MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 21, 2017

What Xi Jinping Wants Tập Cận Bình muốn gì?

Chinese President Xi Jinping shakes hands with U.S. President Donald Trump.

What Xi Jinping Wants
Tập Cận Bình muốn gì?

Graham Allison
The Atlantic Daily
MAY 31, 2017
Graham Allison
The Atlantic Daily
31/5/2017

China’s leader is determined to turn his country into “the biggest player in the history of the world.” Can he do it while avoiding a dangerous collision with America?

Nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang quyết tâm biến đất nước mình thành “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới”. Liệu ông có làm được điều đó trong khi tránh được một cuộc đụng độ nguy hiểm với Hoa Kỳ hay không?


What does China’s President Xi Jinping want? Four years before Donald Trump became president, Xi became the leader of China and announced an epic vision to, in effect, “make China great again”—calling for “the great rejuvenation of the Chinese nation.”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gì? Bốn năm trước khi Donald Trump trở thành Tổng thống, Tập đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc và tuyên bố một tầm nhìn vĩ đại nhằm, về cơ bản, “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” – kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Quốc”.

Xi is so convinced he will succeed in this quest that he has blatantly flouted a cardinal rule for political survival: Never state a target objective and a specific date in the same sentence. Within a month of becoming China’s leader in 2012, Xi specified deadlines for meeting each of his “Two Centennial Goals.”
Tập rất tin tưởng rằng mình sẽ thành công trong nỗ lực này, đến mức ông đã vi phạm trắng trợn một nguyên tắc trọng yếu trong cuộc sinh tồn chính trị: Không bao giờ đặt ra một mục tiêu và một ngày cụ thể trong cùng một câu. Trong vòng một tháng sau khi trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc vào năm 2012, Tập đã đặt ra thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu trong “Hai mục tiêu thế kỷ” của mình.

First, China will build a “moderately prosperous society” by doubling its 2010 per capita GDP to $10,000 by 2021, when it celebrates the 100th anniversary of the Chinese Communist Party. Second, it will become a “fully developed, rich, and powerful” nation by the 100th anniversary of the People's Republic in 2049. If China reaches the first goal— which it is on course to do—the IMF estimates that its economy will be 40 percent larger than that of the U.S. (measured in terms of purchasing power parity). If China meets the second target by 2049, its economy will be triple America's.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ xây dựng một “xã hội tương đối khá giả” (tiểu khang xã hội) bằng cách tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người năm 2010 lên 10.000 USD trước năm 2021, năm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thứ hai, nước này sẽ trở thành một đất nước “phát triển đầy đủ, giàu có, và quyền lực” vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2049. Nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu đầu tiên – mà nước này đang trên đà đạt được – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn 40% so với nền kinh tế Mỹ (tính theo sức mua tương đương). Nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu thứ hai vào năm 2049, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp ba lần nền kinh tế Mỹ.

What does China’s dramatic transformation mean for the United States and the global balance of power? Singapore’s Lee Kuan Yew, who before his death in 2015 was the world’s premier China-watcher, had a pointed answer about China’s stunning trajectory over the past 40 years: “The size of China’s displacement of the world balance is such that the world must find a new balance. It is not possible to pretend that this is just another big player. This is the biggest player in the history of the world.”

Sự chuyển biến mạnh mẽ của Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ và với sự cân bằng quyền lực toàn cầu? Lý Quang Diệu của Singapore, nhà quan sát Trung Quốc hàng đầu của thế giới trước khi ông qua đời năm 2015, có một câu trả lời sắc bén về quỹ đạo ấn tượng của Trung Quốc trong 40 năm qua: “Quy mô dịch chuyển của Trung Quốc trong sự cân bằng toàn cầu lớn đến mức thế giới phải tìm một trạng thái cân bằng mới. Không thể làm như đây chỉ là một chủ thể lớn khác. Đây là chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới”.

Lee’s analysis of what was happening in China, as well as the wider world, made him a sought-after strategic counselor to presidents and prime ministers on every continent—including every American head of state from Richard Nixon to Barack Obama. Lee spent thousands of hours in direct conversations with Chinese presidents, prime ministers, cabinet officers, and rising leaders of his “neighbor to the North.” Every Chinese leader from Deng Xiaoping to Xi Jinping has called him “mentor,” a term of ultimate respect in Chinese culture. And Lee, who shared his insights with me for a book I co-authored in 2013, had seen up close China’s convulsions from the Great Leap Forward and Cultural Revolution in the 1960s to Deng’s capitalist pivot in the 1980s. Indeed, he had established serious working relationships with many of the people who governed China, including China’s future president, Xi Jinping.

Phân tích của ông Lý về tình hình ở Trung Quốc, cũng như trên thế giới rộng hơn, đã biến ông thành một nhà cố vấn chiến lược được săn đón của nhiều vị Tổng thống và Thủ tướng ở mọi châu lục – bao gồm mọi nhà lãnh đạo Hoa Kỳ từ Richard Nixon đến Barack Obama. Ông Lý đã dành hàng ngàn giờ trò chuyện trực tiếp với các vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, quan chức Chính phủ, và các nhà lãnh đạo đang lên của Trung Quốc, “nước láng giềng ở phương Bắc” của mình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình đều gọi ông là “sư phụ,” một từ chỉ thái độ tôn kính cao nhất trong văn hóa Trung Hoa. Và ông Lý, người chia sẻ với tôi những hiểu biết của mình trong một cuốn sách mà tôi là đồng tác giả năm 2013, đã theo dõi sát sao những biến động của Trung Quốc từ Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960 đến sự xoay trục sang tư bản chủ nghĩa của Đặng trong những năm 1980. Ông đã thiết lập các mối quan hệ công tác nghiêm túc với nhiều người điều hành Trung Quốc, trong đó có vị Chủ tịch tương lai Tập Cận Bình.

Lee foresaw the 21st century as a “contest for supremacy in Asia.” And as Xi rose to the presidency in 2012, Lee announced to the world that this competition was accelerating. Among all foreign observers, Lee was the first to say of this largely unknown technocrat, “Watch this man.”

Ông Lý đã thấy trước thế kỷ 21 sẽ là một “cuộc tranh giành quyền lực tối cao ở châu Á”. Và khi Tập leo lên ghế Chủ tịch nước năm 2012, ông Lý đã tuyên bố với thế giới rằng cuộc tranh giành này đang tăng tốc. Trong số mọi nhà quan sát nước ngoài, ông Lý là người đầu tiên nói về nhà kỹ trị phần lớn vẫn chưa được biết đến này, “Hãy quan sát người này”.

Many politicians and officials in Washington still pretend that China is just another big player. Lee knew Xi well, however, and understood that China’s unbounded aspiration was driven by an indomitable determination to reclaim past greatness. Ask most China scholars whether Xi and his colleagues seriously believe that China can displace the United States as the predominant power in Asia in the foreseeable future. They will duck the question with phrases like “It’s complicated ... on the one hand ... but on the other ...” When I put this question to Lee during a meeting shortly before his death, his eyes widened with incredulity, as if to ask, “Are you kidding?” He answered directly: “Of course. Why not? How could they not aspire to be number one in Asia and in time the world?”

* * *

Nhiều chính trị gia và quan chức ở Washington vẫn đang làm như Trung Quốc chỉ là một chủ thể lớn khác. Tuy nhiên, ông Lý biết Tập rất rõ, và hiểu rằng khát vọng vô biên của Trung Quốc được thúc đẩy bởi một quyết tâm không khoan nhượng là giành lại sự vĩ đại trong quá khứ. Thử hỏi hầu hết các học giả Trung Quốc xem Tập và các đồng nghiệp của ông có nghiêm túc tin rằng Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ trong vai trò là cường quốc thống trị ở châu Á trong tương lai gần hay không. Họ sẽ lảng tránh câu hỏi này bằng những mẫu câu như “Điều đó rất phức tạp… một mặt… mặt khác…” Khi tôi hỏi ông Lý câu này trong một cuộc gặp ít lâu trước khi ông qua đời, đôi mắt ông mở to nghi ngờ, như thể hỏi lại, “Anh đang đùa à?” Ông thẳng thắn trả lời: “Dĩ nhiên. Sao lại không? Làm sao mà họ có thể không khát vọng trở thành số một ở châu Á và sau này là trên thế giới?”

***

The structural stress between a rising China and a ruling America is already severe. Decreasing the risk of a catastrophic collision neither side wants begins with a clear assessment of Beijing’s ends and means. When he took office, Xi Jinping declared his overarching ambition for China in a single phrase: “The greatest Chinese dream is the great rejuvenation of the Chinese nation.” His “China Dream” combines prosperity and power — equal parts Theodore Roosevelt’s muscular vision of an American century and Franklin Roosevelt’s dynamic New Deal. It captures the intense yearning of a billion Chinese: to be rich, to be powerful, and to be respected. Xi exudes confidence that in his lifetime China can realize all three by sustaining its economic miracle, fostering a patriotic citizenry, and bowing to no other power in world affairs.

Sự căng thẳng về mặt cấu trúc giữa một Trung Quốc đang lên và một Hoa Kỳ đang cai trị vốn đã trầm trọng. Việc giảm nguy cơ xảy ra một cuộc đụng độ thảm khốc mà cả hai bên đều muốn tránh sẽ bắt đầu bằng một đánh giá rõ ràng về những mục đích và phương tiện của Bắc Kinh. Khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã tuyên bố tham vọng bao quát của ông đối với Trung Quốc bằng một câu duy nhất: “Giấc mộng Trung Quốc lớn nhất là đại phục hưng dân tộc Trung Quốc”. “Trung Quốc mộng” của ông bao gồm sự thịnh vượng và quyền lực – tương đương với tầm nhìn “sức mạnh cứng” của Theodore Roosevelt về một thế kỷ Mỹ và Chính sách Kinh tế mới (New Deal) đầy động lực của Franklin Roosevelt. Nó nắm bắt được khao khát mãnh liệt của một tỷ người Trung Quốc: trở nên giàu có, quyền lực, và được tôn trọng. Tập tự tin rằng trong cuộc đời mình Trung Quốc có thể hiện thực hóa cả ba khát vọng này bằng cách duy trì phép màu kinh tế, bồi dưỡng một thế hệ công dân ái quốc, và không cúi đầu trước cường quốc nào khác trong các vấn đề thế giới.

How will Xi “make China great again”?  After studying the man, listening to his words, and speaking to those who understand him best, I believe for Xi this means:
Returning China to the predominance it enjoyed in Asia before the West intruded;
Reestablishing control over the territories the Communist Party considers to be “greater China,” including not just Xinjiang and Tibet on the mainland, but Hong Kong and Taiwan;
Recovering its historic sphere of influence along its borders and in the adjacent seas so that others give it the deference great nations have always demanded; Commanding the respect of other great powers in the councils of the world.


Tập sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại” như thế nào? Sau khi nghiên cứu con người này, lắng nghe lời lẽ của ông, và nói chuyện với những người hiểu ông rõ nhất, tôi tin rằng, với Tập điều này có nghĩa là:
Đưa Trung Quốc trở lại thế thống trị mà nó được hưởng ở châu Á trước khi phương Tây xâm nhập;
Tái thiết quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ mà Đảng Cộng sản xem là “Đại Trung Quốc”, không chỉ bao gồm Tân Cương và Tây Tạng ở đại lục, mà còn cả Hồng Kông và Đài Loan;
Khôi phục các phạm vi ảnh hưởng trong lịch sử dọc biên giới và trên các vùng biển lân cận để các nước khác trao cho mình sự tôn kính mà các cường quốc luôn đòi hỏi; Giành được sự tôn trọng của các cường quốc khác trong các hội đồng thế giới.

At the core of these national goals is a civilizational creed that sees China as the center of the universe. In the Chinese language, the word for China, zhong guo (中国), means “Middle Kingdom.” “Middle” refers not to the space between other, rival kingdoms, but to all that lies between heaven and earth. As Lee summarized the worldview shared by hundreds of Chinese officials who sought his advice, they “recall a world in which China was dominant and other states related to them as supplicants to a superior, as vassals that came to Beijing bearing tribute.” In this narrative, the rise of the West in recent centuries is a historical anomaly, reflecting China’s technological and military weakness when it faced dominant imperial powers during a “century of humiliation” from roughly 1839 to 1949. Xi Jinping has promised his fellow citizens: no more.

Ở cốt lõi của các mục tiêu quốc gia này là một tín ngưỡng văn minh coi Trung Quốc là trung tâm của vũ trụ. Trong tiếng Trung, Trung Quốc có nghĩa là Vương quốc Trung tâm. “Trung” ở đây không nói đến không gian giữa các vương quốc đối địch khác, mà là chỉ mọi vương quốc nằm giữa trời và đất. Như ông Lý đã tóm tắt quan điểm về thế giới được chia sẻ bởi hàng trăm quan chức Trung Quốc tìm đến lời khuyên của ông, họ “nhớ lại một thế giới mà Trung Quốc thống trị còn các nhà nước khác với họ chỉ như những kẻ cầu xin trước một đấng tối cao, như những chư hầu mang báu vật triều cống đến Bắc Kinh”. Trong câu chuyện này, sự trỗi dậy của phương Tây trong những thế kỷ gần đây là một sự bất thường lịch sử, phản ánh sự yếu kém về mặt công nghệ và quân sự của Trung Quốc khi phải đối mặt với các đế quốc thống trị trong một “thế kỷ ô nhục” từ khoảng năm 1839 đến năm 1949. Tập Cận Bình đã hứa với người dân của ông: Chuyện này sẽ không còn nữa.

What is Xi Jinping’s program of action for restoring China to this lost position of grandeur? According to Xi’s political mentor Lee, a nation’s leader must “paint his vision of their future to his people, translate that vision into policies which he must convince the people are worth supporting, and finally galvanize them to help him in their implementation.” Having painted a bold vision of the China Dream, Xi is aggressively mobilizing supporters to execute a hugely ambitious agenda of action advancing on four related fronts.


Chương trình hành động của Tập nhằm khôi phục lại vị thế vĩ đại đã mất này là gì? Theo ông Lý, cố vấn chính trị của Tập, một nhà lãnh đạo đất nước phải “vạch ra tầm nhìn tương lai cho người dân, biến tầm nhìn đó thành các chính sách mà anh ta phải thuyết phục được người dân là nó đáng ủng hộ, và cuối cùng là khích lệ họ giúp anh ta thực hiện”. Đã vạch ra một tầm nhìn táo bạo là “Trung Quốc mộng”, Tập đang tích cực vận động người ủng hộ thực hiện một nghị trình hành động vô cùng tham vọng trên bốn mặt tương quan.

As the primary driver of the entire venture, Xi’s first imperative in realizing the China Dream is to re-legitimize a strong Chinese Communist Party to serve as the vanguard and guardian of the Chinese state. Shortly after taking office, Xi told his Politburo colleagues that “winning or losing public support is an issue that concerns the CCP’s survival or extinction.” And he bluntly warned them: “Corruption could kill the party.” Quoting Confucius, he vowed to “govern with virtue and keep order through punishments.” This was not an idle threat. Xi launched an anticorruption campaign of unprecedented scale led by his closest associate, Wang Qishan. The effort was dubbed the “tigers and flies” campaign since it promised to ensnare corrupt officials whether they were mere low-level “flies” or high-ranking “tigers.” Under Wang, 18 task forces headed by trusted lieutenants report directly to Xi. Since 2012, more than 900,000 party members have been disciplined and 42,000 expelled and prosecuted in criminal courts. Among those have been 170 high-level “tigers,” including dozens of high-ranking military officers, 18 sitting or former members of the 150-person Central Committee, and even former members of the Standing Committee.


Là tay lái chính của cả công cuộc này, yêu cầu đầu tiên đối với Tập trong việc hiện thực hóa Giấc mộng Trung Quốc là tái chính danh hóa một Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh mẽ trong vai trò là lực lượng tiên phong và giám hộ của nhà nước Trung Quốc. Ít lâu sau khi nhậm chức, Tập đã nói với các thành viên Bộ Chính trị rằng “giành được hay mất đi sự ủng hộ của nhân dân là một vấn đề liên quan đến sự sống còn của Đảng Cộng sản”. Ông cũng thẳng thừng cảnh báo họ: “Tham nhũng có thể kết liễu Đảng”. Trích Khổng Tử, ông hứa sẽ “vi chính dĩ đức” (cai trị bằng đức) và “tề chi dĩ hình” (ổn định bằng hình luật). Đây không phải là đe dọa suông. Tập đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng với quy mô chưa từng có do Vương Kỳ Sơn, thân tín của Tập, dẫn dắt. Nỗ lực này được gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” do nó hứa hẹn sẽ bắt giữ mọi quan chức tham nhũng dù đó là “ruồi” cấp thấp hay là “hổ” cấp cao. Dưới quyền Vương, 18 tổ đặc nhiệm đứng đầu là các tổ trưởng đáng tin cậy trực tiếp báo cáo với Tập. Từ năm 2012, đã có hơn 900.000 đảng viên bị kỷ luật và 42.000 đảng viên bị khai trừ và truy tố tại các tòa hình sự. Trong đó có 170 “hổ” cấp cao, gồm hàng chục sĩ quan cao cấp, 18 ủy viên và nguyên ủy viên của Ủy ban Trung ương gồm 150 người, và thậm chí cả nguyên ủy viên của Ủy ban Thường vụ.


And in contrast to Gorbachev’s glasnost—openness to ideas—Xi has demanded ideological conformity, tightening control over political discourse. At the same time, Xi has moved to cement the party’s centrality in China’s governance. Deng sought to separate party from government, and strengthen China’s state bureaucracy vis-à-vis the party. Xi has flatly rejected that idea.  Shortly after Xi took power, an op-ed in the state-run People’s Daily crystallized his position: “The key to running things well in China and realizing the China Dream lies in the party.”

Và đối lập với glasnost của Gorbachev – cởi mở với các tư tưởng – Tập đòi hỏi phải tuân thủ ý thức hệ, thắt chặt kiểm soát các cuộc thảo luận chính trị. Đồng thời, Tập cũng tìm cách củng cố sự tập trung của Đảng trong nền quản trị Trung Quốc. Đặng tìm cách tách Đảng khỏi Chính phủ, và tăng cường hệ thống quan liêu của nhà nước so với Đảng. Tập lại thẳng thừng bác bỏ ý tưởng đó. Ít lâu sau khi Tập nắm quyền, một bài xã luận trên Nhân dân nhật báo đã thể hiện rõ lập trường của ông: “Chìa khóa để vận hành mọi thứ ở Trung Quốc một cách trơn tru và hiện thực hóa Giấc mộng Trung Quốc là nằm ở Đảng”.


Second, Xi must continue to make China wealthy again. He knows the Chinese people’s support for CCP rule still depends largely on its ability to deliver levels of economic growth no other nation has achieved. But continuing China’s extraordinary economic performance will require perpetuating a unique high-wire act. Xi is acutely wary of the middle-income trap that has ensnared many developing countries as rising wages erase their competitive edge in manufacturing, and his unambiguous promise of 6.5 percent growth per year through 2021 demands what some have described as “sustaining the unsustainable.”


Thứ hai, Tập phải tiếp tục làm Trung Quốc giàu có trở lại. Ông biết rằng sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản chủ yếu vẫn phụ thuộc vào khả năng đem lại những mức tăng trưởng kinh tế mà không đất nước nào khác đạt được. Nhưng tiếp tục hiệu quả kinh tế phi thường của Trung Quốc sẽ đòi hỏi duy trì một hành động đầy rủi ro. Tập rất cảnh giác với cái bẫy thu nhập trung bình mà nhiều nước đang phát triển vấp phải khi tiền lương tăng làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ trong ngành chế tạo, và lời hứa không chút mơ hồ của ông là duy trì tăng trưởng 6,5% một năm đến năm 2021 sẽ đòi hỏi cái mà một số người đã mô tả là “duy trì cái không thể duy trì được”.


However, there is general agreement about what China must do to continue growing at that pace for many years to come. The key elements are stated in China’s most recent five-year economic plan, including: accelerating the transition to domestic consumption-driven demand; restructuring or closing inefficient state-owned enterprises; strengthening the base of science and technology to advance innovation; promoting Chinese entrepreneurship; and avoiding unsustainable levels of debt.

Tuy nhiên, có một sự nhất trí chung về việc Trung Quốc phải làm gì để tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ đó trong nhiều năm tới. Các yếu tố then chốt được nêu ra trong kế hoạch năm năm gần đây nhất của Trung Quốc, bao gồm: đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nhu cầu được thúc đẩy bằng tiêu dùng trong nước; tái cấu trúc hoặc đóng cửa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả; tăng cường cơ sở khoa học và công nghệ để nâng cao đổi mới; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở Trung Quốc; và tránh các mức nợ không bền vững.

Given the scope and ambition of Xi’s plan, most Western economists and many investors are bearish that he can deliver. But many of these economists and investors have lost money betting against China for the past 30 years. As the former chair of President Reagan’s Council of Economic Advisers, Martin Feldstein, puts it: “Not all of these policies have to succeed. ... If enough of them succeed well enough, 6.5 percent growth over the next few years might not be out of reach.”
Với phạm vi và tham vọng của kế hoạch của Tập, hầu hết các nhà kinh tế và nhiều nhà đầu tư phương Tây đều e rằng ông khó mà đạt được. Nhưng nhiều nhà kinh tế và nhà đầu tư trong số đó đã mất tiền khi không đặt cửa cho Trung Quốc trong 30 năm qua. Như cựu Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Reagan Martin Feldstein đã nói, “Không phải chính sách nào trong số này cũng phải thành công… Nếu có đủ chính sách đủ thành công, tăng trưởng 6,5% trong vài năm tới có lẽ sẽ không nằm ngoài tầm với”.

Third, Xi is making China proud again. Economic growth alone is not enough: Even as Deng’s market reforms broadened rapid economic growth after 1989, the party struggled to articulate its raison d’être when its titular communism was in name only. Why should the Chinese people allow it to govern them? The party’s answer is a renewed sense of national identity that can be widely embraced with pride among a billion Chinese.

Thứ ba, Tập phải làm Trung Quốc tự hào trở lại. Tăng trưởng kinh tế không thôi chưa đủ. Ngay cả khi các cải cách thị trường của Đặng đã mở rộng mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sau năm 1989, Đảng cũng phải vật lộn để chứng minh lý do tồn tại của mình khi chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là danh nghĩa. Vậy thì tại sao người Trung Quốc lại nên cho phép Đảng cai trị mình? Câu trả lời: Đảng là một ý thức được làm mới về bản sắc dân tộc có thể được đón nhận rộng rãi một cách tự hào trong số một tỷ người Trung Quốc.

Where once Mao’s Cultural Revolution tried to wipe out China’s ancient past and replace it with communism’s “new socialist man,” Xi has increasingly portrayed the party as the inheritor and successor to a 5,000-year-old Chinese empire brought low only by the marauding West. The phrase wuwang guochi (勿忘国耻), or “never forget our national humiliation,” has become a mantra that nurtures a patriotism grounded in victimhood and infused with a demand for payback. As the Financial Times’s former Beijing bureau chief Geoff Dyer has explained, “The Communist Party has faced a slow-burning threat to its legitimacy ever since it dumped Marx for the market.” Thus the party has evoked past humiliations at the hands of Japan and the West “to create a sense of unity that had been fracturing, and to define a Chinese identity fundamentally at odds with American modernity.”

Trong khi Cách mạng Văn hóa của Mao cố gắng xóa bỏ quá khứ cổ xưa của Trung Quốc và thay thế nó bằng “con người xã hội chủ nghĩa mới” của chủ nghĩa cộng sản, Tập lại ngày càng thể hiện Đảng như là lực lượng kế thừa và kế vị một đế chế Trung Quốc 5.000 năm tuổi chỉ bị hạ bệ bởi phương Tây cướp bóc. Câu “vật vong quốc sỉ” (chớ quên sự ô nhục của đất nước) đã trở thành một câu thần chú dung dưỡng tình cảm ái quốc dựa trên tư tưởng mình là nạn nhân và thấm đẫm một đòi hỏi phải báo thù. Như cựu Giám đốc văn phòng Bắc Kinh của tờ Financial Times Geoff Dyer đã giải thích, “Đảng Cộng sản phải đối mặt với một mối đe dọa đang nóng dần lên đối với tính chính danh của mình kể từ khi từ bỏ Marx để theo thị trường”. Do đó Đảng đã gợi lên những sự ô nhục của quá khứ dưới bàn tay Nhật Bản và phương Tây “để tạo ra một ý thức đoàn kết vốn đã vụn vỡ, và để xác định một bản sắc Trung Quốc về cơ bản là mâu thuẫn với tính hiện đại của Mỹ”.

This approach is working. During the 1990s when many Western intellectuals were celebrating the “end of history” with the apparent triumph of market-based democracies, a number of observers believed that China, too, was on a path to democratic government. Today, few in China would say that political freedoms are more important than reclaiming China’s international standing and national pride. As Lee put it pointedly, “If you believe that there is going to be a revolution of some sort in China for democracy, you are wrong. Where are the students of Tiananmen now?” He answered bluntly: “They are irrelevant. The Chinese people want a revived China.”

Cách tiếp cận này đang có hiệu quả. Trong những năm 1990, khi nhiều trí thức phương Tây ăn mừng “sự kết thúc của lịch sử” với chiến thắng rõ ràng của các nền dân chủ dựa trên thị trường, nhiều nhà quan sát đã tin rằng Trung Quốc cũng đang trên đường tiến tới một chính phủ dân chủ. Ngày nay, rất ít người ở Trung Quốc cho rằng các quyền tự do chính trị quan trọng hơn việc giành lại vị thế quốc tế và niềm tự hào dân tộc của Trung Quốc. Như ông Lý đã nói rõ, “Nếu anh tin là sẽ có một cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Trung Quốc thì anh sai rồi. Các sinh viên Thiên An Môn giờ ở đâu?” Ông trả lời thẳng thừng: “Họ đã lỗi thời. Người Trung Quốc muốn một Trung Quốc phục hưng”.

Finally, Xi has pledged to make China strong again. He believes that a military that is “able to fight and win wars” is essential to realizing every other component of the China Dream. “To achieve the great revival of the Chinese nation,” he has argued, “we must ensure there is unison between a prosperous country and strong military.” While all great powers build strong militaries, this “Strong Army Dream” is especially important to China as it seeks to overcome its humiliation at the hands of foreign powers.

Cuối cùng, Tập đã cam kết làm Trung Quốc mạnh mẽ trở lại. Ông tin rằng một quân đội “có khả năng chiến đấu và chiến thắng các cuộc chiến” là tối quan trọng đối với việc hiện thực hóa mọi thành tố khác trong Giấc mộng Trung Quốc. “Để đạt được công cuộc đại phục hưng dân tộc Trung Quốc”, ông nói, “chúng ta phải đảm bảo sự thống nhất giữa một đất nước thịnh vượng và một quân đội hùng mạnh”. Dù mọi cường quốc đều xây dựng các đội quân mạnh, “Giấc mộng Quân đội Hùng mạnh” này là đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc khi nó tìm cách vượt qua nỗi ô nhục dưới tay các cường quốc nước ngoài.

Despite all the other challenges on his agenda, Xi is simultaneously reorganizing and rebuilding China’s armed forces in a manner that Russia’s foremost expert on the Chinese military, Andrei Kokoshin, calls “unprecedented in scale and depth.” He has cracked down on graft in the military and overhauled its internally focused organization to focus on joint warfighting operations against external enemies.

Bất chấp mọi thách thức khác trong nghị trình của mình, Tập đang cùng lúc tái tổ chức và tái thiết các lực lượng vũ trang của Trung Quốc theo cách mà chuyên gia hàng đầu của Nga về quân đội Trung Quốc Andrei Kokoshin gọi là “chưa từng có về quy mô và chiều sâu”. Ông đã xử lý nạn đút lót trong quân đội và cải tổ tổ chức vốn tập trung vào nội địa của nó để tập trung vào các chiến dịch hợp đồng tác chiến chống lại các kẻ thù bên ngoài.


Such bureaucratic reshuffling is not usually a portentous event. But in Xi’s case it underscores Beijing’s deadly serious commitment to building a modern military that can take on and defeat all adversaries—in particular the United States. While Chinese military planners are not forecasting war, the war for which they are preparing pits China against the U.S. at sea. Xi has strengthened the naval, air, and missile forces of the People’s Liberation Army crucial to controlling the seas, while cutting 300,000 army troops and reducing the ground forces’ traditional dominance within the military.


Việc xáo trộn bộ máy quan liêu như vậy thường không phải là một sự kiện lạ lùng. Nhưng trong trường hợp của Tập nó đã nhấn mạnh cam kết hết sức nghiêm túc của Bắc Kinh là xây dựng một quân đội hiện đại có thể đương đầu và đánh bại mọi đối thủ – nhất là Mỹ. Dù các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc không dự tính một cuộc chiến tranh, cuộc chiến mà họ đang chuẩn bị lại đặt Trung Quốc vào thế cạnh tranh với Mỹ trên biển. Tập đã tăng cường các lực lượng hải quân, không quân, và tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân vốn hết sức quan trọng đối với việc kiểm soát các vùng biển, trong khi cắt giảm 300.000 lính bộ và giảm sự thống trị truyền thống của các lực lượng trên đất liền trong quân đội.

Chinese military strategists, meanwhile, are preparing for maritime conflict with a “forward defense” strategy based on controlling the seas near China within the “first island chain,” which runs from Japan, through Taiwan, to the Philippines and the South China Sea. Fielding “anti-access/area-denial” (A2/AD) military capabilities that threaten U.S. carriers and other capital ships, China has been steadily pushing the U.S. Navy out of its adjacent seas in case of conflict. An authoritative 2015 RAND study found that by the end of 2017 China will have an “advantage” or “approximate parity” in six of the nine areas of conventional capability that are critical in a showdown over Taiwan, and four of nine in a South China Sea conflict. It concludes that over the next five to 15 years, “Asia will witness a progressively receding frontier of U.S. dominance.”

Trong khi đó, các chiến lược gia quân sự của Trung Quốc đang chuẩn bị cho xung đột trên biển bằng một chiến lược “tiền duyên phòng ngự” (forward defense) dựa trên việc kiểm soát các vùng biển gần Trung Quốc nằm trong “chuỗi đảo thứ nhất”, chạy từ Nhật Bản, qua Đài Loan, đến Philippines và Biển Đông. Bằng cách triển khai các năng lực quân sự chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) đe dọa đến các tàu sân bay và các tàu chủ lực khác của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã liên tục đẩy Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi các vùng biển lân cận của mình phòng khi có xung đột. Một nghiên cứu đáng tin cậy của tổ chức RAND năm 2015 cho thấy rằng đến cuối năm 2017 Trung Quốc sẽ có “lợi thế” hoặc “tương đối ngang hàng” trong sáu trên chín lĩnh vực năng lực quân sự truyền thống vốn rất quan trọng trong một cuộc đối đầu ở Đài Loan, và bốn trên chín lĩnh vực trong một cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Nghiên cứu này kết luận rằng trong vòng từ 5 đến 15 năm tới, “châu Á sẽ chứng kiến một đường ranh giới dần dần rút lui của sự thống trị của Hoa Kỳ”.

As it slowly muscles the United States out of these waters, China is also absorbing the nations of Southeast Asia into its economic orbit and pulling in Japan and Australia as well. It has so far succeeded without a fight. But if fight it must, Xi intends China to win.

* * *

Trong lúc từ từ ép Mỹ ra khỏi các vùng biển này, Trung Quốc cũng kéo các nước Đông Nam Á vào quỹ đạo kinh tế của mình, cũng như cả Nhật Bản và Úc. Đến nay nó đã thành công mà không phải chiến đấu. Nhưng nếu phải chiến đấu, Tập muốn Trung Quốc thắng.

***

Will Xi succeed in growing China sufficiently to displace the U.S. as the world’s top economy and most powerful actor in the Western Pacific? Can he make China great again? It is obvious that there are many ways things could go badly wrong, and these extraordinary ambitions engender skepticism among most observers. But, when the question was put to Lee Kuan Yew, he assessed the odds of success as four chances in five. Neither Lee nor I would bet against Xi. As Lee said, China’s “reawakened sense of destiny is an overpowering force.”

Liệu Tập có thành công trong việc đưa Trung Quốc phát triển đủ mạnh để thay thế Mỹ trong vai trò là nền kinh tế hàng đầu thế giới và chủ thể quyền lực nhất ở Tây Thái Bình Dương hay không? Ông có thể làm Trung Quốc vĩ đại trở lại hay không? Hiển nhiên là mọi chuyện có thể diễn biến xấu đi theo rất nhiều cách, và những tham vọng phi thường này đã khiến hầu hết các nhà quan sát hoài nghi. Nhưng khi được hỏi, Lý Quang Diệu đã đánh giá tỷ lệ thành công là bốn trên năm. Cả ông Lý lẫn tôi đều đặt cửa cho Tập. Như ông Lý nói, “ý thức về số phận được gợi lại [của Trung Quốc] là một sức mạnh vượt trội”.

Yet many Americans are still in denial about what China’s transformation from agrarian backwater to “the biggest player in the history of the world” means for the United States.

Nhưng nhiều người Mỹ vẫn còn phủ nhận ý nghĩa của sự chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang “chủ thể lớn nhất trong lịch sử thế giới” của Trung Quốc với Hoa Kỳ.

As a rapidly ascending China challenges America’s accustomed predominance, these two nations risk falling into a deadly trap first identified by the ancient Greek historian Thucydides. Writing about a war that devastated the two leading city-states of classical Greece two and a half millennia ago, he explained: “It was the rise of Athens and the fear that this instilled in Sparta that made war inevitable.”

Khi một Trung Quốc đang lên nhanh chóng thách thức sự thống trị quen thuộc của Hoa Kỳ, hai nước có nguy cơ rơi vào một cái bẫy chết người được xác định lần đầu bởi sử gia Hy Lạp cổ đại Thucydides. Viết về một cuộc chiến đã tàn phá hai thành bang hàng đầu của Hy Lạp cổ đại cách đây hai thiên niên kỷ rưỡi, ông giải thích: “Chính sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ điều này sẽ lan đến Sparta đã làm cuộc chiến này trở nên không thể tránh khỏi”.


In 2015, The Atlantic published “The Thucydides Trap: Are the U.S. and China Headed for War?” In that essay I argued that this historical metaphor provides the best lens available for illuminating relations between China and the U.S. today. Since then, the concept has ignited considerable debate. Rather than face the evidence and reflect on the uncomfortable but necessary adjustments both sides might make, policy wonks and presidents alike have constructed a straw man around Thucydides’s claim about “inevitability” and then put a torch to it — arguing that war between Washington and Beijing is not predetermined. At their 2015 summit, Presidents Barack Obama and Xi Jinping discussed the trap at length. Obama emphasized that despite the structural stress created by China’s rise, “the two countries are capable of managing their disagreements.” At the same time, they acknowledged that, in Xi’s words, “should major countries time and again make the mistakes of strategic miscalculation, they might create such traps for themselves.”

Năm 2015, tờ The Atlantic cho đăng bài “Bẫy Thucydides: Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đâm đầu vào chiến tranh?” Trong tiểu luận này tôi lập luận rằng ẩn dụ lịch sử này cung cấp những ống kính tốt nhất để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ngày nay. Kể từ đó, khái niệm này đã khơi mào một cuộc tranh luận đáng kể. Thay vì đối mặt với bằng chứng và suy nghĩ về những điều chỉnh không thoải mái nhưng cần thiết mà cả hai bên có thể phải thực hiện, các nhà hoạch định chính sách và các vị nguyên thủ đã dựng một con bù nhìn rơm quanh tuyên bố của Thucydides về sự “không thể tránh khỏi” và châm lửa – cho rằng cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh là không định trước. Tại cuộc gặp cấp cao năm 2015, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thảo luận chi tiết về cái bẫy này. Obama nhấn mạnh rằng bất chấp căng thẳng cấu trúc mà sự trỗi dậy của Trung Quốc gây ra, “hai nước vẫn có khả năng quản lý những bất đồng”. Đồng thời, họ cũng thừa nhận rằng, theo lời của Tập, “nếu liên tục phạm phải những sai lầm tính toán chiến lược thì các nước lớn có thể sẽ tự tạo ra những cái bẫy như vậy cho chính mình”.

I concur: War between the U.S. and China is not inevitable. Indeed, Thucydides would agree that neither was war between Athens and Sparta. Read in context, it is clear that he meant his claim about inevitability as hyperbole: exaggeration for the purpose of emphasis. The point of Thucydides’s trap is neither fatalism nor pessimism. Instead, it points us beyond the headlines and regime rhetoric to recognize the tectonic structural stress that Beijing and Washington must master to construct a peaceful relationship.

Tôi đồng ý: Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi. Quả thật, Thucydides cũng sẽ đồng ý rằng cuộc chiến giữa Athens và Sparta cũng thế. Đặt vào bối cảnh, rõ ràng tuyên bố của ông về sự không thể tránh khỏi của cuộc chiến ấy là cường điệu: cường điệu vì mục đích nhấn mạnh. Ý chính của cái bẫy Thucydides không phải là niềm tin vào số mệnh định sẵn hay thái độ bi quan. Thay vào đó, nó đưa chúng ta ra khỏi những tiêu đề báo chí và luận điệu của chế độ để nhận ra sự căng thẳng cấu trúc vô cùng lớn mà Bắc Kinh và Washington phải quản lý để xây dựng được một mối quan hệ hòa bình.

Will the impending clash between these two great nations lead to war? Will Presidents Trump and Xi, or their successors, follow in the tragic footsteps of the leaders of Athens and Sparta or Britain and Germany? Or will they find a way to avoid war as effectively as Britain and the U.S. did a century ago, or the U.S. and the Soviet Union did through four decades of Cold War? Obviously, no one knows. We can be certain, however, that the dynamic Thucydides identified will intensify in the years ahead.

Liệu cuộc đụng độ sắp tới giữa hai cường quốc này có dẫn đến chiến tranh hay không? Liệu Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập, hoặc những người kế nhiệm họ, có giẫm vào vết xe đổ đầy bi kịch của các nhà lãnh đạo của Athens và Sparta hay của Anh và Đức hay không? Liệu họ có tìm được một cách tránh được chiến tranh hiệu quả như Anh và Mỹ đã làm cách đây một thế kỷ, hay như Mỹ và Liên Xô đã làm trong bốn thập niên Chiến tranh Lạnh hay không? Rõ ràng là không ai biết được. Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn rằng động lực mà Thucydides đã xác định trước đây sẽ còn tăng cường trong những năm tới.

Denying Thucydides’s trap does not make it less real. Recognizing it does not mean just accepting whatever happens. We owe it to future generations to face one of history’s most brutal tendencies head on and then do everything we can to defy the odds.
Phủ nhận cái bẫy Thucydides sẽ không làm nó bớt thực tế hơn. Thừa nhận nó cũng không có nghĩa là phải chấp nhận bất cứ chuyện gì xảy ra. Vì các thế hệ trong tương lai, chúng ta có trách nhiệm trước mắt là phải đối mặt với một trong những khuynh hướng tàn bạo nhất của lịch sử và sau đó làm mọi thứ chúng ta có thể để tạo nên kỳ tích.

Graham Allison is the director of the Harvard Kennedy School’s Belfer Center for Science and International Affairs and a former U.S. assistant secretary of defense for policy and plans. He is the author of the forthcoming book Destined for War: Can America and China Escape Thucydides's Trap? (Houghton Mifflin Harcourt, 2017).
Graham Allison là Giám đốc Trung tâm Belfer về Khoa học và Quan hệ Quốc tế và Giáo sư ngành quản trị công tại Trường Quản lý Nhà nước John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản, Destined for War: Can America and China Escape Thucydides’s Trap? (Houghton Mifflin Harcourt, 2017).



Translated by Tram Nguyen & Nguyễn Huy Hoàng
https://www.theatlantic.com/international/archive/2017/05/what-china-wants/528561/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn