the water even at low tide. In fact, as established by Article 121 of the UNCLOS, “Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of their own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.”

Hơn nữa, đến ngày hôm nay Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp một giả thích rõ ràng về mặt pháp lý chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, đặt các yêu sách hàng hải trên cơ sở chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, "nhiều trong số các thực thể địa lý có thể sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn được thiết lập bởi UNCLOS để đóng vai trò như một cơ sở cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa", như đã nhấn mạnh trong một báo cáo gần đây của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (ICG - 'Khuấy động Biển Đông II: Những phản ứng khu vực'). Do đó, điều ngày càng trở nên quan trọng hơn đó là xác lập và làm rõ cho Ủy ban Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa,   sự khác biệt giữa các đảo và đá chỉ nhô lên khi triều thấp hoặc những đá là luôn luôn chìm dưới nước, ngay cả khi thủy triều xuống. Trong thực tế, theo quy định tại Điều 121 của UNCLOS, "Các mõm đá không thể duy trì sự sống của con người hay không có đời sống kinh tế độc lập thì không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa."

International Law
But The South China Sea dispute was also fuelled by the different interpretation and application of the international law. In such a context, according to Nguyen Thi Lan Anh from the Diplomatic Academy of Vietnam (3), there are three set of rules that need to be taken into account.

Luật quốc tế
Nhưng các tranh chấp Biển Đông cũng đã được thúc đẩy bởi sự giải thích và áp dụng pháp luật quốc tế khác nhau. Trong bối cảnh đó, theo bà Nguyễn Thị Lan Anh từ Học viện Ngoại giao Việt Nam (3), có ba bộ quy tắc cần phải được tính đến.
The first is the law concerning territorial acquisition which originated in the West and was crystallised under customary international law. Under international law concerning acquisition, a title to territory can be obtained through five modes, namely occupation, prescription, cession, conquest and accession. Given the fact that these rules originated from Western countries, “it is arguable that the littoral states did not have sufficient knowledge and their claims were not made fully in accordance with international law concerning acquisition,” Lan Anh writes. Vietnam argued that the exploitation activities of the Vietnamese kings – i.e., the establishment of the Bac Hai and Hoang Sa company and the visit of their Gia Long King to the Paracels in 1816, during which he declared the possession of the archipelago by an official ceremony and by hoisting the Vietnamese flag–were themselves evidence of their sovereignty. “Unfortunately, these activities were not followed by an official declaration to the world,” the Vietnamese diplomat explains.

Đầu tiên là pháp luật liên quan đến đắc thủ lãnh thổ mà có nguồn gốc từ phương Tây và được kết tinh theo luật pháp quốc tế. Theo luật pháp quốc tế liên quan đến đắc thủ, một tuyên bố lãnh thổ có thể tạo ra thông qua năm phương thức, cụ thể là chiếm đóng, ra sắc lệnh, nhượng quyền, chinh phục và sáp nhập. Với thực tế rằng những quy tắc này có nguồn gốc từ các nước phương Tây, Lan Anh viết ‘người ta tranh cãi rằng các quốc gia ven biển không có kiến ​​thức đầy đủ và xác lập chủ quyền của họ không được thực hiện đầy đủ theo quy định của luật pháp quốc tế liên quan đến thủ đắc chủ quyền". Việt Nam lập luận rằng các hoạt động khai thác của các vị vua Việt - tức là, việc thành lập các đội Bắc Hải và Hoàng Sa và chuyến thăm của vua Gia Long tới quần đảo Hoàng Sa năm 1816, trong đó ông tuyên bố chủ quyền quần đảo tại một buổi lễ chính thức và thượng cờ Việt Nam là bằng chứng về xác lập chủ quyền của người Việt. "Thật không may, các hoạt động này không được tiếp theo sau bởi một tuyên bố chính thức với thế giới," nhà ngoại giao Việt giải thích.


The second set of rules concerning the dispute in South China Sea. Dispute derives from the law of the sea codified in customary international law and three conferences on the law of the sea led by the United Nations. “Accordingly, the role of the islands was emphasized. Islands are not only subjects for territorial claims, but also eligible to generate maritime zone equal to mainland for the owner states,” the Vietnamese diplomat underlines. Establishing the parameters which allow for the definition of the term “island” is important because this empowers states to generate title and entitlement to certain maritime zones.

Bộ quy tắc thứ hai liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông. Tranh chấp hiểu theo luật biển được hệ thống hóa trong luật tập quán quốc tế và ba hội nghị về luật biển do Liên Hợp Quốc chủ trì. "Theo đó, vai trò của các quần đảo được nhấn mạnh. Quần đảo không chỉ là đối tượng để yêu sách chủ quyền lãnh thổ, mà còn đủ điều kiện để tạo ra vùng lãnh hải ngang với đất liền của nước có chủ quyền với quần đảo đó", nhà ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh. Thiết lập các thông số cho phép định nghĩa thuật ngữ "đảo" là quan trọng bởi vì điều này trao quyền cho các quốc gia thguwcj hiện tuyên bố và được hưởng các vùng hàng hải nhất định.
The final set of rules concerns the law on the dispute settlement. “Based on the sovereignty equality of state, no international judicial body has compulsory jurisdiction to settle a dispute without the consent of states concerned. This rule helps a country easily block the settlement of a dispute by not accepting the jurisdiction of a judicial body,” Lan Anh explains. Furthermore one must remember that there is no enforcement body in the international legal system to enforce judgement given for the South China sea dispute.

Bộ quy tắc cuối cùng liên quan đến pháp luật về giải quyết tranh chấp. "Dựa trên sự bình đẳng về chủ quyền của nhà nước, không có cơ quan tư pháp quốc tế nào có quyền phán quyết bắt buộc nhằm giải quyết tranh chấp mà không có sự đồng ý của các quốc gia có liên quan. Quy tắc này sẽ giúp một đất nước dễ dàng ngăn chặn việc giải quyết tranh chấp bằng cách không chấp nhận thẩm quyền của cơ quan pháp luật ", Lan Anh giải thích. Hơn nữa người ta phải nhớ rằng không có cơ quan thi hành luật pháp trong hệ thống pháp luật quốc tế để thực thi phán quyết đưa ra đối với việc tranh chấp tại biển Đông.

Notes

   1. ‘The Philippines’ Claims to the UNCLOS Arbitral Tribunal: Implications for Viet Nam’.
  2.  Bill Hayton, “How a non-existent island became China’s southern most territory”, South China Morning Post, Feb. 9 2013.
 
Ghi chú

   1.  Đơn kiện 'của Philippines với Tòa Trọng tài UNCLOS: Những gợi ý cho Việt Nam.
    2.Bill Hayton, "Làm thế nào một hòn đảo không tồn tại trở thành lãnh thổ cực nam của Trung Quốc", South China Morning Post, ngày 09 tháng hai năm 2013.
    

The views expressed are solely those of the author and not necessarily reflect the position or policies of the Diplomatic Academy.
Quan điểm thể hiện là của riêng tác giả bài viết và không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chính sách của Học viện Ngoại giao.




http://www.sudestasiatico.com/2013/05/06/paracel-and-spratly-archipelagos-sovereignty-historical-and-legal-aspects/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn