MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, September 19, 2016

THE HAND-MADE PAPER THAT LASTS 800 YEARS Bí quyết về nghề giấy 800 năm tuổi ở Việt Nam



In the remote Vietnamese village of Suoi Co, a young woman with a vision is keeping an ancient tradition alive.

Trong ngôi làng xa xôi có tên Suối Co ở Việt Nam, một phụ nữ trẻ có tầm nhìn xa đang gìn giữ một truyền thống cổ xưa vẫn được sống còn.
THE HAND-MADE PAPER THAT LASTS 800 YEARS
Bí quyết về nghề giấy 800 năm tuổi ở Việt Nam

By Marco Ferrarese
19 August 2016
Marco Ferrarese
19 tháng 8 2016


On the veranda of a home in Suoi Co, a rural Vietnamese village about 45km southwest of Hanoi, two women were squatting around a plastic bucket, dipping their fingers in murky water to select strings of fibrous white pulp. Behind them, tree bark was soaking in three metal water tanks – the first step in this long process – to separate out the fibre. They expertly assessed the mushy pulp’s consistency, making sure it was ready to be pressed into giấy Dó (Dó paper), a handmade, chemical-free paper that can last up to a staggering 800 years.

Ở ngoài hiên của một căn nhà ở làng Suối Co cách Hà Nội 45 Km, hai phụ nữ đang ngồi xổm, nhúng tay vào nước đục trong một xô nhựa để chọn lọc các sợi bột giấy trắng. Phía sau họ là 3 thùng nước ngâm vỏ cây để tách lấy sợi giấy. Họ đánh giá độ đồng đều của bột giấy mềm trước khi mang ép thành giấy dó, một loại giấy làm thủ công, không có hóa chất và có thể tồn tại, một cách đáng ngạc nhiên, tới 800 năm.



One woman stood up, grabbed a ball of fresh pulp out of the bucket, and started beating it with a wooden pestle. As soon as she was happy with the consistency, her partner started layering it on a framed screen, flattening the first coating of a soon-to-be page with a bamboo mat. In this ancient papermaking process, patience is key.

Một phụ nữ đứng dậy, lấy trong xô ra một cục bột giấy và bắt đầu dùng vồ đập. Khi bột giấy đã đủ mịn đều thì người phụ nữ kia rải nó lên một khung giá lọc, dùng một mành tre làm nó dẹt xuống tạo lớp đầu tiên cho tờ giấy. Trong việc làm giấy, cần nhất là phải kiên nhẫn.




The bamboo mat is used to flatten the first coating of a soon-to-be page (Credit: Kit Yeng Chan)

Mành bằng tre dùng để cán mỏng lớp đầu tiên của trang giấy đang sắp được hình thành (Ảnh: Kit Yeng Chan)

I’d come here with Tran Hong Nhung , a young entrepreneur from Hanoi, who founded social enterprise Zó project in June 2013 to help modernise this dying art.
Dating back to the 13th Century, Dó was largely used in Vietnam as a canvas for folk artwork, but was dying off in the face of Vietnam's rapid industrialisation that had rendered handmade crafts almost obsolete over the last few decades. By producing notebooks, postcards, calendars and several different types of rough, robust paper that artists can use as canvases, Zó project helps support the livelihood of impoverished villagers and preserves a forgotten but invaluable art.

Tôi đến đây cùng Trần Hồng Nhung, một doanh nhân trẻ ở Hà Nội, người thành lập ra xí nghiệp giấy dó tháng 6/2013 để hiện đại hóa nghề đang mất dần này.
Có từ thế kỷ 13, giấy dó được dùng phổ biến để vẽ tranh dân gian, nhưng nó mất dần đi với việc công nghiệp hóa nhanh làm cho các nghề thủ công thành lạc hậu trong những thập niên qua. Với việc sản xuất sổ sách, bưu thiếp, lịch và nhiều loại khác cần giấy bền chắc để nghệ sĩ có thể dùng làm giấy vẽ thì dự án giấy dó tạo được kế sinh nhai cho các nông dân nghèo và gìn giữ được một nghệ thuật bị lãng quên nhưng vô giá.





Tran Hong Nhung is the visionary entrepreneur who conceived of the project (Credit: Kit Yeng Chan)

Trần Hồng Nhung là doanh nhân có tầm nhìn xa đã thiết kế ra dự án này (Ảnh: Kit Yeng Chan)

We’d left the concrete-lined avenues of the capital that morning, zooming along the highway past tall and narrow houses that slowly thinned out into lush green trees and rice paddies. “[From] a papermaking perspective, [a natural environment] is a very good thing,” Nhung told me.

Chúng tôi rời các đại lộ bê tông nhựa của thủ đô sáng nay, phóng nhanh trên quốc lộ, qua các nhà cao và hẹp, rồi nhà thưa dần nhường chỗ cho cảnh cây cối và đồng lúa. Bà Nhung nói “Nghề làm giấy cần có một môi trường tự nhiên xung quanh.”


Produced from the bark of rhamnoneuron balansae, a highly cellulose tree found in Northern Vietnam and China’s Yunnan Province, Dó papermaking needs abundant water, space and time. Traditionally, the tree bark would soak in limewater for about three months until it was soft enough separate from the pulp – though today, papermakers have managed to shorten this phase to just 24 hours. The pulp is then pounded flat and smooth, and layered to form sheets of paper that are dried naturally in the sun for weeks. The result is beautifully soft, rustic paper that does not smudge ink, is highly resistant to humidity and acid-free, attracts fewer termites, and most surprisingly, can last for centuries.

Được làm từ vỏ cây rhamnoneuron balansae, một cây nhiều chất cellulose có ở Bắc Việt Nam và Hồ Nam Trung Quốc, việc sản xuất giấy dó cần nhiều nước, không gian và thời gian. Theo truyền thống, vỏ cây phải được ngâm 3 tháng trong nước vôi cho đủ mềm và tách sợi ra, nhưng ngày nay người ta đã biết cách rút ngắn xuống còn 24 tiếng. Bột giấy sau đó được giã mỏng, làm mịn, và rải thành tờ giấy và phơi nắng nhiều tuần. Cuối cùng ta có được giấy mềm. thô mặt, viết không nhòe, chịu ẩm tốt, không có acid, ít bị mối, và đáng ngạc nhiên nhất là có thể tồn tại được nhiều thế kỷ.

Nhung started worrying about the state of Dó when she visited Duong O, the village where the art originated, about 40km northeast of Hanoi in the Red River Delta. There she found that just three families of papermakers remained. Challenged by the village's rapid urbanization, they were struggling to make ends meet, to the point that they were about to give everything up and look for other, more stable jobs.

Trước đây bà Nhung thấy lo về tình trạng làm giấy khi bà đến làng Dương Ô, cái nôi của nghề này, cách Hà Nội 40 Km về phía Đông Bắc, ở châu thổ sông Hồng. Chỉ còn lại 3 gia đình làm giấy. Đối mặt với việc đô thị hóa nhanh, người dân làng phải vất vả kiếm cho đủ sống đến mức họ định bỏ hẳn nghề giấy để chuyển sang nghề khác ổn định hơn.





Making this paper the traditional way requires water, space, time — and patience (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)

Làm ra tờ giấy này theo cách thức cổ truyền đòi hỏi có nước, nơi rộng rãi, thời gian và sự kiên nhẫn





Two Vietnamese women assessing the pulp’s consistency in order to press it into Dó paper (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)

Hai phụ nữ Việt Nam đang xem xét độ đồng đều của cục bột giấy để cán nó thành giấy dó.





The process of making paper the traditional way is labourious, but produces stunning results (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)

Quá trình làm giấy theo cách cổ truyền là công phu nhưng tạo ra sản phẩm đáng ngạc nhiên.





The pulp has to beaten until it is flat and smooth (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)

Bột giấy phải được giã cho đến khi phẳng và mịn




These fibres are made from the bark of a highly cellulose tree found in Northern Vietnam and China’s Yunnan Province (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)
Những sợi giấy được làm từ vỏ của một cây có nhiều cellulose có ở Bắc Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Ảnh: Kit Yeng Chan)





Dó paper has the potential to last up to a staggering 800 years (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)

Giấy dó có khả năng tồn tại, một cách đáng ngạc nhiên, tới 800 năm (Ảnh: Kit Yeng Chan)

I struggled to convince [the villagers] the tradition was worth saving, especially because nobody from the younger generations was interested in keeping up the hard work,” she explained. “The whole village had already transformed into a small town surrounded by factories. The space needed to produce handmade paper was no longer available, and on top of that, the water sources were completely polluted.”

“Tôi ra sức thuyết phục họ là truyền thống này đáng để gìn giữ, đặc biệt vì không ai trong lớp trẻ quan tâm giữ lại công việc vất vả,” bà giải thích. “Cả làng đã biến thành thị trấn nhỏ bao quanh bởi các nhà máy. Không gian cần thiết để làm giấy không còn nữa và quan trọng nhất là nguồn nước hoàn toàn bị ô nhiễm.”
Zó project started working with the remaining papermakers of Duong O, but encountered problem after problem. The solution came when Nhung discovered a local NGO project, JICA foundation, which had previously worked with the impoverished village of Suoi Co. To help create jobs, the organisation had brought in a Japanese expert to teach Suoi Co's villagers how to produce handmade paper.

Dự án giấy dó bắt đầu từ những người làm giấy ở Dương Ô nhưng gặp hết khó khăn này đến khó khăn khác. Giải pháp đã xuất hiện khi bà Nhung tìm thấy một dự án của NGO (Tổ chức phi chính phủ) ở Việt Nam của quỹ JICA, mà trước đó họ đã làm việc với làng nghèo Suối Co. Để hỗ trợ tạo việc làm, tổ chức này đã có một chuyên gia Nhật dạy dân làng Suối Co cách làm giấy theo thủ công.

“I admire the way Japan transformed their washi papermaking into a Unesco intangible cultural heritage, making it a desirable form of art in their society,” Nhung said. “But Vietnam is different. We don’t get any help from the central government here.”

“Tôi ngưỡng mộ cách mà Nhật Bản biến nghề làm giấy của họ thành di sản văn hóa phi vật thể của Unesco, để nó trở thành một hình thức nghệ thuật đáng ao ước trong xã hội Nhật,” Bà Nhung nói. “Ở Việt Nam thì khác. Ở đây chúng tôi không được chính phủ giúp đỡ gì.”
She realised that with their new set of skills, Suoi Co’s villagers could be the perfect match to revive Dó. Not only did they need jobs, but they already had the natural resources – clean water and plenty of space – required to produce the ancient paper.

Bà thấy rằng với tay nghề mới có thì dân làng Suối Co sẽ có thể là rất thích hợp để vực lại nghề giấy dó. Không những họ cần việc làm mà họ lại có sẵn nguồn lực thiên nhiên (nước sạch và không gian rộng) cần thiết để sản xuất loại giấy cổ truyền.

Today, Suoi Co is still far from becoming a tourist attraction, but its Dó workshop has huge potential. Surrounded by viridian paddies and low hills, it’s such an ideal place for an artist retreat – where travellers can study the papermaking process as well as paint or work – that Nhung plans to open as soon as funds permit. And the villagers, who previously had little means of employment, are now able to make a livelihood.

Ngày nay, tuy làng Suối Co chưa là điểm du lịch nhưng các xưởng làm giấy của làng có tiềm năng lớn. Được ruộng lúa xanh rờn và đồi thấp bao quanh, làng là nơi lý tưởng để người nghệ sĩ đến ở (ở đây du khách có thể học quá trình làm giấy cũng như vẽ và làm việc) mà bà Nhung dự kiến sẽ mở ngay điểm du lịch khi có vốn.

In the meantime, Nhung has travelled as far as Japan, Laos and Malaysia to promote the rebirth of Dó and learn about new handmade papermaking techniques. The ancient paper is now being distributed by art suppliers around the world, as well as made into notebooks, postcards and other paper gifts that Nhung sells from her Zó Souvenir Shop, a hole-in-the-wall boutique in Ba Đình, Hanoi’s railway district, which ploughs all profits back into the papermaking project.

Trong khi chờ đợi, bà đã tới Nhật, Lào và Malaysia để hồi sinh nghề giấy dó và học kỹ thuật mới làm giấy thủ công. Giấy kiểu cổ này đã được các nhà cung cấp nghệ thuật phân phối trên khắp thế giới, cũng như làm sổ sách, bưu thiếp và các quà tặng khác bằng giấy mà bà Nhung bán tại cửa hàng lưu niệm khuất nẻo ở quận Ba Đình, Hà Nội, tiền lãi đều chuyển tất cả trở lại cho dự án giấy dó.



The future of this precious art form rests in the hands of this woman and her small group of artisans (Credit: Credit: Kit Yeng Chan)

Tương lai của dạng nghệ thuật quý giá này nằm trong tay người phụ nữ này và nhóm thợ nhỏ của bà.

Regardless of the enthusiasm,  the road ahead is steep. Most of Zó project’s revenue is barely enough to support the costs of setting up this grassroots papermaking enterprise.
“At the moment, there are efforts to lobby social enterprise development in Vietnam, but I think there’s still a long way to go,” Nhung said, as she gauged the quality of different sheets of freshly dried paper. Laid out on the floor, they glistened like rough diamonds in the afternoon sun.
For the moment, the future of this precious art form rests in the hands of this woman and her small group of artisans.
Mặc dù nhiệt tình như vậy nhưng con đường phía trước vẫn nhiều khó khăn. Phần lớn thu nhập từ dự án chỉ vừa đủ để bù đắp các chi tiêu để thành lập xưởng giấy này.
“Lúc này tôi đang vận động hành lang việc phát triển dự án xã hội ở Việt Nam nhưng tôi nghĩ việc này còn lâu,” bà Nhung nói trong khi bà kiểm tra chất lượng các tờ giấy vừa phơi xong. Được đặt dưới sàn nhà, các tờ giấy lấp lánh như kim cương thô dưới nắng chiều.
Ở thời điểm này, tương lai của hình thái nghệ thuật quý giá này nằm trong tay bà và nhóm thợ nhỏ của bà.



Translated by BBC Vietnamese

http://www.bbc.com/travel/story/20160817-the-handmade-paper-that-lasts-800-years

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn