MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 15, 2017

HOT AND VIOLENT NÓNG BỨC VÀ BẠO LỰC



HOT AND VIOLENT

NÓNG BỨC VÀ BẠO LỰC

Researchers have begun to understand the economic and social damage caused by climate change.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu hiểu được những thiệt hại kinh tế xã hội gây ra bởi biến đổi khí hậu.

by David Rotman 
December 22, 2015

David Rotman
22 tháng 12 năm 2015
No one knows how climate change will transform our lives. Not only is it uncertain how much elevated levels of carbon dioxide in the atmosphere will raise temperatures and affect precipitation in different parts of the world, but there remains much to learn about how these changes will reduce agricultural productivity, damage human health, and affect economic growth. In addition to these worrisome unknowns is a question that provokes even deeper anxiety: could the damage wrought by climate change, or even the threat of it, lead to a far more violent world?

Không ai biết biến đổi khí hậu sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào. Chúng ta không biết chắc nồng độ carbon dioxit trong khí quyển là bao nhiêu thì sẽ làm tăng nhiệt độ, và ảnh hưởng tới lượng mưa ở những khu vực khác nhau trên trái đất. Chúng ta cũng phải tìm hiểu những sự thay đổi này sẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, ảnh hưởng sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế như thế nào. Ngoài ra một câu hỏi có thể gây nhiều lo lắng hơn: liệu thiệt hại do biến đổi khí hậu, hoặc thậm chí mối đe dọa từ sự biến đổi khí hậu, có dẫn đến một thế giới đầy bạo lực trong tương lai?


In Black Earth: The Holocaust as History and Warning, Timothy Snyder argues that such fears have historical justification. A Yale University professor and a prominent scholar of the Holocaust, Snyder describes Hitler as driven by a twisted ecological panic that the German people would not have enough land to grow the food they needed. To Hitler, he writes, “ecology was scarcity, and existence meant a struggle for land.” Hitler particularly lusted after the fertile lands of Ukraine. In fact, Germany was not in danger of starving, and Snyder points out that many of the agricultural improvements that would later produce the Green Revolution were already under way. But Hitler, Snyder explains, did not believe technology was capable of significantly increasing agricultural output; indeed, he rejected the idea that science in general could disrupt the racial struggle for survival he perceived.

Trong Thế giới đen: Sự tàn sát người Do Thái, lịch sử và cảnh báo (Black Earth: The Holocaust as History and Warning), Timothy Snyder lập luận rằng sự lo ngại đó có bằng chứng lịch sử. Là giáo sư trường đại học Yale và là một học giả nổi tiếng về sự tàn sát người Do Thái (Holocaust), Snyder mô tả Hitler bị ám ảnh bởi một nỗi sợ hãi sinh thái bệnh hoạn rằng người Đức sẽ không đủ đất đai cần thiết để trồng trọt. Hitler viết, “hệ sinh thái đang cạn kiệt và sự tồn tại nghĩa là một cuộc tranh đấu vì đất đai.” Hitler đặc biệt thèm khát vùng đất màu mỡ của Ukraina. Thực tế, nước Đức không bị đe dọa bởi nạn đói, và Snyder chỉ ra rằng rất nhiều cải tiến trong nông nghiệp đã được thực hiện, dẫn đến cuộc Cách mạng xanh sau này. Nhưng Hitler, Snyder giải thích, không tin rằng công nghệ có khả năng tăng sản lượng nông nghiệp; thực tế là, ông ta đã bác bỏ ý kiến cho rằng khoa học sẽ có thể phá vỡ cuộc đấu tranh chủng tộc để tồn tại mà ông ta đã nhận ra.

Much of Black Earth is a description of how Germany ruthlessly destroyed neighboring countries and their political institutions, leading to the mass murder of Jews in those regions. But then, in the conclusion, Snyder makes a disturbing “warning” based on the lessons of the Holocaust. As the benefits of the Green Revolution peter out and the risks of climate change increase, he suggests, we are once again becoming vulnerable to fears of food insecurity—and, thus, once again in danger of battling over agricultural lands. “Another moment of choice, a bit like the one Germany faced in the 1930s, could be on the way,” Snyder writes. He adds: “We have changed less than we think.”

“Thế giới đen” chủ yếu mô tả sự tàn bạo của lính Đức khi xâm chiếm, tàn phá các nước lân cận và các thể chế chính trị của họ, dẫn đến cuộc thảm sát người Do Thái ở những khu vực này. Nhưng ở phần kết luận, Snyder đưa ra một lời “cảnh báo” đáng lo ngại. Vì những lợi ích của cuộc Cách mạng xanh đang giảm dần và nguy cơ từ sự biến đổi khí hậu ngày càng tăng, ông cho rằng, chúng ta một lần nữa sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực – và, do vậy, một lần nữa có thể xảy ra các cuộc chiến tranh vì các vùng đất nông nghiệp. “Một khoảnh khắc chọn lựa khác, hơi giống cách người Đức đã phải đối mặt trong những năm 1930, có thể xảy ra,” Snyder viết. Ông cho biết thêm: “Chúng ta thay đổi ít hơn chúng ta nghĩ.”

“It will be the largest redistribution of wealth from the poor to the wealthy in history.”

“Đó sẽ là sự phân chia lại của cải lớn nhất trong lịch sử, từ nước nghèo đến nước giàu.”
Snyder argues that the changing climate has already played a role in conflicts in Africa, such as the civil war in Sudan that began in 2003. But his real fears are for the future. China, he points out, is unable to feed itself with domestic agricultural production, and many of its people have personally faced the terror of starvation: the famine caused by Mao’s Great Leap Forward between 1958 and 1962 killed tens of millions. Much as Germany in the 1930s envied the agricultural resources of Eastern Europe, China is increasingly attempting to control those of Africa and eyeing the vast resources of its neighbor Russia, says Snyder.

Snyder lập luận rằng, khí hậu thay đổi là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột ở châu Phi, như cuộc nội chiến ở Sudan bắt đầu từ năm 2003. Nhưng điều ông thực sự lo sợ là tương lai. Trung Quốc, ông chỉ ra, không đủ khả năng tự cung cấp lương thực với sản lượng nông nghiệp trong nước, và rất nhiều người Trung Quốc đã phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp: Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông từ năm 1958 đến 1962 đã khiến hàng chục triệu người chết đói. Tương tự như nước Đức những năm 1930 thèm khát nguồn tài nguyên nông nghiệp của Đông Âu, Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát các vùng đất của Châu Phi và nhòm ngó nguồn tài nguyên phong phú của nước láng giềng Nga.

Invoking the haunting evils of Nazi Germany to warn of future dangers ignores the unique perversion of Hitler’s thinking. And, as Snyder readily acknowledges, China is not Nazi Germany; its rulers have embraced science and technology in addressing climate change. Nevertheless, Snyder’s fundamental point remains: climate change—even the prospect of it—has the power to grotesquely transform global politics. And if history is any guide, governments and rulers may not respond to the threats in a rational manner.


Đưa ra những tội ác của Đức quốc xã để cảnh báo những mối nguy hiểm trong tương lai không được bỏ qua sai lầm độc đoán của Hitler. Và, như Snyder sẵn sàng thừa nhận, Trung Quốc không phải Đức quốc xã; những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chấp nhận khoa học công nghệ để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, có một điểm chính Snyder vẫn duy trì: biến đổi khí hậu – thậm chí viễn cảnh của nó – cũng có khả năng để thay đổi quan điểm chính trị toàn thế giới. Và nếu xem lại những bài học từ lịch sử, chính phủ và giới cầm quyền có thể sẽ không ứng phó hợp lý với các mối đe dọa.


Syria and the Mideast
The suspicion that climate change will contribute to conflict is not new. Nicholas Stern, a former chief economist of the World Bank and advisor to the British government, predicted in his 2006 report “Economics of Climate Change” that “higher temperatures will increase the chance of triggering abrupt and large-scale changes that lead to regional disruption, migration and conflict.” Over the last decade, many researchers have tried to document the connection.

Syria và Trung Đông
Sự lo ngại biến đổi khí hậu có thể góp phần gây ra xung đột đã từng được nêu ra trước đây. Nicholas Stern, cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng thế giới và cố vấn cho chính phủ Anh, đã đưa ra dự đoán trong báo cáo năm 2006 “Kinh tế trong thời kỳ biến đổi khí hậu” rằng “nhiệt độ tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến những thay đổi đột ngột trên diện rộng, dẫn đến tình trạng chia rẽ khu vực, di cư và xung đột.” Trong suốt thập kỷ trước, rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm bằng chứng về mối tương quan này.

In 2011, Solomon Hsiang, then at Princeton and now a professor at the Goldman School of Public Policy at the University of California, Berkeley, coauthored a paper showing that instances of civil war doubled in the tropics during times when the El Niño effect produced unusually warm temperatures at those latitudes. The paper was the first to demonstrate that a global climate effect could be linked to conflict. A few years later, Hsiang and his colleagues at Berkeley and Stanford analyzed the growing literature on climate and conflict and found a consistent result in 60 research papers: rising temperatures and changes in precipitation patterns increased the risk of conflicts. Not only is there evidence that climate is connected to conflict, says his coauthor Marshall Burke, a Stanford professor, but the effects can be substantial. He says, “In sub-Saharan Africa, when temperatures are a degree warmer, we see 20 to 30 percent increase in civil conflict. That’s a huge number.”


Năm 2011, Solomon Hsiang, lúc đó ở Princeton, hiện tại đang là giáo sư trường chính sách công Goldman, đại học California, Berkeley, đồng tác giả bài báo chỉ ra rằng trong suốt thời gian hiện tượng El Nino xảy ra khiến nhiệt độ tăng cao bất thường, số lượng các cuộc nội chiến ở vùng nhiệt đới đã tăng gấp đôi. Bài báo lần đầu tiên đã chứng minh khí hậu toàn cầu có thể dẫn đến xung đột. Vài năm sau, Hsiang và đồng sự ở Berkeley và Stanford đã phân tích tài liệu về khí hậu và xung đột và tìm thấy một kết quả nhất quán giữa 60 bài báo nghiên cứu: nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi lượng mưa làm tăng nguy cơ xung đột. Các bằng chứng không chỉ cho thấy khí hậu có tác động đến xung đột, Marshall Burke giáo sư đại học Stanford, đồng tác giả bài báo, mà những tác động đó còn có thể rất lớn. Ông nói, “Ở vùng châu Phi hạ Sahara, khi thời tiết nóng lên, các cuộc xung đột dân sự tăng 20-30%. Đó là một con số khổng lồ.”

One explanation might lie in the way climate changes affect agriculture. Take the war in Syria, for example. Beginning in the winter of 2006-2007, the Fertile Crescent, which runs across northern Syria and provides the country with much of its food, experienced a three-year drought that was the most severe on record. It prompted as many as 1.5 million people to migrate to the country’s urban centers. These formerly rural people joined more than a million refugees from Iraq’s war of the mid-2000s, who were already living in the areas surrounding Syria’s cities. There, growing crime, inadequate infrastructure, overcrowding, and a lack of response from the government all contributed to unrest. Widespread uprisings in these urban outposts quickly spun into today’s civil war, which began in early 2011.

Một cách giải thích có vẻ hợp lý là biến đổi khí hậu có tác động lớn đối với nông nghiệp. Lấy ví dụ về cuộc chiến ở Syria. Bắt đầu vào mùa đông 2006-2007, ở bình nguyên Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ (Fertile Crescent), chạy dọc theo biên giới phía bắc Syria và cung cấp phần lớn lương thực cho đất nước này, đã trải qua đợt hạn hán lịch sử kéo dài 3 năm. Nó khiến cho khoảng 1.5 triệu người phải di cư đến các trung tâm đô thị của đất nước. Trong khi đó, ở các khu vực xung quanh các thành phố của Syria, khoảng hơn 1 triệu người tị nạn từ cuộc chiến tranh Iraq từ những năm 2000 hiện đang sinh sống. Ở những khu vực này, tội phạm gia tăng, cơ sở hạ tầng không đầy đủ, tình trạng quá tải, và sự thiếu trách nhiệm của chính quyền, tất cả đã góp phần gây ra bất ổn. Những cuộc nổi dậy lan rộng ở các thành phố biên giới nhanh chóng chuyển thành cuộc nội chiến như ngày nay, bắt đầu từ đầu năm 2011.


Climate change made the drought far more severe, and the subsequent widespread crop failure and resulting mass migration contributed to the conflict, says Colin Kelley, a climate scientist at the University of California, Santa Barbara, who has specialized in the Mediterranean region. In a recent paper, Kelley and his coauthors document how rising levels of greenhouse gases disrupted the normal patterns of wind that bring moisture from the Mediterranean during the winter rainy season. It’s part of a long-term drying effect in the region and consistent with predictions from climate-­change models, he says. In general, he adds, subtropical regions around the world, such as the Fertile Crescent, are expected to become more arid.

Theo Colin Kelley, nhà nghiên cứu khí hậu tại đại học California, Santa Barbara, chuyên nghiên cứu vùng Địa Trung Hải, sự biến đổi khí hậu đã khiến nạn hán hạn ngày càng khắc nghiệt hơn, dẫn đến mất mùa trên diện rộng, nhiều người phải di cư, và góp phần dẫn đến xung đột. Trong bài báo gần đây, Kelley và đồng tác giả đưa ra tài liệu chứng minh mức độ gia tăng của khí nhà kính đã làm thay đổi mô hình gió thông thường, vốn mang đến hơi nước từ Địa Trung Hải trong suốt kỳ mưa mùa đông. Đó là một phần của hiệu ứng khô hạn kéo dài trong khu vực, phù hợp với dự báo từ mô hình biến đổi khí hậu, ông cho biết. Nhìn chung, ông nói thêm, các khu vực cận nhiệt đới trên thế giới như vùng Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ, được dự đoán sẽ trở nên khô hạn hơn.


Some political scientists aren’t convinced that such climate effects trigger wars. “There is more that we don’t know than what we do know, but we do know there is no general and direct relationship between climate variability and large-scale organized wars,” says Halvard Buhaug of the Peace Research Institute Oslo in Norway. Still, Buhaug does say it “makes sense” that climate change might exacerbate the main causes of civil war, which he says include systemic inequality, severe poverty, and poor governance. “If climate change affects groups in society differently or presents challenges too severe or too great for political systems to respond,” he says, “then of course climate change might contribute to more instability in the future.”

Một số nhà khoa học chính trị không cho rằng ảnh hưởng của khí hậu là nguyên nhân phát động chiến tranh. “Những điều chúng ta không biết nhiều hơn những gì chúng ta biết, nhưng chúng ta biết rằng không có mối quan hệ chung và trực tiếp giữa sự biến động của khí hậu và các cuộc chiến tranh có tổ chức trên quy mô lớn,” Halvard Buhaug từ Viện nghiên cứu hòa bình Oslo, Na Uy. Tuy nhiên, Buhaug cũng cho rằng chỉ “hợp lý” khi nói biến đổi khí hậu làm nghiêm trọng thêm các nguyên nhân chính của nội chiến, bao gồm bất bình đẳng hệ thống, nghèo đói và sự quản lý yếu kém. “Nếu biến đổi khí hậu có ảnh hưởng khác nhau đến các nhóm người trong xã hội hoặc thách thức hiện tại quá khắc nghiệt và quá khả năng hệ thống nhà nước có thể giải quyết,” ông nói, “thì tất nhiên biến đổi khí hậu có thể gây mất ổn định hơn trong tương lai.”

The relative importance of the drought in causing the Syrian war is very difficult to untangle from the other factors, Kelley acknowledges. But, he says, determining the specific role of climate is not merely an academic question, especially in regions as volatile as the Middle East. “Who’s next?” he asks. “What countries will climate change push over the edge?”

Kelley thừa nhận rằng rất khó để có thể phân biệt rõ ràng vai trò của hạn hán trong các nguyên nhân gây ra chiến tranh ở Syria. Nhưng ông cũng cho biết, việc xác định vai trò cụ thể của khí hậu không chỉ đơn thuần là một câu hỏi học thuật, đặc biệt ở những khu vực bất ổn như Trung Đông. “Ai sẽ là người tiếp theo? Biến đổi khí hậu sẽ khiến quốc gia nào lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng?”

Costs
The research on the links between climate change and conflict is part of a larger effort to better understand the economic and social impact that rising temperatures will have on people in various parts of the world. The effort is designed to improve on previous analyses that often involved crude back-of-the-envelope calculations of impacts averaged over large areas. “Until a few years ago,” says Berkeley’s Hsiang, “we really had no idea what was coming down the road.”

Chi phí
Nghiên cứu mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và xung đột là một phần của nỗ lực nhằm hiểu rõ hơn về các yếu tố kinh tế xã hội, mà khi nhiệt độ tăng sẽ tác động đến con người ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Nỗ lực được thiết kế để hoàn thiện các phân tích trước đây thường sử dụng phương pháp tính toán số liệu thô sơ, ước đoán khi các yếu tố được lấy trung bình trên khu vực rộng lớn. “Cho đến tận vài năm trước đây,” Berkeley’s Hsiang nói, “chúng ta vẫn không biết điều gì đang xảy ra.”



In an attempt to make economic forecasts more rigorous, Hsiang and his colleagues, who include climate scientists and social scientists, have looked at how temperature has affected labor productivity and agriculture in different countries over the years. In a paper published this fall in Nature, the group examined how yearly changes in temperature affected economic output in 160 countries between 1960 and 2010. Then they combined the data with climate-change models developed by dozens of teams around the world that predict how temperatures will change with global warming. The result is a projection of economic growth throughout the next century.

Trong một cố gắng nhằm dự báo tình hình kinh tế chính xác hơn, Hsiang và đồng nghiệp, những nhà khoa học về khí hậu và những nhà khoa học về xã hội, đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến năng suất lao động và sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia khác nhau trong những năm qua. Trong một bài báo trên tờ Nature, nhóm đã kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ hàng năm ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế ở 160 quốc gia từ năm 1960 đến 2010. Sau đó họ kết hợp các dữ liệu với mô hình biến đổi khí hậu được phát triển bởi nhiều nhóm trên khắp thế giới, mô hình giúp dự đoán sự thay đổi nhiệt độ với sự ấm lên của trái đất. Kết quả các nhà khoa học đã đưa ra một dự đoán tăng trưởng kinh tế đến thế kỷ sau.

The findings are disturbing. The scientists expect that if climate change continues largely unabated, global economic output will drop 23 percent by century’s end, a much higher cost than previously predicted. The researchers found that economic output universally declines as average yearly temperatures rise above 13 °C; labor performance, productivity, and agriculture output begin dropping as temperatures increase. Surprisingly, the drop after 13 °C is seen in both rich and poor countries, regardless of whether the economy was dependent on agriculture or nonagricultural industrial sectors.

Những phát hiện này rất đáng lo ngại. Các nhà khoa học dự đoán rằng nếu biến đổi khí hậu tiếp tục tăng nhanh, đến cuối thế kỷ, sản lượng kinh tế thế giới sẽ giảm 23%, cao hơn nhiều so với các dự đoán trước đây. Các nhà nghiên cứu tìm thấy sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm nếu nghiệt độ trung bình hàng năm tăng trên 13oC; năng suất lao động, năng suất, sản lượng nông nghiệp bắt đầu sụt giảm khi nhiệt độ tăng. Đáng ngạc nhiên hơn, sự sụt giảm khi nhiệt độ tăng trên 13oC xảy ra ở cả các quốc gia giàu và nghèo, bất kể đó là nền kinh tế phụ thuộc hay không phụ thuộc nông nghiệp.

But perhaps the most shocking finding is just how uneven the impacts will be. Since poorer countries already tend to be hotter, they will feel the brunt of the damage. While the economies of China, India, and much of South America suffer, those of Western Europe, Russia, and Canada could actually benefit. “It would be the largest redistribution of wealth from the poor to the wealthy in history,” Hsiang says. “It’s incredibly regressive.”

Nhưng phát hiện gây bất ngờ nhất là mức độ tác động sẽ không đồng đều. Vì những nước nghèo thường nằm trong khu vực có nhiệt độ cao nên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Trong khi nền kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ, và phần lớn các nước Nam Mỹ sẽ phải gánh chịu tổn thất, thì những nước Tây Âu, Nga, và Canada sẽ được hưởng lợi ích. “Đây có thể là sự phân phối lại của cải từ nước nghèo đến nước giàu lớn nhất trong lịch sử,” Hsiang nói. “Một sự thụt lùi không thể tin được.”

How the world’s politicians and populations respond to this growing wealth inequality could be the most critical uncertainty we face. And Snyder reminds us how badly things can go if politicians and rulers prey on the fears and prejudices of their people.

Các nhà chính trị và người dân trên thế giới sẽ giải quyết sự bất hợp lý này như thế nào? Đây là vấn đề quan trọng nhất chúng ta phải đối mặt. Và Snyder lưu ý rằng những điều tồi tệ có thể xảy ra nếu các nhà chính trị và các nhà cầm quyền tạo ra sự lo sợ và định kiến cho người dân của họ.

One of the most powerful lessons from Hitler’s regime has to do with, as Snyder puts it, “conflating science with politics.” Rightly, he points an accusing finger at climate-change deniers motivated by political ideology. Likewise, he might have cited those on the other end of the political spectrum who turn their backs on technology and science, rejecting options such as nuclear power and genetic advances in agriculture that could help lessen the impact of climate change. Rather, he argues, policy decisions must be informed by objective scientific results.

Một trong những điều quan trọng chúng ta có thể học hỏi từ chế độ của Hitler, “kết hợp khoa học và chính trị.” Thực chất, Snyder đang cáo buộc những người đã phủ nhận tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua các hệ tư tưởng chính trị. Tương tự, ông có thể đang cáo buộc những người ở cuối phổ chính trị, những người quay lưng đối với công nghệ và khoa học, không chấp nhận các lựa chọn như năng lượng hạt nhân và những tiến bộ di truyền trong nông nghiệp, những điều giúp giảm tác động của biến đổi khí hậu. Đúng hơn là, ông lập luận, các quyết định chính sách phải được thông báo bằng các kết quả khoa học khách quan.

Despite all the uncertainties about the future of climate change, the science is clear on a few basic points. We must move as quickly as possible to transform our energy infrastructure so that we can reduce carbon emissions and, by around midcentury, essentially stop such pollution altogether. But the science is also beginning to tell us that even radical steps to curb emissions may not be enough. The damage from climate change is already beginning to hurt people in many parts of the world and will escalate even if emissions begin to drop soon. It’s time we figured out how to adapt. And that’s where the recent research clarifying the social and economic costs could help. “The climate is going to change,” says Hsiang. “We need to figure out how to minimize the losses.”
Mặc dù tất cả những điều không chắc chắn về tương lai của biến đổi khí hậu, khoa học rõ ràng về một số điểm cơ bản. Chúng ta phải thay đổi cơ sở hạ tầng năng lượng càng nhanh càng tốt để có thể giảm phát thải carbon và khoảng giữa thế kỷ, cơ bản ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm. Nhưng khoa học cũng bắt đầu cho chúng ta biết ngay cả khi thực hiện những biện pháp triệt để để hạn chế phát thải ô nhiễm cũng vẫn chưa đủ. Biến đổi khí hậu đã bắt đầu tác động đến con người ở rất nhiều khu vực khác nhau trên thế giới và sẽ leo thang ngay cả khi sự phát thải bắt đầu giảm. Đã đến lúc chúng ta phải tìm cách thích nghi. Các nghiên cứu gần đây về chi phí kinh tế xã hội sẽ có ích. “Khí hậu đang biến đổi,” Hsiang cho biết. “Chúng ta cần tìm cách giảm thiểu tối đa thiệt hại.”


Translated by CVD




https://www.technologyreview.com/s/544616/hot-and-violent/



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn