MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, November 11, 2016

WITH TRUMP, BEIJING TRUMPS WASHINGTON Nước Mỹ với Trump sẽ bị Bắc Kinh Lấn Lướt ở Châu Á



WITH TRUMP, BEIJING TRUMPS WASHINGTON

Nước Mỹ với Trump sẽ bị Bắc Kinh Lấn Lướt ở Châu Á

Hunter Marston - 10 Nov, 2016

Hunter Marston – 10/10/2016

The election of Donald Trump to the White House now paves the way for Beijing to exert more influence and control in the region. It will also leave long-time allies nervous, and puts the US at economic and strategic risk, writes Hunter Marston.

Nước Mỹ với tổng thống mới Donald Trump sẽ cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát nhiều hơn ở châu Á. Việc Trump trở thành tổng thống đang làm cho các đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực lo lắng, và đặt ra mối nguy cơ kinh tế và chiến lược cho Hoa Kỳ, Hunter Marston viết.


With the election of Donald Trump, American voters voiced support for “America-first” isolationism, rejecting the likely continuation of Barack Obama’s liberal internationalism. Southeast Asia will almost certainly shift to the backburner and lose the high level of attention it received during the Obama years. The implications for regional trade and security are grave, and mostly negative.

Với việc bầu chọn Donald Trump làm tổng thống, cử tri Mỹ cho thấy họ ủng hộ chủ nghĩa hướng nội “Mỹ trước hết”, và phản đối chính sách hướng ngoại toàn cầu hoá của Tổng thống Barack Obama. Đông Nam Á gần như chắc chắn sẽ thành chuyện bên lề và không còn được chú ý nhiều như thời Obama. Thương mại và an ninh trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trump has openly questioned the value of US alliances in Asia and even suggested that South Korea and Japan should acquire nuclear weapons to fend for themselves. This cool indifference to the security of our Asian allies belies a fundamental misunderstanding of the benefits the United States derives from overseas alliances and basing agreements, and it opens the possibility of catastrophic conflict sparked by nuclear brinkmanship.

Trump đã nói rõ là ông ta hoài nghi về giá trị của các liên minh ở châu Á, và thậm chí còn cho rằng Hàn Quốc và Nhật Bản nên được trang bị vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình. Sự lạnh nhạt của Trump với an ninh của các đồng minh châu Á cho thấy một sự hiểu lầm cơ bản về lợi ích của Hoa Kỳ với các liên minh nước ngoài và các thỏa thuận chiến lược; điều có khả năng dẫn đến những tính toán sai mà hậu quả là các xung đột hạt nhân thảm khốc.

In Southeast Asia, risk of nuclear conflict may be absent, but the withdrawal, or weakening, of the US security commitment enhances China’s influence to its south and will leave the US outside the regional trade architecture.

Với khu vực Đông Nam Á, tuy rằng nguy cơ xung đột hạt nhân là gần như không có, thế nhưng việc rút lui hoặc làm suy giảm các cam kết an ninh của Mỹ sẽ làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với các quốc gia này và loại bỏ Hoa Kỳ ra ngoài cấu trúc thương mại của khu vực.

The Philippines, which under populist President Rodrigo Duterte has tilted away from the United States and sought closer relations with China, will likely continue in this direction – though Trump and Duterte, who has been dubbed “the Trump of the East,” may find something in common with each other, which could in turn warm the frosty US-Philippines relationship.

Philippines, dưới thời Tổng thống dân túy Rodrigo Duterte đã và sẽ tách ra khỏi Hoa Kỳ để nghiêng về Trung Quốc – mặc dù Trump và Duterte, người được mệnh danh là “Trump của phương Đông”, có thể tìm thấy những điểm chung để làm ấm lại mối quan hệ đang lạnh hạt giữa Mỹ và Philippines.

Meanwhile, Malaysia’s Prime Minister Najib has strengthened security and economic ties with China, causing concern in Washington that it is losing traditional security partners to Beijing.

Thủ tướng Najib của Malaysia cũng đang nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế với Trung Quốc, gây lo ngại rằng Washington rồi cũng sẽ mất đối tác an ninh truyền thống này vào tay Bắc Kinh.

Singapore’s Prime Minister Lee Hsien Loong has voiced his concern that the US is pulling back from Asia at a time when continued American resolve is crucial to stabilising the region. The country is an important security partner for the US, allowing access to American surveillance planes and an aircraft carrier, which contribute to peace in the South China Sea. It also hosts more than 3,600 American companies and enjoyed $47 billion in two-way trade in 2014-2015.

Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore cũng lên tiếng quan ngại việc Mỹ rút ra khỏi châu Á vào lúc này, khi mà quyết sách của Mỹ là rất quan trọng cho ổn định khu vực. Singapore là đối tác an ninh quan trọng, cho phép các máy bay trinh sát và tàu sân bay của Mỹ ra vào, đóng góp quan trọng cho hòa bình ở biển Đông Nam Á. Ở Singapore hiện có hơn 3.600 công ty Mỹ và thương mại hai chiều đạt 47 tỷ USD trong năm 2014-2015.

But, as PM Lee has warned, if the US fails to pass the Trans-Pacific Partnership, it will be leaving the bride “waiting at the altar” and causing friends in the region to doubt not just our economic investment in the region, but the rigor of our security commitments as well.

Thủ tướng Lý cảnh báo rằng, nếu Mỹ không thông qua Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước trong trong khu vực sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và trở nên nghi ngờ các đầu tư kinh tế và cam kết an ninh của Mỹ.

The Trans-Pacific Partnership, which would bring together the United States, Japan, Malaysia, Singapore, Vietnam, Brunei, Australia, and New Zealand, is all but dead in the water. There is no conceivable scenario in which Donald Trump, who has called the TPP “a terrible deal,” will take up or renegotiate the trade deal.
TPP, bản hiệp ước hợp tác thương mại giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Brunei, Úc và New Zealand, nhiều khả năng sẽ chết yểu. Trong suốt cuộc vận động bầu cử, Donald Trump đã nhiều lần mạnh mẽ lên án TPP, do đó ít có khả năng ông sẽ tiếp tục hoặc thậm chí đàm phán lại thoả thuận hợp tác thương mại này.

Meanwhile, the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), which includes China but not the United States, is nearing completion. Missing out on a privileged place at the centre of global growth, Asia, will be a huge drag on the US economy. It will negatively impact American exports, consumers (in the form of cheap imports), as well as manufacturing and services jobs.
Trong khi đó, Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Khu Vực Toàn Diện (RCEP) của Trung Quốc với các nước trong khu vực, mà Mỹ không được tham gia, sắp hoàn thành. Việc bỏ lỡ ưu thế ở châu Á, nơi được xem là trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sẽ là một trở lực lớn với nền kinh tế Mỹ. Nó sẽ có tác động tiêu cực đến xuất khẩu, người tiêu dùng (thông qua nhập khẩu rẻ), cũng như thị trường lao động cho sản xuất và dịch vụ của Mỹ.

Finally, President Trump will assume the White House at a moment of utmost consequence for the global balance of power, as China overtakes the United States as the world’s largest economy and increasingly seeks to extend military power outward on its periphery. Southeast Asian countries desirous of continued US engagement and leadership in the region, military and economic, may align with Beijing in droves. Decades-old treaty alliances and emerging security partnerships will suffer a blow. The Philippines’ recent pivot toward China (and away from the United States) may appear prescient if other Southeast Asian countries feel impelled to make a choice between one of the two superpowers.

Việc Trump nắm Nhà Trắng vào thời điểm này cũng sẽ có ảnh hưởng hết sức quan trọng cho cân bằng quyền lực toàn cầu, khi Trung Quốc đang vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và ngày càng tìm cách để mở rộng sức mạnh quân sự ra bên ngoài. Các nước Đông Nam Á mong muốn Mỹ sẽ tiếp tục can dự và lãnh đạo, cả về quân sự và kinh tế, trong khu vực để cân bằng với Bắc Kinh. Các hiệp ước liên minh từ hàng chục năm qua cũng như các quan hệ đối tác an ninh mới hình thành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc Philippines ngả về Trung Quốc (và tách ra khỏi Hoa Kỳ) gần đây có thể tạo ra một tiền lệ cho các quốc gia Đông Nam Á khi họ cảm thấy hối thúc phải chọn lựa giữa hai cường quốc.

Beijing should be quite pleased. Hillary Clinton, it was believed, would have taken a more assertive position on China’s now-routine bellicose behaviour in its near backyard. Donald Trump, on the other hand, appears likely to look the other way and instead seek to strike a deal with Beijing. While too early to conjecture what such a deal may look like, it would most likely entail the US scaling down its military presence in the Western Pacific, acceding to Beijing’s territorial claims in the South and East China Seas (as well as sovereignty claims over Taiwan and Hong Kong), and refraining from criticizing China’s human rights abuses and undemocratic governance.

Bắc Kinh chắc chắn là đã rất vui mừng khi Trump thắng cử. Hillary Clinton luôn được xem là sẽ quyết đoán hơn với sự hiếu chiến ngày càng gia tăng gần đây của Trung Quốc. Nhưng Donald Trump nhiều khả năng sẽ bắt tay với Bắc Kinh. Tuy còn quá sớm để phỏng đoán nội dung của một thỏa thuận như vậy với Trung Quốc, nhiều khả năng nó sẽ dẫn đến việc Mỹ phải thu hẹp sự hiện diện quân sự của mình ở Tây Thái Bình Dương, chấp thuận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông Nam Á và biển Hoa Đông (cũng như các tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và Hồng Kông), và hạn chế việc chỉ trích các vi phạm nhân quyền và phi dân chủ ở Trung Quốc.
Beijing may feel empowered to pressure US allies and partners in Southeast Asia to cut ties with Washington. A distracted or disinterested American President, meanwhile, would be less likely to see this as a threat to US interests in Asia, and Southeast Asian countries may have little choice but to bandwagon with China for protection and economic benefits.
Bắc Kinh có thể sẽ cảm thấy nhiều sức mạnh hơn trong việc gây áp lực với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Đông Nam Á, để ép các nước này phải cắt đứt quan hệ với Washington. Một vị Tổng thống ít quan tâm như Trump sẽ khó có khả năng nhận thấy điều này như một mối đe dọa cho quyền lợi của Mỹ ở châu Á; và do đó các nước Đông Nam Á sẽ không còn lựa chọn nào khác là ngả sang Trung Quốc vì các lợi ích kinh tế và an ninh.

In the end, the US turn toward isolationism only harms American economic prospects and security interests. It also imperils the US-led order in the Pacific that has endured since the end of World War II. Donald Trump’s election signals a national mood shift in the United States away from American engagement overseas, even as an increasingly globalised world demands connectivity and open trade to compete successfully.

Cuối cùng, việc hướng nội sẽ gây hại cho triển vọng kinh tế và lợi ích an ninh của Mỹ. Nó cũng ảnh hưởng đến trật tự mà Hoa Kỳ đã thiết lập và lãnh đạo ở Thái Bình Dương từ sau thế chiến thứ II. Việc Donald Trump thắng cử báo hiệu một sự suy giảm các can dự của Mỹ ở nước ngoài, ngay lúc mà thế giới ngày càng toàn cầu hóa, lúc mà để cạnh tranh thành công các nước cần gia tăng kết nối và mở rộng thương mại.
American allies in Southeast Asia may come to see President Obama’s rebalance to Asia as the heyday of US engagement. What comes to pass may be the emergence of a new, regional order in Asia with an empowered and maximalist China.

Các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á có thể sẽ phải sớm nhận ra là chính sách tái cân bằng của Tổng thống Obama đã hết thời, và điều sắp xảy ra có thể là sự ra đời của một trật tự mới trong khu vực nơi mà Trung Quốc được trao cho quyền tối thượng.
Hunter Marston is an independent Asia analyst based in Washington, DC. Follow him on Twitter @hmarston4.
Hunter Marston là một nhà phân tích châu Á độc lập tại Washington, DC. Địa chỉ liên lạc trên Twitter @ hmarston4.



Translated by Liêm Nguyễn

http://www.newmandala.org/trump-presidency-major-setback-us-southeast-asia-ties/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn