|
|
|
|
Soul Searching After
Phnom Penh
|
Những tự vấn sau Hội
nghị Phnom Penh
|
By Prashanth Parameswaran
|
Prashanth Parameswaran
|
July 23, 2012
|
July 23, 2012
|
ASEAN must continue to remain a strong force for regional
ties in the Asia-Pacific and avoid short-sighted attempts to undermine the
bloc's unity or exploit divisions.
|
ASEAN phải tiếp tục là một thế lực mạnh cho việc củng cố
các quan hệ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và phải tránh các âm mưu
thiển cận nhằm phá hoại sự đoàn kết của khối này và khai thác những chia rẽ
giữa các quốc gia thành viên.
|
Questions are still being asked about ASEAN's
unprecedented failure to issue a joint communiqué for the first time in its
45-year history at Phnom Penh earlier this month due to disagreements over
the South China Sea. Regardless of what transpired at the meeting, it was an
embarrassing moment for ASEAN and it raises questions about the ability of
the organization to preserve its autonomy and centrality amidst great powers
with the potential to dominate the region. If the grouping needs to do some
"soul searching" over the next few months, as ASEAN Secretary
General Surin Pitsuwan put it, where should it start?
|
Nhiều câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra về việc ASEAN lần
đầu tiên không đưa ra được một thông cáo chung tại Phnom Penh vào đầu tháng
này do những bất đồng về Biển Đông, một sự kiện chưa từng có trong 45 năm
lịch sử của tổ chức này. Bất luận việc gì đã xảy ra trong hội nghị, đây là
giai đoạn rất lúng túng cho ASEAN và nó nêu lên những nghi vấn về khả năng
của tổ chức này trong việc duy trì sự tự trị và tính trung tâm (autonomy and
centrality) của tổ chức này giữa các đại cường có tiềm năng khống chế khu vực.
Nếu nhóm quốc gia này cần phải “duyệt xét lại chính mình” trong vài tháng sắp
tới, như Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã nói, nó phải bắt đầu từ đâu?
|
A logical start should be to try to make some progress on
the South China Sea (SCS), since events at Phnom Penh illustrated that
intra-ASEAN divisions on the issue can clearly tarnish the organization's
image.
|
Một khởi điểm hợp lý là phải cố gắng đạt được một số tiến
bộ trong tình hình Biển Đông, vì những diễn biến ở Phnom Penh đã minh họa
rằng những chia rẽ trong nội bộ ASEAN về vấn đề Biển Đông rõ ràng có thể làm
hoen ố hình ảnh của tổ chức này.
|
As a first step, the four ASEAN claimants- the
Philippines, Vietnam, Brunei, and Malaysia- should aim to clarify and codify
their various South China Sea (SCS) claims in order to present a more unified
front to China, as others have advised. Beijing has a proven record of
exploiting ambiguity to make contradictory claims in the SCS, some of which
have very little basis in international law.
|
Bước đầu tiên là, bốn quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền
– Philippines, Việt Nam, Brunei, và Malaysia – phải nhắm vào việc làm rõ và
đưa vào qui tắc những tuyên bố chủ quyền khác nhau của mình tại Biển Đông để
có thể đứng trong một mặt trận đoàn kết hơn đối diện với Trung Quốc, như các
thành viên ASEAN khác đã đề nghị. Bắc Kinh chứng tỏ có một thành tích khai
thác sự nhập nhằng (ambiguity) để đưa ra những tuyên bố chủ quyền trái ngược
trên Biển Đông, một số tuyên bố ấy rất thiếu cơ sở theo luật pháp quốc tế.
|
If ASEAN countries make their claims explicit by codifying
them in domestic legislation and multilateral frameworks in accordance with
international law and the United Nations Convention on the Law of the Sea
(UNCLOS), they can sort out areas where disputes are particularly intractable
and aspects where their opinions converge. The ball would then be in China's
court to clarify the basis for its own claims. As of now, ambiguity on the
SCS only allows Beijing to make dubious claims while simultaneously exposing
divisions within ASEAN. While ASEAN should continue efforts toward a code of
conduct with China, there is no substitute for clarity on this question.
|
Nếu các nước ASEAN làm minh bạch các tuyên bố chủ quyền
của mình bằng cách đặt chúng thành luật qua tiến trình lập pháp trong nước và
qua các khung pháp lý đa phương phù hợp với luật quốc tế và Công ước LHQ về
Luật Biển (UNCLOS), những quốc gia này có thể phân định những lãnh vực có các
tranh chấp đặc biệt khó giải quyết và những lãnh vực họ có cùng quan điểm với
nhau. Tiếp theo đó, Trung Quốc phải có nhiệm vụ trình bày rõ cơ sở cho việc
tuyên bố chủ quyền của mình. Cho đến nay, sự nhập nhằng về Biển Đông chỉ cho
phép Bắc Kinh đưa ra những tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở đồng thời phơi bày
những chia rẽ trong nội bộ ASEAN. Trong khi ASEAN phải tiếp tục những nỗ lực
tiến tới một bản qui tắc ứng xử giữa tổ chức này với Trung Quốc, không còn
cách nào khác hơn là phải tỏ ra rõ ràng trong vấn đề này.
|
Secondly and more broadly, ASEAN as a grouping should
redouble efforts to preserve its centrality and cohesion. The organization is
receiving greater international scrutiny these days and it will continue to
grapple with tough issues like the SCS in the future. Yet at the same time,
much like Cambodia in 2012, the next few years will see ASEAN chaired by
smaller or less-developed states (Brunei in 2013, Burma in 2014, Laos in
2016). While these countries are capable in their own right, they may not
have the same capacity to drive regional integration or tackle contentious
disputes as an Indonesia or Singapore. And while Southeast Asia has other
great leaders, it will be difficult to sustain the decade of vigorous and
dynamic leadership ASEAN has enjoyed under Secretary Generals Ong Keng Yeong
(2004-2008) and Surin Pitsuwan (2008-2012).
|
Bước thứ hai và bao quát hơn, ASEAN trong tư cách một tập
hợp các quốc gia phải nỗ lực gấp bội để duy trì tính trung tâm và sự cố kết
(centrality and cohesion) của mình. Tổ chức này đang được quốc tế theo dõi kỹ
hơn trong thời gian hiện nay và sẽ tiếp tục vật lộn với những vấn đề gay go
như vấn đề Biển Đông trong tương lai. Tuy nhiên đồng thời, cũng như Campuchia
năm 2012, những năm tiếp theo sẽ chứng kiến ASEAN được chủ toạ bởi những quốc
gia nhỏ hơn và kém phát triển hơn (Brunei năm 2013, Miến Điện 2014, Lào
2016). Mặc dù những quốc gia này tự mình cũng có khả năng, nhưng có thể họ
không đủ tầm cỡ để thúc đẩy sự hội nhập khu vực hay đương đầu với những tranh
chấp cam go như một Indonesia hay Singapore. Và mặc dù Đông Nam Á còn có
những lãnh đạo lớn khác, nhưng ASEAN sẽ khó kéo dài cái thập niên dưới sự
lãnh đạo mạnh mẽ và năng động của các Tổng Thư ký Ong Keng Yeong (2004-2008)
và Surin Pitsuwan (2008-2012).
|
Confronting this challenge will require greater efforts on
various fronts. For one, ASEAN must move faster on its goal of creating an
ASEAN Economic Community (AEC) by 2015, given that the bloc is behind on
several aspects of that initiative. Greater regional cohesion creates a
stronger collective identity among all members of the organization and
strengthens economic linkages between them, both of which will incentivize
putting ASEAN first. But if states choose to “keep to themselves,” as
Pitsuwan told the Myanmar Times earlier this year that will only hold ASEAN
back. Repeats of Phnom Penh could also be avoided by agreeing on innovative
ways to express legitimate disagreements, which will require flexibility from
both the chair and other ASEAN countries. And if future crises do occur,
solving them may require ASEAN’s older members to demonstrate leadership and
innovation, like Indonesian foreign minister Marty Natalegawa's “shuttle
diplomacy”' that led to the organization's six-point principle agreement on
Friday.
|
Đương đầu với thách thức này sẽ đòi hỏi những nỗ lực to
lớn hơn trên nhiều mặt trận khác nhau. Một trong những nỗ lực ấy là, ASEAN
phải chuyển động nhanh hơn trong mục tiêu tạo ra một Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(gọi tắt là AEC) trước năm 2015, trong tình hình khối này đã bị chậm trễ trên
một số phương diện của sáng kiến này. Một sự cố kết chặt chẽ hơn nữa trong
khu vực sẽ tạo được một bản sắc tập thể mạnh mẽ hơn nữa cho tất cả các thành
viên của tổ chức và tăng cường quan hệ kinh tế giữa họ với nhau, cả hai điều
này sẽ khích lệ việc đưa ASEAN lên ưu tiên trước nhất. Nhưng nếu các quốc gia
chọn con đường “xé lẻ”, như Pitsuwan đã nói với báo Myanmar Times vào đầu năm
nay, điều này chỉ sẽ làm cho ASEAN trì trệ thêm mà thôi. Các thành viên ASEAN
có thể tránh lặp lại sự thất bại như đã diễn ra ở Phnom Penh bằng cách thỏa
thuận những phương cách sáng tạo hơn để bày tỏ những bất đồng chính đáng,
điều này sẽ đòi hỏi sự linh động (flexibility) của cả nước chủ nhà lẫn các
nước thành viên ASEAN khác. Và nếu các khủng hoảng thực sự xảy ra trong tương
lai, việc giải quyết có thể cần đến các thành viên kỳ cựu để chứng tỏ tài
lãnh đạo và óc sáng kiến, như “đường lối ngoại giao con thoi” (shuttle
diplomacy) của ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, đã dẫn đến thoả
thuận nguyên tắc sáu điểm của ASEAN vào hôm thứ Sáu.
|
Outside actors like the United States and China should
continue to support a strong and united ASEAN. Despite its shortcomings, the
organization remains the best hub around which to structure a regional
architecture that will socialize actors into a set of acceptable norms and
behaviors, and guide Asia towards a prosperous and peaceful future. Equally
important, they should also resist short-sighted attempts to undermine the
bloc's unity or exploit its divisions, since they will only undermine this
shared goal and leave themselves increasingly isolated in a more integrated
world.
|
Các tác nhân bên ngoài như Hoa Kỳ và Trung Quốc phải tiếp
tục hậu thuẫn một ASEAN mạnh và đoàn kết. Mặc dù có nhiều bất cập, tổ chức
này vẫn là cái trục tốt nhất để xây dựng quanh nó một kiến trúc khu vực có
thể giúp các quốc gia làm quen với các qui phạm và hành vi ứng xử có thể chấp
nhận được, đồng thời đưa châu Á đến một tương lai phồn thịnh và hoà bình. Một
điều không kém phần quan trọng là, các quốc gia này cần phải chống lại các âm
mưu thiển cận nhằm phá hoại sự đoàn kết trong khối hoặc khai thác sự chia rẽ
nội bộ, vì những âm mưu này chỉ sẽ phá hoại mục tiêu chung và ngày càng làm
cho họ bị cô lập trong một thế giới hội nhập hơn.
|
Prashanth
Parameswaran is a PhD candidate in international relations at the Fletcher
School of Law and Diplomacy at Tufts University and a non-resident WSD-Handa
fellow at CSIS Pacific Forum. You can read his blog The Asianist at and
follow him on Twitter at @TheAsianist
|
Prashanth
Parameswaran là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ về bang giao quốc tế tại Phân
khoa Luật và Chính sách ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts và là một nhà
nghiên cứu bất thường trú trong chương trình WSD-Handa tại CSIS Pacific Forum.
Quí vị có thể đọc blog The Asianist của ông và theo dõi ông trên Twitter ở
điạ chỉ @TheAsianist.
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
|
http://thediplomat.com/2012/07/23/aseans-soul-searching-after-phnom-penh/
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn