MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, April 30, 2012

Succession Battle in China Fought to Keep Crimes Hidden Trung Quốc thành công trong cuộc chiến che giấu tội ác




Xi Jinping, the presumptive next head of the Chinese Communist Party, attends the opening ceremony of the Chinese People's Political Consultative Conference at the Great Hall of the People on March 3, in Beijing, China. For the past five years Xi has been in the eye of the storm of a battle over who will succeed Party head Hu Jintao.
Tập Cận Bình, người được cho là sẽ lên nắm chức vụ hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tham dự lễ khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Đại Lễ đường Nhân dân ngày 03 tháng 3, ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong 5 năm qua, Tập Cận Bình được xem như một ứng viên sáng giá trong cuộc chạy đua vào chức vụ hàng đầu của Đảng, kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.

Succession Battle in China Fought to Keep Crimes Hidden

Trung Quốc thành công trong cuộc chiến che giấu tội ác


New era for China will begin as secrets are revealed

Kỷ nguyên mới ở TQ sẽ bắt đầu khi mọi bí mật được phơi bày

By Ji Da

Ji Da

Epoch Times
April 26, 2012
Epoch Times
26/4/2012


The 10-year-long battle between factions in the Chinese Communist Party (CCP) has been waged to keep terrible secrets hidden, with the outcome hanging on the choice of successor for Party head Hu Jintao.

Cuộc chiến kéo dài 10 năm giữa các phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc được tiến hành để che giấu các bí mật khủng khiếp, với kết quả tùy thuộc vào sự chọn lựa người vào chức vụ lãnh đạo hàng đầu của Đảng, kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào.

Former Party head Jiang Zemin and his faction have lived in fear of not controlling the CCP. They know they cannot allow the people of China or the world to learn of the enormous crimes committed against the practitioners of the spiritual practice of Falun Gong.

Cựu lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản, ông Giang Trạch Dân và phe nhóm của ông ta đã sống trong nỗi sợ hãi do không kiểm soát được Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ biết rằng họ không thể cho phép người dân Trung Quốc hay thế giới biết về các tội ác mà họ đã phạm, chống lại các học viên Pháp Luân Công.

The battle to keep what has been done secret has been focused for the past five years on the figure of Xi Jinping. Jiang’s faction could not prevent Xi from being named as Hu Jintao’s successor as head of the CCP, but neither could they risk Xi ever holding power.

Cuộc chiến để giữ bí mật những điều mà họ đã làm, tập trung trong 5 năm qua, vào nhân vật Tập Cận Bình. Phe của ông Giang Trạch Dân không thể ngăn ông Tập Cận Bình trở thành người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào, đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng không phe nào có thể mạo hiểm để ông Tập lên nắm quyền.

Xi is unacceptable to Jiang’s faction because he is not implicated in the persecution. The Jiang faction needs to keep the persecution going, to keep quiet the crimes that have been committed, and to assure they will never be held accountable for what they have done.

Ông Tập không được phe ông Giang Trạch Dân chấp nhận là vì ông không liên quan đến chuyện đàn áp. Phe của ông Giang cần giữ cho cuộc đàn áp tiếp diễn, để giữ kín những tội lỗi mà họ đã phạm, và bảo đảm rằng họ sẽ không bao giờ phải chịu trách nhiệm những gì họ đã làm.

Keeping Control

As Jiang faced retirement in 2002 at the 16th Party Congress, he had to make sure that he would continue to hold the real power, even while formally ceding authority to Hu Jintao.

Nắm quyền điều hành

Khi ông Giang đối mặt với việc nghỉ hưu hồi năm 2002 tại Đại hội Đảng lần thứ 16, ông muốn chắc chắn rằng, ông sẽ tiếp tục nắm giữ quyền hành thực sự, ngay cả khi chính thức nhượng quyền cho ông Hồ Cẩm Đào.

The key to controlling the Party is the Politburo Permanent Standing Committee (PSC)—the small body whose consensus rules the CCP. Jiang sought to pack the PSC with his followers and in particular added Zeng Qinghong, then head of the CCP’s Organization Department.

Chìa khóa để điều hành Đảng là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, một bộ phận nhỏ, những người cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên sự đồng thuận. Ông Giang đã tìm cách đưa những người ủng hộ ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, đặc biệt là đưa thêm Tăng Khánh Hồng vào, lúc đó đang giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.


While Hu Jintao was building a network of officials loyal to him throughout the Party, in 2002 the PSC was dominated by Jiang’s people.

Trong khi Hồ Cẩm Đào đang xây dựng một mạng lưới các quan chức trung thành với ông trong Đảng, năm 2002, Ban Thường vụ Bộ Chính trị bị những người của phe ông Giang chi phối.

Nonetheless, in order to assure that Zeng could lead the PSC in Jiang’s stead, Jiang needed to find a way to neutralize Li Ruihuan. Li Ruihuan had been a member of the PSC since 1992.

Tuy nhiên, để bảo đảm rằng ông Tăng Khánh Hồng có thể lãnh đạo Ban Thường vụ Bộ Chính trị thay cho mình, ông Giang đã tìm cách vô hiệu hóa ông Lý Thụy Hoàn. Lý Thụy Hoàn đã là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị kể từ năm 1992.

Li was popular among Party officials and was recognized as being more capable than Jiang himself. If Li stayed on the PSC, then Zeng would likely not be able to run things.

Ông Lý nổi tiếng trong số các quan chức Đảng và được công nhận là người có khả năng hơn so với ông Giang. Nếu ông Lý ở lại Bộ Chính trị, thì ông Tăng Khánh Hồng có khả năng không thể thao túng mọi việc.

Li was due to turn 68, so Jiang and Zeng invented a new rule: “Seven Up, Eight Down.” The meaning of this phrase was that PSC members who were 67 at the time of the Party Congress could serve another term, but those who were 68 had to step down. Li was forced off the PSC.

Ông Lý chuẩn bị bước sang tuổi 68, nên ông Giang và ông Tăng đã chế ra một quy tắc mới: “bảy lên, tám xuống”. Ý nghĩa của cụm từ này là, các ủy viên Bộ Chính trị đã bước sang tuổi 67 vào thời điểm Đại hội Đảng diễn ra, thì có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng những người đã qua tuổi 68 thì phải đi xuống, nên ông Lý bị buộc phải rời khỏi Bộ Chính trị.

This stratagem got Jiang and Zeng through five years, but in 2007, at the 17th Party Congress, they got caught in their own snare. With the Congress approaching, Zeng was due to turn 68 and thus was disqualified from continuing to serve on the PSC. His place was given to Xi Jinping, at the time the Party chief of Zhejiang Province.

Mưu kế này giúp Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng thêm 5 năm, nhưng năm 2007, tại Đại hội Đảng lần thứ 17, họ đã bị rơi vào cái bẫy của họ. Khi Đại hội sắp diễn ra, ông Tăng Khánh Hồng chuẩn bị bước sang tuổi 68 và do đó không đủ tiêu chuẩn để tiếp tục phục vụ ở Bộ Chính trị. Chức vụ của ông đã trao lại cho ông Tập Cận Bình, lúc đó đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang.


Zeng attempted to put the best light on things by circulating the slogan, “Zeng Qinghong sacrifices himself for Xi Jinping.” The truth is that Zeng had no choice in the matter.

Ông Tăng đã cố gắng cho mọi người thấy tình hình tốt đẹp bằng cách tuyên truyền khẩu hiệu: “Tăng Khánh Hồng hy sinh thân mình cho Tập Cận Bình”. Sự thật là ông ta không còn có sự lựa chọn nào khác trong vấn đề này.

Choosing a New Chief

Joining Xi as a new PSC member was Li Keqiang, then the Party chief of Liaoning Province.

Chọn lãnh đạo mới

Ông Lý Khắc Cường, lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, cũng là ủy viên mới trong Bộ Chính trị như ông Tập Cận Bình.

In fact, Jiang and Zeng did not want either Xi or Li to join the PSC. They had originally wanted Zeng to stay on and to add Bo Xilai.

Thật ra, Ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng không muốn ông Tập hay ông Lý vào Bộ Chính trị. Lúc đầu họ muốn ông Tăng Khánh Hồng ở lại và đưa thêm ông Bạc Hy Lai.

Jiang had rewarded Bo for his ruthless persecution of Falun Gong by rapidly promoting him. Bo moved up from mayor of Dalian City to governor of Liaoning Province in 2000, and to commerce minister in 2004. The PSC seemed within his grasp.

Ông Giang đã khen thưởng ông Bạc vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn, bằng cách thăng chức nhanh cho Bạc. Ông Bạc Hy Lai được thăng chức từ thị trưởng thành phố Đại Liên lên tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh hồi năm 2000, và Bộ trưởng Bộ Thương mại năm 2004. Chức ủy viên Bộ Chính trị dường như nằm trong tầm tay của ông.

Bo’s candidacy was damaged by the death in January 2007 of his father, Bo Yibo, an influential CCP elder statesman. But it was most likely sunk by the opposition of Wen Jiabao.

Việc chạy đua [vào Bộ Chính trị] của ông Bạc bị thất bại do cái chết của cha ông, ông Bạc Nhất Ba, vào tháng 1 năm 2007, một chính trị gia lão thành có ảnh hưởng lớn đến Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng có thể bị thất bại phần lớn có vẻ do sự phản đối của Ôn Gia Bảo.

Bo had been under consideration to be chosen as vice premier, but Wen pointed out that because Bo had been sued in several countries for atrocities committed against Falun Gong practitioners, he was not an appropriate representative of the CCP on the international stage. That disqualification also ended his shot at the PSC in 2007, and Bo was shunted off to become Party chief of Chongqing.

Ông Bạc được cân nhắc để chọn làm phó thủ tướng, nhưng ông Ôn Gia Bảo đã chỉ ra rằng, vì ông Bạc đã bị một số nước kiện về tội ác đàn áp các học viên Pháp Luân Công, nên ông ta không thể là một đại diện thích hợp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trường quốc tế. Việc không đủ tiêu chuẩn này đã chấm dứt ý định của ông Bạc vào Bộ Chính trị năm 2007, và ông Bạc bị đưa xuống, trở thành Bí thư Trùng Khánh.

Meanwhile, Hu Jintao had to arrange for a successor to take his place as head of the CCP at the 18th Party Congress in 2012. He had in mind either Xi Jinping or Li Keqiang.

Trong khi đó, ông Hồ Cẩm Đào đã phải sắp xếp cho một người kế nhiệm chức vụ của mình, là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012. Trong đầu ông đã có sẵn một trong hai người là ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Li Keqiang was a known quantity—his loyalties lay with Hu Jintao and Wen Jiabao. Who Xi would back was not so clear, although his pedigree suggested his sympathies would tilt toward Hu Jintao.

Lý Khắc Cường được biết rõ qua lòng trung thành với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Còn ai đứng đằng sau Tập Cận Bình thì vẫn chưa rõ, mặc dù gốc gác của ông cho thấy, ông nghiêng về phía Hồ Cẩm Đào.

Xi’s father, Xi Zhongxun, belonged to the reformers within the CCP. Fairly humane, Xi Zhongxun shared the same point of view as former CCP general secretaries Hu Yaobang and Zhao Ziyang and was very close to them.

Bố của Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân, thuộc nhóm các nhà cải cách trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khá nhân đạo, ông Tập Trọng Huân chia sẻ cùng quan điểm với hai ông cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, và cũng rất gần gũi với họ.

Hu Yaobang and Zhao Ziyang had pushed forward economic and political reforms. The death of Hu Yaobang was the inspiration for the Tiananmen Square student movement in 1989. Zhao Ziyang’s refusal to back the use of force against the Tiananmen students led to his dismissal and house arrest.

Ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đã thúc đẩy cải cách kinh tế và chính trị. Cái chết của ông Hồ Diệu Bang là nguồn cảm hứng cho phong trào sinh viên xuống đường ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Triệu Tử Dương đã không ủng hộ việc sử dụng vũ lực chống lại các sinh viên ở Thiên An Môn, dẫn đến việc ông bị thất sủng và bị quản thúc tại gia.

Hu Jintao and Wen Jiabao were originally selected by Hu Yaobang and benefited from Hu Yaobang’s tutelage. Naturally, Hu Jintao and Wen Jiabao were close to Xi Zhongxun and were very respectful toward him. In a way, Xi Zhongxun was one of their mentors.

Lúc đầu, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã được ông Hồ Diệu Bang lựa chọn và được hưởng lợi nhờ sự dìu dắt của ông Hồ Diệu Bang. Đương nhiên, ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo gần với ông Tập Trọng Huân và rất tôn trọng ông ấy. Và ông Tập Trọng Huân là một trong những cố vấn của họ.

Jiang and Zeng did not have a suitable candidate to put up and they had to decide whether to back Xi Jinping or Li Keqiang. They blocked Li Keqiang, whom they considered Hu’s preferred successor, and backed the unknown quantity that was Xi Jinping.

Ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng không có một ứng viên nào phù hợp để đưa lên và họ đã phải quyết định, liệu có nên ủng hộ ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường hay không. Họ ngăn Lý Khắc Cường, người mà họ coi như được ông Hồ Cẩm Đào chọn để làm người kế nhiệm, và ủng hộ nhân vật còn là ẩn số, đó là Tập Cận Bình.

Conspiracy to Rule

Jiang and Zeng were buying time. Their real candidate remained Bo Xilai.

The plan was for Bo to gain power and prestige through his rule of Chongqing. Then, at the 18th Party Congress, Bo could be appointed to the PSC and could also succeed Zhou Yongkang as the head of the PLAC.

Âm mưu nắm quyền

Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã trì hoãn thời gian. Ứng viên thực sự của họ vẫn là Bạc Hy Lai.

Kế hoạch để ông Bạc có được quyền hành và uy tín thông qua sự cầm quyền của ông ở Trùng Khánh. Để đến Đại hội Đảng lần thứ 18, ông Bạc có thể được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và cũng có thể kế nhiệm Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Luật pháp (PLAC).

In Chongqing, Bo launched the Sing Red and Smash the Black campaigns, seeking to whip up popular enthusiasm for a kind of Maoist revival while claiming to demonstrate that the CCP could stamp out corruption and the mafia. This came to be known in China as the “Chongqing Model” and was viewed by Party hardliners as a way forward for the CCP.

Ở Trùng Khánh, ông Bạc bắt đầu cho hát nhạc đỏ và đập tan [các băng nhóm tội phạm] trong các chiến dịch đen, tìm cách đi lên qua nhiệt tình phổ biến về sự hồi sinh của chủ nghĩa Mao, trong khi tự nhận là, ông chứng minh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể dập tắt nạn tham nhũng và mafia. Điều này được biết đến ở Trung Quốc qua “Mô hình Trùng Khánh” và được những người bảo thủ trong Đảng xem như là một cách đi tới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

According to Jiang and Zeng’s plan, after Bo was appointed to the PSC and as director of the PLAC, Bo would promote his Chongqing Model nationally. This would excite popular support for Bo, they thought. Meanwhile, Bo could increase the weaponry available to the already heavily armored People’s Armed Police.


Theo kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, sau khi ông Bạc được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và trở thành người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Luật pháp, ông Bạc sẽ thúc đẩy mô hình Trùng Khánh của mình trên toàn quốc. Họ nghĩ rằng điều này sẽ kích thích sự ủng hộ rộng rãi cho ông Bạc. Trong khi đó, ông Bạc có thể gia tăng vũ khí có sẵn cho lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân đã được trang bị khá nhiều.

Then, when the time was right, with Bo’s command over the 1.5 million strong Armed Police and the 1.7 million strong Public Security Bureau police, and, with Jiang expected to retain influence over the military, Bo would easily remove Xi Jinping from office or arrest him. Jiang’s faction would be safe.

Sau đó, khi thời cơ đến, với lệnh của ông Bạc, hơn 1,5 triệu cảnh sát thuộc lực lượng Cảnh sát Vũ trang và 1,7 triệu cảnh sát thuộc cơ quan An ninh hùng mạnh, và với ông Giang được cho là còn nắm ảnh hưởng trong quân đội, ông Bạc sẽ loại bỏ ông Tập Cận Bình dễ dàng hoặc bắt giữ ông ta. Phe của ông Giang sẽ được an toàn.

Jiang and Zeng’s plan, after Bo was defeated in the 2007 bid for PSC membership, was carried out smoothly, with Bo Xilai and Zhou Yongkang accomplishing half of the process. Bo had already become a national figure due to the Chongqing Model and was talked about as a likely PSC appointee at the 18th Party Congress. He was known to be Zhou’s hand-picked successor as head of the PLAC. Zhou had worked to strengthen the PLAC in general and the Armed Police in particular.

Sau khi ông Bạc bị đánh bại trong việc chạy đua vào chức ủy viên Bộ Chính trị năm 2007, kế hoạch của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, nếu thực hiện êm xui, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang hoàn thành một nửa chặng đường. Ông Bạc đã trở thành nhân vật quốc gia nhờ mô hình Trùng Khánh và được nhắc đến như là một người có khả năng được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 18. Ông Bạc được biết đến là người đã được chọn để kế nhiệm ông Chu, làm người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Ông Chu đã cố gắng làm cho Ủy ban Chính trị và Pháp luật mạnh lên, nói chung, và đặc biệt là Cảnh sát Vũ trang.

Then, on Feb. 6, Bo’s deputy mayor and former police chief Wang Lijun fled Chongqing for his life, seeking refuge in the U.S. Consulate in Chengdu. When Wang was taken to Beijing, he revealed the details of the conspiracy, which has given Hu and Wen the ammunition they needed to collapse the plan and begin rolling up those responsible. It is only a matter of time until the Jiang faction is completely disintegrated.

Sau đó, vào ngày 6 tháng 2, ông Vương Lập Quân, Phó Thị trưởng của Bạc và là cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, đã chạy trốn để bảo vệ mạng sống, tìm nơi trú ẩn trong Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Khi ông Vương được đưa đến Bắc Kinh, ông đã tiết lộ các chi tiết về âm mưu [của Bạc], điều này đã cho ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đủ số đạn cần thiết để làm đổ kế hoạch và bắt đầu gom những người chịu trách nhiệm lại. Để phe của ông Giang tan rã hoàn toàn chỉ là vấn đề thời gian.

China’s Future

As that faction falls apart, so too does its ability to control events. Right now, there is a debate within the top levels of the Party about whether to reveal the crimes committed against Falun Gong practitioners.

Tương lai Trung Quốc

Khi phe này bị thất bại, nên khả năng kiểm soát các sự kiện cũng không còn nữa. Hiện có một cuộc tranh luận nội bộ ở cấp cao nhất trong Đảng về việc liệu có nên tiết lộ tội ác mà họ đã phạm đối với các học viên Pháp Luân Công hay không.

In this debate, officials are positioning themselves with regard to Falun Gong. Some have recognized that those who committed atrocities against Falun Gong practitioners need to be held accountable.

Trong cuộc tranh luận này, các quan chức xem xét nên đối xử thế nào với Pháp Luân Công. Một người đã nhìn nhận rằng, những kẻ phạm tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công phải chịu trách nhiệm.
They see that by bringing criminals like Jiang Zemin, Zeng Qinghong, Zhou Yongkang, and Bo Xilai to justice, the Chinese nation will begin to repay an awful debt. At the same time, a great moral lesson will be imparted to the Chinese people.

Họ thấy rằng, bằng cách đưa những kẻ phạm tội như Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, và Bạc Hy Lai ra trước công lý, dân tộc Trung Quốc sẽ bắt đầu trả lại một món nợ khủng khiếp. Cùng lúc, một bài học đạo đức lớn sẽ được phổ biến cho người dân Trung Quốc.

In public trials, the Chinese people will see the state recognize the pure and selfless conduct of Falun Gong practitioners. Their living example will come to be seen as a precious legacy. That example, rooted in China’s ancient culture, will instruct and guide the Chinese nation as it renews itself after more than six decades of communist tyranny.

Trong các vụ xét xử công cộng, người dân Trung Quốc sẽ thấy chính quyền nhận ra cách cư xử trong sáng và vị tha của các học viên Pháp Luân Công. Gương sống của họ sẽ được xem như là một di sản quý giá. Tấm gương đó bắt nguồn từ nền văn hóa cổ xưa của Trung Quốc, sẽ hướng dẫn và dẫn dắt đất nước Trung Quốc khi được hồi phục lại sau hơn sáu thập niên dưới chế độ độc tài cộng sản.

Some Party leaders fear that if what has been done to Falun Gong practitioners is known, the facts will be so shocking that the CCP will quickly collapse. They are right about that.

Một số lãnh đạo Đảng sợ rằng, nếu những điều đã làm đối với các học viên Pháp Luân Công được mọi người biết, sự thật sẽ quá sốc, và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nhanh chóng sụp đổ. Điều này họ đúng.

Nonetheless, these officials are at this late date desperately casting about for a way to keep the CCP alive a little longer. They are willing to turn their backs on Falun Gong for the sake of the power they have become accustomed to holding.

Tuy nhiên, các quan chức này đang sống những ngày cuối tuyệt vọng, tìm cách để giữ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc sống lâu hơn một chút. Họ sẵn sàng quay lưng lại với Pháp Luân Công, vì lợi ích của quyền hành mà họ đã quen nắm giữ.

But that power will soon slip out of their grasp. They are wrong in thinking they can keep these secrets hidden much longer—information is already starting to be revealed. As the Jiang faction collapses, individuals will increasingly come forward with information. The truth will come out, and as it does, a new era will begin in China.
Nhưng quyền hành đó sẽ sớm vuột khỏi tầm tay của họ. Họ đã sai khi nghĩ rằng có thể che giấu những bí mật này lâu hơn, các thông tin bắt đầu được tiết lộ. Khi phe của Giang bị sụp đổ, sắp tới sẽ càng có nhiều người đưa ra thông tin. Sự thật sẽ được phơi bày, và khi nó được phơi bày thì một kỷ nguyên mới sẽ bắt đầu ở Trung Quốc.




Falun Gong practitioners exercise in a park in Chengdu, China, in 1998. On July 20, 1999, then-Communist Party head Jiang Zemin launched a campaign to "eradicate" this spiritual practice. The attempt to cover up the crimes committed in this ongoing persecution has driven factional infighting in China for ten years, argues Ji Da.
Các học viên Pháp Luân Công đang tập tại một công viên ở Thành Đô, Trung Quốc, năm 1998. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, người đứng đầu Đảng Cộng sản lúc đó, phát động một chiến dịch “tiêu diệt” việc thực hành tâm linh này. Cố gắng che đậy những tội ác đã phạm trong cuộc đàn áp đang diễn ra, đã đẩy chuyện đấu tranh nội bộ giữa các phe phái ở Trung Quốc trong mười năm, quan điểm của Ji Da.


Translated by Dương Lệ Chi


http://www.theepochtimes.com/n2/opinion/succession-battle-in-china-fought-to-keep-crimes-hidden-227846-all.html

Sunday, April 29, 2012

Competition in the Indian Ocean CẠNH TRANH TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG




Competition in the Indian Ocean

CẠNH TRANH TRÊN ẤN ĐỘ DƯƠNG
With the exception of the war between them in 1962, India and China have existed with little geopolitical interaction. The situation along their shared 3,000-kilometer (1,864-mile) border has not changed, but shifts in China's economic structure have led Beijing to increasingly operate in the Indian Ocean Basin, which is New Delhi's sphere of influence. India is facing limitations as it tries to project power in the Indian Ocean to counter this growing Chinese involvement.

Không tính cuộc chiến tranh giữa hai nước năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc đã sống chung với mà không có mấy tương tác địa chính trị. Tình hình dọc theo 3.000 km biên giới (1,864 dặm) đã không thay đổi, nhưng sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh hoạt động ngày càng tăng trong thủy vực Ấn Độ Dương, vốn là phạm vi ảnh hưởng của New Delhi. Ấn Độ đang đối mặt với các giới hạn khi quốc gia này nỗ lực tăng cường sưca mạnh ở Ấn Độ Dương nhằm chống lại sự thâm nhập đang gia tăng của Trung Quốc vào khu vực này.

Separating China and India are the Himalayan Mountains. From India's perspective, Nepal and Bhutan are buffer states situated between the northeastern and northwestern sections of the Indian-Chinese border. The mountainous state of Sikkim was a third buffer, located between the other two, and former Indian Prime Minister Indira Gandhi's government sought to fully absorb this state into India. When anti-monarchy riots broke out in Sikkim in 1973, India, fearful that China would step in and claim the area as part of Tibet, used a mixture of political and military maneuvers to persuade Sikkim's last monarch to accept Sikkim as India's 23rd state. This allowed New Delhi to increase its leverage over China through its support for Tibetan separatists living in Sikkim.

Chia tách giữa Ấn Độ và Trung Quốc là dãy núi Himalaya. Đối với Ấn Độ, Nêpan và Butan là những quốc gia đệm ở khu vực biên giới Đông Bắc và Tây Bắc giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bang miền núi Sikkim là tấm đệm thứ 3 giữa hai quốc gia và chính phủ của cựu Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã tìm cách đưa toàn bộ bang này vào Ấn Độ. Khi các cuộc bạo loạn chống chế độ quân chủ bùng nổ tại Sikkim năm 1973, do lo ngại Trung Quốc có thể nhảy vào và đòi đây là một phần của Tây Tạng nên Ấn Độ đã sử dụng tổng hợp chiến thuật chính trị và quân sự để thuyết phục vị vua cuối cùng của Sikkim chấp nhận Sikkim là bang thứ 23 của Ấn Độ. Điều này giúp Niu Đêli có thêm đòn bẩy đối với Trung Quốc thông qua việc hỗ trợ các phần tử Tây Tạng ly khai đang sống tại Sikkim.

There are numerous territorial disputes along the mountainous Indian-Chinese border. China possesses extensive territory in northwestern India's Kashmir region in three areas: the Shaksgam Valley, Aksai Chin and Demchok. Beijing also claims a considerable amount of territory that forms the northern rim of the northeast Indian state of Arunachal Pradesh.

Có rất nhiều tranh chấp lãnh thổ dọc đường biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn trong khu vực Casơmia, ở phía Tây Bắc của Ấn Độ, tại 3 khu vực là Thung lũng Shaksgam, Aksai Chin và Demchok. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền một phần đáng kể của khu vực hình thành nên vành đai Đông Bắc của Ấn Độ – bang Arunachal Pradesh.

Tensions, But Little Action, Along the Border


Trung Quốc, căng thẳng nhưng ít hành động dọc Biên giới
The Himalayas effectively prevent India and China from making any significant military advances against each other. However, this has not eliminated tensions altogether. Over the past six decades, there has been frequent clamor in India about potential threats from the Chinese People's Liberation Army (PLA) in various areas along India's northern flank. (The Indian states of Himachal Pradesh and Uttarakhand, located between Nepal and Kashmir along the border with China, are also considered vulnerable to Chinese military incursions.) In recent years, this perceived threat has led New Delhi to enhance its military defenses in relation to Beijing.

Dãy Himalaya đã ngăn chặn hiệu quả, không cho Ấn Độ và Trung Quốc thực hiện được hoạt động quân sự đáng kể nào chống lại nhau. Tuy nhiên, điều này không loại bỏ hoàn toàn được những căng thẳng. Hơn 6 thập kỷ qua, tại Ấn Độ, thường xuyên có những phản đối về các mối đe dọa tiềm tàng từ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ở nhiều khu vực dọc theo sườn phía Bắc của Ấn Độ (các bang Himachal Pradesh và Uttarakhand, nằm giữa Nêpan và Casơmia dọc biên giới với Trung Quốc, cũng bị xem là có nguy cơ bị quân đội Trung Quốc xâm nhập). Trong những năm gần đây, mối đe dọa này đã dẫn đến việc Niu Đêli tăng cường phòng thủ quân sự trong mối quan hệ với Bắc Kinh.

Officials in the Indian state of Arunachal Pradesh occasionally will claim that the Chinese are building up their military on their side of the border. These claims typically are followed by statements highlighting India's efforts to increase security on its side, which the Chinese construe as hostility. However, such statements form the Chinese are largely rhetorical. Chinese sources have told Stratfor that what is happening in these instances is periodic construction work with defensive purposes by China's army corps of engineers, which the Indians consider offensive moves. Aggravating these tensions are accusations that each country is assisting the other's rebel forces, with India claiming that China backs various ethnic insurgent groups in India's northeastern states (Assam, Nagaland, Mizoram, Tripura and Meghalaya) while China criticizes India for providing havens for Tibetan separatists.

Các quan chức tại bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ thỉnh thoảng khẳng định rằng Trung Quốc đang xây dựng quân đội ở phía bên giới của họ. Những tuyên bố này thường theo sau bởi những báo cáo nêu bật những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tăng cường an ninh bên phía mình và coi Trung Quốc là thù địch. Các nguồn tin của Trung Quốc cho Stratfor biết rằng cái đang diễn ra trong những trường hợp này là việc các quân đoàn công binh Trung Quốc thường kỳ xây dựng các công trình có mục đích phòng thủ, nhưng Ấn Độ lại coi như là những động thái tấn công. Làm trầm trọng thêm những căng thẳng này là những cáo buộc rằng nước này đang hỗ trợ cho những phần tử nổi loạn ở nước kia. Ấn Độ thì khẳng định rằng Trung Quốc đang hỗ trợ nhiều nhóm nổi dậy khác nhau ở các bang Đông Bắc của Ấn Độ như Assam, Nagaland, Mizoram, Tripura và Meghalaya. Trong khi đó thì Trung Quốc chỉ trích Ấn Độ về việc cung cấp chỗ trú ẩn cho các phần tử ly khai Tây Tạng.


Aside from these accusations and military preparedness measures, India's border with China has remained calm for the last 50 years -- except for rare and minor incidents. This is not likely to change in the foreseeable future.

Ngoài những cáo buộc và các biện pháp chuẩn bị quân sự này, biên giới của Ấn Độ với Trung Quốc vẫn bình yên trong 50 năm qua, ngoại trừ các sự cố hiếm hoi và nhỏ lẻ. Điều này khó có khả năng thay đổi trong tương lai gần.


The Pakistani Factor in Indian-Chinese Relations
Yếu tố Pakixtan trong quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc

India's fear of a Chinese encirclement drives the thinking of Indian strategists and policymakers. A key part of this thinking has to do with the historical alliance between China and Pakistan, India's archrival and western neighbor. China has used the rivalry between India and Pakistan as a significant lever against New Delhi.

Việc lo ngại bị Trung Quốc bao vây đã tác động đến tư duy của các chiến lược gia và các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ. Phần quan trọng của tư duy này liên quan đến mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Pakixtan – nước láng giềng đối thủ ở phía Tây của Ấn Độ. Trung Quốc đã sử dụng sự thù địch giữa Ấn Độ và Pakixtan làm đòn bẩy chống lại Niu Đêli.

Beijing's military cooperation with and economic assistance to Islamabad has allowed the Chinese to establish a considerable presence in Pakistan. From New Delhi's perspective, Chinese involvement in developing transportation corridors in Pakistan's northern Gilgit-Baltistan region, which the Pakistanis seized in the 1948 war in the Kashmir region, enhances Pakistan's position in the disputed territory. In recent years, New Delhi has alleged that Pakistan allowed up to 11,000 PLA troops to be stationed in Gilgit-Baltistan.

Hợp tác quân sự và trợ giúp kinh tế cho Ixlamabát đã cho phép Trung Quốc thiết lập sự hiện diện đáng kể tại Pakixtan. Đối với Niu Đêli, sự tham dự của Trung Quốc vào việc phát triển hành lang giao thông ở khu vực Gilgit-Baltistan, Đông Bắc Pakixtan, mà Pakixtan đã giành được trong cuộc chiến tranh 1948 tại khu vực Casơmia, đã giúp nâng cao vị thế của Pakixtan tại vùng lãnh thổ tranh chấp này. Trong những năm gần đây, Niu Đêli đã cáo buộc rằng Pakixtan đã cho phép 11.000 quân PLA vào đồn trú tại Gilgit-Baltistan.

China would like to use the full length of Pakistan's territory as a land bridge for exports and, far more important, imports. This ability would allow China to bypass the shipping lanes between its eastern and southern seaboard that run through the Strait of Malacca and the Indian Ocean -- an important step in making China's energy imports from the Middle East more secure. 

Trung Quốc có thể muốn sử dụng toàn bộ chiều dài lãnh thổ Pakixtan làm cầu nối cho hàng xuất khẩu và quan trọng hơn là nhập khẩu. Khả năng này sẽ giúp Trung Quốc tránh các tuyến đường biển giữa vùng biển phía Đông và phía Nam chạy qua eo biển Malắca và Ấn Độ Dương. Đây là một bước đi quan trọng giúp việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc từ Trung Đông trở nên bảo đảm hơn.

Beijing can do just that if it can establish a robust and secure transportation corridor between the Khunjerab Pass border crossing on the Pakistani-Chinese border and the port of Gwadar on the Arabian Sea (which the Chinese have helped develop). However, technological and financial obstacles, as well as security, climate and terrain-related issues, have prevented the Chinese from developing road and rail infrastructure along the full length of Pakistan's territory. Given Pakistan's domestic convulsions and the coming withdrawal of NATO forces from Afghanistan, only meager progress on this front can be expected for a long time to come. However, the port at Gwadar holds immense maritime value for Beijing and can serve as a key Chinese naval outpost in the northwestern end of the Indian Ocean.

Bắc Kinh có thể thực hiện được điều này nếu họ có thể thiết lập một hành lang giao thông tốt và an toàn giữa đèo Khunjerab ở biên giới Pakixtan – Trung Quốc và cảng Gwadar ở Biển Arập (một cơ sở Trung Quốc đã giúp xây dựng). Tuy nhiên, những trở ngại về kỹ thuật và tài chính cũng như các vấn đề về an ninh, khí hậu và địa chất, đã ngăn cản Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá và đường sắt dọc toàn bộ chiều dài lãnh thổ Pakixtan. Do sự rối loạn trong nước của Pakixtan và việc NATO sẽ rút quân khỏi Ápganixtan, về lâu dài, Bắc Kinh sẽ chỉ đạt được một phần nhỏ trong tham vọng này. Tuy nhiên, cảng Gwadar lại có giá trị hàng hải rất lớn đối với Bắc Kinh và có thể là một cảng hải quân quan trọng của Trung Quốc ở phía Tây Bắc của Ấn Độ Dương.

Despite China's involvement in Pakistan, there are problems with using that involvement as leverage against India. Instability within Pakistan and the transnational Islamist militants headquartered there are turning Pakistan into more of a liability than an asset. Pakistani-Chinese relations are also affected by the United States' role in South Asia, and Beijing has to balance its commitments to Islamabad with its relationship with Washington. China also is neither willing nor able to play a role in Pakistan -- financially or politically -- similar to the United States. More important, China's geopolitical needs extend far beyond Pakistan.

Mặc dù có sự can dự của Trung Quốc vào Pakixtan, nhưng vấn có nhiều khó khăn trong việc sử dụng sự can dự đó để chống lại Ấn Độ. Sự bất ổn tại Pakixtan và các phần tử vũ trang Hồi giáo quốc tế đóng tổng hành dinh tại đó đã biến Pakixtan thành một gánh nợ hơn là một tài sản. Quan hệ Trung Quốc – Pakixtan cũng bị ảnh hưởng bởi vai trò của Mỹ ở Nam Á và Bắc Kinh phải cân bằng những cam kết của mình với Ixlamabát và mối quan hệ với Oasinhtơn. Trung Quốc cũng không sẵn sàng hoặc không thể đảm nhận một vai trò tại Pakixtan, về mặt tài chính hoặc chính trị như Mỹ. Quan trọng hơn, nhu cầu địa chính trị của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Pakixtan.

The shifts in China's political economy in recent decades have forced Beijing to transform from a land power to a maritime one. Its growing need for energy and other resources to feed its industrial engine and thus its export sector require that the shipping lanes from its coasts to Africa and the Middle East remain open. China has had to establish and enhance its presence in the Indian Ocean Basin accordingly.

Sự thay đổi kinh tế chính trị của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây đă buộc Bắc Kinh phải chuyển đổi từ cường quốc đất liền sang cường quốc biển. Nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và các nguồn tài nguyên khác để nuôi bộ máy công nghiệp và do lĩnh vực xuất khẩu yêu cầu các tuyến đường vận chuyển từ bờ biển của Trung Quốc đến châu Phi và Trung Đông, Trung Quốc phải thiết lập và tăng cường sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương cho phù hợp.

Though it will be a while before China develops considerable blue-water naval capabilities, the Chinese reportedly have started developing outposts of influence across the Indian Ocean in the form of port development plans. While in many cases China has financed construction operations of those ports, these projects in Myanmar, Bangladesh, Sri Lanka, the Maldives and elsewhere are also potential sources of revenue for Chinese construction companies. However, this intrusion into India's southern flank has exacerbated India's security concerns regarding China.

Mặc đù sẽ mất thời gian để Trung Quốc có thể xây dựng năng lực hải quân, nhưng Trung Quốc đã bắt đầu phát triển các tiền đồn ảnh hưởng trên khắp Ấn Độ Dương. Mặc dù trong nhiều trường hợp Trung Quốc cung cấp tài chính cho hoạt động xây dựng các cảng này, các dự án này tại Mianma, Bănglađét, Xri Lanca, Manđivơ và những nơi khác cũng là nguồn thu tiềm năng cho các công ty xây dựng của Trung Quốc. Tuy nhiên, việc bị xâm nhập vào sườn phía Nam này đã làm trầm trọng thêm sự lo ngại của Ấn Độ đối với Trung Quốc trong vấn đề an ninh.

India's Options

Because China is a larger economic power and has much more substantial long-range naval capabilities than India, New Delhi feels pressured to work against Chinese encroachment on what the Indians consider their territorial waters. Although India has not been able to use the Indian Ocean for power projection beyond the basin, it has established significant influence there. Furthermore, as India's own need for resources, especially energy resources, grows, it will need to ensure the security of its shipping lanes from Africa and the Middle East and from Southeast Asia. Along with India's desire to protect its ownership of the Andaman and Nicobar Islands in the Bay of Bengal and the Lakshadweep Islands near the Arabian Sea, this need makes friction between China and India in the Indian Ocean Basin inevitable. Since India is incapable of countering China's advances in the Indian Ocean on its own, New Delhi cooperates with Washington, which has its own interest in containing China's influence in the region.


Những lựa chọn của Ấn Độ

Vì Trung Quốc là một cường quốc kinh tế lớn hơn và có khả năng hải quân tầm xa tốt hơn so với Ấn Độ, Niu Đêli cảm thấy phải sớm hành động để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc đối với những cái mà Ấn Độ coi là lãnh hải của mình. Mặc dù Ấn Độ không có khả năng sử dụng Ấn Độ Dương cho việc phát huy sức mạnh ra bên ngoài khu vực, nhưng nước này đã thiết lập được ảnh hưởng đáng kể ở đây. Hơn nữa, do chính nhu cầu của Ấn Độ đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là năng lượng, đang tăng lên, Ấn Độ cần phải bảo đảm an ninh cho các tuyến đường biển của mình từ châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Cùng với mong muốn của Ấn Độ trong việc bảo vệ quyền sở hữu các quần đảo Andaman và Nicobar tại vịnh Bengan và quần đảo Lakshadweep gần Biển Arập, nhu cầu này làm cho những va chạm giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên khu vực Ấn Độ Dương là điều không thể tránh khỏi. Do Ấn Độ không có khả năng tự mình chống lại sức mạnh Trung Quốc trên Ấn Độ Dương nên Niu Đêli đã hỢp tác với Oasinhtơn. Oasinhtơn cũng có lợi ích riêng khi kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực.

From India's standpoint, the southern reaches of the Bay of Bengal are critical because of their proximity to the Strait of Malacca. The strait is important to India's 20-year-old "Look East" policy, driven by energy and trade needs and a strong interest in countering China that has stagnated after several attempts at reinvigoration. The policy involves New Delhi's developing close relations with Myanmar and the other countries in the region formerly known as Indochina.

Từ góc độ của Ấn Độ, phần phía Nam của vịnh Bengan là rất quan trọng vì nó gần với eo biển Malắcca. Eo biển Malắcca quan trọng đối với chính sách “Hướng Đông” 20 năm tuổi của Ấn Độ, một chính sách được thúc đẩy bởi nhu cầu năng lượng và thương mại và sự quan tâm mạnh mẽ đến việc chống lại Trung Quốc. Chính sách này liên quan đến việc Ấn Độ phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Mianma và các nước khác trong khu vực vốn trước đây được gọi là các nước Đông Dương.

In the past two decades, India has re-established close relations with the ruling junta in Myanmar, a longtime Chinese ally. By taking advantage of Myanmar's need for international partners, given the country's pariah status, India has not only developed another source of natural gas but has also begun offering China competition. Additionally, energy cooperation deals with Vietnam have allowed India to establish a presence in the South China Sea region -- an area China considers its exclusive sphere of influence.


Trong 2 thập kỷ qua, Ấn Độ đã tái thiết lập quan hệ gần gũi với Mianma, một đồng minh lâu đời của Trung Quốc. Bằng việc tận dụng nhu cầu của Mianma cần có các đối tác quốc tế, do vị thế cùng khổ của nước này, Ấn Độ đã không chỉ phát triển nguồn tài nguyên khí đốt mà còn bắt đầu cạnh tranh với Trung Quốc, Ngoài ra, các thoả thuận hợp tác năng lượng với Việt Nam cũng cho phép Ấn Độ thiết lập sự hiện diện ở khu vực Biển Đông – một khu vực Trung Quốc coi là độc quyền ảnh hưởng.

India has also developed close economic ties with other key Southeast Asian states including Thailand, Singapore and Malaysia. This has allowed India to establish a free trade agreement with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). Southeast Asian countries share India's desire to counter China's growing influence.

Ấn Độ cũng xây dựng các mối quan hệ kinh tế gần gũi với các quốc gia Đông Nam Á quan trọng khác như Thái Lan, Xinhgapo và Malaixia. Điều này cho phép Ấn Độ thành lập một thoả thuận tự do thương mại với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nước Đông Nam Á cũng chia sẻ mong muốn của Ấn Độ trong việc chống lại ảnh hưởng đang tăng lên của Trung Quốc.


Beyond Southeast Asia, India is working with Japan, which also has a strong interest in counterbalancing China. Both countries are working with the United States to create a foothold in the South China Sea -- a trilateral arrangement that could help India. However, India's own ability to counter China on its southern flank is limited by New Delhi's domestic, political and economic situation.

Ngoài Đông Nam Á, Ấn Độ cũng đang làm việc với Nhật Bản, nước cũng rất quan tâm đến việc đối trọng lại Trung Quốc. Cả hai nước đang cùng làm việc với Mỹ để thiết lập chỗ đứng tại Biển Đông – một thoả thuận 3 bên có thể có ích cho Ấn Độ. Tuy nhiên, khả năng của Ấn Độ trong việc chống lại Trung Quốc ở sườn phía Nam của mình bị hạn chế do tình hình nội bộ, chính trị và kinh tế của Niu Đêli.


The Role of Bilateral Trade

In the past decade or so, India's general outlook toward China has changed so that enhanced trade relations and economic cooperation have complemented the strategic competition between the two. The strengthened Indian-Chinese economic ties have also increased India's importance to the point where China feels it is necessary to balance its historical ties with Pakistan with the need to work with India. Further, China's concern about a strategic encirclement by the United States, of which New Delhi is a single but significant part, has been working in India's favor. This has given New Delhi the ability to deal with Islamabad, India's main security threat.

Vai trò của thương mại song phương

Trong khoảng một thập kỷ qua, quan điểm chung của Ấn Độ đối với Trung Quốc đã thay đổi, tăng cường quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế đã bổ sung cho sự cạnh tranh chiến lược giữa hai quốc gia. Các mối quan hệ kinh tế Ấn Độ – Trung Quốc đã nâng tầm quan trọng của Ấn Độ tới mức mà Trung Quốc cảm thấy cần phải cân bằng các mối quan hệ lịch sử của mình với Pakixtan để hợp tác với Ấn Độ. Hơn nữa, mối lo ngại của Trung Quốc về sự bao vây chiến lược của Mỹ, trong đó Niu Đêli là một phần quan trọng, đã tạo thuận lợi cho Ấn Độ. Điều này giúp Niu Đêli có khả năng để đối phó với Ixlamabát – mối đe dọa an ninh chính của Ấn Độ.

However, there is a long-term trend in which China has become India's largest trade partner while India's relevance to China has remained static. From 2001-2010, India's trade with China steadily increased from around 3 percent of overall trade to around 10 percent. However, China's trade with India as a percentage of its overall trade stayed almost flat, increasing from about 1 to 2 percent over the same period. In 2010, total trade between the two was approximately $50 billion.

Tuy nhiên, có một xu hướng dài hạn theo đó Trung Quốc sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong khi vai trò của Ấn Độ đối với Trung Quốc không thay đổi. Từ năm 2001 đến 2010, thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc tăng đều đặn từ 3% lên 10% tổng thương mại. Tuy nhiên, thương mại của Trung Quốc với Ấn Độ tính theo phần trăm trong tổng thương mại của nước này gần như đứng im, tăng từ 1 – 2% trong giai đoạn trên. Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 50 tỷ USD.

Much of this trend can be attributed to increased Indian consumption of Chinese electronics and machinery (a full 42 percent of imports in 2010). In 2001, Indian imports of Chinese goods totaled $1.8 billion, including about $200 million of electronic goods and $200 million of machinery. By 2010, Indian imports of Chinese goods totaled $33 billion, including $9 billion of electronic goods and $5.6 billion of machinery.

Xu hướng này phần lớn là do việc Ấn Độ tăng cường tiêu thụ thiết bị điện tử và máy móc của Trung Quốc (mặt hàng chiếm 42% nhập khẩu trong năm 2010). Năm 2001, Ấn Độ nhập khẩu 1,8 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc, trong đó có khoảng 200 triệu USD hàng điện tử và 200 triệu USD máy móc. Đến năm 2010, Ấn Độ nhập tổng cộng 33 tỷ USD hàng hoá của Trung Quốc, trong đó hàng điện tử là 9 tỷ USD và máy móc là 5,6 tỷ USD.

This means China has been able to sell its low-cost manufactured goods to India, in part displacing domestic manufacturers, while India has been unable to sell China its major goods, such as refined petroleum products, diamonds, jewelry, cars and electronics, and its higher value-added services, such as software development, engineering and information technology development. This imbalance has implications for the countries' broader rivalry.

Điều này có nghĩa là Trung Quốc có khả năng bán các hàng hoá có chi phí sản xuất thấp vào Ấn Độ, chiếm mất thị phần của các nhà sản xuất nội địa, trong khi Ấn Độ không thể bán cho Trung Quốc các loại hàng hoá chính của mình như các sản phẩm hoá dầu, kim cương, đồ trang sức, ôtô, hàng điện tử và các dịch vụ giá trị gia tăng cao như phát triển phần mềm, kỹ thuật và phát triển công nghệ thông tin. Sự mất cân bằng này có những tác động đến sự kình địch chung giữa hai quốc gia.

Ultimately India depends more on China economically and thus is in the weaker position in the countries' larger strategic competition, which will continue playing out in the Indian Ocean rather than along their shared border.

Cuối cùng, Ấn Độ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc về kinh tế và do đó sẽ ở vị trí yếu trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai nước – một cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra trên Ấn Độ Dương chứ không phải là ở biên giới chung giữa hai nước.




http://www.irgamag.com/?page=Competition_04042012