MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, March 23, 2012

Walking Out on China Bỏ xứ Trung Quốc mà đi


Walking Out on China

Bỏ xứ Trung Quốc mà đi

By LIAO YIWU

The New York Times

September 14, 2011

Liệu Diệc Vũ

The New York Times

(14 /9/ 2011)

YUNNAN PROVINCE, in southwestern China, has long been the exit point for Chinese who yearn for a new life outside the country. There, one can sneak out of China by land, passing through pristine forests, or one can go by water, floating all the way down the Lancang River until it becomes the Mekong, which meanders into Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia and Vietnam.

Tỉnh Vân Nam, ở tây nam Trung Quốc, từ lâu nay đã là cửa ngõ thoát thân cho những người Trung Quốc ao ước một cuộc sống mới ở nước ngoài. Ở đó, ta có thể lẻn trốn khỏi Trung Quốc bằng đường bộ, băng qua những cánh rừng nguyên sơ, hoặc ta có thể đi đường thủy, đáp bè trôi dọc sông Lan Thương xuống hạ nguồn cho đến khi gặp sông Mekong lượn khúc đổ vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

So each time I set foot there, in a land where red soil gleams in the sun, I turned restless; my imagination ran wild. After all, having been imprisoned for four years after I wrote a poem that condemned the Chinese government’s brutal suppression of student protesters in 1989, I had been denied permission to leave China 16 times.

Nên mỗi lần tôi đặt chân đến đó, một vùng đất đầy phù sa đỏ lập lòe trong nắng, tôi lại nôn nao trong lòng, đầu óc tưởng tượng mông lung đủ điều. Trách sao được, sau bốn năm bị cầm tù vì đã viết một bài thơ lên án chính quyền Trung Quốc đàn áp dã man những sinh viên biểu tình năm 1989, tôi đã 16 lần bị bác đơn xin xuất cảnh ra khỏi Trung Quốc.

I felt very tempted. It doesn’t matter if you have a passport or visa. All that counts is the amount of cash in your pocket. You toss your cellphone, cut off communications with the outside world and sneak into a village, where you can easily locate a peasant or a smuggler willing to help you. After settling on the right price, you are led out of China on a secret path that lies beyond the knowledge of humans and ghosts.

Tôi thèm lắm. Có hộ chiếu hay thị thực hay không chẳng quan trọng. Ta chỉ cần một ít tiền trong túi là ổn. Ta quẳng điện thoại đi động, cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài rồi lẻn vào một làng nào đó, từ đó ta có thể dễ dàng tìm được một nông dân hay một tay buôn lậu sẵn sàng giúp ta. Ngã giá thuận mua vừa bán xong, ta được dẫn ra khỏi Trung Quốc trên một con đường bí mật mà cả người lẫn ma đều chưa hề biết đến.

Until earlier this year, I had resisted the urge to escape. Instead, I chose to stay in China, continuing to document the lives of those occupying the bottom rung of society. Then, democratic protests swept across the Arab world, and posts began appearing on the Internet calling for similar street protests in China. In February and March, there were peaceful gatherings at busy commercial and tourist centers in dozens of cities every Sunday afternoon. The government panicked, staging a concerted show of force nationwide. Soldiers changed into civilian clothes and patrolled the streets with guns, arresting anyone they deemed suspicious.

Mãi cho đến đầu năm nay, tôi vẫn cưỡng lại nỗi ước ao đào thoát. Thay vì thế, tôi đã chọn ở lại Trung Quốc, tiếp tục ghi chép chuyện đời của những người ở bậc thang dưới cùng của xã hội. Thế rồi, những cuộc phản kháng đòi dân chủ nhanh chóng lan tràn khắp thế giới Ả Rập, và trên mạng Internet bắt đầu xuất hiện những bài kêu gọi những cuộc xuống đường phản kháng tương tự ở Trung Quốc. Hồi tháng Hai và tháng Ba, cứ mỗi chiều Chủ nhật lại có những cuộc tập hợp thanh bình tại những trung tâm thương mại và du lịch nhộn nhịp ở mười mấy thành phố. Chính quyền đâm hoảng, bèn đồng loạt phô trương sức mạnh trên toàn quốc. Binh lính mặc thường phục và mang súng đi tuần tiễu phố phường, họ thấy ai có vẻ đáng nghi ngờ đều bắt tất.

Meanwhile, any reference to Tunisia’s Jasmine Revolution (and even the word jasmine) was censored in text messages and on search engines. The police rounded up human rights lawyers, writers and artists. The democracy activist Liu Xianbin, who had served nine years in prison for helping to form the China Democratic Party, was given a new sentence of 10 years. The artist Ai Weiwei vanished in April and has lived under close government surveillance since his release in mid-June.

Trong khi đó, những gì ám chỉ tới Cách Mạng Hoa Nhài ở Tunisia (và thậm chí cả từ hoa nhài) đều bị kiểm duyệt trong những tin nhắn và trên những mạng tìm kiếm thông tin. Công an bố ráp các luật sư nhân quyền, các văn nghệ sĩ. Nhà hoạt động dân chủ Lưu Hiền Bân từng ở tù chín năm vì giúp thành lập Đảng Dân chủ Trung Quốc, nay lại bị kết án 10 năm. Nghệ sĩ Ngải Vị Vị biến mất hồi tháng Tư, và hiện đang sống trong vòng giám sát sát sao của chính quyền kể từ khi ông được thả hồi giữa tháng Sáu.

An old-fashioned writer, I seldom surf the Web, and the Arab Spring simply passed me by. Staying on the sidelines did not spare me police harassment, though. When public security officers learned that my books would be published in Germany, Taiwan and the United States, they began phoning and visiting me frequently.

Vốn là nhà văn lạc hậu, tôi ít khi lướt mạng, và biến cố Mùa Xuân Ả Rập trôi qua mà tôi chẳng hay. Đứng bên lề nhưng tôi không được tha, vẫn bị công an quấy rầy. Khi công an biết những cuốn sách của tôi sẽ được xuất bản ở Đức, Đài Loan và Mỹ, họ bắt đầu thường xuyên gọi điện và tới gặp tôi.

In March, my police handlers stationed themselves outside my apartment to monitor my daily activities. “Publishing in the West is a violation of Chinese law,” they told me. “The prison memoir tarnishes the reputation of China’s prison system and ‘God Is Red’ distorts the party’s policy on religion and promotes underground churches.” If I refused to cancel my contract with Western publishers, they said, I’d face legal consequences.

Hồi tháng Ba, những tay công an chuyên giám sát tôi đóng đô bên ngoài căn hộ của tôi để theo dõi sinh hoạt hàng ngày của tôi. “Xuất bản ở phương Tây là vi phạm luật pháp Trung Quốc,” họ bảo tôi. “Hồi ký trong tù làm hoen ố uy tín của hệ thống nhà tù của Trung Quốc, còn cuốn ‘Chúa Màu Đỏ’ xuyên tạc chính sách của đảng về tôn giáo và cổ xúy cho những nhà thờ mờ ám.” Họ đe rằng nếu tôi không chịu hủy hợp đồng với những nhà xuất bản nước ngoài, tôi phải gánh chịu những hậu quả pháp lý.

Then an invitation from Salman Rushdie arrived, asking me to attend the PEN World Voices Festival in New York. I immediately contacted the local authorities to apply for permission to leave China, and booked my plane ticket. However, the day before my scheduled departure, a police officer called me to “have tea,” informing me that my request had been denied. If I insisted on going to the airport, the officer told me, they would make me disappear, just like Ai Weiwei.

Thế rồi tôi nhận được giấy của Salman Rushdie, mời tôi tham dự Liên hoan Những Tiếng nói Thế giới của Hội Văn Bút Quốc tế ở New York. Tôi lập tức liên hệ với chính quyền địa phương để xin xuất cảnh, và đặt vé máy bay. Tuy nhiên, hôm trước khi tôi lên đường như đã định, một công an gọi điện mời tôi “tới uống trà”, cho tôi biết là đơn của tôi đã bị bác. Tay công an bảo tôi rằng nếu tôi cứ nhất mực ra sân bay, họ sẽ khiến tôi biến mất, y như Ngải Vị Vị.

For a writer, especially one who aspires to bear witness to what is happening in China, freedom of speech and publication mean more than life itself. My good friend, the Nobel laureate Liu Xiaobo, has paid a hefty price for his writings and political activism. I did not want to follow his path. I had no intention of going back to prison. I was also unwilling to be treated as a “symbol of freedom” by people outside the tall prison walls.

Đối với một nhà văn, đặc biệt là người mong mỏi làm nhân chứng cho những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, tự do ngôn luận và xuất bản có ý nghĩa lớn hơn bản thân sự sống. Anh bạn hiền của tôi, Lưu Hiểu Ba – người đoạt giải Nobel, đã trả giá đắt cho những tác phẩm và hoạt động chính trị của anh. Tôi không muốn đi theo con đường của anh. Tôi không có ý định quay lại nhà tù. Tôi cũng không muốn bị những người bên ngoài những bức tường tù cao ngất coi như “biểu tượng của tự do”.

Only by escaping this colossal and invisible prison called China could I write and publish freely. I have the responsibility to let the world know about the real China hidden behind the illusion of an economic boom — a China indifferent to ordinary people’s simmering resentment.

Chỉ bằng cách đào thoát khỏi nhà tù khổng lồ và vô hình có tên gọi là Trung Quốc này thì tôi mới có thể tự do viết và xuất bản. Tôi có trách nhiệm cho thế giới biết về nước Trung Quốc thật sự nấp đằng sau ảo ảnh bùng nổ kinh tế – một Trung Quốc bàng quan trước nỗi phẫn uất âm ỉ của dân thường.

I kept my plan to myself. I didn’t follow my usual routine of asking my police handlers for permission. Instead, I packed some clothes, my Chinese flute, a Tibetan singing bowl and two of my prized books, “The Records of the Grand Historian” and the “I Ching.” Then I left home while the police were not watching, and traveled to Yunnan. Even though it was sweltering there, I felt like a rat in winter, lying still to save my energy. I spent most of my time with street people. I knew that if I dug around, I could eventually find an exit.

Tôi giữ kín kế hoạch của mình. Tôi không giữ nếp thường nhật là xin phép những tay công an theo dõi mình nữa. Trái lại, tôi xếp mấy bộ quần áo, cây sáo, chiếc mõ tụng kinh và hai cuốn sách quý của mình là “Sử Ký Tư Mã Thiên” và “Kinh Dịch”. Rồi tôi rời khỏi nhà khi công an không theo dõi, đến Vân Nam. Dù tiết trời ở đó oi ả ngột ngạt, tôi thấy như một chú chuột trong mùa đông, nằm yên để giữ năng lượng. Tôi dành phần lớn thời gian làm quen với những người sống trên đường phố. Tôi biết nếu mình tìm quanh, thể nào cuối cùng tôi cũng tìm được lối thoát.

WITH my passport and valid visas from Germany, the United States and Vietnam, I began to move. I shut off my cellphone after making brief contacts with my friends in the West, who had collaborated on the plan. Several days later, I reached a small border town, where I could see Vietnam across a fast-flowing river. My local helper said I could pay someone to secretly ferry me across, but I declined. I had a valid passport. I chose to leave through the border checkpoint on the bridge.

Với hộ chiếu và thị thực hợp lệ của Đức, Mỹ và Việt Nam, tôi bắt đầu dịch chuyển. Tôi tắt điện thoại di động sau khi liên lạc chớp nhoáng với bạn bè ở phương Tây, những người đã hợp tác trong kế hoạch này. Mấy ngày sau, tôi đến một thị trấn nhỏ ở biên giới, ở đó tôi có thể thấy Việt Nam bên kia con sông chảy cuộn. Người dẫn đường địa phương nói tôi có thể trả tiền thuê người bí mật chở tôi qua, nhưng tôi từ chối. Tôi có hộ chiếu hợp lệ. Tôi chọn cách đi qua cửa khẩu biên giới trên cầu.

Before the escape, my helper had put me up at a hotel near the border. Amid intermittent showers, I floated in and out of dreams and awoke nervously to the sound of a knock on the door, only to see a prostitute shivering in the rain and asking for shelter. Although sympathetic, I was in no position to help.

Trước cuộc đào thoát, người dẫn đường đã xếp cho tôi ở một khách sạn gần biên giới. Giữa những lần tắm, tôi cứ hết mơ rồi lại giật mình tỉnh ra, đầy âu lo khi nghe tiếng gõ cửa, để rồi chỉ thấy một cô gái điếm run lẩy bẩy xin vào trong trú mưa. Tuy thông cảm, nhưng tôi đâu thể giúp được.

At 10 a.m. on July 2, I walked 100 yards to the border post, fully prepared for the worst, but a miracle occurred. The officer checked my papers, stared at me momentarily and then stamped my passport. Without stopping, I traveled to Hanoi and boarded a flight to Poland and then to Germany. As I walked out of Tegel airport in Berlin on the morning of July 6, my German editor, Peter Sillem, greeted me. “My God, my God,” he exclaimed. He was deeply moved and could not believe that I was actually in Germany. Outside the airport, the air was fresh and I felt free.

Lúc 10 giờ sáng ngày 2/7, tôi cuốc bộ 100 thước tới chốt biên giới, sẵn sàng chuẩn bị cho tình thế xấu nhất, nhưng điều kỳ diệu đã diễn ra. Cán bộ hải quan kiểm tra giấy tờ của tôi, nhìn tôi chằm chằm trong tích tắc, rồi đóng dấu vào hộ chiếu của tôi. Không ngừng lại, tôi đi thẳng về Hà Nội và lên máy bay sang Ba Lan rồi tới Đức. Khi tôi bước ra khỏi sân bay Tegel ở Berlin sáng ngày 6/7, Peter Sillem, biên tập viên người Đức của tôi, đón tôi. “Chúa ơi, Chúa ơi,” ông thốt lên. Ông vô cùng cảm động và không thể tin rằng tôi đã thực sự tới Đức. Bên ngoài sân bay, không khí trong lành, và tôi thấy được tự do.

After I settled in, I called my family and girlfriend, who were questioned by the authorities. News about my escape spread fast. A painter friend told me that he had gone to visit Ai Weiwei, who is still closely watched. When my friend mentioned that I had mysteriously landed in Germany, Old Ai’s eyes widened. He howled with disbelief, “Really? Really? Really?”

Sau khi ổn định, tôi gọi cho gia đình và bạn gái của mình; họ đã bị nhà cầm quyền tra vấn. Tin tức về cuộc đào thoát của tôi lan nhanh. Một người bạn họa sĩ kể anh tới thăm Ngải Vị Vị, ông vẫn đang bị theo dõi sát sao. Khi bạn tôi báo tin tôi đã bí mật hạ cánh ở Đức, Ngải lão tôn tròn mắt. Dạ không tin, ông gào lên, “Thật à? Thật à? Thật à?”

Liao Yiwu is the author of “God Is Red” and “The Corpse Walker.” This essay was translated by Wen Huang from the Chinese.

Liệu Diệc Vũ là tác giả của ”Chúa màu đỏ” và “Người vác thi thể”. Bài viết này được Hoàng Văn dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh.


Translated by Pham Vu Lua Ha

http://www.nytimes.com/2011/09/15/opinion/walking-out-on-china.html?_r=2&tntemail0=y&emc=tnt&pagewanted=all

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn