MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, July 22, 2012

Clinton Engineers Expansion Of Asian NATO To Contain China Clinton bố trí mở rộng NATO châu Á để kiềm chế Trung Quốc




Clinton Engineers Expansion Of Asian NATO To Contain China

Clinton bố trí mở rộng NATO châu Á để kiềm chế Trung Quốc

By: Rick Rozoff
July 16, 2012

Rick Rozoff
16/7/2012

Eurasia Review

Eurasia Review

The global proconsul and plenipotentiary of the world’s sole military superpower began a two-week tour of her empire’s provinces, old and new, in Asia and the Middle East in Paris on July 5 and 6 where she lambasted Russia and China for not attending the third Friends of Syria regime change conclave, threatening they would “pay a price” for their lack of subservience to Washington’s agenda in Syria and by implication worldwide.

Bà thống đốc toàn cầu, đại diện toàn quyền của siêu cường quân sự duy nhất của thế giới, đã bắt đầu một chuyến công du hai tuần đến các vùng miền thuộc đế quốc của bà, cả cũ lẫn mới, ở châu Á và Trung Đông. Tại Paris vào ngày 5 và 6 tháng 6, bà lên án Nga và Trung Quốc là đã không tham gia hội nghị “Những người bạn của Syria” lần thứ ba – tức là cuộc họp kín bàn về thay đổi chế độ ở Syria, dọa rằng họ sẽ phải “trả giá” vì đã không chịu tuân thủ chương trình nghị sự của Washington ở Syria, với hệ lụy toàn thế giới.


Having served notice to the U.S.’s two main challengers in Eurasia, and the world, in such an unequivocal manner, Secretary of State Hillary Clinton flew into Afghanistan on the 7th to declare the war-ravaged country the U.S.’s latest major non-NATO ally, joining Argentina, Australia, Bahrain, Egypt, Israel, Japan, Jordan, Kuwait, Morocco, New Zealand, Pakistan, the Philippines, South Korea and Thailand in that category, then left for Japan to attend a Conference on Afghanistan in Tokyo.

Sau khi đã tuyên bố như thế với hai thách thức lớn nhất của Mỹ ở lục địa Âu-Á, và với thế giới, bằng một giọng mập mờ như thế, Ngoại trưởng Hillary Clinton bay sang Afghanistan vào ngày 7 để tuyên bố rằng đất nước bị chiến tranh tàn phá này là đồng minh ngoài NATO quan trọng mới đây của Mỹ, hiện diện cùng với Argentina, Australia, Bahrain, Ai Cập, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Morocco, New Zealand, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan trong danh mục này. Sau đó bà rời Afghanistan sang Nhật Bản để dự một hội nghị về Afghanistan tổ chức ở Tokyo.

On July 9 she was in Mongolia, on the 10th in Vietnam, on the 11th in Laos and from the 11th-13th in Cambodia.


Vào ngày 9-7, bà có mặt ở Mông Cổ, và ngày 10, ở Việt Nam; ngày 11 sang Lào và từ 11 đến 13 thì ở Campuchia.


She left the last-named nation for Egypt where she arrived on July 14, and from where she will depart for Israel to meet with the nation’s leaders on July 16 and 17.


Bà rời đất nước cuối cùng trong danh sách trên đây để sang Ai Cập vào ngày 14-7, rồi từ đó bay sang Israel để gặp gỡ các lãnh đạo nước này vào ngày 16 và 17-7.


The five Asian countries she visited are all near China, three – Afghanistan, Laos and Vietnam – bordering it. Her trip followed a nine-day Asian tour by Defense Secretary Leon Panetta last month which took him to Singapore, Vietnam and India in the opening salvo of Washington’s strategic pivot toward the Asia-Pacific region.


Năm nước châu Á bà đã đi thăm đều nằm gần Trung Quốc. Ba trong số đó – Afghanistan, Lào và Việt Nam – còn tiếp giáp Trung Quốc. Chuyến đi của bà diễn ra sau một chuyến công du châu Á 9 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tháng trước, trong đó ông Panetta đi thăm Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, trong tràng pháo tay hoan hô sự chuyển hướng chiến lược của Washington về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Since her 13-day, seven-nation tour of the Asia-Pacific region two years ago, which took her to Joint Base Pearl Harbor-Hickam in Hawaii, the 17th Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Regional Forum in Vietnam and from there to China, Cambodia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand and Australia, Clinton has softened the political ground for the Pentagon to follow up with basing and other agreements with nations in the area.


Kể từ chuyến thăm 7 quốc gia, kéo dài 13 ngày của bà tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương cách đây hai năm, trong đó bà tới thăm Căn cứ chung Trân Châu Cảng-Hickam ở Hawaii, Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 17 ở Việt Nam, rồi từ đó bay sang Trung Quốc, Cambodia, Malaysia, Papua New Guinea, New Zealand và Australia, bà Clinton đã làm dịu lập trường chính trị của Lầu Năm Góc, để theo đuổi việc lập căn cứ (basing) và những thỏa thuận khác với các quốc gia trong khu vực.


Her current trip pursues the same objective, particularly in Mongolia and Indochina, where Washington has now acquired four partners which during the Cold War era were allies of the Soviet Union. (Cambodia after the overthrow of the Khmer Rouge in 1979.)


Chuyến đi lần này của bà cũng theo đuổi mục tiêu đó, đặc biệt là ở Mông Cổ và Đông Dương, nơi Washington bây giờ đã có được bốn đối tác vốn là đồng minh của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. (Campuchia, sau vụ lật đổ Khmer Đỏ năm 1979.)


The U.S. State Department and Defense Department work so thoroughly in tandem as to be indistinguishable most of the time, from U.S. Africa Command to the Trans-Sahara Counterterrorism Partnership to the Global Peace Operations Initiative employed to train and integrate the militaries of scores of countries in Africa and Asia.


Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ phối hợp triệt để đến độ nói chung không thể phân biệt được họ với nhau, từ Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách châu Phi đến Đối tác Chống khủng bố Xuyên-Sahara, đến Sáng kiến Thực thi Hòa bình Toàn cầu được triển khai nhằm đào tạo và liên kết quân đội của hàng chục nước ở châu Phi và châu Á.


In visiting Laos on July 11, Clinton was the first secretary of state to do so since John Foster Dulles was the guest of King Sisavang Phoulivong in 1955.


Khi thăm Lào vào ngày 11-7, bà Clinton trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên tới nước này kể từ thời John Foster Dulles là khách của Vua Sisavang Phoulivong, năm 1955.


Two years ago Clinton met with Laotian Foreign Minister Thongloun Sisoulith at the State Department to hold the two nations’ highest-level talks since the Vietnam War. The visit was the first to the United States by a leading Laotian official since the ruling Lao People’s Revolutionary Party came to power in 1975. The year before a similar initiative was launched by the White House and State Department with fellow ASEAN member Myanmar which culminated last November in Clinton visiting the country and switching it from the Chinese to the U.S. column.


Cách đây hai năm, bà Clinton đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith tại Bộ Ngoại giao Mỹ để tổ chức đối thoại cấp cao nhất giữa hai nước tính từ thời chiến tranh Việt Nam. Chuyến thăm đó là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một quan chức lãnh đạo Lào, kể từ năm 1975 khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lên nắm chính quyền. Năm trước đó, một sáng kiến tương tự đã được Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao thực hiện với thành viên ASEAN là Myanmar, mà đỉnh điểm là vào tháng 11 khi bà Clinton thăm Lào và chuyển Lào từ trục Trung Quốc sang trục Mỹ.


During Clinton’s hosting of the Laotian foreign minister in 2010, then-State Department Spokesman Philip Crowley stated: “The United States is committed to building our relationship with Laos as part of our broader efforts to expand engagement with Southeast Asia.”


Trong thời gian bà Clinton tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Lào hồi năm 2010, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ khi đó là Philip Crowley đã tuyên bố: “Hoa Kỳ cam kết xây dựng quan hệ với Lào như là một phần trong các nỗ lực to lớn hơn nhằm mở rộng sự tham dự vào Đông Nam Á”.


Nine days later at the ASEAN Regional Forum in Hanoi, Clinton openly challenged China in asserting that “The United States…has a national interest in freedom of navigation, open access to Asia’s maritime commons, and respect for international law in the South China Sea,” adding “The United States is a Pacific nation, and we are committed to being an active partner with ASEAN.”

That is, exploiting the ten-member organization (Brunei, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar, the Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam) against China, particularly in respect to island disputes in the South China Sea and East China Sea. In fact to add ASEAN members to mainstay American military allies in the Asia-Pacific – Australia, Japan, New Zealand, South Korea and Taiwan, with whom Washington has mutual defense treaties – in forming the nucleus of a rapidly evolving Asian NATO that will also encompass Afghanistan, Bangladesh, India, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mongolia, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Tajikistan, Timor-Leste, Turkmenistan and Uzbekistan.


Chín ngày sau, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội, bà Clinton công khai thách thức Trung Quốc khi khẳng định rằng, “Mỹ có lợi ích quốc gia trong (việc bảo đảm quyền) tự do hàng hải, quyền tự do ra vào những vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật quốc tế trên Biển Đông”. Bà nói thêm: “Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi cam kết sẽ là một đối tác chủ động của ASEAN”.

Tức là, tận dụng tổ chức 10 nước (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) này chống lại Trung Quốc, nhất là trong vấn đề tranh chấp đảo ở biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và biển Hoa Đông. Trên thực tế, là để đưa các thành viên ASEAN vào danh sách đồng minh quân sự chính thức của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương – gồm Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Đài Loan, những nước mà Washington đã ký với họ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau – trong việc hình thành nên hạt nhân của một NATO châu Á phát triển nhanh chóng, sẽ bao gồm Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Tajikistan, Đông Timor, Turkmenistan và Uzbekistan.


The Philippines of late has officially designated the South China Sea the West Philippine Sea, with the State Department likely to follow suit as it has with Russia’s South Kuril Islands, which it has referred to as (Japan’s) Northern Territories, and the Persian Gulf, frequently deemed the Arabian Gulf to taunt Iran. Cartographic aggression as it were.


Philippines cho tới gần đây đã chính thức gọi biển Đông là biển Tây Philippines, và Bộ Ngoại giao chắc chắn sẽ làm như chuyện từng xảy ra với quần đảo Nam Kuril của Nga, mà họ gọi là “lãnh thổ phía bắc” (của Nhật Bản), và vịnh Ba Tư (Péc-xích), thường được coi như vịnh Ảrập, để chế giễu Iran. Đó là sự công kích bằng bản đồ, không là cái gì khác.


The month after Clinton’s attendance at the ASEAN Regional Forum in Vietnam two years ago, Vietnamese officials were hosted by the USS George Washington aircraft carrier off the nation’s coast and the USS John S McCain guided missile destroyer arrived in Da Nang to lead a joint exercise in the South China Sea, the first between the U.S. and unified Vietnam.


Hai năm về trước, sau khi bà Clinton tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN ở Việt Nam, tháng sau đó, quan chức Việt Nam đã được hàng không mẫu hạm Mỹ mời lên thăm khi nó neo ngoài khơi Việt Nam, và được tàu khu trục gắn tên lửa định hướng John S McCain tiếp khi tàu này đến Đà Nẵng để tham gia tập trận chung ở Biển Đông – cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ và Việt Nam thống nhất.


While in Mongolia earlier this week, Clinton stated: “My trip reflects a strategic priority of American foreign policy today. After 10 years in which we focused a great deal of attention on the conflicts in Afghanistan and Iraq, the United States is making substantially increased investments — diplomatic, economic, strategic and otherwise — in this part of the world. It’s what we call our pivot toward Asia.”


Đầu tuần này, trong khi đang ở Mông Cổ, bà Clinton tuyên bố: “Chuyến đi của tôi phản ánh mối quan tâm chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ ngày nay. Sau 10 năm tập trung chú ý rất nhiều vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Mỹ đang tăng cường đầu tư đáng kể – ngoại giao, kinh tế, chiến lược và những thứ khác – vào phần này của thế giới. Đó là cái mà chúng tôi gọi là sự chuyển hướng của Mỹ về châu Á”.


She praised the government of President Tsakhia Elbegdorj for being a model democracy “in territory surrounded by Russia and China” as the Wall Street Journal phrased it, and celebrated recent reforms in Myanmar, now a friend of Washington.


Tờ Wall Street Journal trích dẫn lời bà khen ngợi chính quyền của Tổng thống Tsakhia Elbegdorj rằng họ đã trở thành một mô hình dân chủ “tại một lãnh thổ bị Nga và Trung Quốc bao vây”, và bà hoan nghênh các cải cách gần đây ở Myanmar, đất nước giờ đây là bạn của Washington.


Next month the U.S. will launch the latest Khaan Quest multinational military exercise in Mongolia, which since 2003 have been conducted by U.S. Pacific Command to train local troops for deployment to, first, Iraq and afterward Afghanistan where they serve under NATO command.


Tháng tới, Mỹ sẽ tổ chức cuộc tập trận quân sự đa quốc gia mới nhất, Khaan Quest, ở Mông Cổ. Cuộc tập trận này đã được Bộ tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương tổ chức từ năm 2003 để huấn luyện quân đội địa phương triển khai trước hết là tới Iraq, sau đó tới Afghanistan, hoạt động dưới quyền chỉ huy của NATO.


In 2006 the exercise included, in addition to U.S. and Mongolian forces, troops from Bangladesh, Fiji, South Korea, Thailand and Tonga. South Korea and Tonga now have contingents attached to the NATO-run International Security Assistance Force in Afghanistan along with fellow Asia-Pacific nations Australia, Japan, Malaysia, New Zealand, Singapore, South Korea and Mongolia itself.


Hồi năm 2006, bên cạnh quân Mỹ và Mông Cổ, cuộc tập trận đã có cả quân đội từ Bangladesh, Fiji, Hàn Quốc, Thái Lan và Tonga. Hàn Quốc và Tonga giờ đã có những đạo quân nhỏ gắn với Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế do NATO chỉ huy ở Afghanistan, cùng với các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương là Australia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc và bản thân Mông Cổ.


Khaan Quest 2007 included over 1,000 troops from the U.S., the host country, Bangladesh, Brunei, Cambodia, Indonesia, South Korea, Sri Lanka and Tonga.


Khaan Quest 2007 bao gồm hơn 1000 lính từ Mỹ – nước chủ nhà, tới Bangladesh, Brunei, Campuchia, Indonesia, Hàn Quốc, Sri Lanka và Tonga.


Khaan Quest 2008 added forces from India, Nepal and Thailand as well as NATO member France.


Khaan Quest 2008 có thêm các lực lượng đến từ Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, cũng như thành viên NATO: Pháp.


The next year’s exercise included troops from Cambodia, India, Japan and South Korea.


Cuộc tập trận năm sau sẽ có quân từ Campuchia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.


Khaan Quest 2010 involved troops from four NATO nations – the U.S., Canada, France and Germany – as well as five Asian states: Mongolia, India, Japan, South Korea and Singapore.


Khaan Quest 2010 có quân đội từ bốn nước NATO: Mỹ, Canada, Pháp và Đức; cũng như 5 nước châu Á: Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.


Last year’s exercise saw American and Mongolian forces joined by those from Australia, Cambodia, Canada, Germany, India, Indonesia, Japan, Singapore and South Korea.


Trong cuộc tập trận năm ngoái, quân Mỹ và Mông Cổ hoạt động bên cạnh quân đội Australia, Campuchia, Canada, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore và Hàn  Quốc.


This March Mongolia became the first country to be granted the new NATO Individual Partnership and Cooperation Programme and has since been identified as one of eight members of NATO’s new Partners Across the Globe program. The other seven are also in the broader Asia-Pacific region: Afghanistan, Australia, Iraq, Japan, New Zealand, Pakistan and South Korea.


Tháng 3 năm nay, Mông Cổ trở thành nước đầu tiên được trao Chương trình Hợp tác và Đối tác Riêng của NATO, và từ đó đã được xác định là một trong 8 thành viên của chương trình Đối tác toàn cầu của NATO. Bảy thành viên kia cũng nằm trong khu vực mở rộng của châu Á-Thái Bình Dương, gồm: Afghanistan, Australia, Iraq, Nhật Bản, New Zealand, Pakistan và Hàn Quốc.


Last month The Diplomat reported that China is increasingly wary of U.S. and NATO engagement with and recruitment of Mongolia.

Tháng trước, tờ The Diplomat đưa tin, Trung Quốc ngày càng cảnh giác trước sự can dự của Mỹ và NATO vào Mông Cổ cũng như hành động tuyển lựa Mông Cổ của họ.


The magazine stated, “while Khaan Quest is becoming more infused with Asian powers, it remains a stage for Mongolia to display its strategic relationship with the United States and NATO,” noting that “it remains a stage for Mongolia to display its strategic relationship with the United States and NATO.” It mentioned that NATO granting the Individual Partnership and Cooperation Programme to Mongolia “mark[ed] the formalization of a relationship that has blossomed within the past decade.


Tờ báo này tuyên bố: “Trong khi Khaan Quest ngày càng thâm nhập sâu vào các siêu cường châu Á, vẫn còn một giai đoạn để cho Mông Cổ thể hiện quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và NATO”. Họ nói, NATO trao quy chế Chương trình Hợp tác và Đối tác Riêng của NATO cho Mông Cổ là việc làm “đánh dấu sự hình thành một mối quan hệ đã trổ hoa trong thập niên qua”.


In reference to Mongolia becoming NATO’s outpost between China and Russia, the source added:


Đề cập đến việc Mông Cổ trở thành tiền đồn của NATO giữa Trung Quốc và Nga, tờ báo này nói thêm rằng:


“Cooperation between the two is expected to focus on building up the capacity of the MAF [Mongolian Armed Forces] as well as improving interoperability with NATO troops. Mongolia has been steadily improving its ties with NATO through its commitment of troops during the Kosovo conflict and its current efforts in Afghanistan. There more than 100 MAF currently serving in Afghanistan as part of the International Security Assistance Force. Mongolia also committed troops to the NATO mission in Kosovo from 2005 to 2007.”


“Hoạt động hợp tác giữa hai bên được kỳ vọng là sẽ tập trung vào xây dựng năng lực của Lực lượng Vũ trang Mông Cổ (MAF) cũng như phát triển sự tương kết với quân đội NATO. Mông Cổ đã không ngừng cải thiện quan hệ của họ với NATO, một cách ổn định, thông qua những cam kết về quân đội, quân sự trong chiến tranh Kosovo và trong các nỗ lực quân sự hiện nay ở Afghanistan. Hơn 100 MAF hiện phục vụ tại Afghanistan như là một phần của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế. Mông Cô cũng đã cam kết gửi quân tới phục vụ các chiến dịch của NATO ở Kosovao từ năm 2005 tới năm 2007”


Less than four months before Hillary Clinton arrived in Cambodia to attend the ASEAN heads of government meeting, the East Asia Summit Foreign Ministers Meeting and the U.S.-ASEAN Post-Ministerial Conference, U.S. Pacific Command and U.S. Army Pacific led the third annual Angkor Sentinel command post and field training exercises in Cambodia. The exercises are held under the auspices of the Global Peace Operations Initiative, managed by the U.S. State Department’s Bureau of Political-Military Affairs.


Không đầy bốn tháng trước khi Hillary Clinton sang Campuchia để dự hội nghị những người đứng đầu chính phủ các nước ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng ngoại giao Đông Á và Hội nghị hậu bộ trưởng Mỹ-ASEAN, Bộ tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương và Quân đội Thái Bình Dương của Mỹ đã tổ chức tập trận chỉ huy Angkor Sentinel thường niên lần thứ ba và tập trận thực địa chung ở Campuchia. Các cuộc tập trận được tiến hành dưới sự bảo trợ của Sáng kiến Thực thi Hòa bình Toàn cầu, do Văn phòng các vấn đề chính trị-quân sự trực thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức.


Khaan Quest 2007 was also assisted by the Global Peace Operations Initiative – to train troops for deployment to Afghanistan – as were the second Shanti Doot exercise in Bangladesh in 2008 and the Garuda Shield 2009 exercise in Indonesia.


Khaan Quest 2007 còn được hỗ trợ bởi Sáng kiến Thực thi Hòa bình Toàn cầu – đào tạo quân đội để triển khai tới Afghanistan – cũng giống như cuộc tập trận Shanti Doot lần thứ hai ở Bangladesh năm 2008 và tập trận Garuda Shield năm 2009 ở Indonesia.


Angkor Sentinel 2010 involved over 1,000 military personnel from 21 nations, among them the U.S., Cambodia, Britain, France, Germany, Italy, Australia, India, Indonesia, Japan, Mongolia and the Philippines. That is, from five NATO member states and seven prospective Asian NATO nations. Mongolian troops participate in Angkor Sentinel exercises and Cambodian ones in Khaan Quest exercises.


Angkor Sentinel 2010 có hơn 1000 nhân viên quân sự đến từ 21 nước, trong số đó có Mỹ, Campuchia, Anh, Pháp, Đức, Ý, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mông Cổ và Philippines. Nghĩa là, từ 5 nước thành viên NATO và 7 nước triển vọng là thành viên NATO châu Á. Quân đội Mông Cổ tham gia tập trận Angkor Sentinel, còn quân Campuchia thì tham gia tập trận Khaan Quest.


Last year’s Angkor Sentinel included military personnel from 26 nations.


Năm ngoái, Angkor Sentinel thu hút nhân viên quân sự từ 26 nước.


Next year’s exercise can be expected to include increased participation from fellow ASEAN member states like Laos, Malaysia, Singapore, Thailand and Vietnam. Other ASEAN members are also likely to join Singapore, the Philippines and Thailand in offering bases for the deployment of American troops, ships and aircraft.


Tập trận năm tới dự kiến sẽ có thêm nhiều quân đội tham dự, từ các nước thành viên ASEAN như Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các nước thành viên ASEAN khác chắc chắn cũng sẽ tham gia cùng Singapore, Philippines và Thái Lan trong việc cung cấp căn cứ cho Mỹ làm nơi triển khai quân đội, tàu và máy bay.


The Obama administration and its NATO allies are constructing a military network throughout the length and breadth of the Asia-Pacific region to isolate and confront China and Russia. China in the first place.

Chính quyền Obama và các đồng minh NATO của họ đang xây dựng mạng lưới quân sự rộng và sâu trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương, để cô lập và để đương đầu với Trung Quốc và Nga, mà đầu tiên là Trung Quốc.


Rick Rozoff is a journalist and blogger and many of his articles may be found at the Stop NATO blog.
Rick Rozoff là nhà báo, blogger, có nhiều bài đăng ở blog Stop NATO.


Translated by Đỗ Quyên


http://www.eurasiareview.com/16072012-clinton-engineers-expansion-of-asian-nato-to-contain-china-oped/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn