MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 29, 2011

US gameplan in the Pacific Bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ

Washington intends to appropriate the East Asia Summit as the main forum for regional security issues. Washington dự định chọn Hội nghị thượng đỉnh Đông Á như một diễn đàn chính thích hợp cho các vấn đề an ninh khu vực.

US gameplan in the Pacific

Bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ

SRINATH RAGHAVAN, Senior Fellow, Centre for Policy Research, New Delhi.

Srintath Raghavan, chuyên viên cao cấp Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi

While US carves out its China containment plan, India should be wary of taking sides.

Trong khi Mỹ vạch kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc, Ấn Độ nên thận trọng trước quyết định có nên tham gia vào bàn cờ Thái Bình Dương của Mỹ.

Meeting Premier Wen Jiabao of China on the sidelines of the recent East Asia Summit (EAS), Prime Minister Manmohan Singh stated that India's presence in the disputed South China Sea was entirely commercial. He added that territorial questions should be resolved according to international law.

Gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gần đây, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh nói rằng sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực biển Đông đang tranh chấp hoàn toàn mang tính thương mại. Ông nói thêm rằng vấn đề lãnh thổ nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế.

The Prime Minister's remark should restore much-needed balance to discussions — in India, China and the West — on India's involvement in that area. The dominant narrative has been that the South China Sea is a new zone of Sino-Indian strategic rivalry. An editorial in a Chinese daily went so far as to warn India that “its actions in the South China Sea will push China to the limit.”

Tuyên bố của Thủ tướng Singh đã đặt lại thế cân bằng rất cần thiết cho các cuộc thảo luận - tại Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây - về sự can dự của Ấn Độ trong khu vực. Câu chuyện được nói nhiều gần đây là biển Đông là một khu vực mới của sự đối đầu chiến lược Trung - Ấn. Một bài xã luận trên một nhật báo của Trung Quốc còn đi xa hơn khi cảnh báo Ấn Độ rằng "các hành động của họ tại biển Đông sẽ đẩy Trung Quốc đến giới hạn".

In fact, when ONGC Videsh signed production-sharing contracts with Vietnam for two blocks in 2006, the Ministry of External Affairs was unaware of the potentially-sensitive implications of the deal. Only in November 2007, after China lodged a formal protest, did the MEA realise that these two blocks were in disputed territory. New Delhi then took the view that the exploration should continue. After all, China had had a presence for many years in disputed territory that India regarded as its own. So, the assumption that India made a deliberate strategic move in inserting itself into the South China Sea dispute simply does not wash.

Trên thực tế, khi Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh ký các hợp đồng khai thác dầu khí chung với Việt Nam ở hai khu mỏ năm 2006, Bộ Ngoại giao Ấn Độ (MEA) đã không ý thức về các tác động nhạy cảm tiềm ẩn của thỏa thuận này cho đến tháng 11/2007, sau khi Trung Quốc đưa ra phản đối chính thức... New Dehli sau đó có quan điểm tiếp tục khai thác. Như vậy, giả định cho rằng Ấn Độ đã có một động thái chiến lược được cân nhắc kỹ trong việc gắn mình vào tranh chấp biển Đông là có thể phủ nhận.

During the last year and a half, since the dispute has heated up, China's neighbours in the area have been quietly encouraging India to have a more prominent presence. Vietnam, in particular, has sought to cultivate closer strategic ties with India. There is no reason why India should hold back — as long as these do not enmesh it in their disputes with China. The need for India to tread a cautious line also stems from the larger changes underway in the Asia-Pacific region.

Trong một năm rưỡi qua, kể từ khi tranh chấp này nóng lên, các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực đã khuyến khích Ấn Độ có một sự hiện diện lớn hơn. Không có lý do gì để Ấn Độ lùi lại - nếu như việc này không gây khó cho họ trong các tranh chấp với Trung Quốc. Việc Ấn Độ cần có những bước đi thận trọng xuất phát từ các thay đổi lớn hơn đang diễn ra trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

PACIFIC ALLIANCE AND CHINA

The main driver of these changes is the United States' decision to shift its strategic focus towards Asia. Secretary of State Hillary Clinton wrote recently: “The future of politics will be decided in Asia, not in Afghanistan or Iraq, and the United States will be right at the centre of the action.” President Barack Obama proclaimed in a speech last week that “in the Asia-Pacific in the 21st century, the United States of America is all in.” It was a “deliberate and strategic decision”, he said.

Liên minh Thái Bình Dương và Trung Quốc

Điểm chính của những thay đổi này là quyết định của Mỹ thay đổi trọng tâm chiến lược sang châu Á. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gần đây viết: "Tương lai nền chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, không phải ở Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở trung tâm của hành động này". Tổng thống Barack Obama tuyên bố trong một phát biểu hồi tuần trước rằng "nước Mỹ sẽ hoàn toàn có vị trí của mình ở châu Á Thái Bình Dương thế kỷ 21. Đây là một quyết định đã được cân nhắc và mang tính chiến lược".

This decision has resulted in a series of moves by the US to create a new architecture for Asia in both the economic and security domains. This will be crucial to ensuring that the US remains the premier power even as it undergoes relative decline owing to the rise of China.

Quyết định này đã được cụ thể hóa trong một loạt động thái của Mỹ nhằm tạo một kiến trúc mới cho châu Á trong cả lĩnh vực kinh tế và an ninh. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Mỹ vẫn là cường quốc số 1 ngay cả khi họ đang trải qua thời kỳ suy yếu tương đối do Trung Quốc đang nổi lên.

On the economic side, the US is promoting a Trans-Pacific Partnership (TPP). Signed in 2005 by Brunei, Chile, New Zealand and Singapore, the TPP has drawn the interest of five other countries: Australia, Malaysia, Peru, Japan and Vietnam.

Về mặt kinh tế, Mỹ đang thúc đẩy một Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Được ký kết năm 2005 bởi Brunei, Chile, New Zealand và Singapore, TPP đã thu hút sự quan tâm của 5 quốc gia khác: Australia, Malaysia, Peru, Nhật Bản và Việt Nam.

The TPP has an ambitious tripartite agenda. It aims at a regular FTA with provisions for protecting intellectual property; at the creation of investor-friendly regulatory frameworks and policies; and at emerging issues, including measures to ensure that state-owned companies “compete fairly” with private companies and do not put the latter at a disadvantage.

TPP có một lịch trình đầy tham vọng. Nó nhằm đến một FTA thông thường với các điều khoản bảo vệ sở hữu trí tuệ; tạo các nền tảng quy chế và chính sách đầu tư thân thiện; và hướng đến các vấn đề đang nổi, trong đó có các giải pháp nhằm đảm bảo các công ty nhà nước "cạnh tranh lành mạnh" với các công ty tư nhân và không để các công ty tư nhân rơi vào thế bất lợi.

China regards the TPP as an economic grouping directed at it. This is not surprising, given that the TPP is being promoted when American leaders are also rebuking China for practising unfair trade. The US evidently hopes that a successful TPP will eventually compel China to come to terms with it — just as China did with APEC and WTO.

Trung Quốc coi TPP là một nhóm kinh tế nhằm trực tiếp vào mình. Điều này không ngạc nhiên, vì TPP được thúc đẩy khi các lãnh đạo Mỹ cũng đang khiển trách Trung Quốc vì hoạt động thương mại không công bằng. Rõ ràng Mỹ hy vọng rằng một TPP thành công sẽ có thể bắt Trung Quốc phải phù hợp với nó - giống như Trung Quốc đã phải làm với APEC và WTO.

The security side of the architecture is more explicitly aimed at balancing the rise of China. The US has concluded an agreement to station 2,500 troops in Australia. It is looking to reinforce ties with its other formal allies in the region: Japan, South Korea, Philippines and Thailand.

Khía cạnh an ninh của kiến trúc này rõ ràng hơn, nhằm cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã ký một thỏa thuận đồn trú 2.500 binh lính Mỹ tại Australia. Họ tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh chính thức khác trong khu vực: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.

Most importantly, after keeping away for years, the US has formally joined the EAS. Washington intends to recast the EAS as the main forum for regional security and political issues.

Quan trọng nhất, sau khi làm quan sát viên nhiều năm liền, Mỹ đã chính thức gia nhập EAS. Washington có ý định biến EAS thành diễn đàn chính về an ninh và các vấn đề chính trị của khu vực.

It has already shown its willingness to intervene in regional disputes, such as the South China Sea. American leaders have also spoken on the importance of partnership with India in their engagement with the “Indo-Pacific” region.

Họ đã chứng tỏ sẵn sàng can dự vào các tranh chấp khu vực, như biển Đông. Giới lãnh đạo Mỹ cũng nói về tầm quan trọng của quan hệ đối tác với Ấn Độ trong cam kết của mình với khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương".

IMPLICATIONS FOR INDIA

The US and its allies are wary of using the term “containment” with respect to China. The Chinese, for their part, see this as mere semantics. The real parallel, though, is not with US grand strategy against the Soviet Union during the Cold War.

Tác động đối với Ấn Độ

Mỹ và các đồng minh đều thận trọng khi dùng từ "chính sách ngăn chặn" khi nói về Trung Quốc. Về phần mình, người Trung Quốc hiểu từ này theo đúng nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, không thể so sánh với chiến lược lớn của Mỹ chống Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.

The present moves resemble more closely the American attempts to build a transatlantic economic, political and security architecture after the fall of the Berlin Wall — an architecture from which Russia was deliberately excluded. Russia's economic free fall during the 1990s ensured that it was in no position to challenge the structures put in place by the US. However, China's geopolitical position in the coming decades will be rather different.

Các động thái hiện nay giống hơn với những ý định của Mỹ nhằm xây dựng một kiến trúc kinh tế, chính trị và an ninh xuyên Đại Tây Dương sau khi bức tường Berlin sụp đổ - một kiến trúc mà Nga đã bị loại ra ngoài. Sự lao dốc tự do của nền kinh tế Nga trong những năm 1990 cho thấy rõ rằng họ đã không thể chống lại các cấu trúc do Mỹ đặt ra. Tuy nhiên, vị trí địa chính trị của Trung Quốc trong các thập kỷ tới sẽ khác nhiều.

In this emerging scenario, India has to make its moves carefully. The Prime Minister stated at the EAS that India stood for “an open, inclusive and transparent architecture of regional cooperation in the Asia-Pacific region.” India's security interests will be served neither by a regional architecture that is dominated by China, nor by one that is aimed at China. Besides, India has a considerable distance to go before it becomes a serious player in East Asia. Its economic ties with the region are just beginning to grow.

Trong kịch bản đang nổi lên này, Ấn Độ cần thận trọng. Thủ tướng Singh tuyên bố tại EAS rằng Ấn Độ ủng hộ "một kiến trúc mở, toàn diện và minh bạch trong hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Các lợi ích của Ấn Độ sẽ không phụ thuộc vào một kiến trúc khu vực do Trung Quốc chế ngự, hay bất cứ ai khác nhằm vào Trung Quốc. Hơn nữa, Ấn Độ có một chặng đường dài đáng kể để đi trước khi trở thành một người chơi nghiêm túc tại Đông Á. Các quan hệ kinh tế của họ trong khu vực mới chỉ bắt đầu phát triển.

It is useful to remind ourselves that China's trade with ASEAN is almost five times that of India. India is largely unplugged from the integrated supply and production chains that are central to East Asian economies. Similarly, whilst India does have relative advantage in the maritime domain, it is far from being a maritime power to reckon with. In the near future, the key challenge for India will be to build its capabilities while steering clear of US-China maritime rivalry. New Delhi should ensure that its reach in East Asia does not exceed its grasp.

Sẽ tốt nếu chúng ta nhớ rằng thương mại Trung Quốc với ASEAN gần gấp 5 lần với Ấn Độ. Ấn Độ hầu như tách khỏi chuỗi dây chuyền cung ứng và sản xuất vốn là trung tâm của của các nền kinh tế Đông Á. Tương tự, dù Ấn Độ không có lợi thế tương đối trong lĩnh vực biển, nước này còn lâu mới trở thành một cường quốc biển đáng được tính đến. Trong tương lai, thách thức quan trọng đối với Ấn Độ sẽ là xây dựng các năng lực của mình trong khi tránh xa sự đối đầu Trung - Mỹ trên biển. New Delhi nên đảm bảo rằng việc họ vươn tới Đông Á không quá tầm.


Translated by Châu Giang

http://www.thehindubusinessline.com/opinion/article2650497.ece?homepage=true

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn