MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, November 2, 2011

CCP Media: China Should "Kill 1 To Warn 100" - Truyền thông TQ: Sát nhất nhân vạn nhân cụ


Các nước khu vực Đông Nam Á gần đây đang trở nên gây sự. Tờ Hoàn cầu thời báo thuộc Nhân dân nhật báo, tiếng nói của Đảng cộng sản Trung quốc, tuyên bố trong một bài xã luận hôm 25 tháng 10 rằng Trung Quốc không chỉ có thương lượng mà khi cần thiết, phải "giết một để dọa một trăm". Tuy nhiên, buổi chiều cùng ngày, bộ Ngoại giao Trung Quốc vội vàng xác minh rằng Trung Quốc theo duổi một chiến lược phát triển hòa bình. Các giọng điệu khác nhau như thế đã khiến công chúng thắc mắc. Ngày 25/10, Hoàn cầu thời báo, trong một bài xã luận, đã chỉ trích những yêu sách về quyền đánh bắt hải sản của Philippines và Việt Nam trong vùng biển tranh chấp. Bài xã luận khẳng định rằng dường như khi các nước này có được sự sự hậu thuẫn của Mỹ, họ tin rằng họ có quyền lực và sức mạnh khiến Trung Quốc phải lép vế. Cho tới nay các quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Mã Lai và Đài Loan đều đã tuyên bố chủ quyền một phần hay toàn bộ Nam Hải mà có chứa trữ lượng dồi dào dầu mỏ và khí thiên nhiên.

Bài báo khẳng định rằng, Trung quốc không thể chỉ thương lượng mà, khi cần thiết, còn phải “sát nhất nhân vạn nhân cụ”. Bài xã luận nói rằng Trung Quốc là nước duy nhất còn giữ được bình tĩnh, nhưng xét theo xu hướng chung, Trung Quốc phải tự điều chỉnh theo thực tế. Bài báo có giọng điệu cứng rắn này cũng được công bố bằng tiếng Anh. Cũng chiều hôm đó, Jiang Yu, người phát ngôn Bộ ngoại giao TQ tại một cuộc họp báo đã khẳng định rằng truyền thông có quyền biên tập và bình luận và tin rằng báo chí sẽ tiếp tục đưa tin đúng sự thật, khách quan và có trách nhiệm. Jiang Yu đã nhắc lại cam kết của Trung Quốc về giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Nam Hải và theo đuổi phát triển hòa bình và hợp tác với các nước láng giềng. Wu Fan, tổng biên tập tờ báo Chinese Affairs: “Các tuyên bố chính thức của bộ Ngoại giao Trung Quốc phản ảnh một cách thận trọng việc theo đuổi hòa bình với những lời hoa mỹ.” Các tuyên bố chính thức của TQ chỉ là vỏ bọc, nhưng một số thông điệp đã bộc lộ trên Hoàn cầu thời báo và các báo khác. Những tay viết 50 xu lại trình bày vấn đề một cách ngạo mạn, do đó người ta có thể lầm tưởng nó với quan điểm chung của TQ và lập trường xác thực của Trung Quốc. Ông cho rằng, TQ đang ẩn mình chờ thời và điều này cần nhiều thời gian hơn để theo dõi.

Gần đây Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng thứ 23 của Mỹ đã đến thăm các nước châu Á. Ngày 25/10 ông đã gặp Thủ tướng Nhật Y. Noda. Cả hai đã nhất trí thúc đẩy Liên minh Mỹ-Nhật để tăng cường an ninh Châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, Nhật báo Đông phương của Hồng Công cho biết Mỹ đã cung cấp 30 máy may chiến đấu F-16 cho Indonesia. Hàn Quốc cung cấp tàu hải quân cho Philippines. Ngoài việc hợp tác quốc phòng với Việt Nam, gần đây Nhật Bản còn đặt hàng 4 tàu hộ tống của Hà Lan. Các nhà phân tích nhận xét rằng Liên Minh gồm Nhật, Hàn và các nước Đông Nam Á đã hình thành tình thế cô lập Trung Quốc. Mặt khác ngư dân Trung Quốc bị Hàn Quốc giữ phải nộp tiền phạt mới được tha về. 25 xà lan của ngư dân Trung quốc bị Philipppines bắt giữ vẫn chưa được trao trả. Bình luận viên Wen Zhao đã chỉ ra rằng tình hình quốc tế làm tăng tốc nhịp độ toàn cầu hóa. Biển Nam Hải, tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng không chỉ với Trung quốc mà còn cả toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như nền kinh tế toàn cầu. Wen Zhao: Các bên đã loại bỏ khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp ở biển Nam Hải. Bởi vì việc áp dụng các phương thức quân sự là thách thức pháp luật quốc tế, gây tác động tới kinh tế toàn cầu và không tránh khỏi sự can thiệp của các siêu cường.

Gần đây các nước Đông Nam Á đã tăng cường quan hệ, hình thành liên minh khu vực để đối phó với áp lực của Trung Quốc. Họ đã lôi kéo được sự tham gia của các cường quốc trong khu vực và mục đích của họ là kìm chân Trung Quốc. Wen Zhao nhận xét rằng giải pháp duy nhất đối với tranh chấp ở biển Nam Hải được tạo ra bằng cách đạt được một sự thỏa hiệp giữ các bên có liên quan với thái độ chân thành để cùng nhau thiết lập một quy tắc.

Nói cách khác không có điều kiện để cho một nước dùng sức mạnh để loại bỏ các nước khác.

Phóng viên đài NTD: Liang Xin, Li Jing và Guo Jing.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn