MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, June 6, 2016

REMARKS BY PRESIDENT OBAMA AND PRESIDENT TRẦN ĐẠI QUANG OF VIETNAM IN JOINT PRESS CONFERENCE Phát biểu của Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Cuộc Họp báo Chung

REMARKS BY PRESIDENT OBAMA AND PRESIDENT TRẦN ĐẠI QUANG OF VIETNAM IN JOINT PRESS CONFERENCE
Phát biểu của Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Cuộc Họp báo Chung



The White House
Office of the Press Secretary
For Immediate Release
May 23, 2016
Presidential Palace
Hanoi, Vietnam

Nhà trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí
Dành cho đăng tải ngay
Ngày 23 tháng 5 năm 2016
Phủ Chủ tịch
Hà Nội, Việt Nam

PRESIDENT QUANG: (As interpreted.) Your Excellency, President of the United States of America, Mr. Barack Obama, ladies and gentlemen, on behalf of the leaders of the party state and the people of Vietnam, once again I'd like to warmly welcome President Barack Obama and the high-level delegation of the U.S. government on your official visit to Vietnam.

CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Kính thưa Ngài Barack Obama, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thưa quý bà và quý ông, thay mặt cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, một lần nữa, tôi nhiệt liệt hoan nghênh Ngài Tổng thống Obama và phái đoàn cấp cao của Chính phủ Hoa Kỳ nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.


Mr. President and I had a very productive talk on bilateral relations, regional and global issues of common interest. We discussed the implementation of the joint statement on Vietnam-U.S. Comprehensive Partnership signed in July 2013, and the Joint Vision Statement between the two countries in July of 2015 concluded between the high-level leaders of the two countries. We agreed that important progress in bilateral relations have been made in recent years. Both sides committed to implementing the principles of respect for each other's independence, sovereignty, territorial integrity, and political regime.


Ngài Tổng thống và tôi đã có cuộc trao đổi tích cực về mối quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Chúng tôi đã trao đổi việc thực hiện tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ được ký kết tháng 7/2013, và Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ tháng 7/2015 của lãnh đạo cấp cao hai nước. Chúng tôi nhất trí đánh giá quan hệ hai nước thời gian qua đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Hai bên cam kết thực hiện các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.

During President Obama's official visit, Vietnam and the U.S. agreed to a joint statement on strengthening the comprehensive partnership with added substance, depth, and effectiveness. Both sides agreed to place development cooperation at the center of the bilateral ties.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Ngài Tổng thống Obama, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố chung, nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện theo hướng thực chất, sâu sắc, hiệu quả hơn. Hai bên nhất trí lấy hợp tác phát triển làm trọng tâm của quan hệ song phương.

On this occasion, important deals were also reached in terms of trade, health care, humanitarian assistance, education and training, law enforcement and judicial cooperation, and people-to-people exchanges, as well. Both sides agreed to give higher priorities to addressing war legacy issues and committed -- continue to work together in this regard.


Nhân dịp chuyến thăm, hai bên đã đạt được một số kết quả và thỏa thuận quan trọng về kinh tế, thương mại, y tế, nhân đạo, giáo dục đào tạo, thực thi pháp luật, hợp tác tư pháp, và giao lưu nhân dân. Hai bên nhất trí sẽ ưu tiên cao hơn việc giải quyết hậu quả chiến tranh và cam kết tiếp tục hợp tác tích cực trong vấn đề này.

The U.S. will work with Vietnam on the passing of Bien Hoa Airport after both sides successfully conclude the cleanup project at Danang Airport. Vietnam very much appreciates the U.S. decision to completely lift the ban on lethal weapon sales to Vietnam, which is clear proof that both countries have completely normalized the relations.


Hoa Kỳ sẽ hợp tác với Việt Nam tẩy độc dioxin tại Sân bay Biên Hòa sau khi hai nước kết thúc thành công dự án tẩy độc ở Sân bay Đà Nẵng. Việt Nam đánh giá cao quyết định của Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Việc này cho thấy quan hệ hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn.

President Obama and I also discussed the future direction of bilateral ties and measures to further deepen bilateral cooperation. We underscored the importance of confidence-building and priority for development cooperation in trade and investment, science and technology, human resource development, and addressing climate change. Both sides reaffirmed the commitment to promptly ratifying the Trans-Pacific Partnership agreement, or TPP.

Ngài Tổng thống Obama và tôi cũng đã trao đổi về phương hướng của quan hệ hai nước thời gian tới và các biện pháp nhằm đưa hợp tác đi vào chiều sâu, nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng lòng tin và ưu tiên trong hợp tác phát triển, bao gồm kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên khẳng định nỗ lực sớm thông qua Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

With respect to regional and global issues, President Obama and I agreed that we should set up collaboration at regional and international forums, and that the U.S. will support Vietnam in successfully hosting the 2017 APEC Summit, as well as participating in U.N. peacekeeping operations.

Về các vấn đề khu vực và thế giới, Ngài Tổng thống Obama và tôi nhất trí hai bên tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Phía Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

We also exchanged views on recent developments in the South China Sea. We reiterated continued cooperation on addressing climate change and sustainable use of the Mekong River water resources. We believe that promised growth in Vietnam-U.S relations not only brings about benefits for each country, but also contributes to peace, stability, cooperation and development in the Asia Pacific and world, and the ASEAN-U.S. relationships as well.

Chúng tôi cũng đã trao đổi về những vấn đề liên quan tới tình hình Biển Đông thời gian gần đây, khẳng định tiếp tục hợp tác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê-kông. Chúng tôi tin tưởng rằng sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ không chỉ đem lại lợi ích cho mỗi nước mà còn góp phần tăng cường quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.


I want to thank President Obama personally, the American leadership, and people and American friends for their goodwill and significant contributions to the normalization and the continued development of the Vietnam-U.S. relations. I wish President Obama and the members of your delegation a successful visit to Vietnam with fond memories of our country, culture, and hospitality of the Vietnamese people.

Tôi trân trọng cảm ơn thiện chí và những đóng góp quan trọng của cá nhân Ngài Tổng thống Obama, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, bạn bè và nhân dân Hoa Kỳ cho quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi xin chúc Ngài Tổng thống Obama và các thành viên trong phái đoàn một chuyến thăm thành công với những kỷ niệm tốt đẹp về đất nước, con người, văn hóa và lòng mến khách của nhân dân Việt Nam.


Once again, thank you very much for the presence of American and Vietnamese press and media here today. Thank you very much.

Xin cảm ơn các bạn phóng viên Hoa Kỳ, Việt Nam và các bạn phóng viên quốc tế có mặt tại đây hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn.



PRESIDENT OBAMA: Good afternoon. Xin chào. Thank you, President Quang, for your generous words. And let me thank you and the government and the people of Vietnam for the sincere welcome and hospitality that has been extended to me and to my delegation.

TỔNG THỐNG OBAMA: Xin chào. Xin trân trọng cảm ơn Ngài Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có những lời khen đầy hào hiệp. Và cho phép tôi trân trọng cảm ơn Ngài, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi và phái đoàn của mình sự đón tiếp trọng thị và mến khách.

Over the past century, our two nations have known cooperation and then conflict, painful separation, and a long reconciliation. Now, more than two decades of normalized ties between our governments allows us to reach a new moment.

Trong thế kỷ qua, hai nước chúng ta đã biết hợp tác và sau đó là xung đột, sự ngăn cách đau đớn, và quá trình hòa giải lâu dài. Giờ đây, hơn hai thập niên bình thường hóa quan hệ giữa hai chính phủ đã cho phép chúng ta bước sang trang mới.

It’s clear from this visit that both our peoples are eager for an even closer relationship, a deeper relationship. And I was moved to see so many people lining the streets as we were driving into town today. I bring greetings and friendship of the American people, including some outstanding members of Congress who are joining me on this visit, and so many Vietnamese Americans whose families bind us together and remind us of the values that we share.


Rõ ràng từ chuyến thăm này, nhân dân hai nước mong muốn có được mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ hơn và sâu sắc hơn. Tôi rất xúc động khi thấy có rất nhiều người đứng xếp hàng trên những con phố khi chúng tôi di chuyển vào nội đô ngày hôm nay. Tôi xin chuyển tới các bạn lời chào và tình hữu nghị của nhân dân Hoa Kỳ, trong đó có các Nghị sỹ tiêu biểu cùng đi với tôi trong chuyến thăm này, cũng như của biết bao người Mỹ gốc Việt với gia đình của họ đang gắn kết chúng ta và nhắc nhở chúng ta về những giá trị mà cả hai bên cùng chia sẻ.


I've indicated before that one of my highest foreign policy priorities as President is to ensure that the United States continues to play a larger and long-term role in the Asia Pacific, which is vital to our security and to our prosperity. We believe the people of this region should live in security, prosperity and dignity. In pursuit of this vision, we’re more deeply engaged across the Asia Pacific than we have been in decades, and that includes our Comprehensive Partnership with Vietnam.


Trước đó, tôi đã nêu rõ rằng một trong những ưu tiên cao nhất trong chính sách đối ngoại của tôi với tư cách là Tổng thống là đảm bảo Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò to lớn hơn và lâu dài hơn ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực cực kỳ quan trọng với an ninh và thịnh vượng của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng người dân của khu vực này cần phải được sống trong an ninh, thịnh vượng và có nhân phẩm. Để thực hiện được tầm nhìn này, chúng tôi ngày càng hợp tác chặt chẽ hơn ở khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương so với những gì chúng tôi đã làm trong nhiều thập kỷ vừa qua, trong đó có Quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.

If you consider where we have been and where we are now, the transformation in the relations between our two countries is remarkable. Over the past two decades, our trade has surged nearly a hundredfold, supporting jobs and opportunities in both countries. Since I took office, we’ve boosted U.S. exports to Vietnam by more than 150 percent. We’re now the single largest market for Vietnam’s exports. American companies are one of the top investors here.

Nếu các bạn xem xét trước đây chúng ta ở đâu và bây giờ chúng ta ở đâu thì các bạn sẽ thấy chuyển biến trong mối quan hệ giữa hai nước thực sự ấn tượng. Trong hơn hai thập niên vừa qua, thương mại song phương đã tăng gần 100 lần, hỗ trợ việc làm và cơ hội ở cả hai nước. Kể từ khi tôi nhậm chức, chúng tôi đã tăng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam hơn 150%. Chúng tôi hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại đây.

With our Fulbright programs, thousands of our students and scholars have studied together. And more than 13,000 young people across Vietnam are learning new skills as part of our Young Southeast Asian Leaders Initiative. Vietnam has become one of the top 10 countries with students in the United States. This year, we’ve welcomed nearly 19,000 -- the most ever. And last year, Vietnam welcomed nearly half a million American tourists to this country -- and I will assure you that more are on the way.


Với các chương trình Fulbright của chúng tôi, hàng ngàn sinh viên và học giả của chúng ta đã cùng nhau nghiên cứu. Và hơn 13.000 bạn trẻ khắp nơi ở Việt Nam đang học những kỹ năng mới trong khuôn khổ Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á. Việt Nam đã trở thành một trong 10 quốc gia hàng đầu có sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ. Năm nay, chúng tôi đã đón nhận gần 19.000 sinh viên – cao nhất từ trước tới nay. Và năm ngoái, Việt Nam đã đón khoảng gần nửa triệu du khách từ Hoa Kỳ tới đất nước này – và tôi dám chắc với các bạn rằng sẽ ngày càng có thêm nhiều du khách nữa sẽ đến đây.


Our two governments are also cooperating more closely than ever. As part of our engagement with ASEAN and the East Asia Summit, we’re working together to advance regional security and stability. Vietnam has welcomed American navy ships to your ports. Our militaries are conducting more exchanges and partnering on maritime security.

Chính phủ hai nước cũng đang hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết. Trong khuôn khổ hợp tác của chúng tôi với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, chúng ta đang cùng hợp tác để thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực. Việt Nam đã đón các tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng của các bạn. Quân đội hai nước đang tiến hành trao đổi và hợp tác về an ninh hàng hải.

Together, we’re pursuing the Trans-Pacific Partnership -- not only to support trade, but to draw our nations closer together and reinforce regional cooperation. We’re doing more to meet global challenges, from preventing nuclear terrorism to promoting global health security, so that outbreaks of disease don’t become epidemics. And with this visit, the United States and Vietnam have agreed to a significant upgrade in our cooperation across the board.

Chúng ta đang cùng nhau theo đuổi Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương – không chỉ để thúc đẩy thương mại mà còn giúp các nước xích lại gần nhau hơn và củng cố hợp tác khu vực. Chúng ta đang nỗ lực nhiều hơn để ứng phó với những thách thức toàn cầu, từ ngăn ngừa khủng bố hạt nhân tới thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu để việc bùng phát bệnh tật không trở thành bệnh dịch. Và cùng với chuyến thăm này, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhất trí nâng cấp đáng kể hợp tác song phương toàn diện.


We’re taking new steps to give our young people the education and skills that they need to succeed. And I’m very pleased that, for the first time, the Peace Corps will come to Vietnam. Our Peace Corps volunteers will focus on teaching English, and the friendship that our people forge will bring us closer together for decades to come.

Chúng ta đang có những bước đi mới để giúp giới trẻ của hai nước có được nền giáo dục và những kỹ năng cần thiết để có thể thành công. Tôi rất vui khi thấy rằng, lần đầu tiên, Tổ chức Hòa bình (Peace Corps) sẽ tới Việt Nam. Các tình nguyện viên Peace Corps của chúng tôi sẽ tập trung giảng dạy tiếng Anh, đồng thời mối quan hệ hữu nghị được nhân dân hai nước bồi đắp sẽ giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn nữa trong những thập niên tới.

American academic and technology leaders -- including Intel, Oracle, Arizona State University and others -- will help Vietnamese universities boost training in science, technology, engineering and math. Harvard Medical School, Johnson & Johnson, GE and others will join with Vietnam universities to improve medical education. And now that the government of Vietnam has granted the necessary license, we can say that Fulbright University Vietnam -- this country’s first nonprofit, independent university -- can move forward and open its doors and welcome its first class this fall.

Các công ty công nghệ và cơ sở giáo dục hàng đầu của Hoa Kỳ – bao gồm Intel, Oracle, Đại học Arizona State và nhiều đơn vị khác – sẽ giúp các trường đại học của Việt Nam tăng cường đào tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán. Trường Đại học Y Harvard, Johnson & Johnson, GE và nhiều cơ sở khác sẽ hợp tác với các trường đại học của Việt Nam để cải thiện đào tạo nghề y. Giờ đây khi Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động, chúng tôi có thể nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam – trường đại học độc lập và phi lợi nhuận đầu tiên của cả nước – có thể tiến bước và mở cửa đón chào sinh viên khóa đầu tiên vào mùa thu này.

We’re increasing trade. With Vietnam’s announcement on multiple entry visas, it will be easier for Americans to come here and do business and travel. President Quang and I just attended a signing ceremony that many of you saw, where American and Vietnamese companies are moving ahead with the new commercial deals worth more than $16 billion. Boeing will sell 100 aircraft to VietJet. Pratt & Whitney will sell advanced engines. GE Wind will partner with the Vietnamese government to develop more wind power. Deals like these are a win for both of our countries -- helping to fuel Vietnam’s economic growth and supporting tens of thousands of American jobs.

Chúng ta đang tăng cường thương mại. Với việc Việt Nam tuyên bố cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần, điều đó sẽ giúp người Mỹ đến đây, kinh doanh và du lịch dễ dàng hơn. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và tôi vừa dự lễ ký kết mà nhiều bạn đã chứng kiến, trong đó các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ đang xúc tiến với những thỏa thuận thương mại mới có trị giá trên 16 tỷ đô-la. Boeing sẽ bán 100 máy bay cho VietJet Air. Pratt & Whitney sẽ bán các động cơ tối tân. GE Wind sẽ hợp tác với Chính phủ Việt Nam xây dựng thêm nhiều nhà máy điện gió. Các thỏa thuận như vậy có lợi cho cả hai nước – giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đem lại hàng chục ngàn việc làm cho người dân Hoa Kỳ.

We agreed to work to ratify and implement the Trans-Pacific Partnership as soon as possible, because it will support vital economic reforms here, further integrate Vietnam into the global economy, and reduce tariffs on American exports to Vietnam. And we discussed the high standards that Vietnam has committed to meet under TPP on labor, the environment and intellectual property. And I conveyed that the United States is prepared to offer technical assistance to Vietnam as it works to fully implement these standards so that TPP delivers the benefits that our peoples expect.


Chúng tôi đã nhất trí nỗ lực để phê chuẩn và thực hiện Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương càng sớm càng tốt, bởi điều đó sẽ hỗ trợ những cải cách kinh tế hết sức quan trọng tại đây, giúp Việt Nam hội nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu, và giảm thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Chúng tôi đã trao đổi về những tiêu chuẩn cao mà Việt Nam đã cam kết đáp ứng trong khuôn khổ TPP về lao động, môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Tôi muốn nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam khi các bạn nỗ lực thực hiện đầy đủ các chuẩn mực này để TPP đem lại lợi ích mà nhân dân hai nước đều kỳ vọng.

With regard to security, the United States will continue to do our part to address the painful legacy of war. On behalf of the American people, including our veterans, I want to thank the government and the people of Vietnam for the many years of cooperation to account for Americans missing in action -- solemn efforts that we'll continue together. We’ll continue to help remove unexploded landmines and bombs. And now that our joint effort to remove dioxin -- Agent Orange -- from Danang Airport is nearly complete, the United States will help in the cleanup at Bien Hoa Air Base.

Về an ninh, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện công việc của mình để giải quyết di sản đầy đau đớn của chiến tranh. Thay mặt người dân Hoa Kỳ, trong đó có các cựu binh của chúng tôi, tôi xin trân trọng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã hợp tác nhiều năm để tìm kiếm người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh – những nỗ lực cao cả mà chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục thực hiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục tháo gỡ bom mìn còn sót lại. Và bây giờ nỗ lực chung nhằm tẩy độc dioxin – chất độc da cam – ở sân bay Đà Nẵng gần như đã hoàn tất, Hoa Kỳ sẽ giúp tẩy độc ở Sân bay Biên Hòa.

We’ve agreed to continue deepening our defense cooperation, including patrol boats and training for Vietnam’s Coast Guard, and to work more closely together in responding to humanitarian disasters. And I can also announce that the United States is fully lifting the ban on the sale of military equipment to Vietnam that has been in place for some 50 years. As with all our defense partners, sales will need to still meet strict requirements, including those related to human rights. But this change will ensure that Vietnam has access to the equipment it needs to defend itself and removes a lingering vestige of the Cold War. It also underscores the commitment of the United States to a fully normalized relationship with Vietnam, including strong defense ties with Vietnam and this region for the long term.


Chúng tôi đã nhất trí sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm các tàu tuần tra và huấn luyện cho Cảnh sát biển Việt Nam, và phối hợp chặt chẽ với nhau để cứu trợ nhân đạo khi xảy ra thiên tai. Tôi cũng có thể tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam vỗn đã được áp dụng khoảng 50 năm qua. Cũng giống như với tất cả các đối tác quốc phòng của chúng tôi, việc bán vũ khí sẽ vẫn cần phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe, bao gồm các yêu cầu liên quan tới nhân quyền. Nhưng sự thay đổi này sẽ đảm bảo rằng Việt Nam được tiếp cận những vũ khí cần thiết để tự vệ và loại bỏ những tàn dư tồn tại dai dẳng của Chiến tranh Lạnh. Điều đó cũng khẳng định cam kết của Hoa Kỳ bình thường hóa đầy đủ quan hệ với Việt Nam, bao gồm quan hệ quốc phòng chặt chẽ lâu dài với Việt Nam và khu vực này.


More broadly, the United States and Vietnam are united in our support for a regional order, including in the South China Sea -- where international norms and rules are upheld, where there is freedom of navigation and overflight, where lawful commerce is not impeded, and where disputes are resolved peacefully, through legal means, in accordance with international law. I want to repeat that the United States will continue to fly, sail, and operate wherever international law allows, and we will support the right of all countries to do the same.


Nói rộng hơn, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng đoàn kết ủng hộ một trật tự khu vực, trong đó có biển Nam Trung Hoa – nơi các quy tắc và luật lệ quốc tế được đề cao, nơi có quyền tự do hàng hải và hàng không, nơi thương mại hợp pháp không bị cản trở, và nơi mà các tranh chấp được giải quyết hòa bình, thông qua luật pháp, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tôi muốn nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của các quốc gia được làm tương tự như vậy.


Even as we make important progress in the ways that I’ve just described, there continue to be areas where our two governments disagree, including on democracy and human rights. And I made it clear that the United States does not seek to impose our form of government on Vietnam or on any nation. We respect Vietnam’s sovereignty and independence. At the same time, we will continue to speak out on behalf of human rights that we believe are universal, including freedom of speech, freedom of the press, freedom of religion and freedom of assembly. And that includes the right of citizens, through civil society, to organize and help improve their communities and their country.

Ngay cả khi chúng ta đạt được tiến bộ trên nhiều phương diện như tôi vừa nêu ở trên, vẫn sẽ tiếp tục có những lĩnh vực mà cả hai chính phủ bất đồng, bao gồm vấn đề dân chủ và nhân quyền. Và tôi đã nói rõ rằng Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt mô hình chính phủ của chúng tôi lên Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi tôn trọng độc lập và chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về nhân quyền mà chúng tôi tin rằng là giá trị phổ quát, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do hội họp. Và điều đó còn bao gồm quyền của công dân, thông qua xã hội dân sự, được tổ chức và giúp cải thiện các cộng đồng và đất nước của mình.


We believe -- and I believe -- that nations are stronger and more prosperous when these universal rights are upheld, and when our two countries continue to discuss these issues as part of our human rights dialogue in a spirit of constructive and cooperative effort.

Tôi tin rằng – và tôi tiếp tục tin tưởng – rằng các quốc gia sẽ giàu mạnh hơn khi các quyền phổ quát này được đề cao, và khi hai quốc gia chúng ta tiếp tục trao đổi về các vấn đề này trong khuôn khổ đối thoại nhân quyền song phương trên tinh thần xây dựng và hợp tác.


And finally, the United States and Vietnam are expanding our cooperation in ways that benefit the world. Under our growing climate change partnership, we’ll support Vietnam as it works to meet its commitments under the Paris agreement. Because our two countries and others have committed to joining the agreement this year, we’re within striking distance of it entering into force before anybody expected.


Và cuối cùng, Hoa Kỳ và Việt Nam đang mở rộng hợp tác theo nhiều cách để đem lại lợi ích cho thế giới. Trong khuôn khổ quan hệ đối tác biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ giữa hai nước, chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam khi các bạn thực hiện các cam kết của mình trong khuôn khổ Thỏa thuận Paris. Nhờ hai nước chúng ta và nhiều quốc gia khác đã cam kết đạt được thỏa thuận trong năm nay, chúng ta sẽ sớm đưa thỏa thuận này có hiệu lực trước kỳ vọng của tất cả mọi người.

In the meantime, we’ll help communities in vulnerable regions, like the Mekong Delta adapt to a changing climate and assist Vietnam’s transition to a low-carbon economy. And that includes the low-carbon energy that will come from our cooperation on civil nuclear power. And as Vietnam prepares to deepen its commitment to U.N. peacekeeping, the United States is proud to support Vietnam’s new peacekeeping training center.

Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục giúp đỡ các địa phương ở những khu vực dễ bị tổn thương như đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Điều đó còn bao gồm năng lượng các-bon thấp trong khuôn khổ hợp tác song phương về năng lượng hạt nhân dân sự. Khi Việt Nam chuẩn bị làm sâu sắc thêm cam kết của mình về gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ tự hào được hỗ trợ trung tâm đào tạo gìn giữ hòa bình mới của Việt Nam.


So, again, President Quang, thank you for your hospitality. Thank you for our work together. I’m looking forward to the opportunity to visit with the Vietnamese people. Maybe I will enjoy some cà phê sữa đá. I believe that the relationship between the Vietnam people and the United States can be one of the most important in this critical part of the world. And I believe that the upgrade in our ties that we’ve achieved today will deliver greater security, prosperity, and dignity for both of our peoples for many decades to come.
Xin cảm ơn.


Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn Ngài Chủ tịch nước Trần Đại Quang về lòng mến khách. Tôi mong muốn có cơ hội được gặp gỡ người dân Việt Nam. Có thể tôi sẽ nhâm nhi một chút cà phê sữa đá. Tôi tin rằng quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ có thể là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực trọng yếu này của thế giới. Tôi tin rằng việc nâng cấp mối quan hệ mà chúng ta đạt được ngày hôm nay sẽ đem lại an ninh, thịnh vượng và nhân phẩm nhiều hơn cho hai dân tộc trong nhiều thập niên tới đây.
Xin cảm ơn.



Q I'm from the Vietnam News Agency. I have a question for President Quang. Your Excellency, could you advise us and make some comment on the notable advances in Vietnam-U.S. relations over the past two decades? Thank you.

Câu hỏi: Tôi là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam. Tôi có câu hỏi cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Thưa Chủ tịch, xin Chủ tịch cho biết những đánh giá về bước tiến nổi bật trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong hơn 20 năm qua? Xin cảm ơn.
PRESIDENT QUANG: (As interpreted.) Thank you for your question. I want to affirm that over the past two decades, since the establishment of diplomatic relations between the two countries in July 1995, Vietnam-U.S. relations have made great strides in many fields. In terms of politics and diplomacy, Vietnam and the U.S. are former enemies turned friends. And now we are comprehensive partners.
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Tôi có thể khẳng định sau hơn hai mươi năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7/1995 đến nay, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có những bước tiến quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị và ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã từ cựu thù trở thành bạn. Và giờ đây chúng ta là đối tác toàn diện.

The high-level leaders of the two countries often pay a visit to each other, and the relations have grown very well bilaterally and multilaterally. We share the common interests regarding the regional and international issues. And our common interests grow day by day, particularly in relation to the maintenance of peace, stability, cooperation and development in the region.

Lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên có những chuyến thăm chính thức lẫn nhau, và quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ trên cả bình diện song phương và đa phương. Chúng ta chia sẻ mối quan tâm chung đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu. Và chúng ta cũng chia sẻ ngày càng nhiều những quan tâm chung, đặc biệt liên quan đến việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

With respect to economic cooperation, I'm very pleased to inform you that the two-way trade has grown 130-fold to U$S 44.5 billion last year. The U.S. is currently the seventh-largest investor in Vietnam, and I hope that the U.S. will soon become the biggest investor in Vietnam, as Ambassador Ted Osius once mentioned. The bilateral trade between the two countries has enormous potential to grow, particularly once the TPP enters into effect.

Về hợp tác kinh tế, tôi cũng vui mừng thông báo kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn 130 lần, lên 44,5 tỷ đô-la Mỹ vào năm ngoái. Hoa Kỳ hiện đang là nhà đầu tư lớn thứ bảy tại Việt Nam, và tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ sớm trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam như Ngài Đại sứ Ted Osius đã từng đề cập. Quan hệ thương mại song phương giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt khi Hiệp định TPP có hiệu lực.

Regarding education and training cooperation, we have obtained many important progression. Take, for example, the Fulbright University in Vietnam has recently received its operating license. The number of Vietnamese students studying in the U.S. has grown 56-fold to 28,000 students -- the highest number among the ASEAN countries. And our cooperation on defense and security continues to grow in line with the needs of both sides.

Về hợp tác giáo dục và đào tạo, chúng ta cũng đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Ví dụ, Đại học Fulbright Việt Nam đã chính thức được cấp phép thành lập. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng 56 lần, lên tới 28.000 học sinh sinh viên – đứng đầu các nước ASEAN. Quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh tiếp tục phát triển phù hợp với nhu cầu của hai bên.


The cooperation in remedying the war legacy is now growing more substantively. The two countries have recently completed the phase one of environmental cleanup at Danang Airport, and we will continue to implement the second phase of the project at various other sites, including Bien Hoa Airport. Together with the progress in bilateral ties, Vietnam and U.S. are working together and enhancing the collaboration on regional and international issues of common interest in international forums.

Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh ngày càng thực chất hơn. Hai nước vừa hoàn tất giai đoạn một dự án tẩy độc tại Sân bay Đà Nẵng, và sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn hai ở nhiều điểm, trong đó có Sân bay Biên Hòa. Cùng với bước tiến trong quan hệ song phương, Việt Nam và Hoa Kỳ đang tiếp tục làm việc cùng nhau và mở rộng hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm tại các diễn đàn quốc tế.

The advances in the bilateral relations stems from the fact that we increasingly share common concerns and interests. And both side fully realize the (inaudible) to respect each other's independence, sovereignty, political regimes, and legitimate interests. The visit of President Barack Obama this time to Vietnam will surely create stronger momentum for the development and promotion of Vietnam-U.S. relations in the future contributing to maintenance of peace stability, cooperation and development in Asia Pacific and the wider world.
Thank you very much.

Những bước tiến trong quan hệ song phương bắt nguồn từ thực tế hai bên ngày càng chia sẻ những mối quan tâm và lợi ích chung. Và cả hai bên đều nhận thức đầy đủ (không nghe rõ) tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị và lợi ích chính đáng của nhau. Chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama tới Việt Nam chắc chắn sẽ tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển và thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tương lai, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Xin cảm ơn.

Q I have a question for both Presidents about the lifting of the arms embargo. To what extent do you see the need to build up Vietnam's military deterrent against China's behavior in the South China Sea as part of this decision? Could this include expanded U.S. access to Vietnamese ports, including Cam Ranh Bay?
Câu hỏi: Tôi có câu hỏi cho cả Tổng thống và Chủ tịch nước về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Theo các ông, sự cần thiết phải tăng cường răn đe quân sự của Việt Nam trước ứng xử của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa ở mức độ nào trong quyết định này? Liệu điều đó có bao gồm việc mở rộng tiếp cận của Hoa Kỳ tới các cảng của Việt Nam hay không, trong đó có Vịnh Cam Ranh?



Directly for President Obama, to what degree will the U.S. decide on weapons sales based on human rights considerations?

Câu hỏi trực tiếp cho Tổng thống Obama, Hoa Kỳ sẽ quyết định bán vũ khí ở mức độ nào trên cơ sở xem xét vấn đề nhân quyền?
And for President Quang, how do you respond to the U.S. push for improved human rights situation in Vietnam?

Và câu hỏi cho Chủ tịch nước Quang, ông làm gì trước sự thúc giục của Hoa Kỳ yêu cầu cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam?

PRESIDENT OBAMA: Well, Matt, the decision to lift the ban was not based on China or any other considerations. It was based on our desire to complete what has been a lengthy process of moving towards normalization with Vietnam -- a process that began with some very courageous and difficult conversations decades ago, including led by our current Secretary of State John Kerry, and Senators Tom Carper and John McCain, and a whole bunch of other Vietnam veterans, as well as their counterparts in the Vietnamese government.

TỔNG THỐNG OBAMA: Matt, quyết định dỡ bỏ lệnh cấm không căn cứ vào Trung Quốc hay bất kỳ cân nhắc nào khác. Quyết định đó được dựa trên nguyện vọng của chúng tôi muốn hoàn tất một quá trình dài hướng tới bình thường hóa với Việt Nam – một quá trình đã khởi đầu với những cuộc trao đổi đầy khó khăn nhưng cũng rất can đảm cách đây nhiều thập niên, bao gồm những cuộc trao đổi do Ngoại trưởng John Kerry, các Thượng Nghị sỹ Tom Carper và John McCain dẫn đầu, và biết bao cựu binh chiến tranh Việt Nam khác, cũng như các đối tác của chúng ta trong Chính phủ Việt Nam.

And over time, what we've seen is a progressive deepening and broadening of the relationship. And what became apparent to me and my administration at this point was, is that given all the work we do together across the spectrum of economic, trade, security and humanitarian efforts, that it was appropriate for us not to have a blanket across-the-board ban. Now, every sale that we make to everybody is viewed as a particular transaction, and we examine what's appropriate and what's not, and there's some very close allies of ours where we may not make a particular sale until we have a better sense of how that piece of equipment may end up being used. So we're going to continue to engage in the case-by-case evaluations of these sales. But what we do not have is a ban that's based on an ideological division between our two countries, because we think, at this stage, both sides have established a level of trust and cooperation, including between our militaries, that is reflective of common interests and mutual respect.


Qua thời gian, những gì mà chúng ta đã thấy là mối quan hệ ngày càng được làm sâu sắc và mở rộng thêm. Và điều trở nên rõ ràng đối với tôi và chính quyền của tôi ở thời điểm này là, trên cơ sở tất cả những công việc mà chúng ta phối hợp cùng nhau ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, thương mại, an ninh đến những nỗ lực nhân đạo, thì dỡ bỏ lệnh cấm toàn diện là điều phù hợp với chúng ta. Giờ đây, mọi thương vụ mua bán vũ khí mà chúng tôi thực hiện với các bên đều được xem xét trên từng giao dịch cụ thể, và chúng tôi xem xét những gì là phù hợp và những gì là không phù hợp, và có những đồng minh rất thân cận của chúng tôi nhưng chúng tôi có thể không bán trong trường hợp cụ thể nào đó chừng nào chúng tôi chưa biết rõ cuối cùng vũ khí đó sẽ được sử dụng như thế nào. Do vậy chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét đánh giá theo từng trường hợp cụ thể đối với các thương vụ bán vũ khí này. Nhưng điều mà nay không tồn tại nữa là một lệnh cấm dựa trên sự chia rẽ tư tưởng giữa hai nước, bởi vì chúng tôi cho rằng, ở giai đoạn này, cả hai bên đã thiết lập được một mức độ nhất định lòng tin và sự hợp tác, bao gồm hợp tác giữa quân đội hai nước, điều này phản án những lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau.


In fact, one of the things that happened through this Comprehensive Partnership is a dialogue between the U.S. and Vietnamese military that we hadn’t seen in a very long time. And we already have U.S. vessels that have come here to port. We expect that there will be deepening cooperation between our militaries, oftentimes around how do we respond to humanitarian disasters in this region. There may be occasions in which that means that additional U.S. vessels might visit, but I want to emphasize that we will do so only at the invitation and with the cooperation of the Vietnamese government, fully respecting their sovereignty and their sensitivities.


Trên thực tế, một trong những việc đã diễn ra thông qua Quan hệ Đối tác Toàn diện này là đối thoại giữa quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam mà trong cả một thời gian dài chúng ta không có được. Chúng tôi đã có những con tàu Hoa Kỳ cập cảng tại đây. Chúng tôi hy vọng rằng hợp tác giữa hai quân đội sẽ được làm sâu sắc thêm, thông thường là qua cách thức chúng ta ứng phó thảm họa và cứu trợ nhân đạo trong khu vực này. Mà như thế, sẽ có những thời điểm thêm nhiều tàu của Hoa Kỳ có thể sẽ đến đây, nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ chỉ làm như vậy khi có lời mời và cùng hợp tác với Chính phủ Việt Nam, hoàn toàn tôn trọng chủ quyền và những điều nhạy cảm của Việt Nam.


Now, there is, I think, a genuine mutual concern with respect to maritime issues between the United States and Vietnam, and I've made no secret of that. Vietnam, along with ASEAN, met at my invitation in Sunnylands, California, and we put forward a very close statement that it is important for us to maintain the freedom of navigation and the governance of international norms and rules and law that have helped to create prosperity and promoted commerce and peace and security in this region. And it's my belief that, with respect to the South China Sea -- although the United States doesn’t support any particular claim -- we are supportive of the notion that these issues should be resolved peacefully, diplomatically, in accordance with international rules and norms, and not based on who's the bigger party and who can throw their weight around a little bit more.


Giờ đây, tôi cho rằng còn có mối quan tâm chung thực sự về vấn đề hàng hải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và tôi cũng không giấu giếm về điều đó. Việt Nam, cùng với ASEAN, đã nhóm họp theo lời mời của tôi tại Sunnylands, California, và chúng tôi đã ra tuyên bố hết sức mạnh mẽ rằng điều quan trọng với chúng tôi là phải duy trì quyền tự do hàng hải và duy trì các chuẩn mực và luật lệ, luật pháp quốc tế vốn đã giúp đem lại thịnh vượng và thúc đẩy thương mại, hòa bình và an ninh trong khu vực này. Và tôi tin tưởng rằng, liên quan đến biển Nam Trung Hoa – mặc dù Hoa Kỳ không ủng hộ bất kỳ yêu sách cụ thể nào – song chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng các vấn đề tranh chấp cần phải được giải quyết hòa bình, qua con đường ngoại giao, phù hợp với chuẩn mực và luật lệ quốc tế, chứ không dựa vào việc bên nào lớn hơn và bên nào có thể có sức mạnh nhiều hơn.

At the same time, as I indicated in my initial statement, the United States is going to continue to fly and set courses for our ships as international law allows. Our hope is that, ultimately, various claimants and various disputes can be resolved, and we'll do everything that we can to promote that. In the meantime, part of our cooperation with Vietnam is to improve their maritime security posture for a whole host of reasons. But I want to emphasize that my decision to lift the ban really was more reflective of the changing nature of the relationship.

Đồng thời, như tôi đã nêu trong phát biểu ban đầu của mình, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng không và hàng hải khi luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi hy vọng rằng, cuối cùng, các bên có yêu sách và nhiều tranh chấp khác nhau có thể được giải quyết, và chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ mà mình có thể để thúc đẩy điều đó. Trong quá trình này, một phần trong quan hệ hợp tác của chúng tôi với Việt Nam sẽ là cải thiện vị thế an ninh hàng hải của Việt Nam vì rất nhiều lý do. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng quyết định của tôi về việc dỡ bỏ lệnh cấm thực sự phản ánh nhiều hơn tính chất đang thay đổi trong quan hệ song phương.

The last point, with respect specifically to human rights, as I indicated in my opening statement, this is an area where we still have differences. There's been modest progress on some of the areas that we've identified as a concern. TPP actually is one of the things that's prompting a series of labor reforms here in Vietnam that could end up being extraordinarily significant. But that is not directly tied to the decision around military sales.

Điểm cuối cùng, liên quan cụ thể tới nhân quyền, như tôi đã nêu trong phần phát biểu ở trên, đây là lĩnh vực mà chúng ta vẫn còn khác biệt. Đã có tiến bộ khiêm tốn trong một số lĩnh vực mà chúng tôi đã xác định là quan ngại. TPP thực sự là một trong những phương cách thúc đẩy hàng loạt những cải cách về lao động tại Việt Nam mà rút cuộc sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng điều đó không trực tiếp gắn với quyết định về bán vũ khí.
PRESIDENT QUANG: (As interpreted.) Thank you very much for the question. I just want to make some comments on the human rights cooperation in the general relations between the two countries. Excellencies, ladies and gentlemen, the consistent position and viewpoint of the Vietnamese state and government is to protect and promote human rights. This is clearly codified and stipulated in the national constitution of Vietnam in 2013. We are now institutionalizing all the regulations into our laws and -- documents to respect and promote the human rights in Vietnam.

CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Tôi xin trả lời những vấn đề có liên quan đến nhân quyền trong quan hệ hai nước. Thưa các bạn, quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là luôn luôn bảo vệ, tôn trọng quyền con người. Điều này đã được ghi rất rõ trong Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Chúng tôi đang tiếp tục thể chế hóa bằng các dự án luật có liên quan đến vấn đề tôn trọng, bảo vệ quyền con người.


Over the past 30 years of reform in Vietnam, Vietnam has achieved remarkable progress in socioeconomic development, defense and security, especially in protection and promotion of human rights and the rights of every citizen in Vietnam. Those achievements have been highly recognized and officiated by the international community. One of the examples -- very good examples to showcase Vietnam's progress, that Vietnam has been elected as a member of the U.N. Human Rights Council in 2016.

Thực tế hơn 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới của đất nước chúng tôi, chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó có vấn đề tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Những thành tích đó đã được cộng đồng quốc tế, dư luận quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Một trong những ví dụ minh chứng điển hình là Việt Nam đã được bầu vào Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.


As President Obama mentioned earlier, between the two countries, Vietnam and the U.S., we do have some differences in some fields, and it is very easy to understand, particularly on human rights. We are of the view that based on the respect and the spirit of mutual understanding, we need to work closely together and expand our dialogue together. And by so doing, we can narrow the gap in understanding and narrowing the differences between the countries, especially on human rights.

Như Ngài Tổng thống Obama đã nêu ở trên, giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn những khác biệt trên một số vấn đề, và điều đó cũng dễ hiểu, trong đó có vấn đề nhân quyền. Quan điểm của chúng tôi là, trên cơ sở tôn trọng và với tinh thần hiểu biết lẫn nhau, hai nước cần tiếp tục mở rộng đối thoại. Làm như vậy, chúng ta sẽ giảm thiểu những khác biệt trên các lĩnh vực chung, trong đó có vấn đề nhân quyền.


And the floor is still open. I invite other questions.

Q (As interpreted.) You have visited over 50 countries during your term as U.S. President, and Vietnam is among the last ones on the list. So what does that say about the Vietnam-U.S. relation? And how important does the U.S. view Vietnam in its foreign policy? Thank you.

Thời gian của chúng ta vẫn còn. Xin mời các quý vị đặt câu hỏi tiếp.

Câu hỏi: (Như đã được phiên dịch.) Ngài đã tới thăm trên 50 quốc gia trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, và Việt Nam nằm trong số những nước cuối cùng trong danh sách đó. Vậy Ngài có thể nói gì về mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ? Hoa Kỳ coi Việt Nam quan trọng đến đâu trong chính sách đối ngoại của mình? Xin trân trọng cảm ơn.

PRESIDENT OBAMA: Well, I would have liked to have gotten here sooner. And maybe one of the ways of thinking about it is, we have an expression in the United States -- we save the best for last. (Laughter.) So it's a remarkable country. It's a beautiful country. And I told the President that, unfortunately, when I visit, I'm usually in meetings all day long. So hopefully, when I'm no longer President, I can come here with my family and I can spend a little more time, and travel the country a little bit more, and get to know the people and eat the food, and have a more relaxing schedule.


TỔNG THỐNG OBAMA: Thực ra, tôi đã muốn đến đây sớm hơn. Và chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này qua một thành ngữ mà chúng tôi sử dụng ở Hoa Kỳ - điều gì tốt đẹp nhất, hãy để dành sau cùng. (Cười.) Việt Nam là một quốc gia tuyệt vời. Một quốc gia tươi đẹp. Và tôi đã trao đổi với Ngài Chủ tịch nước rằng, rất tiếc là khi đến thăm, tôi lại thường bận bịu với các cuộc họp cả ngày. Do vậy, hy vọng rằng khi tôi không còn làm Tổng thống thì tôi có thể đến đây cùng gia đình và có thể dành nhiều thời gian hơn, đi thăm quan đất nước của các bạn nhiều hơn, tìm hiểu con người và thưởng thức những món ăn, và có lịch trình thoải mái hơn.


But the reason I'm here is because Vietnam is extremely important not just to the region, but I think to the world. First of all, I think highlighting the changes that have taken place between our two countries, how just a generation ago we were adversaries and now we are friends, should give us hope, should be a reminder of the ability for us to transform relationships when we have a dialogue that's based on mutual interests and mutual respect and people-to-people exchanges.

Nhưng lý do mà tôi đến đây là vì Việt Nam cực kỳ quan trọng không chỉ với khu vực, mà tôi nghĩ còn quan trọng với thế giới. Trước hết, tôi cho rằng việc nêu bật những thay đổi diễn ra giữa hai nước -- mới chỉ cách đây một thế hệ, chúng ta là kẻ thù mà giờ đây chúng ta đã là bạn -- sẽ cho chúng ta hy vọng, sẽ là một lời nhắc nhở cho thấy chúng ta có thể chuyển đổi mối quan hệ khi chúng ta đối thoại trên cơ sở lợi ích chung, tôn trọng lẫn nhau và giao lưu nhân dân.

Second, Vietnam is a large, vital, growing country in a large, vital, and growing region of the world. I've said this before: The Asia Pacific region is growing as fast as any place around the world. It is a young and dynamic region. It is full of entrepreneurial spirit, and you're seeing new companies and new jobs being created constantly. So the United States wants to be a part of that.


Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia rộng lớn, đang tăng trưởng và đầy sức sống ở một khu vực rộng lớn, đang tăng trưởng và đầy sức sống của thế giới. Tôi đã nói đến điều này ở trên: khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh bằng bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Đó là khu vực trẻ trung và năng động. Đó là khu vực ngập tràn tinh thần kinh doanh, và các bạn đang chứng kiến biết bao doanh nghiệp mới và những việc làm mới liên tục được tạo ra. Do đó, Hoa Kỳ muốn là một phần của quá trình này.


And we, historically, have had good relations with many countries in this region. We want to make sure that as Vietnam grows and becomes more prosperous and achieves greater opportunity, that the young people of Vietnam have a chance to partner with the young people of the United States -- trading, exchanging ideas, working on scientific projects, starting businesses together -- because I think that will be good for both countries.


Và chúng tôi, về mặt lịch sử, có quan hệ tốt với nhiều quốc gia trong khu vực này. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng khi Việt Nam tăng trưởng và trở nên thịnh vượng, có những cơ hội to lớn hơn thì giới trẻ ở Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các bạn trẻ ở Hoa Kỳ -- giao thương, trao đổi ý tưởng, cùng thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, cùng khởi nghiệp – bởi vì tôi cho rằng điều đó sẽ tốt cho cả hai nước.

And we think that it is important, from my perspective, that as a leader in ASEAN, that we engage Vietnam bilaterally because we want to continue to strengthen our cooperation with the multilateral organizations like the East Asia Summit and ASEAN where we think we've seen some very real progress over the last several years -- on everything from commercial issues to disease control to humanitarian issues.


Và chúng tôi cho rằng, điều quan trọng là, theo cách nhìn của tôi, vì (Việt Nam) là một nước lãnh đạo ở ASEAN, chúng tôi cần hợp tác song phương với Việt Nam vì chúng tôi muốn tiếp tục thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các thiết chế đa phương như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và ASEAN nơi chúng ta đã thấy một số tiến bộ thực sự trong những năm vừa qua – trên tất cả các phương diện từ thương mại tới kiểm soát bệnh tật và các vấn đề nhân đạo.


One of the things that we increasingly discover is it's harder and harder to solve problems by ourselves. It's much easier for us to be able to tackle big problems like climate change, or the outbreak of disease, or responding to humanitarian disasters when we have an architecture of cooperation already established.


Một trong những điều mà chúng tôi ngày càng phát hiện rõ hơn là tự mình giải quyết các vấn đề sẽ càng khó hơn. Chúng tôi thấy việc giải quyết các vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, hay bùng phát bệnh tật, cứu trợ thiên tai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chúng ta có một cơ cấu hợp tác vốn đã được thiết lập.


So on all these fronts, we've seen remarkable progress. The announcements that we're making today I think should give people an indication of the next stage of the U.S.-Vietnamese relationship. These are big deals, all the things that we mentioned here today. And it indicates a broader and deeper relationship that I'm confident will continue to grow in the future.


Do đó, trên tất cả các bình diện, chúng tôi đã chứng kiến những tiến bộ đầy ấn tượng. Tôi cho rằng những tuyên bố mà chúng tôi đưa ra hôm nay giúp người dân thấy rõ một tín hiệu về giai đoạn tiếp theo trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Đó là những thỏa thuận lớn, là tất cả những gì mà chúng tôi đã nêu ở đây hôm nay. Và điều đó cho thấy mối quan hệ ngày càng rộng mở và đi vào chiều sâu nhiều hơn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.


Q Thank you. President Obama, the Trans-Pacific Partnership seems fairly stalled in Congress, and other countries are looking to follow the U.S. lead in terms of how they advance their approval of the agreement. With the deals today announced for Boeing and GE, and your visit here to Vietnam, are you looking to change your strategy in how you seek approval for the Trans-Pacific Partnership in Congress? And do you think that the agreement should be amended to address currency manipulation?


Câu hỏi: Xin trân trọng cảm ơn. Thưa Ngài Tổng thống Obama, Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương dường như bị giậm chân tại chỗ tại Quốc hội trong khi các quốc gia khác đang mong muốn noi theo sự tiên phong của Hoa Kỳ từ góc độ làm thế nào họ có thể phê chuẩn hiệp định này. Với các thỏa thuận được công bố ngày hôm nay của Boeing và GE, và chuyến thăm của Ngài tới Việt Nam, vậy liệu Ngài có thay đổi chiến lược của mình khi tìm cách đạt được việc phê chuẩn Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương tại Quốc hội hay không? Và theo Ngài, liệu Hiệp định có cần phải sửa đổi bổ sung để giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ hay không?

Secondly, President Obama, can you comment on the killing of Taliban leader, Muhammad Mansour, and on Pakistan’s concern about that strike happening on its soil? Can you also comment on whether this signals a new offensive in Afghanistan and whether you're concerned that an even more hardline leader might take his place?


Thứ hai, thưa Ngài Tổng thống Obama, Ngài có thể bình luận về việc tiêu diệt lãnh đạo Taliban, Muhammad Mansour, và về quan ngại của Pakistan về cuộc tấn công đó diễn ra ngay trên lãnh thổ của họ? Xin Ngài cho biết những bình luận về việc liệu điều đó có là dấu hiệu cho thấy sẽ có một trận tấn công mới ở Afghanistan hay không, và liệu Ngài có lo ngại là một lãnh đạo thậm chí còn có quan điểm cứng rắn hơn sẽ lên thay hắn ta?


For President Quang, are you concerned about the lack of enthusiasm for the Trans-Pacific Partnership in the U.S. Congress and what that means for the deal in the end? And how do you respond to China’s criticism of the U.S. pursuing what China says is a one-sided, selfish agenda in Asia that risks regional peace?


Câu hỏi dành cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Ngài có lo ngại về tình trạng thiếu nhiệt tình với Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương tại Quốc hội Hoa Kỳ hay không, và suy cho cùng, điều đó có ý nghĩa như thế nào với Hiệp định này? Và làm thế nào Ngài có thể đáp lại những chỉ trích của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ khi Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ theo đuổi một chương trình nghị sự ích kỷ, phiến diện ở Châu Á, gây ra rủi ro với hòa bình khu vực?


PRESIDENT OBAMA: So, first of all, on TPP, Angela, I haven't been around as long as Senator Carper or Secretary Kerry, but I've spent enough time in the Senate to know that every trade deal is painful, because folks are always seeing if they can get an even better deal. And especially when you have multiple parties involved, folks are going to be scrutinizing it, they’re going to be debating it, and in an election year, you can anticipate that some folks are going to try to score political points off it.


TỔNG THỐNG OBAMA: Trước hết, về TPP, Angela, tôi chưa kinh qua nhiều bằng Thượng nghị sỹ Carper hay Ngoại trưởng Kerry, nhưng tôi cũng đã có đủ thời gian tại Thượng viện để hiểu rằng tất cả mọi hiệp định thương mại đều trải qua quá trình đau đớn, bởi vì người ta luôn tìm cách xem liệu họ có thể có được một thỏa thuận thậm chí còn tốt hơn hay không. Và đặc biệt khi có nhiều đảng cùng tham gia thì người ta sẽ càng soi xét, họ sẽ càng tranh luận về hiệp định, và vào năm diễn ra bầu cử, bạn có thể đoán trước rằng một số người sẽ tìm cách ghi điểm chính trị cho mình từ hiệp định đó.


Having said that, I remain confident we're going to get it done. And the reason I'm confident is because it's the right thing to do. It's good for the country. It's good for America. It's good for the region. It's good for the world.

Nói như vậy song tôi vẫn tin tưởng là chúng ta sẽ hoàn tất được việc này. Và sở dĩ tôi tin tưởng là vì làm như vậy là điều đúng đắn. Điều đó sẽ tốt cho đất nước. Điều đó sẽ tốt cho Hoa Kỳ. Điều đó sẽ tốt cho khu vực. Điều đó sẽ tốt cho thế giới.

And I know I've said this to you before, but let me reiterate: This is the fastest-growing part of the world. This represents an enormous market for the United States. Most countries here already sell their stuff to the United States, and we have relatively low tariffs. In other words, we put relatively low taxes on goods that are coming into the United States. In contrast, tariffs are significantly higher for United States goods being sold here.


Tôi biết là tôi đã nói với bạn điều này từ trước rồi, song tôi xin nhắc lại: Đây là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Khu vực này là thị trường rộng lớn đối với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia ở đây đã bán hàng hóa của họ sang Hoa Kỳ, và chúng ta có mức thuế quan tương đối thấp. Nói cách khác, chúng ta đánh thuế khá thấp đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trái lại, thuế quan với hàng hóa của Hoa Kỳ được xuất khẩu sang khu vực này lại cao hơn nhiều.


So a deal that gets rid of 18,000 taxes on U.S. goods into the largest, fastest-growing markets of the world -- that's a good deal for American businesses and American workers.

Do vậy, hiệp định này bãi bỏ 18.000 dòng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ xuất khẩu sang những thị trường lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất của thế giới – và đó là một hiệp định tốt cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và người lao động Hoa Kỳ.


Number two, one of the biggest complaints about trade deals historically has been that it opens up our markets to countries with lower wages, harsher labor practices, less environmental regulation. Well, if you're signing up for the Trans-Pacific Partnership, you are making commitments that are enforceable to raise labor standards, to ensure that workers have a voice to attend to environmental problems. And so this gives us the ability to engage with a country like Vietnam and work with them on all those fronts -- the precise things that people, in the past, have been concerned about when it comes to trading with other countries.


Thứ hai, một trong những lời phàn nàn lớn nhất về các hiệp định thương mại từ trước đến nay là hiệp định mở cửa thị trường của chúng ta cho những nước có mức lương thấp hơn, có điều kiện lao động khắc nghiệt hơn, ít quy định về môi trường hơn. Song nếu các bạn ký Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương thì điều đó có nghĩa là các bạn đang đưa ra những cam kết có thể thực thi để nâng cao tiêu chuẩn lao động, để đảm bảo người lao động có tiếng nói về các vấn đề môi trường. Vì thế, hiệp định cho phép chúng ta có khả năng hợp tác với những quốc gia như Việt Nam và phối hợp với họ trong tất cả các lĩnh vực nêu trên – chính những điều mà người dân lo ngại trước đây liên quan tới giao thương với các quốc gia khác.


So I have not yet seen a credible argument that once we get TPP in place we're going to be worse off. We are demonstrably better off. American workers and American businesses are better off if we get this deal passed. And I'm confident we will get it passed.


Do đó, tôi chưa thấy có lập luận nào đáng tin cậy khẳng định rằng một khi chúng ta thực hiện TPP thì chúng ta sẽ thua thiệt hơn. Có căn cứ để nói rằng chúng ta sẽ thắng lợi hơn. Người lao động Hoa Kỳ và doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi nhiều hơn nếu hiệp định này được thông qua. Và tôi tin tưởng rằng hiệp định sẽ được thông qua.


Now, the politics of it will be noisy. That was true when I, for example, inherited the Korea Free Trade Agreement, or the Colombia and Panamanian Free Trade Agreements when I came into office. But we got them done. And I'm confident that we'll get them done this time, as well, although there will be ups and downs and bumps along the way.


Hiện giờ, khía cạnh chính trị của hiệp định sẽ rất phức tạp. Điều đó đã xảy ra, ví dụ như khi tôi kế thừa Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, hay các Hiệp định Thương mại tự do với Colombia và Panama khi tôi nhậm chức. Nhưng chúng ta đã thông qua các hiệp định đó. Và tôi tin tưởng rằng các thỏa thuận lần này cũng sẽ được phê chuẩn, mặc dù sẽ có những thăng trầm trong quá trình đó.


With respect to currency manipulation, we have provisions in TPP that advance the transparency and reporting functions that allow us to monitor whether we think that currency manipulation is taking place. One of the debates that took place -- and there have been some who argue that we should have enforceable provisions that if you see a currency going down too far that we should be able to impose tariffs on that country. The problem is, is that it's very hard to sort out sometimes why a currency is going down and whether it's actually being manipulated. And frankly, for us to bind other countries to commitments about their monetary policy would mean we were also binding our Federal Reserve to the claims of other countries in terms of how it implements our monetary policy, and that's not something that we would do. We would not give up sovereignty with respect to our monetary policy in that way.


Về vấn đề thao túng tiền tệ, chúng ta có những điều khoản trong TPP thúc đẩy tính minh bạch và cơ chế báo cáo, cho phép chúng ta có thể theo dõi xem liệu tình trạng thao túng tiền tệ có diễn ra hay không. Một trong những cuộc tranh luận đã nổ ra – và có một số người lập luận rằng chúng ta cần phải có những điều khoản có khả năng thực thi để trong trường hợp phát hiện thấy một đồng tiền bị phá giá quá xa thì chúng ta có thể áp đặt thuế quan đối với quốc gia đó. Vấn đề ở đây là, đôi khi sẽ rất khó xác định rõ ràng tại sao một đồng tiền lại mất giá và liệu có phải nó thực sự bị thao túng hay không. Thẳng thắn mà nói, để chúng ta có thể ràng buộc các nước khác vào những cam kết về chính sách tiền tệ của họ thì chúng ta cũng phải ràng buộc Cục Dự trữ Liên bang của mình trước những yêu cầu của quốc gia khác liên quan tới việc Cục Dự trữ Liên bang điều hành chính sách tiền tệ như thế nào, và đó không phải là việc mà chúng ta nên làm. Chúng ta sẽ từ bỏ quyền tự chủ về chính sách tiền tệ theo hướng đó.


But we have strengthened a number of the provisions that are already contained in TPP that will allow us to put on notice folks who we think are engaging in competitive devaluations.

Nhưng chúng ta đã tăng cường một số điều khoản đã có trong TPP vốn sẽ cho phép chúng ta cảnh báo những đối tượng mà chúng ta cho là đang phá giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh.

Finally, on the Taliban leader, Mr. Mansour. It has been confirmed that he is dead. And he is an individual who, as head of the Taliban, was specifically targeting U.S. personnel and troops inside of Afghanistan who were there as part of the mission that I've set to be able to maintain a counterterrorism platform and provide assistance and training to the Afghan military forces there. So this does not represent a shift in our approach. We are not reentering the day-to-day combat operations that are currently being conducted by Afghan security forces. Our job is to help Afghanistan secure its own country, not to have our men and women in uniform engage in that fight for them.


Cuối cùng, về lãnh đạo Taliban, Mansour. Thông tin được khẳng định là ông ta đã chết. Ông ta là người, với tư cách là lãnh đạo của Taliban, chủ đích nhằm vào binh sỹ và lực lượng của Hoa Kỳ tại Afghanistan vốn có mặt ở đó trong khuôn khổ một sứ mệnh mà tôi đã đề ra để duy trì hệ thống chống khủng bố, đồng thời hỗ trợ và đào tạo cho lực lượng quân sự Afghanistan. Do vậy, điều này không phải là một thay đổi trong cách tiếp cận của chúng tôi. Chúng tôi không tổ chức các hoạt động chiến đấu hàng ngày bởi các hoạt động này hiện do lực lượng an ninh của Afghanistan đang thực hiện. Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp Afghanistan đảo bảo được an ninh của chính họ, chứ không phải để binh sỹ của chúng tôi tham chiến vì Afghanistan.


On the other hand, where we have a high-profile leader who has been consistently part of operations and plans to potentially harm U.S. personnel, and who has been resistant to the kinds of peace talks and reconciliation that ultimately could bring an end to decades of war in Afghanistan, then it is my responsibility as Commander-in-Chief not to stand by, but to make sure that we send a clear signal to the Taliban and others that we're going to protect our people. And that's exactly the message that has been sent.


Mặt khác, trong trường hợp chúng tôi thấy có một lãnh đạo cấp cao, liên tục là một phần của các hoạt động hay kế hoạch có nguy cơ tổn hại tới lực lượng Hoa Kỳ, và cưỡng lại các cuộc đàm phán hòa bình và hòa giải vốn có thể chấm dứt cuộc chiến sau nhiều thập niên ở Afghanistan thì trách nhiệm của tôi với tư cách là Tổng Tư lệnh không phải là đứng nhìn, mà phải là đảm bảo rằng chúng ta phát đi tín hiệu rõ ràng cho Taliban và các đối tượng khác rằng chúng tôi sẽ bảo vệ người dân của mình. Và đó chính là thông điệp đã được phát đi.


PRESIDENT QUANG: (As interpreted.) Let me respond to this question concerning the Trans-Pacific Partnership -- TPP. In our view, TPP is a significant trade and economic linkage, contributing to sustaining the dynamism and the role as a driver for economic growth in our country, as well as in the Asia Pacific region. And for Vietnam, TPP and Vietnam’s participation in TPP is one step undertaken by the Vietnamese government in our process of extensive international integration.


CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi, là một liên kết kinh tế và thương mại, có ý nghĩa quan trọng, góp phần duy trì sự năng động và vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế ở đất nước của chúng ta cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam, TPP và việc Việt Nam ký kết TPP cũng là một bước triển khai chủ trương hội nhập quốc tế rộng rãi của chính phủ Việt Nam


PRESIDENT OBAMA: Mr. President, sorry to interrupt. We're not getting a translation.

TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch.

INTERPRETER: Testing one, two, three. Can you hear, Mr. President?

PRESIDENT OBAMA: Okay. Because I'm sure that he was saying something very wise and important, and we want to make sure that we all heard it.

PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ?

TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.

PRESIDENT QUANG: (As interpreted.) So I am glad to add that Vietnam, together with other TPP countries, have been making efforts to narrow differences, to promote cooperation in the spirit of mutual understanding and mutual respect. And we try to reduce differences in a spirit of constructiveness and understanding, and paying attention to one another’s legitimate interests. And the finalization of TPP is also the successful outcomes of all 12 members of the TPP, rather than any individual effort. And we are prepared to ratify TPP, and we stand ready to implement all the commitments under TPP.


CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin nói thêm, Việt Nam đã cùng các nước thành viên của TPP nỗ lực thu hẹp những khác biệt trên tinh thần xây dựng và hiểu biết, và quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của nhau để đi kết ký kết Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Và việc đạt được thỏa thuận này cũng là kết quả và nỗ lực của 12 quốc gia thành viên, chứ không phải của riêng quốc gia nào. Và chúng tôi đang tích cực phê chuẩn Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, và cam kết sẽ thực hiện những cam kết đã đạt được trong Hiệp định này.


MODERATOR: Your Excellency, now we have a technical problem with the translation system. So, Mr. President -- President Quang, could you please repeat again your answer?


NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH: Thưa Ngài Chủ tịch nước, chúng tôi vừa gặp trục trặc kỹ thuật với hệ thống phiên dịch. Vậy Ngài Chủ tịch có thể nhắc lại câu trả lời của mình có được không?


PRESIDENT QUANG: (As interpreted.) Yes, I want to redirect my comments on TPP. In our view, the TPP is a very significant trade and economic linkage contributing to the sustainment of dynamism and the role as a driver of economic growth in Asia Pacific region.

CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin nói lại câu trả lời của mình về Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. TPP, theo chúng tôi, là một liên kết kinh tế và thương mại, có ý nghĩa quan trọng, góp phần duy trì sự năng động và vai trò là đầu tầu tăng trưởng kinh tế trong đất nước của chúng tôi cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


As for Vietnam, TPP is a one step forward in implementation of the country’s deep and comprehensive international integration policy, which aims at promoting the national economic growth of Vietnam. Vietnam has worked together with other member countries to narrow the differences in the spirit of constructiveness, understanding, and playing new attention to one another’s legitimate interests. The finalization of TPP is also the result of the endeavors from 12 members of the agreement, rather than the individual effort of any single country. And Vietnam is now very actively promoting and accelerating the ratification of the TPP, and Vietnam is committed to fully implementing all the policies and provisions of the TPP.


Đối với Việt Nam, TPP và việc Việt Nam ký kết TPP cũng là một bước triển khai chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việt Nam đã cùng các nước thành viên của TPP nỗ lực thu hẹp những khác biệt trên tinh thần xây dựng và hiểu biết, và quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của nhau. Và việc đạt được thỏa thuận này cũng là kết quả và nỗ lực của 12 quốc gia thành viên, chứ không phải của riêng quốc gia nào. Và chúng tôi đang tích cực đẩy mạnh và xúc tiến việc phê chuẩn TPP, và Việt Nam cam kết sẽ thực hiện đầy đủ tất cả các chính sách và điều khoản trong TPP.


MODERATOR: Thank you very much, President Trần Đại Quang, and President Barack Obama.


NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH: Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama.


Ladies and gentlemen, with that, I declare the press conference adjourned. And please stay in the room for the departure of the two Presidents. Thank you very much.
Thưa quý vị, cuộc họp báo của chúng ta đến đây là kết thúc. Mời các quý vị hãy lán lại khán phòng để chờ Chủ tịch nước và Tổng thống đi ra. Xin trân trọng cảm ơn.


http://hochiminh.usconsulate.gov/potus-052316.html
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-jointpress-230516.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn