MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, August 23, 2012

The China Challenge Thách thức từ Trung Quốc





The China Challenge

Thách thức từ Trung Quốc

Robert W. Merry
The National Interest
August 21, 2012

Robert W. Merry
The National Interest
21/8/2012

Senator James Webb’s recent op-ed in the Wall Street Journal constitutes a powerful warning to the man who will occupy the White House Oval Office after January’s inauguration day, whether he is President Obama in a second term or Republican challenger Mitt Romney in a first term. Webb, the Virginia Democrat who will relinquish his Senate seat after November’s election, called attention to China’s ever growing aggressiveness in laying claim to vast and far-flung areas of Asia, including 200 islands (in many instances mere “islets” of uninhabited but strategically significant rock) and two million square kilometers of water.

Bài chính luận mới đây của Thượng nghị sĩ James Webb trên báo Wall Street Journal là lời cảnh báo mạnh mẽ cho người sẽ làm chủ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau ngày đăng quang vào tháng Giêng năm tới, cho dù người đó là Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ hai hoặc đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong nhiệm kỳ thứ nhất. Ông Webb, đảng Dân chủ bang Virginia, người sẽ rời chiếc ghế ở Thượng viện sau cuộc bầu cử vào tháng 11-2012, đã kêu gọi chú ý tới sự lộng hành tăng nhanh chưa từng thấy của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền những khu vực rộng bao la ở châu Á, bao gồm 200 hòn đảo (trong nhiều trường hợp chỉ là những núi đá không cư trú được nhưng có ý nghĩa về chiến lược) và hai triệu ki-lô-mét vuông mặt nước.


“For all practical purposes,” writes Webb, “China has unilaterally decided to annex an area that extends eastward from the East Asian mainland as far as the Philippines, and nearly as far south as the Strait of Malacca.” This huge territorial claim, which includes nearly the entire South China Sea, clashes with territorial claims of China’s neighbors in the region, including Vietnam, Japan and the Philippines. Brushing aside these counter-claims, China has created a new administrative “prefecture,” called “Sansha,” with headquarters in the Paracel Islands and lines of authority that go directly to the central government in Beijing.

Ông Webb viết: “Vì tất cả những mục tiêu thực tế đó, Trung Quốc đã đơn phương quyết định thôn tính một khu vực từ lục địa Đông Á trải rộng về phía đông xa tới Philippines và về phía nam gần tới Eo biển Malacca”. Yêu sách lãnh thổ khổng lồ này, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, xung đột với yêu sách lãnh thổ của các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và Philippines. Gạt qua một bên những yêu sách đối nghịch này, Trung Quốc đã tạo ra một đơn vị hành chính mới, gọi là “thành phố Tam Sa” đặt trụ sở tại quần đảo Hoàng Sa và có quyền báo cáo trực tiếp với chính phủ trung ương ở Bắc Kinh.


The Paracels are more than 200 miles southeast of China’s southernmost point of territory, and for decades Vietnam vehemently has claimed sovereignty over them. But now they will house offices for 45 Chinese legislators appointed to administer the new prefecture, along with a 15-member Standing Committee, a mayor and a vice-mayor. Writes Webb: “China’s new 'prefecture' is nearly twice as large as the combined land masses of Vietnam, South Korea, Japan and the Philippines.”


Quần đảo Hoàng Sa cách hơn 200 dặm về phía đông nam điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc và trong nhiều thập niên qua Việt Nam đã mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Nhưng giờ đây, quần đảo là nơi đặt văn phòng cho khoảng 45 “dân biểu” Trung Quốc được bổ nhiệm để cai trị thành phố mới, cùng với một ủy ban thường trực 15 thành viên, 1 thị trưởng và 1 phó thị trưởng. “'Thành phố' mới của Trung Quốc rộng gần gấp đôi tổng diện tích đất liền của Việt Nam, Nam Hàn, Nhật Bản và Philippines cộng lại”, ông Webb viết.


At stake is control of sea lanes, fishing rights and large mineral deposits, as well as the question of who will exercise strategic dominance in the region. China seems bent on wresting that strategic dominance from the United States so it can become the region’s dominant power. Gone would be America’s decades-long capacity to maintain stability—and hence prosperity—in the region.


Việc kiểm soát các tuyến đường biển, quyền đánh bắt cá và trữ lượng khoáng sản khổng lồ cũng như vấn đề ai sẽ nắm quyền thống trị chiến lược trong khu vực đều đang bị đe dọa. Có vẻ như Trung Quốc nhất quyết giật khỏi tay Hoa Kỳ quyền thống trị chiến lược ấy để họ có thể trở thành cường quốc thống trị của khu vực. Khả năng của Hoa Kỳ từ trước tới nay trong việc duy trì sự ổn định - và từ đó là sự thịnh vượng - của khu vực sẽ không còn nữa.


Webb is not the first to issue such a warning, but his piece accentuates a central reality of this unfolding drama—namely, that the drama is unfolding much more rapidly than most people in the United States realize. Asia is watching to determine whether America will, as Webb puts it, “live up to its uncomfortable but necessary role as the true guarantor of stability in East Asia, or whether the region will again be dominated by belligerence and intimidation.”


Ông Webb không phải là người đầu tiên đưa ra lời cảnh báo như vậy, nhưng bài nghị luận của ông nêu bật một thực tế cốt lõi của tấn kịch đang lộ ra - đúng ra là một tấn kịch đang lộ ra nhanh hơn nhiều so với những gì mà phần lớn người dân Hoa Kỳ nhận thức được. Châu Á đang nhìn để quyết định xem có phải Hoa Kỳ sẽ “làm trọn vai trò khó khăn nhưng cần thiết là người bảo đảm sự ổn định ở Đông Á hay không, liệu khu vực này có sẽ một lần nữa bị thống trị bởi sự hiếu chiến và hăm dọa hay không”, như ông Webb diễn tả.


China today represents the most fundamental geopolitical challenge facing the United States, and it has been a long time since the need for American boldness and imagination has been as acute as it is now in light of the Beijing challenge. Therefore, not only must next year’s president respond to this challenge, but he must also prepare the nation for it. That suggests a number of policy imperatives.


Trung Quốc ngày nay là một sự thách thức địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Nhiều năm tháng đã trôi đi kể từ khi Hoa Kỳ lại cần có sự dũng cảm và sáng tạo sắc bén như bây giờ dưới ánh sáng sự thách đố của Bắc Kinh. Do đó, vị tổng thống đăng quang năm tới không chỉ phải đối phó với thách thức này mà ông ta cũng phải chuẩn bị để đất nước sẵn sàng cho thách thức ấy. Điều đó gợi ra một số nhu cầu bức thiết về chính sách.


A smooth exit from Afghanistan: Upon taking office, President Obama ratcheted up the Afghan mission to include a major counterinsurgency effort, which meant a large dose of nation-building. Since then, he has ratcheted down the mission under a concept called “Afghan good enough.” What this means precisely has not been spelled out by the president, who has said, however, that by the end of 2014 Afghans will be “fully responsible for the security of their country.”


Rút ra khỏi Afghanistan một cách suôn sẻ: Khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã nâng cấp sứ mệnh ở Afghanistan, bao hàm cả một nỗ lực chống bạo loạn, nghĩa là một công cuộc xây dựng quốc gia to lớn. Nhưng kể từ đó, ông đã hạ cấp cái sứ mệnh này theo một quan niệm gọi là “Afghanistan đủ tốt”. Ý nghĩa chính xác là gì thì tổng thống chưa bao giờ nói rõ ra, tuy nhiên ông đã nói rằng, đến cuối năm 2014, Afghanistan sẽ “hoàn toàn chịu trách nhiệm về an ninh của đất nước họ”.


In light of the China challenge, “Afghan good enough” is not good enough. And a vague 2014 deadline, without any clear explanation of what kind of U.S. effort would continue beyond that time, lacks the kind of policy clarity the country needs. In his book on Obama’s foreign policy, Confront and Conceal, the New York Times’ David E. Sanger writes that a decade from now visitors to that country will see few traces of the American experiment there—“apart from military hardware and bases.” In reality, though, there is little need for U.S. bases in Afghanistan. Al Qaeda is washed up in the region (though problematical elsewhere); the Taliban doesn’t represent any kind of major threat to America; the Afghans will go their own way, as they have for centuries notwithstanding multiple efforts to subdue the place; and the United States can’t afford the effort in terms of blood, treasure or focus.


Dưới ánh sáng sự thách thức mang tên Trung Quốc, “Afghanistan đủ tốt” sẽ không đủ tốt nữa. Và một hạn cuối cùng mơ hồ năm 2014, không có thêm lời giải thích rõ ràng về những nỗ lực nào của Hoa Kỳ sẽ được thực hiện tiếp tục sau thời hạn đó, sẽ thiếu đi sự trong sáng về chính sách mà đất nước cần. Trong cuốn sách về chính sách ngoại giao của ông Obama, cuốn “Đối đầu và Che giấu”, nhà báo David E. Sanger của báo New York Times viết rằng một thập niên nữa kể từ hôm nay, du khách thăm viếng Afghanistan sẽ nhìn thấy rất ít dấu vết cuộc thử nghiệm của Hoa Kỳ tại đó - “ngoại trừ những căn cứ và những thiết bị quân sự”. Dù vậy, trong thực tế, Hoa Kỳ không có nhu cầu đặt nhiều căn cứ quân sự ở Afghanistan. Al-Qaeda đã bị quét sạch khỏi khu vực này (dù vẫn là vấn đề ở nơi khác); Taliban không phải là mối đe dọa chính đối với nước Mỹ; người dân Afghanistan sẽ đi con đường của họ như họ đã đi trong nhiều thế kỷ qua bất chấp những nỗ lực chinh phục đất nước họ và Hoa Kỳ cũng không đủ sức duy trì nỗ lực của mình bằng máu, tài sản và sự tập trung.


Get right with Russia: In his recent book, The Revenge of Geography, Robert D. Kaplan writes that China’s ability to project power into the Pacific is made possible by its dominance over its Central Asian land borders, “from Manchuria counterclockwise around to Tibet.” He explains: “Merely by going to sea in the manner that it is, China demonstrates its favorable position on the land in the heart of Asia.” But it is not in the interest of Russia to have China serene on its western borders, positioned to increase its influence in Central Asia and control the extraction of valuable natural resources there. Neither is it in the interest of the United States (or Russia) to see China emboldened in its territorial demands in the Pacific because it feels secure in its land position.


Dàn hòa với Nga: Trong cuốn sách mới ra gần đây của mình “Sự trả thù của địa lý”, Robert D. Kaplan viết rằng, sở dĩ Trung Quốc có khả năng triển khai lực lượng ra Thái Bình Dương là vì họ thống trị được các biên giới trên đất liền vùng Trung Á, “từ Mãn Châu Lý (Manchuria) ngược chiều kim đồng hồ đến Tây Tạng”. Ông Kaplan giải thích: “Chỉ đơn giản với cách vươn ra biển theo kiểu hiện nay, Trung Quốc đã thể hiện cái vị trí ưu thế của mình trên đất liền ở trái tim châu Á”. Tuy nhiên, lợi ích của nước Nga không phải là để Trung Quốc thanh thản trên vùng biên giới phía tây của mình, gia tăng ảnh hưởng lên vùng Trung Á và kiểm soát việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quý giá ở đó. Cũng không phải là lợi ích của Hoa Kỳ (hoặc của Nga) khi nhìn thấy Trung Quốc liều lĩnh trong các đòi hỏi lãnh thổ trong Thái Bình Dương chỉ vì Bắc Kinh cảm thấy an toàn trên đất liền.


Thus, if China represents America’s greatest strategic threat, a strong relationship with Russia represents one of its greatest strategic imperatives. It’s time for the United States to downplay its discomfort with Russia’s authoritarian rule and widespread civic corruption. As troubling as Russia is, it hardly represents the kind of evil entity that Franklin Roosevelt and Winston Churchill snuggled up to during World War II. As a regional power, Russia has legitimate regional interests, and the United States should acknowledge those and incorporate them into its effort to establish a sound and mutually beneficial relationship with Russia—one that, if necessary, can be helpful in any future confrontation with China.


Như vậy, nếu Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ thì một mối quan hệ vững chắc với Nga lại là một trong những nhu cầu chiến lược lớn nhất. Đã đến lúc Hoa Kỳ bớt đi nỗi khó chịu của mình trước sự cai trị độc tài và tham nhũng tràn lan của Nga. Nước Nga dù gây phiền toái đến mấy thì đó cũng không phải là loại thực thể xấu xa mà Franklin Roosevelt và Winston Churchill đã chung vai sát cánh trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Là một cường quốc khu vực, nước Nga có những quyền lợi khu vực chính đáng; Hoa Kỳ phải công nhận những lợi ích này và tích hợp chúng vào nỗ lực của mình nhằm thiết lập một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi với nước Nga - một mối quan hệ mà nếu cần có thể trở nên hữu ích trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung Quốc trong tương lai.


Avoid war with Iran: The United States currently is on a path to war with Iran, and it is a path that was blazed primarily by Israel, which has issued threats of a possible unilateral strike against Iran to stiffen America’s stance against the Islamic Republic. So far, Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu has managed to get Obama to foreclose any U.S. acceptance of an Iranian nuclear weapons capability (meaning no deterrence policy). That leaves open the question whether the United States should permit—and whether Iran would accept—low-level uranium enrichment for peaceful purposes only. Netanyahu is against such an approach, and it isn’t clear it could pave the way to a peaceful resolution of the issue in any event. But the current tough sanctions will not, in and of themselves, get the desired response from Iran if that response entails an Iranian humiliation. That’s why the peaceful-enrichment approach should guide U.S. thinking on the matter, even if that means an open rupture with Netanyahu.

Tránh chiến tranh với Iran: Hoa Kỳ hiện đang trên con đường đi tới chiến tranh với Iran và con đường đó lúc đầu được vạch ra bởi Israel - quốc gia đã đưa ra lời đe dọa tấn công đơn phương vào Iran để gia tăng thái độ của Hoa Kỳ chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Cho đến nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn tìm cách buộc ông Obama ngăn cản bất kỳ ý định nào của Hoa Kỳ chấp nhận khả năng Iran có thể có vũ khí hạt nhân (nghĩa là không đưa ra chính sách cản trở). Điều đó để ngỏ vấn đề liệu Hoa Kỳ có nên cho phép - và liệu Iran có chấp nhận - việc làm giàu uranium ở mức độ thấp chỉ dùng cho mục đích hòa bình hay không. Netanyahu chống lại một giải pháp như vậy và chưa rõ điều đó có thể mở đường tiến tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hay không. Nhưng những biện pháp cấm vận ngặt nghèo hiện hành sẽ không tạo ra được phản ứng mong muốn từ Iran nếu phản ứng đó tỏ ra là một nỗi nhục đối với Iran. Đó là lý do tại sao trong vấn đề này tư duy của Hoa Kỳ nên hướng tới giải pháp làm giàu uranium với mục đích hòa bình, cho dù điều đó có nghĩa là một cuộc tuyệt giao công khai với Netanyahu.


The American people would rally behind the president in such circumstances if the president levels with them about the stakes involved. U.S. leaders shouldn’t get sucked in to the kind of journalistic saber rattling that was visible on last week’s cover of The Weekly Standard, which showed a photo of Iran’s Supreme Leader, Ali Khamenei, under the headline: “The Most Dangerous Man in the World.” America’s most dangerous threat is thousands of miles from that man. And the United States should not seek a military confrontation with Iran, if it can be avoided, because such a conflict would pulverize the global economy and likely unleash far more instability into the region.


Nhân dân Hoa Kỳ nên tập hợp sau lưng tổng thống trong những tình huống như vậy nếu tổng thống nói thẳng với người dân về những được mất có liên quan. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không nên vướng vào những vụ giễu võ giương oai theo kiểu báo chí, được thấy rõ trên bìa tạp chí The Weekly Standard tuần qua, trên đó in hình nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei dưới dòng tít lớn: “Con người nguy hiểm nhất thế giới”. Mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ đang nằm cách người đàn ông này hàng ngàn dặm. Và Hoa Kỳ cũng không nên tìm kiếm một cuộc đụng độ quân sự với Iran, nếu có thể tránh được, bởi vì một cuộc xung đột như vậy sẽ phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế giới và có thể gây bất ổn lan tràn khắp khu vực.


No more U.S. boots on the soil of Islam: The Middle East is in turmoil, and the entire region is in danger of being destabilized by the civil war in Syria. Events there could deal a heavy blow to the interests of the United States, the West and much of the rest of the industrialized world. Actual U.S. military action could prove necessary to stabilize the region, but the United States should do everything possible to avoid such a course. Another U.S. intervention in the region would prove highly incendiary. But sitting by and watching is not an appropriate policy either. The situation calls for deft, imaginative and stealthy efforts, always in conjunction with Islamic powers in the region, particularly Turkey, to avert the worst possible outcomes and keep the situation under wraps to the greatest extent possible. The pressures for U.S. involvement in Syria on humanitarian grounds should be resisted forcefully.


Không đặt chân lên đất Hồi giáo nữa: Trung Đông đang hỗn loạn và cả khu vực này đang có nguy cơ mất ổn định vì cuộc nội chiến ở Syria. Những biến cố ở đó có thể giáng một đòn nặng nề vào các quyền lợi của Hoa Kỳ, của phương Tây và của đa số các quốc gia công nghiệp còn lại. Một hành động quân sự của Hoa Kỳ thực sự có thể là cần thiết để ổn định khu vực này nhưng Hoa Kỳ nhất thiết phải làm mọi chuyện có thể làm được để tránh một hành động như vậy. Một cuộc can thiệp nữa của Hoa Kỳ vào khu vực này chắc chắn sẽ kích động một phong trào chống đối mạnh mẽ hơn. Nhưng thủ tọa bàng quan cũng không phải là chính sách thích hợp. Tình huống hiện nay đòi hỏi những nỗ lực thầm lặng, sáng tạo và khôn khéo, luôn kết hợp với các thế lực Hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, để tránh những hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra và giữ cho tình hình luôn nằm trong tầm kiểm soát tới mức tối đa. Nên chống lại mạnh mẽ các áp lực đòi Hoa Kỳ phải can dự vào Syria trên cơ sở nhân đạo.


The need for economic growth: Obama has not been a successful president in the economic realm. Economic growth has been languid throughout most of his presidency. This needs to change abruptly. But addressing the growth problem without exacerbating the country’s ominous debt problem isn’t going to be easy. That’s why the next presidential term must be devoted assiduously to a comprehensive fiscal reform designed to address out-of-control federal spending while boosting economic activity and growth. Entitlement reform will have to be combined with a comprehensive tax reform that slashes tax rates while eliminating large numbers of tax preferences, including many that have been considered sacred cows for decades. Only by restoring its fiscal health can the country face major challenges of the kind that looms in Asia. But this will take presidential leadership in abundance, the kind of leadership that we have not seen for a long time.


Nhu cầu tăng trưởng kinh tế: Obama chưa phải là vị tổng thống thành công trong lĩnh vực kinh tế. Tăng trưởng kinh tế diễn ra khá èo uột trong gần hết nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thực trạng này cần được thay đổi ngay lập tức. Nhưng xử lý vấn đề tăng trưởng mà không làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công rất đáng ngại của đất nước lại không phải là chuyện dễ. Đó là lý do tại sao nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp cần phải được dành hẳn một cách cần mẫn cho cuộc cải tổ toàn diện về ngân sách và tài khóa, được thiết kế để xử lý vấn đề chi tiêu ngoài tầm kiểm soát của liên bang trong lúc thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Chương trình cải tổ tài khóa sẽ phải được kết hợp với một chương trình cải tổ toàn diện về thuế khóa, giảm thuế suất đồng thời xóa bỏ một số lượng lớn các ưu đãi về thuế, bao gồm những ưu đãi mà nhiều thập niên qua vẫn được coi là những con bò thiêng không ai đụng đến được. Chỉ bằng cách khôi phục sự lành mạnh về tài khóa thì đất nước mới có thể đương đầu với những thách thức to lớn như kiểu thách thức đang hiển hiện lù lù ở châu Á. Nhưng tất cả những chuyện này đòi hỏi sự lãnh đạo của tổng thống phải được ủng hộ rộng rãi, một kiểu lãnh đạo mà đã lâu chúng ta chưa nhìn thấy.


As Webb’s Wall Street Journal article makes clear, Obama was wise in fashioning his “pivot” to Asia. But it isn’t enough merely to shift focus, dabble in Asian diplomacy and issue statements. As Webb writes, “The question is whether the China of 2012 truly wishes to resolve issues through acceptable international standards, and whether the America of 2012 has the will and the capacity to insist that this approach is the only path toward stability.”


Như bài báo của ông Webb trên báo Wall Street Journal đã làm rõ, ông Obama đã khôn ngoan khi khởi xướng cuộc “chuyển hướng” sang châu Á. Nhưng sẽ không đủ nếu chỉ chuyển dịch trọng tâm, tiến hành qua loa chính sách ngoại giao châu Á và đưa ra những lời tuyên bố. Như ông Webb đã viết, “Vấn đề là liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận hay không, và liệu Hoa Kỳ năm 2012 có ý chí và khả năng để nhấn mạnh rằng, giải pháp này là con đường duy nhất đi tới ổn định hay không”.


Precisely how America meets this challenge remains an open question. It will take deft, imaginative, flexible and tough-minded diplomacy, mixed with resolve and a clear understanding of the stakes involved. But it also will take recognition that the United States must focus on priorities, must accept that it can’t do everything everywhere in the world, and must avoid distractions as it faces with a cold eye its most pressing tests. Among those tests, none seems more pressing these days than China.


Nói một cách chính xác, Hoa Kỳ sẽ đáp ứng thách thức này như thế nào vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Nó cần có một đường lối ngoại giao khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt và cứng rắn, hòa trộn với sự cương quyết và sự hiểu biết rõ ràng về những được mất liên quan. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự thừa nhận rằng Hoa Kỳ phải tập trung vào những ưu tiên, phải chấp nhận rằng mình không thể làm mọi việc ở mọi nơi trên thế giới và phải tránh bị xao lãng trong lúc đối mặt những thử thách nặng nề nhất bằng đôi mắt tỉnh táo. Trong những ngày tháng này, trong những thử thách đó, không thử thách nào nặng nề hơn Trung Quốc.


Robert W. Merry is editor of The National Interest and the author of books on American history and foreign policy. His most recent book is Where They Stand: The American Presidents in the Eyes of Voters and Historians.
Robert W. Merry là chủ bút tạp chí The National Interest và tác giả của nhiều tập sách về lịch sử và chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông là: “Họ đứng ở đâu: Các tổng thống Mỹ trong mắt của cử tri và sử gia”.


Translated by Hoàng Nguyễn


http://nationalinterest.org/commentary/the-china-challenge-7372?page=show

Monday, August 20, 2012

On Presidential Liars Khi các Tổng thống nói dối




On Presidential Liars

Khi các Tổng thống nói dối
by Howard Zinn

Howard Zinn
excerpted from the book
Howard Zinn on History
Seven Stories Press, 2000
Trích từ
Howard Zinn bàn về Lịch sử
Nxb Seven Stories Press, 2000


The year of 1998 was dominated in the news media by the sexual shenanigans of President Bill Clinton and a formerly obscure White House intern, Monica Lewinsky. This preoccupation illustrated perfectly the proclivity of the American media to fasten on the trivial at the expense of life-and death matters.

Năm 1998các phương tiện thông tin tràn ngập sự kiện bê bối tình dục của Tổng thống Bill Clinton và cô thực tập sinh Nhà Trắng khó hiểu, Monica Lewinsky. Mối bận tâm này minh họa hoàn hảo khuynh hướng của các phương tiện truyền thông Mỹ khai thác các chuyện vặt vãnh tầm thường trong khi bỏ qua các vấn đề hết sức quan trọng.

In all the excitement about Bill Clinton's sex life, and its repercussions on his presidency, have we as a nation lost-or did we never have-a sense of proportion?

Với bao nhiêu hào hứng về cuộc đời ái tình của Bill Clinton, với sự chấn động về ghế Tổng thống của ông ta, chúng ta đã bị mất nước chưa – hay chúng ta chưa hề bao giờ có nước để mà mất?


Clinton has lied to us, deceived us, and then covered up his deceptions, about his sexual shenanigans-which, however odious, caused no one to lose a life. Many other presidents have lied to us, and deceived us, especially since World War II, about activities that we had every right to know about, in which thousands, even millions of people, lost their lives. Let's recall some of that history.

Clinton đã nói dối chúng ta, lừa chúng ta, bưng bít không cho chúng ta biết, cái chuyện tính dục vớ vẩn của ông ta – cái chuyện mà dù có vớ vẩn đến đâu chăng nữa, cũng chưa làm ai chết cả. Nhiều Tổng thống khác cũng dối chúng ta, cũng lừa chúng ta, nhất là trong Thế chiến II (1), về những hoạt động khác mà chúng ta có quyền phải được biết, những hoạt động làm hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu mạng người chết, nào chúng ta có biết tí gì. Nào ôn lại chút lịch sử với nhau.


Let's start with Harry Truman, who lied to us and the world when he said the bomb dropped on Hiroshima was dropped on "a military target." Several hundred thousand civilians-men, women, children died. Truman also lied to the nation about our war in Korea, presenting this as necessary to stop the spread of Communism in the world (it did not, and indeed could not), to show that "aggression does not pay" (the world did not listen; aggressions continued), saying we were fighting for democracy (hardly, since South Korea was a military dictatorship). Over 50,000 Americans died. And perhaps two million Koreans.

Thử cùng bắt đầu bằng Henry Truman, nói dối với chúng ta và thế giới khi ông bảo bom ném xuống Hiroshima chỉ vào “khu quân sự”. Vài trăm ngàn thường dân chết – đàn ông, đàn bà, trẻ con mất mạng. Truman cũng nói dối cả nước về chiến tranh chúng ta đánh Triều Tiên, bảo để ngăn Cộng sản bành trướng trên thế giới (họ không hề, cũng không có khả năng làm chuyện này), và chứng tỏ là “sự gây hấn sẽ không bao giờ được gì” (thế giới biết rồi đấy, gây hấn cứ tiếp tục), bảo rằng chúng ta phải chiến đấu cho Dân chủ (khó thay, khi Nam Triều Tiên lại thành một chế độ quân sự độc tài). Trên 50,000 lính Mỹ chết. Và khoảng 2 triệu người Triều Tiên mất mạng.


Eisenhower lied about our spy flights over the Soviet Union, even after one flier on such a mission was shot down. He deceived the nation and the world about the United States involvement in the coup that overthrew a democratic government in Guatemala and put in place a military junta that then took thousands of lives. He deceived the nation about the U.S. role in subverting a government in Iran which offended the oil corporations. The Shah of Iran was put back on the throne, meaning death and torture for his opponents. (In many of these events, the actual deceptions were carried on by his underlings, but the fact is that Eisenhower knew of them, and approved of them.)


Eisenhower xạo về phi cơ gián điệp của chúng ta bay trên Liên bang Xô Viết, ngay cả khi một chiếc bị bắn rơi. Ông này lừa chúng ta cùng thế giới về chuyện Hoa Kỳ can thiệp ở Guatemala, lật đổ chính phủ dân chủ ở đó, dựng lên chính quyền quân sự độc tài, sau đó hàng ngàn người mất mạng. Ông nói dối với cả nước về vai trò của Mỹ trong việc lật đổ Chính phủ Iran đã là trở ngại cho các công ty dầu lửa Hoa Kỳ, rồi đem ông vua (Shah) Iran lên trở lại ngai vàng, rồi thì vô số thủ tiêu, tra tấn những ai chống nhà vua (đa số trường hợp, bộ hạ tay chân Eisenhower đảm nhiệm chuyện nói dối về các vụ này, nhưng Eisenhower cũng biết thế, và đồng lòng).


Kennedy lied to the nation about the U.S. involvement in the 1961 failed invasion of Cuba, telling a press conference: "I can assure you that the United States has no intention of using force to overthrow the Castro regime."


Kennedy nói dối cả nước về việc dự phần vào cuộc đổ bộ thất bại vào Cuba, trắng trợn trong cuộc họp báo, “Tôi đoan chắc với quý vị rằng, Hiệp chúng quốc không có ý định dùng võ trang lật đổ chế độ Cuba”.


Kennedy, Johnson, and Nixon all lied to the nation about what was happening in Vietnam. Kennedy, while denying repeatedly that American fliers were involved in bombing of Vietnam, sent two helicopter companies there as early as 1962, and napalm began to be used. Johnson and Nixon both lied when they claimed only military targets were bombed (reporters knew the greatest number of deaths was among civilians). And Nixon deceived the nation about the secret bombing of Cambodia.


Kennedy, Johnson và Nixon đều nói dối cả nước về Việt Nam. Kennedy, một mặt chối bay chối biến là không có phi cơ Mỹ nào đến Việt Nam ném bom, mặt kia đã gửi đến 2 phi đội trực thăng ngay từ đầu 1962, là thời bắt đầu dùng bom lửa napalm. Johnson và Nixon cả hai cùng dối khi họ tuyên bố chỉ ném bom vào các mục tiêu quân sự (các phóng viên thì biết rõ số tổn thất thường dân rồi). Còn Nixon thì dối thêm về vụ đã bí mật ném bom Cambodia (2).


Reagan lied to the nation about his secret and illegal support of the contras in Nicaragua. He lied about the importance of Grenada in order to justify the American invasion of that little island. George Bush lied about the reasons for invading Panama, saying it was to stop the drug trade, but in fact the drug trade has flourished. And he deceived the nation about his real interest in the Persian Gulf, pretending to deep anguish about the fate of Kuwait, but actually more concerned about enhancing American power in Saudi Arabia and controlling the oil deposits of the region.

Reagan đã dối cho cả nước nghe về vụ ông hỗ trợ bí mật và bất hợp pháp cho phong trào contras tại Nicaragua. Ông ta dối về tầm quan trọng ở Grenada để tráo trở về sự đổ bộ của quân đội Mỹ lên cái đảo tí hon này. George Bush dối về lý do đem quân vào Panama, mồm thì bảo để phá đường dây ma túy, nhưng sự thật thì sau đó các đường dây ma túy tăng gia rộn ràng. Rồi ông lừa dân chúng về ý định thật của mình về vịnh Ba Tư, bảo là ông rất quan tâm đến số phận của Kuwait, thật ra thì chỉ để tâm vào quyền lực Mỹ ở Saudi Arabia và sự kiểm soát dầu lửa trong vùng.


Against this history of lies that brought death to so many people, Clinton's deceptions are ludicrous. Politicians and journalists who are indignant that he lied about sex with "that woman," were silent when he deceived the nation about the need to bomb a "nerve gas plant" in the Sudan. His administration could produce no evidence that the plant was anything but what the Sudanese government said it was-a plant that produced medicines for the Sudanese people.

Chống lại mọi sự dối trá lịch sử với cái kết quả biết bao mạng dân vô tội, sự dối trá của Clinton thật xoàng xĩnh. Các chính trị gia và các nhà báo làm ra vẻ căm phẫn với chuyện tính dục của ông ta với “mụ đàn bà kia”, lại câm như hến khi ông ta dối cả nước về sự cần thiết phải ném bom vào một “xưởng sản xuất hơi độc” tại Sudan. Bộ máy hành chính của ông ta không đưa ra được một minh chứng nào về việc này, đối chất với sự khẳng quyết của Chính phủ Sudan, là “căn cứ sản xuất” đó là nơi bào chế y-dược cho dân Sudan.


The president has lost his "moral authority," it is said, because of his lies about his sexual behavior. Did he-and indeed both Republicans and Democrats in Congress-not lose their moral authority when they took away basic benefits from single mothers, and food stamps from immigrants, when they failed to provide universal medical care, while spending hundreds of billions on an unnecessary military machine?

Tổng thống đã mất vẻ “quyền uy luân lý”, như người ta than thở, vì ông ta nói dối về chuyện tính dục của mình. Vậy ông ta – cả Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội – có mất quyền uy luân lý không – khi họ tước đi quyền lợi căn bản của các bà mẹ độc thân, quyền sử dụng phiếu thực phẩm của người di dân, khi họ thất bại trong việc không thực hiện được quyền săn sóc y tế toàn cõi, trong khi phung phí hàng trăm tỉ Mỹ kim để phục vụ cho guồng máy chiến tranh không cần thiết?




We are seeing a shocking loss of perspective on the part of political leaders, the press, and the public. If politicians and journalists have lost their sense of moral proportion, must we, as citizens lose ours? Should we not pull back from our obsession with lies about sex, and concentrate on finding out the truth about policies that mean life or death for people in this country and all over the world?

Chúng ta đang kinh hoàng nhìn thấy sự mất viễn ảnh trong giới chính trị gia, báo chí, và công chúng. Nếu chính trị gia và các nhà báo đã mất ý niệm luân lý, thì chúng ta, những công dân đã có mất như họ không? Chúng ta có nên bớt sự chú trọng về chuyện tính dục dối trá, để tâm vào chuyện nhìn ra sự thật về các chính sách liên quan đến sự sống chết của bao mạng người, ngay tại nước này, cũng như ở các nước khác?


chú thích của người dịch:

(1) Trước Thế Chiến II đã có nói dối rồi.

(2) H. Zinn có lẽ sót mất chuyện, là ở Đông Dương, cả Lào cũng bị ném bom – không tuyên chiến.


Translated by Vũ Huy Quang

http://www.thirdworldtraveler.com/Zinn/Presidential_Liars_HZOH.html

Sunday, August 19, 2012

Meet China's Next Leaders Gặp gỡ các lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc




Meet China's Next Leaders

Gặp gỡ các lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc


A who's who of the top contenders for the Middle Kingdom's most powerful jobs.

Những người nổi tiếng trong các đối thủ hàng đầu cho công việc đầy quyền lực nhất ở Trung Quốc

BY ISAAC STONE FISH
ISAAC STONE FISH


Foreign Policy
AUGUST 13, 2012
Foreign Policy
13-08-2012

In October 2007, nine of the most powerful men in China walked across a stage in the massive Great Hall of the People, at the closing of the Communist Party's twice-a-decade National Congress. "Once they were assembled, an untrained eye might have had difficulty telling them apart," Financial Times journalist Richard Macgregor writes in his 2010 book The Party about China's communist rulers. "The nine all wore dark suits, and all but one sported a red tie. They all displayed slick, jet-black pompadours, a product of the uniform addiction to regular hair-dyeing of senior Chinese politicians, a habit only broken by retirement or imprisonment."

Tháng 10 năm 2007, chín người có quyền hành nhất Trung Quốc bước ra khán đài Đại Lễ đường Nhân dân, trong buổi lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc, tổ chức 2 lần trong một thập niên. “Một khi họ họp lại, nếu không có con mắt nhà nghề thì khó có thể phân biệt từng người”, phóng viên Richard Macgregor của báo Financial Times đã viết trong cuốn sách The Party của ông vào năm 2010 về những nhà cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tất cả chín người mặc bộ com lê màu thẫm, và tất cả mang cà vạt đỏ ngoại trừ một người. Họ đều có bộ tóc hất ra sau, đen nhánh và bóng lưỡng, một sản phẩm của sự mê thích đồng bộ về sự nhuộm tóc đều đặn của các chính trị gia cao cấp Trung Quốc, một thói quen “chỉ có thể bị phá vỡ khi họ về hưu hay bị ở tù”.


The nine men's order on the stage announced to the outside world their ranking in the Politburo Standing Committee, the governing body that rules China and seemed to signify the inevitability of their leadership--ignoring the reality of infighting, jockeying, and compromise by the party elites who selected the nine members far away from the public eye. For those watching at home, these nine men with different ideas, personalities, and networks were distinguishable by their distance from the center of power.


Thứ tự của chín người trên khán đài đã thông báo cho thế giới bên ngoài biết cấp bậc của họ trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, bộ phận chính quyền cai trị Trung Quốc, và dường như cho biết chắc chắn về sự lãnh đạo của họ – quên đi thực tế về tranh chấp nội bộ, mánh khóe và sự đồng thuận của các đảng viên cao cấp, những người bầu chọn chín thành viên này, đã được giấu kín. Đối với những người quan sát ở quốc nội, chín người này với tư tưởng, cá tính và các mối quan hệ khác nhau có thể phân biệt được dựa trên khoảng cách của họ với trung tâm quyền lực.


If tradition holds, another group of men will again stroll across the stage in October during the 18th National Congress, this time led by Xi Jinping, the man widely expected to replace Hu Jintao, followed by Li Keqiang, whom party watchers expect will replace Wen Jiabao as premier. The next seven spots (or five or six; Hu Jintao is reportedly pushing for a smaller Standing Committee so that he maintains more influence after he steps down) are likely open and fiercely contested by roughly a dozen powerful men -- and one woman.

Nếu vẫn giữ giá trị truyền thống, một nhóm người khác sẽ lại bước ra khán đài vào tháng 10 trong Đại hội Đảng lần thứ 18, lần này do ông Tập Cận Bình dẫn đầu, được mọi người dự đoán sẽ thay thế ông Hồ cẩm Đào, theo sau là Lý Khắc Cường, mà các nhà quan sát đảng cho rằng sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ chức thủ tướng. Bảy chức vụ còn lại (hoặc là 5 hay 6; có tin là Hồ Cẩm Đào đang thúc đẩy một ban thường vụ nhỏ hơn để ông vẫn còn ảnh hưởng thêm sau khi rời khỏi chức vụ) có lẽ bỏ trống và sẽ được cả chục ông – và một người phụ nữ có quyền hành tranh giành quyết liệt.


Wang Yang, party secretary of Guangdong, China's most popular province and the subject of a profile in Foreign Policy's latest issue is one contender. The outside world knows little about Wang and the other personalities or their standings in the party elite. "The deals are so complicated," says Cheng Li, an expert on Chinese elite politics at the Brookings Institution. "We don't know the facts involved. We know one hundredth of what [the party elite] knows." With those caveats in mind, here are five people besides Xi and Li whose smiling, stage-managed faces we might see on that red stage in October.


Ông Uông Dương là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, một tỉnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, và ông cũng là chủ đề của một bài viết về tiểu sử, số ấn hành mới nhất của báo Foreign Policy, là một đối thủ. Thế giới bên ngoài ít biết về ông Uông và cá tính hay chức vụ của những người khác trong giới đảng viên cao cấp. Ông Trịnh Lý (Cheng Li), một chuyên viên về giới chính trị cao cấp Trung Quốc ở Viện Brookings, nói: “Các thỏa thuận rất là phức tạp. Chúng tôi không biết sự thật liên quan. Chúng tôi biết một phần trăm của những gì mà [các đảng viên cao cấp] biết”. Với sự hiểu biết này, đây là 5 người ngoài Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường mà vẻ mặt đạo diễn, mỉm cười mà chúng ta có thể thấy trên khán đài đỏ này vào tháng 10 sắp tới.


Wang Qishan

The mayor of Beijing from 2003 to 2007, Wang Qishan is currently the vice premier responsible for economic, energy, and financial affairs, serving under outgoing premier Wen. Wang's former counterpart, former Treasury Secretary Hank Paulson, called him "decisive and inquisitive," with a "wicked sense of humor." The son-in-law of the late Vice Premier Yao Yilin, Wang is one of the princelings, a group of often high-ranking leaders who are the sons and daughters of top officials. Chinese political observers see princelings like Wang as more closely allied with the leadership faction of former President Jiang Zemin than that of current President Hu Jintao. Brookings' Li thinks Wang, nicknamed "chief of the fire brigade" for his competence amid crisis, is almost certain to obtain a seat on the Standing Committee.

Vương Kỳ Sơn

Là Thị trưởng Bắc Kinh từ năm 2003 đến năm 2007, ông Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và tài chánh, phục vụ dưới quyền đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Người đồng nhiệm với ông Vương trước đây, cựu bộ trưởng ngân khố [Hoa Kỳ] Hank Paulson, đã gọi ông là người “quả quyết và tò mò” với “tính khôi hài mang vẻ ác ý”. Là con rể của cựu phó thủ tướng Diêu Y Lâm, ông Vương là một trong các thái tử đảng, một nhóm lãnh đạo cao cấp là con cái của các quan chức hàng đầu. Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc xem các thái tử đảng như ông Vương có liên minh chặt chẽ với phe lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân hơn là Chủ tịch hiện tại Hồ Cẩm Đào. Ông Vương có biệt danh “thủ lĩnh đội cứu hỏa” do bản lĩnh của ông [khi đương đầu] với khủng hoảng, ông Lý ở viện Brookings nghĩ ông Vương gần như chắc chắn có được một vị trí trong Ban Thường vụ.

Zhang Gaoli

The party secretary of the metropolis of Tianjin and an economist who formerly worked in the oil industry, Zhang is known as being low-key, even for a Chinese official. In 2011, Tianjin under his stewardship grew at 16.4 percent, the highest rate in China, tied with the metropolis of Chongqing. Zhang is seen as a protégé of Jiang Zemin and Jiang advisor Zeng Qinghong; he is known for his pro-market leanings, having served as party secretary of Shenzhen, China's center of cowboy capitalism, from 1997 to 2001. But if Binhai, the development zone that has driven much of Tianjin's growth, fails under Zhang's stewardship, it could hurt his chances of promotion.

Trương Cao Lệ

Là Bí thư Thành Ủy thành phố Thiên Tân và là một kinh tế gia, đã từng làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí, ông Trương Cao Lệ được biết đến như là người có phong cách giản dị, ngay cả đối với một quan chức Trung Quốc. Năm 2011, Thiên Tân dưới thời của ông đã phát triển 16,4%, mức cao nhất ở Trung Quốc, ngang với thành phố Trùng Khánh. Ông Trương được cho là người được Giang Trạch Dân đỡ đầu và ông Giang là cố vấn của Tăng Khánh Hồng. Ông được biết do khuynh hướng thiên thị trường, đã từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thâm Quyến từ 1997 đến 2001, trung tâm chủ nghĩa tư bản cao bồi của Trung Quốc. Nhưng nếu Tân Hải, khu vực phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhiều cho Thiên Tân, thất bại dưới sự quản lý của ông Trương, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của ông.

Hu Chunhua

Seen as an ally of Hu Jintao, "Little Hu," as he's known in China (he's unrelated to Hu Jintao) is party secretary of the Inner Mongolia Autonomous Region, a massive, coal-rich area in the country's north. If the 49-year-old Hu does ascend to the Standing Committee, he will be the youngest member and possibly the core of the sixth generation of Chinese Communist Party leaders, a strong contender to replace Xi Jinping as party secretary in 2022. (Hu Jintao was also 49, and the youngest member, when appointed to the Standing Committee in 1992.) Like Hu Jintao, who served as party secretary of Tibet and Guizhou, Hu Chunhua has extensive experience dealing with Chinese minorities, an important qualification given the instability of areas like Tibet and Xinjiang. He spent 23 years in the Tibetan provincial government, and reportedly speaks fluent Tibetan, rare for a Chinese official. For now, Little Hu would likely be one of the lower-ranking members, like Hu Jintao in 1992 (7th) and Xi Jinping in 2007 (6th).
Hồ Xuân Hoa

Được xem như là một đồng minh của Hồ Cẩm Đào, ông có biệt danh ở Trung Quốc là “Hồ Nhỏ” (ông không có liên hệ với Hồ Cẩm Đào), là bí thư khu tự trị Nội Mông, một khu vực giàu than đá mênh mông ở phía bắc. Nếu ông Hồ 49 tuổi vào được Ban Thường vụ, thì ông sẽ là ủy viên trẻ nhất và có thể là nòng cốt của thế hệ lãnh đạo thứ sáu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một đối thủ mạnh thay thế Tập Cận Bình chức tổng bí thư vào năm 2022 (Hồ Cẩm Đào cũng 49 tuổi, và là ủy viên trẻ nhất khi được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ hồi năm 1992). Giống như Hồ Cẩm Đào, người giữ chức bí thư đảng ủy Tây Tạng và Quý Châu, Hồ Xuân Hoa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các nhóm dân thiểu số của Trung Quốc, một khả năng quan trọng trong tình thế bất ổn ở những vùng như Tây Tạng và Tân Cương. Ông ấy đã trải qua 23 năm trong chính quyền cấp tỉnh Tây Tạng và được biết nói sõi tiếng Tây Tạng, điều hiếm thấy ở một quan chức Trung Quốc. Hiện nay, ông Hồ Nhỏ có lẽ là một trong những ủy viên cấp thấp, như Hồ Cẩm Đào vào năm 1992 (thứ bảy) và Tập Cận Bình năm 2007 (thứ sáu).

Liu Yandong

Currently the only woman in the 25-member Politburo, the decision-making body a rung down from the Standing Committee, Liu is state councilor, an assistant to China's premier and vice-premiers. She's seen as a protégé of both Hu Jintao and Jiang Zemin. She graduated from Hu's alma matter Tsinghua University, and served as his deputy in the Communist Youth League, an organization that Hu ran and is seen as his power base. Liu is a princeling; her father was formerly a vice minister of agriculture and introduced Jiang Zemin's adopted father to the Communist Party in 1927. She would be the first woman in Chinese Communist Party history to make it to the Standing Committee, though Liu, at 66, might be too old. The Politburo has an unofficial retirement age of 68, and Liu's chances could be hurt "if the leadership decides to make this supreme decision-making body younger," writes Li.

Lưu Diên Đông

Bà hiện là người phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên bộ chính trị, bộ phận ra quyết sách dưới Ban Thường vụ một bậc, bà Lưu là ủy viên quốc vụ viện, phụ tá cho thủ tướng và phó thủ tướng Trung Quốc. Bà là người được cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đỡ đầu. Bà tốt nghiệp cùng trường với Hồ Cẩm Đào, trường Đại học Thanh Hoa, và giữ chức phó cho ông Hồ ở Đoàn Thanh niên Cộng sản, một tổ chức ông Hồ đảm trách và được xem là căn bản quyền lực của ông. Bà Lưu là một công chúa đảng; cha của bà trước kia là thứ trưởng bộ nông nghiệp và đã giới thiệu cha nuôi của Giang Trạch Dân vào Đảng Cộng sản năm 1927. Bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc vào trong Ban Thường vụ, mặc dù bà Lưu ở tuổi 66, có lẽ quá lớn tuổi. Bộ chính trị có tuổi về hưu không chính thức là 68, và cơ hội cho bà Lưu có thể bị ảnh hưởng “nếu giới lãnh đạo quyết định thay đổi bộ phận ra quyết sách tối cao này trẻ trung hơn”, ông Trịnh Lý viết.

Yu Zhengsheng

Shanghai Party Secretary Yu's career has had the most public vicissitudes of any current Chinese leader. In 1985, Yu's brother, the former director of the Beijing National Security Bureau, defected to the United States. Yu, a princeling who reportedly had close ties to the family of former paramount leader Deng Xiaoping, managed to salvage his career and spent six years as the party secretary of Hubei province before being appointed to his current position in 2007. But everyone else on this list might have similar skeletons in their closet; the code of silence surrounding the Chinese Communist Party means it's unlikely that that information will ever be made public.
Du Chính Thanh

Là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sự nghiệp của ông Du đã có những bước thăng trầm được biết đến nhiều nhất so với bất cứ lãnh đạo hiện tại nào ở Trung Quốc. Năm 1985, anh của ông Du, cựu giám đốc Cục An ninh Quốc gia Bắc Kinh, đã đào thoát sang Hoa Kỳ. Ông Du, một thái tử đảng được biết có mối quan hệ mật thiết với gia đình cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, cố gắng cứu vãn sự nghiệp của ông và có 6 năm làm Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ hiện tại hồi năm 2007. Nhưng những người khác trong danh sách này có thể có những chuyện xấu xa tương tự đang được giấu kín, quy luật im lặng chung quanh Đảng Cộng sản Trung Quốc có nghĩa là khó có khả năng các thông tin này được tiết lộ cho công chúng.





Translated by Trần Văn Minh


http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/08/13/meet_china_s_next_leaders?page=0,1

Saturday, August 18, 2012

‘Princelings’ in China Use Family Ties to Gain Riches Con ông Cháu cha ở Trung Quốc dùng quan hệ gia đình để làm giàu




‘Princelings’ in China Use Family Ties to Gain Riches

Con ông Cháu cha ở Trung Quốc dùng quan hệ gia đình để làm giàu


By DAVID BARBOZA and SHARON LaFRANIERE

DAVID BARBOZA & SHARON LaFRANIERE

The New York Times
May 17, 2012
New York Times
17/5/2012 132

SHANGHAI — The Hollywood studio DreamWorks Animation recently announced a bold move to crack China’s tightly protected film industry: a $330 million deal to create a Shanghai animation studio that might one day rival the California shops that turn out hits like “Kung Fu Panda” and “The Incredibles.”

THƯỢNG HẢI – Trường quay phim DreamWorks Animation ở Hollywood vừa báo tin đã đặt được chân vào nền điện ảnh Trung Quốc trước nay vẫn nổi tiếng là kín cổng cao tường: một hợp đồng trị giá 330 triệu đô USD$ đã được ký để thành lập ở Thượng Hải một trường quay phim có thể một ngày kia cạnh tranh với những xưởng phim ở Californi, nơi sản xuất những phim ăn khách như Kung Fu Panda và Những kẻ bất diệt.

What DreamWorks did not showcase, however, was one of its newest — and most important — Chinese partners: Jiang Mianheng, the 61-year-old son of Jiang Zemin, the former Communist Party leader and the most powerful political kingmaker of China’s last two decades.

Điều mà DreamWork có vẻ mập mờ không nói rõ là, trong số những đối tác Trung Quốc, nhân vật quan trọng nhất là Giang Miên Hành, 61 tuổi, con của Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung Quốc, và là thế lực chính trị hùng mạnh nhất trong hai thập niên qua của Trung Quốc.


The younger Mr. Jiang’s coups have included ventures with Microsoft and Nokia and oversight of a clutch of state-backed investment vehicles that have major interests in telecommunications, semiconductors and construction projects.

Những phi vụ nhỏ hơn của ông Giang bao gồm liên doanh với Microsoft và Nokia và giám sát một cụm các phương tiện đầu tư do nhà nước hậu thuẫn có lợi ích lớn trong viễn thông, bán dẫn và các dự án xây dựng.


That a tay like Mr. Jiang would be included in an undertaking like that of DreamWorks is almost a given in today’s China. Analysts say this is how the Communist Party shares the spoils, allowing the relatives of senior leaders to cash in on one of the biggest economic booms in history.

Việc một tay giao dịch làm ăn như ông có mặt trong một vụ làm ăn tương tự như của DreamWorks là gần như là lẽ thường ở Trung Quốc ngày nay. Các nhà phân tích cho rằng đây là cách thức Đảng Cộng sản chia sẻ chiến lợi phẩm, cho phép thân nhân của lãnh đạo cấp cao dự phần vào một trong những nên kinh tế lớn bùng nổ nhất trong lịch sử.


As the scandal over Bo Xilai continues to reverberate, the authorities here are eager to paint Mr. Bo, a fallen leader who was one of 25 members of China’s ruling Politburo, as a rogue operator who abused his power, even as his family members accumulated a substantial fortune.

Khi vụ bê bối Bạc Hy Lai tiếp tục vang dội, các nhà chức trách ở đây mong muốn bôi nhọ ông Bạc, một nhà lãnh sụp đổ, một trong 25 thành viên của Bộ Chính trị cầm quyền của Trung Quốc, là một nhà điều hành lừa đảo, một người lạm dụng quyền lực, và ngay cả các thành viên trong gia đình cũng tích lũy một tài sản đáng kể.

But evidence is mounting that the relatives of other current and former senior officials have also amassed vast wealth, often playing central roles in businesses closely entwined with the state, including those involved in finance, energy, domestic security, telecommunications and entertainment. Many of these so-called princelings also serve as middlemen to a host of global companies and wealthy tycoons eager to do business in China.

Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng rằng người thân của các quan chức cấp cao đương nhiệm và đã về hưu tích lũy tài sản lớn, mà thường đóng vai trò trung tâm trong các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhà nước, bao gồm cả những người tham gia vào tài chính, năng lượng, an ninh nội địa, viễn thông và giải trí. Nhiều người trong cái gọi là những thái tử đảng cũng đóng vai trung gian để làm chủ các công ty toàn cầu và trở thành các ông trùm giàu có mong muốn kinh doanh ở Trung Quốc.


“Whenever there is something profitable that emerges in the economy, they’ll be at the front of the queue,” said Minxin Pei, an expert on China’s leadership and professor of government at Claremont McKenna College in California. “They’ve gotten into private equity, state-owned enterprises, natural resources — you name it.”

"Bất cứ khi nào có một cái gì đó có lợi nhuận mà nổi lên trong nền kinh tế, họ sẽ được ở vị trí hàng đầu", Minxin Pei, một chuyên gia về lãnh đạo Trung Quốc và là giáo sư về chính phủ học tại Claremont McKenna College ở California cho biết. "Họ tham gia vào vốn chủ sở hữu tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, tài nguyên thiên nhiên – còn nhiều thứ nữa."


For example, Wen Yunsong, the son of Prime Minister Wen Jiabao, heads a state-owned company that boasts that it will soon be Asia’s largest satellite communications operator. President Hu Jintao’s son, Hu Haifeng, once managed a state-controlled firm that held a monopoly on security scanners used in China’s airports, shipping ports and subway stations. And in 2006, Feng Shaodong, the son-in-law of Wu Bangguo, the party’s second-ranking official, helped Merrill Lynch win a deal to arrange the $22 billion public listing of the giant state-run bank I.C.B.C., in what became the world’s largest initial public stock offering.

Chẳng hạn, xí nghiệp quốc doanh mà Ôn Vân Tống, con của thủ tướng Ôn Gia Bảo làm giám đốc, đang trở thành hãng hoạt động lớn nhất về truyền thông qua vệ tinh Á châu. Người lãnh đạo công ti nắm độc quyền nhà nước về xử dụng scanners cho hệ thống an ninh là Hồ Hải Phong, con của chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Năm 2006, qua sự trung gian của Phùng Thiếu Đông, con rể Ngô Bang Quốc, nhân vật số 2 của Đảng, Merrill Lynch đã ký với ICBC, một ngân hàng quốc doanh khổng lồ, một hợp đồng về tổ chức đầu vào của chứng khoán, trị giá 22 tỉ đô la.

Much of the income earned by families of senior leaders may be entirely legal. But it is all but impossible to distinguish between legitimate and ill-gotten gains because there is no public disclosure of the wealth of officials and their relatives. Conflict-of-interest laws are weak or nonexistent. And the business dealings of the political elite are heavily censored in the state-controlled news media.

Phần lớn thu nhập gia đình của các nhà lãnh đạo cấp cao có thể là hoàn toàn hợp pháp. Nhưng nhìn chung không thể phân biệt giữa lợi ích hợp pháp và bất hợp pháp vì không có công bố công khai tài sản của viên chức và người thân của họ. Pháp luật về xung đột lợi ích là yếu hoặc không tồn tại. Và các giao dịch kinh doanh của giới tinh hoa chính trị được kiểm duyệt nặng nề trên các phương tiện truyền thông nhà nước kiểm soát.


The spoils system, for all the efforts to keep a lid on it, poses a fundamental challenge to the legitimacy of the Communist Party. As the state’s business has become increasingly intertwined with a class of families sometimes called the Red Nobility, analysts say the potential exists for a backlash against an increasingly entrenched elite. They also point to the risk that national policies may be subverted by leaders and former leaders, many of whom exert influence long after their retirement, acting to protect their own interests.

Hệ thống chiến lợi phẩm, mà tất cả các nỗ lực nhằm che đậy nó, đặt ra một thách thức cơ bản về tính chính danh của Đảng Cộng sản. Khi kinh doanh của nhà nước đã trở nên ngày càng gắn bó với một tầng lớp các gia tộc đôi khi được gọi là quý tộc đỏ, các nhà phân tích cho rằng tồn tại một khả năng về một phản ứng dữ dội chống lại một tầng lớp tinh hoa ngày càng cố thủ này. Họ cũng chỉ ra những rủi ro rằng các chính sách quốc gia có thể bị phá vỡ bởi các nhà lãnh đạo và cựu lãnh đạo, nhiều người trong số họ gây ảnh hưởng lâu dài sau khi đã nghỉ hưu của họ, và hành động để bảo vệ lợi ích riêng của họ.



Chinese officials and their relatives rarely discuss such a delicate issue publicly. The New York Times made repeated attempts to reach public officials and their relatives for this article, often through their companies. None of those reached agreed to comment on the record.


Các quan chức Trung Quốc và thân nhân của họ hiếm khi công khai thảo luận về một vấn đề tế nhị. Tờ báo New York Times đã cố gắng nhiều lần để tiếp cận các quan chức công quyền và người thân của họ cho bài viết này, thường là thông qua công ty của họ. Không ai trong số những người được gặp đưa ra nhận xét gì.
A secret United States State Department cable from 2009, released two years ago by the WikiLeaks project, cited reports that China’s ruling elite had carved up the country’s economic pie. At the same time, many companies openly boast that their ties to the political elite give them a competitive advantage in China’s highly regulated marketplace.


Một điện mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 2009, do WikiLeaks công bố hai năm, trích dẫn báo cáo nói rằng tầng lớp cầm quyền của Trung Quốc đã chia phần chiếc bánh kinh tế của đất nước. Đồng thời có nhiều xí nghiệp muốn chứng tỏ có nhiều ưu thế hơn những đối thủ của mình khi phô trương một cách công khai là có mối quan hệ với những thành phần chính trị nằm trên thượng đỉnh.

A Chinese sportswear company called Xidelong, for example, proudly informed some potential investors that one of its shareholders was the son of Wen Jiabao, according to one of the investors. (A private equity firm, New Horizon, that the son, Wen Yunsong helped found invested in the company in 2009, according to Xidelong’s Web site.) “There are so many ways to partner with the families of those in power,” said one finance executive who has worked with the relatives of senior leaders. “Just make them part of your deal; it’s perfectly legal.”

Chẳng hạn, một công ty đồ thể thao Trung Quốc có tên là Xidelong,  tự hào thông báo cho một số nhà đầu tư tiềm năng biết rằng một trong những cổ đông của nó là con trai của Ôn Gia Bảo, một trong các nhà đầu tư cho biết. (Công ty cổ phần tư nhân, New Horizon, mà người con trai, Wen Yunsong giúp thành lập đã đầu tư vào công ty trong năm 2009, trang web của Xidelong cho biết.) "Có quá nhiều các đề làm đối tác với các gia đình quyền thế. Chỉ cần những người này có phần trong bản giao kèo là mọi việc đều hợp lệ”, một chuyên viên tài chính quen làm việc với giới thân cận những quan chức chóp bu nói như vậy."

Worried about the appearance of impropriety and growing public disgust with official corruption, the Communist Party has repeatedly revised its ethics codes and tightened financial disclosure rules. In its latest iteration, the party in 2010 required all officials to report the jobs, whereabouts and investments of their spouses and children, as well as their own incomes. But the disclosure reports remain secret; proposals to make them public have been shelved repeatedly by the party-controlled legislature.

Lo lắng về sự xuất hiện của tài sản bất minh và sự căm ghét của công chúng với tham nhũng của viên chức ngày càng phát triển chính, Đảng Cộng sản đã nhiều lần sửa đổi quy chế về đạo đức và thắt chặt các quy tắc công khai tài chính. Trong lần thực hiện mới nhất năm 2010, đảng yêu cầu tất cả các quan chức báo cáo về việc làm, nơi ở và đầu tư của vợ chồng và con cái của họ, cũng như thu nhập của chính họ. Tuy nhiên, các báo cáo công bố thông tin vẫn còn bí mật, đề nghị công khai hóa đã bị hoãn nhiều lần bởi cơ quan lập pháp do đảng kiểm soát.



The party is unlikely to move more aggressively because families of high-ranking past and current officials are now deeply embedded in the economic fabric of the nation. Over the past two decades, business and politics have become so tightly intertwined, they say, that the Communist Party has effectively institutionalized an entire ecosystem of crony capitalism. “They don’t want to bring this into the open,” said Roderick MacFarquhar, a China specialist at Harvard University. “It would be a tsunami.”

Đảng không thể có các động thái mạnh mẽ hơn vì gia đình của quan chức cấp cao trong quá khứ và hiện tại đã nhúng sâu vào các cơ cấu kinh tế của quốc gia. Trong hai thập kỷ qua, kinh doanh và chính trị đã trở nên gắn bó với nhau chặt chẽ, họ nói, rằng Đảng Cộng sản đã thể chế hóa có hiệu quả toàn bộ hệ sinh thái của chủ nghĩa tư bản thân hữu. "Họ không muốn công khai điều này", ông Roderick MacFarquhar, một chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Harvard. "Nó sẽ là một cơn sóng thần".


Critics charge that powerful vested interests are now strong enough to block reforms that could benefit the larger populace. Changes in banking and financial services, for instance, could affect the interests of the family of Zhu Rongji, China’s prime minister from 1998 to 2003 and one of the architects of China’s economic system. His son, Levin Zhu, joined China International Capital Corporation, one of the country’s biggest investment banks, in 1998 and has served as its chief executive for the past decade.

Các nhà phê bình tính rằng quyền lợi ích được giao to lớn như hiện nay đủ mạnh để ngăn chặn cải cách mà có thể đem lại lợi ích lớn hơn cho dân chúng. Ví dụ, những thay đổi trong dịch vụ ngân hàng và tài chính, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của gia đình Chu Dung Cơ, Bộ trưởng chính của Trung Quốc từ 1998 đến 2003 và một trong số các kiến ​​trúc sư của hệ thống kinh tế của Trung Quốc. Con trai ông, Levin Zhu, năm 1998 gia nhập Tổng công ty China International Capital, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của đất nước, và đã giữ chức giám đốc điều hành của nó trong thập kỷ qua.



Efforts to open the power sector to competition, for example, could affect the interests of relatives of Li Peng, a former prime minister. Li Xiaolin, his daughter, is the chairwoman and chief executive of China Power International, the flagship of one of the big five power generating companies in China. Her brother, Li Xiaopeng, was formerly the head of another big power company and is now a public official.

Những nỗ lực để mở cánh cửa cạnh tranh, chẳng hạn, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các thân nhân của gia tộc Li Bằng, một cựu thủ tướng. Li Xiaolin, con gái ông, là chủ tịch và giám đốc điều hành của China Power International, một trong năm công ty hàng về năng lượng ở Trung Quốc. Anh trai của cô, Li Xiaopeng, trước đây là người đứng đầu của một công ty điện lực lớn và là một công chức.

“This is one of the most difficult challenges China faces,” said Mr. Pei, an authority on China’s leadership. “Whenever they want to implement reform, their children might say, ‘Dad, what about my business?’ ”

"Đây là một trong những thách thức khó khăn nhất Trung Quốc phải đối mặt," ông Pei, một nhân vật lãnh đạo của Trung Quốc cho biết. "Bất cứ khi nào họ muốn thực hiện cải cách, con cái của họ có thể nói," Bố gìa ơi, thế còn doanh nghiệp của con thì sao?”


There are also growing concerns that a culture of nepotism and privilege nurtured at the top of the system has flowed downward, permeating bureaucracies at every level of government in China.

Ngoài ra còn có mối quan tâm ngày càng tăng rằng một nền văn hóa gia đình trị và đặc quyền đặc lợi nuôi dưỡng ở thượng đỉnh hệ thống đã chảy xuống bên dưới, thâm nhập thói quan liêu vào mọi cấp của chính phủ ở Trung Quốc.

“After a while you realize, wow, there are actually a lot of princelings out there,” said Victor Shih, a China scholar at Northwestern University near Chicago, using the label commonly slapped on descendants of party leaders. “You’ve got the children of current officials, the children of previous officials, the children of local officials, central officials, military officers, police officials.We’re talking about hundreds of thousands of people out there — all trying to use their connections to make money.”


“Tới một hồi người ta nhận thấy có quá nhiều “các vị hoàng tử kế thừa”, Victor Shih, chuyên viên về Trung Quốc ở đại học Northwestern, gần Chicago phát biểu như vậy. Giữa những con cháu của những người lãnh đạo ngày nay, con cháu của những người tiền nhiệm, con cháu những người nắm quyền ở trung ương, ở địa phương, con cháu các sĩ quan trong quân đội, trong công an… tổng cộng có thể lên đến mấy trăm ngàn người. Tất cả đều lợi dụng những mối quan hệ để kiếm tiền.”



To shore up confidence in the government’s ability to tackle the problem, high-ranking leaders regularly inveigh against greedy officials caught with their hand in the till. In 2008, for instance, a former Shanghai Party secretary, Chen Liangyu, was sentenced to 18 years in prison for bribery and abuse of power. One of his crimes was pressing businessmen to funnel benefits to his close relatives, including a land deal that netted his brother, Chen Liangjun, a $20 million profit.

Để tăng cường niềm tin về khả năng giả quyết vấn đề của chính phủ, lãnh đạo cấp cao thường xuyên chỉ trích các quan chức cấp dưới tham lam bị bắt khi nhúng tay hành sự. Trong năm 2008, chẳng hạn, một cựu bí thư Thượng Hải, Trần Lương Vũ, đã bị kết án đến 18 năm tù vì hối lộ và lạm dụng quyền lực. Một trong những tội ác của ông là bắt buộc các doanh nhân phải nộp lợi nhuận cho người thân gần gũi của ông, bao gồm một thỏa thuận về đất đai do người anh em của ông, Chen Liangjun,  điều hành mạng lưới, với lợi nhuận 20 triệu USD.

But exposés in the foreign press — like the report in 2010 that Zeng Wei, the son of China’s former vice president Zeng Qinghong, bought a $32 million mansion in Sydney, Australia — are ignored by the Chinese-language news media and blocked by Internet censors.

Nhưng khi báo chí nước ngoài phanh phui - như  báo cáo năm 2010 về việc Zeng Wei, con trai của cựu Phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng, mua một căn biệt thự $32 triệu đô-la tại Sydney, Úc - được bỏ qua bởi các phương tiện truyền thông tiếng Trung và bị chặn bởi kiểm duyệt Internet.
Allegations of bribery and corruption against the nation’s top leaders typically follow — rather than precede — a fall from political grace. Mr. Bo’s downfall this spring, for instance, came after his former police chief in Chongqing told American diplomats that Mr. Bo’s wife, Gu Kailai, had ordered the murder of Neil Heywood, a British businessman, in a dispute over the family’s business interests.

Đa số những nhân vật cao cấp bị buộc tội tham nhũng rút cục cũng bị thất sủng. Xuân vừa rồi, Bạc Hy Lai bị rớt là vì người sếp công an thành phố Trùng Khánh đã khai với các nhà ngoại giao Mỹ là Cốc Khai Lai, vợ của nhân vật chính trị này đã sai ông ta ám sát Neil Heywood, một nhà kinh doanh người Anh do tranh chấp về lợi ích kinh doanh của gia tộc này

Evidence has surfaced of at least $160 million in assets held by close relatives of Bo Xilai, and the authorities are investigating whether other assets held by the family may have been secretly and illegally moved offshore.

Những bằng chứng xác nhận những người bà con của Bạc Hy Lai đã cất giấu ít nhất là 160 triệu đô la của chìm của nổi, được bộc lộ, và các nhà chức trách đang tiếp tục tìm kiếm xem có nhiều của cải khác vẫn còn được cất giấu ở nước ngoài hay không.

Wen Jiabao, the prime minister, responded by demanding a more forceful crackdown on corruption. Without naming Mr. Bo by name, People’s Daily, the official Communist Party newspaper, denounced fortune seekers who stain the party’s purity by smuggling ill-gotten gains out of the country.

Phản ứng của thủ tướng Ôn Gia Bảo là ra lệnh tăng cường việc trấn áp tham nhũng. Trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của đảng Cộng sản, có những bài tố cáo những người dân tham lam tiền của đang tuồn của cải bất chính ra nước ngoài.

Some scholars argue that the party is now hostage to its own unholy alliances. Cheng Li, an expert on Chinese politics with the Brookings Institution in Washington, said it would be difficult for the Chinese government to push through major political reforms aimed at extricating powerful political families from business without giving immunity to those now in power.


Một số học giả cho rằng đảng bây giờ bị bắt làm con tin cho các đồng minh xấu xa của nó. Cheng Li, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc làm việc cho Viện Brookings ở Washington, nói rằng chính phủ Trung Quốc khó mà thúc đẩy mạnh mẽ cải cách chính trị lớn nhằm đẩy các gia đình có thế lực chính trị mạnh mẽ ra khỏi kinh doanh mà không tạo miễn dịch đối với những người đang nắm quyền.
And with no independent judiciary in China, he said, party leaders would essentially be charged with investigating themselves. “The party has said anticorruption efforts are a life-and-death issue,” Mr. Li said. “But if they want to clean house, it may be fatal.”

Và do không có tư pháp độc lập ở Trung Quốc, ông cho biết, lãnh đạo đảng về cơ bản sẽ tự mình đảm nhận việc điều tra. "Đảng cho biết nỗ lực chống tham nhũng là một vấn đề tồn-vong," ông Li nói. "Nhưng nếu họ muốn để làm sạch nhà, nó cũng có thể gây tử vong."
Chinese tycoons have also been quietly welcomed into the families of senior leaders, often through secret partnerships in which the sons, daughters, spouses and close relatives act as middlemen or co-investors in real estate projects or other deals that need government approval or backing, according to investors who have been involved in such transactions.

Các tài phiệt Trung Quốc vẫn được kín đáo tiếp đãi trong gia đình những lãnh đạo cao cấp qua sự trung gian của những đối tác bí mật. “Con trai, con gái, vợ, họ hàng thân thuộc là những người đứng làm trung gian hay hùn hạp vốn trong những chương trình xây dựng, trong những hợp đồng cần có sự ưng thuận hay cần có sự hỗ trợ của chính phủ” , những người tham dự vào những cuộc giao dịch quả quyết như vậy.

Moreover, China’s leading political families, often through intermediaries, hold secret shares in dozens of companies, including many that are publicly listed in Hong Kong, Shanghai and elsewhere, according to interviews with bankers and investment advisers.

Hơn nữa, các gia đình có thế lực chính trị hàng đầu của Trung Quốc, thường thông qua trung gian, nắm giữ cổ phần bí mật trong hàng chục công ty, bao gồm nhiều công ty được niêm yết công khai tại Hồng Kông, Thượng Hải và các nơi khác, theo các cuộc phỏng vấn với các ngân hàng và các cố vấn đầu tư cho biết.

Lately, the progeny of the political elite have retooled the spoils system for a new era, moving into high-finance ventures like private equity funds, where the potential returns dwarf the benefits from serving as a middleman to government contracts or holding an executive post at a state monopoly.



Gần đây, con các nhân vật chính trị không màng đến những vai trò trung gian nữa mà dòm ngó những ngành tài chính cao cấp, đặc biệt là ngành kinh doanh tư bản. Ngành này có nhiều triển vọng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, đã làm lu mờ những vai trò đứng làm trung gian cho những thị trường công cộng hay những chức vụ như giám đốc một xí nghiệp độc quyền quốc gia:

Jeffrey Zeng, the son of the former Politburo member Zeng Peiyan, is a managing partner at Kaixin Investments, a venture-capital firm set up with two state-owned entities, China Development Bank and Citic Capital. Liu Lefei, the son of another Politburo member, Liu Yunshan, helps operate the $4.8 billion Citic Private Equity Fund, one of the biggest state-managed funds. Last year, Alvin Jiang, the grandson of former president Jiang Zemin, the former Communist Party leader and president, helped establish Boyu Capital, a private equity firm that is on its way to raising at least $1 billion.


Jeffrey Tăng, con của Tăng Bái An, cựu ủy viên bộ Chính trị là quản lý Kaisin Investments, một hãng đầu tư được hai ngân hàng Nhà nước lập ra, China development Bank và Citic Capital. Liu Lefei, con của Lưu Vân Sơn, một ủy viên khác của bộ Chính trị, là một trong những quản trị viên của Citic Private Equity Fund, một quĩ lớn dưới sự quản trị của nhà nước. Năm ngoái, Alvin Giang, cháu của Giang Trạch Dân đã nhúng tay vào sự thành lập Quĩ Boyu Capital. Vốn của quĩ này sẽ lên đến ít nhất là một tỷ đô la.

Most recently, with the Communist Party promising to overhaul the nation’s media and cultural industries, the relatives of China’s political elite are at the head of the crowd scrambling for footholds in a new frontier.


Gần đây nhất, đảng Cộng sản hứa hẹn sẽ cải tổ giới truyền thông và lãnh vực văn hóa quốc gia. Những thân thích của giới cầm quyền cao cấp sẽ là những người đầu tiên chạy vội giành giật chỗ cho mình trong lãnh vực mới này:

The February announcement of the deal between DreamWorks and three Chinese partners, including Shanghai Alliance Investment, was timed to coincide with the high-profile visit to the United States of Xi Jinping, China’s vice president and presumptive next president. The news release did not mention that Shanghai Alliance is partly controlled by Jiang Zemin’s son Jiang Mianheng. A person who answered the telephone at the Shanghai Alliance office here declined to comment.


Tháng Hai vừa rồi, tin báo về thỏa hiệp giữa DreamWorks và ba đối tác Trung Quốc trong đó có Shanghai Alliance Investment đã được tính toán để trùng hợp với cuộc viếng thăm rất được mong đợi của Tập Cận Bình, phó chủ tịch và có thể sẽ là chủ tịch nước. Thông cáo ỉm đi chuyện một phần Shanghai Alliance ở dưới quyền kiểm soát của ông Giang, con của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.


Zeng Qinghuai, the brother of Zeng Qinghong, China’s former vice president, is also in the film business. He served as a consultant for the patriotic epic “Beginning of the Great Revival.” The film exemplified the hand-in-glove relationship between business and politics. It was shown on nearly 90,000 movie screens across the country. Government offices and schools were ordered to buy tickets in bulk. The media was banned from criticizing it. It became one of last year’s top-grossing films.

Tăng Khánh Hoài, em của Tăng Khánh Hồng, cựu phó chủ tịch nước, cũng có chân trong kỹ nghệ điện ảnh. Ông này đã làm tham vấn cho bộ phim anh hùng tính The Founding of the Party. Phim này chúng minh sự quá gần gũi giữa thế giới áp phe và chính trị. Phim được chiếu trên gần 90000 màn ảnh khắp cả nước. Các văn phòng chính phủ và những trường học nhận được lệnh phải mua xỉ vé số lớn và giới truyền thông bị cấm không được đưa ra những phê phán về phim. Kết quả là cuốn phim này đã đem lại nhiều lợi nhuận nhất trong năm 2011.

Scholars describe the film industry as the new playground for princelings. Zhang Xiaojin, director of the Center of Political Development at Tsinghua University, said, “There are cases where propaganda department officials specifically ask their children to make films which they then approve.”


Các nhà nghiên cứu đều công nhận điện ảnh là sân chơi mới của các “hoàng tử kế thừa”. Tăng Tiểu Anh, giám đốc Trung tâm phát triển chính trị đại học Thanh Hoa giảng giải: “Trong nhiều trường hợp, các quan chức của bộ Tuyên truyền khuyến khích các con cháu họ cứ làm phim đi, trước sau gì phim cũng sẽ được sự tán đồng của bộ “.


Zhao Xiao, an economist at the University of Science and Technology in Beijing, said, “They are everywhere, as long as the industry is profitable.”
Ziao Xiao, nhà kinh tế học đại học Khoa học và Kỹ thuật Bắc Kinh còn nói thêm: “Họ có mặt khắp nơi chừng nào còn có những phi vụ làm ăn béo bở”.



http://www.nytimes.com/2012/05/18/world/asia/china-princelings-using-family-ties-to-gain-riches.html?_r=1&pagewanted=all