MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, August 19, 2012

Meet China's Next Leaders Gặp gỡ các lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc




Meet China's Next Leaders

Gặp gỡ các lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc


A who's who of the top contenders for the Middle Kingdom's most powerful jobs.

Những người nổi tiếng trong các đối thủ hàng đầu cho công việc đầy quyền lực nhất ở Trung Quốc

BY ISAAC STONE FISH
ISAAC STONE FISH


Foreign Policy
AUGUST 13, 2012
Foreign Policy
13-08-2012

In October 2007, nine of the most powerful men in China walked across a stage in the massive Great Hall of the People, at the closing of the Communist Party's twice-a-decade National Congress. "Once they were assembled, an untrained eye might have had difficulty telling them apart," Financial Times journalist Richard Macgregor writes in his 2010 book The Party about China's communist rulers. "The nine all wore dark suits, and all but one sported a red tie. They all displayed slick, jet-black pompadours, a product of the uniform addiction to regular hair-dyeing of senior Chinese politicians, a habit only broken by retirement or imprisonment."

Tháng 10 năm 2007, chín người có quyền hành nhất Trung Quốc bước ra khán đài Đại Lễ đường Nhân dân, trong buổi lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc, tổ chức 2 lần trong một thập niên. “Một khi họ họp lại, nếu không có con mắt nhà nghề thì khó có thể phân biệt từng người”, phóng viên Richard Macgregor của báo Financial Times đã viết trong cuốn sách The Party của ông vào năm 2010 về những nhà cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tất cả chín người mặc bộ com lê màu thẫm, và tất cả mang cà vạt đỏ ngoại trừ một người. Họ đều có bộ tóc hất ra sau, đen nhánh và bóng lưỡng, một sản phẩm của sự mê thích đồng bộ về sự nhuộm tóc đều đặn của các chính trị gia cao cấp Trung Quốc, một thói quen “chỉ có thể bị phá vỡ khi họ về hưu hay bị ở tù”.


The nine men's order on the stage announced to the outside world their ranking in the Politburo Standing Committee, the governing body that rules China and seemed to signify the inevitability of their leadership--ignoring the reality of infighting, jockeying, and compromise by the party elites who selected the nine members far away from the public eye. For those watching at home, these nine men with different ideas, personalities, and networks were distinguishable by their distance from the center of power.


Thứ tự của chín người trên khán đài đã thông báo cho thế giới bên ngoài biết cấp bậc của họ trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, bộ phận chính quyền cai trị Trung Quốc, và dường như cho biết chắc chắn về sự lãnh đạo của họ – quên đi thực tế về tranh chấp nội bộ, mánh khóe và sự đồng thuận của các đảng viên cao cấp, những người bầu chọn chín thành viên này, đã được giấu kín. Đối với những người quan sát ở quốc nội, chín người này với tư tưởng, cá tính và các mối quan hệ khác nhau có thể phân biệt được dựa trên khoảng cách của họ với trung tâm quyền lực.


If tradition holds, another group of men will again stroll across the stage in October during the 18th National Congress, this time led by Xi Jinping, the man widely expected to replace Hu Jintao, followed by Li Keqiang, whom party watchers expect will replace Wen Jiabao as premier. The next seven spots (or five or six; Hu Jintao is reportedly pushing for a smaller Standing Committee so that he maintains more influence after he steps down) are likely open and fiercely contested by roughly a dozen powerful men -- and one woman.

Nếu vẫn giữ giá trị truyền thống, một nhóm người khác sẽ lại bước ra khán đài vào tháng 10 trong Đại hội Đảng lần thứ 18, lần này do ông Tập Cận Bình dẫn đầu, được mọi người dự đoán sẽ thay thế ông Hồ cẩm Đào, theo sau là Lý Khắc Cường, mà các nhà quan sát đảng cho rằng sẽ thay thế ông Ôn Gia Bảo giữ chức thủ tướng. Bảy chức vụ còn lại (hoặc là 5 hay 6; có tin là Hồ Cẩm Đào đang thúc đẩy một ban thường vụ nhỏ hơn để ông vẫn còn ảnh hưởng thêm sau khi rời khỏi chức vụ) có lẽ bỏ trống và sẽ được cả chục ông – và một người phụ nữ có quyền hành tranh giành quyết liệt.


Wang Yang, party secretary of Guangdong, China's most popular province and the subject of a profile in Foreign Policy's latest issue is one contender. The outside world knows little about Wang and the other personalities or their standings in the party elite. "The deals are so complicated," says Cheng Li, an expert on Chinese elite politics at the Brookings Institution. "We don't know the facts involved. We know one hundredth of what [the party elite] knows." With those caveats in mind, here are five people besides Xi and Li whose smiling, stage-managed faces we might see on that red stage in October.


Ông Uông Dương là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, một tỉnh nổi tiếng nhất Trung Quốc, và ông cũng là chủ đề của một bài viết về tiểu sử, số ấn hành mới nhất của báo Foreign Policy, là một đối thủ. Thế giới bên ngoài ít biết về ông Uông và cá tính hay chức vụ của những người khác trong giới đảng viên cao cấp. Ông Trịnh Lý (Cheng Li), một chuyên viên về giới chính trị cao cấp Trung Quốc ở Viện Brookings, nói: “Các thỏa thuận rất là phức tạp. Chúng tôi không biết sự thật liên quan. Chúng tôi biết một phần trăm của những gì mà [các đảng viên cao cấp] biết”. Với sự hiểu biết này, đây là 5 người ngoài Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường mà vẻ mặt đạo diễn, mỉm cười mà chúng ta có thể thấy trên khán đài đỏ này vào tháng 10 sắp tới.


Wang Qishan

The mayor of Beijing from 2003 to 2007, Wang Qishan is currently the vice premier responsible for economic, energy, and financial affairs, serving under outgoing premier Wen. Wang's former counterpart, former Treasury Secretary Hank Paulson, called him "decisive and inquisitive," with a "wicked sense of humor." The son-in-law of the late Vice Premier Yao Yilin, Wang is one of the princelings, a group of often high-ranking leaders who are the sons and daughters of top officials. Chinese political observers see princelings like Wang as more closely allied with the leadership faction of former President Jiang Zemin than that of current President Hu Jintao. Brookings' Li thinks Wang, nicknamed "chief of the fire brigade" for his competence amid crisis, is almost certain to obtain a seat on the Standing Committee.

Vương Kỳ Sơn

Là Thị trưởng Bắc Kinh từ năm 2003 đến năm 2007, ông Vương Kỳ Sơn hiện là phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế, năng lượng và tài chánh, phục vụ dưới quyền đương kim thủ tướng Ôn Gia Bảo. Người đồng nhiệm với ông Vương trước đây, cựu bộ trưởng ngân khố [Hoa Kỳ] Hank Paulson, đã gọi ông là người “quả quyết và tò mò” với “tính khôi hài mang vẻ ác ý”. Là con rể của cựu phó thủ tướng Diêu Y Lâm, ông Vương là một trong các thái tử đảng, một nhóm lãnh đạo cao cấp là con cái của các quan chức hàng đầu. Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc xem các thái tử đảng như ông Vương có liên minh chặt chẽ với phe lãnh đạo của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân hơn là Chủ tịch hiện tại Hồ Cẩm Đào. Ông Vương có biệt danh “thủ lĩnh đội cứu hỏa” do bản lĩnh của ông [khi đương đầu] với khủng hoảng, ông Lý ở viện Brookings nghĩ ông Vương gần như chắc chắn có được một vị trí trong Ban Thường vụ.

Zhang Gaoli

The party secretary of the metropolis of Tianjin and an economist who formerly worked in the oil industry, Zhang is known as being low-key, even for a Chinese official. In 2011, Tianjin under his stewardship grew at 16.4 percent, the highest rate in China, tied with the metropolis of Chongqing. Zhang is seen as a protégé of Jiang Zemin and Jiang advisor Zeng Qinghong; he is known for his pro-market leanings, having served as party secretary of Shenzhen, China's center of cowboy capitalism, from 1997 to 2001. But if Binhai, the development zone that has driven much of Tianjin's growth, fails under Zhang's stewardship, it could hurt his chances of promotion.

Trương Cao Lệ

Là Bí thư Thành Ủy thành phố Thiên Tân và là một kinh tế gia, đã từng làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí, ông Trương Cao Lệ được biết đến như là người có phong cách giản dị, ngay cả đối với một quan chức Trung Quốc. Năm 2011, Thiên Tân dưới thời của ông đã phát triển 16,4%, mức cao nhất ở Trung Quốc, ngang với thành phố Trùng Khánh. Ông Trương được cho là người được Giang Trạch Dân đỡ đầu và ông Giang là cố vấn của Tăng Khánh Hồng. Ông được biết do khuynh hướng thiên thị trường, đã từng giữ chức Bí thư Thành ủy Thâm Quyến từ 1997 đến 2001, trung tâm chủ nghĩa tư bản cao bồi của Trung Quốc. Nhưng nếu Tân Hải, khu vực phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng rất nhiều cho Thiên Tân, thất bại dưới sự quản lý của ông Trương, điều này có thể ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của ông.

Hu Chunhua

Seen as an ally of Hu Jintao, "Little Hu," as he's known in China (he's unrelated to Hu Jintao) is party secretary of the Inner Mongolia Autonomous Region, a massive, coal-rich area in the country's north. If the 49-year-old Hu does ascend to the Standing Committee, he will be the youngest member and possibly the core of the sixth generation of Chinese Communist Party leaders, a strong contender to replace Xi Jinping as party secretary in 2022. (Hu Jintao was also 49, and the youngest member, when appointed to the Standing Committee in 1992.) Like Hu Jintao, who served as party secretary of Tibet and Guizhou, Hu Chunhua has extensive experience dealing with Chinese minorities, an important qualification given the instability of areas like Tibet and Xinjiang. He spent 23 years in the Tibetan provincial government, and reportedly speaks fluent Tibetan, rare for a Chinese official. For now, Little Hu would likely be one of the lower-ranking members, like Hu Jintao in 1992 (7th) and Xi Jinping in 2007 (6th).
Hồ Xuân Hoa

Được xem như là một đồng minh của Hồ Cẩm Đào, ông có biệt danh ở Trung Quốc là “Hồ Nhỏ” (ông không có liên hệ với Hồ Cẩm Đào), là bí thư khu tự trị Nội Mông, một khu vực giàu than đá mênh mông ở phía bắc. Nếu ông Hồ 49 tuổi vào được Ban Thường vụ, thì ông sẽ là ủy viên trẻ nhất và có thể là nòng cốt của thế hệ lãnh đạo thứ sáu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một đối thủ mạnh thay thế Tập Cận Bình chức tổng bí thư vào năm 2022 (Hồ Cẩm Đào cũng 49 tuổi, và là ủy viên trẻ nhất khi được bổ nhiệm vào Ban Thường vụ hồi năm 1992). Giống như Hồ Cẩm Đào, người giữ chức bí thư đảng ủy Tây Tạng và Quý Châu, Hồ Xuân Hoa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các nhóm dân thiểu số của Trung Quốc, một khả năng quan trọng trong tình thế bất ổn ở những vùng như Tây Tạng và Tân Cương. Ông ấy đã trải qua 23 năm trong chính quyền cấp tỉnh Tây Tạng và được biết nói sõi tiếng Tây Tạng, điều hiếm thấy ở một quan chức Trung Quốc. Hiện nay, ông Hồ Nhỏ có lẽ là một trong những ủy viên cấp thấp, như Hồ Cẩm Đào vào năm 1992 (thứ bảy) và Tập Cận Bình năm 2007 (thứ sáu).

Liu Yandong

Currently the only woman in the 25-member Politburo, the decision-making body a rung down from the Standing Committee, Liu is state councilor, an assistant to China's premier and vice-premiers. She's seen as a protégé of both Hu Jintao and Jiang Zemin. She graduated from Hu's alma matter Tsinghua University, and served as his deputy in the Communist Youth League, an organization that Hu ran and is seen as his power base. Liu is a princeling; her father was formerly a vice minister of agriculture and introduced Jiang Zemin's adopted father to the Communist Party in 1927. She would be the first woman in Chinese Communist Party history to make it to the Standing Committee, though Liu, at 66, might be too old. The Politburo has an unofficial retirement age of 68, and Liu's chances could be hurt "if the leadership decides to make this supreme decision-making body younger," writes Li.

Lưu Diên Đông

Bà hiện là người phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên bộ chính trị, bộ phận ra quyết sách dưới Ban Thường vụ một bậc, bà Lưu là ủy viên quốc vụ viện, phụ tá cho thủ tướng và phó thủ tướng Trung Quốc. Bà là người được cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đỡ đầu. Bà tốt nghiệp cùng trường với Hồ Cẩm Đào, trường Đại học Thanh Hoa, và giữ chức phó cho ông Hồ ở Đoàn Thanh niên Cộng sản, một tổ chức ông Hồ đảm trách và được xem là căn bản quyền lực của ông. Bà Lưu là một công chúa đảng; cha của bà trước kia là thứ trưởng bộ nông nghiệp và đã giới thiệu cha nuôi của Giang Trạch Dân vào Đảng Cộng sản năm 1927. Bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc vào trong Ban Thường vụ, mặc dù bà Lưu ở tuổi 66, có lẽ quá lớn tuổi. Bộ chính trị có tuổi về hưu không chính thức là 68, và cơ hội cho bà Lưu có thể bị ảnh hưởng “nếu giới lãnh đạo quyết định thay đổi bộ phận ra quyết sách tối cao này trẻ trung hơn”, ông Trịnh Lý viết.

Yu Zhengsheng

Shanghai Party Secretary Yu's career has had the most public vicissitudes of any current Chinese leader. In 1985, Yu's brother, the former director of the Beijing National Security Bureau, defected to the United States. Yu, a princeling who reportedly had close ties to the family of former paramount leader Deng Xiaoping, managed to salvage his career and spent six years as the party secretary of Hubei province before being appointed to his current position in 2007. But everyone else on this list might have similar skeletons in their closet; the code of silence surrounding the Chinese Communist Party means it's unlikely that that information will ever be made public.
Du Chính Thanh

Là Bí thư Thành ủy Thượng Hải, sự nghiệp của ông Du đã có những bước thăng trầm được biết đến nhiều nhất so với bất cứ lãnh đạo hiện tại nào ở Trung Quốc. Năm 1985, anh của ông Du, cựu giám đốc Cục An ninh Quốc gia Bắc Kinh, đã đào thoát sang Hoa Kỳ. Ông Du, một thái tử đảng được biết có mối quan hệ mật thiết với gia đình cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình, cố gắng cứu vãn sự nghiệp của ông và có 6 năm làm Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ hiện tại hồi năm 2007. Nhưng những người khác trong danh sách này có thể có những chuyện xấu xa tương tự đang được giấu kín, quy luật im lặng chung quanh Đảng Cộng sản Trung Quốc có nghĩa là khó có khả năng các thông tin này được tiết lộ cho công chúng.





Translated by Trần Văn Minh


http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/08/13/meet_china_s_next_leaders?page=0,1

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn