MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, November 17, 2011

Hello again America, it's just like you never left Một lần nữa xin đón chào nước Mỹ, coi như quý quốc chưa bao giờ rời bỏ nơi đây



Hello again America, it's just like you never left

Một lần nữa xin đón chào nước Mỹ, coi như quý quốc chưa bao giờ rời bỏ nơi đây

by: Alan Dupont

From: The Australian

November 14, 2011

Alan Dupont

The Australian

ngày 14-11-2011

"So I don't think there is any doubt, if there were when this administration began, that the United States is back in Asia. But I want to underscore that we are back to stay."Hillary Clinton, US Secretary of State, January 12, 2010.

“Như vậy, tôi cho là không có gì đáng hoài nghi về sự kiện Mỹ trở lại châu Á, nếu trước đây người ta có đôi chút nghi ngờ khi chính quyền này mới nhậm chức. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi trở lại để ở lại tại đó” – Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại trưởng Mỹ, 12 tháng Giêng, 2010.

Hillary Clinton's proclamation that the US is "back in Asia" begs the question of whether the US could be said ever to have really left.

Lời tuyên bố của Hillary Clinton rằng Mỹ “trở lại châu Á” gợi lên thắc mắc là liệu trước đó ta có thể nói là Mỹ đã thật sự bỏ đi hay chưa.

Since its comprehensive defeat of Japan in the 20th century's second great war, the US has maintained a substantial, unbroken strategic presence in Asia, fought in two other big conflicts (Korea and Vietnam) and is still engaged in a shadowy, "long war" against terrorist groups in the Muslim heartland of southeast Asia. For many Asians, the US is the principal guarantor of regional stability. Like it or not, America remains Asia's indispensable power.

Kể từ khi Nhật Bản bị đánh bại hoàn toàn trong Đại chiến thứ Hai của thế kỷ 20, Mỹ đã duy trì một sự hiện diện to lớn và liên tục tại châu Á, tham chiến trong hai cuộc xung đột lớn khác (Chiến tranh Triều Tihên và Chiến tranh Việt Nam) và hiện vẫn còn âm thầm theo đuổi một “cuộc chiến lâu dài” chống lại các nhóm khủng bố đang hoạt động tại các nước đông đảo người Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á. Đối với nhiều người châu Á, Mỹ lả lực lượng chính bảo vệ sự ổn định khu vực. Dù muốn dù không, Mỹ vẫn là một cường quốc không thể thiếu tại châu Á.

Clinton and former secretary of defence Robert Gates aver that being back in Asia means a robust reiteration of US strategic interests in the region: specifically, the right of the US Seventh Fleet to untrammelled passage through the South China Sea and the western Pacific more broadly; a multilateral resolution of the region's maritime disputes rather than the bilateral solutions preferred by China; and a repositioning of its military forces to better advance US strategic interests.

Cả bà Clinton lẫn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đều xác nhận rằng trở lại châu Á có nghĩa là khẳng định lại một cách quả quyết các lợi ích chiến lược Mỹ trong khu vực: cụ thể gồm có, quyền đi lại không bị hạn chế của Hạm đội Bảy trong Biển Đông và nói rộng ra là trong vùng Tây Thái Bình Dương; một đường lối giải quyết đa phương các tranh chấp lãnh hải trong khu vực chứ không phải các giải pháp song phương mà Trung Quốc mong muốn; và tái phối trí các lực lượng quân sự Mỹ nhằm thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ một cách hữu hiệu hơn trước.

Gates even asserted that the US is a residential power in Asia, famously betting an interlocutor $100 at the Shangri-La Dialogue in June this year that five years from now, US influence in the region "will be as strong, if not stronger, than it is today".

Thậm chí Gates còn quả quyết rằng Mỹ là một cường quốc thường trú (residential power) tại châu Á, với giai thoại nổi tiếng là vào tháng Sáu năm nay ông đã đánh cuộc 100 USD với một người đối thoại tại cuộc Đối thoại Shangri-La rằng trong 5 năm nữa, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực “sẽ mạnh như, nếu không muốn nói mạnh hơn, ngày nay”.

In the face of China's rising might, most southeast Asian nations have enthusiastically welcomed a stronger US presence in the region as a classic hedging strategy against the possibility that China's rise may not be peaceful or benign, which has made for some strange bedfellows. It may well be that the Stars and Stripes could soon flutter once again from the pennants of US naval ships at anchor in their former southeast Asian bases.

Đối diện với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, hầu hết các quốc gia châu Á đang nhiệt liệt đón chào một sự hiện diện hùng hậu hơn của Mỹ trong khu vực này. Và họ coi đây là một chiến lược cổ điển nhằm đề phòng khả năng sự trỗi dậy của Trung Quốc không diễn ra một cách hoà bình và tốt đẹp – một chiến lược cho đến nay đã tạo ra một vài đồng minh khá lạ lùng (strange bedfellows). Một hiện tượng có thể xảy ra là lá cờ Sao và Sọc (the Stars and Stripes) một lần nữa lại phất phới trên dải cờ của các chiến hạm Mỹ thả neo tại các căn cứ hải quân của Mỹ trước đây ở Đông Nam Á.

Thirty-six years after the US beat a hasty and humiliating retreat from Vietnam, both countries signed their first formal defence agreement in Hanoi on August 1 following a rapid warming of defence and political ties that has seen joint maritime exercises in the Gulf of Tonkin and the possibility that the former US naval base at Cam Ranh Bay may be opened to ships from the Seventh Fleet. The Philippines is also pressing the US to strengthen defence ties, while Indonesia and Singapore have quietly indicated that they would welcome an enhanced US naval presence in the region that will probably lead to the stationing of new littoral combat ships in Singapore.

36 năm sau khi Mỹ hối hả rút khỏi Việt Nam một cách ô nhục, cả hai nước đã chính thức ký kết hiệp định quốc phòng đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 1 tháng Tám vừa qua, sau khi các quan hệ quốc phòng và chính trị trở nên nồng ấm nhanh chóng. Sự nồng ấm này được biểu hiện trong các cuộc thao diễn hải quân hỗn hợp trên Vịnh Bắc Bộ và trong khả năng căn cứ hải quân của Mỹ trước đây tại Cam Ranh có thể được mở lại cho các tàu chiến của Hạm đội Bảy. Philippines cũng đang thúc đẩy Mỹ tăng cường các quan hệ quốc phòng, trong khi Indonesia và Singapore đã ngấm ngầm bày tỏ họ muốn chào đón một sự hiện diện to lớn hơn nữa của hải quân Mỹ trong khu vực này, một sự hiện diện rất có thể dẫn đến việc trú đóng các tàu tuần duyên chiến đấu mới tại Singapore.

The more congenial political environment in southeast Asia comes at an opportune time for Washington, which wants to beef up its capabilities in southeast Asia as part of a broader global force posture review.

Một môi trường chính trị tương đắc hơn nữa tại Đông Nam Á đã diễn ra ở một thời điểm thuận lợi cho Washington, khi chính quyền này muốn tăng cường các khả năng quân sự tại đây như một nỗ lực nằm trong một cuộc duyệt xét rộng lớn hơn liên quan thế đứng quân sự toàn cầu của Mỹ.

These periodic reviews are revealing indicators of changing US strategic priorities. What they show is a continuing evolution away from the large, permanent garrisons and bases that underpinned US hard power in Asia during the Cold War era towards smaller, more dispersed and austere facilities in friendly countries that provide greater operational flexibility without the high political and financial costs associated with permanent bases. Hence the mantra "places, not bases", with US troops, ships and planes in and out as required. Southeast Asian facilities are attractive fallback options for the Pentagon, which worries that its forces in Japan, South Korea and Guam are highly vulnerable to the latest generation of Chinese missiles and aircraft. Having access to defence and port facilities in southeast Asia would also improve the US Navy's ability to control the critical sea lanes that run through the South China Sea and the Malacca Strait into the Indian Ocean.

Những cuộc duyệt xét định kỳ này là các chỉ dấu cho thấy những ưu tiên chiến lược của Mỹ đang thay đổi. Chúng cho thấy một diễn tiến liên tục nhằm cắt giảm số căn cứ và các lực lượng đồn trú to lớn và thường trực từng làm nòng cốt cho quyền lực cứng của Mỹ tại châu Á trong thời Chiến tranh lạnh, để tiến tới các trạm thiết bị nhỏ bé hơn, tản mác hơn và ít tốn kém hơn tại các nước bạn nhằm tạo ra tính linh hoạt to lớn hơn, khỏi phải chịu đựng những tổn thất chính trị và tài chính nghiêm trọng – những tổn thất thường gắn liền với các căn cứ thường trực. Do đó, châm ngôn hiện nay của Mỹ là “places, not bases” (cần địa điểm, chứ không cần căn cứ) – những địa điểm mà binh lính, tàu bè và máy bay Mỹ có thể vào, ra khi cần thiết. Các trạm thiết bị tại châu Á là những phương án dự phòng hấp dẫn đối với Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ đang lo lắng các lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và Guam có thể bị hàng không mẫu hạm và tên lửa thuộc thế hệ mới nhất của Trung Quốc tấn công. Sự tiếp cận dễ dàng các trạm thiết bị hải cảng và quốc phòng tại Đông Nam Á cũng sẽ tăng cường khả năng của Hải quân Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến đường biển trọng yếu xuyên qua Biển Đông và Eo Biển Malacca để đi vào Ấn Độ Dương.

The forthcoming global force posture review suggests a greater role for Australia which, alone among US allies, has deployed troops to every Asian conflict in which the US has been engaged since 1941. While shared values and strategic interests have long bound Australia and the US in an unusually intimate strategic embrace, Australia's distance from Asia's hot spots has limited the continent's defence utility in the eyes of Pentagon planners. But from Washington's perspective Australia's geography now looks to be more of an asset than a liability in the new era of reduced US defence budgets and concerns about China's growing power projection capabilities.

Cuộc duyệt xét thế đứng quân sự toàn cầu sắp tới sẽ đề xuất một vai trò quan trọng hơn cho Australia. Trong các đồng minh của Mỹ, Australia là quốc gia độc nhất đã gửi quân đến mọi cuộc xung đột tại châu Á mà Mỹ chủ động tham chiến kể từ năm 1941. Mặc dù những giá trị và lợi ích chiến lược chung từ lâu đã ràng buộc Australia và Mỹ trong một sự gắn bó chiến lược thiết thân khác thường, nhưng khoảng cách địa lý của Australia đối với các điểm nóng tại châu Á đã hạn chế giá trị quốc phòng của lục địa này đối với các kế hoạch gia quân sự tại Lầu Năm Góc. Nhưng từ quan điểm của Washington, địa thế của Australia hiện nay có vẻ là một lợi thế chứ không phải là một trở ngại trong một thời đại mới, khi Mỹ cần phải cắt giảm các ngân sách quốc phòng và đang lo lắng về khả năng bành trướng quyền lực của Trung Quốc ngày một gia tăng.

The island continent is well beyond the range of most Chinese missiles and would be a relatively secure area for dispersed US military assets as well as offering useful logistics, training and port facilities, not to mention airfields. Unsurprisingly, the US is keen to see Australia acquire the ambitious, conventional defence acquisitions foreshadowed in the 2009 Defence white paper, especially the more potent capabilities represented by the planned replacement Collins class submarines, air warfare destroyers and state of the art joint strike fighters. While a modest force by the standards of Asia's great powers, a bulked up Australian Defence Force would nevertheless be a valuable force multiplier for the US in any conflict with China in the western Pacific.

Đại lục đảo này nằm ngoài tầm hầu hết các loại tên lửa của Trung Quốc và sẽ là một khu vực tương đối an toàn cho các phương tiện quân sự tản mác của Mỹ cũng như cung cấp các phương tiện hậu cần hữu ích, các thiết bị huấn luyện và các hải cảng, không kể đến các sân bay. Thật không đáng ngạc nhiên khi Mỹ muốn thấy Australia thủ đắc những phương tiện quốc phòng quy ước đầy tham vọng, như được báo trước trong sách trắng Quốc phòng năm 2009, nhất là các khả năng quân sự hùng hậu hơn hiện nay, tiêu biểu là chương trình thay thế các tàu ngầm loại Collins đã được lên kế hoạch, chương trình khu trục hạm phòng không (air warfare destroyers) và các loại máy bay oanh kích hỗn hợp hiện đại nhất. Dù vẫn còn là một lực lượng khiêm nhượng theo tiêu chuẩn của các đại cường châu Á, nhưng khi được tăng cường tối đa, Lực Lượng Quốc phòng Úc sẽ là một lực gia tăng tiềm năng quý báu cho quân đội Mỹ trong bất cứ một cuộc xung đột nào với Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Being back in Asia would therefore seem to be a felicitous outcome for both the US and Australia, reinforcing the importance of an alliance that has endured for nearly seven decades as the bedrock of Australia's security.

Vì thế, việc Mỹ trở lại châu Á có vẻ là một kết quả đáng mừng cho cả Mỹ lẫn Australia, gia tăng tầm quan trọng của một liên minh kéo dài gần 70 năm nay, làm nền tảng cho an ninh của Australia.

This certainly appears to be the judgment of the Gillard government, which has welcomed unequivocally a renewed US strategic interest in southeast Asia and shows every indication of responding positively to US requests for greater access to Australian defence facilities in exchange for financial assistance geared towards infrastructure improvements and even closer defence co-operation.

Điều này dường như chắc chắn là quyết định khôn ngoan của Chính phủ Gillard khi chính phủ này dứt khoát hoan nghênh việc Mỹ tái xác định quan tâm chiến lược tại Đông Nam Á và bày tỏ mọi dấu hiệu là sẽ đáp ứng các yêu cầu của Mỹ trong việc tiếp cận rộng rãi hơn các phương tiện quốc phòng Úc để đổi lấy tài trợ nhằm cải thiện các cơ sở hạ tầng và thậm chí nhắm đến việc hợp tác quốc phòng thân thiết hơn.

Alan Dupont holds the foundation chair of international security and is the director of the Centre for International Security Studies at the University of Sydney. This is an edited extract from his essay in the latest edition of American Review published by the US Studies Centre..

Alan Dupont đang giữ chức Khoa trưởng sáng lập của Phân khoa An ninh quốc tế và là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế tại Đại học Sydney. Đây là một đoạn trích được biên tập lại từ một bài tiểu luận của ông được đăng trên số mới nhất của tờ American Review do Trung tâm Hoa Kỳ học xuất bản.


Translated by Trần Ngọc Cư



http://www.theaustralian.com.au/national-affairs/opinion/hello-again-america-its-just-like-you-never-left/story-e6frgd0x-1226193951816

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn