The Burma Spring
| Mùa xuân Miến Điện |
BY JIM DELLA-GIACOMA | OCTOBER 13, 2011
| JIM DELLA-GIACOMA | 13/10/2011
|
Myanmar's new rulers seem to be serious about change we can all believe in. So what can the West do now to end decades of isolation?
| Những người cầm quyền mới của Myanmar dường như nghiêm túc trong những thay đổi mà tất cả chúng ta có thể tin tưởng. Vì vậy, phương Tây có thể làm gì để chấm dứt nhiều thập kỷ cô lập?
|
These are heady days for those long hoping for change in Myanmar. The government, which was installed on the back of a sham election that saw the ruling junta ditch their military uniforms for civilian garb, has set out an ambitious reform agenda and seems to be trying to stick to it. After 20 years without a parliament and democratic process, its new leaders are now showing a surprising impatience with the status quo and are changing the way this country is ruled. Western policymakers should sit up and take notice of these reforms -- and, most importantly, respond.
| Đây là những ngày sôi động cho những ai đã từng mỏi mòn chờ đợi những đổi thay ở Miến Điện. Chính phủ, được thành lập trên cơ sở một cuộc bầu cử vờ vịt, trong đó nhóm quân sự nắm quyền cởi bỏ quân phục và khoác lên mình bộ đồ dân sự đã đưa ra chương trình cải cách đầy tham vọng và có vẻ như họ sẽ kiên trì theo đuổi nó. Sau 20 năm vắng bóng quốc hội và các tiến trình dân chủ, những nhà lãnh đạo mới của đất nước này đang chứng tỏ rằng họ không thể chấp nhận tình trạng hiện thời và đang thay đổi đường lối cai trị một cách nhanh chóng đến mức có thể làm người ta ngạc nhiên. Các chính khách phương Tây nên ngồi lại và để tâm đến những sự thay đổi này – và quan trọng nhất là: đáp ứng.
|
The new government's apparent decision this week to shift its stance toward the prisoners of conscience in Myanmar's jails is an important sign of its efforts to promote internal reconciliation in the divided country. On Oct. 12, it released more than 6,359 detainees as part of a general amnesty, first hinted at in a landmark parliamentary motion urging the president to consider such a move. While the exact number of political prisoners among those released is yet to be confirmed, Amnesty International has said that the government released at least 120 of some 2,000 incarcerated political detainees.
| Quyết định rõ ràng của chính phủ mới trong tuần này về thái độ của họ đối với các tù nhân lương tâm ở Miến Điện là một tín hiệu quan trọng về những cố gắng của họ nhằm tiến hành hòa giải nội bộ trong cái đất nước vốn bị chia rẽ này. Ngày 12 tháng 10, họ đã phóng thích hơn 6.359 tù nhân, như là một phần của lệnh đại xá, lần đầu tiên được nhắc tới trong một đề nghị có tính lịch sử của quốc hội, thúc giục tổng thống xem xét một lệnh đại xá như thế. Trong khi chưa xác định được chính xác con số tù nhân vừa được phóng thích thì Tổ chức ân xá quốc tế (Amnesty International) nói rằng chính phủ đã phóng thích ít nhất là 120 trong tổng số 2.000 chính trị phạm.
|
Although the actual figure may be debated, it is the quality as much as the quantity that is significant. While less well-known than Nobel Peace Prize laureate Aung San Suu Kyi, a number of leading dissidents appear to be among those released, such as Ashin Gambira from the All Burma Monks' Alliance, who led street protests in 2007; comedian and social activist Zarganar, who criticized the government's response to the devastating Cyclone Nargis; and a prominent ethnic figure, Hso Ten, who headed the Shan State Army-North armed group.
| Mặc dù số liệu chính xác có thể gây tranh cãi, nhưng chất lượng cũng có ý nghĩa chẳng kém gì số lượng. Mặc dù không nổi tiếng bằng bà Aung San Suu Kyi – giải thưởng Nobel hòa bình – nhưng một số người bất đồng nổi bật, thí dụ như Ashin Gambira, thành viên Liên đoàn sư sãi toàn Miến, người lãnh đạo những vụ phản đối hồi năm 2007; Zarganar, diễn viên hài và là nhà hoạt động xã hội, người đã lên tiếng phê phán chính phủ trong việc khắc phục hậu quả cơn bão Nargis; và nhân vật người thiểu số nổi bật tên là Hso Ten, từng cầm đầu đạo quân miền Bắc của Quân đội quốc gia Shan, cũng nằm trong số những người được phóng thích lần này.
|
The fact that the release was channeled through the new institutions of the presidency, parliament, and the country's fledging human rights commission lends it an unprecedented institutional basis that makes it harder to reverse. The vote in favor of the parliamentary resolution on the amnesty included the military's faction, indicating the move is openly backed by the armed forces in a way that previous releases have not been. Opposition figures in Myanmar believe that this is the first stage of a phased release of political prisoners, possibly with two more tranches in coming weeks.
| Sự kiện là việc phóng thích tù nhân được thực hiện thông qua những định chế mới là tổng thống, quốc hội và hội đồng nhân quyền non trẻ tạo cho nó cơ sở pháp lí vô tiền khoáng hậu, làm cho nó khó có thể đảo ngược được. Cả những nhóm quân nhân cũng ủng hộ thông qua nghị quyết ân xá của quốc hội. Điều đó chứng tỏ rằng lực lượng vũ trang công khai ủng hộ bước đi đó, đấy là hiện tượng chưa từng xảy ra trước đây. Những người đối lập Miến Điện tin rằng đây chỉ là giai đoạn đầu trong cả quá trình phóng thích tù nhân nhiều giai đoạn, có khả năng là tuần sau sẽ có hai nhóm nữa được phóng thích.
|
The release should not be interpreted as a stand-alone event. In recent months, President Thein Sein has reached out to prominent critics, including Aung San Suu Kyi. He has made overtures to armed ethnic groups, signing preliminary peace agreements with the Wa and Mongla, which like others are still fighting a 60-year civil war. Controls on freedom of expression and the right to organize have been loosened. Myanmar has set its sights on chairing the Association of Southeast Asian Nations in 2014, which will require even more dramatic steps to alter the old mindset and become more integrated with its neighbors.
| Phóng thích tù nhân không thể được coi là hiện tượng đơn độc. Trong mấy tháng gần đây tổng thống Thein Sein đã tiếp xúc với những người chỉ trích nổi bật, trong đó có bà Aung San Suu Kyi. Ông cũng tiến hành đàm phán với các nhóm dân tộc thiểu số có vũ trang, kí kết thỏa ước hòa bình tạm thời với người Wa và người Mongla; tương tự như các nhóm khác, hai nhóm này đã từng chiến đấu suốt 60 năm qua. Việc kiểm soát quyền tự do ngôn luận và quyền thành lập tổ chức đã được nới lỏng. Miến Điện đang nhắm đến chiếc ghế chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Điều đó đòi hỏi những bước đi quyết liệt hơn nữa nhằm thay đổi quan niệm cũ và hội nhập sâu hơn nữa với các nước láng giềng.
|
Some critics doubt the government's commitment to the reforms. But since the International Crisis Group released its Sept. 22 report, "Myanmar: Major Reform Underway," which foreshadowed greater political, economic, and human rights changes in the country, some of the subsequent positive actions have exceeded our expectations. This includes the decision to suspend construction of the controversial Chinese-backed Myitsone hydroelectric dam, which would have flooded Kachin lands and created an environmental disaster for those living downstream on the Irrawaddy River. All these moves should be seen in the context of a country seemingly now determined to pull itself out of decades of isolation.
| Một số người chỉ trích nghi ngờ vào sự thành tâm của chính phủ. Nhưng kể từ khi Nhóm khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group) đưa ra báo cáo Miến Điện: Cuộc cải cách lớn đang được thực hiện (Myanmar: Major Reform Underway) vào ngày 29 tháng 9, báo trước những thay đổi còn lớn hơn về chính trị, kinh tế và quyền con người thì những hành động mang tính tích cực tiếp liền sau đó đã vượt qua mọi kì vọng của chúng ta. Trong đó có quyết định tạm hoãn xây đập thủy điện Myitsone – đầy tranh cãi - do Trung Quốc tài trợ - nếu được xây dựng, đạp nước này sẽ nhấn chìm vùng đất của người Kachin và tạo ra một thảm họa về môi trường đối với những người sống dưới hạ lưu sông Irrawaddy. Tất cả những động thái như thế phải được xem xét trong bối cảnh dường như đất nước này đã quyết định bước ra khỏi tình trạng cô lập kéo dài đã hàng thập kỉ qua.
|
Many recent visitors have made similar observations, as visas are increasingly issued freely, even to exile media. "I almost left the country thinking they're moving a little too fast. I never thought I would say that about Myanmar," Norwegian Deputy Foreign Minister Espen Barth Eide told the Financial Times after a trip this week. He cited the lifting of bans on websites, the chief censor's proclamation that all forms of censorship should be reviewed, the broadcast of lively parliamentary debates, the toning down of propaganda, and the positive statements from Aung San Suu Kyi after she met with the president on Aug. 19.
| Nhiều du khách gần đây cũng nhận thấy tình trạng tương tự, chiếu khán được cấp một cách dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí ngay cả các phương tiện truyền thông đại chúng từng phải lưu vong cũng được cấp chiếu khán. “Khi đi ra tôi cứ nghĩ rằng họ đang chuyển động quá nhanh. Tôi không bao giờ nghĩ là có thể nói như thế về Miến Điện”, thứ trưởng ngoại giao Na Uy, Espen Barth Eide, sau khi tới thăm Miến Điện trong tuần này, đã nói với tờ Financial Times như thế. Ông thông báo về việc bỏ lệnh cấm các websites, và tuyên bố của người đứng đầu cơ quan kiểm duyệt rằng tất cả những hình thức kiểm duyệt đều sẽ bị xem xét lại, các buổi thảo luận tại quốc hội sẽ được truyền hình trực tiếp, công tác tuyên truyền cũng sẽ hạ giọng và những lời tuyên bố có tính chất xây dựng của bà Aung San Suu Kyi sau khi bà gặp tổng thống vào ngày 19 tháng 8 vừa qua.
|
These are real changes, not just words. And they can effect political activity inside the country, create a more open environment, and add momentum for further change. But they are just a start on a long road ahead and do not guarantee reform will succeed. There are still many challenges to be tackled, including the difficult tasks of healing deep ethnic divisions, overcoming the legacy of decades of armed conflict, taming the brutality of the armed forces, freeing all political prisoners, fully restoring basic civil liberties, and allowing a truly free media.
| Đây là những thay đổi thực sự chứ không phải lời nói suông. Và những thay đổi này có thể tạo ra ảnh hưởng đối với hoạt động chính trị ở trong nước, tạo ra môi trường rộng mở hơn và động lực lớn hơn cho những thay đổi tiếp theo. Nhưng đây chỉ là bước đầu trên con đường dài trước mặt và không có gì bản đảm là cải cách sẽ thành công. Có rất nhiều thách thức cần phải giải quyết, trong đó có nhiệm vụ khó khăn là khắc phục sự chia rẽ sâu sắc giữa các sắc tộc và di sản của hàng chục năm xung đột vũ trang, chế ngự sự tàn bạo của lực lượng vũ trang, phóng thích tất cả chính trị phạm, khôi phục hoàn toàn những quyền tự do dân sự căn bản và thực sự cho phép các phương tiện truyển thông đại chúng tự do hoạt động.
|
But there is finally reason for optimism in Myanmar. The message from the prisoner release is that key benchmarks many in the West have insisted on are being reached. The skeptics in the international community need to acknowledge and support such a dramatic policy shift by immediately allowing institutions such as the International Monetary Fund and World Bank to provide greater advice and by finding new ways to interact directly with the government, parliament, and nascent human rights commission. Simply noting the positive change but waiting to see more before reciprocating would be a mistake.
| Nhưng cuối cùng thì ta vẫn có lí do để lạc quan. Thông điệp từ việc phóng thích tù nhân là tiêu chuẩn cơ bản mà nhiều người ở phương Tây đòi hỏi đã được thực hiện rồi. Những người hoài nghi trong cộng đồng quốc tế phải thừa nhận và ủng hộ sự thay đổi chính sách đầy kịch tính như thế bằng cách cho phép các định chế như Quĩ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới cung cấp cho nước này nhiều lời chỉ dẫn hơn nữa và tìm ra những cách thức tương tác mới, trực tiếp với chính phủ, quốc hội và ủy ban quyền con người vừa mới hình thành. Ghi nhận những thay đổi tích cực nhưng lại chờ đợi cho đến khi có những thay đổi tiếp theo rồi mới đối thoại sẽ là sai lầm.
|
This prisoner release is a genuine move and must elicit a positive response in kind by the West -- showing the Myanmar government that it is serious about engagement. Restrictions on international aid and advice should be the first to go. Failure to do so or shifting the goal posts by replacing old demands with new ones would undermine the credibility of these policies and diminish what little leverage the West holds. It is time to support Myanmar's reformers rather than just give them another lecture. | Phóng thích tù nhân là một bước tiến thực sự và phải tạo ra sự đáp ứng tích cực của phương Tây – để cho chính phủ Miến Điện thấy rằng phương Tây có thái độ nghiêm túc đối với sự tham gia của mình. Trước hết, những rào cản về viện trợ và hướng dẫn phải được rỡ bỏ. Không làm được như thế hay chuyển mục tiêu bằng cách đưa ra những đòi hỏi mới thay cho những đòi hỏi cũ có thể làm mất niềm tin vào các chính sách đó và làm giảm bớt ảnh hưởng vốn đã yếu của phương Tây đối với đất nước này. Đây là lúc cần phải giúp các nhà cải cách Miến Điện chứ không phải là lúc đưa thêm cho họ những bài giảng mới.
|
|
|
| Translated by Phạm Nguyên Trường
|
http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/13/burma_prisoner_release_spring |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Sunday, October 23, 2011
The Burma Spring Mùa xuân Miến Điện
Labels:
ASEAN-ĐÔNG NAM Á
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn