MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, July 5, 2017

SARTRE ON THE NOBLE PRIZE SARTRE TỪ CHỐI GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG


SARTRE  ON THE NOBLE PRIZE
SARTRE TỪ CHỐI GIẢI NOBEL VĂN CHƯƠNG
JEAN-PAUL SARTRE (1905-1980)

JEAN-PAUL SARTRE (1905-1980)

Jean-Paul Sartre explained his refusal to accept the Nobel Prize for Literature in a statement made to the Swedish Press on October 22, which appeared in Le Monde in a French translation approved by Sartre. The following translation into English was made by Richard Howard.

Jean-Paul Sartre giải thích việc ông từ chối chấp nhận giải Nobel Văn học trong một tuyên bố gửi cho báo chí Thụy Điển vào ngày 22 tháng 10, đăng trên tờ Le Monde trong một bản dịch tiếng Pháp được Sartre chấp thuận. Bản dịch tiếng Anh sau đây do Richard Howard thực hiện.
I deeply regret the fact that the incident has become something of a scandal: a prize was awarded, and I refused it. It happened entirely because I was not informed soon enough of what was under way. When I read in the October 15 Figaro littéraire, in the Swedish correspondent’s column, that the choice of the Swedish Academy was tending toward me, but that it had not yet been determined, I supposed that by writing a letter to the Academy, which I sent off the following day, I could make matters clear and that there would be no further discussion.

Tôi rất lấy làm tiếc khi mọi chuyện đã đi quá xa, đến mức xì xầm vậy: giải thưởng đã được trao, và tôi thì từ chối. Chuyện ra nông nỗi thế, là bởi tôi đã không được báo sớm hơn, về những gì diễn ra lúc ấy. Khi tôi đọc trên tờ văn nghệ Figaro số giữa tháng 10, trong mục trao đổi của thông tín viên từ Thụy Điển, rằng lựa chọn của Viện hàn lâm Thụy Điển đang nghiêng về tôi, nhưng quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra, tôi đã nghĩ, rằng viết một lá thư gửi tới Viện hàn lâm, và thực là tôi đã gửi nó ngay ngày hôm sau, tôi có thể làm mọi việc tường minh hơn, và sẽ không còn phải cân lên đặt xuống thêm gì nữa.


I was not aware at the time that the Nobel Prize is awarded without consulting the opinion of the recipient, and I believed there was time to prevent this from happening. But I now understand that when the Swedish Academy has made a decision it cannot subsequently revoke it.

Tôi đã không hay rằng, khi trao giải Nobel, người ta sẽ không tham vấn ý kiến của người nhận, và tôi cũng đã tưởng rằng, mình sẽ có đủ thời gian để lay chuyển quyết định ấy. Nhưng giờ thì, tôi hiểu, khi Viện hàn lâm Thụy Điển trao giải, quyết định sau cùng sẽ không thể thay đổi được.

My reasons for refusing the prize concern neither the Swedish Academy nor the Nobel Prize in itself, as I explained in my letter to the Academy. In it, I alluded to two kinds of reasons: personal and objective.

Lí do tôi từ chối giải Nobel lần này, không xuất phát từ phía Viện hàn lâm Thụy Điển, cũng như bản thân giải Nobel, như tôi đã giải thích trong lá thư gửi tới viện. Trong thư ấy, tôi có ý viện dẫn tới hai lí do: cá nhân và khách quan.

The personal reasons are these: my refusal is not an impulsive gesture, I have always declined official honors. In 1945, after the war, when I was offered the Legion of Honor, I refused it, although I was sympathetic to the government. Similarly, I have never sought to enter the Collège de France, as several of my friends suggested.

Lý do cá nhân, ấy là: việc từ chối của tôi không phải là một cái phẩy tay bốc đồng, tôi lâu nay vẫn luôn khước từ trước các giải thưởng chính thống. Năm 1945, ngay sau khi chiến tranh kết thúc, khi ấy tôi được đề nghị trao tặng giải Bắc đẩu bội tinh, tôi đã từ chối, mặc dù tôi cùng một chiến tuyến với chính phủ. Cũng vậy, tôi chưa bao giờ cố mà kiếm một chân ở trường Collège de France, như các bạn tôi khuyên.

This attitude is based on my conception of the writer’s enterprise. A writer who adopts political, social, or literary positions must act only with the means that are his own—that is, the written word. All the honors he may receive expose his readers to a pressure I do not consider desirable. If I sign myself Jean-Paul Sartre it is not the same thing as if I sign myself Jean-Paul Sartre, Nobel Prizewinner.

Cái lối riêng này của tôi, là bởi, tôi dựa vào cái ý niệm mà tôi đinh ninh về công việc bếp núc của một nhà văn. Một nhà văn, anh có thể theo đuổi con đường chính trị, hay các vị trí xã hội, nhưng anh chỉ có thể sống theo cách duy nhất, cùng với công cụ mà anh nắm trong tay - ấy là, chữ nghĩa. Tất cả những vinh hạnh anh có thể nhận được, sẽ đặt độc giả của anh trước một áp lực mà tôi thì không lấy gì làm hào hứng. Nếu tôi kí tên mình Jean-Paul Sartre, nó chẳng giống như cách tôi ký, giả dụ như Jean-Paul Sartre, một nhà văn đoạt giải Nobel.

The writer who accepts an honor of this kind involves as well as himself the association or institution which has honored him. My sympathies for the Venezuelan revolutionists commit only myself, while if Jean-Paul Sartre the Nobel laureate champions the Venezuelan resistance, he also commits the entire Nobel Prize as an institution.

Nhà văn, khi chấp nhận một vinh quang như ấy , sẽ gắn tên tuổi mình với nó, cũng như với tổ chức, thiết chế đã vinh danh mình. Những mối cảm tình của tôi với các nhà cách mạng giải phóng người Venezuela chỉ liên đới mình tôi, trong khi, nếu là một Jean-Paul Sartre đã từng nhận giải Nobel mà cổ võ cho lực lượng nổi dậy người Venezeala, thì Jean-Paul Sartre ấy cũng sẽ liên đới tới giải Nobel, như một thiết chế.

The writer must therefore refuse to let himself be transformed into an institution, even if this occurs under the most honorable circumstances, as in the present case.

Một nhà văn, vì thế, phải khước từ, để bản thân mình khỏi mang lấy danh của một thiết chế nào đấy, ngay cả khi việc này xảy ra trong những cảnh huống vinh hạnh nhất, như trường hợp của tôi.

This attitude is of course entirely my own, and contains no criticism of those who have already been awarded the prize. I have a great deal of respect and admiration for several of the laureates whom I have the honor to know.

Cách ứng xử này, dĩ nhiên, là do tôi lựa chọn, và nó không mang bất kì một ý niệm phê phán gì, tới những người đã từng nhận giải. Tôi có một sự ngưỡng mộ và tôn kính lớn lao tới rất nhiều người đã được nhận giải ấy, những người mà tôi vinh hạnh biết tới.

My objective reasons are as follows: The only battle possible today on the cultural front is the battle for the peaceful coexistence of the two cultures, that of the East and that of the West. I do not mean that they must embrace each other—I know that the confrontation of these two cultures must necessarily take the form of a conflict—but this confrontation must occur between men and between cultures, without the intervention of institutions.

Về lí do từ chối do yếu tố khách quan: Ngày nay, trận chiến duy nhất trên mặt trận văn hóa là trận chiến cho sự cộng sinh trong yên bình giữa hai nền văn hóa, một Đông, một Tây. Tôi không có ý, rằng chúng phải dung hợp lẫn nhau - tôi biết, khihai nền văn hóa đối mặt, rồi đây sẽ phải có những kiểu xung đột nhất định - nhưng cuộc chạm trán ấy phải là cuộc chạm trán giữa những người đàn ông và các nền văn hóa, chứ không thể có sự can thiệp của các thiết chế.

I myself am deeply affected by the contradiction between the two cultures: I am made up of such contradictions. My sympathies undeniably go to socialism and to what is called the Eastern bloc, but I was born and brought up in a bourgeois family and a bourgeois culture. This permits me to collaborate with all those who seek to bring the two cultures closer together. I nonetheless hope, of course, that “the best man wins.” That is, socialism.

Bản thân tôi chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi sự mâu thuẫn giữa hai nền văn hóa: tôi được hình thành từ chính mối mâu thuẫn ấy. Mối tương cảm của tôi, tất nhiên, là dành cho chủ nghĩa xã hội và cho, cái mà chúng ta vẫn gọi là khối phương Đông, nhưng tôi được sinh ra và nuôi dưỡng trong một gia đình trung lưu và nền văn hóa tư sản. Điều này cho phép tôi có thể cộng tác với những người nỗ lực bắc cầu cho hai nền văn hóa ấy sát lại gần nhau hơn. Tôi, tuy thế, hi vọng rằng, dĩ nhiên "lựa chọn tốt nhất sẽ thắng". Ấy là, chủ nghĩa xã hội.

This is why I cannot accept an honor awarded by cultural authorities, those of the West any more than those of the East, even if I am sympathetic to their existence. Although all my sympathies are on the socialist side. I should thus be quite as unable to accept, for example, the Lenin Prize, if someone wanted to give it to me, which is not the case.


Đó là lí do vì sao tôi không thể đón nhận giải thưởng đầy vinh hạnh này, từ tay của các giới chức văn hóa, vốn thuộc về phương Tây thay vì phương Đông, ngay cả khi tôi tương cảm với sự hiện hữu của họ. Mặc dù tất cả mọi tương cảm của tôi là dành cho phía những người theo chủ nghĩa xã hội, tôi tuy thế, sẽ không thể vì vậy mà chấp nhận, chẳng hạn, giải thưởng Lê-nin, nếu như có ai đó muốn trao cho tôi, tất nhiên là không ai trao cả.

I know that the Nobel Prize in itself is not a literary prize of the Western bloc, but it is what is made of it, and events may occur which are outside the province of the members of the Swedish Academy. This is why, in the present situation, the Nobel Prize stands objectively as a distinction reserved for the writers of the West or the rebels of the East. It has not been awarded, for example, to Neruda, who is one of the greatest South American poets. There has never been serious question of giving it to Louis Aragon, though he certainly deserves it. It is regrettable that the prize was given to Pasternak and not to Sholokhov, and that the only Soviet work thus honored should be one published abroad and banned in its own country. A balance might have been established by a similar gesture in the other direction. During the war in Algeria, when we had signed the “declaration of the 121,” I should have gratefully accepted the prize, because it would have honored not only me, but also the freedom for which we were fighting. But matters did not turn out that way, and it is only after the battle is over that the prize has been awarded me.

Tôi biết rằng giải Nobel, bản thân nó không phải là một giải thưởng văn chương của khối phương Tây, nhưng nó là thế khi quan sát bàn tay người trao, và những gì có thể diễn ra, là nằm ngoài tầm kiểm soát của các thành viên của Viện hàn lâm Thụy Điển. Đó là tại sao, ở vị trí hiện tại, giải Nobel vẫn đứng ra, một cách khách quan, như một sự phân biệt, dành sẵn cho các nhà văn phương Tây, hoặc cho những người nổi loạn ở phương Đông. Nó đã không được trao thưởng, chẳng hạn, cho Neruda, một trong số những nhà thơ xuất sắc nhất Nam Mỹ. Người ta chưa bao giờ đặt những câu hỏi nghiêm cẩn, về việc trao giải cho Louis Aragon, mặc dù ông ấy rõ ràng xứng đáng nhận. Thật là đáng tiếc, khi giải thưởng đã được trao cho Pasternak, thay vì cho Sholokhov, và chỉ có một tác phẩm của Soviet được vinh hạnh nhận thưởng, ấy là nó được xuất bản ở nước ngoài và bị cấm lưu hành trong nước. Một sự cân bằng có thể đã được thiết lập nhờ vào một cách ứng xử tương tự, theo một hướng khác. Trong thời chiến ở Algeria, khi chúng tôi kí "tuyên bố của 121 [trí thức]", có lẽ tôi nên vinh hạnh chấp nhận giải thưởng, vì nó sẽ vinh danh không chỉ tôi, mà cả nền tự do mà chúng tôi đã vì nó cùng nhau chiến đấu. Nhưng vấn đề là chuyện nó không như vậy, và chuyện chỉ được để tâm sau khi cuộc chiến kết thúc và giải thưởng được trao cho tôi.

In discussing the motives of the Swedish Academy, mention has been made of freedom, a word that suggests many interpretations. In the West, only a general freedom is meant: personally, I mean a more concrete freedom which consists of the right to have more than one pair of shoes and to eat one’s fill. It seems to me less dangerous to decline the prize than to accept it. If I accept it, I offer myself to what I shall call “an objective rehabilitation.” According to the Figaro littéraire article, “a controversial political past would not be held against me.” I know that this article does not express the opinion of the Academy, but it clearly shows how my acceptance would be interpreted by certain rightist circles. I consider this “controversial political past” as still valid, even if I am quite prepared to acknowledge to my comrades certain past errors.

Khi bàn về lí do cho quyết định của Viện hàn lâm Thụy Điển, một ý được nhắc tới là tự do, một từ có rất nhiều cách diễn giải. Ở phương Tây, chỉ có tự do chung chung là có nghĩa: cá nhân tôi cho rằng, một nền tự do phải cụ thể hơn, trong đó, người ta có quyền có hơn một đôi giày, và ăn no đến chán. Với tôi, hình như, sẽ ít nguy hiểm hơn khi từ chối giải thưởng thay vì chấp nhận nó. Nếu tôi chấp nhận, tôi sẽ hiến mình cho những gì mà tôi gọi là "một sự cải hồi khách quan". Theo như bài báo đăng trên tờ văn nghệ Figaro, "một quá khứ chính trị rắc rối sẽ không bị coi là rào cản với tôi". Tôi biết bài áo ấy không thể hiện quan điểm của Viện hàn lâm, nhưng rõ ràng nó cho thấy việc tôi chấp nhận giải thưởng, sẽ bị diễn giải theo hướng nào từ phía những người cánh tả. Tôi coi cái "quá khứ chính trị rắc rối" ấy vẫn là điểm để lưu tâm, dù rằng tôi đã phần nào chuẩn bị cho việc thừa nhận với những người đồng chí của mình về những lỗi lầm quá khứ nào đó.

I do not thereby mean that the Nobel Prize is a “bourgeois” prize, but such is the bourgeois interpretation which would inevitably be given by certain circles with which I am very familiar.

Tôi không vì thế cho rằng, Nobel là một giải thưởng "tư sản", nhưng giải thưởng ấy sẽ bị người ta hiểu là một giải thưởng tư sản bởi những nhóm phái nhất định mà tôi chẳng lạ gì.

Lastly, I come to the question of the money: it is a very heavy burden that the Academy imposes upon the laureate by accompanying its homage with an enormous sum, and this problem has tortured me. Either one accepts the prize and with the prize money can support organizations or movements one considers important—my own thoughts went to the Apartheid committee in London. Or else one declines the prize on generous principles, and thereby deprives such a movement of badly needed support. But I believe this to be a false problem. I obviously renounce the 250,000 crowns because I do not wish to be institutionalized in either East or West. But one cannot be asked on the other hand to renounce, for 250,000 crowns, principles which are not only one’s own, but are shared by all one’s comrades.

Cuối cùng, tôi xin được nói đôi chút về vấn đề tiền bạc: nó là một gánh trĩu nặng mà Viện đặt lên vai người nhận thưởng, khi cùng với sự tôn vinh, còn là một món tiền rất lớn. Điều ấy đã cật vấn đầu óc tôi. Hay là chấp nhận giải thưởng và món tiền kèm theo để hỗ trợ các tổ chức hoặc phong trào, một điểm quan trọng để cân nhắc - tôi lại chỉ nghĩ về ủy ban Apartheid ở London. Hay là từ chối giải thưởng dựa trên các nguyên tắc rộng rãi, và do đó, cướp đi một cơ hội để hỗ trợ phong trào vốn đang cần kíp. Nhưng tôi tin rằng, nó là một vấn đề bị hiểu sai. Rõ ràng là tôi từ chối 250,000 crowns, vì không muốn bị gán cho là thuộc về phía Đông hoặc Tây. Nhưng mặt khác, người ta không thể bị yêu cầu từ chối, cho số tiền 250,000 crown, nguyên tắc không chỉ thuộc về một cá nhân, mà được chia sẻ bởi tất cả các đồng chí của người ấy.

That is what has made so painful for me both the awarding of the prize and the refusal of it I am obliged to make.

Đó là những gì đã khiến tôi đớn đau, kể cả nhận thưởng, và cả từ chối, việc mà với tất cả sự trọng thị tôi đã làm.

I wish to end this declaration with a message of fellow-feeling for the Swedish public.

Tôi mong được kết thúc lá thư công bố này với một thông điệp về một tình cảm nồng hậu dành cho công chúng Thụy Điển.




Translated from English by Vượng Nguyễn



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn