MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, February 19, 2013

What is Patriotism? Lòng Yêu nước là gì?




What is Patriotism?

Lòng Yêu nước là gì?
WISE GEEK

WISE GEEK

Patriotism generally is defined as the love of and devotion to one's country and its ideals. A strong belief in nationalism, which is a devotion to the national interests of a country, often is included in the definition of patriotism. Patriotism also refers to a sense of unity among a country's inhabitants, particularly the natives of the land, and a firm will to be and to remain a sovereign government. Patriots also typically view national independence as necessary for the protection of citizens and their way of life. A person can be patriotic toward the country where he or she is a citizen or permanent resident, or a person could be patriotic toward his or her fatherland, even if he or she is not a citizen and does not live there.

Lòng yêu nước thông thường được định nghĩa là tình yêu và sự tận tâm với đất nước và lý tưởng của đất nước. Một niềm tin mạnh mẽ vào chủ nghĩa dân tộc, mà vốn là sự hiến dâng cho các lợi ích quốc gia, cũng thường được bao gồm trong định nghĩa của lòng yêu nước. Lòng yêu nước cũng dùng để chỉ ý thức đoàn kết giữa các cư dân của một quốc gia, đặc biệt là người bản xứ của vùng đất  đó, và một ý chí vững chắc để duy trì một chính phủ có chủ quyền. Tất nhiên, những người yêu nước cũng thường xem độc lập dân tộc là cần thiết để bảo vệ các công dân và lối sống của họ. Một người có thể yêu nước đối với xứ sở nơi họ là công dân hoặc thường trú, hoặc một người có thể là yêu nước, hướng về quê hương mình, ngay cả khi người đó không phải là công dân và không sống trên đất nước.



In some cases, having a love of and devotion to one's country does not mean having a love of and devotion to its government. A person might believe in the principles upon which a country was founded but might believe that its current government has strayed from those ideals. This type of person might believe that it would be patriotic, therefore, to oppose the current government and urge it to return to its founding principles.

Trong một số trường hợp, có tình yêu và tận tụy với quốc gia không có nghĩa là có một tình yêu và tận tụy với chính phủ của đất nước đó. Một người có thể tin tưởng vào các nguyên tắc mà dựa vào đó quốc gia được thành lập, nhưng có thể tin rằng Do đó, những người có thể tin rằng phản đối chính phủ hiện tại thúc giục chính phủ trở về các nguyên tắc lập quốc mới là yêu nước.


 
 

Although patriots usually agree on the basic definition of what patriotism is, they don't always agree on how a patriot should react when faced with a decision to support or resist the decisions and policies of the country. One's personal and political opinion, status in society, religious beliefs and life experiences can affect his or her beliefs regarding just what it means to be patriotic. For example, a person's devotion to his or her country might not go as far as supporting a decision for the nation to go to war. He or she might react in different ways, such as participating in public demonstrations against the war while supporting the country in other decisions or refusing to become a soldier to fight for the nation. Others believe that the demonstration of true patriotism in such a situation would be to accept the nation's decision to go to war by refusing to publicly demonstrate; by becoming a soldier, in some cases; or by supporting the country's military and its personnel.

Mặc dù người yêu nước thường nhất trí về định nghĩa cơ bản của tinh thần ái quốc, nhưng họ không luôn luôn đồng ý về việc người yêu nước phải phản ứng như thế nào khi phải đối mặt với một quyết định unge hộ hoặc chống lại các quyết định và chính sách của đất nước. Ý hiến cá nhân và quan điểm chính trị, địa vị xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và kinh nghiệm sống có thể ảnh hưởng đến niềm tin về định nghĩa của lòng yêu nước. Ví dụ, một người tận tâm với đất nước có thể không đi xa tới mức ủng hộ quyết định để quốc gia mình đi đến chiến tranh. Họ có thể phản ứng theo những cách khác nhau, chẳng hạn như tham gia vào các cuộc biểu tình công khai chống lại chiến tranh trong khi lại ủng hộ đát nước trong các quyết định khác, hoặc từ chối làm lính chiến đấu cho dân tộc. Những người khác thì tin rằng sự thể hiện lòng yêu nước thật sự trong tình hình như vậy phải là chấp nhận quyết định đi đến chiến tranh của quốc gia bằng cách từ chối biểu tình công cộng, trong một số trường hợp bằng cách gia nhập quân đội, hoặc bằng cách hỗ trợ quân đội của đất nước và chính quyền.



A person's religion also might affect his or her personal definition of a patriot. For example, members of a religion who are citizens of nations ruled by another religion often demonstrate patriotism only to a certain degree because their beliefs are that they should follow their religion over their government. If their beliefs are in conflict with the government, they often choose to follow their religious beliefs.

Tôn giáo của một người cũng có thể ảnh hưởng đến định nghĩa của mỗi cá nhân về người yêu nước. Ví dụ, các thành viên của một tôn giáo là công dân của một quốc gia được cai trị bởi một tôn giáo khác thường chứng thể hiện lòng yêu nước đến một mức độ nhất định, bởi vì niềm tin của họ là họ nên theo tôn giáo của họ hơn là theo chính phủ. Nếu đức tin của họ cuộc xung đột với chính phủ, họ thường chọn theo niềm tin tôn giáo của họ.



People who are treated as second-class citizens also might have different interpretations of the definition of a patriot. Members of an oppressed class of people, for example, might not be patriotic toward their country in the same way as members of other classes of people. For them, patriotism might be expressed more as a hope for change in their country.

Những người được đối xử như công dân hạng hai cũng có thể có giải thích khác nhau về định nghĩa một người yêu nước. Các thành viên của một tầng lớp nhân dân bị áp bức, chẳng hạn, không có thể yêu nước mình theo cùng một cách như các thành viên của các tầng lớp khác. Đối với họ, lòng yêu nước có lẽ được thể hiện nhiều hơn như là một niềm hy vọng vào sự thay đổi ở đất nước mình.



http://www.wisegeek.com/what-is-patriotism.htm

Why the Founding Fathers Loved the National Debt Tại sao những người lập quốc Mỹ thích có nợ công




President George W. Washington signed this bond worth $185.98 of assumed debt in 1792. Source: Collection of the Museum of American Finance

Tổng thống George W. Washington ký trái phiếu trị giá 185.98 USD một món nợ giả định vào năm 1792. Nguồn: Bộ Sưu tập của Bảo tàng Tài chính Mỹ.

Why the Founding Fathers Loved the National Debt

Tại sao những người lập quốc Mỹ thích có nợ công

By William Hogeland
Bloomberg
Jan 25, 2013

William Hogeland
Bloomberg
25/1/2013



Although Republicans in Congress agreed this week to suspend the U.S. debt limit for three months and forestalled another budgetary showdown, most commentators think the peace won’t last.

Mặc dù các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội tuần này (25/1/2013) đã đồng ý hoãn giới hạn nợ của Mỹ thêm 3 tháng và chặn trước một cuộc đấu về ngân sách khác, hầu hết các nhà bình luận cho rằng hòa bình sẽ không kéo dài lâu.

There’s sure to be a fight over automatic spending cuts scheduled to kick in March 1 (part of last year’s debt-ceiling deal), followed by a looming deadline for funding the government that could lead to a shutdown. And House Speaker John Boehner has vowed to block any long-term increase in the debt ceiling without corresponding spending cuts -- in effect, holding out the possibility of default as a means of controlling the country’s debt.

Chắc chắn sẽ có một cuộc đấu về các khoản cắt giảm chi tiêu tự động vào ngày 1 tháng 3 (một phần trong thỏa thuận trần nợ công năm ngoái), sau đó là hạn chót lờ mờ hiện ra về ngừng tài trợ khiến chính phủ liên bang có thể phải đóng cửa. Và Chủ tịch Hạ viện John Boehner đã thề sẽ ngăn cản bất kì sự gia tăng dài hạn nào trong mức trần nợ công mà không có sự giảm chi tiêu tương ứng - trên thực tế, đưa ra triển vọng vỡ nợ như là một cách để kiểm soát nợ quốc gia.

As Republicans engage in this brinkmanship, they claim to be defending principles enshrined in the Constitution: low federal taxes, little spending, no public debt.

Khi các đảng viên Cộng hòa áp dụng chính sách 'bên miệng hố chiến tranh' này, họ tuyên bố nhằm bảo vệ các nguyên tắc được ghi trong Hiến pháp: thuế liên bang thấp, chi tiêu ít, không nợ công.

In fact, however, the Founding Fathers were deeply committed to -- some might say obsessed with -- supporting a national debt. And during the founding period, the threat of default came not from conservatives but from what the founders, at least, saw as a radical left.

Tuy nhiên, trên thực tế, các Tổ phụ lập quốc (Founding Fathers) đã cam kết sâu sắc - một số người có thể nói là ám ảnh - với việc ủng hộ nợ quốc gia. Và trong giai đoạn thành lập, mối nguy vỡ nợ không phải đến từ những người bảo thủ mà từ những người mà các nhà lập quốc, ít nhất, thấy là từ phía tả cấp tiến.

It’s a fact so little-understood as to remain startling that the Constitution, far from trying to limit federal borrowing and shrink government, was specifically intended to create a large and mighty government capable of taxing all Americans for the purpose of funding a large federal debt.

Thực tế ít được hiểu rõ này vẫn gây ngạc nhiên là Hiến pháp, không phải hạn chế vay mượn liên bang và thu nhỏ chính phủ, mà thực sự nhằm tạo ra một chính phủ lớn và hùng mạnh có khả năng đánh thuế tất cả những người dân Mỹ để có thể tài trợ nợ liên bang lớn.

Domestic Debt

Although many historians today focus on the Revolutionary War debt to foreign countries, the kind of debt that captivated the founders themselves, and served as one of the main prods to forming a nation, was domestic. It involved multiple tiers of bonds, issued by the wartime Congress and bought by wealthy American investors, who hoped to finance the war in return for tax-free interest payments of 6 percent. The first American financiers, in other words, were also the first American nationalists.

Nợ trong nước

Mặc dù nhiều sử gia ngày nay tập trung vào món nợ từ Chiến tranh Cách mạng đối với nước ngoài, loại thuế có sự hấp dẫn đối với các nhà lập quốc, và được dùng như là một trong những cột trụ chính để hình thành quốc gia, đó là thuế trong nước. Nó bao gồm nhiều tầng lớp trái phiếu, được phát hành bởi Quốc hội thời chiến và được các nhà đầu tư Mỹ giàu có mua, những người hi vọng tài trợ chiến tranh để đổi lấy các khoản lãi suất 6% được hưởng mà không phải chịu thuế. Nói cách khác, những nhà tư bản tài chính Mỹ đầu tiên cũng là những người theo chủ nghĩa dân tộc Mỹ.

Both the young Alexander Hamilton (savviest of the founders regarding finance) and his mentor Robert Morris (the wartime Congress’s superintendent of finance and America’s first central banker) believed that a domestic debt, supported by federal taxes collected from all the states, would unify the country. It would concentrate wealth, and yoke that wealth to a consolidated government. The goal was a nation capable of grand projects -- ultimately an economic empire to compete with England’s.

Cả Alexander Hamilton trẻ tuổi (người hiểu biết nhất về vấn đề tài chính trong số những nhà lập quốc) và cố vấn của ông là Robert Morris (người phụ trách tài chính của Quốc hội thời chiến và chủ ngân hàng trung ương đầu tiên của Mỹ) tin rằng nợ trong nước, được hậu thuẫn bởi thuế liên bang thu từ tất cả các bang, sẽ thống nhất đất nước. Nó sẽ tập trung sự giàu có, và liên kết sự giàu có này với một chính phủ hợp nhất. Mục tiêu là một quốc gia có khả năng thực hiện những dự án vĩ đại - nhằm mục tiêu tối thượng là một cường quốc kinh tế để cạnh tranh được với nền kinh tế Anh quốc.

Other famous founders worked with Morris and Hamilton in building nationhood around the public debt. James Madison, who became Hamilton’s political enemy in the 1790s, was among his closest allies for nationalism in the 1780s. Madison’s famous “Federalist No. 10” conveys a horror of default on the domestic debt as deep as anything ever expressed by Hamilton.

Các nhà lập quốc nổi tiếng khác cộng tác với Morris và Hamilton trong việc xây dựng tính quốc gia xung quanh nợ công. James Madison, người sau này trở thành đối thủ chính trị của Hamilton vào những năm 1790, là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông về vấn đề chủ nghĩa dân tộc trong những năm 1780. Bài luận 'Lập chế độ liên bang số 10' nổi tiếng của Madison, truyền đạt viễn cảnh khủng khiếp nếu vỡ nợ nợ trong nước, cũng uyên bác như bất kì bài nào từng được Hamilton trình bày.

In letters written before the Constitutional Convention to George Washington, another supporter of sustaining federal debt via taxes, Madison made clear the nationalists’ shared desire to shore up public credit by throwing out the Articles of Confederation and forming a nation. Edmund Randolph opened the convention by charging the delegates to redress the country’s failure to fund -- not pay off, fund -- the public debt by creating a national government with the power to do so.

Trong các bức thư được viết cho George Washington trước Hội nghị Lập hiến, một người ủng hộ duy trì nợ liên bang thông qua thuế khác, Madison, làm rõ khát vọng chung của những người dân tộc chủ nghĩa nhằm vực dậy tín dụng công, bằng cách đưa ra Điều lệ Liên bang và hình thành nhà nước. Edmund Randolph khai mạc Hội nghị bằng việc giao các đại biểu việc giải quyết thất bại của đất nước trong vấn đề tài trợ (không phải là trả nợ) nợ công bằng việc tạo ra chính phủ quốc gia với quyền lực để làm được việc này.

Economic Radicals

Still, there’s a problem for today’s liberals who might hope to cite the real U.S. fiscal history in opposing a “constitutional conservative” rationale for threatening national default. The founding alliance that made federal debt a supporter of nationhood, and nationhood a supporter of federal debt, came about in direct opposition to a radically egalitarian, communitarian movement that is in many ways the intellectual antecedent of modern social-contract liberalism.


Các nhà cấp tiến kinh tế

Tuy nhiên, vẫn tồn tại vấn đề đối với những người theo chủ nghĩa Tự do ngày nay, những người hy vọng nhắc lại lịch sử tài khóa thật sự của nước Mỹ để phản đối lập luận 'bảo thủ hiến pháp' về đe dọa vỡ nợ quốc gia. Mối liên kết khi hình thành đất nước mà thuế liên bang ủng hộ tính quốc gia, và tính quốc gia ủng hộ nợ liên bang, ngược hẳn với phong trào theo chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa quân bình cấp tiến mà trong nhiều cách thức là tiền đề trí tuệ của chủ nghĩa tự do khế ước xã hội hiện đại.

The radicals of that movement -- evinced in episodes such as Shays’ Rebellion -- wanted to devalue the merchant class’s crushing loans to ordinary people; disconnect bondholders and bankers from government; prevent widespread foreclosures; more tightly regulate business; and disseminate, rather than concentrate, American wealth.

Những người cấp tiến của phong trào này - chứng tỏ trong các tập phim như Cuộc nổi loạn của Shays - muốn phá giá các món nợ kiệt quệ của tầng lớp lái buôn đối với những người bình thường; phá vỡ liên kết giữa những người nắm giữ trái phiếu và chủ ngân hàng khỏi chính phủ; ngăn chặn các vụ tịch thu nhà tràn lan; điều tiết chặt chẽ hơn nữa việc kinh doanh; và phân tán, chứ không phải là tập trung, sự giàu có của nước Mỹ.

Default on the national debt was a horrifying prospect to the founders, but not because they thought it would damage ordinary people’s economic conditions. They knew default would demolish the political alliance between wealth and government that the nation’s founding had depended on. It was those early economic radicals the nation was formed to suppress.

Sự vỡ nợ quốc gia là một triển vọng đáng sợ đối với các nhà lập quốc, nhưng không phải bởi vì họ nghĩ rằng nó sẽ phá hoại các điều kiện kinh tế của người dân bình thường, mà họ biết rằng vỡ nợ sẽ phá hủy mối liên minh chính trị giữa sự giàu có và chính phủ mà sự hình thành quốc gia đã dựa vào đó. Nhà nước được hình thành để đàn áp chính những nhà cấp tiến kinh tế ban đầu đó


To debate today’s fiscal issues usefully might entail both sides’ acknowledging the less edifying elements of our founding period -- and moving beyond fantasies about what the founders supposedly would have wanted.

Để thảo luận các vấn đề tài khóa ngày nay một cách hữu ích có lẽ cần sự thừa nhận của cả hai bên về các yếu tố ít rõ ràng hơn về thời kỳ lập quốc của chúng ta - và vượt ra ngoài những ảo tưởng về những mong muốn giả định của các nhà lập quốc.

(William Hogeland’s most recent book is “Founding Finance: How Debt, Speculation, Foreclosures, Protests, and Crackdowns Made Us a Nation.” The opinions expressed are his own.)
(Sách mới nhất của tác giả William Hogeland là "Tài chính lập quốc: Nợ, đầu cơ, tịch biên, biểu tình và đàn áp đã hình thành nước Mỹ như thế nào" - "Founding Finance: How Debt, Speculation, Foreclosures, Protests, and Crackdowns Made Us a Nation.")


Translated by




Piracy and Fraud Propelled the U.S. Industrial Revolution Ăn cắp bản quyền và gian lận thương mại thúc đẩy cách mạng công nghiệp nước Mỹ





Francis Cabot Lowell's industrial empire was built, in part, on stolen intellectual property. Source: Library of Congress Prints and Photographs Division

Đế chế công nghiệp của Francis Cabot Lowell được xây dựng, một phần, dựa trên ăn cắp tài sản trí tuệ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Piracy and Fraud Propelled the U.S. Industrial Revolution

Ăn cắp bản quyền và gian lận thương mại thúc đẩy cách mạng công nghiệp nước Mỹ


By Peter Andreas
Bloomberg
Feb 1, 2013
Peter Andreas
Bloomberg
1/2/2013


Although typically glossed over in high-school textbooks, as a young and newly industrializing nation the U.S. aggressively engaged in the kind of intellectual-property theft it now insists other countries prohibit.

Mặc dù thường được che đậy trong các sách giáo khoa trung học, khi còn là quốc gia non trẻ và mới công nghiệp hóa, nước Mỹ đã tích cực chủ động trong việc ăn cắp tài sản trí tuệ mà ngày nay nước này vẫn kiên quyết yêu cầu các nước khác cấm (hành vi ăn cắp đó).

In other words, the U.S. government’s message to China and other nations today is “Do as I say, not as I did.”

Hay nói cách khác, thông điệp của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc và các quốc gia khác ngày nay là "Làm như tao nói, đừng làm như tao đã làm".

In its adolescent years, the U.S. was a hotbed of intellectual piracy and technology smuggling, particularly in the textile industry, acquiring both machines and skilled machinists in violation of British export and emigration laws. Only after it had become a mature industrial power did the country vigorously campaign for intellectual-property protection.

Trong những năm non trẻ của mình, nước Mỹ là hang ổ ăn cắp bản quyền và buôn lậu công nghệ, đặc biệt là trong ngành dệt may, mua cả máy móc và các thợ máy lành nghề mà vi phạm luật xuất khẩu và di cư của nước Anh. Chỉ sau khi trở thành cường quốc công nghiệp trưởng thành, nước Mỹ mới có các chiến dịch mạnh mẽ yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

The U.S. emerged from the Revolutionary War acutely aware of Europe’s technological superiority. It aspired to catch up and rapidly close the technology gap. The prevailing hope was that the acquisition of new industrial technologies from abroad would help solve the country’s chronic labor shortage and enhance its self-sufficiency and competitiveness.

Nước Mỹ nổi lên từ Chiến tranh Cách mạng nhận thức sâu sắc được tính ưu việt công nghệ của châu Âu. Nó khao khát bắt kịp và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách công nghệ. Hi vọng phổ biến là việc mua những công nghệ công nghiệp mới từ nước ngoài sẽ góp phần giải quyết việc thiếu hụt lao động kinh niên của đất nước và tăng cường tính tự chủ cũng như khả năng cạnh tranh.

As the Pennsylvania Gazette put it in 1788: “Machines appear to be objects of immense consequence to this country.” It was therefore appropriate to “borrow of Europe their inventions.” “Borrow,” of course, really meant “steal,” since there was certainly no intention of giving the inventions back.

Như báo Pennsylvania Gazette đưa tin vào năm 1788: "Các máy móc dường như có tầm quan trọng lớn đối với đất nước." Do đó, việc "mượn các phát minh của châu Âu" là thích hợp. Tất nhiên, "mượn" ở đây thật sự nghĩa là "ăn cắp", bởi vì hiển nhiên là không hề có ý định trả lại các phát minh này.

Hamilton’s Manifesto

The most candid mission statement in this regard was Alexander Hamilton’s “Report on Manufactures,” submitted to Congress in December 1791. “To procure all such machines as are known in any part of Europe can only require a proper provision and due pains,” Hamilton wrote. “The knowledge of several of the most important of them is already possessed. The preparation of them here is, in most cases, practicable on nearly equal terms.”

Bản tuyên ngôn của Hamilton

Thông báo sứ mệnh thật thà nhất liên quan đến vấn đề này là 'Báo cáo công nghiệp' (Report on Manufactures) của Alexander Hamilton, trình lên Quốc hội vào tháng 12 năm 1791. 'Để mua tất cả các máy như được biết đến ở bất kì đâu ở châu Âu chỉ có thể yêu cầu một điều khoản thích hợp và những đau đớn thích đáng,' Hamilton viết. 'Kiến thức về một vài máy móc quan trọng nhất đã được sở hữu. Trong hầu hết các trường hợp, sự chuẩn bị của những máy móc này ở đây là thực hiện được trong những điều kiện gần như tương tự.'

Notice that Hamilton wasn’t urging the development of indigenous inventions to compete with Europe but rather the direct procurement of European technologies through “proper provision and due pains” -- meaning, breaking the laws of other countries. As the report acknowledged, most manufacturing nations “prohibit, under severe penalties, the exportation of implements and machines, which they have either invented or improved.” At least part of the “Report on Manufactures” can therefore be read as a manifesto calling for state-sponsored theft and smuggling.

Chú ý rằng Hamilton không hề thúc giục sự phát triển các phát minh bản xứ để cạnh tranh, mà thay vào đó là mua trực tiếp công nghệ của châu Âu thông qua 'điều khoản thích hợp và những đau đớn thích đáng' - có nghĩa là, vi phạm luật lệ của các nước khác. Như báo cáo đã thừa nhận, hầu hết các quốc gia công nghiệp 'cấm, thông qua trừng phạt nghiêm khắc, việc xuất khẩu công cụ và máy móc được họ phát minh và cải tiến.' Ít nhất một phần của 'Báo cáo công nghiệp' do đó có thể được coi là bản tuyên ngôn kêu gọi sự ăn cắp và buôn lậu dưới sự bảo trợ của nhà nước.

The first U.S. Patent Act encouraged this policy. Although the law safeguarded domestic inventors, it didn’t extend the same courtesy to foreign ones -- they couldn’t obtain a U.S. patent on an invention they had previously patented in Europe. In practice, this meant one could steal a foreign invention, smuggle it to the U.S., and develop it for domestic commercial applications without fear of legal reprisal.

Luật Bằng sáng chế Mỹ đầu tiên khuyến khích chính sách này. Mặ dù luật bảo vệ các nhà phát minh trong nước, luật không dành phần tương tự đối với các nhà phát minh nước ngoài - họ không thể có được bằng sáng chế Mỹ đối với các phát minh họ đã được đăng ký ở châu Âu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là một ai đó có thể ăn cắp phát minh nước ngoài, buôn lậu vào nước Mỹ, và phát triển nó cho các ứng dụng thương mại nội địa mà không phải sợ bị trả đũa pháp lý.

The most important limitation to smuggling machines was that they were useless unless one knew how to use them. After all, they didn’t come with instructions. Thus, almost as important as the machines themselves were machinists from the British Isles who knew how to operate them. British emigration laws prohibited the departure of skilled machinists, but thousands still made the clandestine crossing to the U.S.

Hạn chế quan trọng nhất đối với buôn lậu máy móc là những máy móc này sẽ vô ích nếu không có ai đó biết cách sử dụng chúng, vì không có hướng dẫn. Vì vậy, cũng không kém phần quan trọng như các máy móc, là các thợ máy từ quần đảo Vương quốc Anh biết cách vận hành những máy móc này. Luật di cư Vương quốc Anh cấm các thợ máy lành nghề bỏ nước, nhưng hàng nghìn người vẫn bí mật đến nước Mỹ.
Remarkable Espionage

The most celebrated was Samuel Slater. Slater had worked his way up from a teenage apprentice to middle management at the Jedediah Strutt mills in Milford, England. Enticed by stories of opportunity and success in America, he pretended to be a non- skilled laborer and boarded a U.S.-bound ship in 1789. Leaving tools, machines, models and drawings behind, all he brought with him was his memory.

Các vụ gián điệp nổi bật

Nổi tiếng nhất là Samuel Slater. Slater đã đi từ một anh thợ học việc lên đến chức quản lý cấp trung tại nhà máy Jedediah Strutt ở Milford, nước Anh. Hấp dẫn bởi các câu chuyện về cơ hội và thành công ở nước Mỹ, ông giả vờ là một lao động giản đơn và lên tàu đi Mỹ vào năm 1789. Để lại sau lưng dụng cụ, máy móc, mô hình và các bản vẽ, tất cả những gì ông mang theo chỉ là trí nhớ.

Meanwhile, in Rhode Island, the industrialist Moses Brown was looking for someone to figure out how to use the spinning machines he had illicitly imported. Slater took on the job and moved to Pawtucket. Brown’s smuggled machines proved inoperable, but Slater was able to cannibalize them for parts and build his own. Soon, Slater-style mills were proliferating, and New England cloth manufacturing increased 50-fold from 1805 to 1815.

Trong khi đó, ở Rhode Island, nhà tư bản công nghiệp Moses Brown đang tìm kiếm ai đó có thể biết  làm thế nào để sử dụng máy quay sợi mà ông vừa nhập lậu. Slater nhận việc và chuyển đến Pawtucket. Các máy móc được nhập lậu của Brown không vận hành được, nhưng Slater đã tháo dỡ các bộ phận và làm thành máy của riêng mình. Chẳng bao lâu sau, các nhà máy kiểu Slater sinh sôi nảy nở và sản lượng vải New England tăng gấp 50 lần từ năm 1805 đến năm 1815.

But it was Boston businessman Francis Cabot Lowell who truly transformed New England textile manufacturing into an internationally competitive factory system. And he did so, in large part, by pulling off the most remarkable case of industrial espionage in American history.

Nhưng chính doanh nhân Francis Cabot Lowell ở Boston là người đã biến đổi thật sự ngành công nghiệp dệt may của New England thành hệ thống nhà máy cạnh tranh quốc tế. Và ông làm được như vậy, phần lớn, bằng một vụ gián điệp công nghiệp nổi bất nhất trong lịch sử Mỹ.

Lowell traveled to Britain in 1810 for an extended stay, allegedly for “health reasons.” The wealthy merchant wasn’t considered a rival by local manufacturers and therefore wasn’t treated with suspicion as he toured the Glasgow factories in the spring of 1811. Soon after, he visited other factories to obtain “all possible information” on cotton manufacturing “with a view to the introduction of the improved manufacture in the United States,” as his business partner later recounted.

Lowell đến Vương quốc Anh vào năm 1810 với lí do sức khỏe. Thương lái giàu có này không bị các nhà công nghiệp địa phương coi là đối thủ và vì vậy không nghi ngờ gì khi ông đi du lịch một vòng các nhà máy ở Glasgow vào mùa xuân năm 1811. Không lâu sau đó, ông thăm các nhà máy khác để nắm bắt 'tất cả các thông tin có thể' về sản xuất bông 'với cái nhìn sẽ áp dụng máy móc cải tiến ở Mỹ,' theo như đối tác kinh doanh của ông kể lại.


Lowell’s bags were searched before he returned to the U.S., but the British customs agents came up empty-handed. Lowell, who had majored in mathematics at Harvard University and had an exceptional memory, used his mind to smuggle out British industrial secrets.

Các túi của Lowell bị kiểm tra trước khi trở về Mỹ, nhưng các viên chức hải quan Vương quốc Anh đã ra về tay không. Lowell, người theo học toán học tại trường Đại học Havard và có trí nhớ tuyệt vời, sử dụng bộ óc của mình để 'buôn lậu' các bí mật công nghiệp Vương quốc Anh.

Lowell’s Transformation

With the assistance of mechanical expert Paul Moody, Lowell reproduced and even improved on the original models. Backed by his newly formed Boston Manufacturing Co., he opened his first cotton mill in Waltham, Massachusetts, in 1813. It was the first in the country to bring together all phases of the textile- production process -- from carding and spinning to weaving and dressing -- under one roof.

Sự biến đổi của Lowell

Với sự trợ giúp của chuyên gia cơ khí Paul Moody, Lowell đã tái tạo và thậm chí cải tiến các mô hình ban đầu. Được hỗ trợ bởi Công ty công nghiệp Boston mới thành lập, ông đã mở nhà máy bông đầu tiên ở Waltham, Massachusetts vào năm 1813. Đây là nhà máy đầu tiên ở nước Mỹ mà đã mang tất cả công đoạn của quy trình sản xuất dệt - từ chải và kéo sợi đến dệt và hồ vải dưới một mái nhà.

This all-in-one model was a transformative development in textile manufacturing, ultimately replacing the smaller family- run mill operations and making the American industry competitive with Britain for the first time. This new system also required much larger-scale investment -- exemplified by the development of an entire mill town, appropriately named Lowell.

Mô hình tất cả trong một này là sự phát triển biến đổi toàn diện trong sản xuất dệt may, đã thay thế các nhà máy vận hành bởi các hộ gia đình nhỏ và làm cho ngành công nghiệp Mỹ lần đầu tiên cạnh tranh được với Vương quốc Anh. Hệ thống mới này cũng đòi hỏi sự đầu tư quy mô lớn hơn nhiều - điển hình là sự hình thành toàn bộ thị trấn nhà máy, được đặt tên là Lowell.

England loosened its restrictions in phases from 1824 to 1843. The emigration bans, which cut against growing public support for freedom of movement, were lifted in 1824. While strict controls remained on the export of spinning and weaving machinery, a licensing system was implemented for other industrial equipment.

Nước Anh nới lỏng các hạn chế theo từng giai đoạn từ năm 1824 đến năm 1843. Các lệnh cấm di cư, trái với sự ủng hộ của công chúng ngày càng tăng về tự do di trú, đã được dỡ bỏ vào năm 1824. Trong khi các kiểm soát ngặt nghèo vẫn còn được áp dụng đối với xuất khẩu máy móc kéo sợi và dệt, hệ thống cấp phép được áp dụng đối với các thiết bị công nghiệp khác.


Licensing, in turn, created opportunities for new forms of smuggling: An exporter could receive a license to ship one machine and use it as a cover to ship a different one -- gambling that port inspectors would either not check beyond the paperwork or not be able to tell the difference. Apparently, this practice was sufficiently institutionalized that illicit exporters could even take out insurance to protect against the occasional seizure.

Tuy nhiên, việc cấp phép đến lượt nó lại tạo cơ hội cho các hình thái buôn lậu khác: một nhà xuất khẩu có thể nhận được giấy phép để chở một loại máy và dùng nó để thực sự chở một máy khác - đánh cuộc vào việc các kiểm soát viên hoặc không kiểm tra gì ngoài giấy tờ hoặc không thể phân biệt được sự khác nhau này. Rõ ràng là, thông lệ này đã được thể chế hóa đầy đủ mà một nhà xuất khẩu bất hợp pháp thậm chí có thể lấy bảo hiểm để bảo vệ những vụ bắt giữ thường xuyên.




British export controls were finally repealed in 1843 with the spread of free-trade ideology. By that time, the U.S. had established itself as one of the leading industrial economies in the world -- thanks, in no small part, to the successful evasion of British emigration and export prohibitions.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Vương quốc Anh cuối cùng đã được hủy bỏ vào năm 1843 với sự lan truyền học thuyết thương mại tự do. Vào thời điểm đó, nước Mỹ, đã trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới - một phần không nhỏ, nhờ vào sự né tránh thành công các lệnh cấm xuất khẩu và di trú của Vương quốc Anh.


(Peter Andreas is a professor of political science and the interim director of the Watson Institute for International Studies at Brown University. This essay is adapted from his new book, “Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America.” The opinions expressed are his own.)
(Peter Andreas là giáo sư khoa học chính trị và giám đốc lâm thời Viện Nghiên cứu quốc tế Watson tại Trường đại học Brown. Bài luận này được chuyển thể từ quyển sách mới của ông 'Quốc gia buôn lậu: Buôn bán bất hợp pháp hình thành nước Mỹ như thế nào - "Smuggler Nation: How Illicit Trade Made America.")





Translated by Sơn Phạm


Founding Father of the Quants Was Revolutionary Marxist Ông tổ của các CFA là một nhà cách mạng Marxist





One of the founders of quantitative finance had a curious early influence. Source: Library of Congress Prints and Photographs Division

Một trong những ông tổ của tài chính định lượng có sự ảnh hưởng ban đầu kì lạ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

Founding Father of the Quants Was Revolutionary Marxist

Ông tổ của các CFA là một nhà cách mạng Marxist
By Colin Read
Bloomberg
Jan 16, 2013

Colin Read
Bloomberg
Jan 16/1/2013

One of the more interesting ironies of history is that the man who laid the foundation for modern quantitative finance began his career as a Marxist revolutionary.

Một trong những nghịch lí thú vị của lịch sử là người đặt nền móng cho tài chính định lượng hiện đại bắt đầu sự nghiệp của mình như là một nhà cách mạng Marxist.

Jacob Marschak may not be a household name today, but he inspired a number of financial practitioners and thinkers, from Milton Friedman to Harry Markowitz, and his insights are now the backbone of trading strategies and computer algorithms worldwide.


Jacob Marschak có thể không là cái tên của mọi nhà ngày nay, nhưng ông đã truyền cảm hứng cho một số người hành nghề tài chính và các nhà tư tưởng, từ Milton Friedman đến Harry Markowitz, và những suy nghĩ sâu sắc của ông giờ đây là xương sống của các chiến lược kinh doanh và thuật toán máy tính trên toàn thế giới.

Marschak was born to a Jewish family in Kiev, Ukraine, in 1898. He played a part in the Russian Revolution as a teenager, working as a Menshevik activist. The liberation of Ukraine from the czar’s Russian Empire vaunted Marschak into the position of labor minister of the short-lived independent state of Terek.

Marschak được sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Kiev, Ukraine năm 1898. Ông tham gia Cách mạng Nga khi còn là trẻ vị thành niên, làm việc như là một nhà hoạt động Menshevik. Khi Ukraine được giải phóng khỏi Đế chế Sa hoàng Nga, Marschak nắm chức Bộ trưởng Lao động của Nhà nước độc lập ngắn ngủi Terek.

Within months, the state was absorbed by another region and then subsumed into the Soviet Union. A disillusioned Marschak fled to Germany, where he received training in the Austrian School of free-market economics. He hoped to make a permanent home in Germany, but when the Nazis came to power, the Jewish- radical-turned-Marxist-turned-Austrian-School-economist wisely left the country, moving first to England and then to the U.S., where he joined the New School in New York as part of an anti- fascist University in Exile.

Trong vòng vài tháng, Nhà nước này bị sáp nhập bởi một vùng đất khác và sau đó bị gộp vào Liên bang Xô viết. Marschak bị vỡ mộng bỏ chạy tới Đức, ở đó, ông được đào tạo kinh tế học thị trường tự do trường phái Áo. Ông hi vọng có nhà thường trú ở Đức, nhưng sau đó Đức Quốc xã lên nắm quyền, người Do Thái cấp tiến chuyển thành nhà Marxist rồi chuyển thành nhà kinh tế trường phái Áo này đã khôn ngoan rời đất nước, di cư đến Anh sau đó đến Mỹ, nơi ông gia nhập New School ở New York như là một phần Trường đại học lưu vong chống phát xít.

The Quants

Marschak was but one of a tide of theoretical financiers and economists who flowed into the U.S. as the Nazis came to power in Germany. Some of them gravitated toward the University of Chicago, including Marschak, who became director of the Cowles Commission, an innovative research institute founded by Alfred Cowles III. While there, Marschak inspired a generation of financial theorists who would become known as the “quants.”

Những nhà phân tích định lượng

Marschak là một trong những người thuộc làn sóng các nhà tài chính và kinh tế học lý thuyết đến Mỹ khi Đức quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Một vài trong số họ, đổ về Đại học Chicago, bao gồm cả Marschak, người trở thành Giám đốc Ủy ban Cowles, một viện nghiên cứu sáng tạo được thành lập bởi Alfred Cowles III. Ở đó, Marschak truyền cảm hứng cho một thế hệ những nhà lý thuyết tài chính, những người sau này được biết đến như là những nhà phân tích định lượng.

Before the rise of the quantitative approach, finance was more an art than a science. Practitioners relied on instinct and experience, and theoreticians used rudimentary tools based on expected discounted net income to price securities. Yet there was a recognition that these approaches didn’t properly price uncertainty. And there was an appreciation that one shouldn’t put all eggs in a single basket.

Trước sự nổi lên của phương pháp định lượng, tài chính trở thành một nghệ thuật hơn là khoa học. Những người hành nghề dựa trên bản năng và kinh nghiệm, và các nhà lý luận sử dụng những công cụ thô sơ dựa trên thu nhập thuần chiết khấu kỳ vọng để định giá chứng khoán. Tuy nhiên, có một sự thừa nhận rằng các phương pháp này đã không định giá chính xác sự bất định. Và có sự đánh giá rằng một người không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ.

In 1935, the British economist John Hicks (subsequently a Nobel Prize winner) noted that a prudent investor ought to place some assets in risky enterprises and the remainder in safer investments. Doing so could calibrate a portfolio to better match the investor’s tolerance of risk.

Năm 1935, nhà kinh tế học người Anh, John Hicks (sau này được giải Nobel) lưu ý rằng một nhà đầu tư thận trọng nên đặt một số tài sản vào những doanh nghiệp rủi ro và phần còn lại vào các khoản đầu tư an toàn. Làm như vậy có thể xác định một danh mục đầu tư thích hợp tốt hơn đối với mức độ chịu rủi ro của nhà đầu tư.

This observation was intuitively helpful, but it lacked theoretical guidance. Before an investor can hedge risk, a measure of risk must be created.


Sự quan sát này có ích một cách trực giác, nhưng thiếu hướng dẫn lý thuyết. Trước khi một nhà đầu tư có thể tự bảo hiểm rủi ro, một đo lường rủi ro phải được tính toán.

Marschak proposed a way to do so in his 1938 paper “Money and the Theory of Assets.” He observed that investors, by their nature, anticipate future production and prices. Yet while they try to assess the expected mean of future prices, they must also assess the probability of a range of possible future values and how they may be interrelated.

Marschak đề xuất một phương pháp để làm được điều này trong nghiên cứu năm 1938 'Tiền tệ và Lý thuyết Tài sản' . Ông quan sát thấy các nhà đầu tư, về bản chất, dự đoán sản xuất và giá cả tương lai. Tuy nhiên, khi họ cố gắng định giá trung bình kỳ vọng giá cả tương lai, họ cũng phải tính toán xác suất một khoảng giá trị tương lai có thể có và chúng có thể liên quan đến nhau như thế nào.

Marschak proposed that such expectations could be defined by two parameters: the mean and the coefficient of variation. He deemed the latter to be a measure of risk, which we continue to use today.

Marschak đề xuất rằng những kỳ vọng như vậy có thể được xác định bởi hai thông số (parameter): trung bình và hệ số biến đổi (coefficient of variation). Ông coi thông số sau là đo lường rủi ro, mà chúng ta vẫn còn dùng cho tới ngày nay.

Physicists had for a century used this same methodology to describe means and probabilities. They had developed a way to calculate a mean (or expected) value based on the probabilities of the various possible future outcomes. This was called the first-moment calculation. They also developed a measure of variability by weighting the probability of the square of various outcomes compared with the mean. This second moment is our now-familiar calculation of variance.

Từ một thế kỷ trước, các nhà vật lý đã sử dụng phương pháp luận tương tự để mô tả trung bình và xác suất. Họ đã phát triển một cách để tính toán giá trị trung bình (hay kỳ vọng) dựa trên các xác suất của kết quả tương lai có thể khác nhau. Phương pháp này gọi là tính toán moment đầu tiên (first-moment). Họ cũng phát triển cách đo lường sự biến thiên bằng cách gia quyền (weighting) xác suất bình phương của các độ lệch khác nhau so với giá trị trung bình. Tính toán moment thứ hai này là cách tính phương sai (variance) phổ biến ngày nay.

An Insight

Marschak reasoned that this same mean-variance technique could be applied to asset prices. But he took this natural extension still further: He recognized that there may be a statistical relationship between how one asset varies relative to another. This covariance would eventually act as the basis for the insight of one of Marschak’s best-known students, Harry Markowitz.

Sự hiểu biết thấu đáo

Marschak lý luận rằng chính kỹ thuật trung bình - phương sai này có thể áp dụng cho giá cả tài sản. Nhưng ông đã phát triển ứng dụng tự nhiên này hơn nữa: Ông thừa nhận rằng có mối liên hệ thống kê giữa tài sản này biến đổi so với tài sản khác. Tính hiệp biến này cuối cùng là một yếu tố cơ bản trong sự hiểu biết thấu đáo (insight) của Harry Markowitz, một trong những sinh viên nổi tiếng nhất của Marschak.

Markowitz had been intrigued with the Great Depression-era research of John Burr Williams, who developed the first systematic theory of discounted corporate cash flows. Under Marschak’s guidance, Markowitz realized that although the mean present value of future cash flows is important, so are their variances.


Markowitz từ lâu đã bị hấp dẫn bởi nghiên cứu thời Đại khủng hoảng của John Burr Williams, người đầu tiên phát triển lý thuyết dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp một cách có hệ thống. Dưới sự hướng dẫn của Marschak, Markowitz nhận ra rằng mặc dù giá trị hiện tại trung bình của dòng tiền tương lai là quan trọng, các phương sai của chúng cũng vậy.

This mentor-mentee collaboration soon resulted in Markowitz’s thesis and seminal 1952 paper on modern portfolio theory in the Journal of Finance, titled “Portfolio Selection.” From that point, modern finance theory was born.

Sự hợp tác giữa hai người nhanh chóng cho ra kết quả là luận văn và nghiên cứu năm 1952 của Markowitz về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong Tạp chí Tài chính (Journal of Finance) với tiêu đề 'Lựa chọn danh mục đầu tư' (Portfolio Selection). Kể từ thời điểm đó, lý thuyết tài chính hiện đại đã được ra đời.

Marschak’s paper on money and the theory of assets -- and his other work on market rationality published while he was inspiring the thesis for a young Markowitz -- isn’t well-read among financial theorists or professionals today. However, a reader would easily recognize his analyses. The two-parameter mean-variance approach is now baked into every financial calculator, and into formulas ranging from Markowitz’s market- security line to William Sharpe’s capital-asset pricing model to the Black-Scholes-Merton option-pricing formula. Each of these fundamental formulas in finance assumes that the reward-risk trade-off can be described by only two parameters, just as Marschak proposed in 1938. Marschak’s academic descendants were later awarded Nobel Prizes for work that would have been impossible without him.

Nghiên cứu về tiền tệ và lý thuyết tài sản của Marschak - và các công trình nghiên cứu khác của ông về sự hợp lý của thị trường (market rationality) khi ông truyền cảm hứng cho luận văn của chàng sinh viên trẻ tuổi Markowitz - ngày nay không được đọc nhiều bởi các nhà lý thuyết tài chính hay các chuyên gia. Tuy nhiên, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra các phân tích của ông. Phương pháp trung bình - phương sai hai thông số ngày nay được gắn (baked into) sẵn vào tất cả các máy tính tài chính, và trong các công thức từ đường chứng khoán - thị trường (market- security line) Markowitz đến mô hình định giá tài sản - vốn (capital-asset pricing model) của William Sharpe tới công thức định giá giá trị hợp đồng quyền chọn (option-pricing formula) Black-Scholes-Merton. Mỗi một công thức cơ bản này trong tài chính giả định sự đánh đổi giữa rủi ro - tiền thưởng (reward-risk trade-off) có thể được mô tả chỉ bởi hai thông số, như Marschak đã đề xuất vào năm 1938. Các hậu duệ học thuật của Marschak sau đó được giải Nobel cho những công trình nghiên cứu mà đã có thể không hoàn thành được nếu không có ông.

Marschak, the onetime radical, did indeed end up launching a revolution -- just not the one that Karl Marx had in mind.

Marschak, nhà cấp tiến một thời, cuối cùng đã dấy lên một cuộc cách mạng - nhưng không phải là cuộc cách mạng theo như Karl Marx nghĩ.

(Colin Read is chairman of the finance department at the State University of New York, Plattsburgh. He is the author of the “Great Minds in Finance” series and other finance titles published by Palgrave MacMillan. The opinions expressed are his own.)
(Colin Read là Trưởng khoa tài chính của Trường đại học bang New York, Plattsburgh. Ông là tác giả cuốn sách 'Những bộ óc vĩ đại trong ngành tài chính' - "Great Minds in Finance" và các bài về tài chính khác được xuất bản bởi Palgrave MacMillan.)


Translated by Sơn Phạm



http://www.bloomberg.com/news/2013-01-16/founding-father-of-the-quants-was-revolutionary-marxist-echoes.html