MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, February 12, 2012

Doan Van Vuon, Vietnam Farmer, A National Hero After Shootout With Police Đoàn Văn Vươn, nông dân Việt Nam, nhan vật chính của cả nước sau phản



Doan Van Vuon, Vietnam Farmer, A National Hero After Shootout With Police

Đoàn Văn Vươn, nông dân Việt Nam, nhan vật chính của cả nước sau phản kháng với Công An

HANOI, Vietnam -- When local police arrived in riot gear to evict the Vuon clan, family members were ready with homemade land mines and improvised shotguns. In a guerrilla-style ambush reminiscent of a Vietnam War battle, they wounded six officers.

HÀ NỘI, Việt Nam - Khi công an địa phương đến với thiết bị chống bạo động để cưỡng chế gia đình anhơn, các thành viên trong gia đình đã sẵn sàng với mìn tự tạo và súng hoa cải. Trong một phục kích kiểu du kích làm gợi nhớ trận chiến Việt Nam, họ đã làm bị thương 6 cán bộ.

But instead of drawing public condemnation, last month's rare violence by fish farmers trying to hold onto leased land in the northern port city of Hai Phong has made a national hero of family ringleader Doan Van Vuon and ripped open a debate about heavy-handed seizures by local governments.

Nhưng thay vì bị công luận lên án, sự phản kháng bằng bạo lực hiếm hoi của những ngư dân này hồi tháng trước để giữ mảnh đất được giao thành phố cảng miền Bắc, Hải Phòng đã khiến Đoàn văn Vươn, người đứng đầu gia đình trở thành nhân vật chính và đã mở ra một cuộc tranh luận về việc cưỡng chế quá mạnh tay của chính quyền địa phương.

Though Vuon and three of his kin remain under arrest for their role in the attack, retired military generals and a former president have weighed in on his behalf.

Mặc dù Anh Vươn và ba thân nhân của ông vẫn còn bị giam giữ do vai trò của họ trong vụ tấn công, các tướng lĩnh quân đội đã nghỉ hưu và một cựu chủ tich nước đã phát biểu bênh vực anh.

The case has attracted so much attention that Prime Minister Nguyen Tan Dung ordered an investigation, ruling Friday that the eviction was illegal and those who ordered it should be punished. He also encouraged local authorities to renew the family's land lease.

Trường hợp này đã thu hút nhiều sự chú ý đến mức Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh một cuộc điều tra, hôm thứ Sáu xác định rằng việc cưỡng chế là bất hợp pháp và những người ra lệnh cưỡng chế phải bị xử lý. Ông cũng yêu cầu chính quyền địa phương gia hạn giao đất cho gia đình anh Vươn.

Many Vietnamese see Vuon as a symbol of the country's millions of farmers, many of whom are fed up with losing property or anxious about how new land rights laws will affect them as the government debates 20-year land grants that are due to expire next year.

Nhiều người Việt Nam thấy anh ơn là biểu tượng của hàng triệu người nông dân của đất nước này, nhiều người trong số họ đã chán ghét việc phải mất đất đai hoặc lo lắng về việc luật về quyền sử dụng đất mới sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào khi chính phủ đang tranh luận về việc giao đất 20 năm mà sẽ hết hạn vào năm tới.

Vuon stands accused of organizing the attack and trying to kill police, but state-run media have openly sympathized with him in investigative reports. Their dispatches have alleged that Hai Phong officials lied about details of the eviction. They also have said the family was cheated in 1993 when they were given a lease of only 14 years instead of what should have been 20 years.

Vườn đã bị cáo buộc về tổ chức tấn công và tìn cách để giết công an, nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước đã công khai thông cảm với ông trong các phóng sự điều tra. Các bài báo của họ đã cáo buộc rằng các quan chức Hải Phòng nói dối về các chi tiết của vụ cưỡng chế. Họ cũng cho biết gia đình anh Vươn đã bị lừa vào năm 1993 khi họ đã đưa ra một hợp đồng tgiao đất 14 năm thay vì phải là 20 năm.

Nguyen Thi Thuong, Vuon's wife, remembers returning home from dropping her kids at school on Jan. 5 to find a mob of armed police in riot gear surrounding her farm house. She heard gunfire and explosions erupt before ambulances rushed in and medical workers began carrying wounded officers out on stretchers.

Nguyễn Thị Thương, vợ của Vườn, nhớ lại khi chị trở về nhà sau khi đưa con tới trường vào ngày 5 tháng 1 thì chị thấy một đám đông cảnh sát vũ trang thiết bị chống bạo động xung quanh ngôi nhà trang trại của mình. Chị nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ trước khi xe cứu thương vội vã đến và nhân viên y tế bắt đầu khiêng cán bộ bị thương trên cáng.



"Our family was cornered," Thuong told The Associated Press by telephone. "We put all our efforts and money into our farm, but the authorities evicted us without compensation. It's very unjust."

"Gia đình chúng tôi bị dồn vào đường cùng," chị Thương nói với phóng viên AP (Associated Press) qua điện thoại. "Chúng tôi đã đặt tất cả nỗ lực và tiền bạc vào trang trại của chúng tôi, nhưng các cơ quan có thẩm quyền đuổi chúng tôi ra khỏi nhà mà không bồi thường là rất bất công."

Even before the standoff, Vuon's neighbors considered him a local celebrity.

Ngay cả trước khi có vụ việc này, những người láng giềng của anh ơn coi ông là một người tiếng của địa phương.

The college-educated agricultural engineer spent 18 years and his life's savings turning 40 hectares (99 acres) of useless coastal swampland into a viable aquaculture farm. His daughter and nephew drowned in the process, but he pushed on and eventually built dykes capable of protecting the coastline from tropical storms.

Người kỹ sư nông nghiệp đã qua đào tạo đại học này đã mất 18 năm và dành toàn bộ tiền của của cả cuộc đời để chuyển 40 ha (99 mẫu Anh) đầm lầy ven biển hoang hóa thành một trang trại nuôi trồng thủy sản hữu hiệu. Con gái và cháu trai của ông qua đời tại đây trong quá trình này, nhưng ông vẫn nỗ lực, và cuối cùng con đê đã được xây dựng có khả năng bảo vệ bờ biển khỏi các cơn bão nhiệt đới.

Vuon, 49, had long been at odds with local authorities, and some legal experts say his 14-year grant agreement was illegal from the start. State media have reported that the surrounding area was slated to be developed for housing and an international airport.

Anh ơn, 49 tuổi, đã từ lâu đã mâu thuẫn với chính quyền địa phương, và một số chuyên gia pháp lý nói rằng hợp đông giao đất 14 năm của ông là bất hợp pháp ngay từ đầu. Phương tiện truyền thông nhà nước đã báo cáo rằng khu vực lân cận theo dự kiến ​​sẽ được phát triển làm nhà ở và một sân bay quốc tế.

Vuon and fellow farmer Vu Van Luan filed a lawsuit in 2009 challenging the proposed land seizure. Luan said the court had agreed to let them stay if they dropped the suit. But when they did so, the eviction order went ahead anyway.

Anh ơn và đồng bào ngư dân của mình Vũ Văn Luân năm 2009 đã đệ đơn kiện chống lại việc thu hồi đất được đề xuất. Luân cho biết tòa án đã đồng ý để cho họ tiếp tục nếu họ ngưng vụ kiện. Nhưng khi họ đã làm như vậy, thì họ bị buộc đuổi phải giao đất lại.

That's when Vuon allegedly planned the attack on more than 100 police and soldiers. According to media reports, he was not at the scene when the violence erupted. The farmer and several members of his family are now under investigation for assault or attempted murder.

Đó là khi Anh ơn, theo cáo buộc, lên kế hoạch tấn công vào hơn 100 cảnh sát và bộ đội. Theo tường thuật của phương tiện truyền thông, anh không có mặt tại hiện trường khi bạo lực nổ ra. Người ngư dân này và một số thành viên của gia đình hiện đang được điều tra về âm mưu giết người.

After the raid, two houses on the family's land were burned and bulldozed, forcing Vuon's wife to take shelter under a plastic tarp. Local officials first took responsibility for the destruction, but later denied involvement – fueling rage among many following the case nationwide who have vented their frustration online.

Sau khi cuộc cưỡng chế, hai ngôi nhà trên đất của gia đình đã bị đốt cháy và san ủi, buộc vợ con anh ơn phải trú ẩn trong một lều lợp vải nhựa. Các quan chức địa phương lúc đầu đã nhận trách nhiệm phá huỷ căn nhà, nhưng sau đó từ chối đã tham gia vào việc này – điều này kích thích một cơn giận dữ trong rất nhiều người khắp cả nước sau vụ việc này. Họ đã trút sự thất vọng bực tức của họ trên mạng.



In Vietnam all land belongs to the state, but sweeping economic reforms in the 1980s led to the 1993 land law that offered conditional 20-year land grants to many farmers. Legal experts say those leases will likely be extended when they expire next year, ensuring farmers quasi-private usage rights. However, other questions hover over clauses in Vietnamese law that allow authorities to seize land for national security or defense, economic development or the public interest.

Ở Việt Nam tất cả đất đai thuộc về nhà nước, nhưng các cải cách sâu rộng về kinh tế trong những năm 1980 đã dẫn đến luật đất đai năm 1993 mà đã giao đất có điều kiện cho nông dân trong 20 năm. Các chuyên gia pháp lý nói rằng những hợp đồng giao đất có thể sẽ được gia hạn khi hết hạn vào năm tới (2013), đảm bảo nông dân có quyền sử dụng đất lâu dài. Tuy nhiên, các vấn đề khác vẫn còn lơ lủng với các điều khoản trong pháp luật Việt Nam cho phép chính quyền thu hồi ruộng đất vì các lý do an ninh quốc gia, quốc phòng, phát triển kinh tế hay lợi ích công cộng.



In some cases, that translates into highways or industrial parks that bring jobs to the poor. But in an increasing number of cases, it means grabbing fish farms or rice paddies for swanky golf courses and resorts only accessible to the rich.

Trong một số trường hợp, đất đai chuyển thành đường cao tốc, khu công nghiệp mang lại việc làm cho người nghèo. Nhưng trong một số trường hợp ngày càng tăng, việc thu hồi chỉ để lấy các trang trại nuôi cá và cánh đồng lúa làm sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng chỉ dành cho những người giàu có mà thôi.

Most farmers accept compensation and move on, but a growing number have been resisting by filing lawsuits, holding protests or, in rare cases, battling police with sticks, stones or weapons. Millions of Vietnam's poorest workers struggle to make ends meet as the communist country battles Asia's highest inflation rate.

Hầu hết nông dân chấp nhận bồi thường và chuyển đi nơi khác, nhưng một số ngày càng tăng đã chống lại bằng cách khởi kiện, tổ chức các cuộc biểu tình hoặc, trong một số trường hợp hiếm hoi, chống lại cảnh sát bằng gậy, đá hoặc vũ khí. Hàng triệu dân lao động Việt Nam nghèo khổ đang vật lộn để kiếm ăn từng bữa khi đất nước này đang phải chống chọi với tỷ lệ lạm phát cao nhất của châu Á.

Farmers are typically compensated according to the land's agricultural value, not the amount developers pay. As property values climb and financial stakes increase, land rights disputes are growing "increasingly public and angry," said Mark Sidel, a law professor at the University of Wisconsin who consults on legal reform in Vietnam.

Nông dân được bồi thường theo giá đất nông nghiệp, chứ không phải theo giá đất mà các nhà đầu tư phải trả. Khi giá đất đai tăng cao và gia tăng cổ phần tài chính, tranh chấp về quyền đất đai đang phát triển "ngày càng công khai và hung hãn," ông Mark Sidel, một giáo sư luật tại Đại học Wisconsin, người tư vấn về cải cách pháp lý tại Việt Nam cho biết.

With popular frustration mounting against "rapacious developers and their allies in local governments," he added, "Hanoi deals with these disputes with some care."

Với thất vọng phổ biến liên quan đến việc chống lại "các nhà đầu tư tham lam và các đồng minh của họ trong chính quyền địa phương", ông nói thêm, "Hà Nội đang thận trọng xử lý những tranh chấp về đất đai này."

And while Vuon's case alone will likely not push the country into making sweeping changes to its land laws, it also cannot be ignored, especially since more than 70 percent of the country's 87 million people still live in the countryside.

Và trong khi chỉ riêng trường hợp Vườn sẽ không có khả năng đưa đất nước đến chỗ thay đổi sâu rộng pháp luật đất đai, thì điều này cũng không thể bị bỏ qua, đặc biệt là bởi vì hơn 70% trong số 87 triệu người Việt Nam còn sống ở nông thôn.

"Land issues affect the party's legitimacy because they pit the local power structure against farmers on a playing field that is tilted in favor of the former," said Carlyle Thayer, a Vietnam expert at the Australian Defense Force Academy in Canberra.

Các vấn đề đất đai ảnh hưởng đến tính hợp pháp của đảng bởi vì các vấn đề này khiến cơ cấu quyền lực địa phương đối lập với nông dân trên một sân chơi có lợi cho chính quyền," giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra cho biết.


In the Hai Phong case, Vuon's struggle has won favor with some who see indiscriminate land seizure as a symbol of greed and corruption. A Hanoi-based blogger has raised about 223 million dong ($10,600) for the family's legal fees, and former President Le Duc Anh has lauded Vuon as a model citizen.

Trong vụ Hải Phòng, cuộc đấu tranh của anh on được sự bênh vực của một số người thấy việc tịch thu đất đai bừa bãi là một biểu tượng của sự ham hố và tham nhũng. Một blogger tại Hà Nội đã quyên góp khoảng 223 triệu đồng (10.600 USD) để lo các chi phí pháp lý cho gia đình anh Vươn, và cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã khen anh Vưon như là một công dân mẫu mực.

"He should be encouraged, but instead he was evicted," Anh told Giao Duc (Education) newspaper on Tuesday. "It's so merciless."

"Anh Vươn cần được khuyến khích, nhưng thay vào đó anh đã bị cưỡng chế," ông Lê Đức Anh nói với báo Giáo dục hôm thứ Ba. "Thật là tàn nhẫn."

Vuon's neighbors now worry they might be next to lose their farms. Prior to the attack in their sleepy seaside fishing community, they had planned to erect a statue in honor of the man who reclaimed swampland and tamed threats that wind and waves once posed to their coastline.

Các láng giềng của anh Vươn lo lắng họ có thể là người tiếp theo bị mất trang trại. Trước khi có cuộc phản kháng này trong cộng đồng nghề cá bên bờ biển bình lặng của họ, họ đã có kế hoạch để xây dựng một bức tượng vinh danh người người đã khai hoang phục hóa đầm lầy và chặn đứng những đe dọa mà gió sóng một thời đã áp đặt ra lên làng mạc ven biển của họ.

"The villagers considered him a hero," said Luan, who filed the lawsuit with Vuon.

Các dân làng coi anh Vươn là một anh hùng," ông Luân, người cùng nộp đơn kiện với anh ơn nói.

But now that Vuon is in jail for attempted murder, their plans for the monument have been put on hold.

Nhưng bây giờ khi Anh ơn đang bị giam vì âm mưu giết người, kế hoạch của họ về tượng đài này phải bị đình hoãn.



http://www.huffingtonpost.com/2012/02/10/doan-van-vuon-vietnam_n_1267787.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn