MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, July 5, 2017

CRITICAL THINKING TƯ DUY PHÊ PHÁN



CRITICAL THINKING

TƯ DUY PHÊ PHÁN

Critical thinking is the ability to think clearly and rationally about what to do or what to believe. It includes the ability to engage in reflective and independent thinking. Someone with critical thinking skills is able to do the following:

Tư duy phê phán là khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý về những điều cần làm hoặc những điều cần tin. Nó bao gồm khả năng tham gia vào tư duy phản biện/ tư duy phản và tư duy độc lập. Người có kỹ năng tư duy phê phán có thể thực hiện những điều sau:

- understand the logical connections between ideas
- identify, construct and evaluate arguments
- detect inconsistencies and common mistakes in reasoning
- solve problems systematically
- identify the relevance and importance of ideas
- reflect on the justification of one's own beliefs and values

- hiểu cách kết nối các ý tưởng hợp logic
- xác định, xây dựng và đánh giá các luận cứ
- phát hiện mâu thuẫn/thiếu nhất quán và những lỗi phổ biến trong lập luận
- giải quyết vấn đề một cách có hệ thống
- xác định tính thích đáng và tầm quan trọng của ý tưởng
- suy ngẫm* về tính chính đáng của niềm tin và giá trị của chính mình

* hay phản tư, phản tỉnh, suy tư, suy tưởng

Critical thinking is not a matter of accumulating information. A person with a good memory and who knows a lot of facts is not necessarily good at critical thinking. A critical thinker is able to deduce consequences from what he knows, and he knows how to make use of information to solve problems, and to seek relevant sources of information to inform himself.

Tư duy phê phán không phải là vấn đề tích lũy thông tin. Một người có trí nhớ tốt và người biết rất nhiều sự kiện không nhất thiết là giỏi tư duy phê phán. Một người tư duy phê phán có thể suy luận ra hậu quả từ những gì họ biết, và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề và tìm kiếm các nguồn thông tin thích đáng để tự cung cấp cho mình.


Critical thinking should not be confused with being argumentative or being critical of other people. Although critical thinking skills can be used in exposing fallacies and bad reasoning, critical thinking can also play an important role in cooperative reasoning and constructive tasks. Critical thinking can help us acquire knowledge, improve our theories, and strengthen arguments. We can use critical thinking to enhance work processes and improve social institutions.

Không nên nhầm lẫn tư duy phê phán với việc tranh cãi hoặc chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phê phán có thể được sử dụng để phơi bày những sai lầm và lập luận tồi, tư duy phê phán cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong luận lý hợp tác và các nhiệm vụ có tính xây dựng. Tư duy phê phán có thể giúp chúng ta có lĩnh hội tri ​​thức, cải thiện các lý thuyết của chúng ta, và củng cố các luận cứ. Chúng ta có thể sử dụng tư duy phê phán để tăng cường các quy trình công việc và cải thiện các thể chế xã hội.

Some people believe that critical thinking hinders creativity because it requires following the rules of logic and rationality, but creativity might require breaking rules. This is a misconception. Critical thinking is quite compatible with thinking "out-of-the-box", challenging consensus and pursuing less popular approaches. If anything, critical thinking is an essential part of creativity because we need critical thinking to evaluate and improve our creative ideas.

Một số người cho rằng tư duy phê phán cản trở sự sáng tạo vì nó đòi hỏi phải tuân theo các quy tắc logic và tính hợp lý, sáng tạo có thể đòi hỏi phá vỡ các quy tắc. Đây là một quan niệm sai lầm. Tư duy phê phán khá tương đồng với suy nghĩ "ra-ngoài-lối-mòn", thách thức sự đồng thuận và theo đuổi các phương pháp tiếp cận ít phổ biến hơn. Nếu có bất cứ điều gì, thì tư duy phê phán là một phần thiết yếu của sáng tạo vì chúng ta cần tư duy phê phán để đánh giá và củng cố các ý tưởng sáng tạo của chúng ta.

1. The importance of critical thinking
Critical thinking is a domain-general thinking skill. The ability to think clearly and rationally is important whatever we choose to do. If you work in education, research, finance, management or the legal profession, then critical thinking is obviously important. But critical thinking skills are not restricted to a particular subject area. Being able to think well and solve problems systematically is an asset for any career.

1. Tầm quan trọng của tư duy phê phán
Tư duy phê phán là một kỹ năng tư duy bao quát tổng thể. Khả năng suy nghĩ rõ ràng và hợp lý là rất quan trọng chúng ta chọn làm bất cứ điều gì đi nữa. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu, tài chính, quản lý hoặc nghề luật, thì tư duy phê phán rõ ràng là quan trọng. Nhưng các kỹ năng tư duy phê phán không chỉ giới hạn trong một chuyên ngành cụ thể. Có khả năng suy nghĩ tốt và giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống là một tài sản cho bất kỳ nghiệp nào.

Critical thinking is very important in the new knowledge economy. The global knowledge economy is driven by information and technology. One has to be able to deal with changes quickly and effectively. The new economy places increasing demands on flexible intellectual skills, and the ability to analyse information and integrate diverse sources of knowledge in solving problems. Good critical thinking promotes such thinking skills, and is very important in the fast-changing workplace.

Tư duy phê phán là rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức mới. Động lực của nền kinh tế tri thức toàn cầu dựa vào thông tin và công nghệ. Người ta phải có khả năng đối phó với những thay đổi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nền kinh tế mới đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng bằng cách dựa vào các kỹ năng trí tuệ linh hoạt, và khả năng phân tích thông tin và tích hợp các nguồn kiến ​​thức đa dạng để giải quyết vấn đề. Tư duy phê phán tốt tăng cường các kỹ năng tư duy đórất quan trọng trong môi trường làm việc đang thay đổi nhanh chóng.

Critical thinking enhances language and presentation skills. Thinking clearly and systematically can improve the way we express our ideas. In learning how to analyse the logical structure of texts, critical thinking also improves comprehension abilities.
Tư duy phê phán cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và trình bày. Suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống có thể cải tiến cách thức chúng ta thể hiện ý tưởng của mình. Trong khi học cách phân tích cấu trúc logic của các văn bản, tư duy phê phán cũng nâng cao khả năng đọc hiểu.

Critical thinking promotes creativity. To come up with a creative solution to a problem involves not just having new ideas. It must also be the case that the new ideas being generated are useful and relevant to the task at hand. Critical thinking plays a crucial role in evaluating new ideas, selecting the best ones and modifying them if necessary.
Tư duy phê phán thúc đẩy sự sáng tạo. Để đưa ra một giải pháp sáng tạo cho một vấn đề đòi hỏi không chỉ có những ý tưởng mới. Đúng vậy, những ý tưởng mới được tạo ra phải là hữu ích và thích đáng với nhiệm vụ đặt ra. Tư duy phê phán đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các ý tưởng mới, chọn những ý tưởng tốt nhất và cải tiến chúng nếu cần.

Critical thinking is crucial for self-reflection. In order to live a meaningful life and to structure our lives accordingly, we need to justify and reflect on our values and decisions. Critical thinking provides the tools for this process of self-evaluation.

Tư duy phê phán là điều cốt yếu để tự phản biện. Để sống một cuộc sống có ý nghĩa và để tổ chức cuộc sống của chúng ta theo hướng đó, chúng ta cần phải biện minh và suy ngẫm về các giá trị và quyết định của mình. Tư duy phê phán cung cấp các công cụ cho quá trình tự đánh giá này.

Good critical thinking is the foundation of science and democracy. Science requires the critical use of reason in experimentation and theory confirmation. The proper functioning of a liberal democracy requires citizens who can think critically about social issues to inform their judgments about proper governance and to overcome biases and prejudice.

Tư duy phê phán tốt là nền tảng của khoa học và dân chủ. Khoa học đòi hỏi phải sử dụng luận lý có phê phán trong thực nghiệm và xác nhận lý thuyết. Hoạt động thích hợp của một nền dân chủ tự do cần có các công dân biết tư duy phê phán về các vấn đề xã hội để thông báo cho phán xét của mình về nền quản lý thích hợp và để khắc phục những thiên kiến ​​và thành kiến.

2. The future of critical thinking
In January 2016, the World Economic Forum issued a report "The Future of Jobs". It says:
The Fourth Industrial Revolution, which includes developments in previously disjointed fields such as artificial intelligence and machine-learning, robotics, nanotechnology, 3-D printing, and genetics and biotechnology, will cause widespread disruption not only to business models but also to labour markets over the next five years, with enormous change predicted in the skill sets needed to thrive in the new landscape.
2. Tương lai của tư duy phê phán
Vào tháng 1 năm 2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố một báo cáo "Tương lai của việc làm". Báo cáo nêu rằng:
Cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ Tư, bao gồm sự phát triển của các lĩnh vực trước đây bị tách rời nhau như trí tuệ nhân tạo và máy học, robot học, công nghệ nano, in ba chiều và di truyền học và công nghệ sinh học sẽ gây ra sự biến động rộng khắp không chỉ đối với mô hình kinh doanh mà cả thị trường lao động rong năm năm tới, với sự thay đổi to lớn dự đoán về các bộ kỹ năng cần thiết để phát triển trong bối cảnh mới.
Top 10 skills in 2015
1. Complex Problem Solving
2. Coordinating with Others
3. People Management
4. Critical Thinking
5. Negotiation
6. Quality Control
7. Service Orientation
8. Judgment and Decision Making
9. Active Listening
10. Creativity
10 kỹ năng hàng đầu vào năm 2015
1. Giải quyết vấn đề phức tạp
2. Phối hợp với người khác/tổ chức khác
3. Quản lý nhân sự
4. Tư duy phê phán
5. Đàm phán
6. Kiểm soát chất lượng
7. Định hướng phục vụ
8. Phán đoán và ra quyết định
9. Nghe tích cực
10. Sáng tạo

Top 10 skills in 2020
1. Complex Problem Solving
2. Critical Thinking
3. Creativity
4. People Management
5. Coordinating with Others
6. Emotional Intelligence
7. Judgment and Decision Making
8. Service Orientation
9. Negotiation
10. Cognitive Flexibility
10 kỹ năng hàng đầu trong vào 2020
1. Giải quyết vấn đề phức tạp
2. Tư duy phê phán
3. Sáng tạo
4. Quản lý nhân sự
5. Phối hợp với người khác/tổ chức khác
6. Trí tuệ cảm xúc
7. Phán đoán và ra quyết định
8. Định hướng phục vụ
9. Đàm phán
10. Tính linh hoạt về nhận thức

The top three skills that supposed to be most relevant are thinking skills related to critical thinking, creativity, and their practical application. These are the cognitive skills that we focus on.

Ba kỹ năng hàng đầu được cho là thích đáng nhất bao gồm các các kỹ năng tư duy liên quan đến tư duy phê phán, tính sáng tạo và ứng dụng thực tiễn của chúng. Đây là những kỹ năng nhận thức mà chúng ta tập trung vào.


http://philosophy.hku.hk/think/critical/ct.php

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn