MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, November 1, 2011

Holding Up the Sky Ngước lên bầu trời




Holding Up the Sky

Ngước lên bầu trời


Illustration by Katherine Streeter

Minh họa Katherine Streeter

By PATRICK RADDEN KEEFE

Published: November 7, 2008

PATRICK RADDEN KEEFE

NYTIMES

Toward the end of “Factory Girls,” her engrossing account of the lives of young migrant workers in southern China, Leslie Chang describes receiving a gift. Min, a young woman who works at a handbag plant, presents Chang with an authentic Coach purse plucked fresh from the assembly line. It emerges that Min’s dormitory-style bedroom is stuffed with high-end leatherwear. When the author proposes giving one of the handbags to the mother of Min’s boyfriend, Min scoffs. “His mother lives on a farm,” she says. “What’s she going to do with a handbag?”

Ở phần cuối cuốn sách “Gái công xưởng” (Factory Girls), tác phẩm miêu tả một cách lôi cuốn cuộc sống của các lao động di trú trẻ tuổi ở miền Nam Trung Quốc, Leslie Chang kể lại về việc cô nhận được một món quà. Mẫn, cô gái trẻ làm việc tại một nhà máy sản xuất túi xách, tặng Chang một chiếc ví Coach hàng thật mới toanh lấy từ dây chuyền sản xuất. Thêm một chi tiết nữa là phòng ở ký túc xá của Mẫn chất đầy những sản phẩm đồ da cao cấp. Khi tác giả gợi ý tặng một trong những chiếc túi này cho mẹ của bạn trai Mẫn, Mẫn tỏ ra buồn cười. “Mẹ anh ấy sống ở nông thôn,” cô nói. “Bà ấy biết làm gì với một chiếc túi xách kia chứ?”

The emergence of China’s titanic manufacturing base has been chronicled in numerous books and articles in recent years, but Chang has elected to focus not on the broader market forces at play but on the individuals, most of them women, who leave their villages and seek their fortunes on the front lines of this economy.

Sự xuất hiện của công xưởng sản xuất khổng lồ của Trung Quốc đã ghi chép trong nhiều cuốn sách và bài báo trong những năm gần đây, nhưng Chang đã không chọn việc mô tả cả thị trường lao động rộng lớn mà tập trung vào một số cá nhân, hầu hết là phụ nữ, những người đã rời làng quê ra đi để tìm kiếm vận may ở mặt trận tiền tuyến trong nền kinh tế của đất nước.

Since the 1970s, China has witnessed the largest migration in human history, Chang observes, “three times the number of people who emigrated to America from Europe over a century.” There are 130 million migrant workers in China today. A few decades ago, a rural peasant could expect to live and die on the same plot of land his family had farmed for generations. But the country’s explosive economic growth has allowed the young and adventurous to trade the stifling predictability of village life for the excitement, opportunity and risk of the factory boomtown.

Kể từ những năm 1970, Trung Quốc đã chứng kiến làn sóng di trú lớn nhất trong lịch sử loài người, Chang nhận xét, “gấp ba lần số lượng người di trú từ châu Âu sang Mỹ trong một thế kỷ.” Ngày nay có 130 triệu lao động di trú ở Trung Quốc. Một vài thập kỷ trước, một người nông dân thường là sống và chết trên cùng một mảnh đất canh tác của gia tộc trong hàng thế hệ. Nhưng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đã cho phép những thanh niên trẻ tuổi ưa mạo hiểm đánh đổi cuộc sống tù túng theo lối mòn ở nông thôn với sự phấn khích, cơ hội, và rủi ro ở các thành phố công nghiệp mới.

A former China correspondent for The Wall Street Journal, Chang focuses on one boomtown in particular, Dongguan, a frenetic jumble of megafactories in Guangdong Province. The city produces garments of every description and 30 percent of the world’s computer disk drives. One-third of all the shoes on the planet are produced in the province, and Chang spends time in a factory that manufactures Nike, Reebok and other brands. It has 70,000 employees, most of them women, and boasts its own movie theater, hospital and fire department.

Là một cựu phóng viên ở Trung Quốc cho tờ The Wall Street Journal, Chang tập trung vào một thành phố mới nổi, Đông Quản, một tập hợp hỗn độn của các cụm nhà máy ở tỉnh Quảng Đông. Thành phố này sản xuất ra đủ loại áo quần và 30% ổ cứng máy tính trên thế giới. Một phần ba số lượng giày trên thế giới được sản xuất ở tỉnh này, và Chang đã dành thời gian đến tìm hiểu ở một nhà máy sản xuất giày cho Nike, Reebok và các nhãn hiệu khác. Nhà máy này có 70,000 công nhân, hầu hết là phụ nữ, và lấy làm kiêu hãnh về rạp chiếu phim, bệnh viện, và trung tâm cứu hỏa của riêng mình.

Dongguan is “a perverse expression of China at its most extreme,” Chang suggests; it is polluted, chaotic and corrupt, but jostling also with a generation of ­strivers who are unashamed of their ambition and astonishingly indifferent to risk. New arrivals from the countryside can double or triple their income in a couple of weeks by taking a computer class or learning a little English. Switching jobs becomes a form of self-reinvention, and starting a new business is as easy as purchasing a new business card.

Đông Quản là “biểu hiện mang tính suy đồi đến mức tột bực của Trung Quốc,” Chang ám chỉ; thành phố này ô nhiễm, hỗn loạn và đầy rẫy tham nhũng, nhưng cũng đầy sự chen lấn xô đẩy của một thế hệ những người nỗ lự phấn đấu, những người không xấu hổ với tham vọng của mình và thờ ơ một cách đáng kinh ngạc với những rủi ro hiểm nguy. Những người mới từ nông thôn lên có thể nhân đôi hay nhân ba thu nhập của mình trong vài tuần chỉ bằng cách theo học một lớp sử dụng máy tính hoặc giắt lưng ít vốn tiếng Anh. Nhảy việc trở thành một hình thức tự làm mới bản thân, và khởi nghiệp kinh doanh cũng dễ dàng như việc đi mua một tấm danh thiếp mới.

To Chang, the factory girls seem to live in “a perpetual present.” They have forsaken the Confucian bedrock of traditional Chinese culture for an improvised existence in which history and filial loyalty have been replaced by rapid upward mobility, dogged individualism and an obsessive pursuit of a more prosperous future. After revealing that her driver’s license was purchased on the black market, one woman seems to voice the general ethos of the town when she says to Chang, of her abilities behind the wheel, “I know how to drive forward.”

Đối với Chang, các cô gái công xưởng dường như sống trong một “hiện tại không ngừng.” Họ bỏ rơi văn hóa truyền thống Trung Quốc với nền tảng đạo Khổng vì sự tồn tại đầy tính ứng phó, trong đó lịch sử và lòng hiếu thảo được thay thế bởi sự thay đổi tiến về phía trước một cách nhanh chóng, chủ nghĩa cá nhân kiên cường và sự theo đuổi đầy ám ảnh đối với một tương lai giàu có hơn. Sau khi phát hiện ra rằng bằng lái xe của cô ta được mua ở chợ đen, một người phụ nữ dường như lên tiếng thay cho cả thành phố khi nói với Chang về khả năng cầm lái của mình, “Tôi biết lái xe tiến về phía trước.”

With new job opportunities forever appearing and huge personnel turnover in any given factory, friendships are difficult to make and to maintain, and Chang details the loneliness and isolation of the migrant workers. Dongguan’s laborers assemble cellphones, but they purchase them as well, and with their speed-dial archives of acquaintances, the phones become a sort of lifeline, the only way to keep track of the breakneck comings and goings of friends. If a worker’s cellphone is stolen, as they often are, friends, boyfriends and mentors may be lost to her forever. “The easiest thing in the world,” Chang remarks more than once, “was to lose touch with someone.”

Với những cơ hội việc làm mới luôn xuất hiện và tốc độ thay thế công nhân cao ở bất kỳ nhà máy nào, thật khó để tạo ra và duy trì tình bạn, và Chang đã mô tả chi tiết sự cô đơn và xa cách của các công nhân di trú. Các công nhân ở Đông Quản sản xuất ra điện thoại di động, nhưng họ cũng mua điện thoại, và với danh bạ lưu trữ các số điện thoại của người thân và bạn bè, những chiếc điện thoại trở thành một phần của đường sinh mệnh, là cách duy nhất để giữ mối liên hệ với những người bạn đến rồi đi. Nếu điện thoại di động của một công nhân bị ăn cắp, một việc thường xuyên xảy ra, cô ấy có thể mất đi mối liên hệ với bạn bè, người yêu và thầy cô giáo mãi mãi. “Điều dễ dàng nhất trên thế giới này,” Chang nhấn mạnh không chỉ một lần, “là đánh mất mối liên hệ với một ai đó.”

People living their lives “on fast-­forward” in this manner would seem to resist any kind of comprehensive portraiture by a reporter. But Chang perseveres, hanging around the factories, purchasing cellphones for some of the women she meets so that she can keep track of them, and eventually renting an apartment in Dongguan. While she relates the stories of numerous different women, she becomes closest with Min, who gave her the purse, and with Chunming, who left her home in Hunan Province in 1992 and has cycled through countless careers and relationships in the years since. (It is Chunming who can only drive forward.)

Những người sống một cuộc sống “gấp gáp hối hả” theo kiểu này dường như sẽ chống lại bất kỳ sự miêu tả toàn diện nào của giới báo chí. Nhưng Chang đã kiên trì, có mặt ở xung quanh các nhà máy, mua điện thoại di động cho một vài phụ nữ mà cô gặp để cô có thể liên lạc với họ, và thậm chí còn thuê một căn hộ ở Đông Quản. Khi cô thuật lại những câu chuyện của nhiều phụ nữ khác nhau, cô trở nên gần gũi nhất với Mẫn, người đã tặng cô cái ví, và với Xuân Minh, người đã rời quê nhà ở tỉnh Hồ Nam vào năm 1992 và trải qua vô số công việc và các mối quan hệ kể từ đó. (Chỉ có Xuân Minh là người biết lái xe tiến về phía trước.)

Chang’s extraordinary reportorial feat is the intimacy with which she presents the stories of these two women. Min and Chunming lack the reserve of some of their colleagues. They share their diary entries and their text messages, their romantic entanglements and their sometimes strained relationships with the families they left behind. The result is an exceptionally vivid and compassionate depiction of the day-to-day dramas, and the fears and aspirations, of the real people who are powering China’s economic boom.

Thành công lớn về mặt báo chí của Chang là sự thân mật mà cô thể hiện trong những câu chuyện về hai cô gái này. Mẫn và Xuân Minh không bị e ngại dè dặt như những đồng nghiệp của họ. Họ chia sẻ những trang nhật ký và tin nhắn của mình, những tình huống yêu đương phức tạp và thỉnh thoảng cả những mối quan hệ gượng gạo với gia đình mà họ bỏ lại đằng sau. Kết quả là sự miêu tả sống động và cảm động một cách đặc biệt về những chuyện xảy ra hàng ngày, sự sợ hãi và khát vọng của những con người thật, hiện đang tiếp sức mạnh cho sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc.

BY delving so deeply into the lives of her subjects, Chang succeeds in exploring the degree to which China’s factory girls are exploited — working grueling hours in sometimes poor conditions for meager wages with little job security — without allowing the book to degenerate into a diatribe. There is never any doubt that the factory owners in Hong Kong and Taiwan — and the consumers in American shopping malls — have the better end of the bargain. But for all the dislocation, isolation and vulnerability they experience, Chang makes clear that for the factory girls life in Dongguan is an adventure, and an affirmation of the sort of individualism that village life would never allow.

Bằng cách tìm hiểu sâu sắc cuộc sống của những đối tượng trong cuốn sách của mình, Chang đã thành công trong việc khám phá mức độ bị lợi dụng của những cô gái công nhân trong các nhà máy Trung Quốc – làm việc đến kiệt sức trong những điều kiện làm việc đôi khi hết sức tồi tệ để nhận đồng lương còm mà hầu như không có bảo hiểm cho công việc – mà không để cuốn sách bị thoái hóa thành một bài đả kích. Chẳng có gì là nghi ngờ rằng các chủ nhà máy ở Hồng Kông và Đài Loan – và những người tiêu dùng ở các trung tâm mua sắm của Mỹ - là những người có lợi trong cuộc mặc cả này. Nhưng đối với tất cả những sự di chuyển, sự cô lập, và sự nguy hiểm mà họ đã phải trải qua, Chang nêu rõ rằng đối với các cô gái công xưởng, cuộc sống ở Đông Quản là một cuộc phiêu lưu, và là một sự khẳng định phần nào đó về chủ nghĩa cá nhân mà cuộc sống ở nông thôn không bao giờ cho phép.

“If it was an ugly world,” Chang concludes, “at least it was their own.”

“Dù cho đó có là một thế giới xấu xa đi chăng nữa,” Chang kết luận, “thì ít nhất đó vẫn là thế giới của riêng họ.”

Patrick Radden Keefe is a fellow at the Century Foundation. His book “The Snakehead,” about the Chinese human smuggler Sister Ping, will be published next year.

Patrick Radden Keefe một nhà nghiên cứu tại Quỹ Thế kỷ. Cuốn sách của ông "Cá lóc" nói về một người Trung Quốc làm nghề buôn người sẽ được xuất bản vào năm tới.


Translated by Luc Huong

http://www.nytimes.com/2008/11/09/books/review/Keefe-t.html


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn