MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, February 27, 2015

Such quantities of sand Cát nhiều đến thế


Asia’s mania for “reclaiming” land from the sea spawns mounting problems

Cơn sốt ‘lấn biển’ của châu Á nẩy sinh ra nhiều vấn đề chồng chất

Such quantities of sand

Cát nhiều đến thế

by Banyan

Tác giả: Banyan

The Economist, Feb 28th 2015

The Economist, 28-2-2015

EVEN on a quiet Sunday morning, a steady stream of lorries trundles along the broad, pristine and otherwise deserted streets of Punggol Timur, an island of reclaimed land in the north-east of Singapore. They empty their loads into neat rows of white, yellow and grey mounds where the country stockpiles a vital raw material: sand. Building industries around the world depend on sand. But Singapore’s need is especially acute, as it builds not just upward but outward, adding territory by filling in the sea—with sand. And in Asia it is far from alone. The whole region has a passion for land reclamation that has long delighted property developers. But it has worried environmentalists. And it brings cross-border political and legal complications.

Ngay cả vào một buổi sáng Chủ nhật yên tĩnh, một dòng xe tải đều đặn hối hả chạy dọc theo các đường phố rộng, hoang sơ nếu không nói là hoang vắng của Punggol Timur, một hòn đảo có được từ lấn biển ở phía đông bắc của Singapore. Các xe này trút hết tải trọng xuống thành từng đống trắng, vàng và xám theo hàng lối thật trật tự ở chỗ mà đất nước này tích trữ loại nguyên liệu quan trọng: cát. Công nghiệp xây dựng trên thế giới phụ thuộc vào cát. Nhưng nhu cầu của Singapore là đặc biệt gay gắt, vì không những họ xây lên cao mà còn xây ra ngoài, thêm lãnh thổ bằng cách dùng cát lấp biển. Và tại châu Á họ không phải là kẻ đơn độc. Toàn khu vực đều đam mê với việc tôn tạo đất vốn lâu nay đã làm các nhà phát triển bất động sản vui thích. Nhưng điều đó lại làm các nhà bảo vệ môi trường lo lắng và đem lại những rắc rối chính trị và pháp lý xuyên biên giới.


For Singapore, territorial expansion has been an essential part of economic growth. Since independence in 1965 the country has expanded by 22%, from 58,000 hectares (224.5 square miles) to 71,000 hectares. The government expects to need another 5,600 hectares by 2030. The sand stockpiles are to safeguard supplies. Singapore long ago ran out of its own and became, according to a report published last year by the United Nations Environment Programme, by far the largest importer of sand worldwide and, per person, the world’s biggest user. But, one by one, regional suppliers have imposed export bans: Malaysia in 1997, Indonesia ten years later, Cambodia in 2009 and then Vietnam. Myanmar also faces pressure to call a halt. Exporting countries are alarmed at the environmental consequences of massive dredging. And nationalists resent the sale of even a grain of territory.

Đối với Singapore, mở rộng lãnh thổ đã là một phần thiết yếu cho tăng trưởng kinh tế. Từ khi độc lập vào năm 1965, nước này đã mở rộng thêm 22%, từ 58.000 ha (224,5 dặm vuông) đến 71.000 ha. Chính phủ dự kiến sẽ cần thêm 5.600 ha vào năm 2030. Các bãi trữ cát phải bảo đảm nguồn cung ứng. Singapore từ lâu đã cạn kiệt nguồn cung ứng của chính mình và theo một báo cáo được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố vào năm ngoái thì cho đến nay Singapore đã trở thành nhà nhập khẩu cát lớn nhất trên toàn thế giới, và là nước sử dụng cát lớn nhất thế giới tính theo đầu người. Nhưng, các nhà cung cấp trong khu vực, hết nước này đến nước khác, đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu: Malaysia vào năm 1997, Indonesia 10 năm sau đó, Campuchia năm 2009 và sau đó Việt Nam. Myanmar cũng phải đối mặt với áp lực đòi hỏi phải dừng lại. Các nước xuất khẩu đang được báo động về những hậu quả môi trường của việc nạo vét lớn. Và những người yêu nước cực đoan phẫn nộ việc bán thậm chí một hạt cát của lãnh thổ.

The area of land Singapore has taken from the sea is dwarfed by reclamation elsewhere—in Japan and China, for example. Since the 19th century, Japan has reclaimed 25,000 hectares in Tokyo Bay alone. For a planned new city near Shanghai, Nanhui, more than 13,000 hectares have been reclaimed. In Hong Kong, as Victoria harbour has been filled, the island has moved closer to mainland China geographically if not politically.

Diện tích đất lấn biển của Singapore là nhỏ nhoi so với những nơi khác như Nhật Bản và Trung Quốc chẳng hạn. Từ thế kỷ 19, Nhật Bản đã lấn biển 25.000 ha chỉ riêng tại Vịnh Tokyo. Đối với Nam Hối (Nanhui), thành phố mới được quy hoạch gần Thượng Hải, hơn 13.000 ha đất có được qua lấn biển. Tại Hong Kong, khi bến cảng Victoria đã được lấp đi, hòn đảo này đã nhích gần Trung Quốc đại lục hơn về mặt địa lý, nếu không về mặt chính trị.

Singapore is unusual both in being so small that such a large proportion of its territory is man-made, and in being so close to its maritime neighbours, Malaysia and Indonesia. Not only has it faced criticism from environmental groups because of the impact its sand purchases have had in the exporting countries, in 2003 it also faced a legal challenge under the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) from Malaysia over land-reclamation projects at either end of the Johor Strait that separates the two countries. Malaysia alleged the work was impinging on its sovereignty, harming the environment and threatening the livelihoods of some of its fishermen.

Singapore không giống các nước khác ở chỗ tỉ lệ lãnh thổ nhân tạo của nó quá lớn và nó lại nằm quá gần hai láng giềng biển là Malaysia và Indonesia. Không những nó phải đối mặt với những chỉ trích từ các nhóm bảo vệ môi trường do tác động của việc nước này mua cát đối với các nước xuất khẩu, năm 2003 họ cũng phải đối mặt với một thách thức pháp lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) từ Malaysia đối với dự án lấn biển ở hai đầu eo biển Johor, phân cách hai nước. Malaysia cáo buộc công việc này xâm phạm chủ quyền, làm tổn hại đến môi trường và đe dọa sinh kế của một số ngư dân của họ.

After arbitration, the dispute was settled amicably enough. But now roles are reversed: Singapore is concerned about two big Malaysian reclamation projects in the Johor Strait. One, Forest City, would reclaim land to create four linked islands in the strait. It sounds like a fantasy—virtually an entire new city of gleaming skyscrapers and verdant lawns. But since its shareholders are a big Chinese concern and the Sultan of Johor, the head of the royal family in the Malaysian state of Johor, it is taken seriously. After Singaporean protests, reclamation work stopped last year. But in January it was reported that the project had been approved by the Malaysian government, albeit scaled down considerably. Singapore’s government says it is still waiting to hear this officially.

Sau khi qua trọng tài, tranh chấp đã được giải quyết khá thân thiện. Nhưng bây giờ vai trò lại đảo ngược: Singapore quan ngại hai dự án lấn biển lớn của Malaysia ở Eo Biển Johor. Một dự án, Thành Phố Forest, sẽ lấn biển để tạo ra bốn hòn đảo nối với nhau trong eo biển này. Nghe có vẻ giống như mộng tưởng – gần như toàn bộ một thành phố mới với các toà nhà chọc trời và những bãi cỏ xanh tươi. Nhưng vì các cổ đông của nó là Trung Quốc vốn hết sức quan tâm và đức vua Johor, người đứng đầu hoàng gia ở bang Johor của Malaysia, nên nó được xem xét nghiêm túc. Sau khi có các cuộc biểu tình của Singapore, công việc lấn biển dừng lại vào năm ngoái. Nhưng hồi tháng 1, có tin cho biết rằng dự án đã được chính phủ Malaysia phê duyệt, dù bị thu nhỏ đáng kể. Chính phủ Singapore cho biết họ vẫn đang chờ thông tin chính thức.

International law is likely to be invoked again over island-expansion elsewhere in Asia. Japan argues that its remote southern outcrop of Okinotorishima is an island, which, under UNCLOS, would entitle it to “territorial waters” within a 12-nautical-mile (22km) radius, and a 200-mile “Exclusive Economic Zone” (EEZ). China argues it is not an island at all but a rock, incapable of sustaining human habitation, and so, under UNCLOS, commands only territorial waters, not an EEZ. The argument is complicated by Japan’s efforts to make the island grow by using star sand, the shells of a tiny single-celled organism found near coral reefs in Japan’s south. Scientists have learned how to grow this artificially, and the government hopes thereby to strengthen Okinotorishima’s claim to island status. Even if they managed this scientific feat, it might not pass legal muster with UNCLOS. Rocks and islands must be “naturally formed”. So can rocks be transformed into islands through man-made sand?

Luật pháp quốc tế có khả năng được viện dẫn lần nữa đối với việc mở rộng đảo ở những nơi khác ở châu Á. Nhật Bản cho rằng chỏm đất Okinotorishima xa tít phía Nam là một đảo (island), mà theo UNCLOS nó sẽ được phép có “lãnh hải” 12 hải lý (22 km), và một “vùng đặc quyền kinh tế” (EEZ) 200 hải lý. Trung Quốc lập luận rằng nó chẳng phải là đảo mà một [đảo] đá (rock), không có khả năng duy trì việc cư trú của con người, và như vậy, theo UNCLOS, chỉ có lãnh hải, không có EEZ. Lập luận phức tạp thêm bởi những nỗ lực của Nhật Bản làm cho hòn đảo lớn lên bằng cách sử dụng cát sao (star sand), vỏ của một sinh vật đơn bào nhỏ được tìm thấy gần rạn san hô ở phía Nam Nhật Bản. Các nhà khoa học đã biết cách nuôi nó nhân tạo, và chính phủ hi vọng qua đó củng cố tuyên bố Okinotorishima thành tình trạng đảo (island status). Thậm chí nếu họ làm được kỳ công khoa học này thì nó cũng có thể không qua phép thử pháp lý với UNCLOS. Đảo đá và đảo phải được “hình thành tự nhiên”. Vì vậy, đảo đá có thể chuyển thành đảo qua cát nhân tạo được không?

The law is explicit that ground that is submerged at high tide—known as “low-tide elevations”—commands neither territorial waters nor EEZs, and cannot be built up into “rocks”. This is an important issue in the complex overlapping territorial disputes in the South China Sea, where China is reclaiming land in contested areas. In a submission to an UNCLOS tribunal, the Philippines has asked that three features China is developing be categorised as “low-tide elevations” and three as “rocks”.

Luật pháp vạch rõ rằng bãi đất bị ngập nước khi triều cao – được gọi là “bãi đất triều thấp” [low-tide elevation] – không có lãnh hải hay EEZ, và không thể xây lên để thành “đảo đá”. Đây là một vấn đề quan trọng trong các tranh chấp lãnh thổ phức tạp chồng chéo ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang lấn biển tại khu vực tranh chấp. Trong một hồ sơ gửi cho tòa án UNCLOS, Philippines đã đòi hỏi ba thể địa lý Trung Quốc đang phát triển được phân loại là “bãi đất triều thấp” và ba thể địa lý khác phân loại là “đảo đá”.


You are a rock, I am an island
China may hope that by filling in the sea around rocks of all sorts it can upgrade their legal status. After all, once the work is done, it would be hard to prove where the original feature began and ended. More likely, however, China simply sees merit in the old saw that possession is nine-tenths of the law. Building on these features offers practical benefits for Chinese coastguards, fishermen and the navy and air force—and it bolsters China’s territorial claim with an enhanced physical presence.

Anh đá, tôi đảo
Trung Quốc có thể hy vọng rằng bằng cách lấp biển quanh [đảo] đá các loại, họ có thể nâng cấp tình trạng pháp lý của chúng. Xét cho cùng, một khi công việc thực hiện xong, sẽ khó mà chứng minh thể địa lý ban đầu bắt đầu và kết thúc ở chỗ nào. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là Trung Quốc chỉ đơn giản thấy đáng làm theo câu châm ngôn rằng sở hữu chiếm 9/10 pháp luật. Việc xây dựng trên các thể địa lý này mang lại lợi ích thiết thực cho hải cảnh, ngư dân, hải quân và không quân Trung Quốc – và nó củng cố yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc với sự hiện diện thực tế nâng cao.

China is vague about what its claim is. Is it based on land features and the waters that accrue to them under UNCLOS? Or does it, following historic maps that show a “nine-dash line” round the edge of the sea (see map), also assert sovereignty over the water itself? In this sea of vagueness, China’s reclamation work offers practical and symbolic benefits. It also points to a rarely cited reason why the South China Sea matters. Oil experts now often cast doubt on the sea’s purported wealth of hydrocarbons. It does, however, contain substantial quantities of sand.

Trung Quốc mập mờ về những yêu sách mà họ đòi hỏi. Họ có dựa trên các thể địa lý và những vùng biển gắn với chúng theo UNCLOS không? Hoặc họ, dựa theo các bản đồ lịch sử cho thấy một “đường 9 vạch” vòng quanh rìa của biển này (xem bản đồ), cũng khẳng định chủ quyền đối với chính vùng biển này? Trong biển mập mờ đó, công việc lấn biển của Trung Quốc mang lại các lợi ích thiết thực và biểu tượng. Nó cũng chỉ ra một nguyên nhân hiếm khi trích dẫn vì sao Biển Đông lại là chuyện đáng nói. Các chuyên gia dầu hiện nay thường nghi ngờ sự phong phú về hydrocarbon ở vùng biển này. Tuy nhiên, nó hẳn có chứa một lượng cát đáng kể.




translated by Huỳnh Phan

http://www.economist.com/news/asia/21645221-asias-mania-reclaiming-land-sea-spawns-mounting-problems-such-quantities-sand?fsrc=nlw|hig|26-02-2015|


2 comments:

  1. Mình nghĩ môt số đoạn dịch chưa sát nghĩa lắm, như: "Singapore là bất thường vì quá nhỏ so với một tỉ lệ lãnh thổ nhân tạo quá lớn vì rất gần hai láng giềng biển, Malaysia và Indonesia." hay là "Nhưng vì các cổ đông của nó là một mối quan tâm lớn của Trung Quốc và vua Johor, người đứng đầu hoàng gia ở bang Johor của Malaysia, nên nó được lắng nghe nghiêm túc."

    ReplyDelete

your comment - ý kiến của bạn