MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, September 27, 2011

ONGC's South China Sea oil exploration: India put directly into conflict between China and Vietnam Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ trự


ONGC's South China Sea oil exploration: India put directly into conflict between China and Vietnam

Thăm dò dầu khí Biển Đông của ONGC: Ấn Độ trực tiếp xen vào xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc

Virendra Sahai Verma

Virendra Sahai Verma, 25-09-2011

DELHI: Last week, one day after a Chinese foreign ministry spokesperson said his government was "opposed to any country engaging in oil exploration in waters under China's jurisdiction" , an editorial in 'Global Times' , a mouthpiece of the Communist Party of China, warned India of "serious political provocation" that would "push China to the limit".

DELHI: Tuần trước, một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, chính phủ nước này “phản đối bất cứ quốc gia nào tham gia thăm dò dầu lửa ở những vùng biển thuộc quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc“, một bài xã luận trên “Hoàn Cầu Thời báo”, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo Ấn Độ về “sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng” sẽ “đẩy Trung Quốc đến giới hạn“.

The "provocation" , it seems, is ONGC Videsh Ltd's reported plans of exploring two offshore oil blocks that Vietnam claims to be in its Exclusive Economic Zone in the South China Sea. Tension has been building for some time. On July 22, an Indian vessel, INS Airavat, was contacted on open radio channel by a caller identifying himself as the "Chinese navy" and told "You are entering Chinese waters" when it was sailing from Vietnamese port Nha Trang towards Hai Phong.

Có vẻ “sự khiêu khích” là các kế hoạch đã thông báo của ONGC Videsh Ltd về việc thăm dò hai lô dầu ngoài biển mà Việt Nam khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở Biển Đông. Căng thẳng đã dấy lên một thời gian. Vào ngày 22 tháng 7, một tàu Ấn Độ, INS Airavat, nhận được liên lạc qua kênh radio từ một người gọi tự nhận là “hải quân Trung Quốc” và nói rằng “các bạn đang tiến vào lãnh hải Trung Quốc” khi tàu này chạy từ cảng Nha Trang của Việt Nam tới Hải Phòng.

The Indian government not only confirmed that the Indian ship was on a friendly visit to Vietnam, the ministry of external affairs also asserted that "India supports freedom of navigation in international waters, including in South China Sea, and the right of passage in accordance with accepted principles of international law. These principles should be respected by all."

Chính phủ Ấn Độ không chỉ xác nhận rằng con tàu đang thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, mà Bộ Ngoại giao nước này còn khẳng định “Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế, gồm Biển Đông, và quyền đi lại theo đúng quy tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận. Những quy tắc này phải được tất cả các nước tôn trọng“.

But the ground reality is more complex. South China Sea encompasses 3,500,000 km from Malacca Straits to Strait of Taiwan . The sea is rich in fish and believed to hold over 50 billion tons of crude oil and more than 20 trillion cubic meters of natural gas. The state-owned Chinese firm China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) is scheduled to spend US$ 30 billion in oil drilling in the sea during the 12th Five Year Plan (2011-2016 ).

Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Biển Đông trải dài 3.500.000 km từ Eo biển Malacca tới eo biển Đài Loan. Vùng biển này có rất nhiều cá và được tin là chứa hơn 50 tỷ tấn dầu thô cùng hơn 20 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên. Tập đoàn China National Offshore Oil Corporation (CNOOC), thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, dự kiến sẽ dành 30 tỷ USD cho các hoạt động khoan dầu ở vùng biển này trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2016).

Its strategic location links Indian Ocean with Pacific Ocean - a vital sea artery of world trade. The semi-closed sea is integral to China's nuclear strategy. China also wants to dominate these waters to protect its underwater nuclear submarine base on Hainan Island.

Biển Đông nằm ở vị trí chiến lược nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương – một huyết mạch sống còn của thương mại thế giới. Vùng biển nửa kín này là không thể thiếu đối với chiến lược hạt nhân của Trung Quốc. Trung Quốc còn muốn thống trị những vùng biển đó để bảo vệ căn cứ tàu ngầm hạt nhân dưới nước của họ ở đảo Hải Nam.

In 2010, China reportedly declared issues concerning South China Sea as being of 'vital interest' , thus equating it with Tibet, Xinjiang and Taiwan. China's claims spans across the sea forming a Ushaped zone that overlaps all other claims as it covers 1.7 million square km. All regional states quote UN Convention on the Law of Sea 1982 (UNCLOC) in their support .

Trong năm 2010, Trung Quốc đã tuyên bố các vấn đề liên quan tới Biển Đông là “lợi ích sống còn“, do vậy coi trọng vùng biển này ngang với Tây Tạng, Tân Cương và Đài Loan. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên khắp Biển Đông tạo thành một khu vực hình chữ U chồng lấn tất cả các tuyên bố chủ quyền khác vì nó bao trùm 1,7 triệu km2. Tất cả các nước trong khu vực đều viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOC) để bảo vệ tuyên bố của mình.

The law requires constant and effective occupation and control to claim possession. Legally, many of these claims may not be tenable. Disputed claimants regularly report clashes between naval vessels. Of late, China and Vietnam have been more vocal about their claims.

Luật pháp đòi hỏi sự chiếm giữ và kiểm soát liên tục và hiệu quả để tuyên bố sở hữu. Về phương diện pháp lý, rất nhiều trong số những tuyên bố này là không thể bảo vệ được. Các bên tuyên bố tranh chấp liên tục thông báo về sự đụng độ giữa các tàu hải quân. Gần đây, Trung Quốc và Việt Nam lớn tiếng hơn về các tuyên bố của họ.

In 2002, China and ASEAN agreed to a 'Declaration of the Conduct of Parties in the South China (DoC) Sea' to better manage tensions arising from the dispute. The parties also agreed to confidence building measures (CBMs). While China wants to resolve the issue bilaterally, the ASEAN countries wish to move collectively against China.

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý về một “Tuyên bố Ứng xử của Các bên trên Biển Đông (DoC)” để giải quyết tốt hơn những căng thẳng do tranh chấp. Các bên cũng nhất trí về các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM). Trong khi Trung Quốc muốn giải quyết song phương vấn đề này thì các quốc gia ASEAN lại muốn hành động tập thể chống lại Trung Quốc.

Even after nine years, China and ASEAN have not implemented the DoC and CBMs. Since 2007, China has adopted more aggressive tactics like cutting cables of survey ships, planting markers in unoccupied reefs, and harassing foreign shipping boats.

Ngay cả sau 9 năm, Trung Quốc và ASEAN vẫn chưa thi hành DoC và CBM. Kể từ năm 2007, Trung Quốc đã theo đuổi nhiều thủ đoạn hiếu chiến hơn như cắt cáp các tàu thăm dò, cài đặt cột mốc ở các dải đá ngầm trống, và quấy rối các tàu cá nước ngoài.

On the other hand, the US navy has increased its presence and stepped up the capacity building of regional states that have overlapping claims with China. Also, many western oil firms are active in the area. In 2008, Exxon Mobile (US), BP (UK) and Talisman Energy ( Canada) partnered Petro Vietnam (Vietnam) in drilling in the sea. On China's threat of retaliation, Exxon and British Petroleum delayed their operations; BP decided to sell its share when ONGC was looking to join the drilling project.

Mặt khác, Hải quân Mỹ đã tăng cường sự hiện diện và đẩy mạnh việc xây dựng năng lực của các quốc gia trong khu vực có các tuyên bố lãnh thổ chồng lấn với Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều tập đoàn dầu lửa phương Tây cũng đang hoạt động tích cực trong khu vực. Trong năm 2008, Exxon Mobile (Mỹ), BP (Anh) và Talisman Energy (Canada) đã hợp tác với Petro Việt Nam (Việt Nam) về khoan dầu ở Biển Đông. Trước mối đe dọa trả thù của Trung Quốc, Exxon và British Petroleum đã trì hoãn các hoạt động của họ; BP quyết định bán phần của mình khi ONGC quan tâm đến việc tham gia dự án thăm dò dầu khí.

Though India supports a negotiated settlement consistent with international law, the Vietnamese EEZ where ONGC is planning to explore is also claimed by China. This puts India directly into the conflict between China and Vietnam. A small incident may jeopardize Sino-Indian relations as we have witnessed repeatedly in recent times. Also, there is a question of providing security to ONGC. Would India depend on US for that?

Mặc dù Ấn Độ ủng hộ một giải pháp thông qua đàm phán phù hợp với luật pháp quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nơi ONGC đang có kế hoạch thăm dò cũng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Điều này trực tiếp đặt Ấn Độ vào cuộc xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một sự cố nhỏ cũng có thể đe dọa các mối quan hệ Trung – Ấn như chúng ta đã liên tục chứng kiến trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó còn có một vấn đề cần bàn về việc đảm bảo an ninh cho ONGC. Liệu Ấn Độ sẽ dựa vào Mỹ về mặt này?

The idea to use South China Sea as a counter strategy to check Chinese projects in Pakistan-occupied-Kashmir doesn't seem very sensible. The Chinese have no locus standi in J&K and India does not have it in South China Sea. This meddling in each others' affairs can only make things messy.

Quan điểm dùng Biển Đông như một chiến lược phản công nhằm ngăn chặn các dự án của Trung Quốc ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát có vẻ rất nhạy cảm. Phía Trung Quốc không có vai trò (*) gì ở Jammu và Kashmir, và Ấn Độ cũng không có vai trò ở Biển Đông. Việc can thiệp vào công việc nội bộ của nhau chỉ khiến cho mọi thứ rối tung.

(The author, a former Indian military intelligence officer, is a Visiting Fellow at Institute of Chinese Studies, Delhi)

(Tác giả là cựu sĩ quan tình báo quân sự Ấn Độ và là giảng viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Delhi)

* locus standi, nghĩa là “a place for standing”: chỗ đứng

Translated by Trúc An

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn