MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 15, 2016

THE DANGER OF CHINA’S VICTIM MENTALITY Nguy cơ về tâm trạng nạn nhân của Trung Quốc



THE DANGER OF CHINA’S VICTIM MENTALITY

Nguy cơ về tâm trạng nạn nhân của Trung Quốc

Expect Beijing to lash out if a ruling on South China Sea claims goes against it

Dự đoán Trung Quốc sẽ tấn công, nếu phán quyết về các yêu sách biển Đông chống lại họ


By ANDREW BROWNE
WSJ
June 14, 2016

By ANDREW BROWNE
WSJ
14/6/2016

SHANGHAI—In the countdown to a legal verdict on China’s sweeping claims to the South China Sea, an increasingly frantic Beijing is mobilizing a diplomatic offensive around three core arguments: that the U.N.-backed tribunal has no legal right to hear the case, that America has instigated all the trouble and that China is the victim.

THƯỢNG HẢI – Trong những giờ phút chót chờ đợi phán quyết về các yêu sách bao trùm ở biển Đông của Trung Quốc, một Bắc Kinh ngày càng điên cuồng, tổ chức cuộc tấn công ngoại giao quanh ba lập luận cốt lõi: toà án do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn không có tư cách pháp lý để xử vụ án, nước Mỹ đã chủ mưu tất cả các rắc rối và Trung Quốc là nạn nhân.


Pay special attention to the last of these. If, as expected, the panel rules against China there will be a powerful nationalist backlash.

Đặc biệt lưu ý đến lập luận cuối cùng trong số này. Nếu đúng như dự đoán, tòa trọng tài phán quyết chống lại Trung Quốc thì sẽ có một phản ứng dân tộc mạnh mẽ.

It will be heightened by China’s acute sense of victimhood—a conviction that the West, led by the U.S., is out to thwart its rise and once again enslave its people. That belief often stirs violent public emotion, such as when American warplanes accidentally bombed the Chinese Embassy in Belgrade in 1999. This time, a military response cannot be ruled out.

Nó sẽ được nâng cao bởi cảm giác sâu sắc Trung Quốc là nạn nhân—sự kết án mà phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của họ và nô dịch dân tộc họ thêm một lần nữa. Niềm tin đó thường khuấy động cảm xúc bạo lực công chúng, chẳng hạn như lúc máy bay chiến đấu của Mỹ vô tình bị đánh bom nhầm tòa Đại sứ Trung Quốc tại Belgrade năm 1999. Lần này không thể loại trừ một phản ứng quân sự.

Washington is signaling apprehension China may declare an air-defense identification zone over the South China Sea, similar to one it set up over the East China Sea in 2013. U.S. Secretary of State John Kerry, looking ahead to the verdict, warned that Washington would consider such a move “provocative and destabilizing.” Chinese fighter jets have twice come dangerously close to U.S. surveillance flights in recent weeks, according to the Pentagon.

Washington đang có tín hiệu e ngại Trung Quốc có thể sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, tương tự như điều mà họ đã lập ra trên biển Hoa Đông vào năm 2013. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nhìn về phán quyết sắp tới, cảnh báo rằng Washington sẽ xem xét một hành động như vậy là “khiêu khích và gây mất ổn định”. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã hai lần bay gần một cách nguy hiểm các chuyến bay giám sát của Mỹ trong những tuần gần đây, theo Lầu năm Góc.

A landmark case born of the injured feelings of the Philippines, which launched legal proceedings three years ago after the Chinese navy effectively seized a rich fishing ground off its main island of Luzon, is ending with a display of China’s wounded psyche.


Một vụ kiện có tính cột mốc sinh ra từ những cảm giác bị tổn thương của Philippines, họ đã tiến hành các thủ tục pháp lý ba năm trước đây sau khi hải quân Trung Quốc chiếm giữ thực tế một ngư trường giàu tôm cá ngoài khơi đảo chính Luzon, kết thúc với sự biểu hiện tâm trạng thương tổn của Trung Quốc.


“China is the victim of the South China Sea issue,” writes Yang Yanyi, the Chinese ambassador to the European Union. The case is “a vicious act,” says Xu Hong, the director-general of the foreign ministry’s Department of Treaty and Law. Xu Bu, China’s ambassador to the Association of Southeast Asian Nations, argues that the conspirator behind the scenes is a “dictatorial and overbearing” America that “cannot tolerate others challenging its global hegemony.”


“Trung Quốc là nạn nhân trong vấn đề biển Đông”, Duơng Yến Di (Yang Yanyi), đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu viết. Vụ kiện này là “một hành động xấu xa”, Từ Hoành (Xu Hong), tổng giám đốc Sở Điều ước và Luật pháp của Bộ Ngoại giao nói. Từ Bộ (Xu Bu), đại sứ Trung Quốc tại Hiệp hội các nuớc Đông Nam Á, cho rằng âm mưu đằng sau hậu trường là một nuớc Mỹ “độc tài và độc đoán” vốn “không thể chịu đựng được nuớc khác thách thức bá quyền toàn cầu của mình”.
Manila has challenged China’s claims to a vast body of water—around 80% of the South China Sea—within a “nine-dash line” that skirts the littoral states and encompasses hundreds of islands, rocks, reefs and sandbars.

Manila đã thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với một vùng biển rộng lớn—khoảng 80% biển Đông—bên trong “đường chín đoạn” chạy viền theo các nuớc ven biển, bao gồm hàng trăm đảo, đá, rạn san hô và bãi cát.


The tribunal hasn’t been asked to rule on sovereignty, only on the legal status of disputed islands and reefs; Beijing contends the issues are inseparable and has refused to take part in the arbitration.


Tòa trọng tài không được yêu cầu để phán xét về chủ quyền mà chỉ về tình trạng pháp lý của đảo tranh chấp và các rạn đá; Bắc Kinh tranh cãi rằng hai vấn đề này là không thể tách rời và đã từ chối tham gia vào vụ trọng tài.


To back up its territorial claims, China has sought to command the world’s busiest commercial waterway by building fake islands atop half-submerged reefs fitted with long runways that can land the largest warplanes. Sea lanes swarm with Chinese paramilitary armadas. Gray naval ships lurk in the background. Missile batteries point to the skies; radar installations scan the horizon.


Để hậu thuẫn các yêu sách lãnh thổ, Trung Quốc đã tìm cách kiểm soát tuyến đuờng biển thương mại sầm uất nhất này của thế giới bằng cách xây các rạn đá nửa chìm, thành các đảo giả, có đặt đường băng dài có thể cho máy bay chiến đấu lớn nhất đáp xuống. Tuyến đường biển tràn ngập với các đội tàu bán quân sự của Trung Quốc. Tàu hải quân màu xám ẩn khuất ở phía sau. Các pháo tên lửa chỉ lên bầu trời; các trạm radar rà quét tới chân trời.


Littoral states, eyeing this buildup, are rushing to buy arms and begging the U.S. for protection.


Các nuớc ven biển, dõi theo việc mở rộng này, đang đổ xô đi mua vũ khí và cầu xin Hoa Kỳ bảo vệ.


Yet China manages to portray itself not as the predator but the prey.


Tuy nhiên, Trung Quốc lại mô tả chính mình không phải là kẻ săn mồi mà là con mồi.


Its logic goes like this: These scattered outcrops have been China’s “since ancient times,” hence the arbitrators of the United Nations Convention on the Law of the Sea, sitting in The Hague, have no business taking up the matter; countries like the Philippines and Vietnam, coveting oil beneath the seabed, started grabbing bits and pieces of Chinese territory in the 1960s and 70s and building on them, just as China has done; lately, President Obama has supported their aggression with his military “pivot” to Asia.


Logic của họ như thế này: Những mỏm đá rải rác là của Trung Quốc “từ thời xa xưa”, do đó các trọng tài của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ở The Hague, không phải là việc của họ để thụ lý vấn đề; các nước như Philippines và Việt Nam, thèm muốn dầu dưới đáy biển, bắt đầu lấy từng chút và từng miếng lãnh thổ Trung Quốc trong các thập niên 1960 và 1970 và xây dựng trên đó, cũng giống như Trung Quốc đã làm; gần đây, Tổng thống Obama lại hậu thuẫn việc xâm lấn của họ với việc “chuyển trục” quân sự sang châu Á.


The victimhood narrative is at the heart of a Chinese nationalism that historians trace back to the end of the 19th century when China was defeated by Japanese land and naval forces. Western nations had earlier brought China to its knees in the Opium Wars. But now it lay vanquished by a smaller Asian power. That cruel blow sparked a national awakening.


Các kể lể về việc bị hiếp đáp là trung tâm của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc mà nhà sử học truy nguợc tới cuối thế kỷ 19, khi Trung Quốc bị lục quân và hải quân Nhật đánh thua. Trước đó, các quốc gia phương Tây cũng đã buộc Trung Quốc phải quỳ gối trong cuộc chiến tranh nha phiến. Nhưng bây giờ Trung Quốc gục ngã truớc một cuờng quốc châu Á nhỏ hơn. Đòn ác nghiệt đó đã làm cả nuớc bừng tỉnh.


Notwithstanding China’s modern strength, the country has never fully rediscovered its self-esteem.


Mặc dù có sức mạnh hiện đại, Trung Quốc không bao giờ tìm lại được đầy đủ lòng tự trọng của mình.


The experience of deep national shame is the starting point of President Xi Jinping’s “China Dream” that imagines a glorious revival of the country’s ancient place of pre-eminence. And in the South China Sea it has produced a contradictory mix of swaggering bravado and cowering defensiveness.


Mối hận quốc sỉ sâu đậm là điểm khởi đầu của “Giấc mơ Trung Quốc” của chủ tịch Tập Cận Bình, nó tưởng tượng ra sự hồi sinh vẻ vang về địa vị ưu việt truớc đây của đất nước này. Và ở biển Đông, nó đã tạo ra một hỗn hợp mâu thuẫn của sự phách lối vênh vang với sự phòng vệ khúm núm.


The specks of territory in dispute may be insignificant, but that’s not the point. For China, “every inch” of the motherland is sacred, as the Communist Party propagandists constantly insist, and each incursion by rivals is a reminder of its “century of humiliation.”


Các đốm lãnh thổ tranh chấp có thể không đáng kể, nhưng đó không phải là điểm chính. Đối với Trung Quốc, “mỗi tấc đất” quê hương là thiêng liêng, như các tuyên truyền viên của Đảng cộng sản luôn nhấn mạnh, và mỗi vụ ‘xâm phạm’ của các đối thủ là một lời nhắc nhở họ về “thế kỷ quốc sỉ”.


China fears that if Manila wins the case in The Hague, Hanoi and Jakarta may be tempted to initiate copycat suits. Beijing has vowed to ignore the tribunal’s ruling, even at the risk of branding itself an international outlaw and sacrificing its moral authority.


Trung Quốc lo sợ rằng, nếu Manila thắng vụ kiện ở The Hague, Hà Nội và Jakarta có thể bị cám dỗ để bắt chước khởi kiện. Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết của tòa, thậm chí chấp nhận nguy cơ tự gán chính mình là kẻ ngoài vòng pháp luật quốc tế và hy sinh thẩm quyền về đạo lý.

We’re about to enter a potentially more dangerous phase of a struggle over a stretch of water that’s become a proxy for a broader contest between the established American superpower and a rising Asian challenger.

Chúng ta sắp bước vào một giai đoạn có khả năng nguy hiểm hơn của một cuộc tranh giành vùng biển lớn vốn đã trở thành đại diện cho một cuộc thi thố rộng lớn hơn giữa siêu cường Mỹ đã thành và một kẻ mới nổi ở châu Á muốn hơn thua.


Beware a China that feels victimized; an aggrieved, resentful, backward-looking power is likely to lash out more destructively than one confident of its place in the world.

Hãy coi chừng một Trung Quốc tự cảm thấy bị hiếp đáp; một cường quốc nhìn quay trở lại, phiền muộn, bực bội có khả năng tung đòn mang tính hủy diệt nhiều hơn một cuờng quốc tự tin về vị trí của mình trên thế giới.


Translated by Song Phan


Write to Andrew Browne at: andrew.browne@wsj.com
Địa chỉ e-mail của Andrew Browne: andrew.browne@wsj.com

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn