MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, April 28, 2017

China and Vietnam: Thoughts From a Chinese Sojourner in Ho Chi Minh City Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả Trung Quốc





China and Vietnam: Thoughts From a Chinese Sojourner in Ho Chi Minh City

Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả Trung Quốc

Xie Tao
The Diplomat, 02/03/2017

Xie Tao
The Diplomat, 02/03/2017

Different interpretations of history showcase hidden tensions in the China-Vietnam relationship.

Nhiều cách diễn giải khác nhau về lịch sử của những căng thẳng ẩn giấu trong mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam.
In early February, I paid my second visit to Ho Chi Minh city, Vietnam. Unlike my first visit, which was four years ago, this time I decided to spend much of the five days exploring the various museums in the city. It was the dry season in Vietnam, and the museums would provide a pleasant shelter from the sizzling heat in the streets. Also, my son was only four years old during my first visit, and I thought four years later he was old enough to learn from the museums a little bit about the history and culture of a country he has visited twice.
Đầu tháng 2 năm nay, tôi có chuyến thăm thứ hai đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khác với chuyến thăm lần đầu cách đây bốn năm, lần này tôi quyết định dành phần lớn thời gian trong năm ngày ở đây để khám phá các bảo tàng trong thành phố. Ở Việt Nam lúc này là mùa khô, và các bảo tàng sẽ cung cấp một nơi trú ẩn dễ chịu trước cái nóng hầm hập trên đường phố. Vả lại, con trai tôi mới bốn tuổi trong chuyến thăm đầu, và tôi nghĩ lớn thêm bốn năm là đủ cho nó học được chút gì đó từ các bảo tàng về lịch sử và văn hóa của một đất nước mà nó đã đến thăm hai lần.


Most importantly, as a Chinese political scientist, I was hoping that these museums would help me to find out how Vietnam views its relations with China. Given the critical role of museums — along with maps and censuses — in the formation of national identities, as discussed in great length by Benedict Anderson in his widely acclaimed The Imagined Community, I was certain that the Vietnamese government’s narrative on the bilateral relationship would be different from that of the Chinese government, but I didn’t know how exactly they would differ from each other.
Quan trọng hơn, là một nhà khoa học chính trị, tôi hy vọng chúng sẽ giúp tôi tìm hiểu xem Việt Nam nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ với Trung Quốc. Với vai trò hết sức quan trọng của các bảo tàng – cũng như bản đồ và các cuộc điều tra dân số – trong quá trình hình thành bản sắc quốc gia, như Benedict Anderson đã thảo luận sâu rộng trong cuốn sách được đánh giá cao The Imagined Communities của ông, tôi chắc chắn câu chuyện của chính phủ Việt Nam về mối quan hệ song phương sẽ khác câu chuyện của chính phủ Trung Quốc, nhưng tôi không biết chính xác thì khác như thế nào.

In the morning of my second day, I went to the War Remnants Museum. I had heard from those who had been to the museum that it is dedicated solely to the war between Vietnam and the United States. Also I had known that China provided a massive amount of aid to the Vietnamese people during the Vietnam War, though Beijing has never disclosed the exact numbers. One Chinese sources estimated the amount to be roughly $20 billion (calculated on the basis of prices in the 1970s), which is worth about 5 trillion RMB today. Additionally, Beijing sent more than 300,000 military personnel across the border between 1965 and 1968, according to another source. Thus before arriving at the museum, I had the expectation that at least one or two exhibits in the museum would gratefully acknowledge China’s generous assistance to Vietnam.

Sáng ngày thứ hai, tôi đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi đã nghe những người từng đến thăm bảo tàng nói đây là nơi dành riêng cho cuộc chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng biết rằng Trung Quốc đã cung cấp một lượng lớn viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến, mặc dù Bắc Kinh chưa bao giờ tiết lộ con số chính xác. Một nguồn tin của Trung Quốc ước tính con số này rơi vào khoảng 20 tỷ USD (tính theo cơ sở giá trong những năm 1970). Hơn nữa, Bắc Kinh cũng gửi 300.000 nhân viên quân sự qua biên giới trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1968, theo một nguồn tin khác. Bởi vậy mà trước khi đến bảo tàng, tôi đã nghĩ sẽ có ít nhất một hai hiện vật để ghi nhận sự giúp đỡ hào phóng mà Trung Quốc dành cho Việt Nam.

The ground floor of the museum is a collection of photos and posters. The photos document anti-war rallies, demonstrations, and protests across the world (including in the United States), while the posters use words and pictures to convey international support for Vietnam and opposition to the United States. Toward the end of the collection I came upon three photos. The first showed Mao Zedong shaking hands with Ho Chi Minh. In the second photo two balloons with long banners — one read “long live Chairman Mao” and the other “long live Chairman Ho” — were floating above the Tiananmen Square in Beijing, which was packed with crowds. The third depicted Mao receiving a visiting Vietnamese delegation. It turned out that these three photos were the only exhibits in the three-story museum that suggested Vietnamese acknowledgement of and gratitude for Chinese assistance during the Vietnam War.


Tầng trệt của bảo tàng là một bộ sưu tập ảnh và áp phích. Các bức ảnh cho thấy các cuộc tập hợp, diễu hành, biểu tình phản đối chiến tranh trên khắp thế giới (và cả ở Mỹ), trong khi các tấm áp phích dùng từ ngữ và hình ảnh để truyền tải sự ủng hộ của quốc tế dành cho Việt Nam và phản đối Hoa Kỳ. Đến cuối bộ sưu tập tôi gặp ba bức ảnh. Bức thứ nhất chụp cảnh Mao Trạch Đông bắt tay với Hồ Chí Minh. Bức thứ hai chụp hai quả khinh khí cầu treo hai dải băng rôn dài – một ghi “Mao chủ tịch muôn năm” và một ghi “Hồ chủ tịch muôn năm” – trên quảng trường Thiên An Môn đông đúc ở Bắc Kinh. Bức thứ ba chụp cảnh Mao đón tiếp một phái đoàn Việt Nam. Hóa ra chỉ có ba bức ảnh này trong bảo tàng cao ba tầng gợi ý sự thừa nhận và biết ơn của Việt Nam đối với sự trợ giúp của Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam.

In the afternoon of the fourth day, I traveled to the History Museum. After quickly going through the first two exhibits, which featured traditional artifacts and dresses, I found myself at the entrance to the third exhibit. At the top of the entrance was a placard that read “Chinese Occupation — The Struggle for Independence.” The third exhibit consisted of two dozen or so posters and replicated maps. I was particularly fascinated by one poster, which reads as follows (verbatim):

Chiều ngày thứ tư, tôi đến thăm Bảo tàng Lịch sử. Sau khi nhanh chóng đi qua hai gian trưng bày đầu tiên, có các hiện vật và trang phục truyền thống, tôi đến lối vào gian trưng bày thứ ba. Ở đầu lối vào là một tấm bảng ghi “Bắc thuộc – Đấu tranh giành độc lập.” Gian trưng bày thứ ba này có khoảng hai chục tấm áp phích và bản đồ phục dựng. Tôi đặc biệt thấy cuốn hút trước một tấm áp phích, ghi (nguyên văn) như sau:

“After the defeat of King An Duong in the resistance against Trieu Da (179 B.C.), Vietnam was ruled, exploited and assimilated by Chinese feudal groups. During more 1,000 years, Vietnamese people struggled firmly to preserve cultural tradition, national language, received and vietnamized elements of Han culture; rose simultaneously in more 100 rebellions against aggressors in order to get sovereignty with the first revolt of two Trung sisters (40-43 A.D.). In 938, Ngo Quyen expelled completely the Chinese aggressor on the historical Bach Dang river, began the era of the freedom and independence for Vietnamese people.”

Sau khi An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà (179 TCN), Việt Nam bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị, bóc lột, và đồng hóa. Trong hơn 1.000 năm, người Việt Nam đã cố gắng hết sức để gìn giữ văn hóa truyền thống, ngôn ngữ dân tộc, tiếp nhận và Việt hóa các yếu tố văn hóa Hán; đồng thời tổ chức hơn 100 cuộc nổi dậy chống lại những kẻ xâm lăng để giành chủ quyền với cuộc nổi dậy đầu tiên là của Hai Bà Trưng (40–43 CN). Năm 938, Ngô Quyền đánh đuổi hoàn toàn quân Trung Quốc xâm lược trên sông Bạch Đằng lịch sử, bắt đầu kỷ nguyên tự do và độc lập cho người Việt Nam.

The poster was followed by a series of replicated maps, which indicated not only the routes of successive “Chinese aggression,” but also the locations of Vietnamese resistance against such aggression. One map depicted the “typical revolts against the northern aggressors (1st-10th century).” Another portrayed the “victory of Dai Viet army against Song aggressors (1076-1077).” A third map showed the “Lam Son insurrection (1418-1427).” By the time I walked out of the entrance, I had gained a clear sense of how China was — and probably still is — viewed by its neighbor to the south.

Sau tấm áp phích là một chuỗi các bản đồ phục dựng, thể hiện không chỉ các tuyến đường của “quân Trung Quốc xâm lược” liên tiếp, mà còn cả vị trí của các cuộc kháng chiến. Một tấm bản đồ mô tả “các cuộc nổi dậy tiêu biểu chống quân xâm lược phương Bắc (thế kỷ 1–10).” Một tấm thể hiện “chiến thắng của quân đội Đại Việt trước quân Tống xâm lược (1076–1077).” Tấm bản đồ thứ ba cho thấy “cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427).” Đến khi bước ra khỏi lối vào, tôi đã có một cái nhìn rõ ràng về cách mà Trung Quốc từng – và có lẽ là vẫn – được nhìn nhận bởi người láng giềng phương Nam.

Back at my hotel room in the evening, I was trying to make sense of what I saw in the History Museum. I happened to have with me a copy of the 2014 Lonely Planet travel book on Vietnam, so I began to read the brief introduction on Vietnam’s history. Then I came across a section headlined “China Bites Back,” which reads as follows:

Đến tối về lại phòng khách sạn, tôi cố gắng lý giải những gì mình đã thấy trong Bảo tàng Lịch sử. Tình cờ tôi có mang theo một cuốn sách du lịch của Lonely Planet năm 2014 về Việt Nam, nên tôi bắt đầu đọc phần giới thiệu ngắn gọn về lịch sử đất nước. Rồi tôi thấy một mục có tiêu đề “China Bites Back” (Trung Quốc nổi giận), viết như sau:

“The Chinese took control of Vietnam again in the early 15th century, taking the national archives and some of the country’s intellectuals back to Nanjing [the capital of Ming dynasty] — a loss that was to have lasting impact on Vietnamese civilization. Heavy taxation and slave labor were also typical of the era. The poet Nguyen Trai (1380-1442) wrote of this period: ‘Were the waters of the Eastern Sea to be exhausted, the stains of their ignominy could not be washed away; all the bamboo of the Southern Mountains would not suffice to provide the paper for recording all their crimes.’”

Trung Quốc một lần nữa nắm quyền kiểm soát ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 15, đem văn khố quốc gia và một số trí thức của đất nước về Nam Kinh [kinh đô nhà Minh] – một tổn thất có tác động lâu dài lên nền văn minh Việt Nam. Sưu cao thuế nặng và lao động khổ sai cũng là điển hình của thời kỳ này. Nhà thơ Nguyễn Trãi (1380–1442) viết về giai đoạn này: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”

To be honest, I was not prepared at all for such a poem. Indeed, for me, it could have easily passed as a poem that denounces the Japanese invasion of China had the author of the poem not been identified. I was truly shocked by the intensity of resentment in between the lines. To be sure, I was fully aware that the two countries have had a troubled relationship since the late 1970s: a border clash in 1979, naval skirmishes in the South China Sea in the early 1980s, and tensions over disputed islands in the South China Sea since 2010. But I didn’t know that Vietnamese animosity toward China runs so deep and powerful. Just as “a century of humiliation” has become an integral part of the Chinese collective memory, so has “one thousand years of Chinese rule” evolved to be a core component of the Vietnamese national identity, regardless of the Chinese memory or whether the Vietnamese identity is spontaneous or manufactured.

Thành thật mà nói, tôi đã không hề chuẩn bị tinh thần để đón nhận một đoạn thơ như thế. Quả thật, với tôi, nó nghe cũng giống như một đoạn thơ lên án quân Nhật Bản xâm lược Trung Quốc nếu tác giả không được nêu tên. Tôi thực sự choáng váng trước mức độ oán hận trong hai dòng thơ này. Chắc chắn là tôi nhận thức được rất rõ rằng hai đất nước đã trải qua một mối quan hệ nhiều rắc rối kể từ cuối những năm 1970: một cuộc đụng độ biên giới năm 1979, các cuộc đụng độ trên biển vào cuối những năm 1980, và căng thẳng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông kể từ năm 2010. Nhưng tôi không biết sự thù địch của Việt Nam với Trung Quốc lại sâu đậm và mạnh mẽ như thế. Như một “bách niên quốc sỉ” đã trở thành một phần không thể tách rời trong ký ức tập thể của người Trung Quốc, “ngàn năm Bắc thuộc” cũng phát triển thành một thành tố cốt lõi trong bản sắc dân tộc của người Việt Nam, bất kể ký ức của người Trung Quốc thay đổi như thế nào, hay bản sắc Việt Nam là do tự phát triển hay được hình thành một cách nhân tạo.

Putting aside the Lonely Planet book, I tried to make sense of Vietnam-China relations. All of a sudden I remembered a quote widely attributed to Ho Chi Minh, the father of modern Vietnam. Ho reportedly made the following remarks in 1946, shortly after he agreed to allow French troops to return to Vietnam.

Bỏ cuốn Lonely Planet xuống, tôi cố gắng lý giải mối quan hệ Việt-Trung. Bỗng nhiên tôi nhớ ra một đoạn trích thường được [một số học giả phương Tây] cho là của Hồ Chí Minh, vị cha già của Việt Nam hiện đại. Ông Hồ được cho là đã nói như sau vào năm 1946, ít lâu sau khi ông đồng ý cho phép quân đội Pháp trở lại Việt Nam:

“You fools! Don’t you realize what it means if the Chinese remain? Don’t you remember your history? The last time the Chinese came, they stayed a thousand years. The French are foreigners. They are weak. Colonialism is dying. The white man is finished in Asia. But if the Chinese stay now, they will never go. As for me, I prefer to sniff French shit for five years than to eat Chinese shit for the rest of my life.”

Các anh thật thiển cận! Các anh không nhận ra Trung Quốc ở lại nghĩa là thế nào sao? Các anh không nhớ lịch sử của mình sao? Lần cuối đến đây, họ đã ở lại một ngàn năm. Pháp là người ngoài. Họ yếu. Chủ nghĩa thực dân sắp chết. Người da trắng đã tận số ở châu Á. Nhưng nếu ở lại bây giờ thì người Trung Quốc sẽ không bao giờ rời đi. Còn tôi, tôi thà ngửi cứt Pháp trong năm năm tới còn hơn ăn cứt Tàu cả cuộc đời.

Ho’s quick forgiveness of the French colonists goes a long way toward explaining the Vietnamese people’s apparent magnanimity toward Americans. One exhibit in the War Remnants Museum says 3 million Vietnamese were killed (among them 2 million civilians), 2 million injured, plus 300,000 missing in the war with the United States. On top of this horrible loss of human life is the enormous harm to both the local environment and residents caused by Agent Orange. It is likely that the ignominies and crimes committed by Americans about ten years are much worse than those inflicted by China over more than a thousand years. Yet the Vietnamese seem to have quickly gotten over American atrocities.
Sự tha thứ nhanh chóng của Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp góp phần giải thích thái độ rộng lượng dễ thấy của người Việt đối với người Mỹ. Một vật trưng bày trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nói rằng 3 triệu người Việt (trong đó có 2 triệu dân thường) đã bị giết, 2 triệu người bị thương, cộng thêm 300.000 người mất tích trong cuộc chiến chống Mỹ. Bên cạnh tổn thất kinh hoàng về người còn có tổn hại to lớn mà chất độc da cam gây ra cho cả môi trường địa phương và người dân sống ở đó. Rất có thể những hành động ô nhục và tội ác mà người Mỹ gây ra trong khoảng mười năm còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà Trung Quốc đã gây ra (cho Việt Nam) trong hơn một ngàn năm. Vậy mà người Việt Nam vẫn có vẻ nhanh chóng vượt qua được sự tàn ác của Mỹ.

What can the past tell us about the future of Vietnam-China relations? One lesson seems to be in order: The centrifugal forces of nationalism are far more powerful than the centripetal forces of communism. Just as Mao eventually broke with Stalin, so did Ho eventually turn his back against Mao. Scratch a communist, and you will find a nationalist not far under the surface. As long as memories about “a thousand years of Chinese rule” remain fresh in the Vietnamese collective consciousness, Beijing’s promise of peaceful rise will ring hollow, and ongoing tensions in the South China Sea will only make that promise even hollower. Hanoi will continue to seek support from third parties in order to prepare itself for an unpeaceful rise of China.

Quá khứ có thể cho chúng ta biết gì về tương lai của mối quan hệ Việt-Trung? Một bài học có vẻ đúng: Các lực lượng ly tâm của chủ nghĩa dân tộc mạnh hơn rất nhiều so với các lực lượng hướng tâm của chủ nghĩa cộng sản. Cũng như Mao cuối cùng đã cắt đứt với Stalin, cuối cùng Hồ Chí Minh cũng quay lưng lại với Mao. Cào vỏ bọc một người cộng sản, rồi ta sẽ thấy không sâu bên dưới lớp da là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Chừng nào những ký ức về “ngàn năm Bắc thuộc” còn tươi mới trong ý thức tập thể của người Việt, hứa hẹn của Bắc Kinh về sự trỗi dậy hòa bình sẽ còn không đáng tin, và những căng thẳng tiếp diễn ở Biển Đông chỉ khiến hứa hẹn đó thêm phần đáng ngờ. Hà Nội sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ từ những bên thứ ba để chuẩn bị nghênh đón sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc.

With these thoughts, I am getting ready for my next stop: Yangon, Myanmar.
Với những suy nghĩ này, tôi chuẩn bị cho điểm dừng tiếp theo: Yangon, Myanmar.






Translated by Nguyễn Huy Hoàng





No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn