MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, November 15, 2013

Peaceful war drives Sino-US relations Cuộc chiến hòa bình thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ

Peaceful war drives Sino-US relations
Cuộc chiến hòa bình thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ


Patrick Mendis
South China Morning Post
Patrick Mendis
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng
01 November, 2013
01/10/2013


China and America are seemingly polar opposite. As one of oldest and still evolving civilisations, the Confucian union in China is a result of history. The United States was created by a group of enlightened founding visionaries of the late 18th century led by George Washington. Yet, both nations have had experience with European colonialism and engaged in wars with the British. The American Revolution led to the expulsion of Red Coats from colonial America while China had to endure two opium wars with the British.


Trung Quốc và Mỹ là dường như là hai cực đối lập. Được xem là một trong những nền văn minh lâu đời nhất và vẫn đang phát triển, cộng đồ Nho giáo ở Trung Quốc là kết quả tất yếu của quá trình lịch sử. Vào cuối thế kỷ 18, nước Mỹ được hình thành bởi một nhóm người sáng lập có khả năng nhìn xa trông rộng do George Washington lãnh đạo. Tuy nhiên cả hai nước này đều đã có kinh nghiệm với chủ nghĩa, thực dân châu Âu và từng tham gia các cuộc chiến tranh với người Anh. Cuộc cách mạng Mỹ đã khiến Anh phải rút quân khỏi thuộc địa Mỹ, trong khi Trung Quốc đã phải gánh chịu hai cuộc chiến tranh nha phiến với Anh.



What's remarkable is that the common language, ethnic bonding, and shared religious influence did not prevent the US declaring war in 1812 against the British Empire. During this time and for more than a century until the first opium war, trade relations flourished between the oldest civilisation and the newest nation on earth.


Điều đáng lưu ý là ngôn ngữ chung, sự liên kết dân tộc và ảnh hưởng tôn giáo chung không ngăn được tuyên bố chiến tranh của Mỹ vào năm 1812 chống lại Đế cuốc Anh. Trong thời gian này và trong hơn một thế kỷ cho đến khi diễn ra cuộc chiến tranh nha phiến lần đầu tiên, các mối quan hệ thương mại đã phát triển mạnh mẽ giữa những nền văn minh lâu đời nhất và các quốc gia mới nhất trên Trái Đất.


Similar to the 13 original American colonies that were bound by trade, China and America enjoyed commercial and friendly relations during the trade-for-peace era. The Sino-American experience suggests that trade - not language, ethnicity and religion - binds nations together.


Tương tự như 13 bang ban đầu của Mỹ đã từng được ràng buộc với nhau bởi lĩnh vực thương mại, Trung Quốc và Mỹ đã có mối quan hệ thương mại thân thiện trong suốt kỷ nguyên thương mại vì hòa bình. Kinh nghiệm quan hệ Trung-Mỹ cho thấy thương mại – không phải ngôn ngữ, dân tộc và tôn giáo – giúp liên kết các quốc gia với nhau.


In fact, China and America enjoy a "special relationship" - one that existed long before Winston Churchill claimed to have one between the US and the UK - because Beijing and Washington have never directly declared war on each other.


Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ có một “mối quan hệ đặc biệt” – một mối quan hệ tồn tại từ rất lâu trước khi Winston Churchill tuyên bố có một mối quan hệ giữa Mỹ và Vương quốc Anh – bởi Bắc Kinh và Washington chưa từng trực tiếp tuyên chiến với nhau.


Throughout China's past, the humiliating European colonialism - including the agonising Japanese atrocities - and internal tribal warfare produced a unique national consciousness in modern China; the unfolding history thus created the Chinese republic led by Mao Zedong . The US, like the People's Republic of China, is a republic, not a democracy, as the founding fathers of America envisioned.


Trong suốt quá khứ của Trung Quốc, nỗi nhục chủ nghĩa thực dân châu Âu – trong đó có cả những tội ác của Nhật Bản – và chiến tranh sắc tộc nội bộ đã tạo ra một ý thức dân tộc độc nhất cho Trung Quốc hiện đại; và dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Nước Mỹ, cũng như Trung Quốc, là một nền cộng hòa, không phải là một nền dân chủ, như những người sáng lập nước Mỹ đã hình dung.


Trade has the supreme power to overcome all differences among people

It is true that the promotion of democracy was embedded in the principles of the founding republic as Thomas Jefferson wanted to transform the new nation into an idealistic Empire of Liberty. At the creation of the League of Nations after the first world war, president Woodrow Wilson famously declared that "the world must be made safe for democracy", a necessary claim to justify his decision to end imperialism.


Thương mại có quyền lực tối cao để xóa đi mọi bất đồng giữa con người.

Việc thúc đẩy nền dân chủ được đưa vào các nguyên tắc thành lập chế độ cộng hòa, như Thomas Jefferson muốn biến quốc gia mới ở Mỹ thành một Đế chế tự do lý tưởng, là điều đúng đắn. Tại thời điểm hình thành Hội quốc liên các quốc gia sau chiến tranh Thế giới thứ Nhất, Tổng thống Woodrow Wilson đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng “thế giới phải được an toàn vì nền dân chủ,” một tuyên bố cần thiết để biện minh cho quyết định của ông nhằm chấm dứt chủ nghĩa đế quốc.


In the preceding years of the second world war and until Dr Martin Luther King Jnr's "I Have a Dream" speech in 1963, the US struggled with democracy, freedom, and equal rights issues with women, native Americans and African Americans.

Trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ Hai và cho đến bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” của Tiến sĩ Martin Luther King vào năm 1963, nước Mỹ đã phải đấu tranh với nền dân chủ, tự do và các vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ, người Mỹ bản địa và người Mỹ gốc Phi.


The tensions are still visible as President Barack Obama has occasionally been accused by some deniers, especially Tea Party enthusiasts, of not being an American citizen. The recent US government shutdown is seemingly a result of another denial of democratic outcome; the Affordable Care Act (i.e., Obamacare) that was passed by Congress and validated by the Supreme Court.


Có thể thấy vẫn còn nhiều vấn đề căng thẳng khi Tổng thống Barack Obama đôi khi bị một số người phản đối, đặc biệt là những người ủng hộ Tea Party, cáo buộc không phải là một công dân Mỹ. Sự kiện Chính phủ Mỹ bị đóng cửa dường như là hệ quả của việc bác bỏ nền dân chủ; dự luật chăm sóc y tế (Obamacare) đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tòa án Tối cao nước này phê chuẩn.


The "tea party" activism and the appearance of dysfunctional party politics are part of my adopted country's healthy signs of democracy, which I first experienced after coming to America on a scholarship after spending my formative years in socialist Sri Lanka.


Chủ nghĩa tuyên truyền Tea Party và sự xuất hiện các đảng phái chính trị bất thường là một trong những tín hiệu tốt về nền dân chủ của quốc gia, điều mà tác giả bài viết cảm nhận được lần đầu tiên khi đến Mỹ thông qua chương trình học bổng sau khi có những năm tháng sống tại đất nước xã hội chủ nghĩa Sri Lanka.


In the land of immigrants, I served as an American diplomat and a military professor for the US Department of Defence in the Nato and Pacific commands, but I was equally influenced by socialism and learned about Mao's communist China and its utopian worldview and the Chinese dream of equality and Confucian stability.


Trong vùng đất của những người nhập cư, tác giả từng là một nhà ngoại giao Mỹ, chuyên gia quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ trong NATO và Bộ Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương, nhưng lại chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và tìm hiểu về nhà Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông, thế giới quan không tưởng và ước mơ của Trung Quốc về sự bình đẳng và ổn định của Nho giáo.


China is an amalgamation of world cultures. The evolved fabrics of Confucian order and governance are part of the cultural heritage and DNA of China to create what President Xi Jinping calls the "Chinese dream". This is similar to the US experience of "order out of chaos" and its tumultuous journey for equality and unity in the "American dream".

Trung Quốc là nơi giao thoa của các nền văn hóa thế giới. Nền móng phát triển của Nho Giáo và sự cai quản là một phần của di sản văn hóa và ADN của Trung Quốc để tạo ra những điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi là “giấc mộng Trung Hoa”. Điều này cũng tương tự như kinh nghiệm của Mỹ trong việc “thoát khỏi tình trạng hỗn loạn” và cuộc hành trình đầy biến động của đất nước này đến với sự bình đẳng và đoàn kết trong “giấc mơ Mỹ”.


The success of American democracy, however, depended largely on human virtues, whether they were Christian or Confucian in origin, in the American civilisation.


Tuy nhiên, sự thành công của nền dân chủ Mỹ phụ thuộc phần lớn vào phẩm chất của con người, cho dù họ theo Cơ đốc giáo hay Nho giáo, trong nền văn minh của quốc gia này.


As Obama implements his Asia pivot and Trans-Pacific Partnership strategy, Xi also activates his new Silk Road plan from the Pacific to the Indian Ocean, through Sri Lanka. Both strategies intersect with trade and commerce, which, along with military components, have a natural tendency to bind nations together.


Khi Tổng thống Obama thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chủ tịch Tập Cận Bình cũng thực hiện kế hoạch “Con đường tơ lụa mới” của mình từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương thông qua Sri Lanka. Cả hai chiến lược này đều có sự giao thoa thương mại, trong đó, cùng với các thành phần quân sự, có một xu hướng tự nhiên ràng buộc các quốc gia với nhau.


If the two nations created unity in diversity in their own republics, then trade has the supreme power to overcome all differences among people whose common desire is the pursuit of happiness.


Nếu hai quốc gia này tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng tại nền cộng hòa của riêng mình thì thương mại sẽ phát triển tốt, góp phần xóa bỏ bất đồng giữa những người có mong muốn chung là mưu cầu hạnh phúc.


While these two renaissance men - Obama and Xi - seemingly reflected on the trade-for-peace era of Sino-American relations that destined them to bring people together, the two republics are primed for a realisation of the "Pacific dream". US Secretary of State John Kerry cleverly adopted this old-yet-new American vision of the "Pacific dream" to revive the past. This might be an unparalleled legacy of the two leaders in Beijing and Washington to leave the world a better place than they found it.


Trong khi hai nhân vật phục hưng này – Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình – dường như đã phản ánh kỷ nguyên thương mại vì hòa bình trong môi quan hệ Trung-Mỹ góp phần giúp mọi người xích lại gần nhau thì hai nước cộng hòa này trở thành tiền đề cho việc hiện thực hóa “giấc mơ Thái Bình Dương”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khéo léo kế thừa tầm nhìn cả cũ lẫn mới của Mỹ trong “giấc mơ Thái Bình Dương” để làm sống lại quá khứ. Điều này có thể là một di sản tuyệt vời của hai nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh và Washington nhằm biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn so với trước đây.


Unlike the cold war era, the emerging new type of "great power relationship" is a novel pathway towards "peaceful war". Contrasting with previous leaders, Obama and Xi have their earlier life experiences either as exchange students or visitors to Asia and America to appreciate the cultural differences and to praise the human affinity that is common to all of us.


Không giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, sự xuất hiện hình thức mới của “mối quan hệ nước lớn” là một con đường mới hướng tới “cuộc chiến tranh thời bình”. Không giống như các nhà lãnh đạo trước đây, ông Obama và ông Tập Cận Bình có những kinh nghiệm sống của riêng mình, hoặc là những sinh viên theo diện trao đổi hợp tác giáo dục hoặc là những người đến thăm châu Á và Mỹ để hiểu rõ những sự khác biệt văn hóa và để ca ngợi các môi quan hệ giữa con người với con người là điều bình thường đối với tất cả chúng ta.


America's first president George Washington once asked, "Can it be that Providence has not connected the permanent felicity of a nation with its virtue?" The idea of a virtuous society was often cross-referenced by the other founding visionaries because "only a virtuous people are capable of freedom", as Benjamin Franklin, the American apostle of Confucian virtues, observed in his efforts to adapt the knowledge and wisdom imparted by the oldest civilisation to the youngest.


Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, George Washington đã từng đặt câu hỏi: “Phải chăng Thượng đế đã không thể gắn kết niềm hạnh phúc lâu dài với đức hạnh của một quốc gia?” Ý tưởng về một xã hội đạo đức thường xuyên được những người có tầm nhìn xa trông rộng xem xét bởi “chỉ một con người đạo đức thì mới có tự do,” như Benjamin Franklin, ông tổ truyền bá Nho giáo ở Mỹ, đã luôn coi trọng những nỗ lực của mình nhằm thích ứng với các kiến thức và trí tuệ được truyền đạt bởi nền văn minh lâu đời nhất cho nền văn minh trẻ nhất.


The eastern pediment of the US Supreme Court building in Washington displays the trinity of ancient lawgivers - Moses, Confucius and Solon - to celebrate America's debt to China and other civilisations. As both China and America are beneficiaries of other cultures, the unfolding drama in Sino-American relations, if managed wisely, can lead to a "Pacific dream" that combines the best of Confucian virtues and democratic values through trade and commerce.


Bức bích họa phía Đông trên tòa nhà Tòa án Tối cao Mỹ ở Washington khắc họa bộ ba quyền lực cổ xưa – Moses, Khổng Tử và Solon – để ghi dấu món nợ của Mỹ với Trung Quốc và các nền văn minh khác. Khi cả Trung Quốc và Mỹ được hưởng lợi từ các nền văn hóa khác thì mối quan hệ Trung-Mỹ hiện có, nếu được quản lý một cách khôn ngoan sẽ có thể dẫn đến một “giấc mơ Thái Bình Dương” giúp gắn kết một cách tốt nhất đạo đức của Nho giáo với các giá trị dân chủ thông qua lĩnh vực thương mại.

Patrick Mendis, a distinguished senior fellow and affiliate professor of public and international affairs at George Mason University's School of Public Policy, is the author of Peaceful War: How the Chinese Dream and the American Destiny Create a Pacific New World Order
Patrick Mendis, nghiên cứu viên cao cấp xuất sắc và giáo sư liên kết về  quan hệ công chúng và quốc tế tại Trường chính sách công thuộc Đại học George Mason, là tác giả của Cuộc chiến hòa bình: Làm thế nào Giấc mơ Trung Quốc và Định mệnh Mỹ tạo dựng một trật tự thế giới mới trên Thái Bình Dương.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn