MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, September 13, 2011

South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift? Tranh chấp Biển Đông: điềm báo cho một thay đổi chiến lược ở khu vực?


South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift?
Tranh chấp Biển Đông: điềm báo cho một thay đổi chiến lược ở khu vực?

BY YOICHI KATO - 2011/09/11
Yoichi Kato - 11-9-2011

The territorial disputes in the South China Sea between China and the other littoral states, including Vietnam and the Philippines, are gaining more strategic significance for the entire Asia-Pacific region and beyond. Japan cannot discount this issue as an isolated phenomenon in the remote region because it reflects China's regional strategy, which is based on its growing economy and national confidence.
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia duyên hải, gồm Việt Nam và Philippines, đang có thêm nhiều ý nghĩa chiến lược đối với toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương và hơn thế nữa. Nhật Bản không thể coi nhẹ vấn đề này, xem nó như một hiện tượng biệt lập ở một khu vực xa xôi, bởi vì đây là vấn đề phản ánh chiến lược khu vực của Trung Quốc, một chiến lược dựa vào vị thế kinh tế và sự tự tin ngày càng cao của họ.


The more fundamental challenge is how the regional countries, including Japan, should deal with the emerging strategic ambivalence, which is caused by both the growing economic interdependence with China and the continuing dependence on the regional security order guaranteed by the United States.
Thách thức có tính chất căn bản hơn là các nước trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, nên xử lý như thế nào với mâu thuẫn chiến lược đang thể hiện rõ dần kia – kết quả của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng lớn với Trung Quốc và việc tiếp tục phụ thuộc vào trật tự an ninh khu vực do Mỹ bảo đảm.


The territorial disputes in the South China Sea seem to have reached a certain equilibrium at the ASEAN-China Ministerial Meeting and the following ASEAN Regional Forum (ARF) in July in Bali, Indonesia. The 10 member states of ASEAN and China agreed upon new guidelines, which stipulate a path to the implementation of the long-standing Declaration of Conduct (DOC) for peaceful resolution of the disputes in the South China Sea.
Tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Nam có vẻ đã đạt tới một điểm cân bằng nào đó, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc và Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng 7 ở Bali, Indonesia. 10 quốc gia thành viên ASEAN và Trung Hoa đã đồng ý về những nguyên tắc mới, mở đường cho việc thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử (DOC), một văn bản có tính chất dài hạn, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên Biển Đông.


Japan's then foreign minister, Takeaki Matsumoto, who participated in this round of ASEAN-related meetings, welcomed the development. He stated in the Diet, "I regard it as a step forward."
Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó là ông Takeaki Matsumoto, người tham gia vòng hội nghị ASEAN này, đã hoan nghênh diễn tiến trên. Ông tuyên bố tại Nghị viện: “Tôi coi đây là một bước tiến về phía trước”.
U.S. Secretary of State Hillary Clinton also praised it as "an important step," and at the same time urged ASEAN and China to move quickly to achieve the next step: the establishment of a legally binding code of conduct to prevent conflicts. Clinton added, "Every claimant must make their claim publicly and specifically known so that we know where there is any dispute."
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng coi đây là “một bước quan trọng”, và đồng thời, bà kêu gọi ASEAN và Trung Quốc khẩn trương thực thi bước tiếp theo: xây dựng một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý để ngăn chặn xung đột. Bà Clinton nói thêm: “Các bên đưa ra yêu sách đều phải nêu yêu sách của mình một cách công khai và cụ thể để chúng ta có thể biết tranh chấp nằm ở đâu”.


But the equilibrium seems to be fast collapsing. Less than two weeks after the conference in Bali, the People's Daily, the official newspaper of China's Communist Party, published a front-page commentary that accused the Philippines of violating China's territorial sovereignty by building a military shelter on one of the disputed Spratly Islands. The article ended with a harsh warning: "Those who make serious strategic misjudgments on this issue will pay the appropriate price."
Nhưng thế quân bình dường như đang sụp đổ nhanh chóng. Không đầy hai tuần sau hội nghị ở Bali, Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng tải một bài bình luận trên trang nhất, buộc tội Philippines xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc khi xây dựng một căn cứ quân sự tại một trong các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Bài báo kết thúc với một lời cảnh báo rất rắn: “Những ai phạm sai lầm chiến lược nghiêm trọng về vấn đề này sẽ phải trả giá thích đáng”.

The Xinhua News Agency immediately reported an English summary of this story. It was clear that the party and the Chinese government intended to send this message to all the parties concerned. And, in fact, it created quite a stir in the region.
Ngay lập tức, Tân Hoa Xã đăng một bài viết tiếng Anh tóm tắt lại câu chuyện. Rõ ràng là đảng và chính phủ Trung Quốc có ý định gửi thông điệp này tới tất cả các bên liên quan. Và trên thực tế, việc họ làm đã tạo ra xáo động trong khu vực.
The governments of Japan and the United States still regard this past round of ASEAN-related ministerial meetings as a success because they succeeded in including "maritime security" in the agenda for the upcoming East Asia Summit in November. With this decision, the South China Sea issue can be further discussed in a larger multilateral context at EAS in addition to ASEAN-related meetings. This will guarantee an opportunity for the non-claimant, user-states of the South China Sea, such as Japan and the United States, to keep engaged in the discussion.
Chính quyền Nhật Bản và Mỹ vẫn coi vòng hội nghị bộ trưởng ASEAN vừa qua là một thành công, bởi các hội nghị đã thành công trong việc đưa vấn đề “an ninh hàng hải” vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 sắp tới. Với kết luận này của họ, vấn đề Biển Đông có thể được thảo luận nhiều hơn trong một bối cảnh đa phương rộng hơn tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, ngoài việc được thảo luận ở các hội nghị cấp ASEAN. Điều đó sẽ đảm bảo mang lại một cơ hội cho những quốc gia không có yêu sách nào, những quốc gia có sử dụng Biển Đông, như Nhật Bản và Mỹ, để họ có thể tham gia vào quá trình thảo luận.


On a more sensitive front, it was also regarded as a success because there was a tacit agreement formed among the claimant states and the major user-states of the South China Sea to keep questioning the legal legitimacy of China's claim of so called "9-dotted line" or "9-dashed line" for the South China Sea. The discreet strategy seems to steer China into a new multilateral agreement, a code of conduct to solve the disputes in a peaceful manner by collectively applying pressure through continuously challenging the legitimacy of the "9-dotted line" claim.
Trên một mặt trận còn nhạy cảm hơn thế, hội nghị bộ trưởng ASEAN còn được coi là thành công bởi vì đã có một thỏa thuận ngầm hình thành giữa các quốc gia có yêu sách chủ quyền và các quốc gia sử dụng Biển Đông nhiều nhất, rằng sẽ tiếp tục đặt nghi vấn về tính pháp lý của yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực “đường 9 điểm” hay “đường 9 đoạn” trên Biển Đông. Chiến lược thận trọng này có vẻ đang lái Trung Quốc vào một thỏa thuận đa phương mới – một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình – bằng cách gây áp lực tập thể, thông qua việc liên tục phản đối tính pháp lý của yêu sách “đường 9 đoạn”.


China uses this U-shaped, 9-dotted line along the coastal line and the island chains in the South China Sea as the basis for its claim of sovereignty. The encircled area extends to the almost entire South China Sea. According to the official document that Chinese government submitted to the United Nations in 2009 along with a map, Beijing claims to have "indisputable sovereignty over the islands in the South China Sea and the adjacent waters." It is not clear, however, whether China claims the entire South China Sea inside of the 9-dotted line as its territorial waters or whether its claim of sovereignty extends only to the islands and the adjacent waters.


Trung Quốc sử dụng đường hình chữ U, 9 đoạn, chạy dọc đường bờ biển và chuỗi đảo ở Biển Đông này làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền của họ. Khu vực nằm trong đường 9 đoạn bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông. Theo các tài liệu chính thức cùng với tấm bản đồ mà chính phủ Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc vào năm 2009, Bắc Kinh đòi “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước lân cận”. Tuy nhiên, không rõ là Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ phần Biển Đông nằm trong đường 9 đoạn như là lãnh hải của họ, hay yêu sách của họ chỉ áp dụng với các đảo và vùng nước lân cận của các đảo.
On Aug. 24, about a month after the ARF conference, two patrol boats of the Chinese Fishery Administration entered Japan's territorial waters around one of the Senkaku Islands in the East China Sea. It was the first time for Chinese government ships to violate Japan's territorial waters around the Senkakus since 2008, when two China Marine Surveillance (CMS) patrol boats entered and stayed in Japan's territorial waters for more than nine hours. This time, the duration of the violation was much shorter. But the Japanese government took the incident very seriously because even when a Chinese trawler collided into a Japan Coast Guard cutter last September near the Senkakus, all of the Chinese government vessels, including the Fishery Administration and CMS, stayed clear of Japan's territorial waters.
Vào ngày 24-8, khoảng một tháng sau hội nghị ARF, hai tàu tuần tra của cơ quan ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật Bản, xung quanh một trong các đảo trong quần đảo Senkaku ở Đông Hải. Đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Nhật xung quanh quần đảo Senkaku, tính từ năm 2008 khi hai tàu tuần tra của hải giám Trung Quốc (CMS) tiến vào và ở lại trong biển của Nhật Bản suốt 9 tiếng đồng hồ. Lần này, thời gian vi phạm ngắn hơn. Nhưng chính quyền Nhật Bản coi vụ việc này là rất nghiêm trọng bởi vì ngay cả khi tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào một canô của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku hồi tháng 9 năm ngoái, thì tất cả tàu của chính phủ Trung Quốc, kể cả của cơ quan ngư chính lẫn CMS, đều ở cách xa vùng biển thuộc chủ quyền Nhật Bản.


In response to the formal protest from the Japanese government, a spokesperson of China's Foreign Ministry said: "The Diaoyu (Senkaku) island and its affiliated islands have been China's inherent territory since ancient times. Chinese Fishery Administration Vessels patrolled the waters to maintain normal orders of fishery production."


Đáp lại phản đối chính thức từ chính phủ Nhật Bản, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) và các đảo con của nó đã là biển của Trung Quốc từ thời cổ. Tàu của Cơ quan Ngư chính Trung Quốc tuần tra vùng biển này để duy trì trật tự thường xuyên của hoạt động đánh bắt cá”.
This position was nothing new, but the intensified action by one of the maritime law enforcement agencies was. There is some speculation on the part of the Japanese government that China's intention might have been to check the firmness of the position of the Japanese government on its territorial claims after the ARF meeting, and especially when Japan was going through the power transition from the Kan administration to the next.
Quan điểm này chẳng có gì mới, nhưng hành động hung hăng của một trong những cơ quan hành pháp về hàng hải thì mới. Về phần chính phủ Nhật Bản, có một số ý kiến suy luận rằng có lẽ ý định của Trung Quốc là thử xem lập trường của chính phủ Nhật Bản về chủ quyền cứng rắn đến đâu sau hội nghị ARF, nhất là vào thời điểm Nhật Bản đang chuyển giao quyền lực từ nội các Kan sang chính phủ tiếp theo.
The prevailing view within the Japanese government is that what is happening in the East China Sea is closely connected with the disputes in the South China Sea. Foreign Minister Matsumoto stated in the Diet, "Japan has a great interest in the territorial disputes in the South China Sea because they could have an impact on peace and security of the Asia-Pacific region, and they are also closely related to safeguarding the security of maritime traffic."
Quan điểm hiện hành trong chính phủ Nhật Bản là điều gì đang xảy ra trên Đông Hải đều có liên hệ chặt chẽ với tranh chấp trên Biển Đông. Ngoại trưởng Minister Matsumoto tuyên bố trước Nghị viện: “Nhật Bản quan tâm rất sâu sắc tới tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bởi các tranh chấp đó có ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và bởi vì chúng cũng có liên quan chặt chẽ tới việc bảo vệ an toàn cho giao thông trên biển”.


The territorial disputes are not limited to the maritime domain. There are some signs of intensification in the Sino-Indian land border area as well. Among Indian scholars is a view that China is engaged in the redefinition of both its land and maritime borders in its pursuit of the great power status. And such a series of redefinition actions has been carried out at a cost of territorial integrity and security of China's neighbors. India pays close attention to the situation in the South China Sea because they see it as an indication for what might happen in its border disputes with China.
Tranh chấp chủ quyền không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hàng hải. Còn có một số dấu hiệu gia tăng căng thẳng ở biên giới trên bộ Trung – Ấn. Các học giả Ấn Độ có quan điểm rằng Trung Quốc đang tham gia vào việc xác định lại biên giới trên đất liền và trên biển, nhằm giành vị thế quyền lực mạnh mẽ hơn. Và môt loạt hành động “xác định lại biên giới” như vậy đã được thực thi với cái giá phải trả là sự toàn vẹn chủ quyền và an ninh của các nước láng giềng. Ấn Độ chú ý sát sao tới tình hình trên Biển Đông bởi vì họ coi đó là một chỉ dấu cho những gì có thể xảy ra trong tranh chấp biên giới giữa họ với Trung Quốc.


The more fundamental challenge that the entire Indo-Pacific region faces is perhaps the newly emerging strategic ambivalence. Most of the countries in the region have China as their major trading partner, if not the largest, while they depend on the United States for the maintenance of the regional security order, including freedom of navigation. This dual dependency, however, makes it harder for the regional states to decide what course of action to take, if and when China challenges the U.S. primacy. This seems to be what is happening in the South China Sea now.
Thách thức căn bản hơn nữa mà toàn bộ Ấn Độ-Thái Bình Dương phải đối mặt có lẽ là sự mâu thuẫn chiến lược mới xuất hiện. Đối với hầu hết các nước trong khu vực, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn, nếu không nói là lớn nhất, trong khi họ lại phải phụ thuộc vào Mỹ để duy trì được trật tự an ninh trong khu vực, kể cả quyền tự do hàng hải. Tuy nhiên, cái thế phụ thuộc kép này làm cho các nước trong vùng gặp khó khăn hơn trong việc quyết định nên hành động như thế nào khi và nếu Trung Quốc chống lại địa vị đứng đầu hiện nay của Mỹ. Đây dường như là những gì đang xảy ra trên Biển Đông lúc này.


Last year, Hugh White, former deputy secretary of the Australian Department of Defense, published a paper, titled "Power Shift--Australia's Future between Washington and Beijing." In it, he points out that the era of "uncontested American primacy" is over and that a peaceful new order in Asia to accommodate China's growing power can be built "if America is willing to allow China some political and strategic space."
Năm ngoái, ông Hugh White, cựu quan chức trong Bộ Quốc phòng Australia, có công bố một bài viết, tựa đề “Chuyển giao quyền lực – tương lai của Australia giữa Washington và Bắc Kinh”. Trong đó, ông chỉ ra rằng kỷ nguyên “Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối, không bị cạnh tranh” đã chấm dứt, và có thể tạo dựng một trật tự ôn hòa mới ở châu Á để dung chứa quyền lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc, “nếu Mỹ sẵn lòng trao cho Trung Quốc một không gian chính trị và chiến lược nhất định”.


The very core of his argument is that the United States should refrain from competing primacy with China but instead share power with it. He also suggests that it is time to rethink the hedging strategy. This is one possible answer to deal with the dilemma of "dual dependency."
Cái cốt lõi trong lý luận của ông White là Mỹ nên ngừng việc cạnh tranh vị trí đứng đầu với Trung Quốc, mà nên chia sẻ quyền lực với Trung Quốc thì hơn. Ông cũng khuyến cáo rằng đã đến lúc phải tư duy lại chiến lược phòng ngừa (hedging strategy). Đây là đáp án khả thi để giải quyết bài toán “phụ thuộc kép”.


What is emerging through the debate over the South China Sea issue is a recognition that the territorial disputes take on the nature of competition for influence between the United States and China and that the United Sates alone cannot dominate the region in spite of its enormous military capabilities. The majority view among the ASEAN states may not be as clear-cut and extreme as White's. But if in fact "the rise of China and the relative decline of the United States" further proceeds, as it is often mentioned as a cliche', this shift from "U.S. primacy" to a "Sino-U.S. power share" construct may gain more traction and relevance among the regional countries and the people. That would be great challenge for Japan, which builds its security strategy based on a premise that the US primacy is unshakable.
Vấn đề đang nổi lên trong những tranh cãi về vấn đề Biển Đông, là sự nhận thức rằng bản chất của tranh chấp chủ quyền là việc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, và một mình Mỹ thì không thể thống lĩnh cả khu vực, cho dù họ có năng lực khổng lồ về quân sự. Quan điểm chiếm ưu thế trong cộng đồng các nước ASEAN có thể không rõ ràng dứt khoát và cực đoan như của ông White. Nhưng nếu trên thực tế, “sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy giảm tương đối “các hành động từ phía Mỹ, vẫn thường được coi như là một sự dập khuôn”, sự chuyển dịch từ “vị thế đứng đầu của Mỹ” sang “chia sẻ quyền lực Trung-Mỹ” có thể thu hút sự chú ý lớn hơn từ các nước và nhân dân trong khu vực. Sẽ có thách thức to lớn đối với Nhật Bản – quốc gia xây dựng chiến lược an ninh của mình dựa trên giả định rằng vị trí quyền lực số 1 của Mỹ là không thể nào lung lay.


What is happening in the South China Sea can be a harbinger of the potential shift of the strategic thinking among the regional states and eventually the regional strategic order itself.
Những gì đang xảy ra trên Biển Đông có thể là điềm báo một sự thay đổi tư duy chiến lược của các nước trong khu vực và cuối cùng là thay đổi chính trật tự chiến lược ở đây.


Translated by Thủy Trúc

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn