MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, May 2, 2017

How Western Civilization Could collapse Nền văn minh phương Tây có thể sụp đổ như thế nào




How Western Civilization Could collapse
Nền văn minh phương Tây có thể sụp đổ như thế nào

Some possible precipitating factors are already in place. How the West reacts to them will determine the world’s future, says Rachel Nuwer.
Một số yếu tố báo trước khả dĩ đã có mặt. Việc phương Tây phản ứng thế nào với các yếu tố này sẽ xác định tương lai của thế giới, Rachel Nuwer cho biết.

By Rachel Nuwer, BBC Future
18 April 2017

Rachel Nuwer, BBC Future
16 tháng 4 2017
The political economist Benjamin Friedman once compared modern Western society to a stable bicycle whose wheels are kept spinning by economic growth. Should that forward-propelling motion slow or cease, the pillars that define our society – democracy, individual liberties, social tolerance and more – would begin to teeter. Our world would become an increasingly ugly place, one defined by a scramble over limited resources and a rejection of anyone outside of our immediate group. Should we find no way to get the wheels back in motion, we’d eventually face total societal collapse.

Nhà kinh tế chính trị học Benjamin Friedman đã từng so sánh xã hội phương Tây hiện đại như một chiếc xe đạp vững chãi mà bánh xe quay được là nhờ ở sự tăng trưởng kinh tế. Nếu sự chuyển động này mà chậm lại hoặc dừng thì các trụ cột xác định xã hội của chúng ta, là dân chủ, tự do cá nhân, sự khoan dung xã hội và nhiều thứ khác, sẽ bắt đầu chao đảo. Thế giới của chúng ta sẽ trở thành một nơi ngày càng khó chịu, nơi tranh giành các nguồn cung cấp bị hạn chế và nơi từ chối những người không thuộc nhóm tiếp cận với mình. Nếu chúng ta không tìm được cách để bánh xe quay trở lại, ta sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ toàn xã hội.


Such collapses have occurred many times in human history, and no civilisation, no matter how seemingly great, is immune to the vulnerabilities that may lead a society to its end. Regardless of how well things are going in the present moment, the situation can always change. Putting aside species-ending events like an asteroid strike, nuclear winter or deadly pandemic, history tells us that it’s usually a plethora of factors that contribute to collapse. What are they, and which, if any, have already begun to surface? It should come as no surprise that humanity is currently on an unsustainable and uncertain path – but just how close are we to reaching the point of no return?

Sự sụp đổ như vậy đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử nhân loại, và không có nền văn minh nào, cho dù tuyệt vời đến mấy, cũng không thể tránh khỏi biến động dẫn tới sụp đổ xã hội. Cho dù lúc này mọi việc đang tốt đẹp, nhưng tình hình luôn có thể thay đổi. Bỏ qua các sự kiện kết liễu các loài như sự va chạm của hành tinh, mùa đông hạt nhân hoặc đại dịch chết người, lịch sử cho chúng ta biết rằng nó thường là rất nhiều yếu tố góp phần vào sự sụp đổ. Những yếu tố đó là gì, và nếu có, cái gì đã bắt đầu hé lộ? Không có gì đáng ngạc nhiên là nhân loại hiện đang trên con đường không bền vững và không chắc chắn, nhưng chúng ta sắp tới điểm mà không thể quay lại được nữa chưa?




A South African police van is set on fire following protests about inequality in 2016 (Credit: Getty Images)

Một chiếc xe cảnh sát ở Nam Phi bị đốt cháy sau cuộc biểu tình chống bất bình đẳng vào năm 2016 (Bản quyền hình ảnh: Getty Images)

While it’s impossible to predict the future with certainty, mathematics, science and history can provide hints about the prospects of Western societies for long-term continuation.
Safa Motesharrei, a systems scientist at the University of Maryland, uses computer models to gain a deeper understanding of the mechanisms that can lead to local or global sustainability or collapse. According to findings that Motesharrei and his colleagues published in 2014, there are two factors that matter: ecological strain and economic stratification. The ecological category is the more widely understood and recognised path to potential doom, especially in terms of depletion of natural resources such as groundwater, soil, fisheries and forests – all of which could be worsened by climate change.

Mặc dù không thể tiên đoán tương lai một cách chắc chắn, nhưng toán học, khoa học và lịch sử có thể cung cấp những lời khuyên về triển vọng của các xã hội phương Tây để tiếp tục duy trì lâu dài.
Safa Motesharrei, một nhà khoa học về hệ thống tại Đại học Maryland, có sử dụng các mô hình máy tính để hiểu sâu hơn về các cơ chế mà chúng có thể dẫn đến sự bền vững hoặc sụp đổ cục bộ hoặc toàn cầu. Theo những phát hiện mà Motesharrei và các đồng nghiệp của ông xuất bản vào năm 2014, có hai yếu tố quan trọng, đó là căng thẳng sinh thái và phân tầng kinh tế. Yếu tố sinh thái dẫn đến hủy diệt thì dễ hiểu, đặc biệt về mặt cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước ngầm, đất, thủy sản và rừng, tất cả đều có thể trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.

Disaster comes when elites push society toward instability and eventual collapse by hoarding huge quantities of wealth and resources. 
That economic stratification may lead to collapse on its own, on the other hand, came as more of a surprise to Motesharrei and his colleagues. Under this scenario, elites push society toward instability and eventual collapse by hoarding huge quantities of wealth and resources, and leaving little or none for commoners who vastly outnumber them yet support them with labour. Eventually, the working population crashes because the portion of wealth allocated to them is not enough, followed by collapse of the elites due to the absence of labour. The inequalities we see today both within and between countries already point to such disparities. For example, the top 10% of global income earners are responsible for almost as much total greenhouse gas emissions as the bottom 90% combined. Similarly, about half the world’s population lives on less than $3 per day. 

Thảm họa xảy ra khi giới tinh hoa thúc đẩy xã hội tới chỗ bất ổn và cuối cùng sụp đổ bằng cách tích trữ số lượng lớn tài nguyên và nguồn lực.
Mặt khác, sự phân tầng kinh tế có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính nó, lại là điều làm cho Motesharrei và đồng nghiệp ngạc nhiên hơn. Theo kịch bản này, giới giàu có đang đẩy xã hội vào tình trạng bất ổn và cuối cùng là sụp đổ bằng cách tích trữ với số lượng lớn tiền của và tài nguyên, và để lại ít hoặc không có gì cho người dân thường là những người chiếm đại đa số nhưng vẫn hỗ trợ họ bằng lao động. Cuối cùng là người dân lao động suy sụp vì tiền của dành cho họ là không đủ, tiếp theo là sự sụp đổ của giới giàu có do không có lao động. Sự bất bình đẳng mà chúng ta thấy ngày hôm nay trong phạm vi một nước và giữa các nước nói lên điều này. Chẳng hạn, 10% số người có thu nhập toàn cầu cao nhất chịu trách nhiệm về tổng lượng phát thải khí nhà kính gần bằng tổng số 90% số người còn lại. Tương tự, khoảng một nửa dân số thế giới sống dưới 3 đô la một ngày.

For both scenarios, the models define a carrying capacity – a total population level that a given environment’s resources can sustain over the long term. If the carrying capacity is overshot by too much, collapse becomes inevitable. That fate is avoidable, however. “If we make rational choices to reduce factors such as inequality, explosive population growth, the rate at which we deplete natural resources and the rate of pollution – all perfectly doable things – then we can avoid collapse and stabilise onto a sustainable trajectory,” Motesharrei said. “But we cannot wait forever to make those decisions.”

Đối với cả hai kịch bản, các mô hình đã xác định khả năng chịu tải (nghĩa là tổng dân số mà nguồn tài nguyên của một môi trường nhất định có thể chịu đựng được một cách dài hạn). Nếu khả năng chịu tải quá cao thì sự sụp đổ là không tránh khỏi. Tuy nhiên, hậu quả này là có thể tránh được. "Nếu chúng ta đưa ra những lựa chọn hợp lý để giảm các yếu tố như bất bình đẳng, như bùng nổ dân số, như tốc độ mà ta làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và tốc độ ô nhiễm, là những thứ có thể thực hiện được, thì chúng ta có thể tránh sụp đổ và ổn định được theo một quỹ đạo bền vững" Motesharrei nói. "Nhưng chúng ta không thể chờ đợi mãi những quyết định đó được."




One of the most important lessons from Rome’s fall is that complexity has a cost (Credit: Getty Images)

Một trong những bài học quan trọng nhất từ sự sụp đổ của Rome là sự phức tạp hóa có cái giá phải trả của nó (Bản quyền hình ảnh: Getty Images)
Unfortunately, some experts believe such tough decisions exceed our political and psychological capabilities. “The world will not rise to the occasion of solving the climate problem during this century, simply because it is more expensive in the short term to solve the problem than it is to just keep acting as usual,” says Jorgen Randers, a professor emeritus of climate strategy at the BI Norwegian Business School, and author of 2052: A Global Forecast for the Next Forty Years. “The climate problem will get worse and worse and worse because we won’t be able to live up to what we’ve promised to do in the Paris Agreement and elsewhere.” 

Thật không may, một số chuyên gia tin rằng những quyết định khó khăn như vậy vượt quá khả năng chính trị và tâm lý của chúng ta. "Thế giới sẽ không tới tầm giải quyết vấn đề khí hậu trong thế kỷ này, đơn giản là vì nó tốn kém hơn để giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn so với việc như đang làm hiện nay" Jorgen Randers (giáo sư danh dự về chiến lược khí hậu tại Trường Kinh doanh BI của Na Uy và tác giả của cuốn "2052: Dự báo toàn cầu trong bốn mươi năm tới") cho biết. "Vấn đề khí hậu sẽ trở nên tồi tệ, tồi tệ, tồi tệ hơn bởi vì chúng ta không có khả năng làm những gì chúng ta đã hứa ở Hiệp Định Paris và ở các nơi khác."

While we are all in this together, the world’s poorest will feel the effects of collapse first. Indeed, some nations are already serving as canaries in the coal mine for the issues that may eventually pull apart more affluent ones. Syria, for example, enjoyed exceptionally high fertility rates for a time, which fueled rapid population growth. A severe drought in the late 2000s, likely made worse by human-induced climate change, combined with groundwater shortages to cripple agricultural production. That crisis left large numbers of people – especially young men – unemployed, discontent and desperate. Many flooded into urban centres, overwhelming limited resources and services there. Pre-existing ethnic tensions increased, creating fertile grounds for violence and conflict. On top of that, poor governance – including neoliberal policies that eliminated water subsidies in the middle of the drought – tipped the country into civil war in 2011 and sent it careening toward collapse.

Mọi chúng ta đều ở trong bối cảnh này nhưng người nghèo nhất thế giới sẽ cảm thấy đầu tiên những tác động sụp đổ. Thật vậy, một số quốc gia đã gánh chịu những khó khăn này như vật thử nghiệm mà có thể làm các quốc gia giàu hơn xa cách nhau. Chẳng hạn Syria, có một giai đoạn dân số phát triển nhanh. Một đợt hạn hán trầm trọng vào cuối những năm 2000, có thể là do sự thay đổi khí hậu mà con người gây ra, kết hợp với tình trạng thiếu nước ngầm làm cho sản xuất nông nghiệp tồi tệ. Khủng hoảng đó làm cho rất nhiều người dân, đặc biệt là thanh niên, bị thất nghiệp, bất mãn và tuyệt vọng. Nhiều người đổ về các trung tâm đô thị, đè nặng lên các nguồn lực và dịch vụ hạn chế ở đây. Sự căng thẳng sắc tộc, đã có từ trước, đã gia tăng, tạo nền tảng cho bạo lực và xung đột. Thêm vào đó, quản lý kém của chính phủ, bao gồm các chính sách tự do cạnh tranh, loại bỏ trợ cấp về nước ở giữa kỳ hạn hán, đã đưa đất nước này vào cuộc nội chiến năm 2011, làm nó chao đảo đi tới sự sụp đổ.

Another sign that we’re entering into a danger zone is the increasing occurrence of ‘nonlinearities’, or sudden, unexpected changes in the world’s order 

In Syria’s case – as with so many other societal collapses throughout history – it was not one but a plethora of factors that contributed, says Thomas Homer-Dixon, chair of global systems at the Balsillie School of International Affairs in Waterloo, Canada, and author of The Upside of Down. Homer-Dixon calls these combined forces tectonic stresses for the way in which they quietly build up and then abruptly erupt, overloading any stabilising mechanisms that otherwise keep a society in check.
The Syrian case aside, another sign that we’re entering into a danger zone, Homer-Dixon says, is the increasing occurrence of what experts call nonlinearities, or sudden, unexpected changes in the world’s order, such as the 2008 economic crisis, the rise of ISIS, Brexit, or Donald Trump’s election.

Một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào khu vực nguy hiểm là sự xuất hiện ngày càng tăng của những hiện tượng 'phi tuyến’ hay những thay đổi không lường trước được trong trật tự thế giới
Theo Thomas Homer-Dixon, (chủ tịch của các hệ thống toàn cầu tại trường Quan hệ Quốc tế Balsillie, Waterloo, Canada, và tác giả cuốn The Upside Down) thì trong trường hợp sụp đổ của Syria, giống như ở các xã hội khác trong lịch sử, không phải là một mà là rất nhiều yếu tố đã đóng góp vào. Homer-Dixon gọi những lực kết hợp này là sức nén kiến tạo là vì nó tích tụ âm thầm rồi đột ngột bùng phát, đè bẹp bất kỳ cơ chế ổn định nào đang giữ xã hội trong tầm kiểm soát.
Gác trường hợp Syria sang một bên, thì một dấu hiệu rằng chúng ta đang đi vào một vùng nguy hiểm, Homer-Dixon nói, là sự xảy ra ngày càng gia tăng của những cái mà các chuyên gia gọi là những thay đổi phi tuyến tính, hoặc đột ngột, khôn lường trong trật tự thế giới, như cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, sự xuất hiện của ISIS, Brexit, hoặc việc bầu Donald Trump.





Some civilisations simply fade out of existence - becoming the stuff of history not with a bang but a whimper (Credit: iStock).
Một số nền văn minh chỉ đơn giản mờ nhạt dần đi, trở thành nước bình thường của lịch sử một cách không đột ngột ầm ĩ mà là trong rên rỉ (Bản quyền hình ảnh: iStock).

The past can also provide hints for how the future might play out. Take, for example, the rise and fall of the Roman Empire. By the end of the 100BC the Romans had spread across the Mediterranean, to the places most easily accessed by sea. They should have stopped there, but things were going well and they felt empowered to expand to new frontiers by land. While transportation by sea was economical, however, transportation across land was slow and expensive. All the while, they were overextending themselves and running up costs. The Empire managed to remain stable in the ensuing centuries, but repercussions for spreading themselves too thin caught up with them in the 3rd Century, which was plagued by civil war and invasions. The Empire tried to maintain its core lands, even as the army ate up its budget and inflation climbed ever higher as the government debased its silver currency to try to cover its mounting expenses. While some scholars cite the beginning of collapse as the year 410, when the invading Visigoths sacked the capital, that dramatic event was made possible by a downward spiral spanning more than a century.

Xét quá khứ ta có thể đoán tương lai sẽ diễn biến thế nào. Chẳng hạn, sự vươn lên và sụp đổ của Đế Chế La Mã. Vào cuối những năm 100 TCN người La Mã đã lấn chiếm vượt qua Địa Trung Hải, tới những nơi gần biển. Họ nên dừng lại ở đó, nhưng mọi việc đã diễn ra tốt đẹp nên họ muốn mở rộng biên giới mới theo đường bộ. Vận chuyển bằng đường biển thì kinh tế, nhưng vận chuyển bằng đường bộ thì chậm và đắt tiền. Họ đã mở rộng bờ cõi quá rộng nên phải chi phí quá nhiều. Đế Chế vẫn duy trì ổn định trong những thế kỷ tiếp theo, nhưng những hậu quả do việc phải trải mỏng đã xảy ra vào thế kỷ thứ 3, với các cuộc nội chiến và xâm lăng. Đế Chế đã cố gắng duy trì các vùng đất chính, nhưng do quân đội sài nhiều tiền và lạm phát tăng cao hơn nên chính phủ đã phải làm giảm chất liệu đồng tiền bạc của mình để cố gắng trang trải chi tiêu. Một số học giả nêu sự sụp đổ bắt đầu vào năm 410 khi mà quân Visigoth xâm chiếm thủ đô, sự kiện này đã tạo ra một vòng xoáy đi xuống kéo dài hơn một thế kỷ.

Eventually, Rome could no longer afford to prop up its heightened complexities 
According to Joseph Tainter, a professor of environment and society at Utah State University and author of The Collapse of Complex Societies, one of the most important lessons from Rome’s fall is that complexity has a cost. As stated in the laws of thermodynamics, it takes energy to maintain any system in a complex, ordered state – and human society is no exception. By the 3rd Century, Rome was increasingly adding new things – an army double the size, a cavalry, subdivided provinces that each needed their own bureaucracies, courts and defences – just to maintain its status quo and keep from sliding backwards. Eventually, it could no longer afford to prop up those heightened complexities. It was fiscal weakness, not war, that did the Empire in.

Cuối cùng, Rome không còn đủ khả năng để chống đỡ nổi sự phức tạp của nó
Theo Joseph Tainter, giáo sư về môi trường và xã hội tại đại học Utah và là tác giả của cuốn The Collapse of Complex Societies, thì một trong những bài học quan trọng nhất của sự sụp đổ của Rome là sự phức tạp có cái giá phải trả. Như đã nêu trong các luật về nhiệt động lực học, cần phải có năng lượng để duy trì bất kỳ hệ thống nào trong một trạng thái phức tạp và có trật tự, và xã hội loài người không là ngoại lệ. Đến thế kỷ thứ 3, Rome ngày càng bổ sung thêm những thứ mới, một quân đội tăng gấp đôi, một đội kỵ binh, các tỉnh nhỏ lẻ mà mỗi tỉnh có bộ máy hành chính, toà án và lực lượng phòng vệ riêng, chỉ để duy trì hiện trạng và không bị trượt lùi. Cuối cùng, Rome không còn đủ khả năng kham nổi những sự phức tạp gay gắt này. Sự yếu kém về tài chính, chứ không phải do chiến tranh, đã làm Đế Chế suy sụp.

So far, modern Western societies have largely been able to postpone similar precipitators of collapse through fossil fuels and industrial technologies – think hydraulic fracturing coming along in 2008, just in time to offset soaring oil prices. Tainter suspects this will not always be the case, however. “Imagine the costs if we have to build a seawall around Manhattan, just to protect against storms and rising tides,” he says. Eventually, investment in complexity as a problem-solving strategy reaches a point of diminishing returns, leading to fiscal weakness and vulnerability to collapse. That is, he says “unless we find a way to pay for the complexity, as our ancestors did when they increasingly ran societies on fossil fuels.”

Cho đến nay, các xã hội phương Tây hiện đại đã có thể trì hoãn sự lao dốc tương tự của sự sụp đổ thông qua các nhiên liệu hoá thạch và công nghệ công nghiệp, như việc làm dập đá phiến chứa dầu bằng thủy lực xuất hiện năm 2008, vừa kịp để bù đắp cho việc giá dầu tăng cao. Tuy nhiên Tainter nghi ngờ điều này sẽ không phải luôn luôn đúng. "Hãy tưởng tượng các chi phí nếu chúng ta phải xây dựng một vách ngăn biển xung quanh Manhattan, chỉ để bảo vệ chống bão và thủy triều lên," ông nói. Cuối cùng, đầu tư vào sự phức tạp như là một chiến lược giải quyết khó khăn sẽ đạt đến một điểm làm giảm dần lợi nhuận, làm suy yếu tài chính, dẫn đến khả năng sụp đổ. Đó là, ông nói "trừ khi chúng ta tìm ra một cách để chi trả cho sự phức tạp, giống như tổ tiên chúng ta đã làm khi họ điều hành xã hội qua nhiên liệu hóa thạch."




A protest group in Argentina demonstrates against United States interference in the crises in Syria and Venezuela (Credit: Getty Images)

Một nhóm phản đối tại Argentina biểu tình chống Hoa Kỳ can thiệp vào các cuộc khủng hoảng ở Syria và Venezuela (Bản quyền hình ảnh: Getty Images)

Also paralleling Rome, Homer-Dixon predicts that Western societies’ collapse will be preceded by a retraction of people and resources back to their core homelands. As poorer nations continue to disintegrate amid conflicts and natural disasters, enormous waves of migrants will stream out of failing regions, seeking refuge in more stable states. Western societies will respond with restrictions and even bans on immigration; multi-billion dollar walls and border-patrolling drones and troops; heightened security on who and what gets in; and more authoritarian, populist styles of governing. “It’s almost an immunological attempt by countries to sustain a periphery and push pressure back,” Homer-Dixon says.

Cũng tương tự Rome, Homer-Dixon tiên đoán rằng sự sụp đổ của các xã hội phương Tây được thể hiện trước bằng sự rút lui của người dân và các nguồn lực trở về nước họ. Khi các quốc gia nghèo hơn tiếp tục tan rã do có xung đột và thiên tai, những làn sóng di dân khổng lồ sẽ tràn ra khỏi những khu vực tai họa, tìm kiếm nơi ẩn náu ở các quốc gia ổn định hơn. Các xã hội phương Tây sẽ có những hạn chế và thậm chí cấm nhập cư; những bức tường nhiều tỷ đô la và máy bay tuần tra biên phòng và quân đội; tăng cường an ninh đối với nhập cư; và sự quản chế độc tài và dân túy hơn. "Đó gần như là một nỗ lực tránh bị xâm hại của các quốc gia để duy trì khoảng cách và đẩy áp lực trở lại," Homer-Dixon nói.

Meanwhile, a widening gap between rich and poor within those already vulnerable Western nations will push society toward further instability from the inside. “By 2050, the US and UK will have evolved into two-class societies where a small elite lives a good life and there is declining well-being for the majority,” Randers says. “What will collapse is equity.”

Trong khi đó, khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo trong những nước phương Tây sẽ đẩy xã hội tiến tới sự mất ổn định hơn nữa từ bên trong. "Đến năm 2050, Mỹ và Anh sẽ tiến triển thành các xã hội hai tầng lớp, một tầng lớp tinh hoa ít người sống một cuộc sống tốt đẹp, và sự suy giảm phúc lợi với đa số dân". Randers nói. "Sự công bằng sẽ sụp đổ".

Whether in the US, UK or elsewhere, the more dissatisfied and afraid people become, Homer-Dixon says, the more of a tendency they have to cling to their in-group identity – whether religious, racial or national. Denial, including of the emerging prospect of societal collapse itself, will be widespread, as will rejection of evidence-based fact. If people admit that problems exist at all, they will assign blame for those problems to everyone outside of their in-group, building up resentment. “You’re setting up the psychological and social prerequisites for mass violence,” Homer-Dixon says. When localised violence finally does break out, or another country or group decides to invade, collapse will be difficult to avoid.

Dù ở Mỹ, Anh hay bất cứ đâu, những người càng bất mãn và sợ bao nhiêu, theo Homer-Dixon, thì họ càng có khuynh hướng bám víu vào nhóm của họ, bất luận là nhóm tôn giáo, chủng tộc hay quốc gia. Sự phủ nhận, bao gồm cả triển vọng đang nổi lên của sự sụp đổ xã hội, sẽ lan rộng, cũng như sự phủ nhận thực tế dựa trên bằng chứng. Nếu người dân thừa nhận rằng có rắc rối thì họ sẽ đổ lỗi những rắc rối đó cho những người bên ngoài nhóm của họ, và oán giận họ. "Như vậy người ta đang thiết lập các điều kiện tiên quyết về tâm lý và xã hội cho bạo lực quần chúng", Homer-Dixon nói. Khi bạo lực bản địa cuối cùng nổ ra, hoặc khi một quốc gia khác hoặc nhóm khác quyết định xâm chiếm, thì sự sụp đổ sẽ khó tránh khỏi.

Europe, with its close proximity to Africa, its land bridge to the Middle East and its neighbourly status with more politically volatile nations to the East, will feel these pressures first. The US will likely hold out longer, surrounded as it is by ocean buffers.

Châu Âu, do gần với châu Phi, liền đất với Trung Đông và do tình trạng gần với các quốc gia bất ổn về chính trị ở phía Đông, sẽ là nơi cảm thấy những áp lực này trước tiên. Hoa Kỳ sẽ có thể giữ được lâu hơn do có các được các đại dương ngăn cách.




A severe drought in Syria left many people – especially young men – unemployed, discontent and desperate, which may have been a factor that led to civil war (Credit: Getty Images)
Hạn hán nghiêm trọng ở Syria đã khiến nhiều người - đặc biệt là thanh niên - thất nghiệp, bất mãn và tuyệt vọng, nguyên nhân có thể đã đẫn đến nội chiến (Bản quyền hình ảnh: Getty Images).
As time passes, some empires simply become increasingly inconsequential 
On the other hand, Western societies may not meet with a violent, dramatic end. In some cases, civilisations simply fade out of existence – becoming the stuff of history not with a bang but a whimper. The British Empire has been on this path since 1918, Randers says, and other Western nations might go this route as well. As time passes, they will become increasingly inconsequential and, in response to the problems driving their slow fade-out, will also starkly depart from the values they hold dear today. “Western nations are not going to collapse, but the smooth operation and friendly nature of Western society will disappear, because inequity is going to explode,” Randers argues. “Democratic, liberal society will fail, while stronger governments like China will be the winners.”

Theo thời gian, một số đế chế chỉ trở nên vô dụng mà thôi
Mặt khác, các xã hội phương Tây có thể không bị một kết thúc bạo lực và gay gắt. Trong một số trường hợp, các nền văn minh chỉ đơn giản mờ nhạt đi, trở thành nước bình thường của lịch sử một cách không đột ngột ầm ĩ mà là trong rên rỉ. Đế quốc Anh đã đi theo con đường này từ năm 1918, và các quốc gia phương Tây khác có thể cũng sẽ như vậy. Theo thời gian, các nước này sẽ ngày càng trở nên không quan trọng, và với việc bị mờ nhạt dần, sẽ mất đi những giá trị mà ngày nay đang được trân trọng. "Các quốc gia phương Tây sẽ không sụp đổ, nhưng hoạt động trôi chảy và bản chất thân thiện của xã hội sẽ biến mất bởi sự bất công sẽ bùng nổ", Randers lập luận. "Dân chủ, xã hội tự do sẽ thất bại, trong khi các chính phủ mạnh hơn như Trung Quốc sẽ là người chiến thắng."

Some of these forecasts and early warning signs should sound familiar, precisely because they are already underway. While Homer-Dixon is not surprised at the world’s recent turn of events – he predicted some of them in his 2006 book – he didn’t expect these developments to occur before the mid-2020s.

Một số dự báo và các dấu hiệu cảnh báo sớm này có vẻ quen thuộc, chính xác bởi vì chúng đang xẩy ra. Trong khi Homer-Dixon không ngạc nhiên trước những sự kiện gần đây của thế giới (vì ông đã tiên đoán một số trong số đó trong cuốn sách của ông năm 2006), ông không nghĩ rằng những sự tiến triển này sẽ xảy ra trước 2025.

Western civilisation is not a lost cause, however. Using reason and science to guide decisions, paired with extraordinary leadership and exceptional goodwill, human society can progress to higher and higher levels of well-being and development, Homer-Dixon says. Even as we weather the coming stresses of climate change, population growth and dropping energy returns, we can maintain our societies and better them. But that requires resisting the very natural urge, when confronted with such overwhelming pressures, to become less cooperative, less generous and less open to reason. “The question is, how can we manage to preserve some kind of humane world as we make our way through these changes?” Homer-Dixon says.

Tuy nhiên nền văn minh phương Tây không phải là một sự nghiệp thất bại. Bằng cách sử dụng lý trí và khoa học để chỉ dẫn các quyết định, kết hợp với sự lãnh đạo phi thường và sự thiện chí đặc biệt, xã hội con người có thể tiến tới mức cao hơn về hạnh phúc và phát triển, Homer-Dixon nói. Ngay cả khi chúng ta phải khắc phục những căng thẳng sắp tới của biến đổi khí hậu, sự gia tăng dân số và giảm năng lượng, chúng ta vẫn có thể duy trì xã hội và cải thiện nó. Nhưng điều đó đòi hỏi phải chống lại sự thôi thúc tự nhiên, khi đối mặt với những áp lực áp đảo như thế, là trở nên kém hợp tác, kém hào phóng và kém tiếp thu lẽ phải. "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể gìn giữ được loại thế giới nhân văn trong khi chúng ta thực hiện những thay đổi này?" Homer-Dixon nói.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn