MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, January 2, 2018

BIRTHRIGHT QUYỀN SINH CON

BIRTHRIGHT

QUYỀN SINH CON
What’s next for Planned Parenthood?

Chuyện gì sẽ xảy ra với việc làm mẹ kế hoạch hóa
By Jill Lepore
New Yorker, Nov 14th, 2011
Jill Lepore
New Yorker, 14 tháng 11, năm 2011.



Margaret Sanger opened the country’s first birth-control clinic, in Brooklyn, in 1916, an action that led to her being arrested and sentenced to thirty days in jail.

Margaret Sanger đã khai trương phòng khám kiểm soát sinh đẻ đầu tiên ở Brooklyn, năm 1916, một hành động dẫn đến việc cô bị bắt và bị kết án 30 ngày tù.
The Planned Parenthood health center in Brooklyn occupies ten thousand square feet on the sixth floor of an office building across the street from a courthouse. After you get off the elevator, you have to go through a metal detector. A guard behind bulletproof glass inspects your bags. The day I was there, in June, the waiting room was full; the line at the registration desk was ten deep. A bowl on the counter was filled with condoms, giveaways. A sign on the wall explained Plan B, the morning-after pill. In the waiting room, a couple of dozen women sat in rows of blue plastic chairs, texting. A few wandered over to a display of glossy brochures and picked up “Am I Ready to Have Sex?” or “Birth Control and GYN Care: For free. For real.”

Trung tâm sức khỏe của tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ) ở Brooklyn, Nữu Ước chiếm trên 10 ngàn square feet trên tầng sáu của một tòa nhà. Sau khi bước ra khỏi thang máy, bạn sẽ phải đi qua một máy quét kim loại. Một nhân viên bảo vệ ngồi sau tấm kính chống đạn dày sẽ khám xét túi xách của bạn. Lúc tôi tới đó, vào một ngày tháng Sáu, thì trong phòng chờ đã đông người, với hơn 10 người đang đứng xếp hàng trước bàn đăng ký. Trên mặt quầy có một cái tô đựng bao cao su để cho không. Trên tường có một tấm bảng giải thích Kế hoạch B- viên “Thuốc Ngừa thai Sáng hôm sau”. Trong phòng chờ, khoảng vài chục phụ nữ đang ngồi trên những chiếc ghế nhựa màu xanh dương, nhắn tin trên điện thoại. Một vài người thơ thẩn tới chỗ kệ đựng tờ rơi, chọn lấy “Tôi đã Sẵn sàng để Quan hệ Tình dục chưa?”, hay là “Sinh đẻ Kế hoạch và Chăm sóc Phụ khoa: Miễn phí.”


Aside from its proximity to the site of the United States’ first birth-control clinic—opened in Brooklyn in 1916—the place is a typical Planned Parenthood clinic. Last year, seventeen thousand patients received medical care here. Two-thirds were insured by Medicaid, or paid reduced rates, or received free treatment. They were tested for S.T.I.s and U.T.I.s; they were prescribed birth-control pills and antibiotics; they were fitted for diaphragms and I.U.D.s and cervical caps; they learned how to check their breasts for lumps. They had pregnancy tests and Pap smears and abortions.

Ngoài việc tọa lạc rất gần với dưỡng đường ngừa thai đầu tiên của Mỹ thành lập ở Brooklyn năm 1916 thì đây là một dưỡng đường KHHGĐ (Planned Parenthood) điển hình. Năm ngoái có 17 ngàn bệnh nhân được chăm sóc tại đây. Hai phần ba trong số đó được trả bởi Medicaid, được giảm một phần chi phí, hoặc được miễn phí hoàn toàn. Họ được cho xét nghiệm các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hay bệnh nhiễm trùng đường tiểu; được cho thuốc ngừa thai và thuốc kháng sinh; họ cũng được đặt vòng; và cả được học cách khám nhũ để tự phát hiện khối u nếu có. Họ được khám thai, làm xét nghiệm phết dịch âm đạo và phá thai.

Nearly every woman there looked to be in her twenties, and everyone was wearing flip-flops and jeans and T-shirts or halter tops; outside, it was sultry. Ponytailed college students carried bike helmets and backpacks; women wearing head scarves clutched handbags. One woman had brought her boyfriend. Another had brought her son. He was playing with a Nintendo DS. Thumbs herky-jerky, he would sometimes elbow his mother by accident, and she would smile and stroke his cheek.

Đa số những phụ nữ ở đây đều thuộc độ tuổi đôi mươi, ai cũng mặc quần jean với áo thun, mang dép; ngoài kia trời đang nóng bức. Mấy cô sinh viên tóc cột cao, mang ba lô và nón bảo hiểm dành cho người đi xe đạp. Có một người đi với bạn trai của mình. Người khác thì đi với con, thằng bé đang mê mải chơi game Nintendo. Với hai ngón tay cái mải mê bấm nhoay nhoáy trên mấy con phím, thỉnh thoảng thằng bé lại thúc nhầm cùi chỏ vào mẹ nó, lúc ấy bà mẹ sẽ mỉm cười và nựng má con.

Nellie Santiago-Rivera has been the director of the Brooklyn health center for the past eleven years. The corkboard behind her desk is covered with family photographs. When she was a teen-ager growing up in the Bronx, a friend brought her to the Planned Parenthood clinic at 149th Street to get contraception. “Birth control is not something we talked about in my family,” she told me. Her parents were born in Puerto Rico. “We believed, ‘You light the candle, and you pray.’ ” A report published in 1965, when Santiago-Rivera was a girl, found that ninety-four per cent of women who died in New York City from illegal abortions were either black or Puerto Rican.

Nellie Santiago-Rivera đã làm Giám đốc dưỡng đường này được mười một năm nay. Cô thiếu nữ lớn lên ở khu Bronx này đã được bạn cô đưa tới dưỡng đường KHHGĐ ở đường 149 lần đầu tiên để ngừa thai. “Kiểm soát sinh đẻ không hề được nói tới trong gia đình tôi,” cô nói. “Cha mẹ tôi sinh trưởng ở Puerto Rico. Chúng tôi tin rằng, ‘Cứ thắp nến lên rồi cầu nguyện thì mọi thứ sẽ ổn cả thôi.“ Có một báo cáo nói rằng, năm 1965, lúc đó Santiago-Rivera còn là một thiếu nữ, có tới 94% phụ nữ chết vì phá thai bất hợp pháp ở New York city là người da đen hoặc Puerto Rico.


The Brooklyn health center is one of four clinics run by Planned Parenthood of New York City, an affiliate of the national organization. There’s one in Manhattan, one in the Bronx, and one in Staten Island. There are eighty-two Planned Parenthood affiliates nationwide, operating nearly eight hundred clinics. Planned Parenthood says that one in five women in the United States has been treated at a Planned Parenthood clinic. Critics of Planned Parenthood, who are engaged in a sustained attack on the organization, say that most of those women are going to those clinics to have abortions, paid for, in violation of the Hyde Amendment, with taxpayer money.

Trung tâm Sức khỏe Brooklyn là một trong bốn dưỡng đường được điều hành bởi KKHGĐ ở thành phố New York, một tổ chức trực thuộc KHHGĐ quốc gia. Ba dưỡng đường kia ở quận Bronx, Manhattan và Staten Island. Có tất cả 82 chi nhánh KHHGĐ trên toàn quốc, vận hành gần 800 dưỡng đường; và tổ chức này nói, cứ 5 phụ nữ Mỹ thì có 1 người được điều trị ở một dưỡng đường của họ. Những người chỉ trích KHHGĐ thường xuyên tấn công tổ chức này nói rằng đa số những phụ nữ đến các dưỡng đường ấy để được miễn hoặc giảm chi phí phá thai đã vi phạm Tu chính Hyde về sử dụng tiền đóng thuế.

“This started the day after the mid-terms,” Cecile Richards said when we met in July. Richards, the daughter of the former Texas governor Ann Richards, has been the president of Planned Parenthood since 2006. She’s long-boned and fair-haired and glamorous, and she is in the eye of a perfect political storm. “What happened at the elections had nothing to do with abortion or birth control or Planned Parenthood,” she said. “It had to do with the economy.” But the election reshaped both Congress and state legislatures, and her theory is that “when those guys can’t figure out what to do about jobs, and they can’t, their first target is women.”

“Điều này đã được khởi sự vào hôm sau các kỳ họp giữa kỳ,” Cecile Richards nói khi tôi gặp cô vào tháng sáu vừa qua. Richards- vốn là ái nữ của cựu Thống đốc bang Texas Ann Richards- là chủ tịch KHHGĐ từ năm 2006. Cô gái xinh xắn tóc hoe này đang là đích nhắm của một cơn bão chính trị chính hiệu. “Những gì đã xảy ra ở các cuộc bầu cử chẳng có liên quan gì tới phá thai hay KHHGĐ,” cô nói. “Nó thường về kinh tế.” Nhưng cuộc tranh cử đã định hình lại cả 2 phe Cộng hòa và Dân chủ, và lý thuyết của cô là, “khi mấy người đó không biết phải làm gì để tạo ra công ăn việc làm, thì mục tiêu đầu tiên của họ sẽ là phụ nữ.”

The campaign against Planned Parenthood has been unrelenting. Michele Bachmann, in one speech, accused the organization of “committing crimes and enabling young minor girls and covering up issues I don’t even want to talk about it because it’s so disgusting” and, in another, described clinics in swank suburban malls where wealthy women who are “picking up Starbucks” can be found “stopping off for an abortion.” Was it shabby and underhanded or upmarket and unabashed? “We would wake up and, every day, it would be about something else,” Richards said. “Some days it was about abortion. Some days it was about race. Some days it was about me. Some days it was about kids.”

Chiến dịch chống KHHGĐ không hề suy giảm. Michele Bachmann trong một lần diễn thuyết đã kết tội tổ chức này là “đang thực thi tội ác, và khích lệ trẻ gái vị thành niên che giấu những vấn đề mà tôi không muốn nêu ra ở đây vì nó quá nhục nhã” và, trong một diễn văn khác, đã mô tả các dưỡng đường ở những khu mua sắm thuộc các vùng ngoại ô sang trọng là nơi mà những quý bà giàu sang đang “ghé vô định mua Starbuck” lại có thể là “đến đó để phá thai.” Liệu điều đó có gì là nhơ nhớp và man trá, hay là sang cả và không có gì xấu hổ? “Mỗi ngày chúng ta thức dậy, và sẽ lại thấy họ nói về một điều gì khác nữa,” Richards nói, “Có khi là về phá thai, có bữa là về sắc tộc. Hôm thì là về tôi, hôm khác lại về trẻ em.”

The fury over Planned Parenthood is two political passions—opposition to abortion and opposition to government programs for the poor—acting as one. So far, it has nearly led to the shutdown of the federal government, required Republican Presidential nominees to swear their fealty to the pro-life lobby, tied up legislatures and courts in more than half a dozen states, launched a congressional investigation, and helped cripple the Democratic Party. What’s next?

Sự căm tức đối với KHHGĐ phát nguồn từ hai cuồng lưu chính trị–khuynh hướng chống phá thai và chống những chương trình của chính phủ giành cho người nghèo – được gom lại làm một chính sách hành động. Cho tới nay nó đã gần đóng sập guồng máy chính quyền liên bang, đòi hỏi các ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thề trung thành với những nhóm vận động Vì-sự-sống (chống phá thai), làm trì trệ bộ máy lập pháp và tư pháp tại hơn sáu tiểu bang; nó đã phát động một cuộc điều tra quốc hội, và khiến tê liệt Đảng Dân chủ. Rồi đến gì nữa?

***
***
Planned Parenthood’s latest round of difficulties dates back about a year. Just as the new Republican-majority House was being seated, a group called Live Action, whose mission is “to expose abuses in the abortion industry and advocate for human rights for the pre-born,” sent a man posing as a pimp and a woman posing as a prostitute to Planned Parenthood clinics across the country, equipped with a hidden camera. Live Action was started in 2003 by a homeschooled fifteen-year-old California girl named Lila Rose; she has worked with James O’Keefe, who has engineered stings on acorn and NPR. Charmaine Yoest, who heads Americans United for Life, has called Rose “the Upton Sinclair of this generation.”

Những khó khăn gần đây nhất của KHHGĐ diễn ra cách đây khoảng một năm. Ngay khi tân Nghị viện với đa số là đảng viên Cộng Hòa vừa mới yên vị, một nhóm người có tên Hành Động Sống với nhiệm vụ “phơi bày những lạm quyền của công nghệ phá thai và cổ súy quyền con người cho các bào thai” đã gửi một người đàn ông giả dạng làm ma cô dẫn gái và một người phụ nữ giả làm gái mại dâm đến các dưỡng đường KHHGĐ trên cả nước với máy video giấu trong người. Hành Động Sống được thành lập từ năm 2003 bởi Lila Rose, một học sinh tại gia 15 tuổi xuất xứ từ California. Cô đã làm việc với James O’Keefe-người đã khởi xướng những thủ thuật exposé nhắm vào ACORN [1] và Đài Truyền Thanh Công Cộng Quốc Gia NPR [2]. Charmaine Yoest, cầm đầu tổ chức Liên Hiệp Những Người Hoa Kỳ Vì Sự Sống, gọi Rose là “Upton Sinclair [3] thế hệ mới.”


 [1] ACORN: Association of Community Organizations for Reform Now—Hiệp Hội các Tổ Chức Cộng Đồng để Cải Cách Tức Khắc—là tập hợp của các tổ chức phục vụ cộng đồng cho người có thu nhập thấp và trung bình bằng cách tạo việc làm, giúp chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ về nhà ở, đăng ký đầu phiếu, cùng nhiều hoạt động xã hội khác. Được thành lập năm 1970, tổ chức này có trên 500.000 thành viên và 1.200 chi nhánh tại trên 100 thành phố lớn của nước Mỹ và cả tại Argentina, Canada, Peru, Mexico; nhưng đến nay đã phải thu hẹp hoạt đông xuống mức gần như tan rã sau những đoạn phim man trá sử dụng nhiều thủ thuật do O’Keefe dựng lên tố cáo hoạt động của họ vào năm 2009. (nguồn: Wikipedia)
[2] Tháng ba năm nay, nhà hoạt động O’ Keefe lại gây chấn động dư luận với những đoạn video sử dụng thủ thuật cắt nối với những thông tin sai lạc để tố cáo một hoạt động gây quỹ tại NPR.
 [3] Upton Sinclair (1878-1968): nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 với tiểu thuyết The Jungle lột trần thực tại của nền công nghiệp đóng gói thịt của Mỹ thời bấy giờ, kéo theo sự quan ngại của dư luận và sự ra đời của Luật An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm cùng Luật Kiểm nghiệm Thịt…

Santiago-Rivera believes that the pimp and the prostitute came to her clinic and left, frustrated by the questions they faced at the registration desk. Planned Parenthood reported the man to the F.B.I. At the beginning of February, Live Action posted on the Internet very troubling videos taken at seven clinics, including one in New Jersey, where a clinic manager suggests lying to avoid detection. (The manager was subsequently fired.) In footage shot at the clinic in the Bronx, where Santiago-Rivera went to get birth control when she was a teen-ager, the couple asks about making appointments for girls who don’t speak English and who might need abortions. Live Action’s transcript reads like this:

Santiago-Rivera tin rằng “tên ma cô” và “gái mại dâm” đã đến dưỡng đường của cô rồi bỏ đi, khó chịu vì những câu hỏi của nhân viên đăng ký. Ban KHHGĐ đã báo cáo về người đàn ông với FBI. Vào đầu tháng 2, Hành Động Sống đã đưa lên internet những đoạn video gây xôn xao dư luận được quay ở bảy dưỡng đường, kể cả đoạn phim thu ở New Jersey là nơi mà người quản lý ở đó đã đề nghị bệnh nhân nói dối để khỏi vi phạm luật chống phá thai (người quản lý này sau đó đã bị cho thôi việc). Trong đoạn quay ở Bronx-là dưỡng đường mà Santiago-Rivera đã tới đó hồi còn niên thiếu để được lãnh thuốc ngừa thai, đôi nam nữ này đã hỏi cách làm hẹn cho những cô gái không biết nói tiếng Anh mà cần phá thai. Đoạn trích của Hành Động Sống như sau:

PP: We see people as young as 13 years old.
Prostitute: How old?
PP: We see people as young as 13 and—
Pimp: As young as 13.
PP: Everything is totally confidential.
Days later, Mike Pence, a Republican representative from Indiana, introduced to Congress a measure to eliminate all federal funding for Planned Parenthood. “I thought that was an error on Pence’s part,” Richards says. “I thought they’d go for abortion restrictions, one by one, bit by bit. To have gone foursquare against Planned Parenthood—well, to do that is to go after health care for women.”

Nhân viên Phòng khám: Chúng tôi khám những bệnh nhân nhỏ cỡ 13 tuổi.
Cô gái mại dâm: Bao nhiêu tuổi?
Nhân viên Phòng khám: Chúng tôi nhận những bệnh nhân cỡ 13 và…
Tên ma cô: Nhỏ cỡ 13?
Nhân viên Phòng khám: Ở đây mọi thứ đều được giữ kín tuyệt đối.
Nhiều ngày sau, Mike Pence, một đại diện Đảng Cộng Hòa  ở Indiana, giới thiệu trước Quốc hội một phép tính để giảm thiểu mọi nguồn quỹ của liên bang dành cho KHHGĐ. “Tôi cho đó là một sai lầm của Pence,” Richard nói, “Tôi tưởng họ sẽ tiến hành chuyện cấm phá thai từ từ, từng bước một chứ. Chống lại KHHGĐ nghiệt ngã như vậy … hừm, như vậy có khác nào chống lại việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ.”

Calling the Pence Amendment an attack on women’s health was, in any case, the countermove. Planned Parenthood animated much of the budget debate on the House floor. “These proposed cuts to family planning represent the opening salvo in an all-out war on women’s health,” said Louise Slaughter, a Democrat from New York’s Twenty-eighth District, after Pence introduced his amendment. Todd Rokita, a Republican from Indiana, called Slaughter’s comments laughable demagoguery. Paul Broun of Georgia, a doctor, a member of the Tea Party Caucus, and a sponsor of the Sanctity of Human Life Act, said, “This is about abortion”: “Those babies deserve the right of personhood.” Chris Smith, a Republican from New Jersey, labelled Planned Parenthood “Child Abuse, Incorporated.” This led Jackie Speier, a Democrat from California, to remark that the speech made by the congressman from New Jersey left her reeling. Then she told the story of her own abortion, owing to medical complications in the seventeenth week of a planned pregnancy, and added, turning to Smith:

Gọi tu chính Pence là một hành động chống lại việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ dù sao đi nữa cũng là một giải pháp phản kháng. KHHGĐ làm sôi nổi các thảo luận về ngân sách ở Nhà Trắng. “Những dự định cắt giảm đối với KHHGĐ thể hiện một kiểu nã đạn công khai trong cuộc chiến đối với sức khỏe phụ nữ,” Louise Laughter, một đảng viên Dân Chủ ở quận 28 của New York nói, sau khi Pence trình bày tu chính của ông ta. Todd Rokita, đảng viên Cộng Hòa của Indiana, đã gọi lời bình luận của Laughter là “mị dân đến độ nực cười.” Paul Brown, của bang Georgia, vốn là một bác sĩ, thành viên của Tea Party Caucus và là nhà bảo trợ cho Luật về Tính Thần Thánh của Mạng Sống Con Người (Sanctity of Human Life Act) nói, “Nói về phá thai là phải nói như thế này: các thai nhi ấy xứng đáng được hưởng quyền làm người.” Chris Smith, Đảng viên Cộng Hòa ở New Jersey, gọi KHHGĐ là “Liên đoàn Xâm phạm nhân thân trẻ em.” Điều này đã khiến Jackie Speier, một đảng viên Dân Chủ của California nhấn mạnh là bài diễn văn của ông nghị New Jersey làm bà thấy chóng mặt. Sau đó bà kể câu chuyện phá thai của chính bà—bà đã phải bỏ một thai nhi mười bảy tuần tuổi mà bà vẫn hằng mong đợi vì lý do y khoa—rồi quay sang Smith, bà nói:

For you to stand on this floor and to suggest, as you have, that somehow this is a procedure that is either welcomed, or done cavalierly, or done without any thought, is preposterous. To think that we are here tonight debating this issue, when the American people, if they are listening, are scratching their heads and wondering: What does this have to do with me getting a job?

Việc ông đứng ở đây mà nói rằng chống phá thai là một hành động hoặc là nên khích lệ, hoặc là cứ việc mạnh tay mà làm, chẳng cần suy nghĩ gì thực là phi lý. Hãy nghĩ mà xem, trong khi chúng ta ở đây đêm nay để thảo luận việc này, thì người dân Mỹ, nếu họ đang lắng nghe chúng ta, chắc hẳn họ phải vò đầu tự hỏi, ba cái chuyện này có giúp mình có việc làm không?

The Pence Amendment passed, 240 to 185. The Senate voted down the House budget, 56 to 44. Forty-one senators signed a letter opposing the defunding of Planned Parenthood. After the Republican whip, Jon Kyl, of Arizona, said on the floor of the Senate that abortion constitutes “well over ninety per cent of what Planned Parenthood does,” Planned Parenthood reported that abortions make up less than three per cent of its services, whereupon a Kyl staffer offered that what Kyl had said “was not intended to be a factual statement.”

Tu chính Pence được thông qua, 240 trên 185. Các ngài Thượng Nghị sĩ bỏ phiếu thuận cắt giảm ngân sách, 56 trên 44. Bốn mươi mốt Thượng nghị sĩ ký đơn phản đối việc bãi bỏ ngân sách giành cho KHHGĐ. Sau khi Jon Kyl, phó trưởng khối của Đảng Cộng Hòa, phát biểu ở Thượng viện là phá thai “chiếm hơn 90% công việc của KHHGĐ” thì KHHGĐ đã báo cáo là phá thai chiếm chưa đến 3% trong tổng số dịch vụ của họ; và một nhân viên của Kyl thì đề ghị là những lời phát biểu của Kyl “không có ý gì là một lời khẳng định thực tế.”

When President Obama met with John Boehner to negotiate an eleventh-hour deal, the Speaker pressed the President on whether he would give way on defunding Planned Parenthood. “Nope. Zero,” Obama said, according to an official. “John, this is it.” Boehner blinked. But that wasn’t it.

Khi Tổng thống Obama gặp gỡ John Boehner để thương lượng về thỏa ước giờ thứ mười một, vị Chủ tịch Hạ Nghị viện này đã hỏi dồn Tổng thống rằng liệu ông có thực hiện cắt giảm ngân sách dành cho KHHGĐ không. “Không đời nào,” Obama khẳng định, theo một nguồn tin chính thức, “John, đây là lời chót!” Boehner tở mở chớp mắt. Nhưng thực ra cuộc tranh luận này chưa hạ màn.

***
***
Just about everyone running for the G.O.P. Presidential nomination is opposed to Planned Parenthood. Michele Bachmann, Newt Gingrich, Ron Paul, Rick Perry, and Rick Santorum have all signed the Pro-Life Presidential Leadership Pledge: “If elected President, I will . . . defund Planned Parenthood.” Mitt Romney endorsed the Pence Amendment, and Herman Cain has called Planned Parenthood “a sham,” founded “to kill black babies,” a statement he defended last week on “Face the Nation.”

Hầu hết mọi ứng cử viên tranh cử tổng thống của Đảng Cộng Hòa đều chống lại KHHGĐ. Michelle Bachmann, Newt Gringrich, Ron Paul, Rick Perry, và Rick Santorum… thảy đều ký vào bản Tuyên Thệ Tinh Thần Lãnh Đạo Vì Sự Sống của Tổng Thống là “Nếu đắc cử TT tôi sẽ…bãi bỏ quỹ KHHGĐ.” Mitt Romney cổ xúy Tu chính Pence, còn Herman Cain gọi KHHGĐ là “nỗi điếm nhục,” tạo tiền đề cho việc “giết trẻ sơ sinh” trong bản tuyên bố của mình hồi tuần trước trong chương trình “Face the Nation”

The pro-life pledge is a product of the Susan B. Anthony List, the Republican answer to emily’s List. emily’s List was founded in 1985 by a coalition of Democratic women who wanted to raise money to elect pro-choice women to office. (emily stands for Early Money Is Like Yeast.) The Susan B. Anthony List was founded in 1992 by a group of women including Marjorie Dannenfelser, a former staff director of the Congressional Pro-Life Caucus, to raise money to elect pro-life women. emily’s List claims to have helped elect nine governors, sixteen U.S. senators, eighty-six congresswomen (including Speier), and more than five hundred state and local officeholders. The Susan B. Anthony List says it has funded the successful campaigns of ninety members of Congress, twelve senators, and thirteen state officials.

Bản Tuyên thệ Vì-Sự-Sống là sản phẩm của Danh Sách Susan B. Anthony, là lời đáp trả của các đảng viên Cộng Hòa đối với Danh Sách EMILY. Danh sách EMILY được thành lập năm 1985 bởi những phụ nữ cảm tình viên với các nữ  đảng viên Đảng Dâb Chủ, họ muốn quyên tiền để bầu chọn phụ nữ vào các văn phòng chính phủ. (EMILY là viết tắt của Early Money Is Like Yeast—tạm dịch: Tiền Ngân như Men Ủ-đồng tiền đi trước sẽ sinh sôi). Danh Sách Susan B. Anthony được thành lập năm 1992 bởi một nhóm phụ nữ bao gồm Marjorie Dannenfelser, một giám đốc tiền nhiệm của Congressional Pro-Life Caucus, quyên góp tài lực để bầu chọn những phụ nữ vì-sự-sống (chống phá thai). Danh sách EMILY tuyên bố đã giúp chọn được chín thị trưởng, mười sáu thượng nghị sĩ, tám mươi sáu nữ đại biểu quốc hội (kể cả Speier) và hơn năm trăm người phụ trách văn phòng tiểu bang và địa phương. Danh Sách Susan B. Anthony nói họ đã lập quỹ cho các chiến dịch tranh cử thắng lợi cho chín mươi đại biểu quốc hội, hai mươi thượng nghị sĩ và mười ba viên chức tiểu bang.

In the middle of the budget debate, Boehner gave almost an hour of speaking time to three Susan B. Anthony-elected members of the House—Jean Schmidt, of Ohio, and Virginia Foxx and Renee Ellmers, both of North Carolina—to celebrate Women’s History Month. They used their time to argue that Susan B. Anthony, Elizabeth Cady Stanton, and Alice Paul, “the pro-life women of the past,” would have supported defunding Planned Parenthood.

Ngay giữa cuộc tranh luận về ngân sách, Boehner dành gần cả tiếng đồng hồ cho ba thành viên của Danh Sách Susan B. Anthony—là Jean Schmidth của Ohio, và Virgina Foxx cùng với Renee Ellmers từ North Carolina—tôn dương Tháng Lịch sử của Phụ nữ. Cả ba bà dùng khoảng thời gian này để lập luận là Susan B. Anthony, Elizabeth Cady Stanton, và Alice Paul, “những phụ nữ vì-sự-sống trong quá khứ” ắt cũng sẽ ủng hộ việc bãi bỏ quỹ KHHGĐ.



A march in New York City, in 2004.

Một cuộc tuần hành ở New York năm 2004.
There are, in history, very few straight lines. Still, even on this winding road a turn that has conservative women invoking Susan B. Anthony to attack Planned Parenthood is a hairpin. Margaret Sanger opened that first clinic in Brooklyn four years before the passage of what was called, at the time, the Susan B. Anthony Amendment: “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.” Women had only just got the right to vote when the Equal Rights Amendment, written by Alice Paul, was introduced to Congress: “Men and women shall have equal rights throughout the United States.” Revisions were introduced in every session from 1923 to 1971. In 1972, the E.R.A. passed and went to the states for ratification. Its eventual defeat was accomplished by conservatives led by Phyllis Schlafly, who opposed the women’s-rights movement and supported a human-life amendment. Schlafly, not Anthony, is the grandmother of the pro-life movement.

Lịch sử rất hiếm khi đi thẳng một đường. Cũng vậy, ngay trên con đường giông gió này hiện đang có một khúc ngoặt, lúc các phụ nữ bảo thủ muốn vin vào Susan Anthony để chống lại KHHGĐ, nhưng đó lại là điều trớ trêu. Margaret Sanger đã mở dưỡng đường đầu tiên ấy ở Brooklyn bốn năm trước khi Tu chính Susan B. Anthony thành một phần của Hiến Pháp Hoa kỳ xác nhận “Quyền của mọi công dân Hoa Kỳ được đi bầu mà không thể bị từ chối hay cấm cản bởi Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ hay bởi bất cứ tiểu bang nào dựa trên giới tính.” Phụ nữ vừa mới có quyền đi bầu thì Tu chính về Quyền Bình đẳng (Equal Rights Amendment, hoặc ERA), do Alice Paul viết, được trình trước Quốc hội: ”Đàn ông và phụ nữ đều có quyền như nhau trên toàn lãnh thổ Hiệp Chúng quốc.”  Những sửa đổi cho Tu Chính này đã được đề cử trước Quốc hội suốt từ năm 1923 đến năm 1971. Vào năm 1972, Tu chính về Quyền Bình đẳng được thông qua ở mặt liên bang và được chuyển đến các tiểu bang để phê chuẩn. Phe bảo thủ đã  thành công đánh bại Tu Chính này với sự cầm đầu của Phyllis Schlafly, người đã phản đối phong trào nữ quyền và ủng hộ tu chính nhân sinh.  Vì vậy chính Schlafly, chứ không phải Anthony, mới là bà tổ của phong trào vì-sự-sống.

Lately, human-life amendments have been supplanted by personhood amendments, one of which appeared on the ballot in Mississippi this month. The Mississippi amendment reads, “The term ‘person’ or ‘persons’ shall include every human being from the moment of fertilization.” Personhood amendments could be interpreted to make several forms of birth control illegal, challenging not only Roe v. Wade but also Griswold v. Connecticut, which placed contraception under the protection of a constitutional right to privacy. Last year, the Supreme Court ruled that, as regards free speech, a corporation is a person. How that Court would rule on a personhood amendment is uncertain.

Sau đó các tu chính nhân sinh được thay thế bởi các tu chính tình người, một trong số đó đã xuất hiện trong cuộc bầu kín ở Mississippi vào tháng mười một năm nay. Tu chính Mississippi nói, “Thuật ngữ ‘con người’ nên bao gồm từng nhân mạng kể từ thời điểm thụ tinh.” Các tu chính tương tự về khái niệm con người có thể đươc diễn giải để khiến cho một số phuơng pháp ngừa thai trở nên bất hợp pháp, thách thức không chỉ án lệ Roe chống Wade mà cả án lệ Griswold chống (tiểu bang) Connecticut, vốn đã đặt quyền ngừa thai dưới sự bảo vệ những quyền riêng tư hợp pháp của con người. Năm ngoái, khi nói về quyền tự do ngôn luận, Tòa Án Tối Cao đã quy định là một tổ chức cũng được coi là một con người. Còn việc Tòa sẽ định đoạt như thế nào đối với một tu chính về khái niệm con người thì vẫn chưa rõ.


If a fertilized egg has constitutional rights, women cannot have equal rights with men. This, however, is exactly what no one wants to talk about, because it’s complicated, and it’s proved surprisingly easy to use the issue to political advantage. Democrats and Republicans thrust and parry, parry and thrust, in a battle that gives every appearance of having been going on forever, of getting nowhere, and of being unlikely to end anytime soon. That, however, is an illusion. Neither abortion nor birth control is, by nature, a partisan issue, and, from the vantage of history, it’s rather difficult to sort out which position is conservative and which liberal, not least because this debate, which rages at a time when there is no consensus about what makes a person a person, began before an American electorate of white men was able to agree that a woman’s status as a citizen is any different from that of a child.

Nếu một trứng thụ tinh có quyền hợp hiến thì phụ nữ không thể có quyền bình đẳng với đàn ông. Tuy nhiên đây lại chính là điều mà không ai muốn nói tới, vì nó phức tạp, và vì nó chứng tỏ là người ta dễ dàng sử dụng vấn đề cho mục tiêu chính trị. Các Đảng viên Cộng Hòa và Dân Chủ cứ thúc giục rồi lảng tránh, lảng tránh rồi thúc giục, trong một cuộc chiến có lẽ chẳng đi tới đâu, mà cũng không có vẻ gì sẽ sớm kết thúc. Cái kết thúc ấy là một ảo tưởng. Về bản chất, cả phá thai lẫn kiểm soát sinh đẻ đều không phải là vấn đề về đảng phái, và, khi nhìn nó qua lăng kính lịch sử, sẽ thấy khó mà phân định được đâu là bảo thủ đâu là tự do, nhất là bởi vì cuộc tranh biện này -vốn đang bùng lên vào một thời điểm mà người ta chưa đạt được sự đồng ý với nhau về cái gì khiến một con người là một con người – đã bắt đầu trước khi một cử tri đoàn gồm toàn đàn ông da trắng có thể đồng ý với nhau rằng một trạng huống để một người phụ nữ là một công dân thì khác với trạng huống đó của một đứa bé.

***
***
The first birth-control clinic in the United States opened on October 16, 1916, on Amboy Street in Brooklyn. There were two rooms, and three employees: Ethel Byrne, a nurse; Fania Mindell, a receptionist who was fluent in Yiddish; and Byrne’s sister, Margaret Sanger, a thirty-seven-year-old nurse and mother. Sanger and her sister came from a family of eleven children, one of whom Sanger helped deliver when she was eight years old. When Sanger began nursing poor immigrant women living in tenements on New York’s Lower East Side, she found that they were desperate for information about how to avoid pregnancy. These “doomed women implored me to reveal the ‘secret’ rich people had,” Sanger wrote in her autobiography. (A study conducted in New York at the time found that forty-one per cent of women who received medical care through clinics operated by the city’s department of health had never used contraception and, of those, more than half had had at least one abortion; they averaged almost two apiece.)

Dưỡng đường kiểm soát sinh đẻ đầu tiên ở Mỹ mở cửa vào ngày 16 tháng 10 năm 1916, trên đường Amboy ở Brooklynn, với 2 phòng và 3 nhân viên: Ethel Byrne -y tá, Fania Mindell – thông thạo tiếng Yiddish[4], phụ trách tiếp tân, và chị của Byrne—Margaret Sanger, một y tá 37 tuổi, cũng là một người mẹ. Gia đình hai chị em bà Sanger có 11 anh chị em, trong số đó có một người em đã được bà giúp đỡ đẻ cho mẹ, lúc đó bà mới tám tuổi. Khi Sanger bắt đầu làm y tá cho các phụ nữ di dân nghèo khổ sống ở khu Hạ New York, bà nhận thấy họ hoàn toàn mù tịt về cách tránh thai. “Những phụ nữ xấu số này đã thúc giục tôi phải tiết lộ cái ‘bí mật’ của người giàu,” bà viết trong tiểu sử của mình. (Một cuộc nghiên cứu thực hiện ở New York lúc đó cho biết 41% phụ nữ đang thụ hưởng chăm sóc sức khỏe ở các dưỡng đường trực thuộc Sở Y tế thành phố chưa bao giờ sử dụng các biện pháp ngừa thai; và, trong số đó có hơn một nửa đã từng phá thai ít nhất một lần, trung bình là 2 lần).



[4] Một ngôn ngữ của người Do thái, viết bằng mẫu tự Hebrew nhưng có nhiều liên hệ với tiếng Đức.

Between 1912 and 1913, Sanger wrote a twelve-part series for The Call, the socialist daily, titled “What Every Girl Should Know.” Because any discussion of venereal matters violated the Comstock law, Sanger’s final essay, “Some Consequences of Ignorance and Silence,” was banned on the ground of obscenity. By way of protest, The Call ran, in place of the essay, an announcement: “ ‘What Every Girl Should Know’—nothing!”

Khoảng giữa 1912 và 1913, Sanger viết một loạt bài hai mươi phần cho tờ The Call, một nhật báo có xu hướng xã hội, nhan đề “Những Điều Mọi Thiếu Nữ Nên Biết”. Do bất cứ hình thức bàn luận nào mà có liên quan tới các vấn đề tình dục đều là vi phạm luật Comstock nên bài viết cuối cùng của Sanger, “Những Hệ Lụy của Dốt Nát và Câm Lặng” đã bị cấm vì bị cho là vi phạm thuần phong mỹ tục. Để phản đối, tờ The Call đã cho chạy một cái tít thế vào chỗ bài viết “‘Những Điều Mọi Thiếu Nữ Nên Biết’—Là Không Gì Cả!”



We Accuse Society
By Cornelia Barns - Birth Control Review (1917)
Chúng Tôi Kết Tội Xã Hội
 minh họa của Cornelia Barns –
Tạp chí Birth Control Review (1917)

Sanger wasn’t the only person to hand out literature about contraception—Emma Goldman once spent fifteen days in the Queens County jail for doing the same thing—but she was the first to make it a movement. In 1914, Sanger began publishing The Woman Rebel, an eight-page feminist monthly, in which she coined the term “birth control.” Six of its seven issues were declared obscene, and were suppressed. Indicted, Sanger fled the country. When she returned, in 1915, the charges against her were dropped. One of her three children, a five-year-old daughter, had just died of pneumonia, and the prosecution decided that bringing a grieving mother to trial for distributing information about birth control would only aid her cause. Determined to have her day in court, Sanger rented a storefront from a landlord named Rabinowitz, who lowered the rent when she told him what she was going to use the space for. She wrote a letter informing the Brooklyn District Attorney of her plan. Then she posted handbills in English, Italian, and Yiddish:

Sanger không phải là người duy nhất truyền bá thông tin về ngừa thai—Emma Goldman đã có lần ngồi tù hết 15 ngày ở nhà tù quận hạt Queens vì một điều tương tự–nhưng bà là người đầu tiên khơi chúng lên thành một phong trào. Năm 1914, Sanger bắt đầu xuất bản tờ “Người Phụ Nữ Nổi Loạn”–một nguyệt san dày 8 trang về phụ nữ; trong đó bà đã lần đầu tiên dùng từ “kiểm soát sinh đẻ”. Hết sáu trong số bảy số báo ấy bị cho là vi phạm mỹ tục, và bị đình bản. Sanger bị bắt giam và bị trục xuất khỏi nước. Khi trở về, năm 1915, án phạt dành cho bà được ân giảm do một trong ba đứa con của bà –một bé gái 5 tuổi- đã chết vì viêm phổi; và bên khởi tố cho rằng đưa một người mẹ đau khổ ra trước tòa với những thông tin phiền toái về kiểm soát sinh đẻ có khi chỉ có lợi cho bà ta mà thôi. Nhất định tìm cơ hội để ra trước tòa, Sanger đã mướn một căn nhà mặt tiền từ một người chủ phố tên Rabinowitz-người này đã quyết định giảm tiền thuê nhà sau khi nghe Sanger nói về dự định dùng căn nhà ấy để làm gì. Bà viết cho văn phòng Luật sư Brooklyn về kế hoạch của mình. Sau đó bà bắt đầu phát đi những tờ truyền đơn bằng tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Yiddish:

Mothers!
Can you afford to have a large family?
Do you want any more children?
If not, why do you have them?
DO NOT KILL, DO NOT TAKE LIFE, BUT PREVENT

Hỡi các bà mẹ!
Bà có nuôi nổi một gia đình đông con không?
Bà có muốn có thêm con không?
Nếu không, tại sao bà phải có chúng?
KHÔNG GIẾT HẠI, CŨNG CHẲNG PHẢI TƯỚC ĐI QUYỀN SỐNG; NHƯNG LÀ NGĂN NGỪA.

Safe, Harmless Information can be obtained of trained nurses at
46 amboy street.

Các bà có thể nhận thông tin an toàn, vô hại từ các y tá được huấn luyện và có trình độ tại:
Số 46 đường Amboy

On the day the clinic opened, Jewish and Italian women pushing prams and with toddlers in tow lined up down the street, Sanger recalled, “some shawled, some hatless, their red hands clasping the cold, chapped, smaller ones of their children.” They paid ten cents to register. Then Sanger or Byrne met with seven or eight at once to show them how to use pessaries.

Ngày khai trương dưỡng đường, những phụ nữ người Do Thái và người Ý dắt theo những đứa bé lẫm chẫm biết đi đến xếp hàng dài xuống tận lòng đường, Sanger nhớ lại, “Một số có khăn quàng cổ, có người để đầu trần, những bàn tay đỏ rựng của họ nắm chặt những bàn tay nhỏ bé và lạnh giá của đứa nhỏ họ dẫn theo.” Mỗi người trả mười xu để làm lệ phí ghi danh. Sau đó Sanger hoặc Byrne sẽ cho gặp theo nhóm từ 7-8 người để chỉ cho họ cách đặt thuốc ngừa thai.

Nine days later, an undercover policewoman came, posing as a mother of two who couldn’t afford any more children. Mindell sold her a copy of “What Every Girl Should Know.” Byrne discussed contraception with her. The next day, the police arrived, arrested Sanger, confiscated an examination table, and shut down the clinic.

Chín ngày sau, một nữ cảnh sát chìm mò tới, giả làm một bà mẹ hai con nay không nuôi nổi thêm đứa con nào nữa. Mindell bán cho bà ta một bản “Những Điều Mọi Thiếu Nữ Nên Biết”. Byrne thì nói chuyện với bà ta về những cách thức ngừa thai. Sang hôm sau cảnh sát tới, bắt Sanger, tịch thu bàn khám và đóng cửa dưỡng đường.

Mindell and Byrne were also arrested. Mindell was convicted on obscenity charges; her conviction was eventually overturned. Byrne and Sanger were charged with violating a section of the New York State Penal Code, under which it was illegal to distribute “any recipe, drug, or medicine for the prevention of conception.” (The fear was that contraception would promote promiscuity.) Byrne’s lawyer argued that the penal code was unconstitutional because it infringed on a woman’s right to the “pursuit of happiness.” She was found guilty. Sentenced to thirty days, she went on a hunger strike and nearly died. An editorial in the New York Tribune begged the governor to issue a pardon, threatening him with the judgment of history: “It will be hard to make the youth of 1967 believe that in 1917 a woman was imprisoned for doing what Mrs. Byrne did.”

Mindell và Byrne cũng bị bắt. Mindell bị tuyên phạt tội vi phạm mỹ tục, án phạt của bà đã dần bị vô hiệu lực. Byrne và Sanger bị phạt về tội vi phạm một điều luật của bang New York, theo đó việc “lưu hành bất cứ công thức, dược phẩm hay dược liệu nào nhằm ngăn cản việc thụ thai” đều bị cho là bất hợp pháp. (Điều này xuất phát từ nỗi sợ là việc ngừa thai sẽ cổ súy tình trạng quan hệ tình dục bừa bãi). Luật sư của Byrne lập luận là điều luật đó là vi hiến vì đã vi phạm quyền “được mưu cầu hạnh phúc” của phụ nữ. Nhưng bà vẫn bị tuyên có tội. Bị cầm tù 30 ngày, bà biểu tình bằng cách nhịn đói và gần như sắp chết. Một chủ bút của tờ New York Tribune đã nài xin ngài thống đốc một lệnh ân xá với lời cảnh báo về sự phán xét của lịch sử như sau: “Thật khó làm cho giới trẻ của những năm 1967 sắp tới tin là vào năm 1917 đã có một phụ nữ bị vào tù vì những gì giống như bà Byrne đã làm.”

At Sanger’s trial, during which the judge waved a cervical cap from the bench, Sanger hoped to argue that the law preventing the distribution of contraception was unconstitutional: exposing women, against their will, to the danger of dying in childbirth violated a woman’s right to life. But the judge ruled that no woman had “the right to copulate with a feeling of security that there will be no resulting conception.” In other words, if a woman wasn’t willing to die in childbirth, she shouldn’t have sex. Sanger went to Queens County Penitentiary. She was sentenced to thirty days.

Tại phiên tòa của Sanger mà trong đó vị thẩm phán cứ phe phẩy chiếc mũ chụp cố tử cung trong tay, Sanger đã hy vọng sẽ tranh luận là luật pháp mà cấm cản ngừa thai là vi hiến, vì đã chống lại ước nguyện của phụ nữ, khiến họ rơi vào tình trạng tồi tệ và nguy hiểm vì có thể chết trong khi đang vượt cạn, vi phạm quyền sống của phụ nữ. Thế nhưng thẩm phán tuyên bố là không một phụ nữ nào được “có quyền giao cấu với một cảm giác bảo đảm là sẽ không có thai.” Nói cách khác, nếu một người đàn bà không muốn chết khi đang sinh con thì bà ta đừng có quan hệ tình dục. Sanger bị gửi tới nhà tù hạt Queens với án 30 ngày.

***
***
From the start, the birth-control movement has been as much about fighting legal and political battles as it has been about staffing clinics, because, in a country without national health care, making contraception available to poor women has required legal reform. When Sanger appealed her conviction, the judge ruled that doctors could prescribe contraception, which is what made it possible, subsequently, for Sanger to open more clinics. In 1921, Sanger founded the American Birth Control League. She received stacks of letters. “I have Ben married 4 years the 25 december and I have all Redy given Birth to 3 children and all 3 of my children ar Boys and I am all most Broken down and am only 24 yers old,” a Kentucky woman wrote in 1922. “mrs sanger I do want you to write me an Return mail what to do to keep from Bring these Little one to this awful world.”
Từ lúc bắt đầu, phong trào kiểm soát sinh đẻ đa phần là những cuộc chiến về luật pháp và chính trị khi nói về nhân viên làm việc ở các dưỡng đường; bởi vì ở một nước chưa có bảo hiểm sức khỏe toàn dân thì việc thực hiện ngừa thai cho phụ nữ nghèo đòi hỏi một số cải cách pháp lý. Khi Sanger khiếu kiện việc bà bị tuyên án, thẩm phán đã quy định là bác sĩ có thể kê toa thuốc ngừa thai, điều này sau đó đã giúp Sanger mở thêm được nhiều dưỡng đường hơn. Vào năm 1921, Sanger thành lập Liên Hiệp Kiểm Soát Sinh Đẻ Hoa Kỳ. Bà nhận được cả núi thư kiểu như, “Tui cưới Ben 4 năm rồi hồi 25 tháng 12 rồi tui có thằng Redy đẻ 3 đứa thảy điều là con trai bi giờ tui gần như suy sụp rồi mà mới có 24 tủi thôi”, một bà ở Kentucky đã viết như thế vào năm 1922. Một người khác viết, “Bà sanger ơi tui mún bà biên thư cho tui để chỉ cách làm sao chánh đừng đem mấy đứa nhỏ vô cái thế giới kinh khủng này.”
Mailing her that information would have broken the law. In 1926, Sanger and her colleagues went to Washington and met with sixty senators, twenty congressmen, and seventeen members of the Judiciary Committee. (Mary Ware Dennett, of the Voluntary Parenthood League, had pointed out, when she lobbied the New York State Legislature in 1924, that the very men who refused to change the law had wives who broke it: congressional families had an average of 2.7 children.) They didn’t make much headway. Senator James Reed, of Missouri, told the lobbyists that “Birth Control is chipping away the very foundation of our civilization,” that “women should have many children and that poverty is no handicap but rather an asset.” Henry Ashurst, a senator from Arizona, said that he “had not been raised to discuss this matter with women.”

Gửi thông tin cho những người này là phạm pháp. Năm 1926, Sanger và các đồng nghiệp của bà đi Washington để gặp 60 ông thượng nghị sĩ, 20 ông hạ nghị sĩ và 17 thành viên hội đồng pháp lý. (Mary Ware Dennett, thành viên Liên Hiệp Tình Nguyện viên KHHGĐ, kể lại là, năm 1924, khi vận động hành lang ở Viện Tư pháp bang New York, bà đã nhận ra rằng ngay chính những quý ông từ chối không chịu đổi luật ấy lại có quý phu nhân phạm luật: tỷ lệ sinh sản của các gia đình các ông nghị này chỉ là 2,7 con/gia đình). Họ đã không làm được điều đó một cách chính danh. Ông nghị James Reed bang Missouri đã nói với các nhóm vận động là, “Kiểm soát sinh đẻ đang làm suy yếu nền tảng văn minh của chúng ta”, rằng “phụ nữ nên có nhiều con; và nên coi việc có đông con và nghèo khổ không phải là một trở ngại mà là gia sản của mình.” Henry Ashurst một Thượng Nghị sĩ của bang Arizona, nói là ông “không hề được nuôi dạy để thảo luận vấn đề này với phụ nữ.”

The Susan B. Anthony List publishes on its Web site a list of the Top 12 Reasons to Defund Planned Parenthood Now. Reason No. 11 is that Margaret Sanger was a eugenicist. (Also on the list: Planned Parenthood endorsed Barack Obama in 2008, Planned Parenthood is big, and Planned Parenthood clinics do not perform mammograms.) Sanger was abrasive and impatient and often heedless. She really did court eugenicists; at one point, the American Birth Control League discussed a merger with the American Eugenics Society. But Sanger was a socialist, which often put her at odds with the eugenicists, and with her own organization as well. A survey conducted of nearly a thousand members of the American Birth Control League in 1927 found its membership to be more Republican than the rest of the country. In a successful bid for respectability as a reform akin to prohibition, the league had attracted to its membership the same women and men who joined organizations like the Red Cross, the Rotary Club, and the Anti-Saloon League. The next year, Sanger was forced to resign as the league’s president; its members objected to her feminism.

Danh Sách Susan B. Anthony công bố trên trang web của họ một danh sách Mười Hai Lý Do Chính Đáng Nhất để Bãi Ngân Tức Khắc Quỹ KHHGĐ. Lý do thứ 11 là Margaret Sanger là một khoa học gia theo chính sách Ưu Sinh-Eugenecist). (Trong danh sách này còn có những lý do khác như: KHHGĐ đã ủng hộ Obama năm 2008; KHHGĐ rộng lớn quá; và các dưỡng đường KHHGĐ không thực hiện chụp nhũ ảnh). Quả thật, Sanger là con người nóng nảy và thiếu kiên nhẫn, và thường thiếu cẩn trọng. Bà đã đi theo nhóm Ưu sinh; và có lúc Liên Hiệp Kiểm soát Sinh đẻ Hoa Kỳ đã thảo luận về việc sát nhập với Hiệp Hội Ưu Sinh Hoa Kỳ. Nhưng Sanger cũng là một nhà xã hội học, điều này khiến bà thường xung đột với các nhà ưu sinh, và với cả chính tổ chức của bà. Một cuộc thăm hỏi thực hiện năm 1927 trên một nghìn thành viên của Liên Hiệp Kiểm Soát Sinh Đẻ Hoa Kỳ phát hiện thấy thành viên của hội còn nặng tính Cộng hòa hơn cả phần còn lại của cả nước. Năm sau đó Sanger bị buộc phải từ chức chủ tịch Liên Hiệp: các thành viên đã phản đối chính sách nữ quyền của bà.

During the Depression, when more and more people were interested in having fewer children, Gallup polls found that three out of four Americans supported the legalization of contraception. In 1931, a committee of the Federal Council of Churches of Christ, chaired by Reinhold Niebuhr, issued a report endorsing contraception, arguing that, by separating sex from reproduction, it promoted marital love. In 1936, a federal appellate court heard U.S. v. One Package of Japanese Pessaries—a test case engineered by Sanger—and removed contraception from the category of obscenity. Not long after that, the American Birth Control League merged with Sanger’s Birth Control Clinical Research Bureau to become the Birth Control Federation of America. Sanger, however, did not have much of a role in the new organization, whose leaders deemed the words “birth control” too radical; in 1942, despite Sanger’s strenuous objection, the organization became the Planned Parenthood Federation of America.

Trong suốt giai đoạn Đại Suy thoái, khi ngày càng có nhiều người thích có ít con hơn, một cuộc khảo sát của Viện Gallup cho thấy cứ bốn người Mỹ là có ba người ủng hộ việc hợp pháp hóa ngừa thai. Năm 1931, một ủy ban Hội Đồng Liên Bang Các Nhà thờ Thiên chúa giáo do Reinhold Niebuhr làm chủ tịch đã phát hành một báo cáo cổ súy việc ngừa thai, trong đó lập luận rằng, bằng việc tách riêng tình dục với sinh sản, thì nó (việc ngừa thai) sẽ giúp nâng cao hạnh phúc gia đình. Năm 1936 một tòa án khiếu kiện cấp liên bang đã họp để nghe án lệ Chính QuyềnHoa Kỳ chống Một Gói thuốc ngừa thai Nhật bản—vốn là một vụ án thử nghiệm do Sanger điều khiển—và kết cục là đã loại trừ ngừa thai ra khỏi bảng liệt kê các tội danh vi phạm thuần phong mỹ tục. Không lâu sau đó Liên Minh Kiểm Soát Sinh Đẻ Hoa Kỳ sát nhập với Cục Nghiên Cứu Kiểm Soát Sinh Đẻ ở Dưỡng Đường của Sanger thành Liên Đoàn Kiểm Soát Sinh Đẻ Hoa Kỳ. Tuy vậy Sanger không có nhiều quyền hạn lắm ở tổ chức mới này khi những người cầm đầu ở đó đã cho rằng cái từ “kiểm soát sinh đẻ” mang nặng tính chính trị xã hội quá. Năm 1942, mặc cho Sanger phản đối quyết liệt, tổ chức này được chuyển thành LIên Đoàn KHHGĐ Hoa Kỳ.

During the Second World War, Planned Parenthood touted controlling family size as part of the war effort. Birth control continued to gain religious support. In 1946, more than thirty-two hundred Jewish and Protestant clergy signed a resolution in support of Planned Parenthood. In the nineteen-fifties, the organization was run primarily by men interested in population control. Barry Goldwater was an active supporter of Planned Parenthood, and his wife served on the board in Phoenix. In 1956, Sanger, who had retired, wrote to a former national director, “If I told or wrote you that the name Planned Parenthood would be the end of the movement, it was and has proven true. The movement was then a fighting, forward, no fooling movement, battling for the freedom of the poorest parents and for women’s biological freedom and development. The P.P.F. has left all this behind.” Sanger was bitter, but she was right. Birth control, as the historian David Kennedy once argued, was a liberal reform often turned to conservative ends.

Trong suốt Thế chiến thứ Hai, KHHGĐ đã hoàn toàn kiểm soát toàn bộ quy mô các hộ gia đình như một phần của nỗ lực vì chiến tranh. Kiểm soát sinh đẻ tiếp tục nhận được nhiều hỗ trợ tôn giáo. Năm 1946, hơn 3200 giáo sĩ Do thái giáo và Tin Lành đã ký vào giải pháp hỗ trợ KHHGĐ. Cho đến những năm 50, tổ chức này được vận hành chủ yếu bởi những người đàn ông quan tâm đến việc kiểm soát dân số. Barry Goldwater là một bảo trợ viên tích cực của KHHGĐ, và vợ ông phục vụ cho tổ chức này ở Phoenix. Năm 1956 Sanger, lúc này đã về hưu, viết thư cho một vị giám đốc tiền nhiệm như sau, “Nếu tôi đã có nói hay viết cho ông là cái tên KHHGĐ sẽ là dấu chấm hết cho phong trào thì điều đó đã xảy ra và đã được thực tế chứng minh. Phong trào lúc đó là một cuộc chiến về phía trước, chứ không phải là một phong trào điên rồ, cuộc chiến này là vì tự do của những người làm cha mẹ nghèo khổ và vì sự phát triển và tự do sinh học của phụ nữ. Liên đoàn KHHGĐ đã bỏ hết mọi điều này lại phía sau,” Sanger đã có phần cay đắng, nhưng bà nói đúng. Kiểm soát sinh đẻ, như David Kennedy đã có lần lập luận, chính là một cuộc cải cách tự do mà thường lại có kết thúc bảo thủ.

Planned Parenthood began to wrestle with the subject of abortion in 1955, at the urging of Mary Steichen Calderone, a public-health physician who served as its medical director. (It was during Calderone’s tenure that Planned Parenthood clinics began to administer Pap smears.) Abortion had been legal until 1821, when Connecticut became the first state to make abortion after quickening—at about four months—a crime. By the middle of the twentieth century, with limited exceptions, abortion had become illegal in most states. It was, nevertheless, widely practiced. “If there was even a communicable disease that affected that many people in this country, we would do something about it,” Calderone said. She organized a conference and conducted a study. In an article published in 1960, she remarked on the difference between a legal abortion and an illegal one: three hundred dollars and knowing the right person.

KHHGĐ bắt đầu đánh vật với chủ đề phá thai vào năm 1955, với sự đẩy mạnh hoạt động của Mary Steichen Calderone, một bác sĩ sức khỏe cộng đồng đang làm việc cho họ với chức danh Giám đốc Y khoa. (Chính trong thời kỳ đương nhiệm của Calderone mà KHHGĐ mới bắt đầu cho làm xét nghiệm Pap smears). Phá thai đã được cho là hợp pháp cho tới năm 1821, khi Connecticut trở thành tiểu bang đầu tiên quy định việc phá thai đối với thai nhi bốn tháng tuổi là tội ác. Vào giữa thế kỷ hai mươi, chỉ trừ một số ngoại lệ nào đó, phá thai trở nên bất hợp pháp ở hầu hết các tiểu bang. Tuy vậy nó vẫn được tiến hành rộng khắp. “Nếu như có một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến nhiều người trên nước này thì chúng ta sẽ làm một cái gì đó về điều ấy (phá thai)”, Calderone nói. Bà đã tổ chức một hội nghị và tiến hành nghiên cứu. Trong một bài báo xuất bản năm 1960, bà ghi nhận sự khác nhau giữa phá thai hợp pháp và bất hợp pháp: đó là 300 đô la và việc tìm được đúng bác sĩ có khả năng và kinh nghiệm làm công việc phá thai.

Calderone left Planned Parenthood in 1964 to found the Sex Information and Education Council of the United States. She wanted to teach people how to talk about sex, because, as she once said, “People don’t have much of a vocabulary. Or a concept of anything, except fucking.” Alan F. Guttmacher, the chief of obstetrics at Mount Sinai Hospital and a clinical professor of obstetrics and gynecology at Columbia, had become the president of Planned Parenthood in 1962. Guttmacher had three priorities: improving Planned Parenthood’s relationship with the black community, securing federal support for family-planning programs for the poor, and liberalizing abortion law.

Calderone rời khỏi KHHGĐ năm 1964 để thành lập Hội Đồng Giáo Dục và Thông Tin về Tính Dục Hiệp Chúng quốc. Bà muốn dạy người ta cách nói về tính dục, bởi vì, như bà có lần nói, “Mọi người không có nhiều từ ngữ gì cho lắm (về chuyện ấy), mà chỉ có một khái niệm chung cho tất cả mọi thứ…” Alan F. Guttmacher-giám đốc khoa sản ở bệnh viện Mount Sinai và là giáo sư về sản khoa và bệnh học phụ nữ ở Columbia, trở thành chủ tịch KHHGĐ từ năm 1962. Gutmacher có ba ưu tiên: cải tiến quan hệ của KHHGĐ với cộng đồng người da đen, bảo đảm hỗ trợ của liên bang đối với các chương trình KHHGĐ cho người nghèo, và tự do hóa luật phá thai.


The Birth Control Federation of America had established a National Negro Advisory Council and a Division of Negro Service: black doctors and public-health officials who wanted to reduce black maternal-death and infant-mortality rates through child spacing. Guttmacher hoped to strengthen these alliances, build new ones, and counter the accusation that the organization was racist. In 1962, the director of the Planned Parenthood clinic in Harlem (over whose opening, three decades earlier, W. E. B. DuBois had presided) met with Malcolm X. Malcolm X said that he thought it would be better if the organization called its service “family planning instead of birth control.” (The meeting notes, sent to Guttmacher, read, “His reason for this was that people, particularly Negroes, would be more willing to plan than to be controlled.”) In 1966, Martin Luther King, Jr., who, as a young minister, had joined a Planned Parenthood committee, was given the Margaret Sanger Award. In his acceptance speech, he drew parallels between the birth-control and civil-rights movements—“There is a striking kinship between our movement and Margaret Sanger’s early efforts”—and celebrated Sanger for having “launched a movement which is obeying a higher law to preserve human life under humane conditions.” In 1967, after a leader of the Pittsburgh branch of the N.A.A.C.P. said that Planned Parenthood was holding down the black birth rate, the assistant executive director of the national organization clarified that the N.A.A.C.P. supported family planning. In 1968, a clinic in Cleveland was set on fire.

Liên Đoàn Kiểm Soát Sinh Đẻ Hoa Kỳ đã thành lập một Hội Đồng Cố Vấn Quốc gia Người Da đen và một Chi nhánh Phục vụ người Da đen: đó là các viên chức sức khỏe cộng đồng và các bác sĩ da đen muốn giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tỷ lệ tử vong thai phụ da đen. Guttmacher hy vọng làm vững mạnh những tổ chức liên kết này, xây dựng thêm những tổ chức mới, và chống lại sự cáo buộc cho rằng tổ chức (KHHGĐ) kỳ thị chủng tộc. Năm 1962 giám đốc dưỡng đường KHHGĐ ở Harlem (là nơi mà W. E. B. DuBois[5] đã quản lý lúc nó mới mở, hồi ba thập kỷ trước) đã gặp Malcom X. Malcom X.nói rằng ông nghĩ là nếu tổ chức này gọi tên các dịch vụ của họ là “KHHGĐ thì nghe hay hơn là kiểm soát sinh đẻ” (bản ghi chú cuộc họp được gửi tới cho Guttmacher nói là, “lý do khiến ông nói như vậy là vì con người ta, nhất là người da đen, muốn họ (là người) có kế hoạch hơn là bị kiểm soát.”). Năm 1966 Martin Luther King, lúc đó là một Mục sư trẻ, vừa tham gia vào một Ủy ban KHHGĐ, đã được trao giải Margaret Sanger. Trong bài diễn văn nhận giải ông đã so sánh phong trào kiểm soát sinh đẻ với phong trào dân quyền—“Phong trào nhân quyền của chúng ta và những nỗ lực trước đây của bà Margaret Sanger có sự tương đồng về tính đấu tranh”—và đã tưởng niệm Sanger vì đã “khởi xướng một phong trào tuân thủ một “định luật cao hơn [luật người] để bảo vệ cuộc sống con người dưới những điều kiện nhân đạo.” Năm 1967 sau khi một lãnh tụ NAACP chi nhánh ở Pittsburg nói rằng KHHGĐ đang giúp kéo tỷ lệ sinh sản người da đen xuống thì trợ lý tổng giám đốc điều hành của tổ chức quốc gia này tuyên bố NAACP ủng hộ KHHGĐ. Năm 1968 một dưỡng đường ở Cleveland bị phóng hỏa.


 [5] W.E. B. DuBois (1869-1963): nhà xã hội học người Mỹ, một trong những thủ lĩnh người da đen quan trọng nhất trong nửa đầu thế kỷ 20. Ông là đồng sáng lập viên của NAACP (National Association for the Advancement of the Colored People-Hiệp Hội Quốc Gia vì sự Tiến Bộ của Người Da màu) (1901)

Before the mid-nineteen-sixties, birth control had largely been privately funded; clinics affiliated with Planned Parenthood ran on donations, grants, and fees for service. “I cannot imagine anything more emphatically a subject that is not a proper political or governmental activity or function or responsibility,” Dwight Eisenhower said in 1959. “That’s not our business.” But by 1965, as concerns about overpopulation, worldwide, began to dominate policy debates, Eisenhower had reversed his position on family planning, serving with Harry Truman as co-chairman of a Planned Parenthood committee.

Vào trước khoảng giữa thập niên 60, kiểm soát sinh đẻ được lập quỹ riêng rộng khắp; các dưỡng đường liên kết với KHHGĐ được tiến hành quyên góp, thu phí dịch vụ. “Tôi không thể tưởng tượng ra được một nguyên cớ gì để chú trọng tới một chủ đề vốn dĩ không hẳn là chính trị hay thuộc về một hoạt động hay chức năng, bổn phận gì của chính phủ như vậy,” Dwight Eisenhower đã nói như thế năm 1959, “đó không phải là việc của chúng tôi.” Nhưng cho tới trước năm 1965, khi những lo ngại về bùng nổ dân số thế giới bắt đầu chiếm lĩnh các cuộc tranh luận thì Eisenhower đã đảo ngược vị thế của ông đối với KHHGĐ, và cùng với Harry Truman làm đồng chủ tịch ủy ban KHHGĐ.

Meanwhile, the last legal obstacles to contraception were overcome. After Estelle Griswold, the executive director of Planned Parenthood of Connecticut, opened a birth-control clinic in New Haven, she was arrested and fined under the provisions of a Connecticut statute banning the use of contraceptives; in 1965, the Supreme Court declared that ban unconstitutional. The next year, Guttmacher testified before Congress, “We really have the opportunity now to extend free choice in family planning to all Americans, regardless of social status, and to demonstrate to the rest of the world how it can be done. It’s time we get on with the job.”

Trong khi đó những rào cản cuối cùng đối với ngừa thai đã được dẹp bỏ. Sau khi Estelle Griswold- giám đốc KHHGĐ ở Connecticut- mở một dưỡng đường mới ở New Haven, bà đã bị bắt giam và bị phạt theo luật cấm sử dụng thuốc ngừa thai ở Connecticut; đến năm 1965 Tòa Án Tối cao tuyên bố luật cấm ấy vi hiến. Năm kế tiếp Guttmacher đối chất trước quốc hội, “Giờ đây quả thực chúng ta đã có cơ hội để mở rộng việc tự do lựa chọn KHHGĐ đến mọi công dân Mỹ, bất kể vị trí xã hội, và biểu diễn cho thế giới thấy điều đó đã có thể thực hiện được như thế nào. Đây là lúc chúng ta phải hành động”

In 1968, Paul Ehrlich’s “Population Bomb” was published, the Pope issued “Humanae Vitae,” reiterating the Church’s prohibition on both abortion and contraception, and Lyndon Johnson appointed a Committee on Population and Family Planning. The next year, Richard Nixon pushed Congress to increase federal funding for family planning. In the House, Representative George H. W. Bush, of Texas, said, “We need to make family planning a household word. We need to take the sensationalism out of the topic so it can no longer be used by militants who have no knowledge of the voluntary nature of the program, but rather are using it as a political stepping stone.” In 1969, Nixon told Congress, “No American woman should be denied access to family planning assistance because of her economic condition.” The following year, he signed Title X into law.

Năm 1968, tác phẩm “Quả bom Dân số” của Paul Ehrlich được xuất bản, Đức giáo hoàng phát hành quyển “Nhân Sinh” nhắc lại sự cấm đoán của nhà thờ đối với cả hai việc phá thai và ngừa thai, và Lyndon Johnson chỉ định một Ủy ban Dân số và KKHGĐ. Năm sau đó Richard Nixon thúc Quốc hội nâng phần quỹ liên bang giành cho KHHGĐ lên. Tại Hạ viện, George H. W. Bush của bang Texas nói, “Chúng ta cần làm cho KHHGĐ trở thành một từ ngữ quen thuộc với các hộ gia đình. Chúng ta cần loại chủ nghĩa khích động ra khỏi chủ đề này để cho nó không còn được sử dụng bởi những người quá khích vốn không có kiến thức về bản chất tự nhiên của chương trình, mà lại đi sử dụng nó như một nấc thang chính trị.”[6] Năm 1969 Nixon nói với quốc hội, “Không có một phụ nữ Mỹ nào có thể bị từ chối không được nhận sự hỗ trợ về KHHGĐ dựa trên điều kiện kinh tế của họ.” Năm kế tiếp ông ký quyết định đưa Chứng thư số Mười [7] thành luật.


 [6] Sau khi đắc cử (1988), ông đã mau chóng quên đi những phát biểu hùng hồn này và ra sức đánh bóng tên tuổi mình qua những tuyên bố và hoạt động chống KHHGĐ của phe cực hữu, nhằm chống lại quan điểm vì-sự-lựa-chọn của đảng DC.

 [7] Tittle X: trong bộ luật Dịch vụ Sức khỏe Công cộng, trong đó các biện pháp tránh thai trở nên khả dụng đối với mọi người bất kể thu nhập, và ngân sách được cấp cho các chương trình giáo dục và nghiên cứu về các biện pháp tránh thai.


It was Cecile Richards’s birthday the day I sat down with her in a room in a Washington hotel. Her cell phone, folded up on top of a yellow legal pad, kept vibrating. “No one ever calls,” she apologized, smiling sheepishly, “but it’s my birthday.”
Richards was born in 1957. The story of her life is the story of the Democratic Party in the second half of the twentieth century. “I come from a long line of feisty and independent women,” she said. Her paternal grandmother, Eleanor Richards, was a president of the Texas League of Women Voters. Her mother, Ann Richards, had a long career in Texas politics. “My mom was just like every other nineteen-fifties or nineteen-sixties mom,” Richards says. “The only difference was that our dinner table was where the precinct lists got sorted.”

Hôm tôi ngồi với Cecile Richard ở khách sạn Washington cũng là sinh nhật của cô. Điện thoại di động của cô, gấp lại trên tấm lót vàng, lien tục rung. “Không bao giờ thấy ai gọi," cô xin lỗi, mỉm cười ngượng ngùng, "nhưng hôm nay là sinh nhật của tôi."
Richards sinh năm 1957. Cả cuộc đời cô là lịch sử của Đảng Dân chủ ở nửa sau thế kỷ hai mươi. “Tôi xuất thân từ một gia đình với những phụ nữ độc lập và mạnh mẽ,” cô nói. Bà nội của cô, Eleanor Richards, là Chủ tịch Liên Hiệp Các Nữ Cử tri Texas. Mẹ cô-bà Ann Richards-có một sự nghiệp chính trị lâu dài ở Texas. “Mẹ tôi cũng giống như những bà mẹ khác của những năm 50-60,” Richards nói, “Chỉ khác một điều là bàn ăn nhà tôi là ‘nơi sắp xếp danh sách các đơn vị bầu cử’”

Richards grew up in Dallas, where her father, David, worked as a labor lawyer. “My folks were basically against everything,” Richards said. “Every movement that came through town, my parents joined.” As a baby, she slept in the car while her parents drove to meetings of the Young Democrats. Her father took care of her on the nights that her mother volunteered at N.A.A.C.P. headquarters in East Dallas, stuffing envelopes for the 1958 gubernatorial race. During primaries, Cecile went door to door, in a stroller. In 1961, the family spent a year in Washington while David worked for the Civil Rights Commission. Ann hired a babysitter once a week, so that she could go to the Senate gallery and watch the proceedings. When Cecile was eleven, she saw her father argue his first case before the Supreme Court. Her first dance, when she was twelve, was a fund-raiser at the V.F.W. for the United Farm Workers. During the Vietnam War, her father defended conscientious objectors. When Cecile was in seventh grade, she got sent to the principal’s office for wearing a black armband, in protest against the war. She said, “It was the first time, as a young person, standing up for something I believed in.”

Richards lớn lên ở Dallas, nơi cha cô-ông David-làm luật sư lao động. “Ba mẹ tôi kể như chống lại tất cả mọi sự,” cô nói. “Ba mẹ tôi tham gia tất cả các phong trào nào về đến thị trấn của chúng tôi.” Lúc chưa biết đi cô đã ngủ trong xe khi ba mẹ cô lái xe đi dự các cuộc họp của các Đảng viên DC trẻ. Khi mẹ cô đi làm thiện nguyện ở tổng hành dinh của NAACP ở Đông Dallas, ngồi vô phong bì cho vòng đua tranh cử thống đốc bang năm 1958 thì ba cô chăm sóc cô. Năm 1961, cả nhà dọn đến sống ở Washington hết một năm khi David làm việc cho Ủy ban Dân quyền. Mẹ cô thuê người giữ trẻ tới nhà mỗi tuần một lần để bà có thể đến hành lang thượng viện theo dõi tình hình. Lúc Cecile được mười một tuổi, cô đã lần đầu tiên được xem cha mình tranh biện vụ án đầu tiên của ông trước Tòa Tối cao. Bữa tiệc khiêu vũ đầu đời của cô là năm cô 12 tuổi, trong một buổi dạ vũ quyên góp cho Liên hiệp các Nhân công Nông trường tổ chức ở VFW [1]. Suốt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, cha cô bảo vệ những người không chịu đầu quân để phản đối chiến tranh. Khi Cecile học lớp bảy, cô đã bị gửi lên văn phòng Ban Giám hiệu vì đã đeo băng tay màu đen để phản đối chiến tranh. Cô nói, “Đó là lần đầu tiên tôi đã, như một người trẻ tuổi, đứng lên vì điều mình tin tưởng.”


[1] VFW: Veterans of Foreign Wars-Hội Cựu Chiến binh Các Cuộc chiến ở Ngoại quốc

Richards was nine in 1966, when Margaret Sanger died. The following year, Alan Guttmacher edited a book called “The Case for Legalized Abortion Now.” As a young intern in the nineteen-twenties, Guttmacher had watched a woman die of a botched abortion, and had never forgotten it. At Mount Sinai, he performed abortions until the hospital told him to stop. Laws liberalizing abortion in the nineteen-sixties and early nineteen-seventies were urged by doctors and lawyers and supported by clergy. Between 1967 and 1970, some restrictions on abortions were lifted by legislators in Alaska, Arkansas, California, Delaware, Georgia, Hawaii, Kansas, Maryland, New Mexico, New York, North Carolina, Oregon, South Carolina, Virginia, and Washington. Governor Ronald Reagan signed the California law. By 1970, the Clergy Consultation Service on Abortion, established to help women find doctors who could conduct abortions safely, was offering services in twenty-six states.

Lúc bà Margaret Sanger qua đời, năm 1966, thì Richards mới chín tuổi. Năm sau, Alan Guttmatcher biên tập một quyển sách có tựa là “Để Phá Thai Được Hợp Pháp Hóa Ngay”. Là một thực tập sinh trong những năm hai mươi, Guttmatcher đã chứng kiến một phụ nữ chết vì phá thai không đúng cách. Ở Mount Sinai ông đã thực hiện phá thai cho tới khi bệnh viện yêu cầu phải ngưng. Những luật cho phá thai tự do vào những năm sáu mươi và nửa đầu những năm bảy mươi đã được thúc đẩy bởi các bác sĩ và luật sư, và được các giáo sĩ ủng hộ. Khoảng giữa 1967 và 1970, một số cấm đoán đối với phá thai đã được gỡ bỏ ở Alaska, Arkansas, California, Delaware, Georgia, Hawaii, Kansas, Maryland, New Mexico, New York, North Carolina, Virgian, và Washington. Thống đốc Ronald Reagan đã ký luật California [2]. Cho tới 1970, Dịch vụ Tư vấn Của các Giáo sĩ về Phá thai, vốn đã được thành lập để giúp phụ nữ tìm được những bác sĩ có thể thực hiện phá thai an toàn, đã cung cấp dịch vụ này tại hai mươi sáu tiểu bang.



 [2] Ronald Reagan, đắc cử Tổng thống năm 1980, là vị TT đầu tiên của nước Mỹ công khai mạnh mẽ bày tỏ ý chống phá thai. (nguồn: plannedparenthood.org)

Women were not much involved in any of this agitation. Betty Friedan endorsed the liberalization of abortion laws at a meeting of the National Organization for Women in 1967, but women’s-rights activists really began to join this effort only in 1969, the year the abortion-rights group naral was founded, at a conference in Chicago during which Friedan declared, “There is no freedom, no equality, no full human dignity and personhood possible for women until we assert and demand the control over our own bodies, over our own reproductive process.”

Phụ nữ đã không tham gia nhiều lắm vào cuộc đấu tranh giành phần thắng này. Betty Friedan đã lên tiếng kêu gọi ủng hộ luật tự do phá thai tại một cuộc họp của Tổ Chức Quốc Gia vì Phụ Nữ năm 1967; nhưng thực sự các nhà hoạt động nữ quyền đã chỉ bắt đầu nỗ lực tham gia từ năm 1969-năm thành lập nhóm đòi quyền phá thai NARAL, tại một hội thảo ở Chicago trong đó Friedan tuyên bố, “Không thể có tự do và bình đẳng, không thể có quyền làm người và sự tôn trọng trọn vẹn cho phụ nữ khi chúng ta chưa được khẳng định và yêu cầu quyền được kiểm soát cơ thể và quá trình sinh sản của chính chúng ta.”

In 1972, when Cecile Richards was in high school, Sarah Weddington, a twenty-seven-year-old lawyer who had done consulting work for a contraception and abortion-referral service, ran for the Texas legislature. She recruited Ann Richards, a housewife and a mother of four, to help manage her campaign. Cecile and her sister and brothers handed out bumper stickers. After Weddington won, she hired Ann Richards as her administrative assistant. Sarah Weddington is one of the lawyers who argued on behalf of Jane Roe in Roe v. Wade.

Năm 1972 khi Cecile Richards đang học trung học, Sarah Weddington-một luật sư 27 tuổi, người đã nhận tư vấn cho một dịch vụ có liên quan tới ngừa thai và phá thai-tiến hành tranh cử vào hệ thống lập pháp của Texas. Luật sư này đã tuyển Ann Richards-một bà nội trợ bốn con-vào để phụ giúp chiến dịch tranh cử. Mấy chị em Cecile được giao việc dán nhãn lên mấy cái cản xe. Sau khi Weddington thắng cử, Ann Richards được tuyển làm trợ lý văn phòng. Sarah Weddington là một trong những luật sư đã cãi cho Jane Roe trong án lệ Roe chống lại Wade.

***
***
Most people, when they get to this chapter in American history, throw up their hands. No matter what you think of the ruling, what followed was awful. An early portent: ten months after Roe, Guttmacher described having shown up at Brigham and Women’s Hospital, in Boston, to give a lecture, only to be confronted by a protester wearing a surgeon’s gown spattered with red paint, crying “Murderer.” Guttmacher wrote in the Reader’s Digest that “those who oppose and those who favor legalization of abortion share a common goal—the elimination of all abortion,” through better, safer, cheaper contraception, because, as he saw it, “each abortion bespeaks medical or social failure.” This earned him plenty of hate mail. He died not long afterward.

Đa số mọi người khi đọc đến giai đoạn lịch sử này của nước Mỹ cũng sẽ đều giơ cao hai tay. Bất luận bạn đang nghĩ gì về quyền lực, những điều sắp kể tới đây thật là khủng khiếp. Một dấu hiệu cảnh báo sớm: mười tháng sau vụ Roe, Guttmacher mô tả việc ông đến bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston để thuyết trình, và rốt cuộc chỉ gặp một người phản đối mặc chiếc áo choàng dùng trong phòng mổ loang đầy những bệt sơn đỏ, miệng kêu khóc “Đồ sát nhân!” Guttmacher viết trong tờ Reader’s Digest rằng, “những ai đang phản đối và những người ủng hộ tự do phá thai có chung một mục tiêu—đó là giảm thiểu toàn bộ số vụ phá thai,” thông qua những phương cách ngừa thai tốt hơn, an toàn hơn, rẻ hơn; bởi vì, ông thấy rằng, “mỗi một vụ phá thai đều nói lên một thất bại nào đó về y khoa hoặc về xã hội.” Điều này khiến ông nhận được cả núi thư chửi bới đầy căm ghét. Ông đã qua đời không lâu sau đó.

“Unless Roe v. Wade is overturned, politics will never get better,” the Times columnist David Brooks has written, insisting, “Justice Harry Blackmun did more inadvertent damage to our democracy than any other 20th-century American. When he and his Supreme Court colleagues issued the Roe v. Wade decision, they set off a cycle of political viciousness and counter-viciousness that has poisoned public life ever since.” But Linda Greenhouse and Reva Siegel, both of whom teach at Yale Law School, have argued that this conventional narrative gets history backward. In an article published in the Yale Law Journal in June, they suggest that what happened after Roe was a consequence not of the Court’s ruling but of G.O.P. strategists’ attempt to redefine the Party—before Roe. In their account, if there’s a villain it’s not Harry Blackmun; it’s Richard Nixon.

“Trừ khi vụ án Roe chống Wade được đảo ngược lại, còn thì chính trị không bao giờ khá lên nổi,” bình luận viên tờTimes David Brooks đã viết như thế; và khẳng định, “Quan tòa Harry Blackmun đã vô tình gây ra nhiều thiệt hại cho nền dân chủ của chúng ta hơn bất kỳ người Mỹ thế kỷ 20 nào. Khi ông và các đồng nghiệp của ông ở Tòa Án Tối cao ban hành quyết định cho vụ án Roe và Wade, họ đã thiết lập nên cái vòng xoay chính trị cứ luẩn quẩn xoay tới rồi lại xoay lui, làm nhiễm độc đời sống công chúng hơn bao giờ hết.” Nhưng Linda Greenhouse và Reva Siegel –cả hai đều dạy ở trường Luật Yale—đã tranh luận rằng đây là kiểu kể chuyện truyền thống muốn quay lui bánh xe lịch sử. Trong một bài báo đăng trên tờ Yale Law Journal tháng sáu vừa qua, họ đề nghị rằng những gì xảy ra sau vụ Roe không phải là hệ quả của quyết định của tòa, mà là do các nhà hoạch định chiến lược tranh cử tổng thống của ĐCH đã nỗ lực định nghĩa lại Đảng—trước khi có vụ Roe. Theo giả thiết của họ thì, nếu có một kẻ tội đồ thì người đó không phải là Harry Blackmun, mà là Richard Nixon.

In 1969, in “The Emerging Republican Majority,” the Nixon strategist Kevin Phillips offered a blueprint for crushing the Democrats’ New Deal coalition by recruiting Southerners and Catholics to the G.O.P. At the time, prominent Democrats, including Edward Kennedy, were vocally opposed to abortion. Nixon’s advisers urged him to reconsider his position on abortion and family planning. In 1970, the year Nixon signed Title X, the Department of Defense adopted a policy that doctors on military bases could in some instances perform abortions. In 1971, Patrick Buchanan wrote a memo recommending that the President reverse that policy, as part of a strategy to insure that George McGovern (the candidate Nixon wanted to run against) would defeat Edmund Muskie for the Democratic nomination. Observing that abortion was “a rising issue and a gut issue with Catholics,” Buchanan wrote, “If the President should publicly take his stand against abortion, as offensive to his own moral principles . . . then we can force Muskie to make the choice between his tens of millions of Catholic supporters and his liberal friends at the New York Times and the Washington Post.” A week later, in a statement to the Department of Defense, Nixon borrowed the language of the Catholic Church to speak of his “personal belief in the sanctity of human life—including the life of the yet unborn.”

Năm 1969, trong tác phẩm “Đa số Cộng hòa Đang Tăng”, nhà hoạch định chiến lược của Nixon-Kevin Phillips đã đề xuất một kế hoạch nghiền nát Liên minh Tân Điều đình của phe DC bằng cách tuyển dụng người miền Nam và có đạo (Catholics) vào ban vận động tranh cử cho ĐCH. Lúc đó đa số đảng viên DC, kể cả Edward Kennedy, đều đã lên tiếng phản đối phá thai. Cố vấn của Nixon đã khuyên ông nên coi lại vị thế của ông đối với phá thai và KHHGĐ. Năm 1970, năm Nixon ký Chứng thư số Mười[3], Bộ Quốc Phòng đã phê duyệt chính sách cho phép các bác sĩ ở các căn cứ quân đội trong một số trường hợp có thể được thực hiện phá thai. Năm 1971, Patrick Buchanan viết một bản ghi nhớ đề nghị Tổng thống đảo ngược chính sách ấy, như một phần của chiến lược nhằm bảo đảm là George McGovern (ứng viên mà Nixon muốn tranh cử với) sẽ thắng Edmund Muskie trong bảng đề cử của phe DC. Quan sát thấy là phá thai là “một vấn đề đang nóng, và là chuyện nhạy cảm đối với người công giáo,” Buchanan viết, “Nếu Tổng thống công khai chống phá thai, như thể điều đó là một việc xúc phạm đến những nguyên tắc đạo đức của chính ngài,…thì chúng ta có thể ép Muskie phải chọn giữa nhiều triệu ủng hộ viên theo đạo công giáo với đám bạn tự do của ông ta ở mấy tờ New York Times và tờ Washington Post.” Một tuần lễ sau đó, trong một tuyên bố gửi tới Bộ Quốc Phòng, Nixon đã mượn ngôn ngữ của nhà thờ Thiên Chúa giáo để nói về “niềm tin cá nhân (của ông-Nixon) đối với việc vinh danh đời sống con người-kể cả đời sống của những bào thai chưa chào đời.”


[3] Tittle X: trong bộ luật Dịch vụ Sức khỏe Công cộng, trong đó các biện pháp tránh thai trở nên khả dụng đối với mọi người bất kể thu nhập, và ngân sách được cấp cho các chương trình giáo dục và nghiên cứu về các biện pháp tránh thai.

“Favoritism toward things Catholic is good politics,” a Nixon strategist wrote in “Dividing the Democrats,” a 1971 memo to H. R. Haldeman: “There is a trade-off, but it leaves us with the larger share of the pie.” When a Nixon supporter balked, Buchanan held firm. Asked whether Nixon might go back to his original position, Buchanan mocked the question: “He will cost himself Catholic support and gain what, Betty Friedan?”

“Sự thiên vị giành cho những tôn chỉ của đạo Công Giáo là chính sách tốt” một nhà hoạch định chiến lược của Nixon viết trong “Phân Hóa Phe Dân chủ”-một bản ghi nhớ gửi cho H.R. Haldeman năm 1971: “Đó là sự cân nhắc chọn một trong hai, nhưng nó để lại cho chúng ta phần bánh lớn hơn.” Khi một ủng hộ viên Nixon phản đối đường lối chính trị này, Buchanan vẫn giữ vững. Khi được hỏi liệu Nixon có trở lại vị thế ủng hộ phá thai ban đầu của ông hay không, Buchanan đã chế diễu một cách mỉa mai: “Ông ta lại muốn mất sự ủng hộ của người Công giáo để có được cái gì nào, Betty Friedan chắc?”

Abortion wasn’t a partisan issue until Republicans made it one. In June of 1972, a Gallup poll reported that sixty-eight per cent of Republicans and fifty-nine per cent of Democrats agreed that “the decision to have an abortion should be made solely by a woman and her physician.” Fifty-six per cent of Catholics thought so, too. Blackmun clipped the Washington Post story reporting this survey and put it in his Roe case file.

Phá thai không hề là chuyện tranh cãi của các đảng phái cho tới khi phe Cộng Hòa làm cho nó trở nên như vậy. Vào tháng sáu năm 1972, một thăm dò của Gallup cho biết 68% đảng viên Cộng Hòa và 59% người của đảng Dân Chủ đồng ý rằng “quyết định có phá thai hay không chỉ nên thực hành bởi chính người phụ nữ và bác sĩ của bà ta.” Năm mươi sáu phần trăm người Công giáo cũng nghĩ như thế. Blackmun đã kẹp bài báo của Washington Post viết về kết quả thăm dò này vào hồ sơ vụ án Roe của ông.

Nixon was reëlected in November of 1972. Eight days after the Supreme Court issued its ruling on Roe, in January of 1973, a right-to-life amendment was introduced to Congress. “This poses real strategy problems,” a former president of Planned Parenthood said in an interview, “because to the degree that any of us fight to keep that out of the Constitution, it brands Planned Parenthood as pro-abortion.” Gerald Ford’s wife and his Vice-President, Nelson Rockefeller, supported abortion rights. In 1976, the year Congress passed the Hyde Amendment, Ann Richards ran for office for the first time, and Cecile Richards was a student at Brown. She got her birth control at Planned Parenthood in Providence.

Tháng mười một năm 1972, Nixon tái đắc cử. Tám ngày sau khi Tòa Án Tối Cao ban hành quyết định về án lệ Roe, vào tháng giêng năm 1973, một tu chính quyền-được-sống được gửi tới Quốc hội. “Điều này gây ra những vấn đề có tính chiến lược thực sự,” một chủ tịch tiền nhiệm của KHHGĐ nói trong một cuộc phỏng vấn, “bởi vì tới mức độ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng chiến đấu để giữ nó bên ngoài hiến pháp, thì KHHGĐ sẽ bị dán nhãn là vị-phá-thai. Phu nhân của Gerald Ford và vị Phó của ông ta, Nelson Rockerfeller, đã ủng hộ quyền phá thai. Năm 1976, năm mà Quốc hội thông qua Tu chính Hyde, Ann Richards lần đầu tiên chạy đua vào Văn phòng Chính phủ và Cecile lúc đó còn đang học ở Brown. Cô đi làm kiểm soát sinh đẻ cho mình ở một dưỡng đường KHHGĐ tại Providence.

In the late nineteen-seventies, the Republican strategists Richard Viguerie and Paul Weyrich, both of whom were Catholic, recruited Jerry Falwell into a coalition designed to bring together economic and social conservatives around a “pro-family” agenda, one that targeted gay rights, sexual freedom, women’s liberation, the E.R.A., child care, and sex education. Weyrich said that abortion ought to be “the keystone of their organizing strategy, since this was the issue that could divide the Democratic Party.” Falwell founded the Moral Majority in 1979; Paul Brown, the founder of the American Life League, scoffed in 1982, “Jerry Falwell couldn’t spell ‘abortion’ five years ago.”

Vào cuối những năm bảy mươi, các nhà hoạch định chiến lược của đảng CH Richards Viguerie và Paul Weyrich, đã tuyển dụng Jerry Falwell vào một liên minh được dựng lên để đưa những người bảo thủ về kinh tế và xã hội ngồi lại với nhau trong một chương trình nghị sự “vì-gia-đình”; họ định tập trung vào các quyền đồng tính luyến ái nam, quyền tự do tính dục, tự do cho phụ nữ, tu chính về các quyền bình đẳng, chăm sóc trẻ em và giáo dục giới tính. Weyrich nói rằng phá thai “nên là điều mấu chốt trong chiến lược tổ chức của họ, bởi vì đó là vấn đề có thể làm phân hóa đảng DC.” Falwell đã thành lập tổ chức Đa Số Mô Phạm năm 1979; đến năm 1982 Paul Brown-sáng lập viên của Liên Hiệp Sự Sống Hoa Kỳ-đã nói mỉa là, “Năm năm trước đây Jerry Falwell thậm chí còn không biết đánh vần chữ ‘phá thai’ nữa là…”

Richards graduated from Brown in 1980. Then she worked organizing garment workers in South Texas, hotel workers in New Orleans, and janitors in Los Angeles. In 1988, Ann Richards delivered a galvanizing speech at the Democratic National Convention. Two years later, Cecile, married and pregnant with twins, went back to Texas to work on her mother’s campaign for governor, against Clayton Williams, a cowboy Republican who told rape jokes and said of his opponent that he would like to “head and hoof her and drag her through the dirt.” In the final months of the race, Cecile Richards sat at her desk with a fetal monitor strapped around her belly. Her mother, a rising star in the Democratic Party, defeated Williams.

Richards tốt nghiệp trường Brown năm 1980. Năm 1988 bà mẹ cô đã có một bài diễn văn gây chú ý tại Hội Trường Dân Chủ Quốc Gia. Hai năm sau đó, Cecile—lúc này đã lập gia đình và đang mang thai đôi—trở về Texas để phụ giúp chiến dịch tranh cử chức Thống đốc bang của mẹ cô với Clayton Williams—một chàng cao bồi của đảng Cộng Hòa chuyên môn nói chuyện tiếu lâm tục tĩu và đã nói về đối thủ của mình là ông chỉ muốn “lôi đầu bà ta ra mà đá rồi kéo lê trong bùn đất.” Trong những tháng cuối cùng của cuộc tranh cử, Cecile ngồi ở bàn giấy với thiết bị theo dõi thai quấn quanh bụng. Mẹ cô, một ngôi sao đang lên của đảng Dân Chủ, đã đánh bại Williams.

Nothing even remotely resembling party discipline on the issue of abortion can be identified on Capitol Hill before 1979, as the political scientist Greg Adams demonstrated in a study of congressional voting patterns. And a partisan divide over this issue only split the country a decade after it showed up in Congress. Adams reported that, among voters, “Republicans were more pro-choice than Democrats up until the late 1980s.”

Trước năm 1979 Quốc Hội Hoa Kỳ không hề có đường lối rõ rệt của đảng phái về vấn đề phá thai, nhà khoa học chính trị Greg Adams đã nhận định như thế trong một nghiên cứu về tình hình bầu cử quốc hội qua các thời kỳ trong lịch sử. Và điều có sự chia rẽ giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cũng chỉ chia đôi đất nước một thập kỷ sau khi nó xuất hiện trước quốc hội. Adams báo cáo là, trong số các cử tri, thì “cho tới những năm cuối thập niên 80, người của phe Cộng Hòa thường ủng hộ phá thai nhiều hơn phe Dân chủ.”

Meanwhile, opposition to abortion grew violent. In 1985, pro-life protesters picketed at eighty per cent of clinics that provided abortions. Linda Gordon, in her history of the birth-control movement, reckoned the toll between 1977 and 2001: “3 doctors, 2 clinic employees, 1 clinic escort, and 1 security guard were murdered. There were also 17 attempted murders, 41 bombings, 165 arson attacks, 82 attempted bombings or arson attacks, and 372 clinic invasions.”
Trong khi đó phong trào chống phá thai ngày càng trở nên hung tợn và bạo lực hơn. Năm 1985 các nhóm người phản đối Vì Sự Sống đã tụ tập la hét chống đối tại 80% các dưỡng đường cung cấp dịch vụ phá thai. Linda Gordon trong sưu tầm lịch sử của cô về phong trào kiểm soát sinh đẻ đã tổng kết giai đoạn khoảng giữa 1977 và 2001 như sau: “3 bác sĩ, 2 nhân viên hành chánh, 1 bảo vệ dưỡng đường, và 1 người gác cửa đã bị sát hại. Ngoài ra còn có 17 mưu toan ám sát, 41 vụ đặt bom, 165 vụ tấn công phóng hỏa, 82 âm mưu đặt bom hay phóng hỏa, và 372 vụ xâm nhập các dưỡng đường.”

In 1983, Planned Parenthood added to its legal department a new arm, headed by Roger Evans, to handle a growing body of litigation. Evans has served as counsel for most of the major reproductive-rights cases of the past quarter century, including Planned Parenthood v. Casey. “People opposed to abortion have spent decades trying to make it more and more difficult for women to get to an abortion by placing hurdles in their path,” he says. “And I think they have learned that that is a largely ineffective approach; it’s more like torture.” But it did have an effect: fewer and fewer places were willing to provide abortions, which made Planned Parenthood, in many parts of the country, the last abortion provider left standing. Today, more than a quarter of all abortions conducted in the United States take place in clinics affiliated with Planned Parenthood.

Năm 1983, KHHGĐ đã đưa thêm vào bộ phận pháp lý cuả nó một chi nhánh, do Roger Evans cầm đầu, để quản lý số vụ kiện tụng ngày một nhiều thêm. Evans đã tư vấn cho phần lớn các vụ có nội dung chính là về quyền sinh sản trong một phần tư sau cuối của thế kỷ, kể cả án lệ KHHGĐ và Casey. “Những người phản đối phá thai đã dành nhiều thập kỷ để cố làm cho việc phá thai của phụ nữ ngày càng phức tạp thêm lên bằng cách đặt ra nhiều chướng ngại trên đường đi của họ,” ông nói. “Và tôi nghĩ rằng họ đã học được rằng đó là một kiểu tiếp cận rất kém hiệu quả; nó giống với tra tấn hơn.” Thế nhưng cũng đã có ảnh hưởng: ngày càng có ít nơi nhận làm dịch vụ phá thai hơn, khiến KHHGĐ ở nhiều nơi trên đất nước này trở thành đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ đó. Cho tới hôm nay, hơn một phần tư số vụ phá thai ở Mỹ là được thực hiện tại các đơn vị của KHHGĐ.

In 1994, Cecile Richards worked on her mother’s campaign for reëlection against the challenger, George W. Bush. “I will never forget 1994,” Richards says, looking stricken. One day, she was handing out pamphlets, “and the reaction that I got, I couldn’t understand it. It was just this visceral reaction. And of course we found out later that Ralph Reed and the Christian Coalition had mobilized a whole bunch of voters from the Republican Party—not that many, but they were very, very mobilized.” Bush won.

Năm 1994, Cecile Richards làm việc cho chiến dịch tái tranh cử của mẹ cô, đấu với George W. Bush. “Tôi không bao giờ quên cái năm 94 đó,” Richards nói, trông có vẻ trầm uất. Cô nhớ có lần cô đi phân phát những truyền đơn bầu cử, “và tôi không sao hiểu nổi những phản ứng mà tôi nhận được lúc đó. Đó là phản ứng hung hãn từ công chúng mà dĩ nhiên sau đó chúng tôi đã phát hiện ra là Ralph Reed và Đồng Minh Thiên Chúa Giáo đã tác động được một nhóm cử tri từ Đảng Cộng Hòa, không nhiều, nhưng rất, rất hăng. Kỳ đó Bush thắng.”

Cecile Richards founded the Texas Freedom Network in 1995, to oppose the Christian right. Later, with Ellen Malcolm, a founder of emily’s List, she helped found America Votes, which advocates for reforms aimed to increase voter turnout and protect voter rights. She was also raising three children. Before Planned Parenthood, she worked as deputy chief of staff for Nancy Pelosi.

Cecile Richards thành lập Hệ Thống Tự Do Texas năm 1995 để phản đối phe Thiên Chúa Giáo khuynh hữu. Sau đó, cùng với Ellen Malcolm-một sáng lập viên của Danh sách EMILY, cô giúp thành lập Lá Phiếu Hoa Kỳ, để theo dõi những cải cách nhằm gia tăng lượng cử tri và bảo vệ quyền lợi cử tri. Lúc ấy cô đã có ba con. Trước khi làm cho KHHGĐ cô làm phó giám đốc của Chủ tịch Hạ Nghị Viện Nancy Pelosi.

***
***
The phone thrums. Cecile Richards has just turned fifty-four. She drums her fingers. She says, “I have been organizing my whole life.”
Standing around the reflecting pool in front of the Capitol, they looked like a flock of pink flamingos. Ever since the Susan G. Komen pink-ribbon breast-cancer-awareness campaign, in the nineteen-eighties, pink has been the color of women’s health. (The Komen Foundation has been attacked, too, for supporting Planned Parenthood. So have the Girl Scouts, for the same reason.) Six hundred Planned Parenthood members had come to Washington for the organization’s annual policy summit and youth conference. This was Lobby Day. And it was the youth—young women, mostly—who were out on the streets around Capitol Hill, wearing bright-pink “I Stand with Planned Parenthood” T-shirts on top of mini-shorts and long, skinny legs.

Đứng quanh hồ nước lấp loáng ánh nắng trước điện Capitol, trông họ giống như một đàn chim hồng hạc. Kể từ khi chiến dịch vận động Nhận Thức về Ung Thư Vú của Susan G. Komen dùng những chiếc nơ màu hồng, thì màu này trở thành màu của sức khỏe phụ nữ. (Quỹ Komen đã bị tấn công, vì họ ủng hộ KHHGĐ; cả tổ chức Nữ Hướng Đạo Sinh cũng bị, với cùng lý do). Sáu trăm thành viên KHHGĐ đã tới Washington để nhóm họp thanh niên và hội nghị thượng đỉnh về chính sách thường niên của tổ chức. Đó là ngày vận động. và đó cũng là ngày giới trẻ-chủ yếu là nữ-đứng trên mấy con đường bao quanh khu đồi Capitol với những chiếc áo màu hồng có giòng chữ “Tôi về phe KHHGĐ” và quần soọc ngắn, để lộ những đôi chân khẳng khiu.

It was July, and things for Planned Parenthood had got both better and worse. Rick Perry had signed legislation adding Texas to the list of states that, after Congress failed to defund Planned Parenthood, had undertaken their own measures. But the clutch of state defunding laws looked likely to fail in the courts. An Indiana law prohibiting Planned Parenthood’s affiliates there from receiving funds from Medicaid had been blocked by a federal district-court judge, Tanya Walton Pratt. “States do not have carte blanche to expel otherwise competent Medicaid providers,” Pratt said, adding, “There are no allegations that Planned Parenthood of Indiana is incompetent or that it provides inappropriate or inadequate care.”

Lúc đó là tháng sáu, và trong những điều xảy tới cho KHHGĐ đang có cả tốt lẫn xấu. Rick Perry đã ký một quyền lập pháp đưa Texas vào danh sách các tiểu bang muốn tự tiến hành tính toán cho mình sau khi Quốc hội thất bại trong việc bãi bỏ ngân quỹ giành cho KHHGĐ. Thế nhưng nhiều luật bãi quỹ ở tiểu bang lại có vẻ như sẽ thất bại trước bộ máy tư pháp. Một luật ở Indiana cấm các tổ chức KHHGĐ ở đó nhận ngân sách từ Medicaide đã bị chặn lại bởi một vị thẩm phán tòa liên bang, bà Tanya Walton Pratt. “Tiểu bang không hề có toàn quyền để truất bỏ các nhà cung cấp dịch vụ có hiệu quả cho Medicaide,” bà nói, và còn thêm là, “Không hề có cáo buộc nào cho thấy KHHGĐ ở Indiana là không hiệu quả, hay là nó đã cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không phù hợp, hay không chính xác.”

Outside the Rayburn House Office Building, on Independence Avenue, the flamingos lined up for security inspection, passing handbags through metal detectors and wondering whether barrettes would set off an alarm. In between knocking on the doors of their representatives, they sat in the House cafeteria, leaned on their elbows, and sipped bottled water. In a field of graying men wearing gray and blue suits, pink T-shirted women arrayed themselves around tables like flower petals.

Bên ngoài tòa nhà văn phòng Rayburn House trên đại lộ Độc lập, đàn hồng hạc đang xếp hàng chờ khám xét an ninh, họ đưa túi xách qua máy quét kim loại và tự hỏi, không biết cái rào cản có gắn còi báo động không. Vào giữa những lần gõ cửa mấy vị đại diện của mình, họ tụ tập ở quán cà-phê trong tòa nhà, chống cùi chỏ lên quầy, hớp từng ngụm nước nhỏ. Ở giữa chốn ra vào của đám đàn ông vốn chỉ mặc com-plê màu xám và xanh đậm, màu áo hồng khiến họ trông như những cánh hoa.

Amelia Jones had just graduated from high school in Boise. “In Idaho, there is no sex education, except, sometimes, an abstinence program,” she said. She is part of a peer sex-education program called Youth in the Know. I asked whether they were having much success knocking on doors. Jennifer Whitney, a field organizer from Planned Parenthood Votes Northwest, laughed. “Idaho’s congressional delegation has a hundred-per-cent anti-choice rating,” she said. But, she added, “Planned Parenthood has a higher favorability rating than the Idaho state legislature.” Lauretta Mary Campbell recently graduated from the University of Idaho. She knows people who use Saran Wrap as a prophylactic. She began volunteering for Planned Parenthood five years ago, after attending a student meeting and going to a clinic to get birth control. She and her boyfriend want to have a family someday. “But we can’t afford kids right now,” she said. “Last year, I made fifty-five hundred dollars. And I worked four jobs.”

Amelia Jones vừa mới tốt nghiệp trung học ở Boise. “Ở Idaho không hề có giáo dục giới tính, trừ một vài lần có chương trình về tiết dục,” cô nói. Cô là một phần tử của một chương trình giáo dục giới tính có tên Tuổi trẻ Hiểu biết. Tôi hỏi họ đã có gặt hái được chút thành quả nào trong việc đi gõ cửa như vậy không. Jennifer Whitney, một Tổ Chức viên Hiện trường đến từ nhóm Lá Phiếu KHHGĐ Tây Bắc phá lên cười. “Đoàn Đại biểu Quốc hội của Idaho có tỷ lệ chống là 100%,” cô nói. “Nhưng, cô thêm, “KHHGĐ lại nhận được tỷ lệ ủng hộ cao hơn ở bộ phận lập pháp tiểu bang.” Lauretta Mary Campell mới tốt nghiệp Đại học Idaho. Cô biết những người sử dụng bao cao su (saran wrap) để tránh thai. Cô bắt đầu làm tình nguyện viên cho KHHGĐ năm năm trước đây, sau khi dự một buổi họp của sinh viên, và cũng đã đi tới dưỡng đường để được ngừa thai. Cô với anh bạn định sẽ lập gia đình với nhau, nhưng “bây giờ chúng tôi chưa thể có con được, cô nói. “Năm ngoái tôi kiếm được năm trăm năm mươi đô la, mà với bốn chỗ làm cả thảy.”

The Planned Parenthood Federation of America is a 501(c)(3) nonprofit; last spring, while under siege, it gained more than a million new supporters. It also spent a great deal of money and resources fighting political and legal battles, often against adversaries with deep pockets. Planned Parenthood is both a health-care provider and a lobbyist. Its lobbying arm, the Planned Parenthood Action Fund, contributes to political candidates through both a pac, which was founded in 1998, and a Super pac, which started last year. Critics on both the left and the right charge that these two missions—health care and activism—are in conflict. Richards sees no conflict: “The more patients we see, the stronger advocates we have, and the stronger advocates we are, the more patients we see.”

Liên Hiệp KHHGĐ Hoa Kỳ là tổ chức phi lợi nhuận 501(c)(3); mùa xuân năm ngoái, lúc đang bị khốn đốn vì làn sóng chỉ trích, nó có thêm được cả triệu ủng hộ viên mới. Nó cũng đã nhận được nhiều nguồn tài lực giúp hỗ trợ cho cuộc chiến trên mặt trận chính trị và pháp lý để chống trả lại các đối thủ vốn rủng rỉnh hầu bao. KHHGĐ vừa là người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vừa là kẻ vận động hành lang. Vũ khí vận động của nó, Quỹ Hành Động Vì KHHGĐ, đóng góp cho các ứng cử viên chính trị thông qua cả một PAC[4] vốn đã được thành lập từ năm 1998, lẫn một super PAC mới khởi động năm ngoái. Những lời phê bình trên cả hai mặt trái và phải cho rằng hai nhiệm vụ ấy-chăm sóc sức khỏe và hoạt động xã hội-là có mâu thuẫn với nhau. Richards thì thấy chẳng có mâu thuẫn gì: “Chúng tôi càng có nhiều bệnh nhân thì sự hỗ trợ cho chúng tôi càng lớn mạnh, và sự hỗ trợ đó càng lớn mạnh thì chúng tôi lại càng có nhiều bệnh nhân hơn.”


[4] Political Action Committee: Ủy Ban Hành Động Chính Trị
Năm 1969, trong tác phẩm “Đa số Cộng hòa Đang Tăng”, nhà hoạch định chiến lược của Nixon-Kevin Phillips đã đề xuất một kế hoạch nghiền nát Liên minh Tân Điều đình của phe DC bằng cách tuyển dụng người miền Nam và có đạo (Catholics) vào ban vận động tranh cử cho ĐCH. Lúc đó đa số đảng viên DC, kể cả Edward Kennedy, đều đã lên tiếng phản đối phá thai. Cố vấn của Nixon đã khuyên ông nên coi lại lập trường của ông đối với phá thai và KHHGĐ. Năm 1970, năm Nixon ký Chứng thư số Mười

The junior lobbyists from Idaho hoped to see their congressman, Raul Labrador, a freshman Republican who was endorsed by the National Right to Life Committee and who campaigned by attacking his opponent for receiving a donation from Planned Parenthood. They wanted to tell him to support Planned Parenthood. They met with an aide, who they said was welcoming but told them, “Look, we need to do what the constituents who elected us to office want us to do, and they don’t want this.”

Những thanh niên vận động hành lang đến từ Idaho hy vọng sẽ gặp được đại biểu của họ, Raul Labrador, một tân đảng viên CH, người mới được đưa lên bởi Ủy Ban Quốc Gia Vì Quyền Được Sống, và là người đã tiến hành tranh cử bằng cách tấn công đối thủ của mình về việc đã nhận bảo trợ từ KHHGĐ. Họ muốn nói ông hãy ủng hộ KHHGĐ. Họ được tiếp nhận bởi một người trợ tá, người đã tiếp đón họ nồng hậu nhưng sau đó lại nói, “Nghe nè, chúng tôi cần phải làm những gì mà các cử tri đã bỏ phiếu cho chúng tôi vào đây muốn chúng tôi làm, và họ lại không muốn những điều này.”

Meanwhile, in a House hearing room three floors above the cafeteria, Charmaine Yoest and eight Republican members of Congress were preparing to hold a press conference. The week before, Americans United for Life had released a report called “The Case for Investigating Planned Parenthood.” Its chief allegation is that there is a correlation between the amount of federal money Planned Parenthood receives and the number of abortions conducted in its clinics, suggesting that the funds have been treated, illegally, as fungible.

Trong khi đó, ở một phòng đại biểu quốc hội tiếp dân nằm phía trên quán cà phê ấy 3 tầng lầu, Charmaine Yoest và tám đại biểu QH thuộc ĐCH đang chuẩn bị một cuộc họp báo. Tuần lễ trước đó, Liên Hiệp Những Người Mỹ Vì Sự Sống đã công bố một báo cáo có tên “Vụ Điều Tra Tổ Chức KHHGĐ”. Điều cáo buộc chính được nêu trong đó là, mối liên quan giữa số tiền từ liên bang mà KHHGĐ đã nhận được với số vụ phá thai đã được thực hiện trong các dưỡng đường của KHHGĐ cho thấy tiền công quỹ đã được sử dụng bất hợp pháp, như là để đổi chác.

Yoest, who is warm and friendly and smart and a mother of five, has a Ph.D. in politics from the University of Virginia; her dissertation examined parental-leave policy and gender equity in the academy. Her first job out of college was in the Reagan White House. Then she worked for the Family Research Council. She serves on the executive committee of the Susan B. Anthony List. She was a senior adviser for Mike Huckabee’s Presidential campaign. The A.U.L., like the Planned Parenthood Action Fund, is “nonpartisan,” a word that no longer has any meaning.

Yoest, vốn là một người mẹ năm con, là người đôn hậu, dễ mến và thông minh, là tiến sĩ Chính trị học ở University of Virgina; với luận án tốt nghiệp là khảo sát chính sách nghỉ làm sau khi sinh và sự công bằng giới tính trong giới hàn lâm. Việc làm đầu tiên của cô sau khi ra trường là ở Tòa Bạch ốc Reagan. Sau đó cô làm việc cho Hội Đồng Khảo Sát Gia Đình. Hiện cô đang phục vụ cho ban điều hành Danh Sách Susan B. Anthony. Cô đã từng làm cố vấn cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Mike Huckabee. Tổ chức AUL-Liên Hiệp Những Người Hoa Kỳ vì Sự Sống, cũng như Quỹ Hành Động KHHGĐ, là một tổ chức “phi đảng phái”, một danh từ mà cho tới nay đã không còn mang chút ý nghĩa nào.

Yoest’s staff had propped on an easel a five-by-ten-foot poster of the report’s cover. New Jersey’s Chris Smith had brought posters of his own. North Carolina’s Renee Ellmers called the conference to order. “The issue today is, Should American taxpayer dollars be going to pay for abortion?” she said. Yoest called Planned Parenthood “the abortion giant.” But Representative Smith was the most heated speaker. “Every ninety-five seconds, a child is killed in a Planned Parenthood clinic,” he said. And then, talking about both the young girls who he says constitute the majority of Planned Parenthood’s patients and the children who are “stabbed and decapitated” at Planned Parenthood clinics, Smith stumbled and, for a moment, appeared confused: “the child, and the other child . . . both children.”

Nhân viên của Yoest đã giăng lên một bích chương to cỡ năm và mười phút mỗi bề có hình bìa của báo cáo. Chris Smith của New Jersey đã mang đến những bích chương của chính ông. Renee Ellmer của North Carolina đã gọi điện đến buổi họp báo để đặt mua. “Vấn đề hôm nay là, Liệu tiền đóng thuế của người Mỹ có nên được dùng để phá thai hay không?”, cô nói. Yoest gọi KHHGĐ là “tên khổng lồ phá thai”. Thế nhưng Hạ nghị sĩ Smith mới là diễn giả hùng hồn nhất. “Cứ mỗi chín mươi lăm giây lại có một em bé qua đời trong các dưỡng đường của KHHGĐ,” ông ta nói. Và rồi khi nói về các cô gái trẻ, là thành phần mà ông cho là khách hàng chủ lực của KHHGĐ và về những đứa bé đã “bị đâm và cắt đầu” ở các dưỡng đường KHHGĐ, ông ta khựng lại trong giây lát, rồi có vẻ như bị lẫn lộn ông nói: “Đứa bé đó, rồi đứa bé khác … cả hai đều là trẻ con.”

However you look at it, there is a great deal going on in the nation’s capital in the name of children. Who knows what will happen next. But whether or not Title X is repealed, or Planned Parenthood is defunded, it won’t be because anyone in Congress has had a candid, compassionate, and thoughtful conversation about anybody else’s constitutional rights.

Ở bất cứ vị thế nào, bạn sẽ thấy có nhiều sự việc đang diễn ra tại thủ đô Hoa kỳ được nhân danh trẻ em. Không ai biết được những gì sẽ sắp xảy ra. Chuyện Chứng thư số Mười có bị bãi bỏ, hay KHHGĐ bị bãi ngân, hay không, thì điều đó cũng chẳng phải là do ai đó trong Quốc hội đã có một cuộc thảo luận thành thực, cảm thông, và nhân nhượng về những quyền hiến định của bất kể ai khác.

***
***
The storefront at 46 Amboy Street in Brooklyn is long gone. There’s a boarded-up building there now, and, on the corner, a cell-phone store. At the Planned Parenthood clinic, a subway ride away, the walls of the waiting room are lined with the organization’s posters: “I plan to be a mother some day. ’Til then I’m using the Pill.” There are five examination rooms, a laboratory, an ultrasound room, five counselling rooms, two rooms for abortions, and, around the corner, a recovery room.

Căn nhà mặt tiền ở số 46 đường Amboy ở Brooklyn nay không còn nữa. Thay vào đó là một tòa nhà bị niêm đóng, và, ở góc dường là một tiệm bán điện thoại di động. Ngay tại dưỡng đường KHHGĐ, cách đó một con phố, những vách tường của phòng chờ treo đầy những bích chương của tổ chức: “Tôi dự định sẽ làm mẹ một ngày nào đó. Từ đây cho tới lúc đó tôi dùng thuốc ngừa thai.” Có tất cả năm phòng khám, một phòng xét nghiệm, một phòng chụp siêu âm, năm phòng tư vấn, hai phòng phá thai, và, trong góc là một phòng hồi sức.

Kate Steinle, a nurse-practitioner, wears glasses and a lab coat. There is a paperweight of a uterus on her desk. “My role here is to help women take care of themselves,” she says. She especially likes working with teen-agers. “This patient I saw—we went through the whole exam, and then she just sat there. And so I let her sit there for a while. And then finally she started talking. She asked a whole bunch of questions about sex with her boyfriend, things that she wondered about, and wondered if they were normal.” She was fine.

Kate Steinle, một y tá, đeo kính và mặc áo choàng của nhân viên phòng thí nghiệm. Trên bàn cô có một cái chặn giấy hình dạ con. “Vai trò của tôi ở đây là giúp phụ nữ tự lo cho chính họ,” cô nói. Cô đặc biệt thích làm việc với mấy trẻ gái. “Cô gái này, tôi đã gặp rồi, tôi khám tổng quát cho cô ấy, rồi cổ sẽ ngồi đó . Tôi để cô ta ngồi như vậy một lúc, rồi thì cổ sẽ bắt đầu nói. Cô hỏi rất nhiều về quan hệ tình dục giữa cô với anh bạn trai, những điều mà cô lo lắng và cứ mãi thắc mắc liệu như vậy có bình thường không.” Cô ta không sao hết.

The day I visited the Brooklyn clinic, Wisconsin was slated to defund Planned Parenthood. I asked Steinle what she thought about that. “There are lots of different people in this country,” she said. She sighed. “We are where we are.”

Ngày tôi viếng thăm dưỡng đường Brooklyn cũng là ngày Winscosin được chọn để bãi ngân KHHGĐ. Tôi hỏi Steinle xem cô nghĩ gì về điều đó. Cô nói, “Ở xứ này có nhiều loại người khác nhau,” rồi thở dài, cô thêm, “Chúng tôi cứ ở đúng vị trí mình.”

Here is where we are. Republicans established the very federal family-planning programs that Republican members of Congress and the G.O.P.’s Presidential candidates are this year pledging so vigorously to dismantle. Republicans made abortion a partisan issue—contorted the G.O.P. to mold itself around this issue—but Democrats allowed their party to be defined by it. And, as long as Planned Parenthood hitches itself to the Democratic Party, and it’s hard to see what choice it has, its fortunes will rise and fall—its clinic doors will open and shut—with the power of the Party. Much of the left, reduced to a state of timidity in the terrible, violent wake of Roe, has stopped talking about rights, poverty, decency, equality, sex, and even history, thereby ceding talk of those things to the right. Planned Parenthood, a health-care provider, has good reason to talk about women’s health. But, even outside this struggle, “health” has become the proxy for a liberal set of values about our common humanity. And it is entirely insufficient.

Và đây là nơi chúng ta đang ngự trị. Những đảng viên Cộng Hòa đã thiết lập nên chính những chương trình KHHGĐ liên bang mà các nghị viên đảng Cộng Hòa cùng với các ứng viên tranh cử TT của đảng ấy đang hùng hồn cam kết sẽ giải thể. Những người Cộng Hòa đã làm cho phá thai trở thành một vấn đề mang tính đảng phái—họ đã nhào nặn các cuộc vận động tranh cử TT của phe Cộng Hòa khiến cho tự nó đóng khung quanh vấn đề này—thế nhưng phe Dân Chủ đã để cho đảng của họ bị định nghĩa bởi vấn đề này. Và, bao lâu mà KHHGĐ còn bị buộc chung với Đảng Dân Chủ, mà thực ra nó cũng khó lòng có lựa chọn nào khác, thì tương lai của nó sẽ cứ ba chìm bảy nổi—các dưỡng đường của nó sẽ cứ nay đóng mai mở cửa—tùy theo thế lực của đảng này. Đa số người của cánh tả, hạ vào trạng thái nhút nhát dè dặt sau hậu quả khủng khiếp và bạo động của Roe, nay đã ngưng nói về các quyền công dân, về nạn nghèo đói, về các chuẩn mực đạo đức, về sự bình đẳng, giới tính, và thậm chí về lịch sử; và do đó đã nhường quyền nói về những điều này cho cánh hữu. KHHGĐ là tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, do đó có lý do chính đáng để nói về sức khỏe phụ nữ. Thế nhưng, ngay cả bên ngoài cuộc chiến này, thì “sức khỏe” cũng đã trở nên khái niệm đại diện cho các giá trị phóng khoáng về tình nhân loại của chúng ta. Điều này hoàn toàn chưa đủ.

Meanwhile, however divided the electorate may or may not be over abortion, as long as Planned Parenthood is the target the G.O.P. stands only to gain by keeping up the attack, because a campaign against a government-funded provider of services for the poor appeals to the Tea Party. In September, Cliff Stearns, a Republican from Florida and the chairman of the Subcommittee on Oversight and Investigations for the House Energy and Commerce Committee, launched the investigation Yoest had called for.

Trong khi đó, cho dù các cử tri có bị chia rẽ về vấn đề phá thai, chừng nào KHHGĐ còn là mục tiêu, Đảng Cộng Hòa vẫn lợi nếu họ duy trì cuộc tấn công, bởi một chiến dịch chống lại việc cung cấp dịch vụ cho người nghèo bằng quỹ liên bang là chuyện nhóm Tea Party cũng đắc lực ủng hộ. Trong tháng chín, Cliff Stearns, một đảng viên Cộng Hòa đến từ Florida và chủ tịch của chi nhánh Điều Tra Tổng Thể của Ủy ban Thương Mại và Năng Lượng Nghị Viện đã tiến hành cuộc điều tra mà Yoest đã chủ xướng.

The day the investigation began, Richards called it politically motivated, and Yoest said that it was “a historic first step in getting the American taxpayer out of the business of subsidizing abortion.” Richards and Yoest are like Cold Warriors who came of age after the Cold War began. They never knew a world without it. They can’t quite recall how it began. And they can’t imagine how it will end.

Ngày bắt đầu cuộc điều tra, Richards gọi đó là có động cơ chính trị, Yoest nói rằng đó là “một bước tiến lịch sử để tránh chuyện bắt ép người dân Mỹ có đóng thuế phải tiêu chi phí cho dịch vụ phá thai .” Richards và Yoest là những “Chiến Binh Lạnh” trưởng thành trong thời sau khi Chiến tranh Lạnh đã bắt đầu. Họ không biết gì về một thế giới không có nó. Họ không thể nhớ nổi nó đã bắt đầu như thế nào. Và họ cũng không thể tưởng tượng được nó sẽ kết thúc ra làm sao.

Steinle’s e-mail beeped. She leaned forward to look at her computer. She had received a lab result for a patient who was in the waiting room. “Just a sec,” she said, dashing out the door. “I’ll be right back.” She came back, breathless, smiling.

Máy vi tính của Steinle báo hiệu có thư. Cô tỳ người về phía trước để nhìn vào máy của mình. Phòng lab mới gửi tới kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân đang ngồi chờ ở phòng đợi. “Chỉ gặp họ chút thôi, rồi tôi sẽ trở lại ngay,” cô nói, rồi mất hút sau cánh cửa. Lát sau cô trở lại, gần như hụt hơi, nhưng vẫn mỉm cười.

Some of the patients she sees come for annual exams; some come because something’s wrong. Most don’t get any health care anywhere else. “A Muslim woman just came with her sister,” Steinle said. “She walked in; she had never been sexually active. She had a question about her anatomy. She had seen her sister naked once, and she didn’t look the same. I said, ‘Let’s do an exam.’ And she was fine. Everything was fine. ‘You are fine,’ I said, and she sighed with relief, her whole body sighed.” Steinle sank into her chair. “For ten years, she had been carrying this around with her, this fear that she would never be able to be with anyone.” Ten years. It was a long wait.

Một số bệnh nhân đến gặp cô để khám định kỳ hằng năm; một số khác đến do một vài bất thường nào đó trong cơ thể. Đa số họ đều không được chăm sóc sức khỏe ở đâu khác. “Có một phụ nữ Hồi giáo đến đây với người chị,” Steinle kể, “Cô ta chưa hề quan hệ tình dục bao giờ. Cô có thắc mắc về cơ thể mình, vì có lần tình cờ được nhìn thấy người chị lõa thể, cô ta nhận thấy mình không giống chị. Tôi bèn nói, ‘Để khám cái đã,’ Và tôi thấy cô ta ổn, mọi thứ đều ổn. ’Cô ổn mà,’ tôi nói. Thế là cô ấy thở phào nhẹ nhõm.” Steinle ngồi rút người sâu vào ghế, “Cô ấy đã canh cánh điều ấy trong mười năm, với nỗi sợ là mình sẽ không bao giờ gần gũi được với ai cả.” Mười năm. Nỗi chờ đợi quá dài.



Jill Lepore is a staff writer and a professor of history at Harvard. “The Secret History of Wonder Woman” is her latest book.
Jill Lepore là một nhà văn và giáo sư lịch sử tại Harvard. "Lịch sử bí mật của Wonder Woman" là cuốn sách mới nhất của .


Translated by Trần Đan Hà


https://www.newyorker.com/magazine/2011/11/14/birthright-jill-lepore


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn