MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, October 25, 2011

South China Sea Conflict? No Way Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào By Rukmani Gupta October 23, 2011 Rukmani Gupta Ngày 23-10-2011 Some


South China Sea Conflict? No Way

Xung đột trên Biển Đông chăng? Không thể nào

By Rukmani Gupta

October 23, 2011

Rukmani Gupta

Ngày 23-10-2011

Some are urging India to play a more active role in the South China Sea. There’s no need – China has too much to lose by escalating territorial disputes.

Một số người đang đề nghị Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Không cần. Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất nếu họ đẩy tranh chấp chủ quyền leo thang.

The South China Sea issue – and China’s position on it – have been the subject of much deliberation, especially since the ASEAN Regional Forum Meeting in Hanoi last July. Indeed, it’s widely believed that the South China Sea will likely emerge as a conflict hotspot in the coming years.

Vấn đề Biển Đông và lập trường của Trung Quốc đã là chủ đề của nhiều cuộc bàn cãi, đặc biệt kể từ Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Hà Nội tháng 7 vừa qua. Quả thật, rất nhiều người tin rằng Biển Đông chắc chắn sẽ nổi lên như một điểm xung đột nóng bỏng trong những năm tới.

Evidence of this can be found in the heated rhetoric exchanged between parties to the dispute – most notably, China, Vietnam and the Philippines. A declaration by the United States that it has a ‘national interest’ in the region, meanwhile, was seen as a commitment to take an active part, much to Chinese chagrin. In recent weeks, statements by Chinese officials reasserting China’s ‘indisputable sovereignty’ over the South China Sea, and warnings for India against investing in the region, are seen as signs of Chinese aggressiveness that could precipitate conflict.

Có thể thấy bằng chứng của việc này trong những lời lẽ cứng rắn mà các bên trao qua đổi lại trong cuộc tranh chấp, với ba bên đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Tuyên bố của Mỹ – rằng Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia” trong khu vực – được coi như lời cam kết sẽ đóng vai trò chủ động, làm Trung Quốc rất phiền lòng. Mấy tuần qua, các tuyên bố của giới chức Trung Quốc tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc ở Biển Đông, cùng những lời cảnh cáo Ấn Độ, không cho Ấn Độ đầu tư vào khu vực, được coi như dấu hiệu bộc lộ thái độ hung hăng của Trung Quốc, có thể đẩy nhanh sự xung đột.

Suggestions for greater Indian involvement in the South China Sea disputes are made on the grounds that India must be forceful in its dealings with China. The continuation of ONGC Videsh Limited’s (OVL) investments in Vietnamese energy fields is certainly advisable. In fact, there’s nothing to indicate that the Indian government is thinking otherwise. OVL’s presence in Vietnam isn’t a recent phenomenon. Its first joint venture for offshore oil and natural gas exploration in Vietnam’s Lan Tay field, along with Petro Vietnam and BP, became functional in 2003. Deals for the investments now in the headlines were signed in May 2006; this is a project that won’t be halted because of oblique Chinese statements.

Đề xuất Ấn Độ tham gia nhiều hơn vào tranh chấp Biển Đông được đưa ra trên cơ sở là Ấn Độ phải mạnh mẽ trong quan hệ với Trung Quốc. Việc công ty trách nhiệm hữu hạn ONGC Videsh (OVL) tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam chắc chắn là việc nên làm. Trên thực tế, cũng không có gì cho thấy chính phủ Ấn Độ đang nghĩ khác. Sự hiện diện của OVL ở Việt Nam không phải là hiện tượng mới mẻ gì. Liên doanh đầu tiên của họ với Petro Vietnam và BP, nhằm thăm dò khai thác dầu và khí ở mỏ Lan Tây của Việt Nam, đã bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003. Những thỏa thuận đầu tư mà giờ đây trang nhất các báo đang đăng tải thực ra đã được ký từ tháng 5 năm 2006; đây là một dự án sẽ không thể bị đình lại chỉ vì những tuyên bố quanh co của Trung Quốc.

But what’s worrying is the suggestion that Indian involvement should extend to taking an active part in the territorial disputes themselves, and that India should actively extend its naval presence – either to protect OVL’s investments or to protect the sea lines of communication. A closer bilateral relationship with Vietnam, Vietnamese rhetoric on the South China Sea disputes and its history of standing up to big powers are offered as the rationale for India to engage and arm Vietnam to win a war in the South China Sea.

Nhưng đề xuất gây lo ngại ở chỗ, theo đó, Ấn Độ nên tăng cường tham gia để giữ một vai trò chủ đạo ngay trong các tranh chấp chủ quyền, và Ấn Độ nên chủ động mở rộng sự hiện diện của hải quân – để bảo vệ tiền đầu tư của OVL hoặc bảo vệ tuyến đường thông thương trên biển. Một mối quan hệ song phương thân thiết hơn với Việt Nam, những lời lẽ của Việt Nam về tranh chấp Biển Đông và cả một quá khứ chiến đấu chống các siêu cường của họ được coi như lý do hợp lý để Ấn Độ cùng tham gia và trang bị vũ khí cho Việt Nam để thắng cuộc chiến trên Biển Đông.

These suggestions to recalibrate Indian policy towards the South China Sea and its relationship with Vietnam are premature at best. Despite the rhetoric, conflict in the South China Sea may well not be inevitable. If the history of dialogue between the parties is any indication, then current tensions are likely to result in forward movement. In the aftermath of statements by the United States, and skirmishes over fishing vessels, ASEAN and China agreed upon the Guidelines on the Implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea at the Bali Summit in July 2010. And recent tensions may well prod the parties towards a more binding code of conduct. This isn’t to suggest that territorial claims and sovereignty issues will be resolved, but certainly they can become more manageable to prevent military conflict.

Những đề xuất cho rằng Ấn Độ cần điều chỉnh lại chính sách đối với Biển Đông và quan hệ với Việt Nam, trong trường hợp tốt nhất, cũng là quá sớm. Bất chấp mọi luận điệu của các bên, xung đột trên Biển Đông có lẽ không phải là tất yếu sẽ xảy ra. Nếu lịch sử đối thoại giữa các bên có thể cho chúng ta thấy điều gì đó, thì đó là, căng thẳng hiện tại chắc chắn sẽ đem tới những tiến triển mới. Sau những tuyên bố của Mỹ, và sau những va chạm tàu đánh cá, ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí về các Nguyên tắc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông, tại hội nghị thượng đỉnh Bali hồi tháng 7. Và những căng thẳng gần đây có thể sẽ thúc đẩy các bên đi tới một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc hơn. Điều này không hàm ý là các yêu sách về chủ quyền và vấn đề chủ quyền có thể sẽ được giải quyết, nhưng chắc chắn chúng sẽ trở nên dễ xử trí hơn, nhờ đó ngăn chặn được xung đột quân sự.

There’s a common interest in making the disputes more manageable, essentially because, nationalistic rhetoric notwithstanding, the parties to the dispute recognize that there are real material benefits at stake. A disruption of maritime trade through the South China Sea would entail economic losses – and not only for the littoral states. No party to the dispute, including China, has thus far challenged the principle of freedom of navigation for global trade through the South China Sea. The states of the region are signatories to the UNCLOS, which provides that ‘Coastal States have sovereign rights in a 200-nautical mile exclusive economic zone (EEZ) with respect to natural resources and certain economic activities, and exercise jurisdiction over marine science research and environmental protection’ but that ‘All other States have freedom of navigation and over flight in the EEZ, as well as freedom to lay submarine cables and pipelines.’ The prospect of threats to SLOCS thus seems somewhat exaggerated.

Các bên sẽ được lợi chung nếu các cuộc tranh chấp trở nên dễ xử trí. Lý do căn bản là vì, mặc dù còn tồn tại những luận điệu dân tộc chủ nghĩa, nhưng các bên trong tranh chấp cũng ý thức được rằng họ có thể có lợi ích vật chất thực sự. Đường giao thương hàng hải xuyên Biển Đông nếu bị gián đoạn sẽ kéo theo thiệt hại về kinh tế – và không chỉ cho các quốc gia ven biển mà thôi. Do đó, cho tới nay, không bên nào trong cuộc tranh chấp, kể cả Trung Quốc, dám chống lại nguyên tắc “tự do hàng hải vì thương mại toàn cầu trên Biển Đông”. Các nước trong khu vực đã ký UNCLOS, theo đó “Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý, được khai thác tài nguyên thiên nhiên và thực hiện các hoạt động kinh tế nhất định; và được thực thi quyền tài phán trong nghiên cứu hàng hải và bảo vệ môi trường”. Song UNCLOS cũng quy định “Tất cả các nước khác có quyền tự do hàng hải và tự do bay qua EEZ, cũng như quyền đặt cáp ngầm, đường ống ngầm dưới biển”. Do vậy, những nguy cơ đe dọa tuyến thông thương trên biển (SLOC – sea lines of communication) có lẽ đã bị thổi phồng ít nhiều.

It will also be pertinent to remember that the states involved deem the dispute as only one element of larger bilateral relationships. The South China Sea is by no means the only calculus through which smaller countries view their relationship with China. Philippine President Benigno Aquino, for example, has stated that the dispute in the South China Sea is but one aspect of the relationship with China.

Chúng ta cũng nên nhớ lại rằng, các quốc gia có liên quan coi tranh chấp chỉ là một thành tố trong những mối quan hệ song phương rộng lớn hơn thế nhiều. Biển Đông hoàn toàn không phải là con tính duy nhất để qua đó các nước nhỏ xem xét quan hệ của họ với Trung Hoa. Chẳng hạn như Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino đã nói rằng tranh chấp trên Biển Đông chỉ là một khía cạnh trong quan hệ với Trung Quốc.

Vietnam, too, hasn’t let its relationship with China be stymied by the disputes over the South China Sea. The General Secretary of Vietnam’s ruling Communist Party, Nguyen Phu Trong, visited Beijing this month, with the joint statement issued there stating that the two sides would ‘actively boost co-operation’ in offshore oil and gas exploration and exploitation. It was also agreed that negotiations towards a peaceful settlement of the territorial disputes in the South China Sea would be speeded up, military cooperation between China and Vietnam would be strengthened, a hotline between defence ministers established and contacts between high-level officials would be increased. As of July 2011, China, ranking 14th among Vietnam’s foreign investors, had 805 operational projects in Vietnam with a capitalized value of $4.2 billion. Furthermore, China has been Vietnam’s largest trading partner since 2004. Bilateral trade between the two was valued at $27 billion in 2010. In the event of military hostilities, the first casualty would be the economic relationship, an outcome both countries are keen to avoid.

Việt Nam cũng vậy, đã không để quan hệ Việt-Trung bị cản trở vì những tranh chấp trên Biển Đông. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền, ông Nguyễn Phú Trọng, tháng trước đã đi thăm Bắc Kinh. Tuyên bố chung trong chuyến thăm nêu rõ rằng hai bên sẽ “chủ động thúc đẩy hợp tác” trong thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi. Đôi bên cũng nhất trí sẽ xúc tiến đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, sẽ đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước, và tăng cường giao thiệp giữa các quan chức cấp cao. Kể từ tháng 7-2011, Trung Quốc – đứng thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam – đã có 805 dự án đang hoạt động ở Việt Nam với tổng số vốn 4,2 tỷ USD. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam kể từ năm 2004 tới nay. Mậu dịch song phương giữa hai nước đạt giá trị 27 tỷ USD năm 2010. Nếu nảy sinh đụng độ quân sự, tai họa đầu tiên xảy đến sẽ là ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế, một hậu quả mà cả hai nước đều muốn tránh.

Despite what opinion pieces in the Global Times may say, there’s reason to suspect that China doesn’t want to escalate conflict in the region. Although commentary from the United States has suggested that China considers the South China Sea a ‘core interest,’ no official Chinese writing can be found to corroborate this. In addition, China’s caution can also be seen as a reflection on Chinese military capabilities, which aren’t seen as strong enough to win a war over the South China Sea. In fact, the China National Defence News, published by the Chinese People’s Liberation Army’s General Political Department, has likened the use of force by China in the South China Sea to shooting one’s own foot. Not only would the use of force bring ASEAN together on the issue, it could conceivably involve the United States and Japan, derail China’s plans for continued economic growth and undo China’s diplomacy. Chinese declarations on the South China Sea can therefore be seen as attempts to exaggerate claims so as to secure a better negotiating stance.

Cho dù những bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo có nói gì đi nữa, vẫn có lý do để mơ hồ tin rằng, Trung Quốc không muốn đẩy xung đột trong khu vực leo thang. Mặc dù bình luận từ phía Mỹ cho thấy Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, nhưng không có văn bản chính thức nào của Trung Quốc củng cố luận điểm này. Bên cạnh đó, có thể coi sự thận trọng của Trung Quốc cũng là một tín hiệu phản ánh năng lực quân sự của Trung Quốc, vốn không được coi là đủ mạnh để chiến thắng trong một cuộc chiến trên Biển Đông. Trên thực tế, tờ Tin Quốc Phòng Trung Hoa của Tổng cục Chính trị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã so sánh việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông với hành động tự bắn vào chân mình. Sử dụng vũ lực không chỉ kích động ASEAN đoàn kết lại với nhau trong vấn đề Biển Đông, mà có thể còn kéo cả Mỹ và Nhật Bản tham gia chuyện này, làm chệch hướng kế hoạch duy trì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và phá hỏng ngoại giao của Trung Quốc. Do vậy những tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông có thể được xem như nỗ lực thổi phồng các yêu sách của họ, nhằm giành được vị thế tốt hơn trong đàm phán.

For India to revise its policy on the South China Sea against such a backdrop would be foolhardy, especially as it’s unclear how willing partner a partner Vietnam would be in an escalation of any conflict with China. Given that escalation isn’t in China’s interests either, it remains unlikely that China will use military force to disrupt OVL’s operations.

Còn Ấn Độ, nếu họ xem xét lại chính sách trên Biển Đông của mình trong một bối cảnh như thế thì sẽ là liều lĩnh một cách dại dột, nhất là khi còn chưa rõ một đối tác như Việt Nam sẽ tỏ thái độ quyết tâm đến mức nào trong một cuộc leo thang quân sự với Trung Quốc. Cứ cho là leo thang như vậy không có lợi cho Trung Quốc, thì cũng chưa biết chắc được liệu Trung Quốc có sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn các hoạt động của công ty OVL hay không.

All this means that there’s no need for India to take positions on territorial disputes in which it is not involved. Perhaps India could take a page out of the US book on this matter. Despite claiming a ‘national interest’ on the issue, the United States has categorically stated that it won’t take sides on the territorial disputes. A revision of Indian policy on the issue should be based on a clear understanding of what India stands to gain, and how Indian national interest is best strengthened. India’s relationships with Southeast Asian countries aren’t uni-dimensional, and aren’t geared only towards checking the Chinese imprint in the region.

Tất cả những điều ấy cho thấy Ấn Độ không cần phải có lập trường trong các tranh chấp chủ quyền mà họ không tham gia. Về vấn đề này, có lẽ Ấn Độ nên bắt chước Mỹ: Mặc dù tuyên bố có “lợi ích quốc gia” trong vấn đề Biển Đông, nhưng Mỹ đã thẳng thừng nói rằng họ chẳng đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền. Việc xem xét, nhìn nhận lại chính sách của Ấn Độ cần phải được dựa trên cơ sở là sự hiểu biết rõ ràng về những gì Ấn Độ muốn đạt được, và lợi ích quốc gia của Ấn Độ có thể được tối ưu hóa như thế nào. Quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á không phải là quan hệ đơn chiều, và không được định hướng chỉ để theo dõi xem Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới khu vực.

As regards to military support for OVL’s operations, the issue should be reflected upon seriously. It’s one thing to build capabilities in order to deter misadventure, quite another to back investment with military might. This is a matter that will affect Indian ventures globally. Is India prepared – both in terms of military and policy implications – to send military backing for all such ventures? This is a point that’s bigger than India’s relationship with Vietnam or China – it’s a question of Indian values and vision.

Còn chuyện ủng hộ về mặt quân sự cho các hoạt động của công ty OVL thì cần được xem xét một cách nghiêm túc. Xây dựng năng lực để ngăn chặn mọi rủi ro là một việc, hỗ trợ các nhà đầu tư bằng sức mạnh quân sự là một việc khác. Đây là chuyện sẽ ảnh hưởng tới các công ty liên doanh của Ấn Độ trên toàn cầu. Liệu Ấn Độ đã chuẩn bị kỹ – cả về phương diện quân sự lẫn chính sách – để có thể hỗ trợ bằng quân sự cho tất cả các liên doanh đó chưa? Có một điểm quan trọng hơn chuyện quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam hay là Trung Quốc – đó là vấn đề các giá trị và tầm nhìn của Ấn Độ.

Rukmani Gupta is an Associate Fellow at the Institute for Defence Studies and Analyses (www.idsa.in) in New Delhi. This is an edited and abridged version of an article that was originally published by the organization here.

Tác giả: Ông Rukmani Gupta là nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng, New Delhi. Đây là bản rút gọn và có biên tập của một bài viết của ông mà tổ chức này đã xuất bản trước đây.

The Diplomat

Đỗ Quyên

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn