MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, June 5, 2015

THE GREAT AMERICAN RETHINK ON CHINA Sự suy xét lại toàn diện của Mỹ về Trung Quốc

THE GREAT AMERICAN RETHINK ON CHINA
Sự suy xét lại toàn diện của Mỹ về Trung Quốc

David Feith
David Feith
The Wall Street Journal
May 28, 2015
The Wall Street Journal
28-05-2015

Photo: REUTERS/STRINGER
Ảnh: REUTERS/STRINGER

Washington may be junking a strategy of integration that has ruled for 45 years
Washington có thể vất bỏ chiến lược hội nhập sử dụng trong 45 năm qua

Singapore: Beijing’s bid to dominate one of the world’s most important waterways, the South China Sea, is again the focus as U.S. and Asian leaders gather here for the Shangri-La Dialogue, Asia’s top security summit. Last year’s meeting occurred as China was drilling for oil in Vietnamese waters and shooting water cannons at ships that tried to get in its way. This year China is building military bases on 2,000 acres of artificial land it has dredged atop reefs and rocks claimed by its neighbors.

Singapore: Tham vọng của Bắc Kinh thống trị một trong những thủy lộ quan trọng nhất thế giới là Biển Đông, một lần nữa trở thành điểm chú ý khi Mỹ và các nhà lãnh đạo Á châu tụ họp về cuộc Đối thoại Shangri-La, hội nghị thượng đỉnh an ninh Á châu. Cuộc họp năm ngoái xảy ra khi Trung Quốc đang khoan dầu ở vùng biển Việt Nam và bắn pháo nước vào các tàu thuyền cản đường của họ. Năm nay Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự trên 2.000 mẫu đất nhân tạo mà họ đã bồi đắp lên trên các rạn san hô và đá do các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền.



But one big thing has changed. China’s cumulative behavior has led to a shift in American strategic thinking. Beijing’s gradual process of “salami slicing” its way to maritime control may have gone too far, resulting in a decisive hardening of opinion among U.S. officials, policy experts, business leaders and voters. This rethink could shape global security for decades to come.

Nhưng một chuyện lớn đã xảy ra. Hành vi từ trước đến giờ của Trung Quốc đã đưa đến sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Mỹ. Tiến trình từng bước của Bắc Kinh theo kiểu “tằm ăn dâu” để kiểm soát hàng hải có thể đã đi quá xa, dẫn đến lập trường quan điểm cứng rắn hơn trong số các quan chức, các chuyên gia chính sách, các nhà lãnh đạo kinh doanh và cử tri. Sự cứu xét này có thể định hình an ninh toàn cầu trong nhiều thập niên tới.

Start with President Barack Obama, who is preparing to host Chinese leader Xi Jinping for a state visit in September, following his own trip to Beijing last year, which included the signing of a celebrated (if toothless) environmental pact. Expect Mr. Xi’s visit to focus on areas of cooperation, but even at the presidential level the message is subtly cooling.

Bắt đầu với Tổng thống Barack Obama, đang chuẩn bị đón tiếp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước vào tháng 9, theo sau chuyến đi của ông tới Bắc Kinh năm ngoái, bao gồm việc ký kết một hiệp ước môi trường được ca ngợi (nhưng không có chế tài). Dự đoán chuyến thăm của ông Tập sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác, nhưng ngay cả ở cấp tổng thống sự việc này chỉ làm mát một chút.

At their first summit two years ago, Mr. Obama appeared to embrace Mr. Xi’s slogan that the U.S. and China should pursue “a new model of great-power relations.” National Security Adviser Susan Rice pledged later that year to “operationalize” Beijing’s concept, even as it increasingly sounded like a demand for accommodation of a Chinese sphere of influence in East Asia. Again Mr. Obama spoke of “continuing to strengthen and build a new model of relations” in March 2014, but he soon stopped using the phrase—a shift noticed in Beijing, where such official formulations carry significant weight.

Tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của họ hai năm trước, ông Obama có vẻ chấp nhận khẩu hiệu của ông Tập rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc nên theo đuổi “một mô hình mới về quan hệ giữa các cường quốc”. Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice cam kết cuối năm đó để “thực nghiệm hóa” khái niệm của Bắc Kinh, ngay cả khi khái niệm này ngày càng có vẻ giống như một đòi hỏi để thích nghi với một thế giới ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á. Một lần nữa ông Obama nói về sự “tiếp tục củng cố và xây dựng một mô hình quan hệ mới” vào tháng 3 năm 2014, nhưng ông đã mau chóng ngừng sử dụng cụm từ – một sự thay đổi được ghi nhận ở Bắc Kinh – nơi mà sự thành hình quan hệ chính thức như vậy mang tầm quan trọng đáng kể.

Relations between the U.S. and Chinese militaries have likewise cooled after a period of warmth that culminated in China seeking and receiving an invitation to the U.S.-led Rim of the Pacific (Rimpac) multilateral naval exercise, the world’s largest, in 2014. The outgoing U.S. chief of naval operations, Adm. Jonathan Greenert, is said to have grown so close to his Chinese counterpart, Adm. Wu Shengli, that some Pentagon officials refer to the duo by the portmanteau “Wunert.”

Quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc cũng vì thế hạ nhiệt sau một khoảng thời gian ấm áp mà đỉnh điểm là việc Trung Quốc tìm kiếm và nhận được lời mời đến cuộc Tập trận Hải quân Đa phương Vành đai Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo (Rimpac) lớn nhất thế giới, vào năm 2014. Đô đốc hải quân Mỹ, Jonathan Greenert, được biết là đã trở nên rất gần gũi với người đồng nhiệm phía Trung Quốc, Đô đốc Wu Shengli, đến nỗi một số quan chức Ngũ Giác Đài đề cập đến bộ đôi bằng từ ghép “Wunert.”

Yet a major ambition of the two admirals—to bring the USS George Washington aircraft carrier to a Chinese port, perhaps Shanghai, for a tour by Chinese naval personnel—was shelved at least temporarily by the Pentagon in January. U.S. officials have said China first should sign a code for handling unplanned encounters between military aircraft. Such rules might have prevented a Chinese fighter jet from executing a dangerous barrel roll within 50 feet of a U.S. surveillance plane in international airspace off China’s coast last August.


Tuy nhiên, một ước muốn lớn của hai đô đốc – để đưa hàng không mẫu hạm USS George Washington đến một cảng của Trung Quốc, có lẽ Thượng Hải, để nhân viên hải quân Trung Quốc tham quan – đã bị Ngũ Giác Đài hủy bỏ, ít nhất là tạm thời, vào tháng 1. Các quan chức Mỹ từng nói rằng Trung Quốc trước tiên phải ký kết một số quy tắc về xử lý các cuộc tiếp cận ngoài ý muốn giữa các máy bay quân sự. Các quy định như vậy có thể phòng ngừa máy bay chiến đấu của Trung Quốc hoạt động bay lượn nguy hiểm trong vòng 50 feet của chiếc máy bay do thám của Mỹ trong không phận quốc tế ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc tháng 8 năm ngoái.

The U.S. Navy says China has adhered to a code signed last year concerning unplanned encounters at sea. But officials still complain about China’s refusal to open reliable lines of communication and to explain destabilizing actions such as building artificial islands for military use—what new U.S. Pacific Commander Adm. Harry Harris has called a “great wall of sand.” Congressional staffers and others in Washington expect China’s military to be disinvited from the next Rimpac exercise.

Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc đã tôn trọng các quy định ký kết năm ngoái liên quan đến các cuộc tiếp cận ngoài ý muốn trên biển. Nhưng các quan chức vẫn còn khiếu nại về việc Trung Quốc từ chối mở đường thông tin đáng tin cậy và giải thích các hành động gây mất ổn định như việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo với mục tiêu quân sự – điều mà Đô đốc hạm đội Thái Bình Dương mới của Mỹ, Harry Harris, gọi là “vạn lý trường thành cát”. Nhân viên của Quốc hội và những người khác ở Washington hy vọng quân đội Trung Quốc sẽ không được mời vào cuộc tập trận Rimpac kế tiếp.

All this, remember, from an administration hardly itching to confront America’s overseas adversaries. But in shifting its stance toward China, Washington is something of a lagging indicator. Pollsters from Pew found only 35% of Americans viewed China favorably last year, down from half in 2011. (More than 80% of Japanese, Vietnamese and South Koreans, and more than 90% of Filipinos, fear territorial disputes will lead to armed clashes.)

Nên nhớ rằng tất cả những điều này, từ một chính quyền hầu như không buồn đối đầu với các đối thủ ngoại quốc của Mỹ. Nhưng trong việc chuyển đổi lập trường đối với Trung Quốc, Washington giống như một chỉ số tụt hậu. Thăm dò dư luận từ Pew cho thấy chỉ có 35% người Mỹ xem Trung Quốc là thuận lợi trong năm qua, giảm từ một nửa vào năm 2011 (Có hơn 80% người Nhật, Việt Nam, Hàn Quốc, và hơn 90% người Philippines lo sợ tranh chấp lãnh thổ sẽ dẫn đến xung đột vũ trang).


Even the American Chamber of Commerce in China, representing firms that have long been among Beijing’s strongest advocates in Washington, found 60% of its members complaining last year that conditions in China are worsening for foreign firms. IBM and many others continue expanding investment in China, but perhaps there’s a limit to how much intellectual-property theft U.S. firms will be willing to suffer—to say nothing of Americans whose electrical grid, gas pipelines and emails have all come under sustained Chinese cyberassault.

Ngay cả Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, đại diện cho các công ty mà từ lâu từng ủng hộ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất ở Washington, nhận thấy, 60% thành viên của họ than phiền năm ngoái rằng các điều kiện ở Trung Quốc đang ngày càng tồi tệ cho các doanh nghiệp ngoại quốc. IBM và nhiều công ty khác tiếp tục mở rộng đầu tư ở Trung Quốc, nhưng có lẽ có một giới hạn về số lượng trộm cắp sở hữu trí tuệ mà các công ty Mỹ chịu đựng được, đó là chưa nói tới những người Mỹ mà hệ thống lưới điện, đường ống dẫn khí đốt và email, tất cả đều là nạn nhân của các cuộc tấn công tin học không ngừng của Trung Quốc .

The clearest call for rethinking China policy comes from a recent Council on Foreign Relations report by former U.S. diplomats Robert Blackwill and Ashley Tellis. The assumption behind four decades of U.S.-China integration, they write, has proven inoperable: China isn’t interested in becoming a “responsible stakeholder” in any U.S.-led liberal international order, period. Beijing wants to end U.S. primacy in East Asia, a goal that imperils U.S. interests in free commerce, nonproliferation, peace and stability.

Lời kêu gọi rõ ràng nhất để xem xét lại chính sách Trung Quốc đến từ một bài nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) gần đây do nhà cựu ngoại giao Mỹ Robert Blackwill và Ashley Tellis biên soạn. Họ viết, sự mong đợi sau bốn thập niên của sự hội nhập Mỹ-Trung đã được chứng minh không thể vận hành được: Trung Quốc không quan tâm đến việc trở thành một “thành viên có trách nhiệm” trong bất kỳ trật tự thế giới tự do nào do Mỹ dẫn đầu, chấm hết! Bắc Kinh muốn kết thúc sự thắng thế của Mỹ ở khu vực Đông Á, một mục tiêu sẽ gây nguy hiểm cho các lợi ích của Mỹ trong vấn đề thương mại tự do, không phổ biến vũ khí hạt nhân, hòa bình và ổn định.

China isn’t an enemy and “containment” isn’t appropriate, they write, but prudence requires trying to “limit China’s capacity to misuse its growing power.” So implement Mr. Obama’s “pivot”—move military assets to Asia, finalize the Trans-Pacific Partnership trade pact—but also do far more, they say: Eliminate budget caps on defense, maintain nuclear balance, accelerate missile defenses, expand cooperation with regional partners, insist on freedom of navigation. Further: Tighten limits on transferring technology to Chinese buyers, and even pursue “an across-the-board tariff on Chinese goods” to answer cybertheft.

Họ viết, Trung Quốc không phải kẻ thù và chính sách “vây bọc” không thích hợp, nhưng do thận trọng đòi hỏi, phải cố gắng để “hạn chế khả năng Trung Quốc lạm dụng sức mạnh ngày càng tăng của họ”. Vì vậy, thực hiện chính sách “xoay trục” của Obama – di chuyển lực lượng quân sự qua Á châu, hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương – nhưng cũng cần làm nhiều hơn. Họ nói rằng: Loại bỏ mức trần ngân sách cho quốc phòng, duy trì cân bằng hạt nhân, đẩy mạnh phòng thủ tên lửa, mở rộng hợp tác với các đối tác khu vực, nhấn mạnh về tự do hàng hải. Hơn nữa: Thắt chặt giới hạn về chuyển giao công nghệ cho các khách hàng Trung Quốc và thậm chí theo đuổi chính sách “đánh thuế đồng loạt trên mọi hàng hóa Trung Quốc” để trả lời cho việc ăn cắp tin học.

Seen in this context, the China challenge extends far beyond the island-building that is capturing so much immediate attention. But as delegates meet at the Shangri-La Dialogue, China’s neighbors and top U.S. officials are sounding alarms. “There should be no mistake about this,” said Defense Secretary Ash Carter on Wednesday, “the United States will fly, sail and operate wherever international law allows, as we do all around the world.”


Trong bối cảnh này, sự thách thức Trung Quốc vượt xa chuyện xây đảo đang cấp thời gây rất nhiều chú ý. Nhưng khi các đại biểu gặp nhau tại Đối thoại Shangri-La, các nước láng giềng Trung Quốc và các quan chức hàng đầu của Mỹ lên tiếng báo động. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho biết hôm thứ Tư, “Không nên hiểu sai về điều này. Hoa Kỳ sẽ bay, hải hành và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi làm trên toàn thế giới”.


Such rhetoric appears to derive from a crystallizing Washington consensus that China has announced itself as a bona fide strategic rival. Treating China as such would entail risks and opportunities that U.S. leaders and voters are only beginning to mull. The stakes are enormous, representing a strategic shift that wasn’t in the cards a year ago—or for any of the past 45 years.


Phát biểu hùng hồn như thế cho thấy, xuất phát từ một sự đồng thuận hoàn toàn của Washington rằng Trung Quốc đã tự tuyên bố là một đối thủ chiến lược thực sự. Đối xử với Trung Quốc như thế sẽ kéo theo những rủi ro và cơ hội mà các nhà lãnh đạo và cử tri Mỹ chỉ mới bắt đầu suy ngẫm. Nguy cơ là rất lớn, đại diện cho một sự thay đổi chiến lược chưa từng có trong tay chỉ một năm trước đây, hoặc cho cả thời gian 45 năm qua.


Mr. Feith is a Journal editorial-page writer based in Hong Kong.
Ông Feith là là biên tập viên cho trang bình luận của tờ The Wall Street Journal ở Hồng Kông.





translated by Trần văn Minh




source: http://www.wsj.com/articles/the-great-american-rethink-on-china-1432832888

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn