Thursday, January 31, 2013

Common Fears, Different Approaches to U.S. BMD for Russia, China Nga-Trung: Nỗi sợ hãi chung, phương pháp tiếp cận riêng đối với Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ





Common Fears, Different Approaches to U.S. BMD for Russia, China

Nga-Trung: Nỗi sợ hãi chung, phương pháp tiếp cận riêng đối với Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) của Mỹ

Richard Weitz
The World Politics Review
Richard Weitz
Tạp chí Chính trị Thế giới


Although Russia and China are the only countries that have the capability to conduct a large-scale ballistic missile attack on the U.S. homeland, neither one is the focus of U.S. ballistic missile defense efforts, due to the unlikelihood of such an attack. Nevertheless, both Moscow and Beijing have repeatedly expressed their concerns that U.S. missile defenses will negatively impact their own strategic capabilities and interests.

Mặc dù Nga và Trung Quốc là những cường quốc duy nhất có khả năng phát động một cuộc tấn công nước Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo quy mô lớn, nhưng không nước nào quan tâm đến các nỗ lực của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ do Bắc Kinh và Mátxcơva nhận định Mỹ không thể phát động một cuộc tấn công như vậy. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc thường xuyên lo ngại các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các lợi ích và khả năng chiến lược của hai nước.

While China shares some of Russia’s concerns and responses regarding U.S. missile defenses, Beijing’s objections also differ in certain respects.

Trong khi Trung Quốc chia sẻ một số quan ngại và phản ứng của Nga liên quan đến phòng thủ tên lửa của Mỹ, phản đối của Bắc Kinh cũng khác biệt ở một số khía cạnh nhất định.

Both countries fear that U.S. BMD systems threaten to weaken their nuclear deterrents and undermine one of their main tools for constraining U.S. foreign policy by shielding the United States from potential retaliation. America’s strong offensive capabilities, both nuclear and conventional, exacerbate these concerns, since they increase the potential for a successful U.S. pre-emptive strike against Russian and Chinese nuclear missiles. Although U.S. BMD systems would have difficulty coping with a full-scale Russian and Chinese nuclear strike, the task would be easier if Moscow and Beijing’s nuclear retaliatory capacity were severely weakened by a U.S. first strike that had destroyed many missiles in their silos and disrupted strategic command-and-control systems.

Mátxcơva và Bắc Kinh sợ rằng BMD của Oasinhtơn sẽ làm suy yếu các phương tiện răn đe và dẫn đến phá hủy một trong những công cụ chủ yếu của hai nước nhằm hạn chế chính sách đối ngoại của Mỹ bằng cách hạn chế các đòn tấn công trả đũa mạnh mẽ của Mỹ. Khả năng tấn công mạnh mẽ bằng các loại vũ khí hạt nhân và thông thường của Mỹ đang làm gia tăng mối quan tâm đó của Nga và Trung Quốc, bởi vì các loại vũ khí đó sẽ giúp Mỹ gia tăng khả năng của một đòn tấn công phủ đầu phá hủy các tên lửa hạt nhân của Nga và Trung Quốc. Mặc dù BMD của Mỹ khó có thể đối phó với một đòn tấn công hạt nhân toàn diện của Nga và Trung Quốc, nhưng nhiệm vụ đó sẽ dễ dàng hơn cho Mỹ nếu khả năng trả đũa hạt nhân của Mátxcơva và Bắc Kinh bị suy yếu nghiêm trọng bởi một đòn tấn công đầu tiên của Mỹ đã phá hủy các tên lửa trong hầm chứa cũng như các hệ thống kiểm soát và chỉ huy chiến lược.

Even with a theoretical U.S. pre-emptive first strike capacity, the primary concern for Russian and Chinese policymakers would not necessarily be a nuclear war with the United States, but rather that U.S. policymakers might feel emboldened to intervene in other countries without having to heed Moscow and Beijing’s objections.

Trước khả năng, xét về mặt lý thuyết, tiến hành một đòn tấn công phủ đầu của Mỹ, mối lo ngại chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách của Nga và Trung Quốc sẽ không phải là một cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ, mà ngược lại các nhà hoạch định chính sách Mỹ có thể cảm thấy được khích lệ để can thiệp các nước khác mà không quan tâm đến những phản đối của Mátxcơva và Bắc Kinh.

At the 2007 Munich Security Conference, Russian President Vladimir Putin explicitly warned that if the U.S. military "hyperpower" were no longer deterred by Russian nuclear forces, Washington would be free to impose its will unilaterally on other countries without fear of effective military retaliation. Maj. Gen. Chen Zhou, of the Chinese military’s Academy of Military Science, claims that U.S. missile defense systems "break the global strategic balance" by undermining a key source of China’s power.


Tại Hội nghị an ninh Munich năm 2007, chính Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng nếu lực lượng hạt nhân của Nga không thể ngăn chặn sức mạnh của quân đội Mỹ nữa, lúc đó Oasinhtơn sẽ tự do áp đặt ý chí đơn phương của họ đối với các nước khác mà không lo sợ bị trả đũa quân sự hiệu quả. Thiếu tướng Trần Châu thuộc Học viện Khoa học Quân sự của quân đội Trung Quốc cũng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ “phá vỡ sự cân bằng chiến lược toàn cầu” bằng cách phá hoại một nguồn sức mạnh quan trọng của Trung Quốc.

Moreover, both Beijing and Moscow fear that the United States is using missile defenses to widen and deepen security alliances designed to contain Chinese and Russian influence. Russians oppose U.S. BMD deployments in Eastern Europe and potentially the South Caucasus, seeing them as a way of strengthening and extending NATO. Similarly, the Chinese oppose U.S. BMD cooperation with Japan and potentially South Korea and Taiwan, seeing it as a means for Washington to strengthen cross-links between its bilateral alliances.

Hơn nữa, Bắc Kinh và Mátxcơva sợ rằng Chính phủ Mỹ đã và đang sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa để mở rộng và làm sâu sắc hơn các liên minh an ninh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quôc và Nga. Nga phản đối Mỹ triển khai BMD ở Đông Âu cũng như Nam Cápcadơ và coi các kế hoạch triển khai đó như một biện pháp để củng cố và mở rộng NATO. Tương tự, Trung Quốc cũng phản đối chương trình hợp tác BMD của Mỹ với Nhật Bản và sắp tới có khả năng với Hàn Quốc và Đài Loan, và coi việc triển khai đó như một công cụ để Oasinhtơn thúc đẩy mối liên kết giữa các liên minh song phương của Mỹ trong khu vực.


In order to decrease the vulnerability of their ballistic missiles to a U.S. first strike, Russia and China have expended considerable resources to develop and deploy mobile missiles as well as submarine-launched missiles. But these passive defenses would do nothing to counter effective BMD systems.

Để hạn chế sự yếu kém của các tên lửa đạn đạo trước đòn tấn công đầu tiên của Mỹ, Nga và Trung Quốc đã chi các nguồn lực đáng kể nhằm phát triển và triển khai các tên lửa cơ động cũng như các tên lửa được phóng từ tàu ngầm. Nhưng các hệ thống phòng thủ thụ động này không thể chống lại BMD hiệu quả.

In addition to perceiving missile defense as an effort by Washington to strengthen the U.S. alliance architecture in East Asia, the Chinese also see U.S. missile defenses as at least partly designed to negate the Chinese military’s anti-access/area denial strategy. That strategy relies heavily on China’s missiles, armed with conventional warheads, to keep the U.S. military from intervening in a conflict between China and one of its neighbors.

Bên cạnh việc nhận thấy các hệ thống phòng thủ tên lửa như một nỗ lực của Oasinhtơn để tăng cường mạng lưới liên minh tại Đông Á, Trung Quốc cũng thấy các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm phá hủy chiến lược chống thâm nhập chống tiếp cận khu vực của quân đội Trung Quốc. Chiến lược này của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các tên lửa được trang bị các đầu đạn thông thường nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ can thiệp vào một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong tương lai.

Unlike Moscow, however, Beijing has adamantly refused to constrain its missile arsenal and has rejected suggestions that China accede to the Russia-U.S. Intermediate Nuclear Forces Treaty, which exclusively prohibits these two countries from having ballistic or cruise missiles with a range between 310 and 3,410 miles. China’s missile arsenal includes short-range systems to discourage Taiwan from explicitly declaring independence and to deter U.S. and other adversary militaries from operating near mainland China; medium-range missiles to consolidate Beijing’s influence in East Asia; and long-range missiles to deter the United States from interfering in Chinese efforts to achieve these first two objectives. In addition, China continues to rely on its missile technology exports to Pakistan, Iran, North Korea and other states for revenue and to expand its diplomatic influence.


Nhưng không giống Mátxcơva, Bắc Kinh cương quyết không hạn chế kho vũ khí tên lửa của họ và bác bỏ các ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ tham gia hiệp ước Nga-Mỹ. Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung cấm Mỹ và Nga sở hữu các tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp có tầm bắn từ 310-3.410 dặm. Kho vũ khí tên lửa của Trung Quốc bao gồm các hệ thống tên lửa tầm ngắn để đe dọa Đài Loan không được tuyên bố độc lập và ngăn chặn lực lượng Mỹ cũng như quân đội của các nước thù địch khác hoạt động gần lãnh thổ Trung Quốc đại lục; các tên lửa tầm trung sẽ củng cố ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Đông Á; và tên lửa tầm xa để ngăn chặn Mỹ can thiệp vào các nỗ lực của Trung Quốc trong việc đạt được hai mục tiêu đầu tiên. Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục dựa vào xuất khẩu công nghệ tên lửa đến các nước đồng minh như Pakixtan, Iran, Bắc Triều Tiên và nhiều nước khác để tăng thu nhập và mở rộng ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh.


At the same time, Beijing has adopted a much less threatening tone in its response to U.S. BMD initiatives than Moscow, which has threatened to launch pre-emptive strikes against Poland, Ukraine and other countries hosting U.S. BMD sites. The Chinese may have benefitted from having seen how Russia’s shrill threats have only alarmed its neighbors into tightening their mutual defense ties.


Đồng thời, Bắc Kinh ít tuyên bố mang tính chất đe dọa khi phản ứng trước các sáng kiến BMD của Mỹ hơn Mátxcơva-nước nhiều lần tuyên bố sẽ phát động các cuộc tấn công đánh đòn phủ đầu đầu tiên chống Ba Lan, Ucraina và các nước khác có bố trí BMD của Mỹ. Có lẽ Trung Quốc đã được hưởng lợi vì nhận thấy mối đe dọa của Nga chỉ cảnh báo các nước láng giềng thắt chặt quan hệ quốc phòng với nhau ở mức độ nào.


In contrast, Chinese officials have not threatened to attack Japan, India or South Korea to discourage them from supporting Washington’s BMD policies, to avoid driving these countries closer to the United States and thereby increasing the risks of a collective containment architecture coalescing around Beijing.

Ngược lại, các quan chức Trung Quốc không hề đe dọa tấn công Nhật Bản, Ấn Độ hay Hàn Quốc nhằm lôi kéo các nước này không ủng hộ chính sách BMD của Oasinhtơn và không đẩy họ gần hơn với Mỹ để tránh tăng nguy cơ hình thành thế bao vây ngăn chặn xung quanh Trung Quốc.


Unlike in Europe, where the U.S. BMD program has been adopted by NATO as a collective alliance initiative, the U.S. BMD initiatives in Asia are proceeding thus far almost exclusively on a bilateral basis.


Không giống châu Âu-nơi chương trình BMD của Mỹ được NATO ủng hộ và coi đây như một sáng kiến liên minh tập thể, các sáng kiến BMD của Mỹ ở châu Á đang được thúc đẩy chủ yếu trên cơ sở các hiệp ước an ninh song phương.


Furthermore, the Chinese seem more optimistic than their Russian counterparts that they can develop both sophisticated BMD-penetration capabilities and their own missile defense systems. Unlike Russian officials, who characterize all national missile defense programs as potentially destabilizing, the Chinese simply urge caution in the development and deployment of BMD systems, suggesting that Beijing wants to defend its own incipient missile defense program.


Hơn nữa, Trung Quốc có vẻ lạc quan hơn các đối tác Nga vì cho rằng họ có thể phát triển các khả năng thâm nhập BMD hiện đại và các hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn đầu của họ. Không như các quan chức Nga thường mô tả tất cả các chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia đều có khả năng gây mất ổn định, Trung Quốc chỉ yêu cầu Mỹ thận trọng trong quá trình phát triển và triển khai hệ thống BMD và điều đó cho thấy rằng Bắc Kinh muốn bảo vệ chương trình phòng thủ tên lửa giai đoạn đầu của họ.


Although China’s nuclear arsenal could more easily be neutralized by emerging U.S. missile defense systems than Russia’s larger fleet of nuclear-armed ballistic missiles, Chinese officials have declined to pursue Russian exploratory proposals regarding greater cooperation in this area. Chinese and Russian representatives have thus far largely limited their BMD efforts to issuing joint declarations, though Russia has in principle decided to sell advanced S-400 air defense systems to China that have some missile defense capacities.

Mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng thủ tên lửa đang phát triển của Mỹ hơn các hạm đội tàu chiến được trang bị các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân của Nga, nhưng các quan chức Trung Quốc không ủng hộ đề nghị mang tính chất thăm dò của Nga liên quan đến hợp tác chặt chẽ hơn trên lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Vì vậy, đến nay các đại diện của Trung Quốc và Nga rất hạn chế đưa ra các tuyên bố chung về khả năng BMD của họ, mặc dù về nguyên tắc Nga quyết định bán các hệ thống phòng không hiện đại S- 400 cho Trung Quốc.

Chinese analysts have informally explained that they are weighing the value of working with Russia, but are concerned that Moscow might ultimately abandon China to reach a separate agreement with the United States on the issue, as Beijing believes occurred in 2001. They also worry that, unlike Russia, China lacks any missile defense assets they could offer the United States in return for BMD cooperation.


Các nhà phân tích Trung Quốc chính thức giải thích rằng họ đang cân nhắc giá trị của việc hợp tác với Nga, nhưng lại sợ rằng cuối cùng Mátxcơva có thể từ bỏ Trung Quốc để tiến tới một thỏa thuận riêng với BMD về vấn đề này như năm 2001. Họ cũng sợ rằng Trung Quốc thiếu tất cả các thiết bị phòng thủ tên lửa có thể cung cấp cho Mỹ đế đổi lấy việc hợp tác BMD.

Whether in collaboration with Russia or alone, China is therefore likely to continue to seek its own BMD capabilities. Beijing claims to have tested an incipient BMD system in 2010, and Chinese experts have confirmed that they are debating whether to develop more mature BMD systems as well. Analysis of Chinese technical writings show extensive interest in developing not only passive and active countermeasures to BMD, but also China’s own anti-satellite and BMD capabilities.

Dù hợp tác với Nga hoặc hành động một mình, Trung Quốc có khả năng tiếp tục tìm kiếm các khả năng BMD của họ. Năm 2010, Bắc Kinh thông báo Trung Quốc đã thử nghiệm một hệ thống BMD giai đoạn đầu và nhiều chuyên gia Trung Quốc cho biết họ đang tranh luận về việc Trung Quốc có nên phát triển hệ thống BMD hoàn thiện hơn không. Phân tích các tài liệu kỹ thuật của Trung Quốc cho thấy hiện nay Bắc Kinh không những đang quan tâm phát triển các biện pháp trả đũa thụ động và chủ động đối với BMD, mà cả các khả năng chống vệ tinh và BMD.

But greater cooperative BMD collaboration between China and the United States -- and Russia -- is also possible. Indeed, such cooperation is in China’s interests: China’s expanding offensive nuclear capabilities are making it more difficult for Russia and the United States to agree to further reduce their own strategic forces, which can inflict much more damage on China than any U.S. missile shield. Similarly, the Chinese military buildup is encouraging influential Japanese, South Koreans and Taiwanese to develop their own matching long-range strike weapons as well as more advanced defensive systems. Though U.S. missile defense efforts have for now been a divisive issue for Russia and China, BMD could potentially serve as the basis for cooperative approaches to regional security in the future.


Nhưng hợp tác về BMD lớn hơn giữa Trung Quốc và Mỹ hoặc Trung Quốc và Nga cũng có thể diễn ra. Thực tế, hợp tác như vậy nằm trong các mối quan tâm của Trung Quốc: Các khả năng tấn công hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ và Nga khó có thể đồng ý cắt giảm hơn nữa lực lượng chiến lược của họ, từ đó có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc lớn hơn các hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ. Tương tự, việc xây dựng quân đội Trung Quốc đang khuyến khích Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan phát triển các loại vũ khí tấn công tầm xa cũng như các hệ thống phòng thủ hiện đại hơn. Mặc dù hiện nay các nỗ lực phòng thủ tên lửa của Mỹ là vấn đề gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc, nhưng BMD có thể là cơ sở cho các cách tiếp cận hợp tác an ninh khu Vực trong tương lai.

Richard Weitz is a senior fellow at the Hudson Institute and a World Politics Review senior editor. His weekly WPR column, Global Insights, appears every Tuesday.

Richard Weitz là một thành viên cao cấp tại Viện Hudson và biên tập viên cao cấp  của tạp chí Chính Trị Thế Giới. Chuyên mục Cái nhìn toàn cầu của ông xuất hiện vào các ngày thứ Ba hàng tuần.







 
http://www.worldpoliticsreview.com/articles/12524/global-insights-common-fears-different-approaches-to-u-s-bmd-for-russia-china

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn