MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 2, 2013

The dissident's toolkit Bộ Công Cụ của Người Bất Đồng Chính Kiến



The dissident's toolkit

Bộ Công Cụ của Người Bất Đồng Chính Kiến
Erica Chenoweth,
Foreign Policy,
October 25, 2013
Erica Chenoweth,
Foreign Policy, (Chính sách đối ngoại)
25/10/2013


The recent surge of street demonstrations in Sudan once again confronts us with a fundamental question: How does public protest undermine authoritarian governments? Are demonstrations really the key to toppling autocrats? Research shows, in fact, that demonstrations are just one of many tools that civil resistance movements can use to effect change. Successful movements are those that use a wide array of methods to pressure their state opponents while keeping their activists safe. The demonstration tactic we're used to seeing is just one of many hundreds of tactics available to civilians seeking change -- and successful campaigns for change must use more than just a single tactic.

Sự gia tăng gần đây các cuộc biểu tình đường phố ở Sudan một lần nữa khiến chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Bằng cách nào phản đối công khai làm suy yếu được chính phủ độc tài? Liệu các cuộc biểu tình có thực sự là chìa khóa để lật đổ nhà độc tài? Nghiên cứu cho thấy, trên thực tế, những cuộc biểu tình chỉ là một trong nhiều công cụ mà phong trào phản kháng dân sự có thể sử dụng để thực hiện thay đổi. Các phong trào thành công là những phong trào sử dụng một loạt các phương pháp để gây sức ép với đối thủ nhà nước trong khi vẫn giữ các nhà hoạt động của họ được an toàn. Chiến thuật biểu tình mà chúng ta quen thấy chỉ là một trong hàng trăm chiến thuật có sẵn để dân thường tìm kiếm sự thay đổi - và các chiến dịch đòi thay đổi thành công phải sử dụng nhiều chiến thuật hơn là chỉ một chiến thuật duy nhất.


Over the past few years we've grown used to the iconography of protest. In the wake of the Arab Spring, images of angry young street demonstrators shouting slogans, wielding signs, and confronting security forces have become almost commonplace. But just as often we've seen campaigns of public protest flounder or go into reverse: just look at Egypt and Libya, to name the most prominent cases. The recent surge of street demonstrations in Sudan once again confronts us with a fundamental question: How does public protest undermine authoritarian governments? Are demonstrations really the key to toppling autocrats?

Trong vài năm qua, chúng ta ngày càng quen với các hình tượng biểu tình. Trong cao trào của Mùa Xuân Ả Rập, hình ảnh người biểu tình đường phố trẻ tuổi giận dữ đang la hét bằng khẩu hiệu, bằng bảng hiệu, và đối đầu với lực lượng an ninh đã trở thành gần như phổ biến. Nhưng chúng ta cũng như thường xuyên nhìn thấy các chiến dịch biểu tình công khai bị lúng túng hoặc bị đảo ngược: chỉ cần nhìn vào Ai Cập và Libya là thấy những trường hợp nổi bật nhất. Các cuộc biểu tình đường phố ở Sudan nổi lên gần đây một lần nữa khiến chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Làm cách nào để cuộc biểu tình công khai làm suy yếu chính phủ độc tài? Các cuộc biểu tình có thực sự là chìa khóa để lật đổ kẻ độc tài?

Research shows, in fact, that demonstrations are just one of many tools that civil resistance movements can use to effect change. Successful movements are those that use a wide array of methods to pressure their state opponents while keeping their activists safe. The demonstration tactic we're used to seeing is just one of many hundreds of tactics available to civilians seeking change -- and successful campaigns for change must use more than just a single tactic.

Nghiên cứu cho thấy trên thực tế, những cuộc biểu tình chỉ là một trong nhiều công cụ mà phong trào phản kháng dân sự có thể sử dụng để tác động thay đổi. Những phong trào thành công là những phong trào đã sử dụng một loạt các phương pháp để gây sức ép lên nhà nước trong khi vẫn giúp các nhà hoạt động của họ được an toàn. Chiến thuật biểu tình mà chúng ta thấy chỉ là một trong hàng trăm chiến thuật sẵn có cho những người dân tìm kiếm sự thay đổi – và chiến dịch thành công tạo ra sự thay đổi phải sử dụng nhiều hơn là chỉ một chiến thuật duy nhất.

Maria Stephan and I conducted research on a related but broader question: "When does civil resistance work?" The results of our research show that opposition campaigns are successful when they manage to do three key things: (1) attract widespread and diverse participation; (2) develop a strategy that allows them to maneuver around repression; and (3) provoke defections, loyalty shifts, or disobedience among regime elites and/or security forces.

Maria Stephan và tôi tiến hành nghiên cứu về một câu hỏi có liên quan nhưng bao hàm rộng hơn: “Khi nào sự phản kháng dân sự có hiệu quả?” Các kết quả từ chương trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các chiến dịch đối kháng thành công khi chúng xử lý được ba vấn đề quan trọng: (1) thu hút được sự tham gia rộng rãi và đa dạng, (2) phát triển một chiến lược cho phép họ kéo dãn cuộc đàn áp, và (3) khuyến khích hành vi đào tẩu, từ bỏ lòng trung thành, hoặc bất tuân lệnh trong giới ưu tú của chế độ và/hoặc lực lượng an ninh.


Attracting participation is perhaps the most important of these tasks, since the ability to provoke defections and outmaneuver opponents often depends on whether the movement enjoys large and broad-based support. The most important singular factor for a successful campaign is its participation rate. According to the NAVCO data set, which identifies the outcomes of over 300 nonviolent and violent campaigns worldwide from 1900-2006, none of the cases failed after achieving the active and sustained participation of just 3.5 percent of the population -- and some of them succeeded with far less than that. Of course, 3.5 percent is nothing to sneeze at. In the United States today, this constitutes over 11 million people. But how do movements get this large in the first place, especially in countries where overt participation in a mass movement is highly risky?

Thu hút sự tham gia có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong số những nhiệm vụ đó, vì khả năng khuyến khích đào tẩu và kéo dãn tình hình thường phụ thuộc vào việc vận động được sự ủng hộ lớn trên diện rộng. Yếu tố quan trọng bậc nhất cho một chiến dịch thành công là tỷ lệ tham gia của nó. Theo tập hợp dữ liệu của NAVCO, trong đó xác định kết quả của hơn 300 chiến dịch có tính bất bạo động hoặc bạo động trên toàn thế giới từ 1900 đến 2006, không một trường hợp nào bị thất bại sau khi đạt được tỷ lệ tham gia tích cực và bền vững chỉ của 3,5 phần trăm dân số – có một số trong số các chiến dịch đó đã thành công với ít tỷ lệ còn ít hơn. Tất nhiên, 3,5 phần trăm là không phải là điều đáng xem thường. Ở Hoa Kỳ ngày nay, nó tạo thành con số hơn 11 triệu người. Nhưng làm thế nào để các phong trào có thể trở nên lớn như vậy lúc ban đầu, đặc biệt là tại những quốc gia mà sự tham gia công khai vào một phong trào quần chúng lại rất nguy hiểm?

One way organizers can grow their movement is by including tactics that are safer and therefore more attractive to risk-averse participants. For example, instead of relying solely on demonstrations or protests, many movements will allow people to participate through "electricity strikes" where people shut off their electricity at a coordinated time of day, or by banging on pots and pans in the middle of the night to signal the power in numbers. Engaging in these types of actions may draw in more ambivalent people while also allowing them the opportunity to develop a sense of identity with the movement and its goals. In Chile under Pinochet, for example, outright demonstrations against the dictator were far too dangerous. In one instance, Pinochet was so threatened by the subtext of some popular songs that he banned public singing; it didn't take much. But when people began to bang on pots and pans, it let them demonstrate their defiance anonymously in the safety of their own homes. As the people's metallic clamor for change became louder and louder, anti-Pinochet organizers and their supporters became emboldened to press for more disruptive and overt action.

Một cách để các nhà tổ chức có thể phát triển phong trào của họ là bao gồm các chiến thuật an toàn hơn và do đó thu hút sự tham gia của những người sợ rủi ro. Ví dụ, thay vì chỉ dựa vào các cuộc biểu tình hoặc phản đối, nhiều phong trào có thể cho phép mọi người tham gia vào “các cuộc đình công bằng điện”, trong đó mọi người tắt điện vào thời điểm phối hợp trong ngày, hoặc bằng cách đập vào nồi và chảo lúc nửa đêm để báo hiệu sức mạnh về số lượng. Tham gia vào các loại hành động như vậy có thể thu hút nhiều người còn lưỡng lự, đồng thời cũng cho phép họ cơ hội để phát triển ý thức đồng nhất với phong trào và mục tiêu của nó. Ví dụ, ở Chile dưới thời Pinochet, các cuộc biểu tình trực diện chống lại nhà độc tài là quá nguy hiểm. Trong một trường hợp, Pinochet cảm thấy rất bị đe dọa bởi những ẩn ý trong một số bài hát nổi tiếng mà ông ta cấm cho hát công khai, nó không mất nhiều công sức. Nhưng khi người ta bắt đầu đập vào nồi và chảo, nó cho phép họ thể hiện sự thách thức của họ một cách nặc danh và an toàn trong nhà riêng của họ. Khi những tiếng kêu vang đòi thay đổi bằng kim loại trở nên ngày một lớn hơn, các nhà tổ chức chống lại Pinochet và những kẻ ủng hộ họ trở nên bạo dạn hơn để thúc hành động gây rối và công khai hơn.

A similar movement is underway in Egypt today, where the "Masmou" movement has led thousands of people to bang on pots and pans inside their homes at 9 p.m. each night to signal that there are viable alternatives to both the al-Sisi government and the Muslim Brotherhood. In highly repressive environments there is, indeed, safety in numbers. And actions like this can signal that one is not alone, while making it quite difficult for the government to crack down on participants.

Một phong trào tương tự đang được tiến hành ở Ai Cập ngày hôm nay, nơi mà phong trào “Masmou” đã khiến hàng ngàn người đập vào chậu và chảo trong nhà của họ vào lúc 9 giờ mỗi đêm để báo hiệu rằng có những lựa chọn hữu hiệu khác đối với cả chính phủ al-Sisi và Nhóm Anh em Hồi giáo. Trong môi trường đàn áp cao độ, quả thực là vẫn có an toàn cho số đông. Những hành động như thế có thể báo hiệu rằng không ai bị cô lập, trong khi gây khó khăn cho chính phủ trong việc đàn áp những người tham gia.

Once people do begin to mobilize, the effects on the internal politics of a tyrannical regime can be intense. As Gene Sharp rightly argued, no regime is monolithic. Every leader is 100 percent dependent on the cooperation, obedience, and help of the people that form the regime's pillars of support: security forces, the state media, business or educational elites, religious authorities, and civilian bureaucrats. And when such people begin to reevaluate the regime's role in their long-term interests, they can actually be pulled away from supporting the leader. This is much more likely to happen the more people are mobilized against the opponent.


Một khi mọi người bắt đầu được động viên, sự tác động đến chính trị nội bộ của một chế độ độc tài có thể là rất lớn. Như ông Gene Sharp lập luận một cách đúng đắn, không có chế độ nào là một nguyên khối. Tất cả các nhà lãnh đạo đều 100 phần trăm phụ thuộc vào sự hợp tác, sự tuân lời và giúp đỡ của những kẻ tạo thành trụ cột hỗ trợ cho chế độ: lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông nhà nước, giới kinh doanh hay ngành giáo dục, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan chức dân sự. Khi những người đó bắt đầu đánh giá lại vai trò của chính quyền đối với lợi ích lâu dài của họ, họ có thể thực sự bị lôi kéo để từ bỏ hỗ trợ kẻ lãnh đạo. Điều này rất có khả năng xảy ra khi càng có nhiều người được huy động để chống lại đối thủ của phong trào.

Why? Because no regime loyalists in any country live entirely isolated from the population itself. They have friends, they have family, and they have existing relationships that will bring with them in the long term, regardless of whether the leader stays or goes. As the literary critic Robert Inchausti is credited as saying, "Nonviolence is a wager -- not so much on the goodness of humanity as on its infinite complexity." Take an example from the so-called "Bulldozer Revolution," a Serbian people power revolution against Slobodan Milosevic that toppled him in October 2000. In this case, once it became clear that hundreds of thousands of Serbs were descending on Belgrade to demand that Milosevic leave office, policemen ignored the order to shoot on demonstrators. When asked why he did so, one of them said: "I knew my kids were in the crowd."

Tại sao vậy? Bởi vì không một ai trung thành với chế độ ở bất cứ nước nào sống hoàn toàn cô lập với dân chúng của chính họ. Họ có bạn bè, họ có gia đình, và có mối quan hệ hiện tại sẽ còn tồn tại với họ trong thời gian dài, bất kể là nhà lãnh đạo còn tồn tại hay đã ra đi. Như nhà phê bình văn học Robert Inchausti được cho là đã nói rằng, “Bất bạo động là một sự đánh cược — không phải vì sự tốt lành của nhân loại mà là vì độ phức tạp vô hạn của nó”. Lấy một ví dụ từ cái gọi là “Cuộc cách mạng máy ủi”, một cuộc cách mạng của người Serbia chống lại Slobodan Milosevic để lật đổ ông ta vào tháng 10 năm 2000. Trong trường hợp này, một khi đã trở nên hiển nhiên rằng hàng trăm ngàn người Serbia đã đổ về Belgrade để yêu cầu Milosevic từ bỏ chức vụ, cảnh sát phớt lờ lệnh bắn vào người biểu tình. Khi được hỏi lý do tại sao đã làm như vậy, một trong số những người đó nói: “Tôi biết những đứa con của tôi đang ở trong đám đông.”

This policeman wasn't alone in Serbia or elsewhere. We find that, in general, security forces tend to defect much more often when they face nonviolent campaigns (as compared to armed uprisings), particularly as the numbers rise. Controlling for other factors, security forces are about 60 percent likely to defect when confronted with the largest nonviolent campaigns and over 30 percent likely with the average-sized nonviolent campaign. The defection of security forces occurred within the ranks of the Iranian armed forces during the anti-Shah resistance, within Filipino armed forces during the anti-Marcos uprising, and within the Israeli military during the first Palestinian Intifada, to name but a few examples. And these loyalty shifts can be crucial for the outcomes of these campaigns: They increase their chances of success by over 60 percent.

Vị cảnh sát này không phải là duy nhất ở Serbia hoặc ở nơi khác. Chúng tôi thấy rằng nhìn chung, lực lượng an ninh có xu hướng đào tẩu thường xuyên hơn khi họ phải đối mặt với chiến dịch bất bạo động (so với cuộc nổi dậy vũ trang), đặc biệt là khi con số tham gia gia tăng. Sau khi lưu ý đến các yếu tố khác, khoảng hơn 60 phần trăm khả năng lực lượng an ninh đào thoát khi đối đầu với các chiến dịch bất bạo động lớn nhất, và hơn 30 phần trăm có khả năng đào thoát trước các chiến dịch bất bạo động vừa phải. Vụ đào tẩu của lực lượng an ninh xảy ra trong hàng ngũ của lực lượng vũ trang Iran trong cuộc kháng chiến chống Shah, trong lực lượng vũ trang Philippines trong cuộc nổi dậy chống Marcos, và trong quân đội Israel trong cuộc nổi dậy lần đầu tiên của người Palestine, chỉ để nêu ra vài ví dụ. Những sự thay đổi lòng trung thành đó có thể là rất quan trọng đối với kết quả của các chiến dịch: Chúng làm tăng cơ hội thành công của chiến dịch lên hơn 60 phần trăm.


Of course, demonstrations -- and people power movements in general -- tend to fail as often as they succeed. But when we look at outright failures -- such as Tiananmen Square, the 1956 Hungarian uprising, or the 2007 Saffron Revolution in Burma -- a few patterns become evident. The failed campaigns never spread to include vast proportions of the population, and failed to shift between highly risky tactics and safer ones. But they also failed to establish a long-term strategy to make the campaigns sustainable, which was especially important given the brutality of state repression. The average duration of a nonviolent campaign was between two-and-a-half and three years, but few of these campaigns had a long-term strategy, besides the wishful hope that tactical victories might make the regime comply with their demands.

Tất nhiên, các cuộc biểu tình – và những phong trào quần chúng nói chung – có xu hướng thường xuyên bị thất bại cũng như các cuộc biểu tình thành công. Nhưng chúng ta hãy nhìn vào những thất bại hoàn toàn – như Thiên An Môn, cuộc nổi dậy Hungary năm 1956, hay Cách mạng Vàng Nghệ tại Miến Điện năm 2007 – sẽ thấy rõ rệt một vài nét chính. Các chiến dịch thất bại không bao giờ lan rộng để bao gồm tỷ lệ lớn dân chúng, hoặc bị thất bại vì không thể thay đổi giữa chiến thuật rủi ro rất cao và những chiến thuật an toàn hơn. Nhưng họ cũng thất bại trong việc thiết lập một chiến lược dài hạn để thực hiện các chiến dịch bền vững có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trước sự đàn áp tàn bạo của nhà nước. Thời gian tồn tại trung bình của một chiến dịch bất bạo động là từ hai năm rưỡi đến ba năm, nhưng rất ít chiến dịch trong số này đã có một chiến lược dài hạn, ngoài những hy vọng đầy mơ tưởng rằng những chiến thắng về chiến thuật có thể làm cho chế độ phải đáp ứng yêu cầu của họ.

Campaigns of civil resistance are underway in many countries around the world, from Bahrain to Maldives, from Turkey to Bulgaria. In all of these cases, movement planners must carefully analyze the political effects that tactics like demonstrations have. If these tactics fail to increase sympathy for the campaign at home or abroad, diversify the base of participants, and encourage defections among regime elites, then they are not helping the movement's chances of succeeding. But rather than abandoning the struggle because demonstrations stop working, movement leaders would do well to appreciate the many other nonviolent methods of protest and noncooperation they can bring to bear against their opponents. The campaigns that ultimately succeed will be the ones that fully embrace Sun Tzu's warning that "tactics without strategy is the noise before defeat."

Các chiến dịch phản kháng dân sự đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới, từ Bahrain đến Maldives, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Bulgaria. Trong tất cả các trường hợp này, các nhà vận động phong trào cần phải phân tích một cách cẩn thận những ảnh hưởng chính trị mà các chiến thuật như vụ biểu tình gây ra. Nếu các chiến thuật này không làm tăng thiện cảm đối với chiến dịch trong và ngoài nước, không làm đa dạng hóa các cơ sở của người tham gia, và không khuyến khích sự đào thoát trong giới ưu tú của chế độ, thì chúng sẽ không giúp mang lại cơ hội thành công cho phong trào. Nhưng thay vì từ bỏ đấu tranh vì các cuộc biểu tình không hiệu quả, sẽ tốt hơn nếu các nhà lãnh đạo phong trào đánh giá cao nhiều phương pháp phản kháng bất bạo động và bất hợp tác khác để có thể chống chọi với đối thủ của họ. Các chiến dịch cuối cùng sẽ thành công là những chiến dịch hoàn toàn áp dụng lời cảnh báo của Tôn Tử rằng “chiến thuật mà không có chiến lược là tiếng huyên náo om sòm trước khi thất bại.”

Erica Chenoweth is an Associate Professor at the Josef Korbel School of International Studies at the University of Denver and an Associate Senior Researcher at the Peace Research Institute of Oslo. This article is adapted from talks delivered at TEDxBoulder and the 2013 World Summit of Nobel Peace Laureates in Warsaw.

Erica Chenoweth là Phó giáo sư tại trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel của Đại học Denver và nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo. Bài viết này được chuyển thể từ các cuộc nói chuyện tại TEDxBoulder và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2013 của những người đoạt giải Nobel Hòa bình ở Warszawa.

Translated by Ngọc Hoà

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn