MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, April 4, 2016

THE CHINESE CRASH IS GOVERNMENT'S FAULT, NOT CAPITALISM'S Sự sụp đổ của Trung Quốc là lỗi của chính phủ, không phải của chủ nghĩa tư bản

THE CHINESE CRASH IS GOVERNMENT'S FAULT, NOT CAPITALISM'S
Sự sụp đổ của Trung Quốc là lỗi của chính phủ, không phải của chủ nghĩa tư bản



Lawrence W. Reed
Lawrence W. Reed
26 July, 2015

26-07-2015

The crash in the Chinese stock market (down 30 percent in three weeks with no end in sight) is bringing forth comparisons to the big U.S. stock crash of 1929, as well it should. In the world of central banks and fiat money, inevitable busts follow unsustainable booms. The closer one watches the “experts” at the helm of monetary policy in any country, the more apparent it is that they are constantly scrambling to undo the calamities of their own handiwork.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán tại Trung Quốc (giảm 30% trong vòng ba tuần và không có dấu hiệu dừng lại) đem đến sự so sánh tương tự như vụ đại sụp đổ trên thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1929. Trong thế giới của các ngân hàng trung ương và tiền pháp định (fiat money),những bong bóng kinh tế mỏng manh hình thành và chắc chắn sẽ vỡ. Càng quan sát kĩ hơn các “chuyên gia” quản lý chính sách tiền tệ tại bất kì quốc gia nào, ta càng thấy rõ rằng họ đang liên tục tranh giành để xóa bỏ tai họa từ công trình do chính bản thân họ tạo nên.


Prior to the 2008 global financial meltdown, monetary policy in China was expansionist just like it was in the United States and much of the industrial world. Interest rates were held down while liquidity in the banking system was pumped up. By 2007, it became clear that monetary policy in the United States and most Western countries had lurched in the other direction. The bubble fostered by the prior easy money burst with a bang in the summer and fall of 2008.

Trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, chính sách tiền tệ tại Trung Quốc cũng theo chủ nghĩa bành trướng, như tại Mỹ và hầu hết giới công nghiệp. Lãi suất được giữ nguyên trong khi đó tiền mặt trong hệ thống ngân hàng vẫn được bơm vào. Đến trước năm 2007, rõ ràng rằng chính sách tiền tệ tại Mỹ và hầu hết các nước phương Tây đã lệch sang hướng còn lại. Bong bóng được thổi căng từ số tiền kiếm được dễ dàng lúc trước đã vỡ toang vào mùa hè và thu năm 2008.

But Beijing’s bubble only got bigger because monetary policy shifted into high gear instead of into reverse. The Peoples Bank of China (PBOC) presided over an extraordinary growth in loans, deposits and reserves; a further cut in interest rates; and big hikes in public spending focused on industry, both state-owned and private.

Nhưng bong bóng của Bắc Kinh chỉ có thể trở nên lớn hơn bởi vì chính sách tiền tệ ở nước này đã phát triển hơn thay vì dậm châm tại chỗ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) chịu trách nhiệm về sự gia tăng đặc biệt của các khoản vay, khoản gửi, khoản dự trữ; cắt giảm thêm các lãi suất; gia tăng lớn trong chi tiêu công tập trung lên công nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Beijing’s monetary stance finally shifted four years later, as evidenced by the yield on Chinese government bonds between 2012 and 2014: It nearly doubled from about 2.5 percent to 4.5 percent in nominal terms but rose even more dramatically after adjusting for inflation: In the same period, the official consumer price index fell from 4 percent to 2.5 percent.

Quan điểm của Bắc Kinh cuối cùng đã thay đổi sau bốn năm, được chứng minh bởi việc lợi tức của trái phiếu chính phủ Trung Quốc giữa năm 2012 và 2014 đã tăng gần gấp đôi từ khoảng 2,5 phần trăm lên đến 4,5 phần trăm trên giá danh nghĩa nhưng thậm chí tăng lên nhanh chóng hơn nữa sau khi điều chỉnh lạm phát: Trong cùng một giai đoạn, chỉ số giá tiêu dùng chính thức giảm từ 4 phần trăm xuống còn 2,5 phần trăm.

You can drug an economy for only so long. When the injections dwindle or stop, the withdrawal symptoms take over. Last year, with the economy turning south, Beijing reversed itself again and has been desperately trying to re-inflate ever since, but markets have lost confidence.

Nhưng bạn chỉ có thể đánh thuốc phiện một nền kinh tế lâu đến vậy thôi. Khi giảm hoặc ngừng tiêm thuốc, triệu chứng cai nghiện sẽ diễn ra. Năm vừa rồi, với nền kinh tế dịch chuyển sang phía bắc, Bắc Kinh lại trở mình lần nữa và liều lĩnh tái lạm phát kể từ đó, nhưng thị trường đã mất đi sự tự tin.

Think of 2015 as China’s 2008 — with all those additional years of artificial, easy money-fostered misallocation of resources to atone for. This is why the coming slump in China may make ours of 1929 look like a romp in the park.


Hình dung năm 2015 cũng như năm 2008 của Trung Quốc – cộng thêm những năm tháng tài nguyên bị phân bố sai lầm bằng những đồng tiền giả tạo và dễ dàng để bào chữa. Đó là lý do tại sao thời kỳ khủng hoảng tiếp theo tại Trung Quốc sẽ khiến thời kỳ khủng hoảng của năm 1929 giống như là trò đùa trong công viên vậy.

So monetary expansion produced a temporary boom, followed by tight money that heralded the now-evolving bust in China. Looks a lot like 1924-1929 in the United States. Here’s an interesting question: Will the next few years in China be like the twelve that followed our 1929 crash?

Vậy nên bành trướng tiền tệ đem lại sự hưng thịnh tạm thời, dẫn đến sự khan hiếm tiền, báo trước cho sự suy thoái đang bắt đầu diễn ra tại Trung Quốc. Rất giống với thời kì 1924-1929 tại Mỹ. Có một câu hỏi khá thú vị ở đây: Liệu một vài năm sau ở Trung Quốc sẽ giống như 12 năm sau cuộc khủng khoảng năm 1929 hay không?

Parallels and comparisons are difficult to make because the two economies differ in so many ways. Nobody knows for sure what China’s fumbling policy makers will do next. But they cannot escape this reality: If you do stupid things, bad things will follow.

Rất khó để so sánh bởi cả hai nền kinh tế này quá khác biệt. Không ai có thể biết chắc rằng các nhà hoạch định chính sách vụng về của Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo. Nhưng họ không thể trốn tránh khỏi thực tế rằng: Nếu bạn làm những việc ngu ngốc, chuyện xấu sẽ xảy đến.

As I explained in my essay “Great Myths of the Great Depression,” the autumn 1929 plunge in the U.S. stock market was followed by a recovery in the winter and spring. By June 1930, half of the market’s losses were erased. Unemployment was still in single digits. It was a series of bipartisan blunders that took a recession and transformed it into a deep and lingering depression.

Như tôi đã đề cập trong bài tiểu luận “Những lầm tưởng to lớn về cuộc đại khủng hoảng” của mình, theo sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào mùa thu là sự hồi phục của nó vào mùa đông và mùa xuân. Đến trước tháng bảy năm 1930, một nửa tổn thất của thị trường đã được xóa bỏ. Số lượng thất nghiệp chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Chính các chuỗi hành động sai lầm của chế độ hai đảng đã tạo nên tình trạng suy thoái và biến nó thành cuộc khủng hoảng nặng nề và kéo dài.

Most high school and college textbooks repeat the discredited error that the Hoover administration took a “laissez faire” attitude toward the economy from 1929 to 1933. Then Franklin D. Roosevelt rode in on a white horse and saved us.

Hầu hết sách giáo khoa của các trường học đều lặp lại một sai lầm rằng chính phủ Hoover đã có quan điểm “tự do trong kinh doanh” đối với nền kinh tế từ năm 1929 đến 1933. Và rồi Franklin D.Rooservelt đã cưỡi ngựa trắng đến và giải cứu chúng ta.
But Hoover “fought” the crisis by choking off world trade with stifling, sky-high tariffs in June 1930, followed by a doubling of income tax rates in 1932, all while the experts at the Federal Reserve contracted the money supply by a third. Hoover jawboned businesses to keep wage rates high even as prices tumbled. He threw public money at bailout schemes like the Reconstruction Finance Corporation. Things only got worse.

Thế nhưng Hoover đã “chiến đấu” với cuộc khủng hoảng bằng việc tăng gấp đôi mức thuế vào năm 1932, trong khi đó các chuyên gia của Cục Dự trữ Liên bang đã rút một phần ba số tiền trợ cấp lại. Hoover thúc giục các doanh nghiệp giữ mức lương cao ngay cả khi giá cả giảm. Ông ấy chi tiền công quỹ cho các kế hoạch cứu trợ tài chính như là Tập đoàn Tài chính Tái thiết. Nhưng mọi thứ chỉ trở nên tồi tệ hơn.

Roosevelt campaigned in 1932 to bring an end to “the greatest taxing and spending administration in history,” promising a 25 percent reduction in the bloated federal budget. Upon election, he did precisely the opposite. Federal spending soared, as did taxes and tax rates.

Rooservelt tham gia ứng cử vào năm 1932 nhằm kết thúc sự chi tiêu của chính phủ và đánh thuế cao nhất trong lịch sử, hứa hẹn sẽ cắt giảm 25 phần trăm ngân sách liên bang. Sau khi trúng cử, ông ta đã làm chính xác những gì ngược lại. Chi tiêu của liên bang tăng mạnh và mức thuế cũng tăng như vậy.

He used public money to destroy crops and cattle. He attempted to cartelize American industry through price-control codes. My essay cited above, as well as historian Burton Folsom’s book New Deal or Raw Deal, chronicle years of bad, interventionist policy that prolonged the Great Depression by at least seven years.

Ông ta dùng tiền công quỹ để phá hủy mùa màng và gia súc; cố gắng các-ten hóa nền công nghiệp Mỹ thông qua bộ luật điều chỉnh giá cả. Bài luận của tôi được trích dẫn ở phía trên, và cả cuốn sách Giải pháp mới hay giải pháp cũ của sử gia Burton Folsom, một biên niên sử về chính sách can thiệp tồi tệ đã làm kéo dài cuộc Đại khủng hoảng ít nhất là bảy năm sau đó.

If China now imitates what this country did in the 1930s, it will compound the problem. If the folks running Beijing are like the FDR braintrusters who cooked up the New Deal, they’ll jack up taxes, choke off trade, regulate the daylights out of what free enterprise there is, blow billions of renminbi on make-work and bailout schemes, destroy lots of rice paddies, and deliver the glorious news to the people via fireside chats on the radio.

Nếu bây giờ Trung Quốc bắt chước những gì nước Mỹ đã làm trong những năm 30, nó sẽ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu những người điều hành Bắc Kinh cũng giống như những nhà tham mưu FDR đã chế ra the New Deal, bọn họ sẽ cho tăng thuế, ngăn cản thương mại, phung phí hàng tỉ nhân dân tệ vào các kế hoạch tạo việc làm và cứu trợ tài chính, phá hủy vô số đồng lúa, rồi phát những tin tức tuyệt vời đến với người dân thông qua các bài phát thanh trên đài.

So now, you ask, what should China do?

That’s a poor question to ask of someone who believes the best advice for central planners is to quit their jobs and find honest work. We free market economists know how to bake a pretty good cake. John Cowperthwaite did it in Hong Kong, and Ludwig Erhard did it in Germany. The ingredients include sound, market-based money; property rights and the rule of law; free markets and entrepreneurship.

Vậy bây giờ bạn hỏi Trung Quốc nên làm gì?

Đây là một câu hỏi tồi tệ đối với những ai tin rằng lời khuyên tốt nhất cho những nhà quy hoạch trung ương là họ nên bỏ việc và tìm kiếm công việc lương thiện. Chúng tôi, những nhà kinh tế học trong thị trường tự do biết cách làm thế nào để nướng một cái bánh ngon. John Cowperthwaite đã thành công tại Hong Kong và Ludwig Erhard thành công tại Đức. Công thức bao gồm: đồng tiền bền vững dựa vào thị trường chứng khoán; quyền sở hữu và tinh thần thượng tôn pháp luật; thị trường tự do và tinh thần khởi nghiệp.


But we’re constantly expected to fix the cake after the statists have added gravel and horse dung to the mix, then turned the temperature in the oven up too high. That’s a much tougher job.

Thế nhưng chúng ta luôn luôn mong “chữa cháy” cho cái bánh sau khi các nhà thống kê đã thêm cát sỏi và phân ngựa vào trong hỗn hợp, sau đó lại còn vặn nhiệt độ lò nướng quá cao. Đó hẳn là công việc khó khăn hơn nhiều.

I do know this: If China’s leaders pile more “expert” central planning on top of their already mile-high pile, a busted stock market will be one of the least of their long-term worries.
Tôi biết rõ một điều rằng: Nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc chất thêm “chuyên gia” lên cái đống đã cao hàng dặm đó, thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ chỉ là một trong những mối lo ngại nhỏ nhất của họ về lâu dài.



Translated by Băng Tâm


https://fee.org/articles/the-inevitable-chinese-stock-market-crash/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn