MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, January 20, 2014

Soft Power: The Means to Success in World Politics- P5 Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới - P5

P1      P2      P3      P4      P5

Chapter 5: Soft Power and American Foreign Policy - P5

Chương 5: Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Soft Power: The Means to Success in World Politics by JOSEPH S. NYE, JR. 

Quyền lực mềm: Phương tiện để thành công trong chính trị thế giới của Joseph S. Nye JR. 

JOSEPH S. NYE, JR., Sultan of Oman Professor of International Relations, is Dean of the John F. Kennedy School of Government. Nye has been on the faculty at Harvard since 1964, during which time he also served as Assistant Secretary of Defense for International Security Affairs, Chair of the National Intelligence Council, and Deputy Assistant Secretary of State for Security Assistance, Science and Technology. He is the author of numerous books and articles on national security policy.

Joseph S. Nye JR., giáo sư Quốc vương Oman về quan hệ quốc tế, là Hiệu trưởng Trường Chính phủ học John F. Kennedy. Nye là giảng viên tại Đại học Harvard từ năm 1964, trong thời gian đó ông cũng là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng các vấn đề an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia, và Phó Trợ lý Ngoại trưởng về hỗ trợ an ninh, Khoa học và Công nghệ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo về chính sách an ninh quốc gia.
Anti-Americanism has increased in the past few years. Thomas Pickering, a seasoned diplomat, considered 2003 “as high a zenith of anti-Americanism as we’ve seen for a long time.” [1] Polls show that our soft power losses can be traced largely to our foreign policy. “A widespread and fashionable view is that the United States is a classically imperialist power...That mood has been expressed in different ways by different people, from the hockey fans in Montreal who boo the American national anthem to the high school students in Switzerland who do not want to go to the United States as exchange students.” [2]

Chủ nghĩa bài Mỹ đã phổ biến hơn trong những năm vừa qua. Thomas Pickering, một nhà ngoại giao kỳ cựu đã xem năm 2003 như là “đỉnh điểm của chủ nghĩa chống Mỹ mà chúng ta từng thấy trong khoảng thời gian dài”.[1] Những cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm sức mạnh mềm của chúng ta có nguyên nhân lớn từ chính sách ngoại giao. “Một quan điểm phổ biến và thời thượng cho rằng nước Mỹ là một thế lực đế quốc kiểu cổ điển… Cách đánh giá kiểu này thể hiện nhiều cách bởi nhiều người khác nhau, từ việc các cổ động viên hockey ở Montreal la ó khi quốc ca Mỹ cất lên đến việc những học sinh trung học Thụy Sĩ không muốn đi Mỹ theo các chương trình trao đổi văn hóa”.[2]


An Australian observer concluded that “the lesson of Iraq is that the US’s soft power is in decline. Bush went to war having failed to win a broader military coalition or UN authorization. This had two direct consequences: a rise in anti-American sentiment, lifting terrorist recruitment; and a higher cost to the US for the war and reconstruction effort.” [3] A Gallup International poll showed that pluralities in fifteen out of twenty-four countries around the world said that American foreign policies had a negative effect on their attitudes toward the United States.

Một nhà quan sát Úc kết luận rằng “bài học của cuộc chiến Iraq là sự suy giảm sức mạnh mềm của Mỹ. Bush đã thực hiện cuộc chiến nhưng không có được những ủng hộ quân sự rộng rãi cũng như sự chuẩn thuận của Liên Hiệp Quốc. Việc này có hai hậu quả: Có sự gia tăng tâm lý chống Mỹ, thúc đẩy việc gia nhập các tổ chức khủng bố; thứ hai, chi phí cho cuộc chiến và cho những nỗ lực tái thiết tăng cao.” [3] Hầu hết 15 quốc gia trong số 24 quốc gia có trả lời thăm dò của viện Gallup International cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đã tác động tiêu cực đối với thái độ của họ về nước Mỹ.

A Eurobarometer poll found that a majority of Europeans believe that the United States tends to play a negative role in fighting global poverty, protecting the environment, and maintaining peace in the world.[4] When asked in a Pew poll to what extent they thought the United States “takes your interests into account,” a majority in twenty out of forty-two countries surveyed said “not too much” or “not at all.”[5]  In many countries, unfavorable ratings were highest among younger people. American pop culture may be widely admired among young people, but the unpopularity of our foreign policies is causing the next generation to question American power. [6]  


Một cuộc thăm dò ở châu Âu cho thấy nhiều người dân Châu Âu tin là nước Mỹ có khuynh hướng đóng vai trò tiêu cực trong cuộc chiến chống đói nghèo toàn cầu, trong bảo vệ môi trường và trong việc duy trì hòa bình thế giới.[4] Khi được hỏi trong một cuộc thăm dò của Pew rằng nước Mỹ “quan tâm đến lợi ích của bạn đến mức nào”, đa số trả lời ở 20 quốc gia trong số 44 quốc gia được thăm dò trả lời là “không nhiều” hoặc “chẳng chút nào cả”.[5] Ở nhiều nước, đánh giá tiêu cực đối với Mỹ thường phổ biến nhất ở thành phần trẻ tuổi. Văn hóa đại chúng của Mỹ có lẽ được ngưỡng mộ sâu rộng trong thanh niên nhưng sự kém thân thiện của các chính sách ngoại giao kiểu Mỹ đã làm cho các thế hệ tiếp theo nghi ngờ sức mạnh Mỹ.[6]

American music and films are more popular in Britain, France, and Germany than they were twenty years ago, another period when American policies were unpopular in Europe, but the attraction of our policies is even lower than it was then.[7]  There are also hints that unpopular foreign policies might be spilling over and undercutting the attractiveness of some aspects of American popular culture. A 2003 Roper study showed that “for the first time since 1998, consumers in 30 countries signaled their disenchantment with America by being less likely to buy Nike products or eat at McDonalds. . . . At the same time, nine of the top 12 Asian and European firms, including Sony, BMW and Panasonic, saw their scores rise.”[8]

Phim ảnh và âm nhạc Mỹ ngày nay thịnh hành ở các nước Anh, Pháp và Đức hơn 20 năm trước, khoảng thời gian mà chính sách của Hoa Kỳ không phổ biến lắm ở các nước châu Âu, ấy vậy mà sự thu hút của chính sách Hoa Kỳ lúc đó còn khá hơn bây giờ.[7] Có thể thấy rằng các chính sách không mấy thân thiện đã lan tỏa và làm giảm mạnh sự hấp dẫn của những khía cạnh khác của văn hóa thân thiện Mỹ. Một nghiên cứu của Roper năm 2003 cho thấy rằng, “lần đầu tiên kể từ 1998, người tiêu dùng ở 30 quốc gia cho thấy sự chán ghét của họ với kiểu cách Mỹ qua việc không muốn mua các sản phâm của Nike hay ăn ở các nhà hàng McDonald’s… Cùng lúc đó, 9 trong 12 các công ty châu Á và Âu bao gồm Sony, BMW and Panasonic gia tăng điểm số.” [8]


The Costs of Ignoring Soft Power

Soft power is the ability to get what you want through attraction rather than coercion or payments. When you can get others to want what you want, you do not have to spend as much on sticks and carrots to move them in your direction. Hard power, the ability to coerce, grows out of a country’s military and economic might. Soft power arises from the attractiveness of a country’s culture, political ideals, and policies. When our policies are seen as legitimate in the eyes of others, our soft power is enhanced. Skeptics about soft power say not to worry. Popularity is ephemeral and should not be a guide for foreign policy in any case. The United States can act without the world’s applause. We are so strong we can do as we wish. We are the world’s only superpower, and that fact is bound to engender envy and resentment. Fouad Ajami has stated recently, “The United States need not worry about hearts and minds in foreign lands.” [9]  Columnist Cal Thomas refers to “the fiction that our enemies can be made less threatening by what America says and does.” [10] Hơn Moreover, the United States has been unpopular in the past, yet managed to recover. We do not need permanent allies and institutions. We can always pick up a coalition of the willing when we need to. Donald Rumsfeld is wont to say that the issues should determine the coalitions, not vice-versa.


Cái giá của việc bỏ qua sức mạnh mềm

Những người hoài nghi về sức mạnh mềm bảo rằng đừng nên lo lắng. Tính phổ biến (hay được lòng dân – NBT) thường không bền vững và không nên được xem như là một chỉ dẫn đối với chính sách đối ngoại trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nước Mỹ có thể hành động chẳng cần thế giới tán thưởng. Ta quá mạnh nên có thể làm gì mình muốn. Chúng ta là siêu cường duy nhất trên thế giới, và chính vì thế nảy sinh ghen ghét và tỵ hiềm từ nước khác. Fouad Ajami mới đây có tuyên bố rằng: “Hoa Kỳ không cần phải lo lắng vế tâm tư tình cảm của dân các nước khác.” [9] Nhà báo Cal Thomas đề cập đến “sự tưởng tượng cho rằng kẻ thù của Hoa Kỳ có thể trở nên ít đe dọa hơn tùy vào lời nói hay hành động của Mỹ.”[10] Hơn nữa, Hoa Kỳ vốn không được ưa chuộng trong thời gian qua đã có những nỗ lực để cải thiện tình hình. Chúng ta không cần những thể chế hay đồng minh vĩnh viễn. Chúng ta luôn có thể tìm kiếm những liên minh ý chí một khi chúng ta muốn. Donald Rumsfeld cho rằng vấn đề sẽ quyết định đồng minh chứ không phải ngược lại.

But it would be a mistake to dismiss the recent decline in our attractiveness so lightly. It is true that the United States has recovered from unpopular poli-
cies in the past, but that was against the backdrop of the Cold War, in which other countries still feared the Soviet Union as the greater evil. Moreover, while America’s size and association with disruptive modernity are real and unavoidable, wise policies can soften the sharp edges of that reality and reduce the resentments that they engender. That is what the United States did after World War II. We used our soft power resources and co-opted others into a set of alliances and institutions that lasted for sixty years. We won the Cold War against the Soviet Union with a strategy of containment that used our soft power as well as our hard power.

Nhưng thật là sai lầm nếu bỏ qua chuyện sức hút của nước Mỹ đã sút giảm. Đúng là Hoa Kỳ đã phục hồi hình ảnh vốn đã bị xấu đi từ những chính sách kém thân thiện trước đây, tuy nhiên đó là thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi mà các nước vẫn còn sợ Liên Xô như một thế lực xấu xa hơn. Hơn nữa, như ở Chương 2 có đề cập, trong khi tầm cỡ và tính hiện đại liên tục của Hoa Kỳ là có thực và không thể tránh khỏi, chính sách thông minh có thể giúp mềm hóa những khía cạnh gai góc của sự thật đồng thời giảm thiểu những tị hiềm mà chúng gây ra. Hoa Kỳ đã làm được như vậy sau Thế chiến II. Hoa Kỳ đã tận dụng các nguồn lực của sức mạnh mềm, và những nguồn lực khác để tạo nên những liên minh cũng như các thể chế tồn tại hơn 60 năm qua. Hoa Kỳ đã thắng Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh bằng một chiến lược gây áp lực sử dụng cả sức mạnh mềm và sức mạnh cứng.

It is true that the new threat of transnational terrorism increased American vulnerability, and some of our unilateralism after September 11 was driven by fear. But the United States cannot meet the new threat identified in the national security strategy without the cooperation of other countries. They will cooperate, up to a point, out of mere self-interest, but their degree of cooperation is also affected by the attractiveness of the United States. Take Pakistan for example. President Pervez Musharraf faces a complex game of cooperating with the United States on terrorism while managing a large anti-American constituency at home. He winds up balancing concessions and retractions. If the United States were more attractive to the Pakistani populace, we would see more concessions in the mix.

Sự thật là mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia đã làm tăng tính dễ tổn thương của Hoa Kỳ, và một vài quan hệ song phương của Hoa Kỳ sau ngày 11 tháng 9 bị chi phối bởi nỗi sợ hãi. Nhưng Hoa Kỳ lại không thể đối phó với mối đe dọa nêu trên vốn đã được nêu trong chiến lược an ninh quốc gia mà không có sự hợp tác của các quốc gia khác. Họ chỉ đơn thuần hợp tác dựa trên lợi ích của họ, nhưng mức độ hợp tác cũng tùy vào sự thu hút của chính Hoa Kỳ. Lấy Pakistan làm ví dụ: Tổng thống Parvez Musharraf đang phải chơi một trò chơi khó trong việc vừa phải hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố vừa phải đương đầu với một bộ máy chống Mỹ khồng lồ ở quê nhà. Ông phải giữ thăng bằng giữa chấp thuận, nhượng bộ và từ chối. Nếu Hoa Kỳ tỏ ra thu hút hơn với người Pakistan, Hoa Kỳ có thể có được những sự chấp nhận nhiều hơn từ họ.

It is not smart to discount soft power as just a question of image, public relations, and ephemeral popularity. As I argued earlier, it is a form of power—a means of obtaining desired outcomes. When we discount the importance of our attractiveness to other countries, we pay a price. Most important, if the United States is so unpopular in a country that being pro-American is a kiss of death in their domestic politics, political leaders are unlikely to make concessions to help us. Turkey, Mexico, and Chile were prime examples in the run-up to the Iraq war in March 2003. When American policies lose their legitimacy and credibility in the eyes of others, attitudes of distrust tend to fester and further reduce our leverage. For example, after September 11, there was an outpouring of sympathy from Germans for the United States, and Germany joined a military campaign against the al Qaeda network. But as the United States geared up for the unpopular Iraq war, Germans expressed widespread disbelief about the reasons the United States gave for going to war, such as the alleged connection of Iraq to al Qaeda and the imminence of the threat of weapons of mass
destruction. German suspicions were reinforced by what they saw as biased American media coverage during the war and by the failure to find weapons or prove the connection to al Qaeda right after the war. The combination fostered a climate in which conspiracy theories flourished. By July 2003, one-third of Germans under the age of thirty said that they thought the American government might even have staged the original September 11 attacks. [11]
Thật không khôn ngoan khi cho rằng sức mạnh mềm chỉ đơn giản là vấn đề hình ảnh, quan hệ công chúng hay tính phổ biến sớm nở tối tàn. Như chúng ta đã lập luận, sức mạnh mềm thực sự là một phương tiện để đạt được những kết quả mong muốn. Một khi chúng ta hạ thấp sự thu hút của quốc gia mình đối với các nước, chúng ta sẽ phải trả giá. Điều quan trọng nhất là, nếu Hoa Kỳ không thân thiện tại một quốc gia đến nỗi việc thân Mỹ đồng nghĩa với việc tự sát trong chính sách đối nội của quốc gia đó, thì chắc chắn là các nhà lãnh đạo chính trị khó có thể chấp nhận nhượng bộ Hoa Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và Chile là những ví dụ trong thời gian chuẩn bị diễn ra cuộc chiến Iraq tháng 3/2003. Một khi các chính sách của Mỹ đánh mất tính chính danh cũng như sự khả tín trong mắt người khác, sự nghi kỵ có khuynh hướng lan nhanh và mau chóng làm suy yếu ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Ví dụ, sau sự kiện 11/9, sự thông cảm của nước Đức dành cho Hoa Kỳ tăng lên rất nhiều và nước Đức đã gia nhập lực lượng chống hệ thống Al Qaeda. Nhưng khi Hoa Kỳ phát động cuộc chiến Iraq, người Đức đã bày tỏ sự bất tín nhiệm sâu rộng đối với những lý do mà Hoa Kỳ đưa ra để tiến hành chiến tranh, ví dụ như việc Hoa Kỳ gắn Iraq với biến cố 11/9 cũng như sự liên hệ đến mối đe dọa của vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sự nghi ngờ của người Đức đã được củng cố bởi cái mà họ cho là đã có sự thiên vị của truyền thông Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến cũng như bởi sự thất bại trong việc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt nhằm gắn nó với sự cố 11/9. Việc gắn kết này đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của các suy luận về thuyết âm mưu. Vào tháng 7/2003, theo một cuộc thăm dò dư luận của Reuters, một phần ba dân Đức tuổi dưới 30 cho rằng chính quyền Mỹ có thể đã dàn dựng cho những cuộc tấn công ngày 11 tháng 9.[11]

Absurd views feed upon each other, and paranoia can be contagious. American attitudes toward foreigners harden, and we begin to believe that the rest of the world really does hate us. Some Americans begin to hold grudges, to mistrust all Muslims, to boycott French wines and rename french fries, to spread and believe false rumors. [12] In turn, foreigners see Americans as uninformed and insensitive to anyone’s interests but their own. They see our media wrapped in the American flag. Some Americans, in turn, succumb to residual strands of isolationism, saying that if others choose to see us that way, “to hell with ’em.” If foreigners are going to be like that, who cares whether we are popular or not. But to the extent that we allow ourselves to become isolated, we embolden enemies such as al Qaeda. Such reactions undercut our soft power and are self-defeating in terms of the outcomes we want.

Những quan điểm bất thường lại hỗ trợ nhau làm cho nỗi ám ảnh càng nhân rộng. Thái độ của dân Mỹ đối với người nước ngoài trở nên cứng rắn hơn và người Mỹ bắt đầu cho rằng phần còn lại của thế giới căm ghét mình. Nhiều người Mỹ đã tỏ ra cay đắng, nghi ngờ tất cả mọi người Hồi giáo, tẩy chay rượu Pháp và đặt tên lại cho các loại khoai tây chiên Pháp, tin vào và phổ biến những tin đồn vô căn cứ.[12] Mặt khác, người nước ngoài thì nhìn người Mỹ như những kẻ thiếu thông tin và vô cảm, chỉ nghĩ tới lợi ích của mình. Họ cho rằng truyền thông Mỹ chỉ quan tâm đến lợi ích Mỹ. Nhiều người Mỹ lần lượt rơi vào tình trạng cô lập và sẽ “tính sổ” với ai nếu bị đẩy vào tình trạng như thế. Nếu những người nước khác đều như thế, liệu có ai quan tâm đến việc Hoa Kỳ có được ưa chuộng hay không? Nhưng chừng nào Hoa Kỳ còn tự cô lập mình thì người Mỹ còn làm những kẻ thù như Al Qaeda mạnh thêm. Những phản ứng như thế làm giảm sức mạnh mềm của Mỹ và tự bắn vào chân mình trong việc đạt những kết quả dự định.

Some hard-line skeptics might say that whatever the merits of soft power, it has little role to play in the current war on terrorism. Osama bin Laden and his followers are repelled, not attracted by American culture, values, and policies. Military power was essential in defeating the Taliban government in Afghanistan, and soft power will never convert fanatics. Charles Krauthammer, for example, argued soon after the war in Afghanistan that our swift military victory proved that “the new unilateralism” worked. That is true up to a point, but the skeptics mistake half the answer for the whole solution.


Những người hoài nghi có thể cho rằng cho dù sức mạnh mềm có những thế mạnh của nó, bản thân nó có vai trò mờ nhạt trong cuộc chiến chống khủng bố hiện thời. Osama bin Laden và thuộc hạ của mình chống trả lại chứ không phải được thu hút bởi nền văn hóa, giá trị và những chính sách của Hoa Kỳ. Sức mạnh quân sự thật cần thiết trong việc đánh bại chính quyền Taliban ở Afghanistan, và sức mạnh mềm sẽ không bao giờ cải biến được những kẻ cực đoan. Ngay sau chiến thắng quân sự nhanh chóng của Hoa Kỳ ở Afghanistan, Charles Krauthammer cho rằng cuộc chiến đã cho thấy chủ nghĩa đơn cực mới có hiệu quả. Trong một chừng mực thì điều này đúng, tuy vậy những người hoài nghi đã nhầm tưởng rằng một nửa câu trả lời là một giải pháp trọn vẹn.

Look again at Afghanistan. Precision bombing and Special Forces defeated the Taliban government, but U.S. forces in Afghanistan wrapped up less than a quarter of al Qaeda, a transnational network with cells in sixty countries. The United States cannot bomb al Qaeda cells in Hamburg, Kuala Lumpur, or Detroit. Success against them depends on close civilian cooperation, whether sharing intelligence, coordinating police work across borders, or tracing global financial flows. America’s partners cooperate partly out of self-interest, but the inherent attractiveness of U.S. policies can and does influence the degree of cooperation.

Nhìn lại Afghanistan. Bom chính xác và lực lượng đặc nhiệm đã đánh bại chính quyền Taliban, nhưng quân đội Mỹ ở Afghannistan chưa bằng một phần tư thành viên Al Qaeda, một hệ thống xuyên quốc gia với các nhóm ở hơn 60 quốc gia. Hoa Kỳ thật không thể dội bom những chi nhánh Al Qaeda ở Hamburgh, Kuala Lumpur hay ở Detroit. Chiến thắng chúng phụ thuộc vào hợp tác dân sự gần gũi, chia sẻ thông tin tình báo, điều phối hoạt đông an ninh biên giới hay theo dõi lưu chuyển tài chính toàn cầu. Các bên tham gia với Mỹ phần nào bởi lợi ích của họ, nhưng sự hấp dẫn của các chính sách của Hoa Kỳ mới có thể và thật sự quyết định mức độ hợp tác của họ.


Equally important, the current struggle against Islamist terrorism is not a clash of civilizations but a contest whose outcome is closely tied to a civil war between moderates and extremists within Islamic civilization. The United States and other advanced democracies will win only if moderate Muslims win, and the ability to attract the moderates is critical to victory. We need to adopt policies that appeal to moderates and to use public diplomacy more effectively to explain our common interests. We need a better strategy for wielding our soft power. We will have to learn better how to combine hard and soft power if we wish to meet the new challenges.

Quan trọng nữa là, cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo thật ra không phải là một sự va chạm giữa các nền văn mình mà là một cuộc đua mà kết quả lại gắn chặt với cuộc chiến nội bộ giữa hai phe phái Hồi giáo ôn hòa và cực đoan. Hoa Kỳ và các nước dân chủ phát triển chỉ có thể chiến thắng khi những người Hồi giáo ôn hòa thắng, và khả năng thu hút thành phần ôn hòa này quyết định đối với sự thắng thế của họ. Chúng ta cần sử dụng những chính sách có thể thu hút thành phần Hồi giáo ôn hòa cũng như các chính sách ngoại giao công chúng cần hiệu quả hơn nhằm làm rõ những lợi ích chung của nhau. Chúng ta cần một chiến lược tốt hơn để triển khai sức mạnh mềm của mình. Chúng ta sẽ phải học cách kết hợp sức mạnh mềm và sức mạnh cứng tốt hơn nếu muốn đối phó thành công với những thử thách mới.

Beneath the surface structure, the world changed in profound ways during the last decades of the twentieth century. September 11 was like a flash of light ning on a summer evening that displayed an altered landscape, and we are still left groping in the dark wondering how to find our way through it. George W. Bush entered office committed to a traditional realist foreign policy that would focus on great powers like China and Russia and eschew nation building in failed states of the less-developed world. But in September 2002, his administration proclaimed a new national security strategy that declared “we are menaced less by fleets and armies than by catastrophic technologies falling into the hands of the embittered few.” Instead of strategic rivalry, “today, the world’s great powers find ourselves on the same side—united by common dangers of terrorist violence and chaos.” The United States increased its development assistance and its efforts to combat AIDS because “weak states, like Afghanistan, can pose as great a danger to our national interest as strong states.”[13] The historian John Lewis Gaddis compared the new strategy to the seminal days that
redefined American foreign policy in the 1940s.[14]


Như đã trình bày ở Chương 1, bên dưới bề mặt của hệ thống, thế giới biến đổi sâu sắc suốt hai thập niên cuối cùng của thế kỉ 20. Sự kiện 11/9 chỉ giống như một tia chớp lóe lên trong đêm tối mùa hè, làm lộ ra một quang cảnh mới rồi đẩy chúng ta trở lại bối rối trong đêm tối nhưng chưa biết phải làm sao tìm đường vượt qua. George W. Bush nhậm chức với cam kết thực thi chính sách đối ngoại hiện thực truyền thống, tập trung vào những siêu cường như Trung Quốc, Nga và bỏ qua việc xây dựng quốc gia ở các nước kém phát triển đã mất kiểm soát. Nhưng năm 2002, chính quyền của ông ta tuyên bố chính sách an ninh quốc gia mới dựa trên sự công nhận mà như Bush phát biểu: “Chúng ta không bị đe dọa bởi các quân đội chính quy mà bởi thảm họa mà theo đó vũ khí rơi vào tay của các nhóm thiểu số thù địch.” Thay vì chấp nhận cạnh tranh chiến lược, Bush tuyên bố: “Ngày nay, các nước lớn trên thế giới đứng về một phía, đoàn kết với nhau nhờ những mối nguy hiểm chung của bạo lực và rối loạn khủng bố. Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ phát triển với nỗ lực chống AIDS bởi vì “những nhà nước yếu kém như Afghanistan, có thể trở thành một mối nguy hiểm cho quyền lợi quốc gia của các nước mạnh.”[13] Nhà sử học John Lewis Gaddis so sánh chiến lược mới này với việc tái xác định lại chính sách đối ngoại của Mỹ trong những năm 1940 sau Thế chiến thứ hai.[14]


The new strategy attracted criticism at home and abroad for its excessive rhetoric about preemptive military strikes and the promotion of American primacy. Critics pointed out that the practice of preemption is not new, but that turning it into a doctrine weakens international norms and encourages other countries to engage in risky actions. Similarly, American primacy is a fact, but there was no need for rhetoric that rubbed other people’s noses in it. Notwithstanding such flaws, the new strategy responded to the deep trends in world politics that were illuminated by the events of September 11, 2001. The “privatization of war” is a major historical change in world politics that must be addressed. This is what the new Bush strategy gets right. What the United States has not yet sorted out is how to go about implementing the new approach. We have done far better on identifying the ends than the means. On that dimension, both the administration and Congress were deeply divided.


Chiến lược mới này bị phê bình trong nước cũng như ở nước ngoài vì sự cao giọng ủng hộ việc tấn công quân sự phủ đầu cùng với việc thúc đẩy sự lấn lướt của Mỹ. Những nhà phê bình chỉ ra rằng chiến lược đánh phủ đầu không phải mới, nhưng việc biến nó thành một học thuyết sẽ làm suy yếu những quy chuẩn quốc tế và khuyến khích các quốc gia khác can dự vào những hoạt động đầy bất trắc. Tương tư như vậy, sự lấn lướt của Mỹ là có thực, tuy nhiên chẳng cần gì phải nêu lên luận điệu khiến các nước khác bất mãn. Tuy đã có những sai lầm như thế, chiến lược mới của Mỹ là kết quả của việc phản ứng lại những xu hướng chính trị thế giới mà biến cố 11/9 là một minh họa. “Tư nhân hóa chiến tranh” bởi những tổ chức đa quốc gia như Al Qaeda là một ví dụ cho sự thay đổi lớn mang tính lịch sử của chính trị thế giới rất cần xem xét. Đây là điều mà chiến lược của Bush đã nhận thức đúng hướng. Vấn đề mà Hoa Kỳ chưa giải quyết được nằm ở chỗ là thực hiện cách tiếp cận mới như thế nào. Chúng ta đã thực hiện việc xác định mục đích tốt hơn nhiều việc xác định phương tiện. Về vấn đề này, cả chính phủ và quốc hội đều bị chia rẽ trầm trọng.

According to the National Security Strategy, the greatest threats the American people face are transnational terrorism and weapons of mass destruction, and particularly their combination. Yet, meeting the challenge posed by transnational military organizations that could acquire weapons of mass destruction requires the cooperation of other countries—and cooperation is strengthened by soft power. Similarly, efforts to promote democracy in Iraq and elsewhere will require the help of others. Reconstruction in Iraq and peacekeeping in failed states are far more likely to succeed and to be less costly if shared with others rather than appearing as American imperial occupation. The fact that the United States squandered its soft power in the way that it went to war meant that the aftermath turned out to be much more costly than it need have been.
Theo chiến lược an ninh quốc gia mới này, những hiểm họa to lớn nhất mà người Mỹ phải đương đầu là chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia và vũ khí hủy diệt, và đặc biệt là khi có sự kết hợp cả hai. Nhưng việc đối phó với thử thách từ những tổ chức quân sự xuyên quốc gia có vũ khí hủy diệt hàng loạt cần thiết phải có sự hợp tác từ các nước khác, và sự hợp tác được củng cố bởi sức mạnh mềm. Tương tự, những nỗ lực thúc đẩy dân chủ tại Iraq và các nơi khác đòi hỏi sự trợ giúp của các nước khác. Việc tái thiết Iraq và công việc gìn giữ hòa bình ở các quốc gia thất bại sẽ có thể thành công và ít tốn kém hơn nếu trách niệm được chia sẻ với các nước chứ không phải chỉ bởi sự chiếm đóng của Hoa Kỳ. Thực tế rằng Hoa Kỳ đã lãng phí sức mạnh mềm của mình trong cách tiến hành chiến tranh đã làm cho chi phí hậu chiến trở nên tốn kém hơn nhiều.

Even after the war, in the hubris and glow of victory in May 2003, the United States resisted a significant international role for the UN and others in Iraq. But as casualties and costs mounted over the summer, the United States found many other countries reluctant to share the burden without a UN blessing. As the top American commander for Iraq, General John Abizaid, reported, “You can’t underestimate the public perception both within Iraq and within the Arab world about the percentage of the force being so heavily American.” But, Abizaid continued, other countries “need to have their internal political constituents satisfied that they’re playing a role as an instrument of the international community and not as a pawn of the United States.”[15] Before the Madrid conference of potential donors to Iraq in October 2003, the New York Times reported that L. Paul Bremer, the chief occupation administrator in Baghdad, said, “I need the money so bad we have to move off our principled opposition to the international community being in charge.”[16] Neoconservatives like Max Boot were urging conservatives not to treat marginalizing the UN as a core principle, and Charles Krauthammer, proud author of “the new unilateralism,” called for a new UN resolution because Russia, India, and others “say they would contribute only under such a resolution.” In his words, “the U.S. is not overstretched. But psychologically we are up against our limits. The American people are simply not prepared to undertake worldwide nation building.”[17]


Ngay cả sau cuộc chiến, trong niềm kiêu hãnh chiến thắng tháng 5 năm 2003, Hoa Kỳ đã từ chối chuyển giao vai trò quan trọng cho Liên Hiệp Quốc và các nước khác. Nhưng khi thương vong và chi phí gia tăng qua mùa hè, Hoa Kỳ nhận thấy là các nước rất lưỡng lự chia sẻ gánh nặng khi không có Liên Hiệp Quốc ủng hộ. Như một tư lệnh quân Mỹ ở Iraq, tướng John Abizaid báo cáo: “Chúng ta không thể đánh giá thấp sự cảm nhận của công chúng Iraq và thế giới Ả-rập về sự hiện diện áp đảo của quân đội Mỹ.” Tuy vậy, theo Abizaid các nước khác “cũng còn cần phải làm hài lòng các thành phần chính trị nội bộ của họ rằng họ giữ vai trò như một công cụ của Liên Hiệp Quốc chứ không phải là một con tốt của Mỹ.” [15]  Trước hội nghị các nhà tài trợ cho Iraq tháng 10 năm 2003 tại Madrid, Thời báo New York ghi nhận rằng Paul Bremer, người đứng đầu lực lượng chiếm đóng ở Baghdad đã phát biểu: “Tôi cần tiền đến mức phải từ bỏ nguyên tắc phản đối việc cộng đồng quốc tế đứng ra chịu trách nhiệm chính”. [16] Những bình luận gia thuộc phái tân bảo thủ như Max Boot thúc giục những người bảo thủ đừng xem nhẹ vai trò của Liên Hiệp Quốc và Charles Krauthammer, tác giả của “thuyết đơn phương mới” kêu gọi một nghị quyết Liên Hiệp Quốc mới bởi vì ông nghĩ rằng Nga, Ấn Độ và các quốc gia khác “cho rằng họ chỉ có thể đóng góp nếu có một nghị quyết như thế… Hoa Kỳ sẽ không kiệt sức. Nhưng về mặt tâm lý, chúng ta đã chịu đựng đến mức có thể. Người Mỹ chỉ đơn giản là không được chuẩn bị cho việc thực hiện trọng trách kiến tạo quốc gia trên toàn thế giới.”[17]

In the global information age, the attractiveness of the United States will be crucial to our ability to achieve the outcomes we want. Rather than having to put together pick-up coalitions of the willing for each new game, we will benefit if we are able to attract others into institutional alliances and eschew weakening those we have already created. NATO, for example, not only aggregates the capabilities of advanced nations, but its interminable committees, procedures, and exercises also allow these nations to train together and quickly become interoperable when a crisis occurs. As for alliances, if the United States is an attractive source of security and reassurance, other countries will set their expectations in directions that are conducive to our interests. Initially, for example, the U.S.-Japan security treaty was not very popular in Japan, but polls show that over the decades, it became more attractive to the Japanese public. Once that happened, Japanese politicians began to build it into their approaches to foreign policy. The United States benefits when it is regarded as a constant and trusted source of attraction so that other countries are not obliged continually to re-examine their options in an atmosphere of uncertain coalitions. In the Japan case, broad acceptance of the United States by the Japanese public “contributed to the maintenance of US hegemony” and “served as political constraints compelling the ruling elites to continue cooperation with the United States.”[18] Popularity can contribute to stability.


Trong thời đại thông tin toàn cầu này, sự hấp dẫn của Hoa Kỳ là cần thiết để chúng ta có thể đạt được những kết quả mong muốn. Thay vì phải lượm lặt các liên minh cho từng trò chơi mới, sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể thu hút những quốc gia khác vào các liên minh mang tính thể chế và tránh làm yếu những liên minh chúng ta đã tạo dựng được. Ví dụ như NATO, không chỉ tập hợp nguồn lực của các nước phát triển, mà chính những ủy ban, quy trình và các cuộc tập trận liên tục sẽ giúp các nước trong khối huấn luyện lẫn nhau và hoạt động hỗ trợ nhau nhanh chóng khi có khủng hoảng xảy ra. Đối với các liên minh, nếu Hoa Kỳ là nguồn an ninh và bảo đảm hấp dẫn, các nước khác sẽ thiết lập các kỳ vọng theo hướng thích hợp với lợi ích của chúng ta. Ví dụ, Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, ký năm 1951, ban đầu không được thiện cảm lắm ở Nhật, nhưng sau vài thập kỷ, các cuộc thăm dò cho thấy nó càng trở nên hấp dẫn đối với công chúng Nhật. Khi được như vậy, chính giới Nhật bắt đầu đưa nó vào cách tiếp cận đối ngoại với các nước. Hoa Kỳ được lợi khi nó được xem như một cơ sở lợi ích bền vững và đáng tin cậy, từ đó các nước khác sẽ không phải liên tục xem lại những lựa chọn chính sách của mình trong một môi trường liên minh không chắc chắn. Trong trường hợp nước Nhật, sự chấp nhận rộng rãi Hoa Kỳ của công chúng Nhật đã “góp phần cho việc duy trì thế độc tôn của Mỹ” và “phục vụ như những ràng buộc chính trị đối với các thành phần tinh hoa chính trị, làm cho họ phải tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ.”[18] Sự ưa chuộng có thể góp phần cho ổn định.

Finally, as the RAND Corporation’s John Arquila and David Ronfeldt argue, power in an information age will come not only from strong defenses but also from strong sharing. A traditional realpolitik mind-set makes it difficult to share with others. But in an information age, such sharing not only enhances the ability of others to cooperate with us but also increases their inclination to do so.[19] As we share intelligence and capabilities with others, we develop common outlooks and approaches that improve our ability to deal with the new challenges. Power flows from that attraction. Dismissing the importance of attraction as merely ephemeral popularity ignores key insights from new theories of leadership as well as the new realities of the information age. We cannot afford that.

Sau cùng, theo John Arquilla và David Ronfeldt của tập đoàn RAND, sức mạnh của thời đại thông tin toàn cầu không chỉ được hình thành từ phòng thủ chắc chắn mà còn từ chia sẻ mạnh mẽ. Cách tư duy chính trị hiện thực truyền thống khiến cho việc chia sẻ với các nước khó khăn hơn. Còn trong thời đại thông tin này, chia sẻ không chỉ gia tăng năng lực của các nước trong hợp tác với chúng ta mà còn củng cố các khuynh hướng hợp tác đó.[19] Khi chia sẻ thông tin tình báo và nguồn lực với các nước, chúng ta đồng thời phát triển các viễn cảnh và cách tiếp cận chung từ đó gia tăng năng lực ứng phó của chúng ta với các thử thách mới. Quyền lực lưu chuyển dựa trên sự hấp dẫn như vậy. Nếu gạt bỏ sự quan trọng của tính hấp dẫn, coi nó chỉ như là sự phổ biến tạm thời của công luận, thì chúng ta hẳn sẽ bỏ qua những quan điểm sâu sắc quan trọng của các lý thuyết về quyền lãnh đạo mới cũng như những thực tế của thời đại thông tin này. Nếu thế, chúng ta không thể thành công được.

AMERICAN EMPIRE?

Not everyone agrees with this picture of the changing nature of world politics, and, thus, they recommend a different approach to American foreign policy. Many argue that our new vulnerability requires a much higher degree of forceful control. Moreover, our unprecedented power now makes it possible. As Robert Kaplan has argued, “it is a cliché
these days to observe that the United States now possesses a global empire; the question now is how the American empire should operate on a tactical level to manage an unruly world.”[20] William Kristol, editor of the neoconservative magazine The Weekly Standard, says, “We need to err on the side of being strong. And if people want to say we’re an imperialist power, fine.” [21] Writing in the same journal in 2001, Max Boot agreed, in the explicitly titled article “The Case for an American Empire.”[22]

ĐẾ QUỐC HOA KÌ?

Không phải ai cũng đồng tình với bức tranh miêu tả sự thay đổi bản chất chính trị thế giới này, và vì thế họ đề nghị cách tiếp cận khác đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhiều người lập luận rằng tính dễ tổn thương của Hoa Kỳ đòi hỏi một mức độ kiểm soát mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, sức mạnh lấn lướt của Hoa Kỳ giúp thực hiện điều đó. Robert Kaplan lập luận rằng: “Việc nói Hoa Kỳ đang sở hữu một đế quốc mang tính toàn cầu là một cách nói sáo mòn. Giờ đây câu hỏi đặt ra là làm sao đế quốc Mỹ có thể sử dụng những mức độ chiến thuật khác nhau để quản lý một thế giới bất ổn.”[20] William Kristol, chủ biên tạp chí tân bảo thủ The Weekly Standard nói: “Chúng ta nên là một kẻ mạnh giả điếc. Khi có người muốn nói chúng ta là thế lực đế quốc –cũng tốt thôi”. [21] Viết trên cùng tạp chí, Max Boot đồng tình với quan điểm trên rõ ràng qua cách đặt tựa cho bài của mình “Trường hợp Đế chế Hoa Kỳ.” [22]

Three decades ago, the radical left used the term “American empire” as an epithet. Now the phrase has come out of the closet and is used by a number of analysts, on the left and the right alike, to explain and guide American foreign policy. Andrew Bacevich, for example, argues that the notion of an American empire is approaching mainstream respectability, and we should not worry about the semantic details.[23] But words matter. In Alice in Wonderland, the Red Queen tells Alice that she can make words mean whatever she wants. But when we want to communicate clearly with others, we have to take care in what we use our words to do. If America is like no other empire in history, as Bacevich claims, then in what sense is it an empire? And while the use of the term may point up some useful analogies, it may also mislead us by obscuring important differences.


Ba thập kỷ trước, cánh tả cấp tiến đã sử dụng cụm từ “Đế chế Hoa Kỳ” một cách lưỡng lự. Ngày nay thì thuật ngữ trên đã được giới phân tích ở cả cánh hữu lẫn cánh tả dùng để giải thích và định hướng chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Andrew Bacevich lập luận rằng ý niệm về một đế chế Mỹ đang dần được chính thức hóa trên các diễn đàn và chúng ta chẳng nên lo ngại về mặt chi tiết ngữ nghĩa – khía cạnh ngữ nghĩa mang tính tiêu cực của từ “đế chế”. [23] Nhưng từ ngữ luôn có vấn đề. Trong Alice ở xứ sở diệu kỳ, Hoàng hậu Đỏ bảo Alice là cô có thể gán cho các từ bất cứ nghĩa gì mà cô muốn. Nhưng thế giới của thế kỷ 21 không phải thế giới trong Xứ sở diệu kỳ. Nếu ta muốn giao tiếp rõ ràng với người khác, chúng ta phải để ý đến cách sử dụng từ ngữ. Nếu Hoa Kỳ không giống một đế chế nào trong lịch sử, như quan điểm của Bacevich, thì nó là đế chế theo kiểu gì? Cách dùng ngôn từ có thể sẽ cho thấy một số cách so sánh hữu ích, tuy nhiên nó lại có thể đánh lạc hướng chúng ta và người khác bởi nó làm mờ những khác biệt quan trọng.

In many ways, the metaphor of empire is seductive. The American military has a global reach, with bases around the world, and its regional commanders sometimes act like proconsuls. English is a lingua franca, like Latin. The American economy is the largest in the world, and American culture serves as a magnet. But it is a mistake to confuse the politics of primacy with the politics of empire. Although unequal relationships certainly exist between the United States and weaker powers and can be conducive to exploitation, absent formal political control, the term “imperial” can be misleading. Its acceptance would be a disastrous guide for American foreign policy because it fails to take into account how the world has changed. The United States is certainly not an empire in the way we think of the European overseas empires of the nineteenth and twentieth centuries because the core feature of such imperialism was direct political control.[24] The United States has more power resources, compared to other countries, than Britain had at its imperial peak. On the other hand, the United States has less power, in the sense of control over the behavior that occurs inside other countries, than Britain did when it ruled a quarter of the globe. For example, Kenya’s schools, taxes, laws, and elections—not to mention external relations—were controlled by British officials. Even where Britain used indirect rule through local potentates, as in Uganda, it exercised far more control than the United States does today. Others try to rescue the metaphor by referring to “informal empire” or the “imperialism of free trade,” but this simply obscures important differences in degrees of control suggested by comparisons with real historical empires. Yes, the Americans have widespread influence, but in 2003, the United States could not even get Mexico and Chile to vote for a second resolution on Iraq in the UN Security Council. The British empire did not have that kind of problem with Kenya or India.

Trong nhiều trường hợp, việc dùng từ “đế chế” có sức mê hoặc. Quân lực Mỹ vươn ra toàn cầu bằng các căn cứ trên khắp thế giới và những tư lệnh vùng của Hoa Kỳ hành xử như những ông quan toàn quyền (proconsul) và thực sự đã được báo chí gọi là như vậy. Tiếng Anh đóng vai trò như tiếng Latinh ngày xưa. Nền kinh tế Mỹ thì lớn nhất thế giới, và văn hóa Mỹ thì như nam châm. Nhưng thật sai lầm nếu lẫn lộn chính trị đế chế và chính trị lãnh đạo. Dù rằng các quan hệ bất bình đẳng chắc chắn tồn tại giữa Hoa Kỳ và các nước yếu hơn, và điều đó có thể bị khai thác, nhưng khi không có sự kiểm soát chính trị, thuật ngữ “đế quốc” có thể bị hiểu lệch lạc. Nếu chấp nhận nó sẽ có thể dẫn đến định hướng tệ hại đối với chính sách đối ngoại Mỹ, bởi vì như vậy là đã không xem xét thế giới đã chuyển biến như thế nào. Hoa Kỳ chắn chắc không phải là một đế chế như cách chúng ta nghĩ đối với các nước đế chế Châu Âu của thế kỷ 19, 20 bởi vì đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc thời đó là việc kiểm soát chính trị trực tiếp.[23] Hoa Kỳ ngày nay có nhiều nguồn lực để thực thi uy quyền hơn so với nước Anh ngay cả khi đế quốc Anh đang ở thời kỳ đỉnh điểm của nó. Tuy nhiên, so với Anh Quốc, Hoa Kỳ lại kiểm soát ít hơn nhiều những vấn đề diễn ra bên trong các nước khác khi đế quốc Anh cai trị một phần tư thế giới. Ví dụ, tất cả trường học, thuế khóa, luật pháp và hệ thống bầu cử của Kenya – chưa kể quan hệ đối ngoại – đều do các viên chức Anh Quốc kiểm soát. Ngay khi Anh Quốc kiểm soát gián tiếp thông qua các quan chức địa phương, ví dụ như ở Uganda, thì Anh Quốc vẫn thực thi quyền lực nhiều hơn so với Hoa Kỳ ngày nay. Một vài người cố cứu việc sử dụng từ ngữ bằng cách đề cập “đế chế không chính thức” hoặc “chủ nghĩa đế quốc tự do thương mại” nhưng điều này cũng chỉ đơn giản nhằm che đậy sự khác biệt quan trọng trong mức độ kiểm soát khi so sánh với các đế chế thực sự trong lịch sử. Vâng, người Mỹ có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nhưng trong năm 2003, nước Mỹ lại không thể khiến Mexico và Chile bỏ phiếu ủng hộ cho nghị quyết lần hai về Iraq tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đế chế Anh chưa từng gặp phải chuyện tương tự như vậy đối với Kenya hay Ấn Độ.

Devotees of the new imperialism say not to be so literal. “Empire” is merely a metaphor. But the problem with the metaphor is that it implies a control from Washington that is unrealistic and reinforces the prevailing strong temptations towards unilateralism that are present in Congress and parts of the administration. The costs of occupation of other countries has become prohibitive in a world of multiple nationalisms, and the legitimacy of empire is broadly challenged.

Những người ủng hộ cho kiểu chủ nghĩa đế quốc mới cho rằng: “Đừng nề hà ngôn từ. ‘Đế chế’ chỉ là cách nói biểu tượng.” Nhưng vấn đề với cách nói này là nó lại ám chỉ sự kiểm soát không có thật từ Washington, làm củng cố cái thèm muốn mạnh mẽ về một chủ nghĩa đơn cực phổ biến tại cả Quốc hội và nhiều thành phần của bộ máy nhà nước. Như chúng ta có thể thấy ở Chương 1, chi phí cho việc chiếm đóng các nước khác ngày càng khó kham nổi trong một thế giới đầy rẫy chủ nghĩa dân tộc nảy sinh. Từ đó, tính chính danh cho một đế chế sẽ bị thách thức.

Power depends on context, and the distribution of power differs greatly in different domains. In the global information age, power is distributed among countries in a pattern that resembles a complex three-dimensional chess game. On the top chessboard of political-military issues, military power is largely unipolar, but on the economic board, the United States is not a hegemon or an empire, and it must bargain as an equal when Europe acts in a unified way. And on the bottom chessboard of transnational relations, power is chaotically dispersed, and it makes no sense to use traditional terms such as unipolarity, hegemony, or American empire. Those who recommend an imperial American foreign policy based on traditional military descriptions of American power are relying on woefully inadequate analysis. If you are in a three-dimensional game, you will lose if you focus only on one board and fail to notice the other boards and the vertical connections among them—witness the connections in the war on terrorism between military actions on the top board, where we removed a dangerous tyrant in Iraq, but simultaneously increased the ability of the al-Qaeda network to gain new recruits on the bottom, transnational board.[25]

Chúng ta có thể thấy là quyền lực tùy thuộc vào hoàn cảnh, và sự phân chia quyền lực thay đổi lớn trong các địa hạt khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy, trong thời đại thông tin toàn cầu, quyền lực được phân phối giữa các quốc gia cùng nhau trên một thế cờ ba chiều phức tạp. Phía trên cùng của bàn cờ gồm các vấn đề quân sự – chính trị, quyền lực quân sự hầu như đơn cực, nhưng trên phần giữa bàn –phần kinh tế, Hoa Kỳ chẳng phải độc bá hay đế chế, mà nó phải mặc cả để ngang cơ phải lứa với Châu Âu khi Châu Âu hành xử thống nhất. Còn phía bên dưới bàn cờ của các quan hệ đa quốc gia, quyền lực thật sự phân bố hỗn loạn. Ở đây việc sử dụng ngôn từ truyền thống kiểu như “đơn cực”, “bá quyền” hay “Đế chế Hoa Kỳ” thật chẳng có ý nghĩa gì. Những người đề cập đến một kiểu chính sách đối ngoại Mỹ dựa trên việc mô tả sức mạnh truyền thống quân sự Mỹ đang tin vào một kiểu phân tích khiếm khuyết đáng buồn. Nếu bạn đang chơi trên một bàn cờ ba chiều, bạn sẽ thất bại nếu chỉ tập trung vào một chiều mà sơ sẩy trong các chiều khác, hay bạn không lưu ý đến mối liên hệ giữa các chiều với nhau. Hãy xem các mối liên hệ trong cuộc chiến chống khủng bố – giữa thế cờ của các hành động quân sự bên trên, nơi chúng ta đã trừ khử được một bạo chúa nguy hiểm ở Iraq, nhưng đồng thời lại làm tăng khả năng của hệ thống Al Qaeda – gia tăng quân số đa quốc gia hệ thống này – trong bàn cờ phía dưới.[25]


Because of its leading edge in the information revolution and its past investment in military power, the United States will likely remain the world’s single
most powerful country well into the twenty-first century. French dreams of a multipolar military world are unlikely to be realized anytime soon, and the German Foreign Minister, Joschka Fischer, has explicitly eschewed such a goal.[26] But not all the important types of power come out of the barrel of a gun. Hard power is relevant to getting the outcomes we want on all three chessboards, but many of the transnational issues, such as climate change, the spread of infectious diseases, international crime, and terrorism, cannot be resolved by military force alone. Representing the dark side of globalization, these issues are inherently multilateral and require cooperation for their solution. Soft power is particularly important in dealing with the issues that arise from the bottom chessboard of transnational relations. To describe such a world as an American empire fails to capture the real nature of the foreign policy tasks that we face.


Vì ở thế dẫn đầu trong cuộc cách mạng thông tin và đã có quá trình đầu tư quân sự, Hoa Kỳ rất có thể vẫn duy trì được vị thế là quốc gia mạnh nhất thế giới khi bước sang thế kỷ 21. Giấc mơ của người Pháp về một thế giới đa cực quân sự hẳn khó có thể sớm thành hiện thực. Joschka Fischer, ngoại trưởng Đức, đã rõ ràng từ bỏ mục tiêu này.[26] Nhưng không phải tất cả các loại hình quyền lực quan trọng đều được sinh ra từ kho súng. Quyền lực cứng hẳn cần thiết để có được những kết quả mong muốn trên cả ba bàn cờ, nhưng nhiều vấn đề xuyên quốc gia như thay đổi khí hậu, lan truyền bệnh dịch, tội phạm quốc tế và chủ nghĩa khủng bố không thể giải quyết chỉ bằng các lực lượng quân sự. Như mặt trái của toàn cầu hóa, những vấn đề này là hệ quả mang tính đa phương và đòi hỏi hợp tác để tìm giải pháp cho chúng. Sức mạnh mềm đặc biệt quan trọng trong việc đối phó với những vấn đề như vậy ở phần dưới của bàn cờ – phần các quan hệ đa quốc gia. Mô tả một thế giới ba chiều kích như thế để thấy rằng một đế chế Mỹ đã thất bại trong việc nắm bắt bản chất của chính sách đối ngoại.

Another problem for those who urge that we accept the idea of an American empire is that they misunderstand the underlying nature of American public opinion and institutions. Even if it were true that unilateral occupation and transformation of undemocratic regimes in the Middle East and elsewhere would reduce some of the sources of transnational terrorism, the question is whether the American public would tolerate an imperial role for its government. Neoconservative writers like Max Boot argue that the United States should provide troubled countries with the sort of enlightened foreign administration once provided by self-confident Englishmen in jodphurs and pith helmets, but as the British historian Niall Ferguson points out, modern America differs from nineteenth century Britain in our “chronically short time frame.”[27] Although an advocate of empire, Ferguson worries that the American political system is not up to the task, and for better or worse, he is right.

Một vấn đề khác nữa của những ai thúc giục chúng ta đồng ý với ý tưởng về một đế chế Mỹ là họ hiểu sai bản chất của các thể chế và công luận Mỹ. Dù sự thật là việc đơn phương chiếm đóng và chuyển hóa các chế độ phi dân chủ ở Trung Đông hay nơi khác có thể sẽ làm giảm bớt những cơ sở khủng bố đa quốc gia, câu hỏi vẫn đặt ra là liệu công chúng Mỹ có chấp nhận vai trò đế quốc của chính quyền mình hay không. Những tác giả tân bảo thủ như Max Boot cho rằng Hoa Kỳ nên cung cấp cho các quốc gia có vấn đề một hệ thống chính quyền ngoại bang được khai sáng như những gì mà các kỵ binh người Anh tự tin đã từng làm trước đây. Nhưng như sử gia Anh Niall Ferguson đã chỉ ra, nước Mỹ hiện đại này khác với nước Anh thế kỷ 19 bởi “khung thời gian ngắn hạn” [27] của nó. Dù ủng hộ cho một đế chế Mỹ, Ferguson đã đúng khi lo ngại rằng hệ thống chính trị Mỹ dù thế nào đi nữa, cũng chưa sẵn sàng cho sứ mạng như vậy.


The United States has intervened in and governed countries in Central America, the Caribbean, and the Philippines, and America was briefly tempted into real imperialism when it emerged as a world power a century ago, but the interlude of formal empire did not last.[28] Imperialism has never been a comfortable experience for Americans, and only a small portion of the cases of military occupation in our history have led directly to the establishment of democracies. The establishment of democracy in Germany and Japan after World War II remains the exception rather than the rule, and in these countries it took nearly a decade. American empire is not limited by “imperial overstretch,” in the sense of costing an impossible portion of our gross domestic product. We devoted a much higher percentage of the gross domestic product to the military budget during the Cold War than we do today. The overstretch will come from having to police more peripheral countries with nationally resistant publics than foreign or American public opinion will accept. Polls show little taste for empire among Americans. Instead, the American public continues to say that it favors multilateralism and using the UN. Perhaps that is why Michael Ignatieff, a Canadian advocate of accepting the empire metaphor, qualifies it by referring to the American role in the world as “Empire Lite.”[29]

Hoa Kỳ đã can thiệp và kiểm soát các quốc gia ở Trung Mỹ, các quốc gia vùng Caribbê và Philippines và trong giai đoạn ngắn đã tìm cách chuyển mình trở thành một đế quốc thực thụ khi trở thành một cường quốc thế giới cách đây một thế kỷ. Tuy nhiên, bước ngoặc chuyển biến đế quốc chính thức đã không xảy ra.[27] Không giống như trường hợp Anh Quốc, với Hoa Kỳ, chủ nghĩa đế quốc chưa bao giờ là kinh nghiệm dễ chịu, và chỉ một phần nhỏ của các trường hợp chiếm đóng của Mỹ mang đến việc thiết lập được các nền dân chủ. Việc thiết lập chế độ dân chủ ở Đức và Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai là ngoại lệ hơn là quy luật, và ở hai quốc gia này, cũng phải mất gần một thập kỷ. Đế chế Hoa Kỳ không bị giới hạn bởi “sự dàn trải quá sức của đế chế” (imperial overstretch) theo nghĩa tiêu tốn một phần quá mức chịu đựng trong GDP. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh chúng ta đã tiêu tốn một tỷ lệ phần trăm GDP cho ngân sách quân sự lớn hơn bây giờ nhiều. Tình trạng dàn trải quá sức chịu đựng có hậu quả từ việc phải bảo an ngày càng nhiều các quốc gia ngoại vi với tính phản kháng dân tộc lớn hơn mức mà công chúng Mỹ hay các nước có thể chấp nhận. Các cuộc thăm dò cho thấy dân Mỹ không mặn mà với khái niệm đế chế. Sự thật là công chúng Mỹ vẫn tiếp tục bảo rằng họ thích chủ nghĩa đa phương và làm việc với Liên Hiệp Quốc hơn. Có lẽ đó là lý do tại sao Michael Ignatieff, một người Canada ủng hộ sử dụng khái niệm đế chế, đã hợp lý hóa nó bằng cách gán cho vai trò của người Mỹ trên thế giới là “Đế quốc hạng nhẹ.”[29]

In fact, the problem of creating an American empire might better be termed “imperial understretch.” Neither the public nor Congress has proven willing to
invest seriously in the instruments of nation building and governance as opposed to military force. The entire budget for international affairs (including the Agency for International Development) is only 1 percent of the federal budget. The United States spends nearly nineteen times that amount on its military, and there is little indication that this is about to change in an era of tax cuts and budget deficits. Moreover, our military is designed for fighting, rather than for police work, and the Rumsfeld Pentagon has cut back on training for peacekeeping operations. The United States has designed a military that is bet-
ter suited to kick down the door, beat up a dictator, and then go home rather than stay for the harder imperial work of building a democratic polity. For a variety of reasons, in regard to both the world and the United States, Americans should avoid the misleading metaphor of empire as a guide for our foreign policy. Empire is not the narrative we need to help us understand and cope with the global information age of the twenty-first century.


Thực tế, vấn đề của việc kiến tạo một đế chế Mỹ có lẽ tốt hơn nên gọi là việc “đầu tư dưới mức cho đế chế” (imperial understretch). Ngược lại với giới quân sự, cả công chúng lẫn quốc hội đều cho thấy là họ không sẵn sàng đầu tư vào các công cụ kiến tạo hay quản trị quốc gia. Toàn bộ ngân sách cho Bộ Ngoại giao (tính cả AID – Cơ quan Phát triển Quốc tế) chỉ bằng 1% ngân sách liên bang. Hoa Kỳ tiêu tốn cho các hoạt động quân sự nhiều hơn cho các hoạt động ngoại giao đến 17 lần, và có ít dấu hiệu cho thấy điều này thay đổi nay mai trong hoàn cảnh phải cắt giảm thuế và thâm hụt ngân sách. Hơn nữa, quân đội của chúng ta được thiết kế cho chiến đấu hơn là cho việc giám sát và Bộ Quốc phòng dưới thời Donald Rumsfeld đã cắt giảm việc huấn luyện cho các hoạt động gìn giữ hòa bình. Hoa Kỳ đã đào tạo quân đội thích hợp cho việc phá cửa, hạ bệ kẻ độc tài, rồi về nước hơn là cho công việc nhọc nhằn của đế quốc, đó là thiết lập một nền dân chủ. Bởi nhiều lý do từ phía quốc tế cũng như từ bản thân Hoa Kỳ, người Mỹ nên cố tránh khái niệm lệch lạc “đế quốc” trong việc định hướng chính sách đối ngoại. Đế quốc không phải là cách nói cần thiết để giúp chúng ta hiểu và bắt kịp với thời đại thông tin toàn cầu của thế kỷ 21.

AMERICAN FOREIGN POLICY TRADITIONS

The United States has a variety of foreign policy traditions to draw upon that overlap, reinforce, and sometimes conflict with each other. The writer Walter
Mead has used the device of identifying these traditions with the names of past leaders as a helpful way to distinguish them.[30] The realists who prudently pursue national interest and commerce are named after Alexander Hamilton. Populists, who emphasize self-reliance and frequent use of coercion, he names for Andrew Jackson. He calls “Jeffersonians” those who pursue democracy by being a shining beacon to others rather than (in John Quincy Adams’s words) “going forth in search of monsters to destroy.” Finally, “Wilsonians” are the idealists who follow Woodrow Wilson in seeking to make the world safe for democracy.


Truyền thống của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Như đã bàn ở Chương 2, Hoa Kỳ có nhiều truyền thống đối ngoại để kế thừa. Những truyền thống này trùng lắp nhau, bổ sung cho nhau và đôi khi trái ngược nhau. Tác giả Walter Mead đã dùng cách phân biệt cá c truyền thống bằng cách gán cho chúng tên của những nhà lãnh đạo trong quá khứ.[30] Những người theo trường phái hiện thực, thận trọng theo đuổi lợi ích quốc gia và thương mại được cho là theo trường phái Alexander Hamilton. Những người dân túy thường nhấn mạnh sự tự lực và sử dụng vũ lực thì được đặt tên theo Andrew Jackson. Những người được xem là theo chủ nghĩa Jefferson thì ủng hộ việc mưu cầu dân chủ với việc làm gương hơn là (theo cách nói của John Quincy Adams) “áp đặt”. Sau cùng, người theo trường phái Wilson được dùng để chỉ những người theo chủ nghĩa lý tưởng, nối gót Woodrow Wilson trong việc tìm cách làm cho thế giới an toàn để phổ biến dân chủ.

Each approach has its virtues and faults. The Hamiltonians are prudent, but their realism lacks a moral appeal to many at home and abroad. The Jacksonians are robust and tough, but lack staying power and allies. Both the Hamiltonians and Jacksonians are deficient in soft power. The Jeffersonians, on the other hand, have plenty of soft power, but not enough hard power. Being a shining city on a hill is attractive but often not sufficient to achieve all foreign policy goals. The Wilsonians are also long on soft power, but sometimes their idealism
leads them into unrealistic ambitions. Their danger is that their foreign policy vehicles often have strong accelerators but weak brakes and are thus prone to go off the road.

Mỗi cách tiếp cận có mặt hay và mặt dở. Những người theo Hamilton thì thận trọng nhưng chủ nghĩa hiện thực của họ lại thiếu sức hút đạo đức ở trong nước và hải ngoại. Những người theo trường phái Jackson thì mạnh mẽ gai góc nhưng lại thiếu sức bền cũng như bạn bè cùng hội cùng thuyền. Những người thuộc cả hai trường phái này đều không thể đủ tầm thực hiện sức mạnh mềm. Ngược lại những người thuộc trường phái Jefferson thủ đắc sức mạnh
mềm nhưng lại thiếu sức mạnh cứng. Như đã đề cập ở Chương 1, là một thành phố lấp lánh mỹ lệ nằm trên đồi thì thật hấp dẫn nhưng không đủ để thành công trong các mục tiêu đối ngoại. Những người theo trường phái Wilson cũng thường sở hữu sức mạnh mềm, tuy nhiên đôi khi tính lý tưởng của họ khiến họ phát triển những tham vọng không tưởng. Nguy hiểm là các công cụ chính sách đối ngoại của họ thường có gia tốc mạnh nhưng lại gắn các phanh rất yếu và điều đó thường làm họ chệch định hướng.

Whereas Hamiltonians and Jeffersonians tend toward prudent and conservative foreign policies that do not rock the boat, Wilsonians seek to transform the international situation. In the case of the Middle East, for years, the United States followed a Hamiltonian policy that sought stability through the support of autocrats but that, in the end, did not prevent the rise of radical Islamist ideology and terrorism. The Wilsonians urge a transformational rather than a conservative or status quo foreign policy. In their view, without democratization, the Middle East (and other regions) will continue to be a breeding ground for rogue states and terrorist threats. Much of the debate inside the Bush administration over the Iraq war was between traditional Hamiltonian realists (such as Secretary of State Colin Powell) and a coalition of Jacksonians (such as Vice President Dick Cheney and Secretary of Defense Donald Rumsfeld) plus neoconservative Wilsonians (such as Deputy Defense Secretary Paul Wolfowitz). Part of the confusion over American objectives in going to war was that the administration used different arguments to appeal to different camps. The suggestion of a connection to al Qaeda and September 11 was important to Jacksonians, who sought revenge and deterrence; the argument that Saddam Hussein was developing weapons of mass destruction in violation of UN resolutions appealed to Hamiltonians and traditional Wilsonians in Congress; and the need to remove a bloody dictator and transform Middle Eastern politics was important to the new Wilsonians.


Trong khi những người theo hai trường phái Hamilton và Jefferson có khuynh hướng chuộng các chính sách đối ngoại thận trọng và bảo thủ để không phải làm tròng trành con tàu, thì những người theo trường phái Wilson theo đuổi việc thay đổi trật tự thế giới. Trong trường hợp Trung Đông đề cập ở Chương 4, Hoa Kỳ đã theo kiểu chính sách của Hamilton trong nhiều năm nhằm tìm kiếm ổn định từ việc ủng hộ của các tầng lớp cai trị và thư ơng mại, nhưng sau cùng thì chính sách đó không ngăn chặn được sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và khủng bố. Những người theo trường phái Wilson thì thúc giục thực hiện một chính sách đối ngoại nhằm thay đổi chứ không thể bảo thủ hay giữ nguyên trạng. Theo họ, nếu không có tiến trình dân chủ hóa, Trung Đông (và nhiều vùng khác) sẽ tiếp tục là căn cứ của các tổ chức cực đoan và các mối đe dọa khủng bố. Nhiều cuộc tranh cãi bên trong chính quyền Bush về cuộc chiến Iraq diễn ra giữa phe theo chủ nghĩa hiện thực kiểu Hamilton (như Ngoại trưởng Colin Power) và liên minh của một nhóm thuộc trường phái Jackson (như Phó Tổng thống Dick Cheney và bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld) và những người tân bảo thủ kiểu Wilson (như Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz). Một phần của sự rối rắm trong các mục tiêu của Mỹ trong cuộc chiến có lý do từ việc chính quyền dùng nhiều kiểu lập luận trong nhiều chiến dịch khác nhau. Đề nghị gắn Al Qaeda vào sự kiện 11/9 có ý nghĩa quan trọng với những người thuộc phái Jackson, vì họ muốn theo đuổi việc trả thù và răn đe; còn lập luận cho rằng Saddam Hussein đã phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc thể hiện sự hấp dẫn với những môn đệ Hamilton cũng như phái theo Wilson truyền thống trong Quốc hội. Trong khi đó, nhu cầu lật đổ một kẻ độc tài khát máu và thay đổi nền chính trị Trung Đông có ý nghĩa quan trọng đối với những người theo phái Wilson mới.


In recent years, the Wilsonians have divided into two camps. President Wilson, of course, was a Democrat, and traditional Wilsonians continue to stress both the promotion of democracy and the role of international institutions. The neoconservatives, many of whom split off from the Democratic party, stress the importance of democracy, but have dropped Wilson’s emphasis on international institutions. They do not want to be held back by institutional constraints, and they see our legitimacy coming from our focus on democracy. In that sense, the neoconservatives are advocates of soft power, but they focus too simply on substance and not enough on process. By downgrading the legitimacy that comes from institutional processes in which others are consulted, they squander soft power.

Trong những năm gần đây, những người theo phái Wilson chia thành hai nhóm. Tổng thống Woodrow Wilson đương nhiên là một người thuộc đảng Dân chủ, và những người theo phái Wilson truyền thống đề cao việc thúc đẩy dân chủ lẫn vai trò của các thể chế quốc tế. Còn thành phần tân bảo thủ, mà hầu hết tách ra từ đảng Dân chủ sau chiến tranh Việt Nam, thì tuy nhấn mạnh vai trò của dân chủ, nhưng lại bỏ qua việc đề cao các thể chế quốc tế của Wilson. Họ không muốn bị ràng buộc bởi các thể chế và mong muốn rằng tính chính danh của chúng ta đến từ việc chúng ta tập trung vào các giá trị dân chủ. Theo cách như vậy, những người tân bảo thủ là những ủng hộ viên cho sức mạnh mềm, nhưng họ chỉ đơn giản tập trung vào chất mà không tập trung đủ vào tiến trình . Bởi việc coi nhẹ tính chính danh tạo lập từ các tiến trình mang tính thể chế, nơi những quốc gia khác được tham vấn, họ đã hoang phí sức mạnh mềm.

Ironically, however, the only way to achieve the type of transformation that the neoconservatives seek is by working with others and avoiding the backlash that arises when the United States appears on the world stage as an imperial power acting unilaterally. What is more, because democracy cannot be imposed by force and requires a considerable time to take root, the most likely way to obtain staying power from the American public is through developing international legitimacy and burden sharing with allies and institutions. For Jacksonians like Secretary of Defense Rumsfeld, this may not matter. They would prefer to punish the dictator and come home rather than engage in tedious nation building. For example, in September 2003, Rumsfeld said of Iraq, “I don’t believe it’s our job to reconstruct the country.”[31] But for serious neoconservatives, like Deputy Defense Secretary Paul Wolfowitz, their impatience with institutions and allies may undercut their own objectives. They understand the importance of soft power but fail to appreciate all its dimensions and dynamics.

Tuy nhiên, điều trớ trêu là cách duy nhất để thành công trong việc chuyển đổi mà những nghười tân bảo thủ theo đuổi là phải làm việc với nước khác và tránh phản ứng ngược khi Hoa Kỳ hành xử trên trường quốc tế đơn phương kiểu đế quốc. Hơn nữa, bởi vì dân chủ không thể được tạo dựng từ áp đặt bằng sức mạnh và cần có thời gian để bén rễ, cách dễ đạt được sự ủng hộ thường trực từ công chúng Mỹ là thông qua việc phát triển tính chính danh trên trường quốc tế và chia sẻ bớt các gánh nặng với đồng minh và với các thể chế. Đối với những người theo trường phái Jackson như Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, có thể đây không là vấn đề.
Họ thích trừng phạt kẻ độc tài rồi về nước hơn là dính vào việc xây dựng quốc gi tẻ nhạt. Tháng 9/2003, Rumsfeld phát biểu ở Iraq: “Tôi không tin là công việc củachúng ta lại là việc tái xây dựng một đất nước.”[31] Nhưng với những người tân bảo thủ nghiêm túc, ví dụ như Thứ trưởng Quốc phòng Paul Wolfowitz, việc thiếu kiên nhẫn với đồng minh và các định chế quốc tế có thể làm hỏng các mục tiêu của họ. Họ hiểu sự quan trọng của quyển lực mềm, nhưng lại không thấu hiểu được các chiều kích và xung lực của nó.

SOFT POWER AND POLICY

Soft power grows out of our culture, out of our domestic values and policies, and out of our foreign policy. Many of the effects of our culture, for better or worse, are outside the control of government. But there is still a great deal that the government can do. Much more can be done to improve our public diplomacy in all dimensions. We can greatly improve our broadcast capabilities as well as our narrowcasting on the Internet. But both should be based on better listening as well. Newt Gingrich has written that “the impact and success of a new U.S. communication strategy should be measured continually on a country-by-country basis. An independent public affairs firm should report weekly on how U.S. messages are received in at least the world’s 50 largest countries.”[32] Such an approach would help us to select relevant themes as well as to finetune our short-term responses. And we should greatly increase our investment in soft power. We could easily afford to double the budget for public diplomacy as well as raise its profile and direction from the White House.


Sức mạnh mềm và chính sách
Chúng ta thấy rằng sức mạnh mềm khởi nguồn từ văn hóa, từ các chính sách và các giá trị trong nước, cũng như từ chính sách ngoại giao của chúng ta. Nhiều ảnh hưởng của văn hóa, tốt hay xấu, là ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Nhưng có nhiều việc mà chính quyền có thể thực hiện. Như chúng ta đã thấy ở Chương 4, có nhiều việc có thể làm để cải thiện chính sách ngoại giao công chúng của chúng ta. Chúng ta có thể cải thiện được khả năng truyền thông cũng như việc thông tin qua mạng điện tử. Cả hai nên được dựa trên cơ sở lắng nghe tốt hơn. Newt Gingrich đã viết rằng “ảnh hưởng cũng như thành công của chiến lược truyền thông mới của Mỹ nên được đo lường liên tục trên cơ sở so sánh quốc gia. Một công ty quan hệ công chúng độc lập nên báo cáo hàng tuần về việc những thông điệp Mỹ được thu nhận như thế nào ở ít nhất là 50 nước lớn nhất.”[32] Cách tiếp cận như thế sẽ giúp chúng ta chọn lọc được những chủ điểm thích hợp cũng như điều chỉnh những phản hồi mang tính ngắn hạn. Và trên cơ sở đó, chúng ta nên gia tăng đầu tư cho sức mạnh mềm. Chúng ta có thể dễ dàng kham nổi việc tăng gấp đôi ngân sách cho hoạt động ngoại giao công chúng cùng lúc gia tăng sự hiện diện cũng như sự chỉ đạo từ Nhà Trắng.

Equally important will be increasing the exchanges across societies that allow our rich and diverse nongovernmental sectors to interact with other countries. It was a great mistake for the Clinton administration and Congress to cut the budget and staff for cultural diplomacy and exchanges by nearly 30 percent after 1993.[33] And it is a mistake now to let visa policies curtail such contacts. The most effective communication often occurs not by distant broadcasts but in face-to-face contacts—what Edward R. Murrow called “the last three feet.” Such programs were critical to winning the Cold War. The best communicators are often not governments but civilian surrogates, both from the United States and from other countries.

Quan trọng không kém là việc gia tăng sự giao lưu g
iữa các xã hội tạo điều kiện cho các khu vực phi chính phủ đa dạng và phong phú của chúng ta tương tác với các nước khác. Chính quyền Clinton và Quốc hội đã phạm một lỗi nghiêm trọng năm 1993 khi cắt giảm gần 30% ngân sách và nhân viên trong các chính sách ngoại giao văn hóa và trao đổi[33] Và cũng là sai lầm ngày nay khi ngăn cản những cuộc trao đổi như thế bằng rào cản thị thực. Cách giao tiếp hiệu quả nhất thường không phải bằng truyền thông từ xa mà phải bằng những trao đổi mặt-đối-mặt, cách thức mà Edward R. Murrow gọi là “mét cuối cùng”. Ở Chương 2, chúng ta đã biết các chương trình trao đổi văn hóa quan trọng như thế nào để chúng ta có thể giành phần thắng trong Chiến tranh Lạnh. Những người giao tiếp tốt nhất khôngphải là quan chức chính quyền mà là các công dân của cả Hoa Kỳ và các nước.

We will need to be more inventive in this area, whether it be through finding ways to improve the visa process for educational exchanges, encouraging more American students to study abroad, rethinking the role of the Peace Corps, inventing a major program for foreigners to teach their languages in American schools, starting a corporation for public diplomacy that will help tap into the resources of the private and nonprofit sectors, or a myriad of other ways. As Michael Holtzman has observed about the Middle East, our public diplomacy must acknowledge a world that is far more skeptical of government messages than we have assumed. “To be credible to the so-called Arab street, public diplomacy should be directed mainly at spheres of everyday life. Washington should put its money into helping American doctors, teachers, businesses, religious leaders, athletic teams, and entertainers to go abroad and provide the sorts of services the people of the Middle East are eager for.”[34]

Chúng ta cần phải sáng tạo hơn trong địa hạt này, cho dù đó là việc phải tìm cách cải thiện thủ tục thị thực đối với việc trao đổi giáo dục, khuyến khích sinh viên Mỹ đi nước ngoài học, xét lại vai trò của Lực lượng gìn giữ Hòa bình, tạo ra một chương trình lớn cho người nước ngoài dạy ngôn ngữ của họ trong các trường học Mỹ, thành lập một cục chuyên trách ngoại giao công chúng nhằm sử dụng các nguồn lực từ khu vực tư nhân hay phi lợi nhuận, hay
hàng loạt những cách khác. Như từ sự quan sát Trung Đông của Michael Holtzman, nền ngoại giao công chúng phải thừa nhận rằng thế giới nghi ngờ các thông điệp từ phía chính quyền hơn ta tưởng rất nhiều. “Để thu phục được lòng tin của những người bình dân Ả-rập, ngoại giao công chúng nên được định hướng chủ yếu vào những góc độ của đời sống thường nhật. Washington nên đầu tư vào việc giúp các bác sĩ, thầy giáo, doanh nghiệp, lãnh đạo tôn giáo, những vận động viên và những nhà hoạt động giải trí của Hoa Kỳ đi ra nước ngoài cung cấp những dịch vụ mà dân chúng ở Trung Động rất muốn có.”[34]

While the United States has a number of social and political problems at home, many of these are shared with other postmodern societies, and thus invidious comparisons do not seriously undercut our soft power. Moreover, we maintain strengths of openness, civil liberties, and democracy that appeal to others. Problems arise for our soft power when we do not live up to our own standards. As we try to find the right balance between freedom and security in the struggle against terrorism, it is important to remember that others are watching as well. The Bush administration deserves credit for responding to human rights groups’ accusations that it was torturing suspects by unequivocally rejecting the use of any techniques to interrogate suspects that would constitute ‘cruel’ treatment prohibited by the Constitution.[35]

Như chúng ta đã biết ở Chương 2, nhiều vấn đề chính trị xã hội bên trong nước Mỹ chia sẻ với những xã hội hậu hiện đại khác. Những so sánh khó khăn như thế không hẳn làm suy giảm sức mạnh mềm của chúng ta. Hơn nữa, chúng ta duy trì thế mạnh của một xã hội cởi mở, sự tự do dân sự và dân chủ vốn cũng hấp dẫn đối với người khác. Vấn đề sẽ nảy sinh đối với sức mạnh mềm một khi chúng ta không đáp ứng đúng chính những tiêu chuẩn của bản thân mình. Khi chúng ta chật vật tìm cách cân bằng giữa quyền tự do và an ninh trong cuộc chiến chống khủng bố, cần thiết phải biết rằng các nước cũng đang theo dõi chúng ta. Chính quyền Bush đáp lại những cáo buộc của các nhóm nhân quyền về việc tra tấn các nghi phạm bằng việc tái khẳng định việc từ bỏ bất cứ kỹ thuật lấy cung nghi phạm nào vốn bị cấm bởi Hiến pháp vì thuộc loại hành xử “tàn bạo”.[35]

Some domestic policies, such as capital punishment and the absence of gun controls, reduce the attractiveness of the United States to other countries but are the results of differences in values that may persist for some time. Other policies, such as the refusal to limit gas-guzzling vehicles, damage the American reputation because they appear self-indulgent and demonstrate an unwillingness to consider the effects we are having on global climate change and othercountries. Similarly, domestic agricultural subsidies that are structured in a way that protects wealthy farmers while we preach the virtue of free markets to poor countries appear hypocritical in the eyes of others. In a democracy, the “dog” of domestic politics is often too large to be wagged by the tail of foreign policy, but when we ignore the connections, our apparent hypocrisy is costly to our soft power.

Vài chính sách nội địa, như việc xử tử hình hay thiếu kiểm soát vũ khí sẽ làm giảm tính hấp dẫn của nước Mỹ đối với nước khác, nhưng đó là kết quả của những khác biệt về giá trị nên có thể tồn tại trong một thời gian nào đó. Những chính sách khác, ví dụ như từ chối giảm bớt việc sản xuất các loại phương tiện hao tốn nhiên liệu có thể làm hại uy tín Mỹ bởi vì nó cho thấy sự buông thả cũng như không sẵn sàng xem xét hậu quả của những gì chúng ta đang làm đối với sự thay đổi khí hậu toàn cầu và các nước khác. Tương tự như vậy, sự trợ giá nông nghiệp nội địa nhằm bảo vệ các nông gia giàu có, vi phạm những nguyên tắc thị trường tự do đối với các nước nghèo trở nên đạo đức giả trong mắt các nước khác. Trong một nền dân chủ,“con chó” chính sách đối nội thường quá to không thể vẫy theo “đuôi” của chính sách đối ngoại, nhưng khi chúng ta bỏ qua mối quan
hệ của hai loại chính sách, tính hai mặt quá lộ liễu sẽ khiến sức mạnh mềm chúng ta trả giá đắt.

The government can do most to recover the recent American loss of soft power in the near term by adjusting the style and substance of its foreign policy. Obviously there are times when foreign policies serve fundamental American interests and cannot and should not be changed. But tactics can often be adjusted without giving up basic interests. Style may be the easiest part. For one thing, the administration could go back to the wisdom about humility and warnings about arrogance that George W. Bush expressed in his 2000 campaign. There is no need to take pleasure in embarrassing allies or to have a secretary of defense insulting them while a secretary of state is trying to woo them. As a British columnist wrote in the Financial Times, “I have a soft spot for Donald Rumsfeld. But as an ambassador for the American values so admired around the world, I can think of no one worse.”[36] Prime Minister Tony Blair put it well in his 2003 address to the American Congress, when he said that the real challenge for the United States now “is to show that this is a partnership built on persuasion, not command.”[37]

Chỗ mà chính quyền có thể làm nhiều nhất trong ngắn hạn để có thể bù đắp những thiệt hại sức mạnh mềm gần đây của Hoa Kỳ là việc điều chỉnh cung cách và thực chất của chính sách đối ngoại của chúng ta. Hiển nhiên là có nhiều lúc chính sách đối ngoại đã cứu những quyền lợi căn bản của Hoa Kỳ và đo dó không thể hay không nên thay đổi. Cách thức có lẽ là cái dễ thay đổi nhất. Thứ nhất, chính quyền Bush có thể quay lại với triết lý khiêm tốn và cảnh giác với sự kiêu ngạo như Geogre Bush đề cập trong cuộc vận động tranh cữ 2000. Chẳng có lý do gì lại vui sướng với việc làm xấu mặt đồng minh, hay lại để cho bộ trưởng quốc phòng sỉ nhục họ trong khi bộ trưởng ngoại giao thì cố lấy lòng họ. Như một nhà báo đã viết trên tờ Financial Times: “Tôi thông cảm cho Donald Rumsfeld. Nhưng là một đại sứ cho các giá trị Mỹ vốn được ưa chuộng trên thế giới , tôi không nghĩ là có ai tệ hơn.”[36] Thủ tướng Anh đề cập khéo léo năm 2003 tại buổi nói chuyện tại Quốc hội Mỹ khi đề cập đến thử thách mà Hoa Kỳ đối phó, “thử thách của Hoa Kỳ lúc này là thể hiện rằng đây là hợp tác dựa trên thuyết phục chứ không phải mệnh lệnh.”[37]

On the substance of policy, the Bush administration deserves credit for its efforts to align the United States with the long-term aspirations of poor people in Africa and elsewhere through its Millenium Challenge initiative, which promises to increase aid to countries willing to make reforms, as well as for its efforts to increase resources to combat AIDS and other infectious diseases. Success in implementing those programs will represent a significant investment in American soft power. So also will be the serious promotion of the peace process in the Middle East. As National Security Advisor Condoleezza Rice said, “America is a country that really does have to be committed to values and to making life better for people around the world… It’s not just the sword, it’s the olive branch that speaks to those intentions.”[38]

Về mặt thực chất của chính sách, chính quyền Bush đáng có điểm cho những nỗ lực trong việc gắn kết Hoa Kỳ và những mong mỏi dài hơi của người nghèo tại các quốc gia Châu Phi và các nơi khác thông qua sáng kiến Thử thách Thiên niên kỷ nhằm hứa hẹn gia tăng việc trợ cho các nước chấp nhận cải tổ, cũng như cho những nổ lực trong việc gia tăng nguồn lực để chống chọi với AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Thành công trong việc thực hiện những chương trình như vậy sẽ thể hiện việc đầu tư mạnh mẽ cho sức mạnh mềm của Hoa Kỳ. Việc thúc đẩy nghiêm túc tiến trình hòa bình Trung Đông cũng sẽ có vai trò như vậy. Cố vấn An ninh Quốc gia Condoleezza Rice đã phát biểu: “Hoa Kỳ là một quốc gia thật sự cam kết với những giá trị và với việc mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người trên thế giới...Không chỉ là thanh gươm, mà còn là vòng nguyệt quế nói lên những mong ước trên.”[38]

As for the sword, the United States will continue to need it from time to time in the struggle against terrorism and in our efforts to create stability. Maintaining our hard power is essential to security. But we will not succeed by the sword alone. Our doctrine of containment led to success in the Cold War not just because of military deterrence but because, as George Kennan designed the policy, our soft power would help to transform the Soviet Bloc from within. Containment was not a static military doctrine but a transformational strategy, albeit one that took decades to accomplish. Indeed, Kennan frequently warned against what he regarded as the over-militarization of containment and was a strong supporter of contacts and exchanges. Those lessons about patience and the mixture of hard and soft power still stand us in good stead today.

Đối với thanh gươm, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cần tới nó nhiều lần trong cuộc chiến chống khủng bố và trong nỗ lực tạo lập sự ổn định. Duy trì sức mạnh cứng là rất cần thiết đối với an ninh của chúng ta. Tuy nhiên không thể thành công chỉ bằng thanh gươm. Học thuyết ngăn chặn đã giúp chúng ta thành công trong Chiến tranh Lạnh không chỉ vì khả năng ngăn chặn quân sự mà còn vì, như nhà ngoại giao nổi tiếng George Kennan đã thiết kế chính sách, sức mạnh mềm của chúng ta đã giúp chuyển đổi Liên Xô từ bên trong. Ngăn chặn không phải là một học thuyết quân sự cứng nhắc mà là một chiến lược chuyển đổi dù có thể mất hàng thập kỷ để hoàn thành. Thật vậy, Kennan thường xuyên cảnh báo việc quân sự hóa quá đáng trong hoạt động ngăn chặn và bản thân ông là người ủng hộ nhiệt thành đối với các cuộc tiếp xúc và trao đổi văn hóa. Những bài học như vậy
về sự kiên trì cũng như sự kết hợp của sức mạnh cứng và mềm vẫn có giá trị lâu bền với chúng ta ngày nay.

When we do use our hard power, we will need to be more attentive to ways to make it less costly to our soft power by creating broad coalitions. Here, the model should be the patient and painstaking work of George H. W. Bush in building the coalition for the first Gulf war. Those who write off “old Europe” as so enthralled by Venus that it is hopelessly opposed to the use of force should remember that 75 percent of the French and 63 percent of the German publics supported the use of military force to free Kuwait before the Gulf war.[39] Similarly, both countries were active participants in NATO’s use of military force against Serbia in the 1999 Kosovo war, despite the absence of a formal UN security council resolution. The difference was that American policy appeared legitimate in the eyes of their publics in those two cases. We had soft power and were able to attract allies.

Một khi chúng ta sử dụng quyền lực cứng, chúng ta cần phải chú tâm đến nhiều phương cách để chúng không làm hao tổn sức mạnh mềm của chúng ta bằng cách thiết lập các liên minh rộng rãi. Ở đây là mô hình đòi hỏi kiên nhẫn và gian khó mà George Bush đã thực hiện trong xây dựng liên minh cho cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất. Những ai đòi xóa sổ “châu Âu già nua” vì quá yếu đuối ẻo lả đến độ phản đối việc sử dụng vũ lực một cách tuyệt vọng nên nhớ cho rằng 75% công chúng Pháp và 63% công chúng Đức đã ủng hộ việc sử dụng vũ lực để giải phóng Kuwait trước cuộc chiến Vùng Vịnh.[39] Tương tự như vậy, hai quốc gia là thành viên NATO này đã tích cực trong việc sử dụng lực lượng quân sự để chống Serbia trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, bất chấp việc không có một nghị quyết chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cái khác nhau ở chỗ, trong hai trường hợp trên, chính sách Mỹ được xem là có tính chính danh. Có sức mạnh mềm, chúng ta đã có thể thu hút đồng minh.

The UN is not the only source of legitimacy, but many people concluded that the Kosovo campaign was legitimate (although not formally legal) because it had the de facto support of a large majority of Security Council members. The UN is often an unwieldy institution. The veto power in the Security Council has meant that it has been able to authorize the use of force for a true collective security operation only twice in half a century: in Korea and Kuwait. But it was designed to be a concert of large powers that would not work when they disagree. The veto is like a fuse box in the electrical system of a house. Better that the fuse blows and the lights go out than that the house burns down. Moreover, as Kofi Annan pointed out after the Kosovo war, the UN is torn between the traditional strict interpretation of state sovereignty and the rise of international humanitarian and human rights law that sets limits on what leaders can do to their citizens. Moreover, the politics of consensus have made the United Nations Charter virtually impossible to amend. Nonetheless, for all its flaws, the UN has proven useful in its humanitarian and peacekeeping roles where states agree, and it remains an important source of legitimization in world politics.

Liên Hiệp Quốc không phải là nguồn duy nhất mang lại tính chính danh, và nhiều người cho rằng chiến dịch Kosovo là chính danh (dù không hợp pháp một cách chính thức) bởi vì nó được ủng hộ trên thực tế bởi đa số thành viên Hội đồng Bảo an. Liên Hiệp Quốc đôi lúc là một thể chế vụng về. Quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an cho thấy, trên thực tế, nó chỉ có thể q uyết định việc sử dụng vũ lực cho một hoạt động an ninh tập thể hai lần trong một thế kỷ: ở Triều Tiên và Kuwait. Nhưng nó được thiết kế cho một hệ thống hòa hợp quyền lực giữa cá nước lớn nên chẳng hoạt động gì được khi các ông lớn bất đồng nhau. Quyền phủ quyết giống như một cầu dao điện trong hệ thống điện của một ngôi nhà. Cầu chì nổ và toàn bộ điện tắt còn hơn là cái nhà bị nổ và thiêu trụi. Như Kofi Annan đã nhận xét sau cuộc chiến Kosovo, Liên Hiệp Quốc đã bị chia rẽ giữa một bên là sự diễn dịch truyền thống chặt chẽ của chủ quyền quốc gia và một bên là sự trỗi dậy của luật pháp về quyền con người và nhân đạo quốc tế mà các luật và quyền này lại giới hạn những gì mà các lãnh đạo muốn áp đặt lên dân chúng của họ. Hơn nữa, chính trị của sự đồng thuận đã làm cho Hiến chương Liên Hiệp Quốc hầu như không thể sửa đổi được. Dù rằng có nhiều lỗ hổng, Liên Hiệp Quốc cho thấy nó vẫn còn hữu dụng trong vai trò nhân đạo và gìn giữ hòa bình khi các nước đồng ý với nhau, cũng như nó vẫn tồn tại như một nguồn chính danh hóa các hoạt động trong chính trị thế giới.

The latter point is particularly galling to the new unilateralists, who correctly point to the undemocratic nature of many of the regimes that vote and chair committees. But their proposed solution of replacing the UN with a new organization of democracies ignores the fact that the major divisions over Iraq were among the democracies. Rather than engage in futile efforts at ignoring the UN or changing its architecture, we should improve our underlying bilateral diplomacy with the other major powers and use the UN in the practical ways in which it can help with the new strategy. In addition to the UN’s development and humanitarian agenda, the Security Council may wind up playing a background role related to North Korea; the Committee on Terrorism can help to prod states to improve their procedures; and UN peacekeepers can save us from having to be the world’s lone policeman. Not only can the UN be useful to us in a variety of practical ways if we work at it, but unilateralist attacks on it will backfire in a way that undercuts our soft power.
***

Điểm sau đã thật sự làm khó chịu những người ủng hộ chủ nghĩa đơn phương vốn đã đúng khi chỉ ra bản chất phi dân chủ của nhiều cơ chế bỏ phiếu và chủ trì các ủy ban. Tuy vậy, giải pháp của họ nhằm thay thế Liên Hiệp Quốc bằng một tổ chức mới gồm nhiều nền dân chủ đã bỏ qua thực tế là những chia rẽ chính trong cuộc chiến Iraq diễn ra giữa các nền dân chủ. Thay vì theo đuổi những nỗ lực vô ích nhằm bỏ qua Liên Hiệp Quốc hay thay đổi cấu trúc của nó, chúng ta nên cải thiện các quan hệ ngoại giao song phương với các nước lớn và sử dụng Liên Hiệp Quốc một cách thực dụng hơn nhằm giúp cho chiến lược mới của chúng ta. Cùng với các chương trình nhân đạo và phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an có thể đóng vai trò nền tảng liên quan đến vấn đề Bắc Triều Tiên, Ủy ban về Khủng bố có thể giúp thúc đẩy các nước cải thiện các quy trình của họ; còn lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc có thể giúp chúng ta khỏi phải làm cảnh sát quốc tế đơn độc. Liên Hiệp Quốc có thể hữu ích đối với chún g ta khi chúng ta hoạt động cùng nó; những tấn công theo chủ nghĩa đơn phương kiểu Mỹ sẽ phản tác dụng theo hướng làm suy yếu sức mạnh mềm của chúng ta.
***

Americans are still working their way through the aftermath of September 11. We are groping for a path through the strange new landscape created by technology and globalization whose dark aspects were vividly illuminated on that traumatic occasion. The Bush administration has correctly identified the nature of the new challenges that the nation faces and has reoriented American strategy accordingly. But the administration, like Congress and the public, has been torn between different approaches to the implementation of the new strategy. The result has been a mixture of both successes and failures. We have been more successful in the domain of hard power, where we have invested more, trained more, and have a clearer idea of what we are doing. We have been less successful in the areas of soft power, where our public diplomacy has been woefully inadequate and our neglect of allies and institutions has created a sense of illegitimacy that has squandered our attractiveness.

Người Mỹ vẫn đang tìm cách vượt qua hậu quả của sự kiện 11/9. Chúng ta đang dò đường xuyên qua một quang cảnh mới tạo nên bởi công nghệ và toàn cầu hóa mà những khía cạnh đen tối của chúng đã được thể hiện rõ qua biến cố đó. Chính quyền Bush đã xác định chính xác bản chất của những thử thách mới mà đất nước phải đương đầu và cũng đã định hướng chiến lược tương ứng. Nhưng chính quyền, giống như Quốc hội và công chúng, đã bị chia rẽ bởi những cách tiếp cận khác nhau trong việc thực thi chiến lược. Kết quả là sự pha trộn giữa những thành công và thất bại. Chúng ta đã thành công hơn trong địa hạt sử dụng sức mạnh cứng, nơi mà chúng ta đầu tư lớn hơn, huấn luyện nhiều hơn và có ý tưởng rõ ràng hơn về việc chúng ta đang làm. Chúng ta ít thành công hơn trong lĩnh vực sử dụng sức mạnh mềm, nơi mà ngoại giao công chúng của chúng ta què quặt thảm hại và việc lơ là các đồng minh cũng như các định chế đã gây ra tình trạng thiếu chính danh, và tính thiếu chính danh đã làm suy giảm sự hấp dẫn của chúng ta.


Yet this is ironic because the United States is the country that is at the forefront of the information revolution as well as the country that built some of the longest-lasting alliances and institutions that the modern world has seen. We should know how to adapt and work with such institutions, since they have been central to our power for more than half a century. And the United States is a country with a vibrant social and cultural life that provides an almost infinite number of points of contact with other societies. What’s more, during the Cold War, we demonstrated that we know how to use the soft power resources that our society produces.

Nhưng điều này thật trớ trêu vì Hoa Kỳ là một quốc gia tiên phong trong cuộc cách mạng thông tin cũng như là một quốc gia đã xây dựng một số những thể chế và đồng minh lâu đời nhất mà thế giới hiện đại từng có. Chúng ta nên biết cách thích ứng và làm việc với các thể chế như vậy, bởi vì các thể chế đó đã là trung tâm của sức mạnh của chúng ta trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Hơn nữa, Hoa Kỳ còn là một nước có một đời sống văn hóa xã hội mạnh mẽ làm cơ sở gần như vô tận cho các giao tiếp với các xã hội khác. Có thể thấy rõ hơn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã chứng tỏ rằng chúng ta biết cách sử dụng các nguồn lực mềm do bản thân xã hội mình sản sinh.

It is time now for us to draw upon and combine our traditions in a different way. We need more Jefferson and less Jackson. Our Wilsonians are correct about the importance of the democratic transformation of world politics over the long term, but they need to remember the role of institutions and allies. They also need to temper their impatience with a good mixture of Hamiltonian realism. In short, America’s success will depend upon our developing a deeper understanding the role of soft power and developing a better balance of hard and soft power in our foreign policy. That will be smart power. We have done it before; we can do it again.

Bây giờ là lúc chúng ta chọn lọc và kết hợp những truyền thống của mình theo một cách khác. Chúng ta cần nhiều Jefferson và ít Jackson hơn. Những người
theo Wilson của chúng ta đúng về sự quan trọng của
chuyển hóa dân chủ trong chính trị thế giới trong dài hạn, nhưng họ cần nhớ vai trò của đồng minh và các thể chế. Họ cũng cần phải kiên nhẫn hơn bằng việc kết hơp với chủ nghĩa hiện thực của những người theo trường phái Hamilton. Tóm lại, thành công của Hoa Kỳ sẽ tùy thuộc vào việc chúng ta phát triển được những hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò của sức mạnh mềm cũng như việc kết hợp tốt hơn giữa hai loại sức mạnh mềm và cứng trong chính sách đối ngoại của chúng ta. Đó sẽ là quyền lực thông minh. Chúng ta đã từng vận dụng được trước đây; chúng ta vẫn có thể làm được như thế.


Translated by Lê Vĩnh Triển edited by Giáp Văn Dương

P1      P2      P3      P4      P5


1 Interview, NPR, Weekend Edition , 13 July 2003.
2 Richard Bernstein, “Foreign Views of U.S. Darken After Sept 11,” New York Times, 11 September 2003.
3 Paul Kelly, “Power Pact,” The Australian , 26 July 2003.
4 Eurobarometer #59, Spring 2003.
5 Pew Global Attitude Project, What the World Thinks in 2002 (Washington, DC: Pew Research Center for the People and the Press, 2002), T-49.
6 Gallup International, “Post War Iraq 2003 Poll,” accessed at http://www.gallup-international.com; Pew Global Attitudes Project, Views of a Changing World June 2003
(Washington, DC: Pew Research Center for the People and the Press, 2003), T-132. Age demographics are available from Pew on request.
7 Newsweek poll of 1983 compared to Pew Global Attitudes Project.
8 Wendy Melillo, “Ad Industry Doing Its Own Public Diplomacy,” Adweek, 21 July 2003.
9 Fouad Ajami, “The Falseness of Anti-Americanism,” Foreign Policy (September/ October 2003): 61.
10 Cal Thomas, “Muzzling the Wrong Dog,” Washington Times, 23 October 2003. Thomas was defending the anti-Islamic statements of General William Boykin.
11 “Poll: One-third of Germans believe US may have staged Sept 11 attacks,” Reuters, 23 July 2003
12 French Ambassador Levitte complained about a series of false rumors circulating about French positions in 2003. See Kim Housego, “France calls for fuller U.S. response to allegations of disinformation campaign,” Associated Press, 16 May 2003
13 National Security Strategy of the United States , accessed at http://www.whitehouse.gov/nsc/nss.html.
14 John Lewis Gaddis, “Bush’s Security Strategy,”
Foreign Policy (November/December 2002): 50–57
15 Eric Schmitt quoting General John Abizaid, “General in Iraq Says More G.I.s Are Not the Answer,” New York Times, 9 August 2003.
16 Steven Weisman, “ U.S Set to Cede Part of Control over Aid for Iraq,” New York Times, 20 October 2003.
17 Max Boot, “America and the UN, Together Again?” New York Times, 3 August 2003; Charles Krauthammer, “Help Wanted,” TIME, 1 September 2003, 72
18 Qingxin Ken Wang, “Hegemony and Socialisation of the Mass Public: the Case of Postwar Japan’s Cooperation with the United States on China policy,”
Review of International Studies 29 (2003): 119.
19 John Arquilla and David Ronfeldt, The Emergence of Noopolitik: Toward an American Information Strategy (Santa Monica, CA: RAND Corp., 1999), 52.
20 Robert Kaplan, interview in “Islam vs. the West,”
Rolling Stone , 7 August 2003, 38.
21 Quoted in “A Classicist’s Legacy: Empire Builders,” New York Times, Week in Review, 4 May
2003.
22 Max Boot, “The Case for an American Empire,” The Weekly Standard , 15 October 2001.
23 Andrew Bacevich, American Empire: The Realities and Consequences of U.S. Diplomacy (Cambridge, MA: Harvard University Press, 2002
24 David Abernethy, The Dynamics of Global Dominance: European Overseas Empires 1415–1980 (New Haven, CT: Yale University Press, 2000), 19.
25 “U.S. Officials See Signs of a Revived Al Qaeda in Several Nations,” New York Times,17May 2003.
26 Joschka Fischer quoted in John Vinocur, “German Official Says Europe Must Be U.S. Friend,
Not Rival,” New York Times, 19 July 2003.
27 Niall Ferguson, “The Empire Slinks Back,” New York Times Magazine , 27 April 2003, 52
28 Ernest May, American Imperialism: A Speculative Essay (Chicago, IL: Imprint Publications, 1991).
29 Michael Ignatieff, “American Empire: The Burden,” New York Times Magazine, 5 January2003, 22
30 Walter Russell Mead, Special Providence: American Foreign Policy and How It Changed the World (New York: Alfred A. Knopf, 2001).
31 Eric Schmitt, “Rumsfeld Says More G.I.s Would Not Help U.S. in Iraq,” New York Times,11 September 2003.
32 Newt Gingrich, “Rogue State Department,” Foreign Policy (July 2003): 42
33 Juliette Antunes Sablosky, “Recent Trends in Department of State Support for Cultural Diplomacy: 1993–2002,” accessed at the website of the Center for Arts and Culture at http://www.culturalpolicy.org.
34 Michael Holtzman, “Washington’s Sour Sales Pitch,” New York Times, 4 October 2003.
35 Peter Slevin, “U.S. Pledges Not to Torture Terror Suspects,” Washington Post , 27 June 2003
36 Philip Stephens, “The World Needs a Confident America, Not a Fearful One,” Financial Times, 12 December 2002, 21.
37 Cathy Newman, “Blair Tells Congress ‘Don’t Give Up on Europe—Work With It,’ ” Financial Times, 18 July 2003, 1.
38 Richard Stevenson, “New Threats and Opportunities Redefine U.S. Interests in Africa,” New
York Times, 7 July 2003
39 Gallup Poll, Ltd., “European Attitudes Toward the Gulf Crisis,” October 1990

 http://www.pols.boun.edu.tr/uploads%5Cfiles%5C1104.pdf




P1      P2      P3      P4      P5

2 comments:

  1. Chân thành cảm ơn tài liệu tuyệt vời của Blogger!
    Chúc Blogger thật nhiều sức khỏe và kiến thức!

    ReplyDelete

your comment - ý kiến của bạn