MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, September 14, 2011

Aung San Suu Kyi: Burma's First Lady of Freedom - Aung San Suu Kyi: Đệ nhất phu nhân của Tự do ở Burma





Aung San Suu Kyi: Burma's First Lady of Freedom
Aung San Suu Kyi: Burma's First Lady of Freedom - Aung San Suu Kyi: Đệ nhất phu nhân của Tự do ở Burma

By HANNAH BEECH

HANNAH BEECH

The special branch had chased us across the city for hours, through the haunted, betel-nut-stained streets of old Rangoon, past street-side tailors hunched over ancient sewing machines and open-air bookstalls selling worm-eaten copies of Orwell and Kipling. Unable to shake the latest batch of state security men following us by foot, we jumped into a wheezing taxi of mid-20th century vintage. The young driver's eyes widened at the foreigners who hurled themselves in the back and ordered the car to move — fast. As we lurched into motion, he showed us where he stood by reaching into his shirt pocket and pulling out a laminated picture. It was, of course, of the Lady.
Bọn mật vụ này đã săn đuổi chúng tôi khắp thành phố trong nhiều giờ qua những đường phố ma ám, bết đầy quết trầu của Rangoon cổ, lướt qua trước mặt những thợ may vỉa hè đang gập cong người trên những chiếc máy khâu cổ lỗ và qua những giá sách ngoài trời chất đầy những sách mọt gặm, những Orwell và Kipling. Chẳng làm sao giũ nổi lũ đuôi cuối cùng - bọn an ninh quốc gia - theo sát chân chúng tôi, chúng tôi nhảy sang một chiếc taxi khò khè, kiểu cổ lỗ sĩ giữa thế kỷ 20. Người lái xe trẻ mở to mắt nhìn những người nước ngoài ném mình vào sau xe và quát bảo xe chạy - nhanh!. Khi xe đã lao đi, anh ta cho chúng tôi biết lập trường của anh ta bằng cách rút ra từ trong túi áo sơ mi một tấm hình mỏng. Tất nhiên, đó là bức hình Phu nhân.


Aung San Suu Kyi, the 65-year-old Burmese Nobel Peace Prize laureate who was released from house arrest on Nov. 13, was not in the taxi with my two colleagues and me. But she is always carried in the hearts — and her image in the pockets, lockets and secret hiding places — of millions of Burmese. Among the most oppressed and impoverished people on the planet, they draw sustenance from this graceful woman who, armed only with the principle of nonviolent resistance, dares to stand up to the generals who have controlled Burma for nearly five decades. For 15 of the past 21 years, the military regime kept her locked up. But if the generals wished for Suu Kyi to fade into obscurity, they failed. Continued confinement turned her into the world's most famous political prisoner. Emerging from her most recent stint of seven years in detention, she is just as determined to fight for the civil liberties of Burma's 50 million people. "What we are calling for is revolutionary change through peaceful means," she told me when we recently met in Rangoon. "I'm not afraid to say it, and I'm not afraid to ask for all the help I can get." (See photos of Aung San Suu Kyi's freedom.)
Aung San Suu Kyi, người đàn bà Burma 65 tuổi đoạt giải Nobel Hòa bình, được giải thoát khỏi quản thúc tại gia hôm 13 tháng 11, không có mặt trong xe với hai đồng nghiệp của chúng tôi và tôi. Nhưng bà luôn được mang trong trái tim - và ảnh bà trong túi áo, trong mề đay( ) và trong những nơi cất giấu bí mật - của hàng triệu người dân Burma. Nằm trong số những dân tộc nghèo khổ nhất và bị áp bức nhất trên thế giới, tâm hồn họ được nuôi dưỡng bởi hình ảnh người phụ nữ duyên dáng này, người chỉ có những nguyên tắc phản kháng bất bạo động làm vũ khí, đã dám đứng lên đối đầu với những tướng lĩnh kiểm soát Burma trong gần năm thập kỷ. Mười lăm năm trong số 21 năm qua, chế độ quân phiệt luôn giữ bà trong vòng giam hãm. Nhưng nếu những viên tướng này muốn Suu Kyi lu mờ đi trong quên lãng thì chúng đã thất bại. Những năm tháng dài giam hãm đã biến bà thành người tù chính trị nổi tiếng nhất thế giới. Nổi lên từ bảy năm giam cầm gần đây nhất, bà quyết định chiến đấu cho các quyền tự do công dân của 50 triệu dân Burma. “Điều chúng tôi kêu gọi là thay đổi cách mạng bằng phương pháp hòa bình” bà nói với tôi trong cuộc gặp gần đây ở Rangoon. “Tôi không sợ nói ra điều đó, tôi không sợ yêu cầu mọi sự giúp đỡ mà tôi có thể có được.”


The extent to which the junta has gone to try to foil the Lady, as Suu Kyi is fondly and universally known in Burma, is remarkable. For refusing to participate in a rigged election in November that the junta's proxy party won, Suu Kyi's party, the National League for Democracy (NLD), was stripped of its political rights. The NLD overwhelmingly won at the polls in 1990, which presumably would have made Suu Kyi the nation's Prime Minister. But the junta ignored the people's verdict then, and a new constitution contains clauses specifically designed to keep her from ever serving as Burma's leader.
Phạm vi mà bọn quân phiệt cố gắng ngăn chặn Phu nhân, như Suu Kyi được mọi người ở mọi nơi biết nói đến một cách trìu mến, là đáng kể. Vì từ chối tham gia vào một cuộc bầu cử lừa đảo hồi tháng 11 trong đó đảng thân giới quân phiệt đã thắng cử, đảng của Suu Kyi - Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) - đã bị tước đi các quyền chính trị. NLD đã thắng áp đảo trong các cuộc trưng cầu dân ý năm 1990, thắng lợi lẽ ra đã khiến Suu Kyi trở thành Thủ tướng của đất nước. Nhưng khi đó nhóm tướng lĩnh quân phiệt đã phớt lờ phán quyết của nhân dân, và một hiến pháp mới trong đó có những điều khoản được đặc biệt soạn ra để vĩnh viễn đẩy bà xa khỏi cương vị lãnh đạo của Burma.


Since 1962, Burma's battle-hardened generals have faced down communist insurgents, ethnic armies, even the Western governments that impose economic sanctions on the regime. But they still act as if there is no greater enemy than this slight woman with flowers in her hair. Their fear of Suu Kyi is not entirely misplaced. "We think our leader is the ideal woman, not just for Burma but for the whole world," says Aye Aye Nyein, a teacher and member of the NLD's youth wing. "We Burmese live in a prison. She teaches us how to fight for our freedom." And the public's desire for freedom, of course, is why security agents were hunting us, snapping pictures with telephoto lenses fit for Hollywood paparazzi. Earlier that day, a total of at least a dozen special-branch officers trailed us, calling in our movements on their cell phones. (See photos in "The Two Burmas.")
Từ năm 1962, các tướng lĩnh dạn dày chiến trận đã đánh bại những người cộng sản khởi nghĩa, những đội quân của các sắc dân thiểu số, và ngay cả các chính phủ phương Tây áp đặt lệnh cấm vận kinh tế lên chế độ này. Nhưng họ vẫn hành động như thể không có kẻ thù nào lớn hơn người phụ nữ mảnh mai này, với đóa hoa cài trên mái tóc. Nỗi sợ hãi Suu Kyi của họ không phải hoàn toàn không đúng chỗ. “Chúng tôi nghĩ lãnh tụ của chúng tôi là người phụ nữ lý tưởng, không chỉ cho Burma mà còn cho toàn thế giới,” Aye Aye Nyein, một giáo viên và đảng viên cánh trẻ NLD nói. “Người Burma chúng tôi sống trong một nhà tù. Bà dạy chúng tôi cách chiến đấu cho tự do.” Và tất nhiên, niềm khao khát tự do chung ấy là lý do khiến bọn an ninh săn lùng chúng tôi, chụp trộm hình chúng tôi bằng những máy ảnh có ống kính têlê dùng cho bọn paparazzi Hollywood. Sáng sớm hôm nay, ít nhất có đến hàng chục tên sĩ quan đặc vụ săn lùng chúng tôi, gọi vào máy điện thoại di động của chúng báo đường đi của chúng tôi.


It took the taxi driver only a couple of minutes to figure out we had a tail. Pointing back at a car practically on our bumper, he grinned and gunned the engine. For more than half an hour, our high-speed chase wound through the streets of Burma's moldering former capital, past the carcasses of Victorian-era government buildings abandoned when the junta mysteriously moved the seat of power to a remote redoubt five years ago. We circumnavigated the massive golden spire of Shwedagon pagoda, Burma's holiest site, and careened by the hulk of Insein prison, where Suu Kyi was once jailed and where some of the country's 2,200 political prisoners still languish.
Người tài xế taxi chỉ cần vài phút là hình dung ra chúng tôi có đuôi bám theo. Quay lại chỉ vào chiếc xe con đằng sau gần như tông vào xe chúng tôi, anh ta cười toác miệng và dấn ga. Trong hơn nửa giờ, cuộc săn đuổi cao tốc của chúng tôi vòng vèo qua các đường phố của thủ đô cũ mốc meo của Burma, qua những xác nhà của các tòa dinh thự chính phủ phong cách Victoria bị bỏ không khi bọn quân phiệt bí mật dời trụ sở chính quyền về những đồn lũy xa xôi cách đây năm năm. Chúng tôi chạy vòng quanh ngọn tháp vàng đồ sộ của ngôi chùa Shwedagon, một địa điểm linh thiêng nhất của Burma, và lao nhanh qua bên cạnh cái bóng to đùng của nhà tù Insein, nơi Suu Kyi đã có lần bị tù và là nơi mà một số trong 2200 tù chính trị của nước này vẫn đang héo mòn trong đó.


Dusk was falling. Screeching through an open-air market, the taxi finally shook our pursuers. Gratefully, we bid our driver goodbye. He reached into his pocket again, offering me Suu Kyi's picture as a gift. I was touched, but it was his talisman to cherish. I could leave Burma. He needed the Lady to keep him safe.
Trời chạng vạng tối. Gầm rít lao vào một chợ họp ngoài trời, chiếc taxi cuối cùng cũng giũ bỏ được bọn đuổi theo chúng tôi. Với lòng biết ơn, chúng tôi nói lời chào tạm biệt anh lái xe. Một lần nữa anh lại thò tay vào túi áo, lấy ra tấm hình Suu Kyi đưa tặng tôi như một món quà. Tôi cảm động, bởi vì đây là lá bùa mà anh ấp ủ. Tôi có thể rời Burma. Anh ấy cần Bà để bảo hộ cho anh an toàn.


An Unending Struggle
Cuộc đấu tranh không hồi kết
Her carriage is regal, her English accent impeccable. The blossoms she customarily wears in her hair never seem to wilt, even as everything else droops in Burma's sullen heat. In the NLD office, with its intermittent electricity and maps of mildew spread across concrete walls, Suu Kyi floats like some otherworldly presence, calm and cool as others are flushed and frenetic. Ever since she was released in mid-November, Suu Kyi's days have been divided and subdivided into one-hour or 15-minute increments, during which she has met a dizzying array of people: foreign diplomats, AIDS patients, NGO directors, local economists, U.N. officials and the families of political prisoners. She even chatted by phone in December with former First Lady Laura Bush, who had championed the Burmese cause.
Chiếc xe ngựa của bà vương giả. Giọng tiếng Anh của bà không chê vào đâu được, những bông hoa bà thường xuyên cài trên mái tóc dường như không bao giờ héo, ngay cả dưới cái nóng hầm hập của Burma làm cho mọi thứ khác như rũ xuống. Trong văn phòng của NLD, với anh điện chập chờn lúc có lúc không, và những tấm bản đồ mốc meo treo khắp các bức tường bê tông, Suu Kyi lướt đi như sự hiện diện của một người từ cõi khác, bình thản và điềm tĩnh khi những người khác xúc động đến cuồng lên. Kể từ khi bà được trả tự do khỏi quản thúc tại gia vào giữa tháng 11, ngày của Suu Kyi bị chia nhỏ và nhỏ nữa, thành những đoạn một giờ và mười lăm phút, trong đó bà gặp hàng đoàn người nhiều đến chóng mặt, những nhà ngoại giao nước ngoài, những bệnh nhân AIDS, những giám đốc các tổ chức phi chính phủ, các nhà kinh tế địa phương, các quan chức Liên Hiệp Quốc và những thân nhân tù chính trị. Thậm chí tháng 12 bà còn trò chuyện qua điện thoại với cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush, người đã ủng hộ sự nghiệp của nhân dân Burma.


But even as the world watches Burma with renewed interest in the wake of Suu Kyi's release, she has not yet met the people with whom she most wants to talk. The regime has ignored her repeated offers for national reconciliation dialogue. Since releasing her, the junta has dealt with Suu Kyi by acting as if she didn't exist, expunging mentions of her from the local press and hoping that, despite her busy calendar and the huge crowds that gather wherever she goes, she will somehow dwindle into irrelevance. "I wish I could have tea with them every Saturday, a friendly tea," Suu Kyi says of the generals, who refused to allow her dying husband one last visit to Burma in 1999. And if they turn down a nice cup of tea? "We could always try coffee," she says wryly.
Nhưng ngay cả khi thế giới quan sát Burma với sự quan tâm mới, sau khi Suu Kyi được trả tự do, thì bà vẫn chưa được gặp những người mà bà muốn nói chuyện nhiều nhất. Chế độ đã phớt lờ những đề nghị lặp lại nhiều lần của bà về đối thoại hòa giải dân tộc. Từ khi trả tự do cho bà, nhóm tướng lĩnh đối xử với bà như thể bà không tồn tại, không nhắc đến tên bà trên báo chí trong nước, và mặc dầu lịch làm việc của bà bận rộn và những đám đông khổng lồ vây bọc bà mỗi nơi bà đến, họ hy vọng rằng bà sẽ thu nhỏ mình lại cách nào đó để trở nên không thích hợp nữa. “Tôi muốn tôi có thể ngồi uống trà với họ mỗi buổi chiều thứ bẩy, một cách thân mật” bà nói về các viên tướng, những kẻ đã không cho phép người chồng sắp chết của bà đến Burma lần cuối vào năm 1999. Và nếu họ từ chối một tách trà ngon? “Thì chúng tôi vẫn có thể thử mời cà phê,” bà nói một cách thất vọng.


Far from being a simple morality tale of good vs. evil, the Lady against the generals, what happens in Burma carries global significance. Jammed between Asia's two emerging powers, China and India, Burma is strategically sensitive, a critical piece in the new Great Game of global politics. This is no totalitarian backwater like North Korea. Even though many Western governments have imposed sanctions on Burma's military regime for its atrocious human-rights record, a new competition is unfolding in this crossroads nation: regional powers are scrambling for access to Burma's plentiful natural gas, timber and minerals. Already, resource-strapped China is building oil and gas pipelines across Burma to create another vital artery to feed its economic engine. Beijing's cozy ties with Burma have spooked democratic India, which has exchanged earlier condemnation of the junta for trade missions — a stance that earned President Barack Obama's public disapproval when he visited India in November. For Burma's top brass — who have at their disposal a 400,000-strong military corps and a record of institutionalized rape, torture and forced labor — democratic reform would mean not only ceding political supremacy but also surrendering the opportunity to siphon wealth from ever growing state coffers. (See photos of Burma's slowly shifting landscape.)
Chuyện vị Phu nhân chống lại các viên tướng hoàn toàn không phải là câu chuyện đơn giản về cái thiện thắng cái ác, điều đang xảy ra ở Burma có ý nghĩa toàn cầu. Bị kẹp giữa hai cường quốc mới trỗi dậy, Trung Hoa và Ấn Độ, Burma nhạy cảm về mặt chiến lược, là một mảng cực kỳ quan trọng trong Trò chơi mới của chính trị toàn cầu. Đây không phải một chế độ toàn trị tù đọng như Bắc Triều Tiên. Mặc dầu nhiều chính phủ phương Tây đã áp đặt lệnh cấm vận lên chế độ quân phiệt vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của nó, một cuộc tranh đua mới đang bộc lộ ra trên đất nước nằm ở giao lộ này: các cường quốc khu vực tranh nhau để tiếp cận đến nguồn khí tự nhiên, gỗ và khoáng sản phong phú của Burma. Trung Hoa, vốn kẹt tài nguyên, đang xây dựng những đường ống dẫn dầu và khí xuyên qua Burma để tạo ra đường huyết mạch cung cấp nhiên liệu cho động cơ kinh tế của nó. Các quan hệ nồng ấm của Bắc Kinh với Burma đã làm kinh hãi nước Ấn Độ dân chủ, nước này đã đổi những lời lên án bọn quân phiệt trước đây lấy các sứ mệnh thương mại, một lập trường đã khiến tổng thống Barach Obama mất lòng công chúng khi ông đến thăm Ấn Độ vào tháng 11. Đối với nhóm quân sự chóp bu của Burma - những kẻ có trong tay một quân đội 400.000 người, và một hồ sơ nhân quyền đầy hiếp chóc, tra tấn và lao động cưỡng bức, các cải cách dân chủ không chỉ có nghĩa là xóa bỏ uy quyền chính trị tối cao, mà còn là từ bỏ những cơ hội bòn rút của cải từ kho bạc đang không ngừng lớn lên của nhà nước.


Unlike South Africa's apartheid government when Nelson Mandela was released from prison, Burma's dictatorship is not in its death throes. If anything, because of burgeoning foreign investment in Burma, especially over the past five years, the junta is even more entrenched than when Suu Kyi was last free, in 2003. Two previous attempts at popular protest have ended with the crackle of gunfire and the silence of a cowed populace. The most recent tragedy came in 2007 when soldiers ended weeks of monk-led protests by mowing down dozens of unarmed civilians.
Không giống như chính phủ apartheid của Nam Phi khi Nelson Mandela ra khỏi nhà tù, nền độc tài Burma ngày nay không phải đang giẫy chết. Nếu có gì khác, thì nhờ đầu tư nước ngoài đang tăng vọt ở Burma, đặc biệt trong vòng năm năm qua, bọn quân phiệt bây giờ thậm chí còn vững vàng hơn khi Suu Kyi được trả tự do lần trước vào năm 2003. Hai cuộc biểu tình phản kháng của quần chúng trước đây đã kết thúc bằng tiếng súng nổ và sự im lặng của quần chúng bị đe dọa làm cho sợ hãi. Bi kịch gần đây nhất xảy ra năm 2007, khi binh lính dập tắt cuộc biểu tình phản đối kéo dài mấy tuần lễ do các sư sãi dẫn đầu bằng cách bắn gục hàng chục thường dân không một tấc sắt trong tay.


The other foiled democracy movement was in 1988, when Suu Kyi found herself literally thrust on the political stage. The daughter of assassinated independence hero Aung San, she spent much of her early life overseas in India, the U.S., Japan, Bhutan and England. In the 1980s she was content to focus on academic research and serve as the mother of two sons and the wife of a British academic at Oxford. On picnics in the English countryside, Suu Kyi wore shorts and drank soda; she gave little hint of the democracy icon she would become. (See Suu Kyi in TIME's top 10 political prisoners.)
Một phong trào dân chủ khác bị đánh bại là năm 1998, khi Suu Kyi thấy bản thân bà quả thật đang lao vào sân khấu chính trị. Là con gái của Aung San, một anh hùng trong phong trào độc lập bị ám sát, bà đã sống phần lớn những năm tuổi trẻ ở nước ngoài: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật, Bhutan và Anh. Trong những năm 1980 bà tập trung tất cả vào việc học và làm mẹ của hai đứa con và vợ của một nhà học giả Anh ở Oxford. Khi đi picnic ở vùng nông thôn nước Anh, Suu Kyi mặc soóc và uống xô đa, chẳng có dấu hiệu gì của một biểu tượng dân chủ mà bà sẽ trở thành.


In 1988 the dutiful Asian daughter went home to care for her ill mother. That Rangoon summer grew into Burma's version of a Prague spring. The generals' mismanagement had turned what was once one of Asia's breadbaskets into an economic basket case, and students, monks and workers gathered by the hundreds of thousands to call for the regime's downfall. The army fired on the protesters, some of whom tried to fight back. As the child of the revered general who had vanquished the colonial British, Suu Kyi thought she might have the authority to prevent further clashes. In front of half a million people, she made her first public address, mixing Buddhist values with Gandhian principles of nonviolent resistance. Less than a month after Suu Kyi's plea for peace, the army unleashed another crackdown, killing hundreds. Two years later, the electoral victory of the NLD, the party she helped found, was disregarded. It was as if time stopped in Burma.
Năm 1988 người con gái Á châu có hiếu này về nhà để chăm sóc bà mẹ đang ốm. Mùa hè Rangoon ấy đã lớn lên thành một phiên bản Burma của mùa xuân Praha. Sự quản lý tồi tệ của nhóm quân phiệt đã biến Burma từ một trong những vựa lúa của châu Á thành một nền kinh tế què cụt, và sinh viên, sư sãi, công nhân tập hợp hàng trăm nghìn để kêu gọi lật đổ chế độ. Quân đội bắn vào những người biểu tình, một số người trong số họ cố gắng đánh lại. Là con gái của vị tướng được tôn sùng, người đã đánh bại thực dân Anh, Suu Kyi nghĩ bà có đủ uy tín để ngăn ngừa cuộc đụng độ tiếp diễn. Trước mặt nửa triệu người, bà nói chuyện trước công chúng lần đầu tiên, pha trộn những giá trị Phật giáo với các nguyên tắc phản kháng bất bạo động của Gandhi. Chưa đầy nửa tháng trời sau khi Suu Kyi kêu gọi hòa bình, quân đội mở một cuộc đàn áp thẳng tay khác, giết chết hàng trăm người. Hai năm sau, thắng lợi bầu cử của NLD, đảng mà bà giúp thành lập, bị lờ đi. Dường như thời gian ngừng lại ở Burma.


Multiple Fronts
Today, despite Suu Kyi's release and the influx of foreign investment that has brought the occasional Hummer and day spa to Rangoon, Burma is still a country preserved in amber. Tropical totalitarianism is deceptive. In North Korea, the broad, desolate avenues and drably dressed citizens make for a perfect tableau of authoritarianism. Burma's sprays of bougainvillea, its gilded pagodas and the sway of schoolgirls dressed in the sarongs called longyis all create a false sense of contentment. But life in Burma is not easy. Roughly 40% of the national budget is spent on the army, while just around 1% each is reserved for health and education. The new capital in Naypyidaw, which means "abode of the kings," was built with billions of dollars, even as nearly a third of Burmese live below the poverty line. For farmers, a hand-to-mouth existence is made worse by routine land seizures and orders to work without pay for the military. Even in Rangoon, power outages are as common as junta informants; both leave the populace in the dark. In a sign of just how removed the generals are from their subjects, confidential U.S. embassy cables released by WikiLeaks refer to the junta lavishing money on a nuclear program with alleged help from North Korea, while junta supremo Than Shwe pondered spending $1 billion on Manchester United at the behest of his soccer-loving grandson.
Trên nhiều mặt trận.
Hôm nay, mặc dù Suu Kyi đã được trả tự do và đầu tư nước ngoài đang tràn ngập đã mang Hummer và day spa đến Rangoon, Burma vẫn còn là một đất nước bưng bít. Chế độ độc tài toàn trị nhiệt đới này có vẻ ngoài lừa dối. Ở Bắc Triều tiên, những đại lộ rộng lớn và hoang tàn, những người dân ăn mặc buồn tẻ làm thành bức tranh hoàn hảo của chế độ toàn trị. Nhưng ở Burma những chùm hoa bougainvillea, những ngôi chùa mạ vàng của nó, và các cô nữ sinh mặc xa rông được gọi là longyi đung đưa bước đi, tất cả tạo ra cảm giác sai lầm về sự hài lòng thỏa mãn. Nhưng cuộc sống ở Burma không dễ dàng. Khoảng 40% ngân sách nhà nước được chi cho quân đội, trong khi dành cho y tế và giáo dục mỗi ngành chỉ có khoảng 1%. Thủ đô mới ở Naypyidaw có nghĩa là “hành dinh của các vua” được xây bằng nhiều tỷ đô la, trong khi gần một phần ba dân chúng Burma sống dưới mức nghèo khổ. Đối với nông dân, những người sống trong tình cảnh “vắt mũi bỏ miệng” thì còn khổ hơn bởi đất đai thường xuyên bị cướp đoạt, và những lệnh lao dịch không công cho quân đội. Ngay ở Rangoon, sự mất điện cũng phổ biến như bọn chỉ điểm của chế độ, cả hai đều làm cho cuộc sống của dân chúng trở nên tối tăm. Về dấu hiệu cho thấy các viên tướng cách biệt với thần dân của chúng như thế nào, những bức mật điện của đại sứ Hoa Kỳ do WikiLeaks tiết lộ có nhắc đến những món tiền hậu hĩ của bọn quân phiệt nhờ chương trình hạt nhân được biết là có sự giúp đỡ của Bắc Triều Tiên, trong khi lãnh đạo tối cao của tập đoàn quân phiệt Than Shwe cân nhắc chi một tỉ đô la cho Manchester United theo lệnh đứa cháu nội mê bóng đá của ông ta.


Although Suu Kyi's moral imprimatur helped bring Western sanctions against the regime, the fact that many ordinary Burmese also feel their effects hasn't escaped her. "I am ready to reconsider my support of sanctions if it's for the benefit of all of us," she told me with surprising vehemence, countering critics who think her too unyielding. "I'm not afraid to consider change." Her openness will surely ignite further debate in Washington, where there is a growing recognition that sanctions on Burma, despite their moral appeal, have not worked.
Mặc dù sự tán thành về mặt đạo đức của Suu Kyi đã giúp mang đến lệnh cấm vận của phương Tây đối với chế độ này, nhưng sự việc là những người dân thường Burma cũng cảm thấy tác động của nó đã khiến bà băn khoăn. “Tôi sẵn sàng xem xét lại sự ủng hộ của tôi đối với lệnh cấm vận nếu điều đó mang lại lợi ích cho tất cả chúng tôi,” bà nói với tôi một cách sôi nổi đáng ngạc nhiên, trái ngược với những người phê bình bà quá lạnh lùng cứng rắn. “Tôi không ngại xem xét lại những thay đổi.” Sự thẳng thắn của bà chắc chắn sẽ dấy lên một cuộc tranh cãi mới ở Washington, ở đó ngày càng nhiều người nhận ra rằng cấm vận đối với Burma, cho dù có ý nghĩa kêu gọi về mặt đạo đức, trong thực tế lại không có tác dụng.


But the most immediate revolution is needed within Suu Kyi's party. Ever since the unfair outcome of the 1990 elections, the NLD has been stuck in a time warp, endlessly arguing over arcane policy and political theory even as many of its leaders get grayer and more stooped. There is a strange parallel between Burma's geriatric opposition leaders, known as the Uncles, and the junta's clutch of aged generals. In a 2008 cable released by WikiLeaks, an American diplomat in Rangoon bemoaned, "The way the Uncles run the NLD indicates the party is not the last great hope for democracy and Burma." Since then, a leadership reshuffle has reinvigorated the party to a certain extent, and Suu Kyi's release has galvanized a new generation of political youth. But it's no wonder that a younger NLD faction called the National Democratic Force defied the NLD's (and Suu Kyi's) call for an electoral boycott and contested the November polls. Suu Kyi says she's not worried about a possible split in the opposition. "We are all fighting for democracy," she says. "Our goals are the same." (See more on Suu Kyi's fight for freedom.)
Nhưng sự thay đổi cách mạng cấp thiết nhất lại cần ngay bên trong đảng của Suu Kyi. Ngay từ khi kết quả bất công của những cuộc bầu cử 1990, đảng NLD đã bị kẹt trong một thời kỳ lệch lạc, tranh cãi triền miên về chính sách bí truyền và lý thuyết chính trị trong khi nhiều lãnh đạo của nó trở nên ngày càng mờ nhạt ảm đạm và xuống tinh thần. Có một sự tương đồng kỳ lạ giữa các nhà lãnh đạo đối lập già nua của Burma (được gọi là các Bác) với nhóm quân phiệt gồm những viên tướng lớn tuổi. Trong một bức mật điện năm 2008 được WikiLeaks tiết lộ, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Rangoon than thở: “Cái cách mà các Bác điều hành NLD cho thấy đảng này không phải là niềm hy vọng lớn lao cuối cùng cho dân chủ và Burma.” Từ đó, một cuộc cải tổ lãnh đạo đã mang lại sinh khí cho đảng đến một chừng mực nào đó, và việc Suu Kyi được giải thoát đã khiến cho một thế hệ mới các nhà chính trị trẻ tuổi phấn khởi. Nhưng không có gì đáng ngạc nhiên rằng một cánh trẻ hơn trong NLD gọi là Lực lượng Dân chủ Dân tộc chống lại việc NLD (và Suu Kyi) kêu gọi tẩy chay tuyển cử và không chấp nhận kết quả bầu cử tháng 11. “Tất cả chúng tôi đều đang đấu tranh cho dân chủ,” bà nói. “Mục tiêu của chúng tôi là một.”


Suu Kyi, a woman who first used a cell phone on the day of her release, says she's committed to nurturing a new generation of technologically savvy political youth. "The advantage is they're very electronic. They can communicate with the world," she says, referring to the NLD youth wing's members who use Facebook to debate politics when there's enough electricity to power computers. "Everything goes on the Internet. Did you know that?" The equalizing power of the digital revolution ties in nicely with the philosophy that has inspired Suu Kyi, that of Czech dissident and fellow Peace Prize laureate Vaclav Havel, who wrote of "the power of the powerless." "My very top priority is for people to understand that they have the power to change things themselves," she says. "Then we can do it together. Then we'll be home and dry."
Suu Kyi, một phụ nữ dùng điện thoại di động lần đầu tiên vào ngày bà được trả tự do, nói bà tha thiết ủng hộ một thế hệ mới các nhà chính trị trẻ tuổi có hiểu biết về công nghệ cao. “Lợi thế là họ rất sành điện tử. Họ có thể liên lạc với cả thế giới,” bà nói khi nhắc đến các thành viên cánh trẻ của NLD dùng Facebook để tranh luận về chính trị khi có đủ điện để cắm máy tính. “Mọi thứ có trên Internet. Bạn có biết điều ấy không?” Sức mạnh san bằng của cuộc cách mạng số gắn liền một cách thú vị với triết lý đã truyền cảm hứng cho Suu Kyi, triết lý của nhà bất đồng chính kiến Czech và người cùng được giải Nobel Hòa bình Vaclav Havel, người đã viết “quyền lực của sự vô quyền.” “Ưu tiên cao nhất của tôi là làm cho nhân dân hiểu được rằng tự bản thân họ có khả năng thay đổi mọi vật” bà nói. “Như thế chúng tôi có thể cùng nhau làm việc đó. Khi đó chúng tôi sẽ xuôi chèo mát mái.”


A Heavy Burden
It's a lot to ask of one woman: rejuvenate her banned party, persuade the generals to talk, make the cause of Burma a global priority, minister to the sick, comfort the families of political prisoners. Serving as an icon of democracy is hard enough, without having to deal with the nitty-gritty of everyday political life. Add to that the real worry that Suu Kyi may be operating on borrowed time. "Our people are in and out of prison all the time," she says. "All I have to say is, 'Is so-and-so in or out?' and they know exactly what I mean."
Một gánh nặng
Như thế là đòi hỏi quá nhiều ở một người phụ nữ: làm trẻ lại đảng bị cấm của bà, thuyết phục các tướng đối thoại, biến sự nghiệp của Burma thành một vấn đề ưu tiên của thế giới, chăm sóc những người bệnh, an ủi các gia đình tù chính trị. Làm một biểu tượng của dân chủ đã đủ khó khăn rồi, không phải xử lý những vấn đề của đời sống chính trị hàng ngày. Thêm vào đó là nỗi lo rằng có thể Suu Kyi đang hoạt động trong thời gian đi mượn. “Nhân dân chúng tôi ra vào tù như cơm bữa,” bà nói, “Tôi chỉ cần nói ‘Ông ấy ông nọ đang ở trong hay ở ngoài’ là họ biết tôi muốn nói gì rồi.”


For now, she is out. But there's little doubt that if the junta sees in her any realistic challenge to its authority, she will be sent in again on whatever spurious charge the military can concoct. "I want to do as much as I can while I'm free," she says. "I don't want to tire myself out, but we never know how much time we have." (See photos of decades of dissent in Burma.)
Bây giờ thì bà đang ở ngoài. Nhưng không nghi ngờ gì rằng nếu giới quân phiệt thấy ở bà bất kỳ thách thức thực tế nào đối với quyền lực của nó, bà sẽ bị tống ngay vào, với bất cứ cáo buộc giả mạo nào mà quân đội có thể nặn ra. “Tôi muốn làm hết những gì tôi muốn làm trong khi tôi còn tự do,” bà nói. Tôi không muốn làm cho mình mệt mỏi, nhưng ai biết được chúng tôi còn có bao nhiêu thời gian nữa?”


Beyond the possibility of rearrest, Suu Kyi's safety is an even more fundamental concern. The army has shown it is quite prepared both to lock her up and to endanger her life. On three occasions, Suu Kyi and her supporters have been attacked by mysterious thugs, with resulting fatalities. "She is like her father in that she has no qualms about losing her life," says Win Htein, an NLD elder who was released in July after 14 years in jail. Suu Kyi gasps when I ask her whether she would consider wearing a bulletproof vest. "I wouldn't dream of it," she says. "Then it would look like I'm trying to protect myself from the people who support me."
Ngoài khả năng bị bắt lại, sự an toàn của Suu Kyi còn là một nỗi lo cơ bản hơn. Quân đội đã cho thấy nó đã sẵn sàng cả hai: giam bà lại và đe dọa tính mạng của bà. Đã ba lần, Suu Kyi và những người ủng hộ bà bị tấn công bởi những bọn côn đồ giấu mặt, với những cái chết thảm thiết. “Bà ấy giống cha về chỗ không lo sợ cho tính mạng của mình.” Win Htein, một đảng viên già của NLD đã được phóng thích hồi tháng Bẩy sau 14 năm tù nói. Suu Kyi há cả miệng ra khi tôi hỏi bà có bao giờ nghĩ đến việc mặc một chiếc gi lê chống đạn không. “Tôi chẳng bao giờ mơ đến chuyện đó,” bà nói. “Như vậy khác nào tôi cố gắng phòng thủ bản thân mình trước những người ủng hộ tôi.”


Suu Kyi may cherish her interactions with ordinary Burmese, but there is a distant quality to her, a sense that she lives most comfortably in her head, not among the crowds. Part of her remove is born of circumstance. She speaks proudly of being her father's favorite child, yet he was assassinated by political rivals when she was just 2. For so much of her recent life, Suu Kyi has been sequestered from normal human contact; noble ideas and fine words have kept her company. While under house arrest, she obsessively read books ranging from biographies to spy thrillers. "People think that I had nothing to do [while in detention]," she says. "But I spent five or six hours listening to the radio every day. If you're under house arrest and you miss one item, there's no one there to tell you about it, so I listened very carefully." Even her taste in classical music speaks to her sense of discipline and composure. Mozart, she says, makes her happy, which is all well and good. But she prefers Bach. "He makes me calm," she says. "I need calm in my life."
Suu Kyi có thể khao khát tiếp xúc với những người dân Burma bình thường, nhưng ở bà có một vẻ xa cách, một cảm giác rằng bà sống thoải mái nhất trong đầu của bà, chứ không phải giữa đám đông. Sự xa cách của bà có phần do từ hoàn cảnh. Bà nói một cách tự hào về việc bà là đứa con cưng của cha bà, tuy nhiên ông bị kẻ thù chính trị ám sát khi bà mới 2 tuổi. Trong cuộc sống của bà thời kỳ gần đây, quá nhiều thời gian Suu Kyi đã bị cách ly khỏi sự tiếp xúc bình thường với con người, bà chỉ có những tư tưởng cao quý và những ngôn từ đẹp làm bầu bạn. Trong khi bị quản thúc tại gia, bà mải mê đọc sách, từ những quyển tiểu sử đến những truyện trinh thám ly kỳ. “Người ta nghĩ tôi không có việc gì để làm [trong khi bị giam giữ],” bà nói, “nhưng tôi để năm hay sáu tiếng mỗi ngày nghe radio. Nếu anh bị quản thúc và anh bỏ lỡ mất một điều gì, thì không có ai ở đó để bảo cho anh biết, do đó tôi nghe rất cẩn thận.” Ngay cả sở thích nghe nhạc cổ điển cũng liên hệ với cảm giác về kỷ luật và sự điềm tĩnh của bà. Bà nói Mozart khiến bà cảm thấy hạnh phúc, trong đó mọi thứ đều tốt đẹp. Nhưng bà thích Bach hơn. “”Ông ấy làm cho tôi thấy thanh thản,” bà nói. “Trong cuộc sống của tôi tôi cần thanh thản.”


Right now, Suu Kyi is in the eye of a storm, a place of deceptive tranquility. Rangoon is a city of whispers, and while the people I met there used different words — a honeymoon, a window, a reprieve — their hushed intent was the same: this, they felt, was the calm before the crackdown. The November elections were part of what the generals call a transition to a "discipline-flourishing democracy." One thing is certain: when the fig leaf of civilian government arrives in 2011, there will be no place in it for the Lady.
Ngay lúc này đây, Suu Kyi đang ở trong mắt bão, một nơi có vẻ yên tĩnh đánh lừa. Rangoon là một thành phố của những lời đồn, và trong khi mọi người tôi gặp ở đây dùng những từ khác nhau - một tuần trăng mật, một cửa sổ, một ân xá - hàm ý mà họ không nói ra là một: họ cảm thấy cái này là sự yên tĩnh trước đợt đàn áp không nương tay. Những cuộc bầu cử tháng 11 là một phần của cái mà các tướng lĩnh gọi là sự quá độ sang một “nền dân chủ trong kỷ luật.” Có một điều chắc chắn là: khi chiếc lá nho của chính phủ dân sự xuất hiện vào năm 2011, sẽ không có chỗ nào trong đó dành cho Phu nhân.


Still, for all her years of imprisonment and whatever travails may come, Suu Kyi considers herself lucky. It's not because of the people's adoration of her but because of their respect — a value she believes stems from a generosity of spirit. "In my life, I have been showered with kindness," she says. "More than love, I value kindness. Love comes and goes, but kindness remains." When her son Kim was in Rangoon to see her for the first time in a decade, his kindness came in the form of a gift, a puppy to keep her company. "He's my guard dog," she jokes, even though the tiny mutt hasn't shown much bark or bite. "He has an active tail and lets me know when someone is coming. That should be enough, don't you think? A little wag of the tail?"
Trong tất cả những năm tù đày và có gặp khó khăn vất vả đến mấy Suu Kyi vẫn cảm thấy bà là may mắn. Đó không phải là vì nhân dân ngưỡng mộ bà, mà vì sự tôn trọng của họ - một giá trị mà bà tin rằng xuất phát từ một sự khoan dung của tinh thần. “Trong đời tôi, tôi đã được ngập trong sự ân cần, tử tế” bà nói. “Hơn cả tình yêu, tôi đánh giá cao sự ân cần. Tình yêu đến rồi đi, nhưng sự ân cần còn lại mãi.” Khi Kim con trai bà đến Rangoon thăm bà lần đầu sau một thập niên, sự ân cần của anh dưới dạng một món quà, một con chó con để làm bạn với bà. “”Nó là con chó giữ nhà cho tôi” bà nói đùa, như thể con chó con ấy không biết sủa hoặc cắn. “Nó có một chiếc đuôi luôn ngoe nguẩy và báo cho tôi biết khi có ai đến. Như thế là đủ, phải không anh? Chỉ một cái vẫy đuôi nhỏ?” 

Translated by Hiếu Tân
http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2040197,00.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn