MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, January 14, 2013

The Life of the Party Vận mệnh của Đảng




The Life of the Party

Vận mệnh của Đảng
FOREIGN AFFAIRS
January/February 2013
ESSAY

FOREIGN AFFAIRS
tháng 1/2 năm 2013
TIỂU LUẬN
The Post-Democratic Future Begins in China
ERIC X. LI is a venture capitalist and political scientist in Shanghai.

Tương lai Hậu-Dân chủ manh nha ở Trung Quốc
Eric X. Li là nhà đầu tư mạo hiểm và nhà nghiên cứu chính trị tại Thượng Hải
In November 2012, the Chinese Communist Party (CCP) held its 18th National Congress, setting in motion a once-in-a-decade transfer of power to a new generation of leaders. As expected, Xi Jinping took over as general secretary and will become the president of the People's Republic this March. The turnover was a smooth and well-orchestrated demonstration by a confidently rising superpower. That didn't stop international media and even some Chinese intellectuals, however, from portraying it as a moment of crisis. In an issue that was published before the beginning of the congress, for example, The Economist quoted unnamed scholars at a recent conference as saying that China is "unstable at the grass roots, dejected at the middle strata and out of control at the top." To be sure, months before the handover, the scandal surrounding Bo Xilai, the former party boss of the Chongqing municipality, had shattered the CCP's long-held facade of unity, which had underwritten domestic political stability since the Tiananmen Square upheavals in 1989. To make matters worse, the Chinese economy, which had sustained double-digit GDP growth for two decades, slowed, decelerating for seven straight quarters. China's economic model of rapid industrialization, labor-intensive manufacturing, large-scale government investments in infrastructure, and export growth seemed to have nearly run its course. Some in China and the West have gone so far as to predict the demise of the one-party state, which they allege cannot survive if leading politicians stop delivering economic miracles.

Tháng 11 năm 2012, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức Đại hộ Toàn quốc lần thứ 18, thiết lập động tác một lần trong một thập kỷ chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới của các nhà lãnh đạo. Như dự kiến, ông Tập Cận Bình đã nắm chức tổng bí thư và sẽ trở thành chủ tịch của Cộng hòa Nhân dân trong tháng Ba. Chuyển giao quyền lực đã được tiến hành êm thấm, nhẹ nhàng bởi một siêu cường đang lên đầy tự tin. Tuy nhiên, điều đó không ngăn các phương tiện truyền thông quốc tế và thậm chí cả một số trí thức Trung Quốc mô tả nó như là một thời điểm khủng hoảng. Ví dụ, trong một số báo được xuất bản trước khi bắt đầu Đại hội, tờ Nhà Kinh tế đã dẫn lời học giả giấu tên tại một hội nghị gần đây nói rằng Trung Quốc là "không ổn định ở cấp cơ sở, thất vọng ở tầng lớp trung lưu và ngoài tầm kiểm soát ở tần chóp bu." Điều này chắc chắn là đúng khi, vài tháng trước khi chuyển giao, vụ bê bối xung quanh Bạc Hy Lai, ông cựu bí thư đảng của thành phố Trùng Khánh, đã hé lộ bộ mặt lâu nay có vẻ đoàn kết của ĐCSTQ, vốn đã bảo đảm ổn định chính trị trong nước kể từ cuộc biến động ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989. Vấn đề tồi tệ hơn, khi nền kinh tế Trung Quốc, vốn duy trì tăng trưởng GDP hai con số suốt hai thập kỷ, đã bị chậm lại, giảm xuống còn chỉ 7.4. Mô hình kinh tế công nghiệp hóa nhanh chóng, sản xuất thâm dụng lao động, các khoản đầu tư của chính phủ vào cơ sở hạ tầng quy mô lớn, và tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc dường như đã tới cùng đường. Một số người ở Trung Quốc và phương Tây còn đi xa khi dự đoán sự sụp đổ của nhà nước độc đảng, mà họ cáo buộc không thể tồn tại nếu các chính trị gia hàng đầu ngừng tạo ra các phép lạ kinh tế.


Such pessimism, however, is misplaced. There is no doubt that daunting challenges await Xi. But those who suggest that the CCP will not be able to deal with them fundamentally misread China's politics and the resilience of its governing institutions. Beijing will be able to meet the country's ills with dynamism and resilience, thanks to the CCP's adaptability, system of meritocracy, and legitimacy with the Chinese people. In the next decade, China will continue to rise, not fade. The country's leaders will consolidate the one party model and, in the process, challenge the West's conventional wisdom about political development and the inevitable march toward electoral democracy. In the capital of the Middle Kingdom, the world might witness the birth of a post-democratic future.

Bi quan như vậy, tuy nhiên, là không đúng. Không thể nghi ngờ rằng những thách thức khó khăn đang chờ đợi ông Tập. Tuy nhiên, những người cho rằng rằng ĐCSTQ sẽ không thể đối phó với chúng một cách cơ bản đã nhận định sai chính trị Trung Quốc và khả năng phục hồi của các thể chế cầm quyền. Bắc Kinh sẽ có thể đối phó với những yếu kém của đất nước bằng tính năng động và khả năng phục hồi, nhờ vào khả năng thích ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hệ thống chế độ nhân tài, và tính chính danh của đảng với người dân Trung Quốc. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng, không lụi tàn. Các nhà lãnh đạo của đất nước sẽ củng cố mô hình độc đảng, và trong quá trình này, họ sẽ thách thức sự khôn ngoan thông thường của phương Tây về phát triển chính trị và chắc chắn hướng tới dân chủ thông qua bầu cử. Tại thủ đô của Vương Triều, thế giới có thể chứng kiến ​​sự ra đời của một tương lai hậu dân chủ.

ON-THE-JOB LEARNING
The assertion that one-party rule is inherently incapable of self-correction does not reflect the historical record. During its 63 years in power, the CCP has shown extraordinary adaptability. Since its founding in 1949, the People's Republic has pursued a broad range of economic policies. First, the CCP initiated radical land collectivization in the early 1950s. This was followed by the policies of the Great Leap Forward in the late 1950s and the Cultural Revolution in the late 1960s to mid-1970s. After them came the quasi-privatization of farmland in the early 1970s, Deng Xiaoping's market reforms in the late 1970s, and Jiang Zemin's opening up of the CCP's membership to private businesspeople in the 1990s. The underlying goal has always been economic health, and when a policy did not work-for example, the disastrous Great Leap Forward and Cultural Revolution-China was able to find something that did: for example, Deng's reforms, which catapulted the Chinese economy into the position of second largest in the world.

VỪA LÀM VỪA HỌC HỎI
Sự khẳng định rằng chế độ độc đảng vốn đã không có khả năng tự sửa chữa không phản ánh ghi nhận lịch sử. Trong suốt 63 năm cầm quyền, ĐCSTQ đã thể hiện khả năng thích ứng phi thường. Kể từ khi thành lập vào năm 1949, Cộng hòa Nhân dân đã theo đuổi một loạt các chính sách kinh tế. Đầu tiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tập thể hóa đất đai triệt để trong đầu những năm 1950. Tiếp theo đó là các chính sách của Đại nhảy vọt cuối những năm 1950 và cuộc Cách mạng văn hóa vào cuối những năm 1960 đến giữa những năm 1970. Sau đó là đến nửa tư nhân hóa đất nông nghiệp vào những năm 1970, cải cách thị trường cuối những năm 1970, và việc Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân mở cửa để các thành viên của ĐCSTQ trở thành các doanh nhân tư nhân trong những năm 1990. Mục tiêu cơ bản luôn luôn là sự lành mạnh của nền kinh tế, và khi một chính sách không hiệu quả, ví dụ, các chính sách thảm họa Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa, thì Trung Quốc là có thể tìm thấy cái khác có tác dụng để thay vào: ví dụ, cải cách của Đặng Tiểu Bình đã làm bệ phóng cho nền kinh tế Trung Quốc vào bay vào vị trí lớn thứ hai trên thế giới.

On the institutional front as well, the CCP has not shied away from reform. One example is the introduction in the 1980s and 1990s of term limits for most political positions (and even of age limits, of 68–70, for the party's most senior leadership). Before this, political leaders had been able to use their positions to accumulate power and perpetuate their rules. Mao Zedong was a case in point. He had ended the civil wars that had plagued China and repelled foreign invasions to become the father of modern China. Yet his prolonged rule led to disastrous mistakes, such as the Cultural Revolution. Now, it is nearly impossible for the few at the top to consolidate long-term power. Upward mobility within the party has also increased.

Về bình diện thể chế cũng thế, ĐCSTQ đã không tránh cải cách. Một ví dụ là đưa vào áp dụng vào những năm 1980 và 1990 giới hạn nhiệm kỳ cho hầu hết các vị trí chính trị (và ngay cả giới hạn tuổi, 68-70, lãnh đạo nhất cao cấp của đảng). Trước đó, các nhà lãnh đạo chính trị đã có thể sử dụng vị trí của họ để tập trung quyền lực và duy trì các quy định của họ. Mao Trạch Đông là một trường hợp rõ nhất. Ông đã kết thúc các cuộc nội chiến hoành hành Trung Quốc và đã đẩy lùi xâm lược nước ngoài để trở thành người sáng lập Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, sự trị vì kéo dài của ông ta đã dẫn đến những sai lầm tai hại, chẳng hạn như Cách mạng Văn hóa. Bây giờ, nó gần như là một ít người ở phía trên không thể củng cố quyền lực lâu dài. Thăng tiến trong nội bộ đảng cũng đã tăng lên.

In terms of foreign policy, China has also changed course many times to achieve national greatness. It moved from a close alliance with Moscow in the 1950s to a virtual alliance with the United States in the 1970s and 1980s as it sought to contain the Soviet Union. Today, its pursuit of a more independent foreign policy has once more put it at odds with the United States. But in its ongoing quest for greatness, China is seeking to defy recent historical precedents and rise peacefully, avoiding the militarism that plagued Germany and Japan in the first half of the last century.

Về chính sách đối ngoại, Trung Quốc cũng đã đổi hướng nhiều lần để đạt được tầm vóc vĩ đại của quốc gia. Nó chuyển từ một liên minh chặt chẽ với Moscow trong những năm 1950 thành một đồng minh ảo với Hoa Kỳ trong những năm 1970 và 1980 khi nó tìm cách kìm hãm Liên Xô. Ngày nay, việc theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập hơn một lần nữa đặt nó vào vị trí xung đột với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong khi tiếp tục tìm kiếm địa vị nước lớn, Trung Quốc đang tìm cách thách thức tiền lệ lịch sử gần đây và trổi dậy một cách hòa bình, tránh chủ nghĩa quân phiệt mà đã hoành hành nước Đức và Nhật Bản trong nửa đầu của thế kỷ trước.

As China undergoes its ten-year transition, calls at home and abroad for another round of political reform have increased. One radical camp in China and abroad is urging the party to allow multiparty elections or at least accept formal intraparty factions. In this view, only full-scale adversarial politics can ensure that China gets the leadership it needs. However sincere, these demands all miss a basic fact: the CCP has arguably been one of the most self-reforming political organizations in recent world history. There is no doubt that China's new leaders face a different world than Hu Jintao did when he took over in 2002, but chances are good that Xi's CCP will be able to adapt to and meet whatever new challenges the rapidly changing domestic and international environments pose. In part, that is because the CCP is heavily meritocratic and promotes those with proven experience and capabilities.

Khi Trung Quốc trải qua quá trình chuyển đổi mười năm, những lời kêu gọi trong và ngoài nước về một đợt cải cách chính trị đã tăng lên. Một phe cấp tiến ở Trung Quốc và nước ngoài đang thúc giục đảng cho phép tổ chức bầu cử đa đảng, hoặc ít nhất là chấp nhận các phe phái trong nội bộ chính đảng. Theo quan điểm này, chỉ có chính trị có đối lập đầy đủ mới có thể đảm bảo rằng Trung Quốc tìm được các nhà lãnh đạo cần thiết. Tuy nhiên, thành thực mà nói, tất cả những đòi hỏi đều bỏ lỡ một thực tế cơ bản: ĐCSTQ đã được cho là một trong những tổ chức biết tự cải cách chính trị nhất trong lịch sử thế giới gần đây. Không có gì nghi ngờ rằng lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt với một thế giới khác hơn so với Hồ Cẩm Đào, khi ông lên cầm quyền vào năm 2002, nhưng có cơ hội tốt là ồn Tập của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có thể thích ứng và đáp ứng bất cứ áp đặt nào của các thách thức mới do sự thay đổi nhanh chóng của môi trường trong nước và quốc tế tạo ra. Một phần, đó là vì ĐCSTQ là rất trọng nhân tài và nâng đỡ những người tỏ rõ có kinh nghiệm và khả năng.

MAKING THE GRADE
China watchers in the West have used reports of corruption-compounded by sensational political scandals such as the Bo Xilai affair-to portray the ruling party as incurably diseased. The disease exists, to be sure, but the most important treatment is the party itself. As counterintuitive as it might seem to Westerners, the CCP, whose political preeminence is enshrined in the Chinese constitution, is one of the most meritocratic political institutions in the world.

TIẾN BỘ
Các nhà quan sát Trung Quốc ở phương Tây đã sử dụng các báo cáo về tham nhũng bị phức tạp hóa bởi các vụ bê bối chính trị giật gân như chuyện Bạc Hy Lai để miêu tả, đảng cầm quyền đang mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa. Chắc chắn là bệnh này có thật nhưng điều trị quan trọng nhất là chính bản thân đảng. Có vẻ như trái với trực giác của người phương Tây, ĐCSTQ, mà tính ưu việt chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp Trung Quốc, là một trong những thể chế chính trị trọng nhân tài nhất trên thế giới.

Of the 25 members that made up the pre-18th-Congress Politburo, the highest ruling body of the CCP, only five (the so-called princelings) came from privileged backgrounds. The other 20, including the president, Hu, and the premier, Wen Jiabao, came from middle- or lower-class backgrounds. In the CCP's larger Central Committee, which was made up of more than 300 people, the percentage of people born into wealth and power was even smaller. The vast majority of those in government worked and competed their way through the ranks to the top. Admittedly, the new general secretary, Xi, is the son of a previous party leader. However, an overwhelming number of those who moved up the ranks this past fall had humbler beginnings.

Trong số 25 thành viên Bộ Chính trị trước đại hội 18, cơ quan cầm quyền cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có năm (người gọi là thái tử đảng) nguồn gốc đặc quyền. 20 người kia, bao gồm cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, và Thủ tướng Ôn Gia Bảo, xuất thân từ các tần lớp trung bình hoặc thấp hơn. Trong Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc lớn hơn, bao gồm hơn 300 người, tỷ lệ phần trăm của những người sinh ra giới giàu có và quyền lực thậm chí còn nhỏ hơn. Đại đa số những người trong chính phủ làm việc và cạnh tranh theo các cấp bậc để tiến lên đỉnh cao. Phải thừa nhận rằng, Tổng bí thư mới, ông Tập, là con trai của một lãnh đạo đảng trước kia. Tuy nhiên, một số lượng áp đảo của những người thăng cấp mùa thu vừa qua đều có khởi đầu khiêm tốn.

So how does China ensure meritocracy? At the heart of the story is a powerful institution that is seldom studied in the West, the Organization Department of the CCP. This department carries out an elaborate process of bureaucratic selection, evaluation, and promotion that would be the envy of any corporation. Patronage continues to play a role, but by and large, merit determines who will rise through the ranks.


Vì vậy, làm thế nào để Trung Quốc đảm bảo chế độ nhân tài? Trung tâm của câu chuyện là một thể chế mạnh mẽ mà hiếm khi được nghiên cứu ở phương Tây: Ban Tổ chức của ĐCSTQ. Bộ phận này tiến hành một quá trình công phu để lựa chọn, đánh giá và thăng cấp các chức vụ mà bất kỳ công ty nào cũng phải ghen tị. Bảo trợ tiếp tục đóng một vai trò, nhưng phần lớn, công lao xác định những người sẽ tiến thân qua các cấp bậc.

Every year, the government and its affiliated organizations recruit university graduates into entry-level positions in one of the three state-controlled systems: the civil service, state-owned enterprises, and government-affiliated social organizations such as universities or community programs. Most new recruits enter at the lowest level, or ke yuan. After a few years, the Organization Department reviews their performance and can promote them up through four increasingly elite managerial ranks: fu ke, ke, fu chu, and chu. The range of positions at these levels is wide, covering anything from running the health-care system in a poor village to attracting commercial investment in a city district. Once a year, the Organization Department reviews quantitative performance records for each official in each of these grades; carries out interviews with superiors, peers, and subordinates; and vets personal conduct. Extensive and frequent public opinion surveys are also conducted on questions ranging from satisfaction with the country's general direction to opinions about more mundane and specific local policies. Once the department has gathered a complete dossier on all the candidates, and has confirmed the public's general satisfaction or dissatisfaction with their performances, committees discuss the data and promote winners.

Hàng năm, chính phủ và các tổ chức liên quan tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại học của nó vào vị trí khởi đầu trong một trong ba hệ thống do nhà nước kiểm soát: các dịch vụ dân sự, doanh nghiệp nhà nước, và các tổ chức xã hội thuộc Chính phủ, chẳng hạn như các trường đại học hoặc các chương trình cộng đồng. Hầu hết các tân binh mới gia nhập ở mức lương thấp nhất, hoặc mức khởi điểm. Sau một vài năm, Ban tổ chức đánh giá hiệu suất của họ và có thể thăng cấp cho họ thông qua bốn cấp bậc quản lý  ưu tú: fu ke, ke, fu chu và chu. Phạm vi của các vị trí ở các mức độ này khá rộng, bao gồm từ điều hành hệ thống chăm sóc sức khỏe tại một làng quê nghèo đến thu hút đầu tư thương mại ở một huyện thành phố. Mỗi năm một lần, Ban tổ chức đánh giá thành tích công tác định lượng của mỗi cán bộ theo một trong bốn mức trên, thực hiện các cuộc phỏng vấn với cấp trên, đồng nhiệm và cấp dưới, và đánh giá hạnh kiểm cá nhân. Khảo sát ý kiến ​​công chúng rộng rãi và thường xuyên cũng được tiến hành theo các câu hỏi khác nhau, từ sự hài lòng với phương hướng chung của đất nước đến cho ý kiến ​​về chính sách địa phương sát sao và cụ thể hơn. Sau khi ban này đã thu thập đầy đủ hồ sơ về tất cả các ứng cử viên, và đã khẳng định sự hài lòng của công chúng nói chung hoặc không hài lòng với màn thành tích công tác của họ, các ủy ban thảo luận về dữ liệu và thăng cấp cho người chiến thắng.

After this stage, public employees' paths diverge, and individuals can be rotated through and out of all three tracks (the civil service, state-owned enterprises, and social organizations). An official might start out working on economic policy and then move to a job dealing with political or social issues. He or she could go from a traditional government position to a managerial role in a state-owned enterprise or a university. In many cases, the Organization Department will also send a large number of promising officials abroad to learn best practices around the world. The likes of Harvard University's Kennedy School of Government and the National University of Singapore regularly host Chinese officials in their training programs.

Sau giai đoạn này, 'con đường công chức phân kỳ, và các cá nhân có thể được luân chuyển qua cả ba lãnh vực (dịch vụ dân sự, doanh nghiệp nhà nước, và các tổ chức xã hội). Một quan chức có thể bắt đầu làm việc về chính sách kinh tế và sau đó chuyển sang công việc giải quyết các vấn đề chính trị hay xã hội. Người này có thể đi từ một vị trí truyền thống trong chính phủ với vai trò quản lý trong một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc một trường đại học. Trong nhiều trường hợp, Ban tổ chức cũng sẽ gửi một số lượng lớn các quan chức có tiềm năng hứa hẹn ra nước ngoài để tìm hiểu các hoạt động tốt nhất trên thế giới. Các trường như Chính phủ học Kennedy thuộc Đại học Harvard và Đại học Quốc gia Singapore thường xuyên có các quan chức Trung Quốc trong các chương trình đào tạo của họ.

Over time, the most successful workers are promoted again, to what are known as the fu ju and ju levels, at which point a typical assignment is to manage districts with populations in the millions or companies with hundreds of millions of dollars in revenues. To get a sense of how rigorous the selection process is, in 2012, there were 900,000 officials at the fu ke and ke levels and 600,000 at the fu chu and chu levels. There were only 40,000 at the fu ju and ju levels.

Theo thời gian, các nhân viên thành công nhất được thăng tiến lần nữa tới các mức ju fu và ju, mà ở mức này một nhiệm vụ điển hình là quản lý các huyện với dân số hàng triệu người hoặc các công ty với doanh thu hàng trăm triệu đô la. Để có được một hình dung về quá trình lựa chọn khắt khe như thế nào, hãy xem  năm 2012, có 900.000 quan chức tại mức ke fu và ke  và 600.000 chu fu và chu. Chỉ có 40.000 ở mức ju fu và ju.
After the ju level, a very talented few move up several more ranks and eventually make it to the party's Central Committee. The entire process could take two to three decades, and most of those who make it to the top have had managerial experience in just about every sector of Chinese society. Indeed, of the 25 Politburo members before the 18th Party Congress, 19 had run provinces larger than most countries in the world and ministries with budgets higher than that of the average nation's government. A person with Barack Obama's pre-presidential professional experience would not even be the manager of a small county in China's system.

Sau khi mức ju, một vài người rất tài năng leo lên nhiều cấp và cuối cùng tìm đường vào Ủy ban Trung ương đảng. Toàn bộ quá trình có thể mất 2-3 thập kỷ, và hầu hết những người đạt đến đỉnh cao đã có kinh nghiệm quản lý hầu như trong mọi lĩnh vực của xã hội Trung Quốc. Thật vậy, trong số 25 thành viên Bộ Chính trị trước khi Đại hội Đảng 18, 19 đã từng lãnh đạo các tỉnh lớn hơn so với hầu hết các nước trên thế giới và các Bộ, với ngân sách cao hơn ngân sách của chính phủ các quốc gia trung bình. Một người với kinh nghiệm chuyên môn như của Barack Obama trước khi làm tổng thống hẳn sẽ không làm được người quản lý của một quận nhỏ trong hệ thống của Trung Quốc.

Xi's career path is illustrative. Over the course of 30 years, Xi rose from being a fu ke level deputy county chief in a poor village to party secretary of Shanghai and a member of the Politburo. By the time he made it to the top, Xi had already managed areas with total populations of over 150 million and combined GDPs of more than $1.5 trillion. His career demonstrates that meritocracy drives Chinese politics and that those who end up leading the country have proven records.

Con đường sự nghiệp của ông Tập một đẫn chứng minh họa. Trong suốt 30 năm, ông Tập thăng tiến từ mức ke fu Phó huyện trưởng trong một làng nghèo tới Bí thư Thượng Hải và là một thành viên của Bộ Chính trị. Trước khi ông đạt đến đỉnh cao, ông đã quản lý khu vực có dân số tổng cộng hơn 150 triệu và tổng GDP hơn 1,5 nghìn tỷ USD. Sự nghiệp của ông thể hiện rằng chế độ nhân tài đã thúc đẩy chính trị Trung Quốc và rằng những người lãnh đạo đất nước đều có thành tích đã được chứng minh.

INNOVATE OR STAGNATE

China's centralized meritocracy also fosters government entrepreneurship. The practice of conducting top-down policy experiments in select locales and expanding the successful ones nationwide is well documented. The best-known example is Deng's creation of "special economic zones" in the 1980s. The first such zone was in Shenzhen. The district was encouraged to operate under market principles rather than the dictates of central planners. Shenzhen's economy grew rapidly, which prompted the central government to replicate the program in the cities of Zhuhai and Shantou, in Guangdong Province; Xiamen, in Fujian Province; and throughout Hainan Province.

ĐI MỚI HAY TRÌ TR

Chế độ nhân tài tập trung của Trung Quốc cũng thúc đẩy tinh thần kinh doanh của chính phủ. Việc thực hành tiến hành thí nghiệm chính sách từ trên xuống dưới trong địa phương lựa chọn rồi nhân rộng những thành công ra trên toàn quốc cũng là đã được đúc rút tốt. Ví dụ nổi tiếng nhất là Đặng Tiểu Bình đã tạo ra các "đặc khu kinh tế" trong những năm 1980. Vùng đầu tiên tại Thâm Quyến. Huyện này đã được khuyến khích để hoạt động theo nguyên tắc thị trường chứ không phải là mệnh lệnh của người lập kế hoạch. Kinh tế Thâm Quyến đã tăng trưởng nhanh chóng, khiến chính quyền trung ương phải nhân rộng chương trình này tại các thành phố Chu Hải và Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, và trên toàn tỉnh Hải Nam.

There are also thousands of policy experiments that rise up from the local level. The competitive government job market gives capable local officials incentives to take risks and differentiate themselves from the pack. Among the 2,326 party representatives who attended the 18th Party Congress, one such standout was Qiu He, who is vice party secretary of Yunnan Province. At the congress, Qiu was selected as an alternate member of the Central Committee, putting the 55-year-old maverick near the top of the nation's political establishment. Qiu is the ultimate political entrepreneur. Born into poverty in rural China, Qiu watched two of his eight siblings die of childhood illness and malnutrition. After taking the national college entrance exam, China's great equalizer, he was able to attend university. When he entered the work force, he held several low-level civil service jobs before being appointed party secretary of Shuyang County, in northern Jiangsu Province, in the 1990s. With a peasant population of 1.7 million and an annual per capita GDP of only $250 (less than one-fifth the national average), Shuyang was one of the poorest rural areas in the country. The county also suffered from the worst crime rate in the region and endemic government corruption.

Ngoài ra còn có hàng ngàn chính sách thí điểm xuất phát từ cấp địa phương. Thị trường việc làm của Chính phủ cạnh tranh khuyến khích các quan chức địa phương có năng lực chấp nhận rủi ro và phân biệt mình với các đồng nghiệp khác. Trong số 2.326 đại biểu tham dự Đại hội Đảng lần thứ 18, một trong những người nổi bật là Qiu He, phó bí thư đảng ủy  tỉnh Vân Nam. Tại Đại hội, Qiu đã được chọn làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, khiến người đàn ông 55 tuổi này ngấp nghé ban lãnh đạo chính trị của quốc gia. Qiu là doanh nhân làm chính trị có tiếng. Sinh ra trong nghèo đói ở nông thôn Trung Quốc, Qiu đã chứng kiến hai trong tám anh chị em ruột của mình chết vì bệnh tật và suy dinh dưỡng thời thơ ấu. Sau khi tham dự kỳ thi vào đại học quốc gia, thước đo quan trọng của Trung Quốc, ông đã có thể theo học đại học. Khi ông bước vào lực lượng lao động, ông giữ các chức vụ cấp thấp trong dịch vụ dân sự trước khi được bổ nhiệm làm bí thư đảng vùng Shuyang, ở phía bắc tỉnh Giang Tô, trong những năm 1990. Với dân số nông dân của 1,7 triệu và GDP bình quân đầu người hàng năm chỉ có $ 250 (ít hơn một phần năm mức trung bình của cả nước), Shuyang là một trong những khu vực nông thôn nghèo nhất trong cả nước. Vùng này cũng có tỷ lệ tội phạm tồi tệ nhất trong khu vực và tham nhũng lan tràn trong chính quyền.

còn tiếp

The End of the CCP’s Resilient Authoritarianism?





The End of the CCP’s Resilient Authoritarianism?
A Tripartite Assessment of Shifting Power in China*
Hồi kết cho chế độ chuyên chế dẻo dai của ĐCSTQ
Đánh giá tam phân về thay đổi quyền lực ở Trung Quốc*

By Cheng Li
Lý Thành

Abstract
This essay challenges the widely held view of the CCP’s purported “resilient authoritarianism,” which asserts that China’s one-party political system is able to enhance the state capacity to govern effectively through institutional adaptations and policy adjustments. An analysis of the recent and still unfolding Bo Xilai crisis reveals the flaws in China’s political system, including nepotism and patron–client ties in the selection of leaders, rampant corruption, the growing oligarchic power of state-owned enterprises, elites’ contempt for the law and the potential failure to broker deals between competing factions in the Party leadership. The essay argues that the CCP’s “authoritarian resilience” is a stagnant system, both conceptually and empirically, because it resists much-needed democratic changes in the country.

Tóm tắt
Tiểu luận này thách thức quan điểm đang thịnh hành về cái được xem là “chế độ chuyên quyền dẻo dai”của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Quan điểm này khẳng định rằng hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc có khả năng củng cố năng lực đất nước nhằm quản trị có hiệu quả xã hội thông qua những thích ứng về định chế và điều chỉnh chính sách. Những phân tích cuộc khủng hoảng gần đây vẫn còn tiếp tục được tiết lộ ra về Bạc Hi Lai cho thấy các vết nhơ trong hệ thống chính trị Trung Quốc, đó là tình trạng dung túng người thân và phe cánh cùng những mối liên kết kiểu bảo trợ - đỡ đầu trong quá trình lựa chọn các nhà lãnh đạo; tham nhũng tràn lan, sự lũng đoạn quyền lực chính trị bởi một nhóm quan chức cấp cao ở các công ty thuộc sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sự coi thường pháp luật của giới chóp bu và thất bại tiềm tàng trong các thỏa thuận mặc cả giữa các phe phái cạnh tranh lẫn nhau trong hàng ngũ lãnh đạo đảng. Bài tiểu luận cho thấy rằng “chế độ chuyên quyền bền bỉ, dẻo dai”của Đảng Cộng sản Trung Quốc thực ra chỉ là một hệ thống trì trệ xét cả trên lý luận và thực tiễn bởi lẽ, hệ thống này chống đối lại những thay đổi mang tính dân chủ rất cần thiết ở quốc gia này.

The problems of the resilient authoritarianism thesis is traceable to the monolithic conceptualizing of China – the failure to appreciate seemingly paradoxical transformative trends in the country, which this essay characterizes as three paralleled developments, namely, 1) weak leaders, strong factions; 2) weak government, strong interest groups; and 3) weak Party, strong country. One should not confuse China’s national resilience (in terms of the emerging middle class, new interest group politics, and dynamic society) with the CCP’s capacity and legitimacy to rule the country.

Luận điểm về chế độ độc đoán chuyên quyền có tính dẻo dai có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng Trung Quốc là một thể thống nhất vững chắc đang đặt ra những vấn đề liên quan tới sự thất bại của nó trong việc đánh giá các xu hướng thay đổi dường như có tính nghịch lý ở quốc gia này. Trong bài này, những nghịch lý ấy được khắc họa bởi ba quá trình phát triển song song, đó là: (1) Lãnh đạo yếu, phe phái mạnh, (2) Chính phủ yếu, nhóm lợi ích mạnh, và (3) Đảng yếu, quốc gia mạnh. Không nên nhầm lẫn tính dẻo dai của nướcTrung Hoa (căn cứ vào vị thế của giới trung lưu đang hình thành, sự xuất hiện chính trị của các nhóm lợi ích mới, và tính năng động của toàn xã hội) với năng lực và tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc điều hành đất nước.

The essay concludes that if the CCP intends to regain the public’s confidence and avoid a bottom-up revolution, it must abandon the notion of “authoritarian
resilience” and embrace a systematic democratic transition with bold steps towards intra-Party elections, judicial independence and a gradual opening of the mainstream media.

Bài này kết luận rằng nếu muốn lấy lại lòng tin của quần chúng và tránh một cuộc cách mạng hướng từ dưới lên thì ĐCSTQ phải từ bỏ ý tưởng về một “chế độ chuyên quyền dẻo dai,”đồng thời đi theo đường lối chuyển đổi dân chủ một cách có hệ thống với những bước đi dũng cảm về hướng bầu cử dân chủ trong nội bộ đảng, thiết lập sự độc lập của tòa án và dần dần mở cửa cho truyền thông chủ đạo

* The author thanks Chris Bramall, Eve Cary, Jordan Lee and John Langdon for suggesting ways in
which to clarify the article.
† Brookings. Email: cli@brookings.edu
*Tác giả xin cảm ơn Chris Bramal, Eve Cary, Jordan
Langdon về những tư vấn làm sáng tỏ nhiều khía cạnh của bài báo.
 Cheng Li, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Viện Brookings.
Washing ton. Email: cli@brookings.edu

If there is one recurring mistake that the international community makes when analysing present-day China, it is to describe the world’s most populous and rapidly changing country in monolithic terms. Many commentators fail to draw a distinction between China’s ruling elite and Chinese society when they assess the current status and future trajectory of Chinese politics.1

Nếu có một sai lầm mà cộng đồng quốc tế thường gặp khi phân tích Trung Quốc ngày nay thì đó chính là ở cách mô tả quốc gia đông dân và đang chuyển đổi nhanh nhất hành tinh này qua những ý niệm đơn thể. Khi đánh giá hiện trạng và quỹ đạo tương lai của nền chính trị Trung Quốc, nhiều nhà bình luận đã không thấy cái khác biệt giữa giới tinh hoa lãnh đạo Trung Quốc với xã hội Trung Quốc.1

1 Perry Link, a long-time critic of the Chinese authorities, recently made a strong and valid critique of some American experts on China for their use of the terms “China” or “the Chinese” to “refer exclusively to elite circles” of the Chinese Communist Party. Link warned that allowing “China” to represent
only a small elite “is dangerous in that it adumbrates nearly a fifth of the world’s population. It also prevents a square consideration of how long the regime will last” (2012, 27). Interestingly, Gordon Chang, another well-known critic of  the CCP leadership, has continued to predict “the coming collapse of China,” while primarily referring to the potential fall of the CCP (2011). For an earlier version of his thesis, see Chang 2001.

1 Perry Link, một người đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc nhiều năm, mới đây đã phê phán mạnh mẽ và có cơ sở việc một số chuyên gia Mỹ nghiên cứu Trung Quốc thường sử dụng thuật ngữ “Trung Quốc”hoặc “người Trung Quốc”để “chỉ nói về giới tinh hoa”trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Link cảnh báo rằng dùng từ “Trung Quốc”để chỉ một “nhóm tinh hoa nhỏ” là điều nguy hiểm vì nó che khuất gần 1/5 dân số toàn cầu và ngăn cản cách đánh giá đúng đắn về việc chế độ còn tồn tại được bao lâu nữa”(2012, 27). Cũng hay là Gordon Chang, một nhà phê phán lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nổi tiếng khác vẫn tiếp tục tiên đoán về “một sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc” trong khi đề cập đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2011). Để tham khảo phiên bản lúc trước của luận điểm này, hãy đọc Chang 2001.

Given that China has become increasingly pluralistic, with the arrival of many new socio-political players and an increasingly complicated decisionmaking process, inaccurate generalizations are more problematic today than ever before.

Với việc Trung Quốc ngày càng thêm đa dạng qua sự góp mặt của nhiều thành phần chính trị - xã hội mới và quá trình ra quyết định ngày càng phức tạp, thì rõ ràng là ngày nay những sự khái quát hóa không chính xác sẽ gây ra nhiều vấn đề khó lường chưa từng có trong lịch sử.

Over the past decade, overseas China analysts have tended to characterize the Chinese authoritarian political system as “resilient” and “strong.”2 According to their logic, the Chinese Communist Party (CCP) seems to have found a sustainable way to maintain its rule over its fast-growing economy. In the view of these foreign observers, China’s increasing national strength, growing societal diversity, and emerging intra-Party checks and balances are factors that strengthen rather than undermine CCP rule.3 In general, this perspective tends to underestimate the vulnerability of the authoritarian oneparty system.

Trong thập kỷ vừa qua, các nhà phân tích về Trung Quốc có xu hướng khắc họa hệ thống chính trị chuyên chế của Trung Quốc như một thực thể “dẻo dai”và “mạnh”.2 Theo lập luận của họ, ĐCSTQ dường như đã phát hiện được một sách lược bền vững để duy trì sự lãnh đạo của mình trong thời kỳ kinh tế phát triển nhanh chóng. Trong mắt của các nhà quan
sát ngoại quốc này thì, với sức mạnh quốc gia ngày càng tăng, xã hội ngày càng đa dạng, và sự giám sát và đối trọng trong nội bộ Đảng ngày càng hoàn bị, Trung Quốc đã có những yếu tố để củng cố, thay vì làm yếu đi, sự lãnh đạo của ĐCSTQ.3 Nói chung, lối nhìn này thường dẫn đến việc coi nhẹ sự dễ bị thương tổn của chế độ chuyên quyền độc đảng.

2 David Shambaugh, for example, observed that the CCP is a “reasonably strong and resilient institution” (2008, 176). See also Nathan 2003; Miller 2008b; Miller 2009.
3 According to Andrew Nathan, “the regime’s institutional changes have so far served to consolidate rather than weaken authoritarianism” (2006, 3); see also Fewsmith 2006; Brown 2009; Dickson 2003; Dickson 2008; Tsai 2007; Yang 2004.
2 David Shambaugh, chẳng hạn, cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là một “thiết chế khá mạnh và bền vững, déo dai”(2008, 176). Xem Nathan 2003; Miller 2008b, Miller 2009.
3 Theo Andrew Nathan thì “những thay đổi mang tính thể chế của chế độ cho tới nay có tác dụng củng cố chứ không làm suy yếu sự chuyên quyền”(2006, 3); xem thêm Fewsmith 2006; Brown 2009; Dickson 2003; Dickson 2008; Tsai 2007;Yang 2004.



New socio-economic forces in the country pose serious challenges to the CCP’s resilient authoritarianism. Meanwhile, competing factions within the Party leadership may fail to broker the necessary deals to preserve Party unity.

Những thế lực kinh tế - xã hội trong nước đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho sự dẻo dai của chủ nghĩa chuyên chế của ĐCSTQ. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các phe phái trong cấp lãnh đạo đảng có thể dẫn đến thất bại trong việc dàn xếp những thỏa thuận cần thiết hầu bảo tồn sự thống nhất của Đảng.

Some of the fundamental flaws of the Chinese political system were on display in the spring 2012 political crisis concerning Bo Xilai 薄熙来, one of the Party’s rising stars and chief of China’s largest city, Chongqing. Official corruption, for example, is unprecedented in scope and scale in contemporary China. Ironically, Bo had been a leader known for his tough stance on corruption, having spearheaded a “smashing mafia” (dahei 打黑) campaign, but now most consider him to be a kind of “head of the mafia.” Consequently, public trust in the CCP’s leadership has perhaps fallen to its lowest point in the post-Mao era.



Vài hụt hẫng cơ bản của hệ thống chính trị Trung Quốc đã bị phơi trần qua cuộc khủng hoảng chính trị vào mùa Xuân năm 2012 liên quan đến Bạc Hi Lai, một trong những ngôi sao đang lên của Đảng và là người đứng đầu Trùng Khánh, một thành phố lớn nhất Trung Quốc. Ở Trung Quốc ngày nay, mức độ tham nhũng của quan chức, chẳng hạn, đã đến mức chưa từng có về độ rộng lẫn độ lớn. Điều mỉa mai là họ Bạc lại là nhà lãnh đạo nổi tiếng về lập trường cứng rắn chống tham nhũng của ông ta qua chiến dịch “đập tan xã hội đen” (đả hắc), thế nhưng giờ đây đa số lại coi ông ta như “đầu sỏ mafia”. Vì lẽ ấy, lòng tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của ĐCSTQ có lẽ đã rớt xuống điểm thấp nhất trong thời kỳ sau Mao.


The Party has lost the moral high ground. If the allegations are shown to be true, it seems that absolutely no moral constraints were at play in the cases of Gu Kailai 谷開來(Bo’s wife), former Chongqing Police Chief Wang Lijun 王立and Bo himself, which allegedly involved murder, assassination, torture and other abuses of power.4 Despite efforts on the part of the CCP leadership to earmark these incidents as “isolated and exceptional phenomena,” many PRC public intellectuals openly argue that rampant official corruption, especially when involving top CCP leaders’ families, exemplifies a decadent form of crony capitalism (quangui zibenzhuyi 权贵资本主义) that is more the rule than the exception in the Chinese political system.5 The Bo imbroglio is certainly not solely a reflection of his notorious egotism.6 The scandal is arguably the most serious political crisis since the 1989 Tiananmen incident and constitutes a major challenge to the legitimacy of the CCP leadership as a whole.

Đảng đã mất đi thế thượng phong đạo đức. Nếu những cáo buộc là đúng thì dường như hoàn toàn không có ràng buộc đạo đức nào trong cách hành xử của Cốc Khai Lai (vợ Bạc Hi Lai), của cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, và của cả chính họ Bạc, những cáo buộc này liên hệ đến thủ tiêu, ám sát, tra tấn và các lạm dụng quyền lực khác.4
Bất chấp những nỗ lực từ phía lãnh đạo ĐCSTQ cố gắn nhãn cho sự cố này như một “hiện tượng riêng lẻ và hi hữu”, nhiều nhà trí thức của công chúng đã công khai cho rằng sự tham nhũng tràn lan của quan chức, đặc biệt là những vụ liên quan đến gia đình các lãnh tụ cao cấp của Đảng chứng tỏ rằng đây là một hình thái suy đồi của chủ nghĩa tư bản thân hữu (“quyền quý tư bản chủ nghĩa”) và là một quy luật hơn là ngoại lệ trong hệ thống chính trị Trung Quốc.5 Sự lùm xùm của vụ Bạc Hi Lai tất nhiên không chỉ phản ánh tính ích kỷ khét tiếng của ông ta.6 Xì-căng-đan này có thể là một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất từ khi xảy ra sự cố Thiên An Môn năm 1989 và là một thách thức lớn lao cho tính chính danh của cấp lãnh đạo ĐCSTQ nói chung.

4 It was widely reported in overseas Chinese media that Jiang Zemin, former general secretary of the CCP, recently commented on the Bo Xilai scandal that “Bo has crossed the bottom line of human civilization.” Sing Tao Daily, 28 May 2012.

4 Các phương tiện truyền thông Trung Hoa hải ngoại đã phổ biến rộng rãi thông tin là Giang Trạch Dân, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ gần đây đã bình luận về xì căng đan Bạc Hi Lai như sau: “Bạc đã vượt qua điểm mốc của văn minh nhân loại,” Nhật báo Sing Tao, 28 tháng năm 2012

5 For example, Zhang Ming (2012) launched a strong critique of the rampancy of official corruption by dozens of CCP top leaders in March, a few months before the foreign media began to trace “family trees” of crony capitalism among the Chinese leadership. For the CCP authorities’ effort to make the Bo case “isolated and exceptional,” see Sina News, posted on 25 May 2012, http://news.sina.com.hk/news/1617/3/1/2673095/1.html.

5 Ví dụ như Trương Minh (Zhang Ming) vào tháng 3 năm 2012 đưa ra một phát biểu phê phán kịch liệt nạn tham nhũng tràn lan của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, chỉ vài tháng trước khi truyền thông quốc tế bắt đầu truy tìm nguồn gốc “phả hệ”của chủ nghĩa tư bản thân hữu trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc. Để tìm hiểu những nỗ lực của các cơ quan quyền lực của đảng nhằm biến vụ Bạc Hi Lai thành sự kiện có tính “riêng lẻ và hi hữu”, xem Sina News lên mạng ngày 25 tháng 5 năm 2012: http://news.sina.com.hk/news/1617/3/1/2673095/1.html.

6 Bo has been long famous for his political ambition (see Li 2001, 165–66). In the months preceding the crisis, Su Wei, a scholar close to Bo at the Chongqing Party School, compared Bo Xilai and Chongqing mayor Huang Qifan to former leaders Mao Zedong and Zhou Enlai in comments circulated in both the Chongqing and national media. See Sina Global Newsnet, posted online on 20 September 2011 http://
dailynews.sina.com/bg/chn/chnnews/ausdaily/20110920/18402783790.html.

6 Họ Bạc từ lâu đã nổi tiếng với những tham vọng chính trị của ông ta (xem Li 2001, 165-66). Vài tháng trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng thì Tô Vĩ (Su Wei) một học giả thân cận Bạc công tác ở Trường Đảng Trùng Khánh đã sánh Bạc Hi Lai và thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kì Phàm với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai trong những lời bình luận được lưu truyền trên truyền thông Trùng Khánh và trung ương. Xem Sina Global Newsnet được đưa lên mạng ngày 20 tháng 10 năm 2011. http://dailynews.sina.com/bg/chnews/ausdaily/20110920/18402783790.html.

For the overseas China studies community, it is essential to go beyond superficial discussions of these Hollywood-like political spectacles, which in fact may obscure broader power shifts occurring behind these ostensibly unrelated events. In stark contrast to the 1989 Tiananmen crisis, China’s economy and society have, at least until now, seen little disruption in the wake of the Bo Xilai crisis, illustrating a scenario in which the country can remain largely intact despite a series of vicious power struggles in Zhongnanhai 中南海. Some American China analysts,
however, have mistaken China’s national resilience for evidence of the CCP’s governing capacity and political legitimacy. Recent debates on “why China won’t collapse” are highly misleading because one can reasonably argue that the issue of the day is whether or not the Party will survive, not the country.7

Đối với cộng đồng nghiên cứu về Trung Quốc ở nước ngoài, điều tối quan trọng là phải đi xa hơn các tranh luận hời hợt về những cảnh quan chính trị “ngoạn mục”theo kiểu Hollywood mà, trên thực tế, có thể che
lấp những dịch chuyển quyền lực rộng lớn đang xảy ra ngay phía sau những sự kiện mà nhìn từ bên ngoài thì không có vẻ gì liên quan đến nhau. Hoàn toàn tương phản với cuộc khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989, kinh tế và xã hội Trung Quốc ít ra là cho đến nay vẫn không bị xáo trộn bởi cuộc khủng hoảng Bạc Hi Lai, điều đó cho thấy một kịch bản là quốc gia này vẫn có thể không bị suy suyển, dù có hàng loạt đấu đá quyền lực kịch liệt ở Trung Nam Hải. Thế nhưng vài nhà phân tích về Trung Quốc của Mỹ đã nhầm lẫn về sự dẻo dai của Trung Quốc như là bằng chứng cho thấy năng lực điều hành đất nước và tính chính danh của ĐCSTQ. Những cuộc tranh luận gần đây về chủ đề “vì sao Trung Quốc sẽ không sụp đổ”đã hết sức sai lầm, bởi lẽ người ta có thể lập luận có lý rằng vấn đề hôm nay là liệu Đảng có sẽ tồn tại được hay không, không phải là quốc gia này có sống sót được hay không.7

7 For example, see Bell 2012.

7 Xem, chẳng hạn, Bell 2012

China’s political future, especially the survival of its one-party system, is a controversial issue that should be subject to more rigorous intellectual and policy debates. The notion of resilient authoritarianism, the prevailing analytical framework with which many academics in the West have studied the Chinese political system in the last decade or so, must be re-examined in the light of recent political phenomena. An empirically well-grounded and balanced assessment of the unfolding political crisis is particularly valuable today, not only because China is at a crossroads in terms of domestic development, but also because it now has more influence on the world economy and regional security than at any other time in modern history. Misperception of China’s socio-economic conditions carries with it the risk of implementing ineffective government policies toward the PRC.

Tương lai nền chính trị của Trung Quốc, đặc biệt là sự sống còn của hệ thống độc đảng, là một vấn đề nhiều tranh cãi và phải là đề tài cho những cuộc thảo luận cặn kẻ và chính sách. Ý niệm một chế độ chuyên chế dẻo dai –tức là khuôn khổ lý luận đang có ưu thế hiện nay mà các học giả Phương Tây vẫn áp dụng để nghiên cứu hệ thống chính trị Trung Quốc trong một thập kỷ gần đây - cần được thẩm định lại dưới ánh sáng của sự kiện chính trị bất bình thường vừa diễn ra. Việc đánh giá có cân nhắc cặn kẽ trên cơ sở dữ kiện thực tiễn đầy đủ, chính xác về cuộc khủng hoảng
chính trị mới bộc lộ ra, hiện nay đặc biệt có ý nghĩa, không chỉ vì Trung Quốc đang ở ngã tư đường của sự phát triển trong nước mà còn bởi giờ đây ảnh hưởng của Trung Quốc đến kinh tế thế giới và an ninh khu vực là mạnh hơn bất kỳ thời điểm khác nào trong lịch sử hiện đại. Sự hiểu sai bối cảnh kinh tế - xã hội Trung Quốc sẽ kéo theo nguy cơ các nước khác có những chính sách kém hiệu quả với Trung Quốc.

This article first presents a critical review of the main arguments for resilient authoritarianism and explains why they are inadequate in understanding Chinese politics today. It then identifies three transformative trends in the PRC. For the sake of clarity, these three developments are summarized in the form of three parallel phrases: 1) weak leaders, strong factions; 2) weak government, strong interest groups; and 3) weak Party, strong country.8 The shifting power of various constituencies in China reflects the multi-dimensional and dynamic changes underway in the country.

Bài báo này trước tiên trình bày một cách tổng quan có phê phán các luận điểm ủng hộ quan niệm chuyên quyền dẻo dai và dẫn giải vì sao chúng không đủ để hiểu rõ nền chính trị Trung Quốc hiện nay. Sau đó, bài này sẽ nhận dạng ba xu hướng chuyển đổi ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Để làm sáng tỏ vấn đề, ba xu hướng phát triển đó sẽ được tóm tắt trong ba cụm từ: (1) lãnh đạo yếu, các phe phái mạnh; (2) chính phủ yếu, các nhóm lợi ích mạnh; và (3) đảng yếu, đất nước mạnh.8 Sự dịch chuyển quyền lực của các thành phần khác nhau ở Trung Quốc phản ánh những thay đổi đa chiều và năng động đang diễn ở quốc gia này.

8 Some of this discussion about the tripartite assessment of power shifts in China also previously appeared in my short opinion piece presented at the first annual conference of the Johnson Center for the Study of American Diplomacy, held in honour of Henry Kissinger at Yale University in March 2012. See Li 2012b.

8 Một vài ý kiến thảo luận về đánh giá sự thay đổi quyền lực ở Trung Quốc theo quan điểm ba phần cũng đã xuất hiện trước đây trong một phát biểu ngắn
của tôi trình bày tại hội nghị thường niên lần thứ nhất tại trung tâm nghiên cứu Ngoại giao Hoa Kỳ mang tên Johnson, tổ chức để chào mừng Henry Kissinger tại Đại học Yale vào tháng 3 /2012. Xem Li 2012b.

Resilient Authoritarianism: A Critical Review
Western scholarship on the Chinese state’s resilient authoritarianism began to emerge in the mid-1990s and has become the mainstream position over the last decade. When the CCP survived the political turmoil of the 1989 Tiananmen incident, which had posed a serious legitimacy crisis, many China analysts began to appreciate the endurance and adaptability with which the Chinese leadership handled daunting challenges both at home and abroad. The political succession from Jiang Zemin 泽民’s third generation of leadership to Hu Jintao 锦涛’s fourth generation, which took place at the 16th National Congress of the CCP in 2002, was remarkable for being the first time in PRC history that the CCP leadership conducted a peaceful, orderly and institutionalized transfer of power. It is quite common for overseas China analysts to view the CCP as being limber and adaptable enough to respond quickly to changes to their environment and to become better qualified and more competent with time. “The result,” as some scholars have observed, “has been to create a power system characterized by ‘authoritarian resilience.’”9 By definition, the CCP’s resilient authoritarianism refers to a one-party political
system that is able to “enhance the capacity of the state to govern effectively” through institutional adaptations and policy adjustments.10 According to some analysts, the CCP’s resilient authoritarian system can successfully resist or prevent democratic demand. Not surprisingly, Party conservatives seek to reinforce the belief that “democracy is not appropriate for China,” but that a resilient authoritarian system is.11 This is evident, for example, in Chairman of the National People’s Congress Wu Bangguo 吴邦国’s recent pronouncement of the ‘five nos’ for China.”12



Sự chuyên quyền dẻo dai: Phê phán tổng quan
Giới học giả Tây phương nghiên cứu về chế độ chuyên quyền có tính dẻo dai của nhà nước Trung Quốc xuất hiện vào giữa những năm 1990 và trở thành quan điểm chủ đạo trong thập kỷ vừa qua. Khi ĐCSTQ vượt qua những xáo trộn chính trị của vụ đàn áp trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, sự cố gây nên một khủng hoảng nghiêm trọng về tính chính
danh, nhiều nhà phân tích về Trung Quốc bắt đầu đánh giá cao sức chịu đựng và khả năng thích ứng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc vận dụng để đối phó với những thách thức trong nước lẫn ngoài nước. Sự kế vị chính trị từ Giang Trạch Dân, thế hệ lãnh đạo thứ 3, sang Hồ Cẩm Đào, thế hệ thứ 4 diễn ra ở Đại hội 16 của ĐCSTQ năm 2002 được coi là đáng chú ý, bởi lẽ lần đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, có trật tự và được thể chế hóa. Đối với các nhà phân tích về Trung Quốc ở nước ngoài, một điều đã trở nên rất quen thuộc là nhìn nhận ĐCSTQ như một thực thể đủ mềm dẻo và linh hoạt để thích ứng nhanh với những môi trường thay đổi; trở nên chuyên nghiệp và nhiều năng lực hơn qua thời gian. “Kết quả,”như một số học giả đã nhận định, là “sự hình thành một hệ thống quyền lực mà đặc trưng là “một chế độ chuyên quyền dẻo dai.”9 Theo định nghĩa, chế độ chuyên quyền dẻo dai của ĐCSTQ là một hệ thống chính trị độc đảng –một hệ thống có khả năng “gia tăng năng lực của quốc gia để quản trị và điều hành một cách có hiệu quả”thông qua những thích ứng mang tính định chế và những điều chỉnh chính sách.10 Theo vài nhà phân tích, hệ thống chuyên quyền dẻo dai của ĐCSTQ có thể kháng cự hoặc ngăn chặn những đòi hỏi dân chủ. Bởi thế, không có gì là ngạc nhiên khi những thành phần bảo thủ trong đảng tìm cách củng cố niềm tin theo đó “dân chủ là không thích hợp với Trung Quốc,”và chính chế độ chuyên quyền dẻo dai mới là thích hợp.11 Có thể lấy một ví dụ làm bằng chứng, đó là một tuyên bố gần đây về “năm không đối với Trung Quốc”của Chủ tịch Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc.12



9 Brodsgaard and Zheng 2006, 2.
10 Dickson 2005, 1.
11 Ibid., 11.
12 Wu Bangguo’s famous “five nos” refer to 1) no multiple party system; 2) no pluralism in ideology; 3) no checks and balances in power or bicameral parliament; 4) no federal system; and 5) no privatization. He made this statement at the fourth plenary session of the 11th National People’s Congress held in Beijing on 11 March 2011. See Zhongguo xinwen wang, posted on 11 March 2011. http://www.china.com.cn/2011/2011-03/11/content_22114099.htm.

9 Brodgaard và Zheng 2006, 2
10 Dickson 2005,1
11 Ibid, 11.
12 “Năm không”nổi tiếng của Ngô Bang Quốc là (1) Không hệ thống đa đảng; (2) Không đa nguyên tư tưởng; (3) Không giám sát và đối trọng quyền lực hay
chế độ lưỡng viện; (4) Không hệ thống liên bang; và (5) Không tư nhân hóa. Tuyên bố này được Ngô Bang Quốc đưa ra tại kỳ họp thứ 4 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 11 tại Bắc Kinh ngày 11 tháng Ba năm 2011. Xem Zhongguo xinwen wang, đưa lên mạng ngày 11/3/2011.

The authoritarian resilience thesis seems to hold up if one examines the change and continuity of the broad policy framework that each generation of CCP leaders
has embraced over the past two decades. In his famous “southern tour” in 1992, Deng Xiaoping 邓小平called for greater market reform and economic privatization while continuing to crackdown on political dissent. Jiang Zemin broadened the power base of the CCP by recruiting entrepreneurs and other new socio-economic players (a formulation known as the “three represents”), while launching a harsh political campaign against the Falun Gong, an emerging group of religious believers. Hu Jintao’s populist appeal for a “harmonious society” sought to reduce economic disparities and social tensions while tightening censorship over the media and police control in society, especially in ethnic minority regions. In all of these major socio-economic and political developments, the CCP’s top leaders made a calculated but far-reaching ideological and policy move in one area, but resisted political pressure in another.

Luận điểm về chế độ chuyên quyền dẻo dai có vẻ như bị bế tắc nếu tìm hiểu sự thay đổi và tính liên tục trong khuôn khổ những chính sách vĩ mô mà mỗi thế hệ các nhà lãnh đạo ĐCSTQ theo đuổi trong hơn hai thập kỷ qua. Trong cuốn sách nổi tiếng “Chuyến đi phương Nam”năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã kêu gọi cần cải cách theo xu hướng thị trường nhiều hơn nữa và thực hiện tư nhân hóa nền kinh tế trong khi vẫn tiếp tục đàn áp những thành phần bất đồng chính kiến. Giang Trạch Dân đã mở rộng cơ sở quyền lực của ĐCSTQ bằng cách kết nạp các nhà kinh doanh và những đại biểu của các thành phần kinh tế - xã hội mới (được gọi là “thuyết ba đại diện”), trong khi đó vẫn tung ra những chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công –một nhóm những người theo đức tin mới ra đời. Lời kêu gọi mang tính dân túy “xã hội hài hòa”của Hồ Cẩm Đào nhằm giảm bớt những khác biệt về kinh tế và căng thẳng xã hội trong khi đó lại tăng cường kiểm duyệt truyền thông và sự giám sát xã hội của cảnh sát, đặc biệt tại các vùng có những sắc tộc thiểu số sinh sống. Trong tất cả những giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ấy, các lãnh tụ tối cao của ĐCSTQ đã
thúc đẩy một số lĩnh vực một cách có tính toán cả về ý thức hệ và chính trị đồng thời gây áp lực chính trị ở các lĩnh vực khác.

Some of the CCP adaptations were also the result of lessons learned from other authoritarian regimes. As David Shambaugh has observed, some of the CCP’s new policies and procedures were developed in response to systematic study of postcommunist and non-communist Party states. The CCP proactively attempted to “reform and rebuild itself institutionally – thereby sustaining its political legitimacy and power.”13 According to Alice Miller, “the pattern of Hu Jintao’s leadership as first among equals suggests that they have managed to avoid a dictatorship as well as prevent the gerontocratic stagnation that the Soviet leadership suffered by the early 1980s because it failed to address the same issue.”14



Một số phương thức thích ứng của ĐCSTQ lại chính là bài học được rút ra từ những kinh nghiệm của các chế độ độc tài và chuyên chế khác. Như David Shambaugh nhận định, một số chính sách và quy trình mới của ĐCSTQ đã được phát triển trên cơ sở học tập có hệ thống các quốc gia hậu cộng sản và không cộng sản. ĐCSTQ đi tiên phong trong nỗ lực “cải cách và xây dựng lại chính mình theo xu hướng thể chế hóa –và bằng cách đó để duy trì tính chính danh và quyền lực”.13 Theo Alice Miller, “phong cách lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào với tư cách là người đứng đầu các nhà lãnh đạo khác cho thấy họ đã biết cách tránh sự độc tài chuyên quyền cũng như tình trạng trì trệ (chẳng hạn như do luôn chọn người cao tuổi nhất làm lãnh đạo –ND) mà Liên Xô đã gánh chịu vào đầu những năm 1980, bởi vì Liên Xô đã thất bại khi phải giải quyết cùng một vấn đề này”.16

13 Shambaugh 2008, 9.
14 Miller 2008b, 77.

13 Shambaugh 2008,9
14 Miller 2008b,77

Is the Chinese authoritarian system resilient? Insights from liberal PRC thinkers

To assume that the CCP’s resilient authoritarianism will allow the Party leadership to weather political storms in the years and decades to come, however, is to take the authoritarian resilience thesis too far. Richard McGregor, former Beijing bureau chief of the Financial Times and the author of the oft-cited book The Party, regarded the perception that “the Party can’t rule forever” as one of the “five myths about the Chinese Communist Party.”15 In his words, “Yes it can. Or at least for the foreseeable future.”16 Ironically, CCP official directives are often less optimistic about the Party’s capacity to govern and its non-democratic resilience. In September 2009, the Fourth Plenary Session of the 17th Central Committee of the CCP called for the promotion of democracy within the Party and an intensification of the anti-corruption drive within the leadership.

Hệ thống chuyên quyền Trung Quốc có dẻo dai không? Góc nhìn từ bên trong của những người có tư tưởng cấp tiến ở CHNDTQ

Tuy nhiên, cho rằng chế độ chuyên quyền dẻo dai của ĐCSTQ sẽ cho phép lãnh đạo đảng khắc phục những cơn bão chính trị trong nhiều năm và thập kỷ sắp tới, là đẩy luận điểm này quá xa. Richard McGregor, nguyên trưởng phòng báo Financial Times và cũng là tác giả cuốn sách hay được trích dẫn với nhan đề Đảng, cho rằng quan điểm theo đó “đảng không thể cầm quyền mãi”là một trong “năm điều hoang tưởng về ĐCSTQ”.15 Theo cách nói của MacGregor thì “ĐCSTQ có thể làm được điều đó, hoặc ít ra thì cũng làm được như thế trong tương lai trước mắt”.16 Điều oái oăm là các chỉ thị chính thức của ĐCSTQ thường ít lạc quan hơn về năng lực quản trị, điều hành và tính dẻo dai phi dân chủ của Đảng. Tháng 9/2009, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 17 đã kêu gọi thúc đẩy dân chủ trong đảng và tăng cường đợt vận động chống tham nhũng trong lãnh đạo đảng.

15 McGregor 2011. For the mentioned book, see McGregor 2010.
16 McGregor 2011.
15 McGregor 2011, Về cuốn sách đã dẫn xem McGregor 2010
16 McGregor 2011.

According to the directives adopted at the meeting, many problems internal to the CCP were exacerbated by new domestic and international circumstances and “are severely weakening the Party’s creativity, unity and effectiveness in dealing with these problems.”17
Therefore, careful management of the Party “has never been so arduous and urgent.”18 The directives particularly stress the importance of intra-Party democracy, describing it as the “lifeblood of the Party” (dang de shengming党的生命).19 More recently, the People’s Daily, the Chinese official propaganda organ, issued an editorial on the 91st anniversary of the founding of the CCP that called for greater efforts to overcome four main crises confronting the Party, namely, “slacking spirit, lack of capacity, distance from the masses, and rampant corruption.”20 It should be noted that for liberal CCP leaders like Wen Jiabao 温家宝, Li Yuanchao 李源潮, Wang Yang 汪洋and their advisors, intra-Party democracy is only a means, not the end, of fulfilling China’s democratic aspirations.

Theo những chỉ thị được thông qua tại hội nghị thì có rất nhiều vấn đề nội bộ của ĐCS đã trở nên trầm trọng hơn trước tác động của những diễn biến tình hình trong nước và quốc tế mới đây khiến “làm suy yếu nghiêm trọng sức sáng tạo, sự đoàn kết nhất trí và hiệu năng xử lý những vấn đề phát sinh ấy.”17 Do đó, sự lãnh đạo sâu sát của đảng “chưa bao giờ lại khó khăn và cấp bách như hiện nay”.18 Chỉ thị đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dân chủ trong đảng, mô tả điều này như máu trong cơ thể của đảng” (“Đảng đích sinh mệnh”).19 Gần đây hơn, Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan tuyên truyền chính thức của ĐCSTQ đã có một bài xã luận nhân dịp 91 năm ngày thành lập ĐCSTQ kêu gọi tăng cường hơn nữa nỗ lực vượt qua bốn nguy cơ đang đối mặt ĐCSTQ đó là “tư tưởng lung lạc, thiếu năng lực, xa rời quần chúng và tham nhũng lan tràn”.20 Cũng cần nói rõ rằng đối với các nhà lãnh đạo có tư tưởng cấp tiến trong ĐCSTQ như Ôn Gia Bảo, Lý Nguyên Triều, Uông Dương và các cố vấn của họ thì dân chủ trong đảng chỉ là phương tiện chứ không là mục tiêu tối hậu để hiện thực hóa khát vọng dân chủ hóa đất nước Trung Quốc.


On many occasions, Wen, Li and Wang have argued explicitly that democracy reflects universal values and should be the shared aspiration of the Chinese people. In an interview with the Chinese media, Yu Keping 俞可平, a distinguished CCP theoretician, argued that it would be a grave mistake to assume that China only needs intra-Party democracy, instead of a truer people’s democracy (renmin minzhu 人民民主) or social democracy (shehui minzhu 社会民主), both of which would include grassroots and general democratic elections.21

Trong nhiều dịp, các vị lãnh đạo Ôn, Lý và Uông đã lập luận dứt khoát rằng dân chủ phản ánh những giá trị toàn cầu và cần được chia sẻ cùng với khát vọng của nhân dân Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc, Du Khả Bình –một nhà lý luận xuất sắc của ĐCSTQ đã phát biểu: “sẽ là nguy hiểm chết người nếu cho rằng Trung Quốc chỉ cần dân chủ trong đảng, thay vì một nền dân chủ thực sự hơn cho nhân dân (nhân dân dân chủ) hay một nền dân chủ xã hội (xã hội dân chủ), và cả hai hình thức dân chủ này đều bao hàm bầu cử dân chủ đại chúng và thực hiện từ cơ sở.21
17 See People’s Daily online, 19 September 2009: http://english.people.com.cn/90001/90776/90785/6761990. html.
18 Ibid.
19 For the communiqué on the directives of the Fourth Plenary Session of the 17th Central Committee of the Chinese Communist Party, see http://cpc.people.com.cn/GB/64093/64094/10080626.html.
20 “Jingshen xiedai, nengli bu zu, tuoli qunzhong, xiaoji fubai.” Renmin ribao, 1 July 2012, 1. Also see
Shijie ribao, 1 July 2012, A5.
21 Yu 2009b.

17 Xem Nhân dân Nhật báo online, 19/9/2009:
http://english.people.com.cn/90001/90776/90785/6761990.html.
18 Như trên
19 Để tham khảo chỉ thị của Hội nghị Trung ương ĐCSTQ lần thứ 4 khóa 17 xem http:// cpc.people.com.cn/GB/64093/64094/10080626.html.
20 “Jingshen xiedai, nengli bu zu, tuoli qunzhong, xiaoji fubai.”Renmin ribao, 1 tháng 7, 2012, 1. A. Cũng có thể xem Shijie ribao, 1 July 2012, A5.
21 Yu 2009b.

For Yu, intra-Party democracy and people’s democracy are complementary. The former is top-down or inside-out and the latter is bottom-up, but ideally the two can meet in the middle. In a strategic sense, Yu Keping and his likeminded colleagues place great importance on intra-Party democracy with the objective that it will pave the way for Chinese democracy in a broader sense. Yu believes that China’s quest for democracy should, and eventually will, have a qualitative “breakthrough” of some sort.22
Similarly, Wang Changjiang 长江, professor and chairman of the department of Party building at the Central Party School (CPS), recently argued that the promotion of intra-Party democracy need not be at the expense of social democracy. He cited major recent crises, such as the ethnic tensions in Tibet and Xinjiang and social unrest elsewhere, to highlight the urgency of developing democracy in China.

Đối với Du Khả Bình, dân chủ trong nội bộ đảng và dân chủ đối với nhân dân là những khái niệm bổ trợ nhau. Dân chủ trong nội bộ đảng được thực hiện từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài, còn dân chủ nhân dân được thực hiện từ dưới lên trên. Lý tưởng nhất, hai hình thức dân chủ ấy phải gặp nhau ở giữa. Về mặt ý nghĩa chiến lược, Du Khả Bình và những đồng nghiệp cùng chí hướng với ông cho rằng dân chủ trong đảng có một vị trí hết sức quan trọng vì nó sẽ mở đường cho nền dân chủ Trung Quốc theo một nghĩa rộng lớn hơn. Du Khả Bình tin rằng nỗ lực tìm kiếm dân chủ cho Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa đến một “cú bức phá về chất”theo một kiểu nào đó.22 Tương tự, Vương Trường Giang, giáo sư kiêm chủ nhiệm môn xây dựng đảng thuộc Trường Đảng Trung Ương, gần đây khuyến cáo rằng thúc đẩy dân chủ trong nội bộ đảng không có nghĩa là phải hy sinh dân chủ của toàn xã hội. Giáo sư này dẫn chứng những cuộc khủng hoảng gần đây, ví dụ như căng thẳng sắc tộc ở Tây Tạng và Tân Cương cũng như bạo loạn xã hội những nơi khác, để nêu bật sự cần thiết phát triển dân chủ ở Trung Quốc.


22 See http://www.hi.chinanews.com.cn/hnnew/2005-10-20/29705.html, 20 August 2008; and also Yu 2009a, 1–6.
22Xem http://www.hi.chinanews.com.cn/hnnew/2005-10-20/29705.html, 20
August 2008; và Yu 2009a, 1–6.


In Wang’s words, “social democracy should not wait.”23 These views, expressed by the liberal scholars in the CCP establishment, differ profoundly from Richard McGregor’s generalization that the Chinese people and leaders have no interest in democracy. McGregor recently stated: “The idea that
China would one day become a democracy was always a Western notion, born of our theories about how political systems evolve. Yet all evidence so far suggests these theories are wrong.”24 McGregor’s view is also incompatible with recent public opinion surveys in China. The English edition of Global Times (a branch of the official People’s Daily) reported that its research centre recently conducted a survey of 1,010 people in seven Chinese cities and found that 63.6 per cent of respondents did not oppose adopting Western-style democracy in China.25

Theo Vương Trường Giang, “không thể chờ đợi dân chủ cho xã hội”.23 Những quan điểm vừa nêu của các học giả cấp tiến làm việc tại cơ quan của ĐCSTQ rõ ràng khác xa với nhận định chung của Richard McGregor theo đó thì nhân dân và các lãnh đạo Trung Quốc không quan tâm gì đến dân chủ. McGregor gần đây khẳng định: “Lập luận cho rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ trở nên dân chủ luôn luôn chỉ là một lập luận của phương Tây, phát xuất từ những lý thuyết của chúng ta (phuơng Tây) về cách tiến hoá của các hệ thống chính trị. Nhưng, cho đến nay, mọi bằng chứng đều cho thấy những lý thuyết ấy là sai.”24 Quan điểm của McGregor không tương thích với kết quả thăm dò công luận được thực hiện mới đây ở Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu Thời báo (một nhánh của tờ Nhân Dân Nhật báo) bằng tiếng Anh thông báo rằng trung tâm nghiên cứu của họ gần đây đã tiến hành một cuộc điều tra trên 1,010 người dân ở 7 thành phố của Trung Quốc và thấy rằng 63.6% người được hỏi ý kiến không phản đối việc chấp thuận nền dân chủ kiểu phương Tây ở Trung Quốc.25


23 Wang 2009.
24 McGregor 2011.
25 Also 49.4 % of people expected that China would have a revolution if the leadership fails to pursue real
political reforms and only 8.5 % believed that revolution is impossible. Quoted from Shijie ribao, 15
March 2012, A12.

23 Wang 2009
24 McGregor 2011
25 Có 49.4% người dân trông đợi Trung Quốc sẽ có cách mạng nếu như lãnh đạo thất bại trong việc thực hiện một cuộc cải cách chính trị thực sự, chỉ có 8.5% tin tưởng rằng cách mạng là điều không thể. Trích dẫn từ Shiji ribao,15/3/2012.A12

Zi Zhongyun 资中筠, a distinguished scholar and former director of the Institute of American Studies at the Chinese Academy of Social Science (CASS), apparently disagreed with both McGregor and conservative hardliners in the CCP leadership. In her recently edited book, she bluntly challenged CCP officials who have spread the false notions that democracy is not suitable for the Chinese people and that universal values are nothing but a Western conspiracy against China.26 She used the term “obscurantism” (mengmeizhuyi 蒙昧注) to describe the efforts on the part of those opposed to democratic
change to mislead the Chinese public. She particularly warned of the danger of nationalism – the tendency to excuse injustice in society in the name of the state interests.27 Zi observed that in every crucial moment of the century-long Chinese movement for democracy and constitutionalism, conservatives have always drawn on the so-called “Chinese essence” and patriotism to resist Western influence and China’s political transformation.28

Từ Trung Quân, một học giả xuất sắc nguyên là giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, dường như không đồng ý với McGregor lẫn với thành phần bảo thủ cứng rắn trong cấp lãnh đạo ĐCSTQ. Trong một cuốn sách gần đây, bà thẳng thừng thách thức các quan chức của ĐCSTQ đã phát tán luận điểm sai lầm và tai hại rằng dân chủ là thứ không thích hợp với nhân dân Trung Quốc và những giá trị phổ quát không gì khác hơn là mưu đồ của phương Tây chống phá Trung Quốc.26 Bà dùng thuật ngữ “ngu muội” (mông muội chú nghị) để mô tả nỗ lực của những kẻ chống đối chuyển biến dân chủ ở Trung Quốc để quần chúng bị lạc lối. Bà đặc biệt cảnh báo mối nguy hại của chủ nghĩa dân tộc ̶ xu hướng chấp nhận những bất công xã hội nhưng lại nhân danh quyền lợi quốc gia.27 Theo Từ Trung Quân, vào những thời điểm có tính sống còn trong lịch sử phong trào kéo dài cả thế kỷ đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa hợp hiến, những thế lực bảo thủ luôn vẽ ra cái gọi là “bản chất Trung Quốc”và chủ nghĩa yêu nước để chống lại ảnh hưởng của phương Tây và tiến trình chuyển đổi chính trị ở Trung Quốc.28

26 Zi 2011, 171.
27 Ibid., 173.
28 Ibid., 22.
26 Zi 2011,171
27 Như trên, tr. 173
28 Như trên, tr. 22

One should note that Yu Keping, Wang Changjiang, and Zi Zhongyun are all CCP members who are part of the Chinese political establishment. None of them is a political dissident or someone who favours a radical bottom-up political uprising, although all three seem to be concerned about the lack of real political reform in recent years. Yet even these liberal thinkers within the Party have been pushing hard for democracy, the rule of law and human rights in China, which they regard as universal values rather than as mere Western ideas. They are no admirers of authoritarian resilience.

Cũng nên ghi nhận rằng Du Khả Bình, Vương Trường Giang, và Từ Trung Quân đều là những đảng viên ĐCSTQ thuộc thành phần chính trị chính thống củaTrung Quốc. Không ai trong số họ thuộc diện bất đồng chính kiến hoặc ủng hộ quần chúng nổi dậy đòi thay đổi chính trị triệt để, mặc dù cả ba người dường như có lo ngại về sự thiếu vắng một cuộc cải cách thể chế chính trị thực sự trong thời gian gần đây. Song chính những nhà tư tưởng phóng khoáng đó trong nội bộ đảng vẫn vận động mạnh mẽ cho dân chủ, pháp trị và nhân quyền ở Trung Quốc mà họ xem là những giá trị phổ quát chứ không chỉ là những ý niệm của phương Tây. Tất cả những người này đâu có ngưỡng mộ chế độ chuyên quyền dẻo dai.



One can argue that if a political system is really resilient, it should always be open to new ideas and new experiments, as one change will lead to another. Otherwise, it should be considered a stagnant system. Some Western scholars have also rejected the authoritarian resilience thesis. Richard Baum, for example, has argued that democracy is the political system most responsive to emergent social forces, and thus will emerge victorious in China as well as in many other parts of the world.29


Có thể lập luận rằng nếu một hệ thống chính trị thực sự dẻo dai thì nó phải luôn cởi mở chào đón những ý tưởng và thí nghiệm mới, bởi lẽ một thứ thay đổi ắt sẽ kéo theo những thay đổi khác. Nếu không thì phải xem nó như một hệ thống trì trệ. Một số học giả Tây phương cũng đã phủ nhận luận điểm về chế độ chuyên quyền dẻo dai. Theo Richard Baum, chẳng hạn, dân chủ chính là hệ thống chính trị sẵn sàng nhất để đáp ứng những sức mạnh xã hội mới nổi lên, vì thế dân chủ sẽ thắng lợi ở Trung Quốc cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.29

29 Baum 2007. For other strong criticisms of CCP resilient authoritarianism, see Pei 2008; Shirk 2007; Lü 2000.

29 Baum 2007. Để tham khảo các ý kiến phê phán mạnh mẽ chế độ chuyên chế
bền bỉ của ĐCSTQ xem Pei 2008; Shirk 2007; Lu 2000.

Is Chinese political institutionalization effective and sustainable?

More specifically, the authoritarian resilience thesis has apparently become increasingly problematic in the Chinese context. In his analysis of why the CCP has been able to remain in power since the 1989 Tiananmen incident, Andrew Nathan outlined four important institutional developments in the
Chinese political system:
1) the increasingly norm-bound nature of its succession politics;
2) the increase in meritocratic, as opposed to factional, considerations in the promotion of political elites;
3) the differentiation and functional specialization of institutions within the regime; and
4) the establishment of institutions for political participation that strengthen
the CCP’s legitimacy among the public at large.30

Sự thể chế hoá chính trị ở Trung Quốc có hiệu quả và bền vững hay không?

Cụ thể hơn, luận đề về chế độ chuyên quyền dẻo dai có vẻ ngày càng khó thẩm định trong bối cảnh Trung Quốc ngày nay. Trong bài phân tích về vấn đề tại sao ĐCSTQ có thể giữ được quyền lực kể từ sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Andrew Nathan lược kê bốn sự phát triển thể chế trong hệ thống chính trị Trung Quốc:
(1) Gia tăng việc áp dụng các chuẩn mực và quy phạm trong chính sách về tiếp vị lãnh đạo.
(2) Gia tăng cách đánh giá đề bạt giới lãnh đạo chính trị tinh hoa dựa trên cơ sở tài năng, chống lại quan điểm bè phái.
(3) Chuyên biệt hóa và chuyên môn hóa theo chức năng các định chế (cơ quan, tổ chức) bên trong chế độ chính trị, và
(4) Thành lập các thiết chế nhằm tăng cường tính chính danh của ĐCSTQ trong quảng đại quần chúng.30

30 Nathan 2003, 6–7.
30 Nathan 2003, 6-7

All of these institutional mechanisms have been on the agenda of the CCP leadership. Some have already affected the political behaviour of leaders and changed the game of Chinese elite politics over the past decade or so. But one can also argue that for now none of them has been very effective in making the system more resilient. Regarding Nathan’s first point, it is true that some institutional rules and norms have developed over the past two decades, such as term limits and age requirements for retirement. They not only generate a sense of increased consistency and fairness in the selection of leaders, but also speed up the circulation of the Chinese political elite.


Tất cả các cơ chế hoạt động của những thiết chế đó luôn được bàn đến trong chương trình nghị sự của lãnh đạo ĐCSTQ. Một vài cơ chế đã có ảnh hưởng đến phong cách chính trị của các vị lãnh đạo và làm thay đổi cuộc chơi của giới tinh hoa chính trị trong thập kỷ vừa qua. Thế nhưng cũng có thể nói rằng cho đến nay, không một cơ chế nào trong số nêu trên lại tỏ ra rất hiệu quả để giúp cho hệ thống thêm dẻo dai.Về điểm đầu tiên của Nathan, quả thực là trong hai thập kỷ vừa qua đã có một số quy tắc và tiêu chuẩn mang tính thiết chế được đưa vào áp dụng, ví dụ như giới hạn về số nhiệm kỳ và yêu cầu về độ tuổi nghỉ hưu. Những quy định này không những làm tăng ý thức về độ chắc chắn, tin cậy và trung thực trong lựa chọn người lãnh đạo mà còn đẩy nhanh sự luân chuyển giới lãnh đạo chính trị của ĐCSTQ.

Some of yesterday’s solutions, however, are becoming today’s problems. One of the most important phenomena in present-day China is the fact that many retired leaders have become increasingly outspoken when it comes to criticizing the policies adopted by the current leadership. This is a healthy political development that has led Chinese politics to become more transparent and more pluralistic, but it is also very politically sensitive for a country that has placed such a high priority on harmony and stability. While retired leaders’ criticisms may reflect their genuine consciousness about the need for sound policies at this crucial moment in China’s development, they can also be seen as a way that retired leaders express their personal dissatisfaction and anger.

Tuy nhiên có một số vấn đề của ngày hôm nay lại là hậu quả của những quyết định trong quá khứ. Một trong những hiện tượng quan trọng nhất ở Trung Quốc hiện nay là việc có nhiều vị lãnh đạo đã nghỉ hưu càng ngày càng trở nên nói thẳng, nói thật, khi họ lên tiếng phê phán các chính sách do cấp lãnh đạo
đương chức đề ra. Đó cũng là một sự phát triển chính trị lành mạnh sẽ đưa Trung Quốc tới một xã hội minh bạch và đa nguyên hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng rất nhạy cảm về chính trị đối với một đất nước luôn xem hài hòa và ổn định là ưu tiên hàng đầu. Trong khi sự phê phán của các vị lãnh đạo đã nghỉ hưu có thể phản ánh ý thức chân thành của họ về nhu cầu phải có những chính sách đúng đắn trong thời điểm rất hệ trọng đối với quá trình phát triển của Trung Quốc thì họ cũng có thể bị nhìn nhận như là một cách để các vị lãnh đạo đã nghỉ hưu bày tỏ nỗi bất bình và bức xúc riêng.

Due to term and age limits, many capable leaders in good health have had to step down in their late 50s. Some of them later pursued business activities (xiahai
下海) after retirement, and some seized this “last opportunity” to use political power for personal gain or other malfeasance, known in China as “the age 59 phenomenon” (wushijiu sui xianxiang 五十九岁现象).31 As a result of the strict implementation of institutional regulations and norms over the past two decades, there has been a significant increase in the number of retired leaders, and they have become an important political force in their own right. Unless the CCP authorities adopt more electoral mechanisms in the selection of senior leaders, the issues of age discrimination and the political resentment of retired leaders will likely become increasingly acute.

Do những hạn chế về nhiệm kỳ và độ tuổi, nhiều vị lãnh đạo có năng lực và còn khỏe mạnh đã phải từ chức khi đã gần tuổi 60. Một số vị sau này đi hoạt động kinh doanh (“hạ hải”) sau khi về hưu, một số khác lại tận dụng “cơ hội cuối cùng”để dùng quyền lực chính trị phục vụ lợi ích cá nhân, hoặc làm những việc phi pháp khác. Dân Trung Quốc thường gọi đó là “hội chứng của tuổi 59” (“ngũ thập cửu tế hiện tượng”).31 Kết cục là việc áp dụng nghiêm ngặt các quy định mang tính thiết chế và các quy chuẩn trong hơn hai thập niên qua đã làm tăng đáng kể số lượng các vị lãnh đạo về hưu và họ đã trở thành một lực lượng chính trị quan trọng một cách chính đáng. Trừ khi các cơ quan quyền lực của ĐCSTQ chấp nhận thêm những cơ chế tuyển chọn lãnh đạo cao cấp, vấn đề phân biệt đối xử do tuổi tác và sự oán giận của các vị lãnh đạo nghỉ hưu có cơ sẽ gay gắt thêm hơn.


31 Many of the senior level leaders who were purged on corruption charges had begun to engage in bribery, embezzlement, and other illegal activities at the age of 59 – the year before their retirement.

31 Nhiều lãnh đạo cao cấp bị khai trừ khỏi đảng vì tội tham nhũng đã bắt đầu dính líu đến hối lộ, biển thủ và các hoạt động phạm pháp khác ở độ tuổi 59 - một năm trước khi họ về hưu.

Prior to the Bo Xilai crisis, many analysts believed that Chinese political institutionalization had developed well enough to make the upcoming leadership succession at the 18th Party Congress as smooth and orderly as the one in 2002. The most notable recent example is a book published by Robert Lawrence Kuhn, a businessman who has since become a biographer of the PRC’s senior leaders. Through extensive interviews with many rising stars of the so-called fifth generation of PRC leaders, Kuhn offered nothing but praise for their talents, wisdom and vision.32 Kuhn and other like-minded overseas analysts have overlooked the CCP’s deficiencies – or more precisely, the stagnancy of the authoritarian system – when it comes to selecting its national leaders. The importance of the Bo Xilai episode was, to a great extent, the fact that he aggressively and unprecedentedly campaigned to obtain a seat in the next Politburo Standing Committee.

Trước khi xảy ra vụ khủng hoảng Bạc Hi Lai nhiều nhà phân tích đã cho rằng việc thể chế hóa nền chính trị Trung Quốc đã phát triển đủ tốt để sự lựa chọn lớp lãnh đạo kế vị ở Đại hội đảng lần thứ 18 có thể diễn ra một cách êm thấm và trật tự như năm 2002. Một ví dụ gần đây đáng được chú ý nhất là cuốn sách của Robert Lawrence Kuhn, một doanh nhân đã trở thành người viết về tiểu sử của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp nước CHNDTQ. Qua một số lượng lớn các cuộc phỏng vấn các ngôi sao đang lên của cái được gọi là thế hệ thứ năm các nhà lãnh đạo CHNDTQ, Kuhn không đưa ra lời đề nghị nào mà chỉ ca ngợi tài năng, minh triết và tầm nhìn của họ.32 Kuhn và những những nhà phân tích cùng quan điểm ở nước ngoài đã bỏ sót những khiếm khuyết của ĐCSTQ –hay nói chính xác hơn là tình trạng trì trệ của hệ thống chuyên quyền mỗi khi phải lựa chọn lãnh đạo tầm cỡ quốc gia. Tầm quan trọng của vụ Bạc Hi Lai là, đến mức độ lớn, nằm ở sự kiện là ông ta đã xông xáo và bằng những cách chưa có tiền lệ để vận động một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị khóa tới.

32 Kuhn 2010.

32 Kuhn 2010

While Bo has been purged possibly for his alleged crimes and his “violation of party rules,” until a more legitimate mechanism to select leaders is implemented these problems will continue to undermine the leadership unity and the Party’s governance capacity.

Dù ông đã bị khai trừ khỏi đảng có lẽ do những tội ác được viện dẫn và “sự vi phạm các nguyên tắc của đảng,”khi nào mà còn chưa có một cơ chế chính danh hơn để lựa chọn lãnh đạo thì những vấn đề tương tự sẽ tiếp tục lũng đoạn sự thống nhất trong giới lãnh đạo và năng lực điều hành của Đảng.

With respect to intra-Party checks and balances as a whole, Chinese leadership politics has indeed undergone a process of increasing institutionalization over the past decade, as Alice Miller has observed.33 My study of the possible emergence of bipartisanship within the upper echelons of the CCP also focused on new norms and practices in Chinese elite politics.34 It is important to recognize, however, that newly developed institutional experiments can either fail or lead to further and greater changes if the system is genuinely resilient.

Về vấn đề giám sát và đối trọng trong nội bộ đảng nói chung thì lãnh đạo chính trị Trung Quốc quả thực đã trải qua một quá trình tăng cường tính thể chế hóa trong suốt thập kỷ vừa qua, đúng như Alice Miller đã nhận xét.33 Nghiên cứu của tôi về khả năng xuất hiện tính lưỡng đảng bên trong tập đoàn tinh hoa lãnh đạo của ĐCSTQ cũng tập trung vào những quy chuẩn và thông lệ mới trong đời sống chính trị Trung Quốc.34 Tuy nhiên có một điều rất quan trọng cần nhận rõ: các thử nghiệm về thể chế mới được đưa ra có thể hoặc là thất bại hoặc là dẫn đến những thay đổi tiếp theo còn lớn hơn nếu như hệ thống thực sự là dẻo dai.

33 Miller 2008a.
34 For a detailed discussion of the origin of the new norms and practices, see Li 2005.
33 Miller 2008a
34 Để biết thêm về nguồn gốc của những quy chuẩn và thông lệ mới, xem Li (2005)

Nathan’s second point about meritocracy in the formation of the Chinese leadership might resonate well in the West. In many cases, political leaders in Western democracies are not well prepared, educationally or professionally, before being elected to office. Relatively speaking, Chinese leaders have been well educated, which was especially true in the case of the third generation of leadership led by Jiang Zemin – many of whom studied overseas (in the Soviet Union and the East European countries in the 1950s) – as well as Hu Jintao’s fourth generation, in which a majority were engineers by training.35 In a sense, these leaders could be seen as technocrats.


Nhận định thứ hai của Nathan về chế độ sử dụng nhân tài trong việc hình thành giới lãnh đạo Trung Quốc có thể nghe có lý ở phương Tây. Nhiều khi các lãnh tụ chính trị ở những nền dân chủ phương Tây còn chưa được chuẩn bị kỹ về giáo dục lẫn nghề nghiệp trước khi được bầu lên nắm quyền. Nói cách tương đối, các lãnh đạo Trung Quốc đều được học hành tử tế, điều này là chính xác trong trường hợp thế hệ thứ ba các nhà lãnh đạo do Giang Trạch Dân đứng đầu ̶nhiều người trong số họ đã được đào tạo ở Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 1950 –cũng như Hồ Cẩm Đào thuộc thế hệ thứ tư mà phần lớn có học vấn kỹ sư.35 Theo nghĩa thông thường thì các lãnh đạo đó được xem như một giới kỹ trị.

35 For a more detailed discussion of the educational backgrounds of the third and fourth generations, see
Li 2001.

35 Để biết thêm cuộc tranh luận về cơ sở học vấn cảu thế hệ thứ ba và thứ tư, xem Li 2001
As for the upcoming fifth generation of leaders, although they are less technocratic than the last two generations, some have studied in the West or Japan as visiting scholars. Generally speaking, they seem more informed about world affairs than their counterparts in other countries. According to some foreign observers, a majority of Chinese national leaders have previously served as municipal and provincial leaders for many years or even decades, and are thus well prepared for the national stage.

Đối với thế hệ lãnh đạo thứ năm, dù họ ít mang tính kỹ trị hơn hai thế hệ trước nhưng một số đã làm việc ở phương Tây và Nhật Bản với tư cách là các học giả - khách mời. Nói chung, họ có vẻ biết nhiều về tình hình thế giới hơn các đồng nghiệp của họ ở các nước khác. Theo một số nhà quan sát ngoại quốc, đa số lãnh đạo cấp quốc gia ở Trung Quốc trước đó đã là lãnh đạo các tỉnh, thành trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên, do vậy họ đã được chuẩn bị kỹ cho phạm vi hoạt động tầm quốc gia.

However, in the eyes of the Chinese public, especially critics of the Party, the current method of selecting PRC leaders is anything but meritocratic. In the absence of democratic competition, nepotism in various forms (such as blood ties, school ties, regional identities, mishu or personal assistant experiences and patron–client ties) continues to play a crucial role. Three new phenomena deserve special attention.

Tuy nhiên, trong mắt công chúng Trung Quốc, đặc biệt là những người hay phê phán đảng, phương pháp chọn lựa lãnh đạo của CHNDTQ là một thứ gì đó chứ chẳng phải dựa vào tài năng. Do thiếu sự cạnh tranh dân chủ, nhiều biến dạng của sự dung túng, ưu đãi bà con, bạn bè thân thuộc (ví dụ như quan hệ huyết thống, đồng môn, đồng hương hoặc quan hệ bảo trợ - đỡ đầu) vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ yếu. Ba hiện tượng mới đáng được quan tâm đặc biệt.

First, all of the leading candidates for the next Politburo, and especially the Standing Committee that will be formed during the 18th Party Congress in the autumn of 2012, are well known for their strong family backgrounds, factional affiliations or other patron–client ties. One can reasonably argue, as many in China do, that their rise to the pinnacle of power in the most populous country in the world has had more to do with heavyweight patrons than with their own leadership credentials and administrative achievements.

Thứ nhất, tất cả ứng viên vào Bộ Chính trị khóa tới và đặc biệt là Ban Thường vụ sẽ được bầu chọn tại Đại hội Đảng lần thứ 18 vào tháng 11/2012 đều được biết đến vì những quan hệ gia đình, phe cánh hoặc bảo trợ. Có thể lập luận một cách có lý như nhiều người ở Trung Quốc vẫn suy nghĩ, đó là sự thăng tiến lên đỉnh cao quyền lực trong quốc gia đông dân nhất thế giới này buộc phải trông cậy vào những người đỡ đầu - bảo trợ nặng ký nhiều hơn là bằng phẩm chất lãnh đạo và thành tích công tác của bản thân.

Second, a large number of the fifth and sixth generation leaders hold postgraduate degrees. For example, among the 402 newly appointed Standing Committee members of China’s 31 provincial-level Party committees, 298 (74 per cent) hold post-graduate degrees and 92 (22.8 per cent) have PhD degrees.36 However, a closer look at these leaders reveals that an overwhelming majority of them attended these degree programmes on a part-time basis, often in recent years while they served as senior leaders in municipal and provincial governments.

Thứ hai, số lớn các lãnh đạo của thế hệ thứ năm và thứ sáu có bằng cấp trên đại học. Ví dụ, trong số 402 thành viên Ban Thường vụ mới bầu ở 31 tỉnh có 298 người (chiếm 74%) có bằng thạc sĩ và 92 người (22.8%) có bằng tiến sĩ.36 Thế nhưng khi nhìn kỹ vào các vị lãnh đạo đó thì mới thấy tuyệt đại đa số đều tham dự các khóa học sau đại học trên cơ sở tại chức (bán thời gian), thường là trong những năm gần đây khi họ đang giữ trọng trách lãnh đạo ở các chính quyền tỉnh và thành phố.

36 Nanfang dushi bao, 4 July 2012. Also see http://nf.nfdaily.cn/nfdsb/content/2012-07/04/content_
49948516.htm.

36 Nanfang dushi bao, 4 tháng 7 2012. Có thể xem:
http://nf.nfdaily.cn/nfdsb/content/2012- 07/04/content_49948516.html.

These advanced degrees have even become a liability for these leaders. Minxin Pei, a prominent US-based scholar of Chinese elite politics, has called this
phenomenon of inflated advanced degrees among Chinese officials a sign of “systemic cheating.”37As Pei puts it, “many Chinese officials use fake or dubiously acquired academic credentials to burnish their resumes … in order to gain an advantage in the competition for power.”38 Along the same lines, Wang Yukai 汪玉, professor in the Chinese Academy of Governance, recently pointed out, “When you see these part-time degrees obtained by senior leaders, you cannot rule out the possibility that they are fraudulent.”39


Những văn bằng chứng nhận trình độ học vấn cấp cao đó đã trở thành một thứ trách nhiệm pháp lý đối với các vị lãnh đạo đó. Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) một học giả Mỹ nổi tiếng chuyên nghiên cứu giới tinh hoa chính trị Trung Quốc đã gọi hiện tượng lạm phát bằng cấp hậu đại học trong hàng ngũ quan chức Trung Quốc là dấu hiệu của “một sự lừa dối có tính hệ thống”.37 Bùi Mẫn Hân viết tiếp: “nhiều quan chức Trung Quốc sử dụng bằng giả hoặc có những thành tích học tập một cách đáng ngờ cốt để đánh bóng bản lý lịch của mình”38 Cũng theo chiều hướng này, Uông Ngọc Khải, một giáo sư của Học viện Quản lý Trung Quốc, gần đây chỉ ra rằng: “Khi bạn nhìn thấy những tấm bằng tại chức – bán thời gian của các lãnh đạo cao cấp bạn có thể phán đoán nhiều khả năng họ là những kẻ không trung thực”.39

37 Pei 2012.
38 Ibid.
39 Xinhua News Net, 4 July 2012, http://news.xinhuanet.com/politics/2012-07/04/c_123366738.htm.

37 Pei 2012
38 Như trên
39 Xinhua News Net, 4 tháng 7 năm 2012,
http://news.xinhuanet.com/politics/2012-07/04/c_123366738.htm

The third phenomenon is undoubtedly the most troubling. It has been widely reported even in official Chinese media that in order to get appointments and promotions, some officials, especially those who do not have strong family backgrounds or political connections (guanxi 关系), have routinely used bribes to “purchase office” (maiguan 买官).40 According to the Hong Kong and Singapore media (though not verified), Liu Zhijun 刘志, a former minister of railways, intended to use two billion yuan to “purchase” the post of vice premiership, and even a seat in the 2012 Politburo, before he was arrested on corruption charges in February 2011.41 These three phenomena have understandably tarnished the CCP’s reputation for meritocracy among the Chinese public.

Hiện tượng thứ ba chắc chắn sẽ đáng lo hơn cả và đã được công bố rộng rãi ngay trên truyền thông chính thống của Trung Quốc. Đó là việc những quan chức không có nền tảng gia đình vững mạnh hoặc các quan hệ chính trị (“guanxi”) đã phải đều đặn hối lộ để mua chức (“mãi quan”).40 Theo báo chí Hong Kong và Singapore (mặc dù vẫn chưa được kiểm chứng), Lưu Chí Quân, cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt trước khi bị bắt vì tội tham nhũng hồi tháng 2/2011 đã định sử dụng hai tỷ nhân dân tệ để “mua”chức Phó Thủ tướng và cả một ghế trong Bộ Chính trị khóa bầu
năm 2012.41 Ba hiện tượng vừa nêu, dễ hiểu là đã làm ô uế uy tín của ĐCSTQ trong quần chúng về vấn đề chọn và đề bạt người tài.


40 Pei 2012.
41 Lianhe zaobao, 27 February 2011. Also see http://www.zaobao.com/wencui/2011/02/hongkong110227c.shtml.

40 Pei 2012
41 Lienhe zaohao, 27 tháng 2 2011. Cũng nên xem
thêmhttp://www.zaohao.com/wencui/2011/02/honkong10227c.shtml

Regarding the separation of power in the Chinese political system, since the 1989 purge of Zhao Ziyang 赵紫阳the CCP has explicitly stated that it is not interested in pursuing a Western-style tripartite division of government. Instead, the leadership has proposed institutional separation of the Party into three divisions, namely: decision-making, policy implementation, and supervision. Given that CCP power remains unchecked, however, what Andrew Nathan has described as the “functional specialization of institutions within the regime” has largely consisted of empty words on the part of the Party leadership.

Về vấn đề phân chia quyền lực trong hệ thống chính trị Trung Quốc thì, từ năm 1989 sau khi khai trừ ông Triệu Tử Dương, ĐCSTQ đã công khai tuyên bố không quan tâm đến nguyên tắc tam quyền phân lập của phương Tây. Thay vào đó, lãnh đạo đảng đề ra chủ trương phân chia về mặt định chế tổ chức đảng ra thành ba bộ phận, cụ thể là: ra quyết định, thực thi chính sách và giám sát. Như vậy, quyền lực của ĐCSTQ vẫn sẽ không bị giám sát, và như vậy thì điều mà Andrew Nathan đã mô tả như là “chuyên môn hóa theo chức năng các định chế trong nội bộ chế độ” trên quy mô lớn trên thực tế chỉ là những lời nói rỗng tuếch của lãnh đạo đảng.

For example, judicial power has been increasingly marginalized in the PRC political structure over the past decade, as the Party has strongly resisted judicial independence and given infinite power to the Central Commission of Politics and Law (CCPL) of the CCP. The Central Commission of Politics and Law, known as zhengfawei 政法委, oversees all law enforcement authorities, including the Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuratorate, Ministry of Justice, Ministry of Public Security, and Ministry of State Security, making it a very powerful organ.42

Lấy ví dụ, trong thập kỷ vừa qua, quyền lực của tòa án đã ngày càng trở nên thứ yếu trong cấu trúc chính trị của nước CHNDTQ khi mà đảng mạnh mẽ chống lại tính độc lập của tòa án và trao quyền lực không hạn chế cho Ủy ban Trung ương về Chính trị và Pháp luật (“Chính Pháp Ủy”) thuộc ĐCSTQ. Cơ quan này trông coi mọi tổ chức thực thi pháp luật bao gồm Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia. Điều này cho thấy Chính Pháp Ủy là một cơ quan rất nhiều quyền lực.42

42 All the Party committees of provinces, municipalities and counties establish respective politics and law commissions.

42 Tất cả các uỷ ban Đảng ở các tỉnh, thị xã và quận hạt thiết lập những ủy ban về chính trị và pháp luật cho địa phương của họ.

This absence of functional specialization between Chinese governmental institutions undermines arguments that channels for political participation have broadened – the fourth area of Chinese institutional development that Nathan describes. According to Bruce Dickson, the CCP has created new political institutions “to channel political participation and to provide a bridge between state and society,” such as village elections and government offices for petition letters and complaint visits (known as the xinfang 访system).43 Some Western observers argue that “in China, protests, corruption probes and village elections provide a certain degree of accountability without democracy.”44 The number and scale of group protests, however, have increased in recent years and some have become increasingly violent. In response, the Chinese leadership has lately adopted what Mary Gallagher calls “a mixture of carrots and sticks” – political repression on one hand and growth-producing public goods on the other.”45 The fact that the CCP leadership has been paranoid about the need to maintain social stability shows the serious limitations of institutionalized public participation.


Sự thiếu vắng chuyên môn hóa theo chức năng giữa các cơ quan của chính phủ đã làm suy yếu lập luận cho rằng các kênh tham gia về chính trị với quần chúng được mở rộng –lĩnh vực phát triển về thể chế thứ tư mà Nathan đã mô tả. Theo Bruce Dickson, ĐCSTQ đã lập nên các định chế chính trị mới “để định hướng sự tham gia chính trị và làm cầu nối giữa nhà nước và xã hội”chẳng hạn như các hội đồng làng xã do dân bầu ra, các cơ quan chính phủ tiếp nhận đơn kiến nghị của dân và xuống thị sát cơ sở khi có khiếu nại (được biết đến với tên gọi là hệ thống “tín phỏng”).43 Vài nhà quan sát phương Tây cho rằng “tuy chưa có dân chủ, ở Trung Quốc các vụ biểu tình phản đối, phát hiện tố cáo tham nhũng và các hội đồng làng xã do dân bầu ra đã đảm bảo ở một mức độ nhất định trách nhiệm giải trình.”44 Tuy nhiên, số lượng và quy mô các cuộc biểu tình phản đối đã tăng trong những năm gần đây và một số vụ đã bạo động hơn. Để đối phó, lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng cũng đã đưa ra một giải pháp mà Mary Gallagher gọi là “củ cà rốt kèm với cây gậy” một mặt đàn áp chính trị, mặt khác gia tăng cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công để đây mạnh tăng trưởng.”45 Việc lãnh đạo ĐCSTQ âu lo (đến mức bệnh hoạn) về nhu cầu duy trì ổn định xã hội cho thấy những hạn chế nghiêm trọng trong việc thể chế hóa sự tham gia của quần chúng.


43 Dickson 2005, 4.
44 Dimitrov 2008, 27.
45 Gallagher 2009.

43 Dickson 2005, 4.
44 Dimitrov 2008, 27.
45 Gallagher 2009.

Will today’s ally become tomorrow’s challenger? The role of the middle class

One of the central arguments of the “authoritarian resilience” thesis is that the CCP has relied on economic development and material incentives to prevent grassroots demand for socio-political challenges. “The main reason why the CCP is so strong,” a foreign journalist has observed, “is that the Chinese are aware of the improvements that have been made in such a short period of time.”46 New socio-economic forces, especially entrepreneurs and the emerging middle class, are understood to be political allies of the CCP regime.47 But this assumption should be subject to greater scrutiny. Just as yesterday’s political target could be today’s political ally, so too could today’s political ally become tomorrow’s political rabble-rouser. Recent studies conducted in China have found that the Chinese middle class, more than other social groups, tends to be cynical about the policy promises made by authorities, more demanding of policy implementation and more sensitive when it comes to official corruption.48 If middle-class Chinese begin to feel that their voices are being suppressed, that their access to information is unjustly being blocked or that their space for social action is being unduly confined, increased political dissent may begin to take shape.49


Người bạn đồng minh hôm nay sẽ trở thành kẻ thách đấu ngày mai? Vai trò của giới trung lưu

Một trong những lý lẽ chủ yếu của luận điểm về “chế độ chuyên quyền dẻo dai”là ĐCSTQ đã dựa trên sự phát triển kinh tế và khuyến khích vật chất nhằm ngăn chặn từ cơ sở nhu cầu muốn thay đổi kinh tế - xã hội.
“nguyên nhân chính vì sao ĐCSTQ lại mạnh như thế”, một nhà báo nước ngoài nhận xét, “đó là người dân Trung Quốc nhận thức được sự cải thiện rõ rệt đạt được chỉ trong một giai đoạn rất ngắn”.46 Các thế lực kinh tế - xã hội, đặc biệt là những doanh nhân và giới trung lưu mới hình thành rất ý thức rằng họ là những đồng minh chính trị với chế độ của ĐCSTQ.47 Thế nhưng giả định ấy cần được soi xét kỹ lưỡng. Giống như đối tượng chính trị hôm qua có thể trở thành đồng minh hôm nay, đồng minh chính trị hôm nay có thể sẽ là kẻ kích động quần chúng ngày mai. Những nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc gần đây cho thấy giới trung lưu Trung Quốc, hơn bất cứ giai tầng xã hội nào khác, có xu hướng mỉa mai những lời hứa hẹn chính trị của nhà cầm quyền, họ cũng đòi hỏi mạnh mẽ hơn việc thực hiện chính sách, và nhạy bén hơn với nạn quan chức tham nhũng.”48 Nếu như giới trung lưu Trung Quốc bắt đầu cảm thấy tiếng nói của họ bị ngăn chặn, sự tiếp cận thông tin bị khóa chặt một cách không công bằng hoặc không gian hoạt động xã hội bị hạn chế vô lối, thì lúc đó thái độ bất đồng chính kiến sẽ gia tăng hình thành.49


46 Vela 2009.
47 The definition of the Chinese middle class is often based on sets of combined criteria including occupation,
income, consumption and self-identification. See Li Chunling 2010.
48 Zhang 2008.
49 For a more detailed discussion of the complicated and changing role of the middle class in Chinese
politics, see Li Chunling 2010.

46 Vela 2009.
47 Định nghĩa về giới trung lưu Trung Quốc thường dựa trên một số tiêu chí
tổng hợp bao gồm các yếu tố: nghề nghiệp, thu nhập, mức tiêu thụ và mức độ
tự ý thức về cá nhân. Xem Li Chunling 2010.
48 Zhang 2008
49 Để tìm hiểu một cách cặn kẽ cuộc tranh luận về vai trò của giai cấp trung
lưu trong nền chính trị Trung Quốc xin tham khảo Li Chunling 2010.

The Chinese middle class’s grievances over government policy have become increasingly evident, partly because the expansion of the middle class has slowed and economic disparity has increased in recent years. The high unemployment rate among recent college graduates (who usually come from middle-class families and are presumed to be members of China’s future middle class) should send an alarming signal to the Chinese government. In a recent forum on China’s response to the global financial crisis held by the Academy of Chinese Reform and Development in Beijing, Chinese scholars argued that the government should pay much greater attention to the needs and concerns of the middle class – otherwise, they argued, the “sensitive” Chinese middle class could become the “angry” middle class.50


Sự bất mãn của giới trung lưu Trung Quốc đối với các chính sách của chính phủ ngày càng trở nên rõ rệt, một phần do tốc độ bành trướng của giới này bị chậm lại và tình trạng chênh lệch, bất bình đẳng kinh tế gia
tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp cao trong hàng ngũ sinh viên đại học, cao đẳng (mà đa số là xuất thân từ các gia đình trung lưu và bản thân họ nhiều khả năng sẽ gia nhập giới đó trong tương lai) là một tín hiệu đáng lo ngại cho chính phủ Trung Quốc. Trên một diễn đàn gần đây với chủ đề “Phản ứng của Trung Quốc trước khủng hoảng tài chính toàn cầu”do Viện Hàn lâm Cải cách và Phát triển Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, các học giả Trung Quốc đã lập luận rằng chính phủ cần để ý nhiều hơn đến nhu cầu và các mối quan tâm của giới trung lưu –nếu không, theo lời các học giả, giới trung lưu “nhạy cảm”ở Trung Quốc sẽ có thể trở thành một giới trung lưu “nổi giận”.50


50 Hu Xiao 2009, 1.

50 Hu Xiao 2009,1

Members of the Chinese middle class have indeed been up in arms over official corruption and the CCP leadership’s lack of accountability and transparency in
cases such as food safety, environmental pollution and the 2011 Wenzhou bullet train incident that killed 40 passengers. Like their counterparts elsewhere, the
Chinese middle class is also interested in media freedom and resents government censorship.

Các thành viên của giới trung lưu Trung Quốc rất tức giận đối với nạn tham nhũng của quan chức và sự thiếu vắng giải trình trách nhiệm và minh bạch của lãnh đạo ĐCSTQ trong các vụ việc như an toàn thực
phẩm, ô nhiễm môi trường và tai nạn tàu cao tốc năm 2011 ở Ôn Châu (Wenzhou) làm thiệt mạng 40 hành khách. Cũng như các người cùng giai cấp với họ ở mọi nơi, giới trung lưu Trung Quốc rất quan tâm đến tự do báo chí và bất mãn sự kiểm duyệt của chính phủ.


The Chinese middle class is particularly concerned about the increasingly obvious oligarchic power of state-owned enterprises (SOEs), a trend working at the expense of the private sector. A study conducted by Chinese scholars shows that the total profits made by China’s 500 largest private companies in 2009 were less than the total revenues of two SOE companies, China Mobile and Sinopec.51 Ironically, the private sector’s net return on investment in 2009 was 8.2 per cent, compared to the 3.1 per cent for SOEs.52 The impressive growth of China Mobile has been attributed, at least partially, to the company’s monopoly on China’s domestic telecommunications market. With large SOEs monopolizing the telecommunications sector, there is no incentive for these flagship companies to pursue technological innovation.

Giới trung lưu Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới quyền lực của nhóm đầu sỏ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang ngày càng gia tăng một cách rõ rệt vì xu hướng này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của lãnh vực kinh tế tư nhân. Theo một nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, toàn bộ lợi nhuận của 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm 2009 còn chưa bằng thu nhập của 2 công ty nhà nước là China Mobile và Sinopec51. Trớ trêu là tỷ lệ thu hồi vốn ròng của khu vực tư nhân năm 2009 là 8,2% trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ có 3,1%.52 Tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng của China Mobile, ít ra một phần cũng nhờ vị thế độc quyền trên thị trường nội địa viễn thông Trung Quốc. Với độc quyền trong khu vực viễn thông nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ, các công ty đầu đàn này không có một khuyến khích nào để đổi mới công nghệ.

51 Beijing shangbao, 30 August 2010. See also http://news.xinhuanet.com/fortune/2010-08/30/c_12496387.htm.


51 Beijing shangbao, 30/8/2010. Xem
http://news.xinhuanet.com/fortune/2010-08/30/c_12496387.html.
52 Xem ttp://xuxiaonian.blog.sohu.com/160724498.html

Xu Xiaonian 许小年, a professor of economics and finance at the China Europe International Business School in Shanghai, uses the term “crony capitalism” or “state capitalism,” to express his reservations about this growing trend toward state monopoly.53 He believes that, with the rapid expansion of SOEs in the past few years, China has in fact begun to reverse Deng Xiaoping’s plan for the country’s development. In Xu’s view, China is drawing the wrong lessons from the recent global financial crisis and heading in the wrong direction. According to Xu, the main beneficiaries of SOE growth are corrupt officials, not the Chinese public. He believes that in today’s China, entrepreneurs only exist in the private sector and not in SOEs, because SOE managers have neither an entrepreneurial spirit nor a sense of responsibility for their companies’ losses.54 Generally speaking, private entrepreneurs have always been denied bank loans and preferential
policies.


Hứa Tiểu Niên, giáo sư kinh tế và tài chính của trường Kinh doanh Quốc tế Âu Châu –Trung Quốc tại Thượng Hải đã dùng thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản thân hữu”hay “chủ nghĩa tư bản nhà nước”để nói lên sự lo ngại của ông trước xu thế ngày càng mạnh của sự độc quyền nhà nước.53 Ông cho rằng, với sự bành trướng nhanh chóng của các DNNN trong mấy năm gần đây, Trung Quốc thực chất đã bắt đầu đảo ngược kế hoạch phát triển quốc gia của Đặng Tiểu Bình. Theo Hứa Tiểu Niên, Trung Quốc đang rút ra một cách nhầm lẫn bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây và đang đi nhầm hướng. Theo giáo sư này, thành phần hưởng lợi chủ yếu từ sự lớn mạnh của DNNN chính là các quan chức tham nhũng chứ chẳng phải là nhân dân Trung Quốc. Ông cho rằng, ở Trung Quốc ngày nay, doanh nhân đích thực chỉ có ở khu vực kinh tế tư nhân chứ không ở DNNN vì các nhà quản lý DNNN thiếu tinh thần kinh
doanh lẫn ý thức trách nhiệm về những thua lỗ của doanh nghiệp.54 Nói chung, các doanh nhân tư doanh luôn bị từ chối các khoản vay và những điều kiện ưu đãi.


53 For Xu Xiaonian’s views, see http://xuxiaonian.blog.sohu.com/158818651.html. And Lianhe zaobao, 1
August 2010, http://finance.ifeng.com/opinion/zjgc/20100830/2567934.shtml. Also see Bremmer 2010;
Huang 2008.

53 Để tìm hiểu quan điểm của Xu Xiaonian xem
http://xuxiaonian.blog.sohu.com/158818651.html. và Lianhe zaobao,1/8/2010, http://finance.ifeng.com/opinion/zjgc/20100830/2567934.shtml. cũng có thể xem Bremmer 2010; Huang 2008.

Echoing Xu’s critique, Chen Zhiwu, an economist at Yale University, observes that 25.5 per cent of fiscal expenditures in China in 2011 were used for social welfare, public health, education and other public goods, while 38 per cent of fiscal expenditures were spent as administrative expenses. By contrast, in the United States the fiscal expenditures on these two categories were 73 and 10 per cent, respectively.55 He called for a reallocation of resources, through democratic reforms in the Chinese political system, to help the country’s middle and lower classes.

Đồng thanh với phê phán của Hứa Tiểu Niên, giáo sư tài chính Trần Chí Vũ ở đại học Yale chỉ ra rằng 25,5 % chi tiêu ngân khố ở Trung Quốc năm 2011 là cho an sinh xã hội, y tế công cộng, giáo dục và các hàng hóa công khác, trong khi 38% chi tiêu ngân khố là cho các chi phí hành chính. Để so sánh, ở Hoa Kỳ chi tiêu ngân khố cho hai khoản tương ứng là 73% và 10%.57 Trần Chí Vũ khuyến cáo tái phân bố nguồn lực, thông
qua các cải cách dân chủ trong hệ thống chính trị Trung Quốc, để hỗ trợ giới trung lưu, và thấp hơn, của quốc gia này.



Three Transformative Trends
This review of the resilient authoritarianism thesis suggests that thinking of the Chinese political system in monolithic terms tends to lead to dogmatic cynicism, on the one hand, or wishful thinking on the other. While the CCP’s omnipresence and its future should be a central concern, we need to explore the internal dynamics and tensions within the Party in greater detail. At the same time, transformative trends in broader contexts – the shifting power and relative strength and weakness of other factors besides the Party– deserve greater attention. Altogether, they can help us reconcile in a more holistic way the widely divergent phenomena and contrasting analyses discussed above.

Lược thuật trên đây về luận điểm chế độ chuyên quyền dẻo dai cho thấy lối suy nghĩ đơn điệu về hệ thống chính trị Trung Quốc có khuynh hướng dẫn đến một mặt là tư tưởng giáo điều mai mỉa, và mặt khác là những mơ tưởng viễn vông. Trong khi ĐCSTQ có mặt khắp nơi và tương lai của nó phải là mối quan tâm chủ yếu, chúng ta cần khám phá, một cách cặn kẽ hơn, những động lực nội tại và những áp lực bên trong đảng. Đồng thời, chúng ta cũng nên quan tâm hơn đến những xu hướng chuyển biến trong bối cảnh rộng lớn hơn –sự di dịch quyền lực và các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của các nhân tố khác bên ngoài đảng. Nhìn tổng thể, những yếu tố ấy giúp chúng ta hòa hợp trong một cách lý giải chung những hiện tượng rất khác nhau và các phân tích trái ngược đã được bàn ở phần trước.

55 Chen 2012.
56 Teiwes and Sun 1998; MacFarquhar and Schoenhals 2008; Hu Angang 2009.
57 Vogel 2011.

55Chen 2012
56Teiwes và Sun 1998; MacFarquhar và Schoenhals 2008; Hu Angang 2009.
57 Vogel 2011.

Trend one: weak leaders, strong factions

Over the past three decades, China has been gradually moving away from rule by a single, charismatic all-powerful leader such as Mao Zedong and Deng Xiaoping toward a collective form of leadership. This transformation has ended the era of strongman politics and, to a certain extent, China’s long history of arbitrary decision-making by a lone individual. This transition, of course, has been a gradual process. Mao Zedong 泽东, a god-like figure, wielded almost limitless power, especially during the Cultural Revolution. Mao routinely made major policy decisions alone, such as the devastating Great Leap Forward and the Cultural Revolution.56 During the Deng era, as a result of his legendary political career and formidable patron-client ties, a set of reform initiatives – including establishing special economic zones and sending students to study in the
West – were carried out with little resistance. Following the Tiananmen incident Deng maintained his role as China’s paramount leader even while he held no important leadership position.57

Ba xu hướng chuyển biến
Xu hướng một: Lãnh đạo yếu, phe phái mạnh
Trong ba thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã dần dần rời xa phương thức lãnh đạo bởi một cá nhân có sức cuốn hút quần chúng và toàn quyền như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, sang phương thức lãnh đạo tập thể. Sự chuyển biến này đã chấm dứt một kỷ nguyên của nền chính trị dựa trên một người có sức mạnh và, trong chừng mực nhất định, chính là lịch sử Trung Quốc lâu đời, khi mà một nhân vật độc đoán có thể quyết định mọi điều tùy ý. Tất nhiên, sự chuyển biến này là một quá trình dần dần, Mao Trạch Đông, một nhân vật chẳng khác gì ông Trời nơi trần thế có
quyền lực vô biên, đặc biệt vào thời Cách mạng Văn hóa. Mao thường xuyên ra các quyết định quan trọng một mình, ví dụ như chính sách Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa đã gây biết bao tai họa.56 ưới thời của Đặng, dựa vào sự nghiệp chính trị thần kỳ và những mối quan hệ bảo trợ - đỡ đầu của ông ta, một loạt các sáng kiến cải cách –trong đó có chính sách thành lập các đặc khu kinh tế và việc gửi sinh viên sang học tập ở các nước phương Tây ̶ đều được thông qua mà không có sự chống đối nào đáng kể. Sau sự kiện Thiên An Môn, Đặng vẫn giữ được vai trò của một lãnh đạo tối cao ngay khi ông không còn nắm chức vụ lãnh đạo quan trọng nào nữa.57

Both Jiang Zemin of the third generation and Hu Jintao of the fourth are technocrats who lack the charisma and revolutionary credentials of Deng, but both had broad administrative experience and were good at coalition-building and reaching political compromises. They were, to a great extent, no more than “first among equals” in their respective generations of collective leadership. They could hardly put to use the sort of power enjoyed by Deng, especially when it came to commanding the People’s Liberation Army (PLA). Nevertheless, both Jiang and Hu owed much of their power to Deng’s endorsement.

Giang Trạch Dân (thuộc thế hệ các nhà lãnh đạo thứ ba) lẫn Hồ Cẩm Đào (thuộc thế hệ thứ tư) đều là những nhà kỹ trị, thiếu sức cuốn hút quần chúng và ít thành tích cách mạng so với Đặng, nhưng cả hai lại dày dạn kinh nghiệm quản lý, có kỹ năng xây dựng liên minh và thỏa hiệp chính trị. Đến một chừng mực đáng kể, họ chỉ là “người thứ nhất giữa những người ngang hàng”trong thế hệ lãnh đạo tập thể của họ. Họ khó có thể vận dụng được thứ quyền lực mà Đặng đã nắm, đặc biệt liên hệ đến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tuy nhiên, cả Giang và Hồ có được quyền lực là nhờ vào sự ủng hộ của Đặng.

As the Hu Jintao era comes to an end, Chinese elites have started to review his administration, and a central theme is a profound sense of disappointment. Hu has been criticized – fairly or not – for his “inaction” (wuwei ) – a popular term in both Chinese blogs and everyday conversations. Some prominent Chinese public intellectuals have openly called the two five-year terms of the Hu leadership “the lost decade.”58 Premier Wen Jiabao has also been regarded as “weak” and “ineffective.”

Giờ đây, khi mà thời kỳ của Hồ Cẩm Đào đến hồi kết, giới tinh hoa Trung Quốc bắt đầu đánh giá giai đoạn cầm quyền của ông và ấn tượng lớn nhất là một sự thất vọng sâu sắc. Hồ bị chỉ trích –công bằng hay không –vì sự “thiếu hành động” (“vô vi”) của ông ta –một thuật ngữ phổ biến trên nhiều blog và đàm đạo thường ngày. Một số trí thức của công chúng Trung Quốc công khai đánh giá hai nhiệm kỳ 5 năm do Hồ
lãnh đạo là “một thập kỷ mất mát”.58 Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng bị cho là “yếu”và “không hiệu quả”.

58 Li and Cary 2011.

58 Li và Cary 2011.

These criticisms of Hu and Wen may only reflect the views of some interest groups and opinion leaders, and not necessarily the general public. China’s vast population of farmers and migrant workers may still see Hu and Wen as leaders who have worked to protect and advance their interests, and many liberal
intellectuals in China still seem to consider Wen their best hope for arriving at real political reform. But these widely held negative sentiments nevertheless serve to undermine the power and authority of the Hu–Wen administration.

Những lời chỉ trích Hồ và Ôn nêu trên có thể phản ánh quan điểm của một số nhóm lợi ích và những người lĩnh xướng dư luận nên không nhất thiết là ý kiến công chúng. Số đông quần chúng nông dân và công nhân nhập cư có thể vẫn coi Hồ và Ôn như những nhà lãnh đạo đã bảo bọc và giúp thăng tiến quyền lợi của họ. Nhiều trí thức dân chủ ở Trung Quốc vẫn coi Ôn là hy vọng đáng tin cậy nhất để tiến tới một cuộc cải cách chính trị đích thực. Tuy nhiên những cảm giác tiêu cực đang lan truyền rộng khắp dù sao cũng làm xói mòn quyền lực và uy tín của chính quyền Hồ - Ôn.

The profound shift in the source and legitimacy of the leadership is even more salient for the emerging fifth generation of leaders. At the start of their tenure, the upcoming generation of leaders, led by the dual-successor pair Xi Jinping 习近平 and Li Keqiang 李克, are likely even weaker than their predecessors due to their lack of previous achievements, their need to share power and the growing competitive pressure among their peers. They thus will have to rely even more on collective leadership when making major decisions. In line with this development, Chinese authorities have placed increasing emphasis on “collective leadership,” which the 2007 Party Congress Communiqué defines as “a system with division of responsibilities among individual leaders in an effort to prevent arbitrary decision making by a single top leader.”59

Đối với cấp lãnh đạo thế hệ thứ năm đang xuất hiện thì sự dịch chuyển sâu xa về nguồn gốc và tính chính danh của lãnh đạo đảng là vấn đề còn trọng yếu hơn nữa. Vào lúc bắt đầu nhiệm kỳ của mình, thế hệ lãnh đạo sắp đến, đứng đầu bởi cặp Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, có vẻ lại yếu hơn những người tiền nhiệm do họ thiếu thành tích trong quá khứ, nhu cầu họ phải chia sẻ quyền lực, và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với các đồng chí cùng lứa. Vì thế, họ sẽ dựa nhiều hơn nữa vào lãnh đạo tập thể khi ra quyết định quan trọng. Cũng theo chiều hướng đó, chính quyền Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc “lãnh đạo tập thể”được định nghĩa trong tuyên cáo của Đại hội ĐCSTQ năm 2007 như là “một hệ thống phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân nhằm ngăn chặn những quyết định tùy tiện của một cá nhân lãnh đạo cao nhất”.59

59 Xinhua News Net, 15 October 2011, http://news.sina.com.cn/c/2007-10- 15/113314089759.shtml.

59 Xinhua News,15/10/2011, http://news.sina.com.cn/c/2007-10-
15/113314089759.shtml

Collective leadership naturally makes factional politics all the more essential. The CCP leadership is now structured around two informal coalitions or factions that check and balance each other’s power. The two groups can be labelled the “populist coalition” (mincui tongmeng 民粹同盟) led by President Hu Jintao, and the “elitist coalition” (jingying tongmeng 精英同盟) which emerged in the Jiang era and is currently led by Wu Bangguo, chairman of the national legislature (and currently the second highest ranking leader in the CCP). The two most likely top leaders after the 18th Party Congress, elitist Xi and populist Li, each represent one of these coalitions. This division of power can be referred to as the “one Party, two coalitions” ( yi dang, liang pai 一党两派) political mechanism.60

Tất nhiên, lãnh đạo tập thể càng làm chính trị phe phái cần thiết hơn. Ban lãnh đạo ĐCSTQ hiện nay được cơ cấu xung quanh hai liên minh (còn gọi là hai phái) để giám sát và cân bằng uyền lực lẫn nhau. Hai nhóm đó có thể được gắn mác là “liên minh dân túy”(“dân tuý đồng minh”) do Hồ Cẩm Đào cầm đầu và “liên minh của giới tinh hoa”(“tinh anh đồng minh”) hình thành từ thời Giang Trạch Dân và hiện nay người đứng đầu là Ngô Bang Quốc –Chủ tịch Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (trong ĐCSTQ ông ta là nhân vật đứng thứ 2). Hai thủ lĩnh có nhiều triển vọng nhất sau Đại hội 18 ĐCSTQ, một người thuộc phái tinh hoa là họ Tập còn họ Lý thuộc phái dân túy, mỗi người đại diện cho một liên minh. Cách phân chia quyền lực này có thể được xếp vào loại hình cơ chế chính trị kiểu “một đảng, hai phái” (“nhất đảng lưỡng phái”).60

60 Li 2005.

60 Li 2005.

The elitist coalition consists mainly of princelings (leaders whose parents are high-ranking officials) and the Shanghai gang (leaders who advanced their political careers in Shanghai when Jiang was the Party chief there in the 1980s), while the populist coalition consists primarily of former Chinese Communist Youth league officials (known as tuanpai 团派), which is Hu Jintao’s power base.


Liên minh của giới tinh hoa chủ yếu gồm các đại diện “thái tử đảng”(bố mẹ họ là các quan chức cao cấp) và thêm cả nhóm Thượng Hải (gồm các nhà lãnh đạo được thăng tiến trên con đường chính trị ở Thượng Hải khi Giang còn là Bí thư Đảng vào những năm 1980). Trong khi đó, liên minh dân túy tập hợp chủ yếu các cựu quan chức Đoàn Thanh niên Cộng sản (được biết dưới tên “đoàn phái”) và là cơ sở quyền lực của Hồ Cẩm Đào.

These two coalitions have contrasting policy initiatives and priorities. The elitist coalition emphasizes GDP growth while the populist coalition advocates social justice and social cohesion. In general, the elitist group dominates the economic and financial sectors and represents the interests of the coastal region while the populist coalition prevails in Party organizations and often claims to voice the concerns of the inland region. In terms of political reforms, leaders of the populist coalition are more interested in promoting intra-Party elections than their counterparts in the elitist coalition, because even members of the political establishment, such as delegates to the Party Congress, often vote against well-known princelings. For example, Bo Xilai was eliminated twice in the elections for the Central Committee at the Party Congress in the 1990s.

Hai liên minh này có những sáng kiến và ưu tiên về chính sách khác nhau. Phái tinh hoa chú trọng vào tăng trưởng GDP trong khi liên minh dân túy chủ trương công bằng và cố kết xã hội. Nhìn chung, phái tinh hoa chiếm ưu thế trong các lĩnh vực kinh tế và tài chính đồng thời đại diện cho lợi ích vùng duyên hải phía Đông, trong khi đó liên minh dân túy lại vượt trội trong các tổ chức đảng và thường phản ánh những mối quan tâm của vùng sâu trong nội địa. Về mặt cải cách chính trị, lãnh đạo thuộc phái dân túy quan tâm nhiều tới việc khuyến khích các cuộc bầu chọn trong nội bộ đảng hơn là các đồng chí của họ thuộc liên minh tinh hoa, bởi lẽ ngay cả các thành viên trong giới chính trị, ví dụ như những đại biểu được chọn đi dự Đại hội Đảng thường bỏ phiếu chống lại các “thái tử đảng”. Chẳng hạn như Bạc Hi Lai đã hai lần bị loại trong các cuộc bầu cử vào Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng vào những năm 1990.


Factional politics is, of course, not a new development in the PRC. Major events during the Mao era, such as the Anti-Rightist campaign, the Cultural Revolution and the 1989 Tiananmen crisis, were all related to factional infighting within the CCP leadership. But factional politics in present-day China is no longer a winner-takes-all zero-sum game. This is largely because these two political camps have almost equal power. They have divided the number of seats in the top leadership organizations into a near-perfect balance.

Nền chính trị phe phái tất nhiên không phải là cái gì mới mẻ ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ). Những sự kiện chính thời Mao như chiến dịch Chống phái Hữu, Cách mạng văn hóa và khủng
hoảng Thiên An Môn năm 1989, tất cả đều liên quan đến đấu đá nội bộ giữa các phe phái trong cấp lãnh đạo ĐCSTQ. Thế nhưng nền chính trị phe phái ở Trung Quốc ngày nay không còn là một cuộc chơi có tổng bằng không - tức là kẻ thắng được cả, người thua thì mất hết. Đó là vì cả hai phe phái chính trị hầu như là ngang sức. Họ chia nhau số ghế trong cấp lãnh đạo chóp bu theo một sự cân bằng gần hoàn toàn.

Table 1 shows that in every important leadership body in 2011 (prior to Bo Xilai’s downfall), the elitist coalition and populist coalition have had an equal allocation of seats in terms of either the representation of fifth-generation leaders or general composition. The two coalitions have managed to arrange a perfect balance of power among the fifth generation of rising stars (one of each in the PSC, three of each in the Politburo and two of each in the six-member Secretariat, an important leadership body that handles the Party’s routine business and administrative matters. This balance was also evident in the composition of the four vice premiers and four state councillors (civilian members) in the State Council, including both the fourth and fifth generations.61


Bảng 1 cho thấy trong mỗi cơ quan lãnh đạo quan trọng năm 2011 (thời điểm trước khi Bạc Hi Lai thất sủng), liên minh của giới tinh hoa và liên minh dân túy đã đạt được thế cân bằng về phân bổ số ghế xét dưới góc độ cả về đại diện của lãnh đạo thế hệ thứ năm và cơ cấu chung. Hai liên minh đã thỏa thuận được một thế cân bằng hoàn hảo về quyền lực giữa các ngôi sao đang lên thuộc thế hệ thứ năm (mỗi phe có một người trong Thường trực Bộ Chính trị, ba người trong Bộ Chính trị và hai người trong Ban Bí thư gồm 6 thành viên, một cơ quan lãnh đạo quan trọng điều hành công việc hàng ngày và công tác hành chính của đảng. Thế cân bằng đó cũng được thể hiện rõ trong cơ cấu bốn Phó Thủ tướng, bốn ủy viên (dân sự) Quốc vụ viện, bao gồm cả thế hệ thứ tư và thứ năm.61

61 Two tuanpai leaders, Li Yuanchao and Liu Yandong, are also princelings in terms of their family backgrounds, but their career experiences and close political association with Hu Jintao (who played a direct role in their promotion to the Politburo) make them more loyal to Hu and the populist coalition.
61 Hai vị lãnh đạo thuộc phái đoàn thanh niên, Lý Nguyên Triều và Lưu Diên Đông cũng thuộc diện thái tử đảng xét về nguồn gốc gia đình, tuy nhiên sự nghiệp của họ lại gắn với Hồ Cẩm Đào (người đóng vai trò trực tiếp giới thiệu họ vào Bộ Chính trị) khiến họ trung thành với liên minh dân túy hơn.

Table 1: Equal Allocation of Seats between Two Coalitions (2011)
Bảng 1: Phân bổ ngang bằng số ghế giữa các liên minh (2011)

Elitist Coalition
(Jiangs Camp)
Liên minh tinh hoa
(phe Giang Trch
Dân)

Populist Coalition
(Hus Camp)
Liên minh dân túy
(phe HCm Đào)
Politburo Standing Committee
(fifth Generation)
Thường vụ Bộ Chính trị
(thế hệ thứ năm)

Xi Jinping 习近平 (princeling)
Tập Cận Bình (thái tử đảng)

Li Keqiang 李克(tuanpai)
Lý Khắc Cường (đoàn phái)
Politburo (fifth Generation)
Bộ Chính trị
(thế hệ thứ năm)

Xi Jinping (princeling)
Wang Qishan 王岐山
(princeling)
Bo Xilai 薄熙来 (princeling)
Tập Cận Bình
Vương Kỳ Sơn (thái tử đảng)
Bạc Hi Lai (thái tử đảng)

Li Keqiang (tuanpai)
Li Yuanchao 李源潮 (tuanpai)
Wang Yang汪洋 (tuanpai)
Lý Khắc Cường (đoàn phái)
Lý Nguyên Triều (đoàn phái)
Uông Dương (đoàn phái)
Secretariat (fifth Generation)
Ban Bí thư
(thế hệ thứ năm)

Xi Jinping (princeling)
Wang Huning 王沪宁
(Shanghai gang)
Tập Cận Bình
Vương Hỗ Trữ (nhóm
Thượng Hải)

Li Yuanchao (tuanpai)
Ling Jihua 计划
(tuanpai)
Lý Nguyên Triều (đoàn
phái)
Lệnh Kế Hoạch (đoàn phái)
Vice Premier
Phó Thủ tướng
Wang Qishan (princeling)
Zhang Dejiang 张德江
(princeling)
Vương Kỳ Sơn (thái tử đảng)
Trương Đức Giang (thái tử đảng)

Li Keqiang (tuanpai)
Hui Liangyu  回良玉
(Hu protégé)
Lý Khắc Cường (đoàn phái)
Hồi Lương Ngọc (đàn em Hồ Cẩm Đào)
State Councillor (civilian)
Quốc vụ khanh

Ma Kai 马凯(princeling)
Meng Jianzhu 孟建柱
(Shanghai gang)
Mã Khải (thái tử đảng)
Mạnh Kiến Trụ
(nhóm Thượng Hải)

Liu Yandong 刘延(tuanpai)
Dai Bingguo 戴秉国
(Hu protégé)
Lưu Diên Đông (đoàn phái)
Đới Bỉnh Quốc (đàn em Hồ Cẩm Đào)
Notes and sources:
For the definition of the fifth generation of CCP leaders and the formation of the two coalitions, see Li 2008b; Li 2012a.
Ghi chú và nguồn tư liệu: Để tham khảo định nghĩa thế hệ thứ năm của ĐCSTQ và sự hình thành hai liên minh, xem Li 2008b; 2012a
These two camps have different leadership skills and expertise, as well as access to different socio-economic and political resources. The remarkably meteoric falls of two “heavyweight rising stars” in the Politburo – Shanghai Party Chief Chen Liangyu 陈良宇(a member of the Shanghai gang) in 2006 and Chongqing Party Chief Bo Xilai (a princeling) in 2012 – are testimony to the phenomenon of “weak leaders, strong factions.” Faction leaders involved in serious scandals can be easily dismissed, but factions or coalitions are too strong to be dismantled.

Hai phe này có khả năng và kinh nghiệm lãnh đạo khác nhau, và cũng được hậu thuẫn bởi những nguồn lực kinh tế - xã hội và chính trị khác nhau. Sự rơi rụng ngoạn mục của hai “ngôi sao nặng ký đang lên” trong
Bộ Chính trị - Bí thư Đảng Thượng Hải Trần Lương Vũ (một thành viên của nhóm Thượng Hải) năm 2006 và Bí thư Đảng Trùng Khánh Bạc Hi Lai (thái tử đảng) năm 2012 –là bằng chứng cho hiện tượng “lãnh đạo yếu, phe phái mạnh”. Những thủ lĩnh phe phái một khi đã bị dính dáng vào các vụ xì căng đan nghiêm trọng đều dễ dàng bị thay thế, nhưng phe phái hay liên minh thì lại quá mạnh để bị giải tán.

The leaders who replaced Chen and Bo, Xi Jinping and Zhang Dejiang, came from the same respective coalitions. Deals have to be made in the shared interest of the CCP’s survival. Checks and balances of power between these two coalitions have remained intact in the wake of both crises.

Những thủ lĩnh mới thay thế họ Trần và họ Bạc, Tập Cận Bình và Trương Đức Giang đều từ cùng một liên minh đó cả. Những dàn xếp đã được thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung là sự sống còn của ĐCSTQ. Giám sát và đối trọng quyền lực giữa hai liên minh vẫn không hề suy suyển sau hai vụ khủng hoảng này.

Neither the elitist coalition nor the populist coalition can, or even wants to, totally defeat the other. Each coalition has its own strengths, including representing
different constituencies, which the other does not possess. Their relationship, when it comes to policy-making, is one of both competition and cooperation. For example, the Party leadership will be extremely cautious and will avoid expanding the scope of the Bo Xilai case to other senior leaders. Purges will be relatively limited. The fact that certain leaders closely affiliated with Bo, such as Chongqing Mayor Huang Qifan 黃奇帆, have remained in their leadership posts implies that the top leadership does not intend to punish too many people. The fact that the country is facing so many destabilizing factors on the eve of the 18th Party Congress will also impel the leadership to limit the scope of recrimination.

Chẳng phe nào, dù là dân túy hay tinh hoa, lại muốn triệt hạ hoàn toàn phe kia. Mỗi liên minh có những thế mạnh riêng, gồm những khu vực đại diện cử tri khác nhau mà phe kia không nắm được. Mối liên hệ của họ
với nhau khi ra quyết định vừa là cạnh tranh vừa là hợp tác. Ví dụ như ban lãnh đạo ĐCSTQ rất cân nhắc và cố gắng tránh không để lan rộng vụ Bạc Hi Lai sang các lãnh đạo cao cấp khác và việc khai trừ đảng được tiến hành tương đối hạn chế. Trên thực tế, một số lãnh đạo có liên hệ mật thiết với họ Bạc, chẳng hạn như thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kì Phàm, vẫn được tại vị chứng tỏ là các lãnh đạo cao nhất không định kỷ luật quá nhiều người. Có một sự thật là đất nước Trung Quốc đang gặp quá nhiều yếu tố bất ổn trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 cũng là điều buộc giới lãnh đạo phải hạn chế phạm vi những lời cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau.

Therefore, though the Bo case is a victory for Hu’s camp, this victory will not necessarily translate into additional populist seats on the Politburo Standing Committee. The makeup of the future Standing Committee will largely be determined through compromises between the two coalitions. The balance of power within this system will not be easily changed. If the princeling faction were to collapse, this would constitute an unimaginable revolution. Thus, at the moment, there is a tremendous incentive for the Party’s top leadership to preserve the current structure of “one Party, two coalitions,” and display unity and solidarity. Because factional politics play such as an important role in present-day China, understanding the composition of the next Politburo Standing Committee (PSC) tends to attract the greatest attention in the study of Chinese politics. While no one knows which seven or nine leaders will eventually reach this pivotal body of power, 14 leaders stand out among their peers as leading candidates (see Table 2). This list is based on a combination of factors such as the leaders’ current positions, ages, term limits on the Politburo, tenures on the CCP Central Committee, and previous leadership experiences.62

Bởi lẽ ấy, dù vụ Bạc Hi Lai là thắng lợi của phe Hồ Cẩm Đào nhưng thắng lợi ấy không nhất thiết đưa đến việc phe dân túy có thêm một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị. Diện mạo của Thường vụ Bộ Chính trị tương lai chủ yếu phụ thuộc vào sự thỏa hiệp giữa hai liên minh. Thế cân bằng quyền lực trong hệ thống này không dễ gì thay đổi. Nếu như phe thái tử đảng mà sụp đổ thì điều đó có thể dẫn tới một cuộc cách mạng ngoài sức tưởng tượng. Do vậy, tại thời điểm hiện nay, động cơ vô cùng mạnh mẽ của giới chóp bu lãnh đạo là giữ nguyên cơ cấu hiện tại “một đảng, hai liên minh” và cố gắng thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất và đoàn kết. Do nền chính trị phe phái có một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc ngày nay nên việc hiểu rõ thành phần của Ban Thường vụ Bộ chính trị luôn thu hút sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu chính trị Trung Quốc. Trong khi không ai có thể biết bảy hay chín vị lãnh đạo sẽ chắc chắn được vào cơ quan chủ chốt của quyền lực thì 14 vị lãnh đạo vẫn đứng bên ngoài cùng các đồng lứa của mình với tư cách ứng viên (xem bảng 2). Danh sách này được lập trên cơ sở phối hợp các yếu tố như chức vụ hiện nay của vị lãnh đạo, tuổi tác, hạn chế về nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị, nhiệm kỳ trong Ban chấp hành Trung ương và kinh nghiệm lãnh đạo trước đó.62
62 For a detailed discussion of the credentials of these candidates, see Li 2012a.
62 Để tìm hiểu sự nghiệp các ứng viên đó xem Li 2012 a.
Table 2: Factional Identities of the Leading Candidates for the Post-2012
Politburo Standing Committee
Bảng 2: Nhận dạng phe phái các ứng viên hàng đầu cho vị trí trong
Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa tới (2012-2017)

Elitist Coalition (Jiang’s Camp)
Liên minh giới tinh hoa (phe Giang Trạch Dân)

Populist Coalition (Hu’s Camp)
Liên minh dân túy (phe Hồ Cẩm Đào)
Name
Tên
Current
Position
Chức vụ hiện nay
Factional
Identity
Nhận dạng phe phái
Name
Tên
Current
Position
Chức vụ hiện nay
Factional
Identity
Nhận dạng phe phái
Xi Jinping
习近平
Tập Cận Bình
Vice
President
Phó chủ tịch nước
Princeling
Thái tử đảng

Li Keqiang
李克
Lý Khắc Cường

Executive Vice Premier
Phó thủ tướng thứ nhất

tuanpai
Đoàn phái
Wang Qishan
王岐山
Vương Kỳ Sơn

Vice Premier
Phó thủ tướng

Princeling
Thái tử đảng

Li Yuanchao 李源潮
Lý Nguyên Triều

Head, Organization Department
Trưởng ban tổ chức
Tuanpai
Đoàn phái
Zhang Dejiang
Trương Đức Giang

张德江
Vice Premier
Phó thủ tướng

Princeling
Thái tử đảng

Liu Yunshan 刘云山
Lưu Vân Sơn

Head, Propaganda
Department
Trưởng ban Tuyên giáo

Tuanpai
Đoàn phái
ZhangGaoli
张高丽
Trương Cao Lệ

Tianjin Party
Secretary
Bí thư Thiên Tân

Jiang’s
Protégé
Đàn em Giang Trạch Dân

Wang Yang
汪洋
Uông Dương

Guangdong
Party
Secretary
Bí thư Quảng Đông

Tuanpai
Đoàn phái
Yu Zhengsheng
俞正声
Du Chính
Thanh

Shanghai Party
Secretary
Bí thư
Thượng
Hải

Princeling
Thái tử
đảng

Liu Yandong
刘延
Lưu Diên
Đông

State
Councillor
Quốc vụ
khanh

Tuanpai
Đoàn phái
Meng Jianzhu
孟建柱
Mạnh
Kiến Trụ

Minister of
Public
Security
Bộ trưởng
Công An


Shanghai
Gang
Nhóm
Thượng
Hải

Ling Jihua
计划
Lệnh Kế
Hoạch

Head, CCP
General
Office
Chánh
văn
phòng
Trung
ương
Đảng
Tuanpai
Đoàn phái
Zhang Chunxian
张春贤
Trương
Xuân
Hiền

Xinjiang
Party
Secretary
Bí thư
Tân
Cương

Jiang’s
protégé
Đàn em
Giang
Trạch
Dân

Hu Chunhua
胡春
Hồ Xuân
Hoa

Hebei Party
Secretary
Bí thư Hồ
Bắc

Tuanpai
Đoàn phái
Source: Li 2012a.

Among the 14 candidates listed, ten currently serve on the 25-member Politburo and two (Xi Jinping and Li Keqiang) are already on the current PSC. It is interesting to note that these leading candidates are equally divided by political coalition – seven elitists and seven populists. Within the elitist coalition, four leaders are princelings, two are the protégés of Jiang Zemin and one is a prominent member of the Shanghai Gang. Within the populist coalition, all seven are tuanpai leaders who have strong patron–client ties to Hu Jintao.

Trong số 14 ứng viên được nêu tên trong danh sách, có 10 người hiện là ủy viên của Bộ Chính trị gồm cả thảy là 25 người, hai người (Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường) đang là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị). Một điều thú vị là các ứng viên hàng đầu đó cũng được chia đều giữa các liên minh chính trị - 7 người thuộc phái tinh hoa và 7 thuộc phái dân túy. Trong liên minh tinh hoa có 4 vị lãnh đạo là thái tử đảng, 2 người do Giang Trạch Dân bảo trợ và một là thành viên nổi bật của nhóm Thượng Hải. Trong liên minh dân túy, cả 7 người đều là các lãnh đạo đoàn thanh niên và có mối quan hệ bảo trợ - đỡ đầu mạnh với Hồ Cẩm Đào.

These two coalitions share an interest in domestic social stability and aspire to continue China’s rise on the world stage, and these common goals often lead the two coalitions to compromise and cooperate with each other. Yet, as Chinese society becomes increasingly pluralistic in views and values – and as the Chinese leadership confronts a variety of daunting policy challenges – policy differences within the leadership are likely to become more transparent to the public.

Cả hai liên minh này cùng chia sẻ quyền lợi trong sự ổn định xã hội trong nước và đều có tham vọng về sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc trên trường Quốc tế, và các mục tiêu chung đó thường dẫn dắt hai liên minh đến sự thỏa hiệp và hợp tác với nhau. Tuy nhiên, vì xã hội Trung Quốc đang trở nên ngày càng đa nguyên về quan điểm, về các giá trị và cũng vì các lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với đủ loại thay đổi chính sách khó khăn khiến nản lòng cho nên sự khác biệt về chính sách giữa các vị lãnh đạo có nhiều khả năng sẽ trở nên minh bạch hơn đối với công chúng.

Trend two: weak government, strong interest groups
Compared with many other countries in the world, the PRC government has tremendous financial and political resources, largely as a result of both its rapid
economic growth and its authoritarian political system. Yet the Chinese government faces a multitude of daunting problems, such as economic disparities, inflation, a possible property bubble, growing local debt, rampant official corruption, frequent instances of social unrest, environmental degradation, resource scarcity, food safety and public health security issues, the lack of a social safety net, and ethnic tensions in Xinjiang and Tibet.

Xu hướng hai: Chính phủ yếu, các nhóm lợi ích mạnh
So với nhiều quốc gia trên thế giới, chính phủ nước CHNDTQ nắm một nguồn lực tài chính và chính trị khổng lồ, phần lớn là nhờ sự tăng trưởng kinh tế nhanh và một hệ thống chính trị chuyên chế. Tuy vậy chính phủ Trung Quốc vẫn đang phải đối phó với vô số những vấn đề làm đau đầu, chẳng hạn như sự chênh lệch giàu nghèo, lạm phát, bong bóng bất động
sản có thể vỡ, nợ trong nước tăng cao, tham nhũng trong giới quan chức, ngày càng nhiều vụ bất ổn xã hội, môi trường thiên nhiên xuống cấp, tài nguyên cạn kiệt, an toàn thực phẩm và các vấn đề an toàn y tế cộng đồng, sự thiếu vắng mạng lưới an sinh xã hội và những căng thẳng sắc tộc ở Tân Cương và Tây tạng.

It has been widely noted that the State Council has become less effective at controlling China’s provinces, major cities and even key SOEs with regards to economic policies. A recent, popular barb, that “the premier cannot control a general manager” (zongli guanbuliao zong jingli 不了), reflects serious problems with the administrative capacity of the central government. The tension and competition between the two competing coalitions discussed earlier also tend to make the decision-making process lengthier and more complicated, which could even result in deadlock one day. China is no democracy, but in this regard might develop some problems characteristic of democracies. Purged local chiefs, most noticeably Bo Xilai and Chen Liangyu, were also known for their explicit challenges to the authority and the policy initiatives of
Premier Wen and the central government.


Một điều mà ai cũng thấy là Quốc vụ viện đã tỏ ra kém hiệu quả trong việc quản lý các địa phương Trung Quốc, các thành phố lớn và ngay cả các doanh nghiệp nhà nước, xét về góc độ kinh tế. Gần đây xuất hiện một nói châm biếm: “Thủ tướng cũng không thể điều khiển nổi một Tổng giám đốc” (“Tổng lý quản bất liễu tổng kinh lý”), phản ánh những vấn đề nghiêm trọng đối với năng lực điều hành của chính phủ trung ương. Sự căng thẳng và cạnh tranh giữa hai liên minh như đã phân tích ở trên có xu hướng làm cho quá trình ra quyết định dài và phức tạp hơn, thậm chí
còn có thể một lúc nào đó gây ra tình trạng bế tắc. Trung Quốc không phải là dân chủ, nhưng xét về góc độ này vẫn có thể phát triển một số đặc trưng của dân chủ. Những thủ lĩnh địa phương bị khai trừ, đáng để ý nhất là Bạc Hi Lai và Trần Lương Vũ cũng từng được biết đến vì sự thách thức công khai chính quyền và các quyết sách của Thủ tướng Ôn và chính phủ trung ương.

More importantly, never in the six-decade history of the PRC have interest groups been as powerful and influential as they have been in recent years. Like elsewhere in the world, Chinese interest groups are a diverse lot. They include, for example, geographic regions, bureaucratic institutions, the military, the increasingly commercialized media, non-governmental organizations (NGOs) and local governments.

Điều quan trọng hơn cả là chưa bao giờ trong lịch sử 6 thập kỷ của nước CHNDTQ các nhóm lợi ích lại có quyền lực và nhiều ảnh hưởng như những năm gần đây. Cũng như mọi nơi khác trên thế giới, các nhóm lợi ích Trung Quốc rất đa dạng. Ví dụ như chúng gồm các vùng lãnh thổ, các định chế hành chính, quân đội, truyền thông được thương mại hóa nhanh chóng, các tổ chức phi chính phủ và các chính quyền địa phương.

Local governments in the coastal and inland regions are political interest groups that exert strong influence in Beijing and work to ensure that the central government adopts socio-economic policies that advance their regional interests.63By way of background: in 2010 among China’s 100 wealthiest counties 93, including the top 40, were located in coastal provinces.64

Các chính quyền địa phương ở những vùng duyên hải hay nội địa cũng đều là các nhóm lợi ích chính trị cố gắng gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên Bắc Kinh và vận động để đảm bảo rằng chính phủ trung ương đưa ra những chính sách kinh tế - xã hội góp phần thúc đẩy quyền lợi địa phương họ.63Thông tin cần thiết để hiểu tình hình: năm 2010 trong số 100 xã giàu có nhất thì có đến 93 xã trong đó có 40 xã đứng đầu bảng
đều ở vùng duyên hải.64

63 For the local factors in sociopolitical changes in China and other East and Southeast Asian countries,
see White, Zhou and Rigger 2013 forthcoming.

63 Để tìm hiểu các yếu tố làm thay đổi kinh tế- xã hội ở Trung Quốc và các
nước Đông, Đông Nam Á xem White, Zhou và Rigger 2013 trở đi
64 Xem http://bbs.nhzjcom/viewthread.php?tid=377464.

According to one recent study, nearly 90 per cent of China’s exports still come from the coastal provinces.65 In the past few years, provincial and local governments’ “liaison offices in Beijing” (zhujingban驻京办), the region-based Chinese lobbying groups, have rapidly increased in number. In January 2010, the central government had to issue new regulations to substantially reduce the permitted number of these offices representing local interests and to require financial auditing of the remaining lobbying groups at the provincial and municipality levels.66

Theo một nghiên cứu mới đây thì gần 90% xuất khẩu của Trung Quốc vẫn xuất phát từ các vùng duyên hải.65 Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương các tỉnh, các vùng lãnh thổ tăng cường số lượng các văn phòng đại diện (“Trú kinh ban”) của mình ở Bắc Kinh để triển khai hoạt động vận động hành lang (lobby). Tháng giêng năm 2010 chính phủ trung ương buộc phải đưa ra các quy định nhằm giảm đáng kể số lượng các văn phòng đại diện quyền lợi địa phương được cấp phép và đòi hỏi kiểm toán tài chính số các nhóm vận động hành lang cấp tỉnh và thành phố đang hoạt động.66

65 Yao 2010. Also see http://www.foreignaffairs.com/articles/65947/the-end-of-the-beijing-consensus?
page=show.
66 Liaowang xinwen zhoukan, 23 January 2010.

65 Yao 2010. Có thể xem http://www.foreignaffairs.com/articles?65947/theend-
ò-the-beijing-consensus?page=show
66 Liawang xinwen zhoukan, 23 /1/2010.

In terms of social strata, Chinese interest groups can be categorized into three major groups: corporate and industrial interest groups (known as the “black collar” stratum), the previously discussed emerging middle class (“white collar” professionals), and vulnerable social groups such as migrants (“blue collar” workers). The term “black collar” was recently created in China to refer to the increasing number of the rich and powerful who dress in black, drive black cars, have hidden incomes, live secret lives with concubines, have ties to the criminal underground (heishehui 黑社会, or black society) and, most importantly, operate their businesses and wield their economic power in an opaque manner.67

Về vấn đề các giai tầng xã hội, các nhóm lợi ích Trung Quốc có thể được phân ra thành 3 nhóm chính: các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp (được biết như “giới cổ cồn đen”), giới trung lưu mới hình thành đã được nói đến ở trên (hay còn gọi là “cổ cồn trắng”các nhà chuyên môn), và nhóm xã hội dễ bị tổn thương như dân nhập cư (công nhân áo “cổ xanh”). Thuật ngữ “cổ cồn đen”gần đây mới ra đời ở Trung Quốc có liên quan tới số lượng ngày càng tăng những người giàu có và đầy quyền lực hay mặc đồ đen, lái xe ô tô đen, có nhiều khoản thu nhập được ẩn giấu, sống một cuộc sống bí ẩn với các vợ bé, quan hệ với xã hội ngầm tội phạm –xã hội đen (“hắc xã hội”) và quan trọng hơn cả là họ vận hành việc kinh doanh và sử dụng quyền lực kinh tế của họ một cách mờ ám.67

67 It is unclear who first coined the term black-collar stratum. Most online postings in China attribute the
label to US-educated economist Lang Xianping (Larry Lang), but Lang has publically denied that he
wrote the widely circulated article that popularized the term. See “The Black-Collar Class” (www.
chinatranslated.com/?p=407). Translated: “Commentary and Analysis on China’s Economic and
Political Situation,” June 12, 2009.

67 Không rõ ai là người đầu tiên nghĩ ra thuật ngữ “giới cổ cồn đen”. Đa số các ý kiến trên mạng ở Trung Quốc quy cho nhà kinh tế học ở Mỹ Lang Hàm Bình (Larry Lang). Tuy nhiên Lang đã công khai phủ nhận rằng đã viết bài báo được phổ biến rộng rãi để quảng bá cho thuật ngữ này. Xem “Giai cấp đen” (www.chinatranslated.com/?p=407). Dịch là: “Bình luận và phân tích về kinh tế Trung Quốc và tình hình chính trị”. 6/2009.

China’s most active corporate and industrial interest groups consist mainly of two clusters. The first includes business elites who work in state monopolized industries such as banking, oil, electricity, coal, telecommunications, aviation, railway, tobacco and shipping; and the second consists of the lobby groups who work for state, foreign or private firms in sectors such as real estate. It has been widely
reported in the Chinese media that business interest groups have routinely bribed local officials and formed a “wicked coalition” with local governments.68

Các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp tích cực nhất ở Trung Quốc bao gồm 2 cụm chính. Cụm thứ nhất gồm giới chóp bu doanh nghiệp nhà nước độc quyền, ví dụ như ngân hàng, viễn thông, hàng không, đường sắt, thuốc lá và tàu biển. Cụm thứ hai gồm các nhóm vận động hành lang làm việc cho nhà nước, khu vực kinh tế nước ngoài và tư nhân, ví dụ như bất động sản. Truyền thông Trung Quốc đã đề cập rộng rãi tới việc các nhóm lợi ích kinh doanh thường xuyên hối lộ các quan chức địa phương và hình thành nên “liên minh ma quỷ”với các chính quyền sở tại.68

68 Zhongguo xinwen zhoukan, 13 January 2006, Liaowang, 5 December 2005, and also see http://www.
chinesenewsnet.com, 12 December 2005.

68 Zhongguo Xinwen zhoukan, 13/1/2006, Liaowang, 5/12/2005. Có thể xem
http://www.chinesenewsnet.com, 12/12/2005.

For example, the various players associated with property development have emerged as one of the most powerful special interest groups in present-day China. The strong power of this group explains why it took 13 years for China to pass the anti-monopoly law, why the macroeconomic control policy of the last decade was largely ineffective and why the widely acknowledged property bubble has continued to grow. In each of these cases, corporate and industrial interest groups have encroached upon the governmental decision-making process, either by creating government policy deadlock or manipulating policies in their own favour.

Ví dụ như nhiều đối tượng trong xã hội liên kết với nhà phát triển bất động sản và hình thành nên những nhóm lợi ích đặc biệt quyền lực nhất ở Trung Quốc hiện nay. Quyền lực siêu mạnh của nhóm này đã giải thích vì sao phải mất đến 13 năm để thông qua Luật Chống Độc Quyền, vì sao chính sách quản lý kinh tế vĩ mô trong thập kỷ vừa qua trên quy mô lớn là thiếu hiệu quả; và vì sao, mặc dù cả xã hội đã nhận thức, bong bong bất động sản vẫn cứ tiếp tục phình to ra. Trong từng trường hợp kể trên, các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp đã xâm lấn cả quá trình ra quyết định của chính phủ bằng cách tạo ra nút thắt hay bế tắc cho chính sách của nhà nước hoặc là biến tấu chính sách theo cách có lợi cho họ.

According to the official state account, more than 70 per cent of the total 120 companies under the State-owned Assets Supervision and Administration Commission (SASAC) were engaged in the real estate business and property development in 2010.69 In response, the State Council ordered 78 SASAC companies to withdraw their investments in the real estate business.70 But resistance from these companies made the government order largely ineffective. Some have speculated that a significant portion of the stimulus package (4 trillion yuan or US$586 billion) implemented in the wake of the 2008 global financial crisis was misdirected to property development. According to a senior researcher of the Ministry of Housing and Urban-Rural Development, about 32 per cent of the stimulus package was invested in real estate.71

Theo báo cáo chính thức của nhà nước, hơn 70% trong số 120 công ty nằm dưới sự điều hành của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản Nhà nước (State-owned Assets Supervision and Administrative Commisin, thường gọi tắt là SASAC) đã tham gia vào kinh doanh bất động sản trong năm 2010.69 Phản ứng lại, SASAC đã chỉ thị 78 doanh nghiệp phải rút các khoản đầu tư khỏi việc kinh doanh đó.70 Tuy nhiên sự kháng cự từ phía các công ty đó đã khiến cho chỉ thị chính phủ gần như không có hiệu lực. Nhiều ý kiến suy xét cho rằng một phần lớn gói kích cầu (4000 tỷ nhân dân tệ- khoảng US$ 586 tỷ) đưa ra vào năm 2008 trước tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bị lái nhầm hướng sang phát triển bất động sản. Theo một nhà nghiên cứu cao cấp của Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị - Nông thôn thì có khoảng 32% gói kích cầu đã được đầu tư vào bất động sản.71

69 Qianjiang wanbao, 11 February 2010. Also see http://www.chinanews.com.cn/estate/estate-lspl/news/
2010/02-11/2121577.shtml.
70 See http://bt.xinhuanet.com/2010-03/19/content_19293215.htm.
71 See http://news.xinhuanet.com/fortune/2009-03/17/content_11024848.htm.

69 Qianjiang Wanbao, 11/2/2010. Cũng có thể xem
http://www.chinanews.com.cn/estate/estate-lspl/news/2010/02-
11/2121577.shtml.
71 Xem http://news.xinhuanet.com/fortune/2009-03/17/content_11024848.htm.


As for the lower social strata, a manual labour shortage in some coastal cities in recent years reflects the growing political consciousness of these so-called vulnerable social groups (ruoshi qunti 势群体), especially among the younger generation of migrant workers, to protect their own rights. They have become increasingly resentful over all sorts of discriminative policies against migrant workers, farmers and urban poor. They have moved from one job to the next in order to receive a well-deserved, decent salary. At least partly due to their tireless demands, China has recently witnessed a dramatic increase in wages.

Đối với giai tầng xã hội cấp dưới, sự thiếu hụt lao động chân tay ở một số thành phố duyên hải trong những năm gần đây phản ánh thực trạng ý thức chính trị ngày một lên cao của những nhóm xã hội dễ bị tổn thương này (“nhược thế quần thể”), đặc biệt là ở thế hệ các công nhân nhập cư trẻ tuổi. Họ đã nhận thức được rằng cần bảo vệ quyền lợi của mình và ngày càng phẫn nộ trước mọi chính sách kỳ thị chống lao động nhập cư, nông dân và dân nghèo thành thị. Họ buộc phải nhảy từ công việc này sang công việc khác chỉ để nhận được đồng lương xứng đáng và tử tế hơn. Ít ra thì nhờ có những kiến nghị không mệt mỏi của họ mà ở Trung Quốc gần đây đã có những cải thiện ngoạn mục về lương bổng.

Challenges arising from restive social groups and greedy corporate interest groups are not unique to reform-era China. Democracies in the West (and the East) are certainly not immune to these problems. Quite the contrary, public petitions for social justice and protests against governments’ domestic or foreign policies are often seen as part of the normal socio-economic and political life of these countries.

Những thách thức bắt nguồn từ các nhóm xã hội khó thuyết phục và các nhóm lợi ích tập đoàn công nghiệp tham lam không phải là duy nhất ở Trung Quốc thời cải cách. Các nền dân chủ ở phương Tây (và cả phương Đông) tất nhiên là không miễn nhiễm đối với các vấn đề này, ngược lại, những kiến nghị của quần chúng đòi công bằng xã hội thường được nhìn nhận như một bộ phận của đời sống kinh tế - xã hội bình thường của các quốc gia đó.

As for the corporate and industrial interest groups, they are probably equally, if not more, powerful and influential in some Western countries than they are in China. In the US, for example, hundreds of lobbying groups have flooded into Washington DC and now constitute an essential feature of American politics. From time to time, these business lobbies have been caught manipulating the democratic system for a company’s commercial gain. In his classic work on democracy, Robert Dahl argues that the development of Western democracies is a process dominated by many different sets of leaders, each having access to
a different combination of political resources and representing the interests of different sectors and groups in the society.72 The democratic pluralist system disperses power, influence, authority and control away from any single group of power elites sharing the same social background toward a variety of individuals, groups, associations and organizations.73 In a sense, democracy is a matter of
establishing rules for mediating conflicting interests among social groups in a given society. Yao Yang 姚洋, a professor at Peking University, has argued along the same lines: “An open and inclusive political process has generally checked the power of interest groups in advanced democracies such as the United States. Indeed, this is precisely the mandate of a disinterested government – to balance the demands of different social groups.”74

Nói về các nhóm lợi ích tập đoàn và công nghiệp ở một số nước phương Tây thì có lẽ chúng còn mạnh và có nhiều ảnh hưởng hơn các nhóm tương tự ở Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ chẳng hạn, có hàng trăm nhóm vận động hành lang làm tràn ngập thủ đô Washington và hiện đã trở thành một đặc điểm quan trọng của nền chính trị Mỹ. Dần dần, những nhóm vận động có động cơ kinh doanh đó đã biết tận dụng hệ thống dân chủ để phục vụ lợi ích thương mại cho công ty. Trong tác phẩm kinh điển của mình viết về dân chủ, Robert Dahl lập luận rằng sự phát triển dân chủ ở phương Tây là một quá trình được dẫn dắt bởi nhiều nhóm thủ lĩnh khác nhau, mỗi nhóm lại tiếp cận được tới tập hợp những nguồn lực chính trị và đại diện cho lợi ích của các khu vực và nhóm khác nhau trong xã hội.71 Hệ thống chính trị đa nguyên luôn phân tán quyền lực, ảnh hưởng, uy thế và sự điều hành ra khỏi một nhóm duy nhất các thủ lĩnh quyền lực, đồng thời nó chia sẻ cùng một nền tảng xã hội cho những cá nhân, nhóm, hiệp hội và tổ chức đa dạng và đủ loại.72 Theo ý nghĩa đó, dân chủ chính là việc hình thành các quy tắc để dàn xếp những quyền lợi mâu thuẫn nhau giữa các nhóm xã hội trong một cộng đồng nhất định. Diêu Dương, một giáo sư của đại học Bắc Kinh đã lập luận tương tự: “một thể thức chính trị mở và bao gồm ở các nền dân chủ phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ, nói chung, luôn giám sát quyền lực của các nhóm lợi ích. Thực chất, đây mới chính là trách nhiệm được ủy thác của một chính quyền không vụ lợi –đó là cân đối các đòi hỏi, yêu sách của những nhóm xã hội khác nhau.”74

72 Dahl 1961, 68.
73 Dahl 1961, 252 and 270.
74 Yao 2010.

73 Dahl 1961,
73 Dahl 196168.,252 và 270.
74 Yao 2010.

Interest group politics should be seen as neither a threat to socio-political stability nor a challenge to the legitimacy of the government, but rather are regarded as necessary components of democratic governance. The key to coordinating interest group politics, both Dahn and Yao argue, is to establish institutional and democratic mechanisms. Various interests groups can exert their influence through elections, bureaucratic decision-making and judicial processes. In response, the independence of the media and the supremacy of the constitution supervise and safeguard the democratic process. Political crises do occur from time to time, but democratic institutions in general and interest group politics in particular (including the important role of the middle class) are not the source of socio-political instability, but rather the foundation of long-term stability. The rapid emergence of various forms of interest groups and resulting new dynamics in Chinese politics has already profoundly changed how the country is governed.

Hoạt động chính trị của nhóm lợi ích nên được nhìn nhận không là mối đe dọa sự ổn định kinh tế - xã hội mà cũng chẳng phải là sự thách thức tính hợp pháp của chính quyền, và đúng ra nên được coi là những thành tố cần thiết của một nền quản trị dân chủ. Mấu chốt để điều phối nền chính trị có những nhóm lợi ích khác nhau là phải hình thành nên các cơ chế dân chủ mang tính thể chế. Các nhóm lợi ích khác nhau có thể gây ảnh hưởng qua những cuộc bầu cử, các thể thức ra quyết định hành chính và pháp lý. Đồng thời, tính độc lập của truyền thông và thượng tôn của bản hiến pháp luôn giám sát và bảo vệ quá trình dân chủ. Các cuộc khủng hoảng chính trị thỉnh thoảng vẫn xảy ra, nhưng những định chế dân chủ nói chung và hoạt động chính trị của các nhóm lợi ích nói riêng (kể cả vai trò quan trọng của giới trung lưu) không phải là nguồn gốc của bất ổn xã hội, mà đúng ra chúng lại là nền tảng của sự ổn định về lâu dài.Sự ra đời nhanh chóng của các nhóm lợi ích đa dạng, tạo nên một nền
chính trị năng động ở Trung Quốc đã làm thay đổi sâu sắc phương thức quản trị đất nước này.

Trend three: weak party, strong country

The Chinese Communist Party is the world’s largest ruling party, consisting of 4 million grassroots branches and 82.6 million members, and it continues to grow. In the absence of any organized opposition, the Party seems unchallengeable in the near future. It should be noted that China’s political reforms, including intra-Party democracy, have made almost no progress at all since the Fourth Plenary Session of the 17th Central Committee in the autumn of 2009. This may be attributed to two situational factors. First, the 2008 global financial crisis revealed problems in Western democracies and thus led some left-wing Chinese leaders and public intellectuals, especially advocates for resilient authoritarianism, to argue for the vitality and advantages of one-Party rule in China.
Second, the Arab Spring presented a disturbing picture to CCP leaders, as they could face the same outcome as the Mubarak regime. As a result, a majority of CCP leaders across the factional dividing line have decided not to pursue further political reforms. Instead, they have exerted tighter control over social gatherings, grassroots elections, the media and civil society.

Xu hướng ba: Đảng yếu, đất nước mạnh

ĐCSTQ là một đảng cầm quyền lớn nhất thế giới, nó gồm 4 triệu đảng bộ cơ sở, 82.6 triệu đảng viên và còn tiếp tục gia tăng. Do không hiện diện lực lượng đối lập có tổ chức nên đảng dường như không gặp bất kỳ một thách thức nào trong tương lai gần. Cũng cần lưu ý rằng các cuộc cải cách chính trị ở Trung Quốc, kể cả nỗ lực dân chủ hóa trong đảng sau Hội nghị Trung ương 4 khóa 17 ĐCSTQ họp vào mùa Thu năm 2009 hầu như không mang lại kết quả. Có thể quy kết tình trạng này cho hai yếu tố mang tính chất hoàn cảnh. Một là, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã cho thấy những bất cập của các nền dân chủ phương Tây và do đó đã dẫn đến việc một số nhà lãnh đạo và các trí thức của công chúng Trung Quốc có xu hướng tả khuynh có thêm cơ sở để
bảo vệ chế độ chuyên quyền bền bỉ và biện hộ cho sức sống và tính ưu việt của chế độ độc đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Hai là, phong trào Mùa Xuân Á rập đã phô bày cho các nhà lãnh đạo ĐCSTQ một bức tranh đáng lo ngại: họ có thể bị một kết cục giống như chế độ Mubarak. Hậu quả là đa số trong ban lãnh đạo ĐCSTQ đã vượt qua lằn ranh phân chia phe phái để quyết không tiếp tục theo đuổi các cải cách chính trị. Thay vào đó, họ đã siết chặt hơn việc quản lý các cuộc tụ tập đông người, các cuộc bầu cử ở cơ sở, truyền thông và xã hội dân sự.

One can reasonably assume that the paranoid and excessive use of police force in reaction to the so-called “Chinese Jasmine Revolution” in front of the McDonald’s near Tiananmen Square in February 2011 was a sign of the Party’s weakness.75 It is also a sign of weakness that the total amount of money used for “maintaining social stability” in 2009 was 514 billion yuan – almost identical to China’s total national defence budget (532 billion yuan) that year. The Chinese government’s budget for national defence in 2012 was 670.3 billion yuan, but the budget for the police and other public security expenditures was 701.8 billion yuan (an 11.5 per cent increase).76 It is widely believed that the Chinese authorities spent 60 million yuan annually looking after Chen Guangcheng 陈光诚alone, mainly by hiring about 100 local police and other cadres.77

Có thể nêu một giả thiết có lý rằng chứng hoang tưởng và việc lạm dụng quá mức lực lượng cảnh sát để đối phó với cái được gọi là “Cách mạng Hoa nhài Trung Quốc”–một vụ tụ tập đông người xảy ra ở đối diện nhà hàng McDonald gần quảng trường Thiên An Môn hồi tháng 2 năm 2011 là tín hiệu cho thấy đảng không mạnh.75 Một tín hiệu nữa về sự suy yếu đó là tổng số tiền được sử dụng cho mục đích “giữ gìn ổn định xã hội” năm 2009 là 514 tỷ nhân dân tệ - gần bằng tổng ngân sách sách quốc phòng (532 tỷ nhân dân tệ - NDT) cùng năm đó. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2012 là 670.3 tỷ NDT, tuy nhiên ngân sách cho lực lượng cảnh sát và các lực lượng an ninh công cộng khác đúng bằng 701.8 tỷ NDT (tăng 11.5%).76 Nhiều người cho rằng các chính quyền Trung Quốc đã chi phí 60 triệu NDT hàng năm để theo dõi có một mình luật sư mù Trần Quang Thành, chủ yếu để trả lương cho khoảng 100 cảnh sát địa phương và một số cán bộ khác nữa.77

75 A widely spread political joke described the composition of the 1,000 people gathered in front of the McDonald’s restaurant in Wangfujing, Beijing, that day. Among them, 990 were said to be undercover
police, eight were foreign journalists, one was US Ambassador to China Jon Huntsman who “just happened to be there” and one was actually a protestor.
76 Shijie ribao, 3 May 2012, A4.
77 Ibid.

75 Một câu chuyện tiếu lâm chính trị được lan truyền rộng rãi mô tả thành phần cuộc tập hợp đông tới 1000 người đối diện quán ăn McDonald ở Vương Phủ Tỉnh, Bắc Kinh ngày hôm đó. Trong số đó 990 người là cảnh sát chìm, 8 người là phóng viên nước ngoài, 1 người là Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc Jon Huntsman vừa “tình cờ đi ngang qua”và chỉ có đúng 1 người biểu tình thực thụ.
76 Shijie ribao, 3 /5/2012,A4
77 Như trên

The large-scale outflow of capital in recent years (presumably by corrupt officials) further indicates Party elites’ lack of confidence in the country’s sociopolitical stability. According to a 2011 report released by Washington-based Global Financial Integrity (GFI), from 2000 to 2009 China’s illegal capital outflow totalled US$2.74 trillion, five times more than the total amount from the second-ranked country, Mexico.78 The People’s Bank of China reported in 2011 that from the mid-1990s to 2008, thousands of government officials and state-owned enterprise executives moved a total of 800 billion yuan (US$126 billion) overseas.79

Dòng tiền với quy mô lớn chảy ra nước ngoài trong những năm gần đây (có lẽ của các quan tham) càng cho thấy giới chóp bu của đảng thiếu lòng tin vào sự ổn định chính trị- xã hội. Theo báo cáo năm 2011của tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn cầu (Global Financial Integrity: GFI) –một cơ quan có trụ sở tại Washington, giai đoạn từ năm 2000 tới năm 2009 lượng vốn bất hợp pháp đưa ra khỏi Trung Quốc ước tính lên tới 2740 tỷ USD, gấp 5 lần lượng tiền chuyển bất hợp pháp ra nước ngoài của Mexico, nước đứng hàng thứ hai trong lĩnh vực này.78 Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có một báo cáo vào năm 2011 cho biết, từ giữa những năm 1990 tới 2008, hàng ngàn quan chức và nhân viên các doanh nghiệp nhà nước đã chuyển tổng số 800 tỷ NDT (126 tỷ USD) ra nước ngoài.79

78 Shijie ribao, 20 April 2012, A4.
79 Shijie ribao, 7 June 2012, A1.

78 Shijie ribao,20/4/2012, A4.
79 Shijie ribao, 7/6/2012, A3


According to an internal report by the CCP Organization Department, of the 8,370 senior executives in China’s 120 companies directly under the leadership of the SASAC, 6,370 have immediate family members who live overseas or hold foreign passports. In Guangzhou, of approximately 1,000 corruption cases under investigation in recent years, half have occurred in SOEs, and of those who escaped overseas with foreign assets, 70 per cent were from SOEs and central financial institutions.80 Li Chengyan 李成言, director of the Governance Studies
Center of Peking University, recently told the Chinese media that “the large scale of capital outflow by corrupt officials shows that these CCP leaders know better than anyone else that the so-called China model (the CCP’s resilient authoritarianism) is false – one that is not sustainable.81

Theo một báo cáo nội bộ của Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ thì trong số 8370 cán bộ cao cấp làm việc trong 120 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chịu sự quản lý trực tiếp của SASAC, đã có tới 6370 người có thành viên gia đình sống ở nước ngoài hoặc sở hữu hộ chiếu một quốc gia khác. Ở Quảng Châu, trong khoảng 1000 vụ tham nhũng bị điều tra những năm gần đây, một nửa xảy ra trong các doanh nghiệp nhà nước và những người chạy trốn ra nước ngoài cùng tài sản thì có tới 70% từ các doanh nghiệp nhà nước và định chế tài chính trung ương. 80 Lý Thành Ngôn, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị thuộc đại học Bắc Kinh, gần đây tiết lộ với truyền thông Trung Quốc rằng “dòng tiền với quy mô lớn chạy khỏi đất nước do các quan chức tham nhũng thực hiện cho thấy các lãnh đạo ĐCSTQ biết rõ hơn bất kỳ ai rằng cái gọi là mô hình Trung Quốc (chế độ chuyên quyền bền bỉ và dẻo dai) là một sai lầm và là một thứ mô hình phát triển không bền vững.81

80 Shijie ribao, 14 May 2012, A3.
81 Shijie ribao, 4 June 2012, A1.

80 Shijie ribao, 14/5/2012, A1
81 Shijie ribao, 4/6 /2012, A1

Despite the fact that the dismissal of Bo Xilai can be seen as an important move in the right direction, this dramatic incident has nevertheless damaged the reputation of the CCP leadership. The troubles within the CCP leadership, however, should not necessarily be viewed as a problem for, or weakness of, the country. In his now well-known speech at the China Reform Forum on December 2011, Zhang Lifan 章立凡, a public intellectual in Beijing, argued that “China is not in danger, but the CCP is.”82 In his view, many CCP members do not care whether the CCP will collapse, but are instead only concerned about the wellbeing of their own families. CCP leaders are also well prepared for their own future. Zhang Lifan stated bluntly: “if the next generation leaders do not pursue political reforms in their first term, there is no point in doing so in their second term.” In his words, “China should witness either reforms in the first five years, or the end of the CCP in ten years.”83

Cho dù sự kiện cách chức Bạc Hi Lai được nhìn nhận như một vận động đúng hướng, nhưng dù sao vụ việc đầy kịch tính này đã làm tổn hại uy tín của lãnh đạo ĐCSTQ. Cùng với các vấn đề rắc rối trong nội bộ ban
lãnh đạo của đảng, điều này đã gây nên ấn tượng về sự yếu kém của Trung Quốc. Tuy nhiên, không nên nhận định tình hình theo cách lẫn lộn giữa ĐCSTQ với đất nước Trung Hoa. Trong báo cáo tại Diễn đàn Cải cách Trung Quốc hồi tháng 12/2011 mà giờ đây đã trở thành nổi tiếng, Chương Lập Phàm, một trí thức của công chúng ở Bắc Kinh đã phát biểu “Trung Quốc không gặp nguy mà là ĐCSTQ đang nguy”. 82 Theo nhận xét của Chương, hiện nay nhiều đảng viên ĐCSTQ không quan tâm liệu đảng sẽ sụp đổ hay không nhưng họ lại chỉ lo cho hạnh phúc riêng của gia đình họ. Các lãnh đạo của ĐCSTQ cũng đã vun vén chu toàn cho tương lai cá nhân. Chương Lập Phàm tuyên bố thẳng thừng: “Nếu thế hệ các nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo không đi theo đường lối cải cách chính trị ngay trong nhiệm kỳ đầu của mình, thì tới nhiệm kỳ thứ hai sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa”. Theo Chuơng thì “Trung Quốc hoặc cần phải có cải cách trong vòng 5 năm nữa, hoặc là ĐCSTQ sẽ bị cáo chung trong 10 năm tới”.83

82 Zhang Lifan’s blog, post on 1 February 2012, http://blog.sina.com.cn/s/blog_4b86a2630100zhuv.html.
83 Ibid.

82 Blog của Chương Lập Phàm, bài đưa lên mạng ngày 1/2/2012,
http://blog.sina.com.cn/s/blog_4b86a2630100zhuv.html.
83Như trên

Recent demand for constitutionalism among liberal intellectuals and calls among some military officers for a “state army” rather than a “Party army” both constitute new challenges to CCP rule. As the CCP becomes weaker, many commentators in China have given more attention to the intriguing role of the PLA. Qian Liqun 钱理群, a distinguished scholar at Peking University, recently warned that “if the civilian leadership cannot form a strong coalition for political reforms, the young officers in the PLA will seize the moment. It would be a tragedy if the military presents the loudest noise for “democratic change” in China. That was the nightmare of 20th-century China, and it was also the grave lesson of the rise of Japanese militarism in the last century.”84 Qian believes that the princelings within the PLA will bolster the army’s power in the upcoming Xi era, thereby increasing the risk of military interference in domestic politics.

Kiến nghị gần đây của các trí thức về thực thi chủ nghĩa hợp hiến cùng với lời kêu gọi từ một số sĩ quan quân đội về chủ trương “quân đội của Quốc Gia”thay vì “quân đội của đảng”đã gây ra những thách thức đối
với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vì ĐCSTQ đang suy yếu nên các nhà bình luận ở Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới vai trò vận động ngầm của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Tiễn Lý Quần, một học giả nổi tiếng ở đại học Bắc Kinh, gần đây cảnh báo “nếu các lãnh đạo dân sự không có khả năng thành lập một liên minh mạnh để tiến hành cải cách chính trị thì các sĩ quan trẻ trong PLA sẽ chớp lấy thời cơ. Đó sẽ là một thảm họa nếu như quân đội lại cất cao giọng về “thay đổi dân chủ” ở đất nước Trung Quốc. Điều tương tự đã từng là cơn ác mộng đối với Trung Quốc trong thế kỷ XX và đó cũng đã là bài học chết người về sự nổi lên của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.”84 Tiễn Lý Quần tin rằng các thái tử đảng trong PLA sẽ ủng hộ thế lực quân đội trong thời kỳ của Tập Cận Bình sắp tới, bởi vậy khả năng can thiệp của quân đội vào nền chính trị quốc gia sẽ gia tăng.


84 Qian 2012.

84 Qian 2012.

Qian’s worries were reinforced by recent remarks by Zhang Musheng 张木生, a well-known conservative scholar who has close ties with General Liu Yuan 刘源. General Liu is a princeling in the PLA, a controversial rising star in the military’s senior leadership who is the son of former PRC president Liu Shaoqi 刘少奇. Zhang made a controversial speech in which he argued that present-day China is ruled by some incompetent and weak leaders who have led the country into a social and political crisis. “The future generation of leaders,” in his words, “will not be like that!”85
He Pin, a seasoned New York-based analyst of Chinese elite politics, is doubtful of scenarios that predict a military takeover or chaos in the country. He believes that the “possibility for chaos in China is low for four reasons: 1) there are no strong region-based military warlords; 2) with the exception of a few ethnic regions, there is an absence of major regional conflict over resources; 3) the new leadership will most likely promote the economic integration of the country; and 4) in terms of the international environment, foreign powers do not want chaos in China.”86

Những lo ngại của Tiễn Lý Quần lại càng được tăng lên bởi nhận định gần đây của Trương Mộc Sanh, một học giả nổi tiếng bảo thủ và thân cận với tướng Lưu Nguyên (thuộc hàng ngũ thái tử đảng trong PLA, một ngôi sao đang lên trong giới lãnh đạo cao cấp quân đội vốn thích tranh luận, cũng là con trai cố Chủ tịch CHNDTQ Lưu Thiếu Kỳ). Trương Mộc Sanh có một phát biểu gây tranh cãi khi lập luận rằng Trung Quốc hiện nay đang do những nhà lãnh đạo bất tài và kém cỏi điều hành và họ đã đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị. “Thế hệ lãnh đạo tương lai”theo lời học giả này, “sẽ không như vậy”.85
Ho Pin một nhà phân tích nhiều kinh nghiệm, chuyên về giới chóp bu trong nền chính trị Trung Quốc lại tỏ ra nghi ngờ về những kịch bản dự đoán quân đội sẽ nắm quyền hoặc náo loạn ở Trung Quốc. Ông tin tưởng rằng “khả năng nội loạn ở Trung Quốc là thấp vì 4 lý do sau đây: (1) Thiếu vắng những tư lệnh quân khu mạnh, (2) trừ một vài vùng sắc tộc thiểu số, không có xung đột quan trọng ở các vùng lãnh thổ về vấn đề tài nguyên, (3) ban lãnh đạo mới nhiều khả năng sẽ khuyến khích sự hội nhập kinh tế của Trung Quốc, và (4) xét về góc độ môi trường quốc tế, các siêu cường nước ngoài cũng không muốn nội loạn ở Trung Quốc.”86

85 Ibid.
86 He Pin 2012, 186–87.

85 Như trên
86 Ho Pin 2012,186-87.


The fact that the Bo crisis has hit the CCP leadership more severely than it has affected the Chinese economy reflects the maturity of Chinese society and the strength of the country as a whole. China is not in decline, and is certainly not heading toward a collapse. One should not lose the big picture that China is on a historical rise, although this rise is unlikely to be strictly linear due to all of the daunting challenges – socio-economic, political, environmental, demographic and in the realm of foreign policy.

Một thực tế là cuộc khủng hoảng Bạc Hi Lai làm tổn thương ban lãnh đạo ĐCSTQ nghiêm trọng hơn là gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc đã phản ánh mức độ trưởng thành của xã hội Trung Quốc và nội lực của Trung Quốc nói chung. Đất nước Trung Quốc không trên đà suy thoái và tất nhiên không đi về phía sụp đổ. Không nên bỏ ngoài tầm mắt bức tranh toàn cảnh về một Trung Quốc đang ở trong thời kỳ lịch sử vận động đi lên, dù rằng sự đi lên đó không chắc đã thẳng tắp do những thách thức dễ làm nản chí trong các lĩnh vực xã hội –kinh tế, chính trị, môi trường, dân số và đối ngoại.

China’s upcoming transition to a more accountable, more representative and less corrupt political system, driven primarily by an on-going legitimacy crisis, will not be easy. But the Chinese public’s shared perception of China’s rise on the world stage and all of the reform-era socio-economic developments that contribute to the country’s national resilience (not the CCP’s resilient authoritarianism) may make China’s political transformation different from the experiences of the former Soviet Union, the Eastern bloc communist states and the “Arab Awakening” countries.

Tiến trình quá độ sắp tới của Trung Quốc để chuyển sang một hệ thống chính trị ít tham nhũng hơn, có tính giải trình hơn, có tính đại diện hơn được khởi động ban đầu bởi cuộc khủng hoảng về tính chính danh, đang diễn ra sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên nhận thức được chia sẻ trong công chúng Trung Quốc về cái thế đi lên của đất nước trên trường quốc
tế và tất cả những thành tựu đạt được trong thời kỳ cải cách đang góp phần cho sự bền bỉ và dẻo dai của đất nước (mà không phải là sự bền bỉ và dẻo dai của chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ) có thể làm cho sự
chuyển đổi đó khác hẳn những gì đã diễn ra ở Liên Xô trước đây hay khối cộng sản Đông Âu và các quốc gia “Ả rập đang thức dậy”.

Despite a recent slowdown in China’s breakneck economic growth, the country will likely continue to be one of the world’s fast-growing economies for the next decade and beyond due to a combination of factors. These include the country’s solid industrial foundation, its newly built world-class infrastructure, high rates of investment and savings, the continuing strong input of foreign direct investment, an impressive amount of foreign reserves, a large domestic market, human resource advantages, growing entrepreneurship and last but certainly not least the country’s commitment to transitioning toward a domestic, demand-driven, and environmentally friendly mode of economic growth.87 On top of that, the Chinese people who have created an economic miracle are unlikely to stop just at the gate of political democracy.

Bất chấp sự suy giảm gần đây trong xu thế tăng trưởng đầy ấn tượng của mình, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tới và tiếp tục sau này nhờ vào tập hợp các yếu tố - đó là nền công nghiệp quốc gia khỏe mạnh và vững chắc, hạ tầng cơ sở ngang tầm quốc tế vừa được xây dựng, mức đầu tư và tiết kiệm cao, dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vẫn tiếp tục chảy vào và khối lượng dự trữ ngoại hối đầy ấn tượng, tinh thần kinh doanh đang dâng cao và điều cuối cùng, nhưng tất nhiên không phải ít quan trọng, là việc Trung Quốc cam kết chuyển sang một phương thức tăng trưởng lấy nhu cầu nội địa làm mục tiêu và thân thiện với môi trường.87 Cao hơn tất cả những yếu tố vừa nêu đó là nhân dân Trung Quốc, người đã sáng tạo nên sự thần kỳ kinh tế, không ai muốn phải bị dừng chân trước cánh cửa của nền chính trị dân chủ.


Final Thoughts

From a broader perspective, although these three shifts of power are the cause of some tension in the governance of the country and create a sense of uncertainty, they can be considered as very encouraging and positive developments for China. Factional checks and balances within the CCP leadership, dynamic interest groups – especially the increasingly important role of the middle class – and the widely shared perception of a rising power on the world stage and the public confidence this has engendered may all prove to be important factors in an eventual transition to democracy.

Những suy nghĩ cuối

Quan sát trên một bối cảnh rộng hơn, mặc dù ba lần thay đổi quyền lực là nguyên nhân cho những căng thẳng trong quản trị đất nước và làm nảy sinh tâm lý bất an, nhưng chính đó lại đáng được xem là những phát triển tích cực, đáng khích lệ đối với Trung Quốc. Giám sát và đối trọng giữa các phe phái trong lãnh đạo của ĐCSTQ, các nhóm lợi ích năng động – đặc biệt là vai trò ngày càng tăng của giới trung lưu và nhận thức được chia sẻ rộng rãi về một thế lực toàn cầu đang lên cùng sự tự tin của công chúng là những gì mới mẻ đã ra đời gần đây. Và tất cả những điều đó sẽ là những nhân tố quan trọng cho một sự chuyển tiếp tất yếu tới dân chủ.

For the near future, the focus of China analysts should not only be on whether the CCP leadership uses proper legal procedures to deal with the Bo Xilai case, but also whether the leadership can seize the opportunity to reach a new consensus and seriously pursue political reforms. It is clearer today than perhaps any time during the reform era that the CCP’s “authoritarian resilience,” both conceptually and empirically, is a stagnant system because of its resistance to a democratic transition.

Trong tương lai gần, tiêu điểm của các nhà phân tích về Trung Quốc không nên chỉ là việc liệu lãnh đạo ĐCSTQ có sử dụng đúng các thủ tục pháp lý để xử lý vụ Bạc Hi Lai, mà còn phải xem liệu họ có thể tận dụng cơ hội ấy để đạt được sự đồng thuận mới và theo đuổi cải cách chính trị. Một điều mà có lẽ hôm nay ai cũng thấy rõ hơn bất cứ lúc nào trong suốt cả thời kỳ cải cách, đó là chế độ chuyên quyền dẻo dai của ĐCSTQ, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn chỉ là một hệ thống trì trệ bởi lẽ hệ thống này chống đối lại các chuyển biến dân chủ.

If the CCP wants to regain the public’s confidence and avoid a bottom-up revolution, it must embrace genuine systematic democratic change in the country.
The following profound transformations need to be made. First, in addition to handling the Bo case through established legal mechanisms, a call for legal
reforms – including judiciary reform, the rule of law and constitutionalism – will become very important.88 This could be a wonderful opportunity for liberal leaders, and to a certain extent all leaders, to realize that legal reform is the best way to protect themselves in a country that still lacks the rule of law. It will take many years and even decades for China to fully build a constitutional system, but the ideological, political and legal statement that the Party should be under, rather than above, the constitution should be made sooner.

Nếu ĐCS mong muốn lấy lại lòng tin của quần chúng và tránh một cuộc cách mạng hướng từ dưới lên thì đảng phải tiến hành những thay đổi dân chủ thực sự, có hệ thống, ở trong nước. Những biến đổi sâu sắc sau đây cần phải được thực hiện. Thứ nhất, cùng với việc xử lý vụ Bạc Hi Lai qua cơ chế pháp lý hiện hành thì việc kêu gọi cải cách luật pháp –kể cả cải cách thực tiễn công tác xét xử của tòa án, thực thi nguyên tắc nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến là điều trở nên vô cùng quan trọng.88 Điều này có thể là một cơ hội tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo có tư tưởng cách tân, và ở một mức độ nhất định cho tất cả các lãnh đạo, để họ nhận thức được rằng, cải cách luật pháp là con đường tốt nhất để họ tự bảo vệ trong một đất nước còn thiếu vắng nguyên lý pháp quyền. Có thể Trung Quốc sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ để thiết lập một hệ thống hiến pháp đầy đủ, tuy nhiên, sẽ sớm cần một tuyên bố chính thức mang tính tư tưởng, chính trị và pháp lý rằng đảng phải ở dưới hiến pháp, chứ không phải là ngự trị bên trên hiến pháp.

87 For more discussion of China’s economic forecast, see Hu Angang 2011.
88 For a detailed discussion of recent public and intellectual demand for constitutionalism, see He Weifang 2012. Also see Peerenboom 2002, Li and Jordan 2009; Wishik 2012.

87 Muốn biết thêm những thảo luận về tiên đoán kinh tế Trung Quốc, xem Hu Angang 201
88 Muốn đọc thêm một thảo luận chi tiết về những đòi hỏi gần đây của công luận và các nhà trí thức đối với một chế độ hiến pháp (constitutionalism), xem He Weifang 2012. Cũng nên xem Peerenboom 2002, Li và Jordan 2009; Wishik 2012


Second, the CCP should pursue bolder intra-Party elections, which could involve voting as a means of assigning leadership positions. For example, to select the members of the next Politburo Standing Committee, the CCP could put ten or eleven candidates on a ballot and have the Central Committee select nine of them, or have eight or nine candidates if the PSC changes to seven seats. This kind of “more candidates than seats” election (cha’e xuanju 额选举) at the top level of leadership should be institutionalized immediately to bring a muchneeded new source of legitimacy to the Party.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc nên thực hiện bạo dạn hơn các cuộc bầu cử trong nội bộ Đảng, coi bầu cử như là một phương tiện để giao vị trí lãnh đạo. Ví dụ, để chọn các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị tiếp theo, Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể đưa mười hay mười một ứng cử viên vào phiếu bầu và Ủy ban Trung ương chọn chín trong số họ, hoặc đưa tám hoặc chín ứng cử viên nếu Ủy ban Thường vụ thay đổi bảy người. Kiểu bầu cử "ứng viên nhiều hơn so với vị trí" ở cấp cao nhất của lãnh đạo nên được thể chế hoá ngay lập tức để mang lại một nguồn mới hết sức cần thiết cho tính chính danh của Đảng.

Third, media regulation is also in urgent need of reform. China has entered a “season of rumours,” and social media has become so powerful that Chinese authorities often shut down domestic micro-blogging services. This is not an effective way to run the country (especially when China is supposed to have an innovation-driven economy). The reason people go to social media for news is that the mainstream media does not tell them much. Thus, the way to avoid the sensationalism produced by social media is to open up the mainstream media. This is not only in the interest of liberal intellectuals, but the Chinese leaders themselves.

Thứ ba, quản lý và điều hành truyền thông cũng là một việc cần cải cách gấp. Trung Quốc hiện đang bước vào “mùa của các lời đồn” và truyền thông xã hội đã trở nên quyền lực đến nỗi chính quyền Trung Quốc phải thường xuyên dừng những dịch vụ micro-bloging. Đó không phải là phương cách hiệu quả để điều hành đất nước (đặc biệt khi Trung Quốc dự định xây dựng một nền kinh tế định hướng sáng tạo). Lý do vì sao người dân tìm đến với truyền thông xã hội là bởi vì truyền thông chủ đạo không phản ánh nhiều sự thật cuộc sống. Do đó, con đường để ngăn chặn chủ nghĩa giật gân sinh ra bởi truyền thông xã hội là hãy cởi mở, khai phóng truyền thông chủ đạo. Điều đó không chỉ có lợi cho giới trí thức tự do, dân chủ mà còn lợi cho chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

The more these sensational stories are suppressed, the more powerful they become. Ten years of commercialization of the Chinese media have already prepared Chinese journalists to pursue freedom of press. The on-going revolutionary change in social media and telecommunications will make media freedom a necessity rather than a choice.
Càng đè nén, bưng bít những tin nhạy cảm thì chúng càng trở nên mạnh mẽ và lan tỏa. Sau mười năm thương mại hóa, ngành truyền thông Trung Quốc đã góp phần tạo nên những nhà báo Trung Quốc biết đi theo con đường của tự do báo chí. Những biến chuyển cách mạng đang diễn ra trước mắt trong lĩnh vực truyền thông xã hội và viễn thông sẽ biến tự do truyền thông trở thành một sự cần thiết chứ không phải là một sự lựa chọn.

It would be intellectually and politically naïve to believe that Bo’s downfall will only have positive ramifications and that nothing will go wrong in China. It is worth remembering, however, that the assassination of a Taiwanese writer by agents of Taiwan’s Nationalist Party helped trigger the island’s transition from authoritarianism to democracy in the mid-1980s. Similarly, the CCP must now either make changes to be on the right side of history or be left behind. From a broader perspective, weak leaders, weak government and weak Party are not trends that are unique to China; they are common challenges in today’s world.
Welcome, China, to the 21st century!

Sẽ là ngây thơ về chính trị và thiểu năng về trí tuệ nếu tin rằng sự sụp đổ của họ Bạc chỉ kéo theo những diễn biến tích cực và không có gì sai lầm xảy ra ở Trung Quốc nữa. Tuy vậy cũng đáng nhớ lại rằng vụ ám sát một nhà văn Đài Loan bởi các điệp viên của Quốc Dân đảng Đài Loan đã giúp khởi động quá trình chuyển tiếp từ chế độ chuyên chế sang dân chủ vào giữa những năm 1990. Cũng tương tự như vậy, ĐCSTQ hiện nay cần phải hoặc tiến hành những thay đổi để tiến bước cùng lịch sử, hoặc là sẽ bị lịch sử bỏ lại sau lưng. Trong một viễn cảnh rộng lớn hơn, các lãnh đạo yếu, chính phủ yếu và đảng yếu cũng không phải là xu hướng chỉ ở Trung Quốc mới có; đó cũng chính là những thách thức chung trong thế giới hôm nay.
Xin chào mừng đất nước Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI!




Translated by Pham Gia Minh


Bibliography
Baum, Richard. 2007. “The Limits of Authoritarian Resilience.” Paper presented in the conference
held in the Centre for International Studies and Research, Sciences Po, Paris, 17 January 2007.
See also http://www.ceri-sciences-po.org/archive/jan07/art_rb.pdf.
Bell, Daniel. 2012. “Why China won’t collapse.” The Christian Science Monitor, posted online 11 July
2012 http://m.csmonitor.com/Commentary/Opinion/2012/0711/Why-China-won-t-collapse.
Bremmer, Ian. 2010. The End of the Free Market: Who Wins the War between States and
Corporations? New York: Portfolio.
Brødsgaard, Kjeld Erik and Zheng Yongnian. 2006. “Introduction: Whither the Chinese Communist
Party?” In Brødsgaard, Kjeld Erikand Zheng Yongnian (eds.), The Chinese Communist Party in
Reform. New York: Routledge.
Brown, Kerry. 2009. Friends and Enemies: The Past, Present and Future of the Communist Party of
China. New York: Anthem Press.
Chang, Gordon. 2001. The Coming Collapse of China. New York: Random House.
Chang, Gordon. 2011. “The Coming Collapse of China: 2012 Edition.” Foreign Policy, posted on 29
December 2011. http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/29/the_coming_collapse_of_china_
2012_edition.
Chen, Zhiwu. 2012. “Zhongguo daole fei minzhu buke de shihou” (It is the time when China must
make a transition to democracy). Duowei News, posted on 2 January 2012. http://china.dwnews.
com/news/2012-01-02/58470187.html.
Dickson, Bruce. 2003. Red Capitalists in China: The Party, Private Entrepreneurs, and Prospects for
Political Change. New York: Cambridge University Press.
Dickson, Bruce. 2005. “Populist Authoritarianism: The Future of the Chinese Communist Party,”
Occasional Papers. Carnegie Endorsement for International Peace.
Dickson, Bruce. 2008. Wealth into Power: The Communist Party’s Embrace of China’s Private Sector.
New York: Cambridge University Press.
Dimitrov, Martin. 2008. “The Resilient Authoritarians.” Current History 107 (705), 24–29.
Dahl, Robert. 1961. Who Governs? Democracy and Power in an American City. New Haven, CT: Yale
University Press.
Fewsmith, Joseph. 2006. “Inner-Party democracy: development and limitations.” China Leadership
Monitor 31, 1–11.
Gallagher, Mary. 2009. “Power tool or dull blade? Resilient autocracy and the selectorate theory.”
Unpublished paper, available at http://faculty.maxwell.syr.edu/johanson/papers/gallagher_
hanson07.pdf.
He, Pin. 2012. Keyi queding de Zhongguo weilai (China’s Future Can Be Determined). New York:
Mirror Books, 2012.
He, Weifang. 2012. In the Name of Justice: Striving for the Rule of Law in China. Washington DC:
The Brookings Institution Press.
Hu, Angang. 2009. Mao Zedong yu wenge (Mao Zedong and the Cultural Revolution). Hong Kong:
Strong Wind Press.
Hu, Angang. 2011. China in 2020: A New Type of Superpower. Washington, DC: Brookings
Institution Press.
Hu, Xiao. 2009. “Yi gaige yifu jingji weiji” (Accelerate reforms to respond to the economic crisis).
Zhongguo jingji shibao, 3 March.
Huang, Yasheng. 2008. Capitalism with Chinese Characteristics: Entrepreneurship and the State.
New York: Cambridge University Press.
Kuhn, Robert Lawrence. 2010. How China’s Leaders Think. New York: John Wiley and Sons.
Li, Cheng. 2001. China’s Leaders: The New Generation. Lanham, MD: Rowman and Littlefield.
Li, Cheng. 2005. “The new bipartisanship within the Chinese Communist Party,” Orbis 49 (3), 387–400.
Li, Cheng (ed.). 2008. China’s Changing Political Landscape: Prospects for Democracy, Washington
DC: The Brookings Institution Press.
Li, Cheng (ed.). 2010. China’s Emerging Middle Class: Beyond Economic Transformation.
Washington, DC: The Brookings Institution Press.
Li, Cheng. 2012a. “The battle for China’s top nine leadership posts.” The Washington Quarterly 35
(1), 131–145.
Li, Cheng. 2012b. “Power shift in China, Part I.” Yale Global online magazine, posted on 16 April
2012, http://yaleglobal.yale.edu/content/power-shift-china-part-i.
Li, Cheng and Eve Cary. 2011. “The last year of Hu’s leadership: Hu’s to blame?” China Brief 11 (23).
20 December.
Li, Cheng and Jordan Lee. 2009. “China’s legal system.” China Review 48, 1–3.
Li, Chunling. 2010. “Characterizing China’s middle classes: heterogeneous composition and multiple
identities.” In Cheng Li, (ed.) China’s Emerging Middle Class: Beyond Economic Transformation.
Washington, DC: The Brookings Institution Press, 135–156.
Link, Perry. 2012. “America’s outdated view of China.” The Washington Post, 10May.
Lü, Xiaobo. 2000. Cadres and Corruption: The Organizational Involution of the Chinese Communist
Party. Stanford, CA: Stanford University Press.
MacFarquhar, Roderick and Michael Schoenhals. 2008. Mao’s Last Revolution. Cambridge, MA:
Harvard University Press.
McGregor, Richard. 2010. The Party: The Secret World of China’s Communist Rulers. New York:
Harper.
McGregor, Richard. 2011. “Five myths about the Chinese Communist Party.” Foreign Policy,
January/February.
Miller, Alice. 2008a. “China’s new Party leadership.” China Leadership Monitor 23.
Miller, Alice. 2008b. “Institutionalization and the changing dynamics of Chinese leadership politics.”
In Cheng Li (ed.), China’s Changing Political Landscape: Prospects for Democracy, Washington
DC: The Brookings Institution Press, 61–79.
Miller, Alice. 2009. “Leadership sustains public unity amid stress.” China Leadership Monitor 29.
Nathan, Andrew J. 2003. “Authoritarian resilience,” Journal of Democracy 14 (1), 6–17.
Nathan, Andrew. 2006. “Debate #1: is Communist Party rule sustainable in China?” Reframing
China Policy: The Carnegie Debates, Washington, DC, posted on 5 October 2006, http://www.
carnegieendowment.org/files/cds_nathan.pdf.
Peerenboom, Randall. 2002. China’s Long March toward the Rule of Law. New York: Cambridge
University Press.
Pei, Minxin. 2008. China’s Trapped Transition: The Limits of Developmental Autocracy. Cambridge,
MA: Harvard University Press.
Pei, Minxin. 2012. “The myth of Chinese meritocracy.” Project Syndicate, 15 May, http://www.
project-syndicate.org/commentary/the-myth-of-chinese-meritocracy.
Qian, Liqun. 2012. “Lao hongweibing dangzheng de danyou” (“Worries about the rule of the old Red
Guards”). Wenzhai, 19 February.
Shambaugh, David. 2008. China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation. Berkeley, CA:
University of California Press.
Shirk, Susan L. 2007. China: Fragile Superpower: How China’s Internal Politics Could Derail Its
Peaceful Rise. New York: Oxford University Press.
Teiwes, Frederick C. and Warren Sun. 1998. China’s Road to Disaster: Mao, Central Politicians, and
Provincial Leaders in the Unfolding of the Great Leap Forward 1955–1959. New York. M.E.
Sharpe.
Tsai, Kellee. 2007. Capitalism without Democracy: The Private Sector in Contemporary China. Ithaca,
NY: Cornell University Press.
Vela, Justin. 2009. “The secret of the CCP’s success.” Asia Times Online, posted on 3 October 2009,
http://www.atimes.com/atimes/China/KJ03Ad01.html.
Vogel, Ezra F. 2011. Deng Xiaoping and the Transformation of China. Cambridge, MA: Harvard
University Press.
Wang, Changjiang. 2009. “Zhuoli tuijin dang zhizheng de gaige chuangxin” (Promoting reforms and
innovation in the Party). Jiefang ribao, 28 September.
White, Lynn, Kate Zhou, and Shelley Rigger. 2013 forthcoming. Democratization in China, Korea,
and Southeast Asia? Local and National Perspectives. New York: Routledge.
Wishik, Anton. 2012. “The Bo Xilai crisis: a curse or a blessing for China? An interview with Cheng Li,”
posted on 18 April 2012, http://www.nbr.org/research/activity.aspx?id=236.
Yang, Dali L. 2004. Remaking the Chinese Leviathan: Market Transition and the Politics of
Governance in China. Stanford, CA: Stanford University Press.

http://www.brookings.edu/~/media/research/files/articles/2012/9/shifting%20power%20china%20lic/shifting%20power%20china%20lic.pdf