MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, November 13, 2013

CUBA AFTER COMMUNISM CUBA, HẬU CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

CUBA AFTER COMMUNISM
CUBA, HẬU CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

The Economic Reforms That Are Transforming the Island

Các cải cách kinh tế đang chuyển đổi hòn đảo này


¡Adelante! A car for sale in Havana, February 2012 (Desmond Boy Lan / Courtesy Reuters)

¡Adelante! Xe bán hạ giá tại Havana, tháng 2 năm 2012 (Desmond Boy Lan / Courtesy Reuters)
By Julia E. Sweig and Michael J. Bustamante
Julia E. Sweig and Michael J. Bustamante
Foreign Affairs
Foreign Affairs
JULY/AUGUST 2013
Tháng 7-9/2013


At first glance, Cuba’s basic political and economic structures appear as durable as the midcentury American cars still roaming its streets. The Communist Party remains in power, the state dominates the economy, and murals depicting the face of the long-dead revolutionary Che Guevara still appear on city walls. Predictions that the island would undergo a rapid transformation in the manner of China or Vietnam, let alone the former Soviet bloc, have routinely proved to be bunk. But Cuba does look much different today than it did ten or 20 years ago, or even as recently as 2006, when severe illness compelled Fidel Castro, the country’s longtime president, to step aside. Far from treading water, Cuba has entered a new era, the features of which defy easy classification or comparison to transitions elsewhere.


Thoạt nhìn, những cơ cấu chính trị và kinh tế cơ bản của Cuba có vẻ bền vững ngang với những chiếc xe ô tô của Mỹ đời giữa thế kỷ XX giờ vẫn đang chạy trên đường phố nước này. Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền, nhà nước chi phối nền kinh tế, và những bức vẽ chân dung nhà cách mạng đã qua đời từ lâu Che Guevara vẫn xuất hiện trên những bức tường của thành phố. Những dự đoán rằng hòn đảo này sẽ trải qua một sự biến đổi nhanh chóng theo con đường của Trung Quốc hoặc Việt Nam, chứ chưa nói đến khối Xô Viết cũ, thường tỏ ra là những lời nói nhảm. Nhưng ngày nay Cuba đã rất khác so với 10 hay 20 năm trước, hoặc thậm chí là gần đây vào năm 2006 khi căn bệnh nặng đã buộc Fidel Castro, vị Chủ tịch trong thời gian dài của nước này, phải rút lui. Thay vì giậm chân tại chỗ, Cuba đã bước vào một kỷ nguyên mới mà những đặc trưng của nó không thể dễ dàng phân loại hay so sánh với những quá trình chuyển tiếp ở các nước khác.



Three years ago, Castro caused a media firestorm by quipping to an American journalist that “the Cuban model doesn’t even work for us anymore.” Tacitly embracing this assessment, Fidel’s brother Raúl Castro, the current president, is leading a gradual but, for Cuba, ultimately radical overhaul of the relationship between the state, the individual, and society, all without cutting the socialist umbilical cord. So far, this unsettled state of affairs lacks complete definition or a convincing label. “Actualization of the Cuban social and economic model,” the Communist Party’s preferred euphemism, oversells the degree of ideological cohesion while smoothing over the implications for society and politics. For now, the emerging Cuba might best be characterized as a public-private hybrid in which multiple forms of production, property ownership, and investment, in addition to a slimmer welfare state and greater personal freedom, will coexist with military-run state companies in strategic sectors of the economy and continued one-party rule.


Ba năm trước, Castro đã gây ra một cơn bão truyền thông vì lời nhận xét chua cay với một nhà báo Mỹ rằng “mô hình Cuba thậm chí không còn có tác dụng với chúng tôi nữa”. Ngầm tán thành lời nhận xét này, em trai của Fidel, Raul Castro, Chủ tịch Cuba hiện nay, đang lãnh đạo một công cuộc xem xét lại toàn bộ từng bước một, nhưng, đối với Cuba, cơ bản triệt để mối quan hệ giữa nhà nước, cá nhân và xã hội, tất cả mà không cắt đứt sợi dây rốn xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, tình trạng chưa được giải quyết của những vấn đề này vẫn thiếu một định nghĩa hoàn chỉnh hoặc một tên gọi có sức thuyết phục. Uyển ngữ được Đảng Cộng sản ưa thích, “Hiện thực hóa mô hình kinh tế và xã hội Cuba”, quá đề cao mức độ gắn kết về hệ tư tưởng, trong khi che giấu những tác động đối với chính trị và xã hội. Hiện nay, có lẽ mô tả đúng nhất về nước Cuba mới nổi là một mô hình hỗn hợp công-tư mà ở đó nhiều hình thức sản xuất, quyền sở hữu tài sản, và đầu tư bên cạnh một hệ thống phúc lợi nhỏ gọn hơn và quyền tự do cá nhân lớn hơn, sẽ cùng tồn tại với các công ty nhà nước do quân đội điều hành trong những lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế và sự cai trị một đảng được duy trì.


A new migration law, taking effect this year, provides a telling example of Cuba’s ongoing reforms. Until recently, the Cuban government required its citizens to request official permission before traveling abroad, and doctors, scientists, athletes, and other professionals faced additional obstacles. The state still regulates the exit and entry of professional athletes and security officials and reserves the right to deny anyone a passport for reasons of national security. But the new migration law eliminates the need for “white cards,” as the expensive and unpopular exit permits were known; gives those who left the country illegally, such as defectors and rafters, permission to visit or possibly repatriate; and expands from 11 months to two years the period of time Cubans can legally reside abroad without the risk of losing their bank accounts, homes, and businesses on the island.


Một đạo luật về di trú mới, có hiệu lực vào năm 2013, là một ví dụ đáng chú ý về những cải cách đang diễn ra tại Cuba. Cho đến gần đây, Chính phủ Cuba vẫn yêu cầu các công dân của mình nộp đơn xin cấp giấy phép chính thức trước khi ra nước ngoài, và các bác sĩ, nhà khoa học, vận động viên và các giới chuyên môn khác còn gặp nhiều trở ngại hơn nữa. Nhà nước vẫn quản lý việc xuất nhập cảnh của các vận động viên chuyên nghiệp, các quan chức an ninh và duy trì quyền từ chối cấp hộ chiếu cho bất kỳ ai vì lý do an ninh quốc gia. Nhưng luật di trú mới đã loại bỏ yêu cầu phải có “thẻ trắng”, được biết đến là loại giấy phép xuất cảnh tốn kém và không được lòng dân chúng; cho phép những người ra khỏi đất nước bất hợp pháp như những người đào tẩu và người bỏ trốn bằng bè được về thăm hoặc có thể hồi hương; và kéo dài khoảng thời gian người dân Cuba được phép cư trú hợp pháp ở nước ngoài từ 11 tháng lên 2 năm mà không phải chịu rủi ro bị mất tài khoản ngân hàng, nhà cửa và các cơ sở kinh doanh ở hòn đảo này.


This new moment in Cuba has arrived not with a bang but rather on the heels of a series of cumulative measures -- most prominent among them agricultural reform, the formalization of a progressive tax code, and the government’s highly publicized efforts to begin shrinking the size of state payrolls by allowing for a greater number of small businesses. The beginnings of private credit, real estate, and wholesale markets promise to further Cuba’s evolution. Still, Cuba does not appear poised to adopt the Chinese or Vietnamese blueprint for market liberalization anytime soon. Cuba’s unique demographic, geographic, and economic realities -- particularly the island’s aging population of 11 million, its proximity to the United States, and its combination of advanced human capital and dilapidated physical infrastructure -- set Cuba apart from other countries that have moved away from communism. It is perhaps unsurprising, then, that Cuba’s ongoing changes do not resemble the rapid transition scenario envisioned in the 1996 Helms-Burton legislation, which conditioned the removal of the U.S. embargo on multiparty elections and the restitution of private property that was nationalized in the 1960s. In this respect, Washington remains more frozen in time than Havana.


Thời khắc mới này tại Cuba không đột ngột xuất hiện mà đến ngay sau một loạt các biện pháp mang tính lích lũy – trong đó nổi bật nhất là cải cách về nông nghiệp, chính thức hóa một bộ luật thuế tiến bộ, và những nỗ lực được công khai ở mức độ cao của chính phủ nhằm bắt đầu giảm biên chế trong khu vực nhà nước bằng việc cho phép thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ ra đời. Sự khởi đầu của các thị trường tín dụng, bất động sản và bán buôn tư nhân hứa hẹn Cuba sẽ phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, dường như trong tương lai gần Cuba không sẵn sàng áp dụng mô hình của Trung Quốc hay Việt Nam trong quá trình tự do hoá thị trường. Thực trạng kinh tế, địa lý, nhân khẩu học có một không hai của Cuba – đặc biệt là 11 triệu dân đang ngày càng già đi của nước này, vị trí địa lý gần Mỹ, và sự kết hợp giữa nguồn nhân lực trình độ cao và cơ sở hạ tầng vật chất nghèo nàn – đã khiến Cuba khác với những nước khác, đã rời xa chủ nghĩa Cộng sản. Do đó, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những thay đổi đang diễn ra tại Cuba không giống với kịch bản chuyển tiếp nhanh chóng đã được hình dung trong đạo luật Helms-Burton 1996, quy định bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ với điều kiện Cuba tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng và hoàn trả tài sản tư nhân đã bị quốc hữu hóa trong những năm 1960. về phương diện này, Washington vẫn chậm hơn La Habana.

Cuba is an underdeveloped country with developed-world problems.

Cuba là một nước kém phát triển có các vấn đề của thế giới đã phát triển.
Cuba’s reforms might appear frustratingly slow, inconsistent, and insufficient to address its citizens’ economic difficulties and desires for greater political participation. This lack of swiftness, however, should not be taken as a sign that the government has simply dug in its heels or is ignoring the political stakes. The response of Cuban leaders to their country’s vexing long-term challenges has involved strategic thinking and considerable debate. Indeed, the next few years will be crucial. As the 53-year-old Miguel Díaz-Canel, the current vice president and Castro’s newly designated successor, recently noted, Cuba has made “progress on the issues that are easiest to solve,” but “what is left are the more important choices that will be decisive in the development of [the] country.”


Có lẽ các cải cách của Cuba dường như chậm chạp đến thất vọng, không nhất quán và không đủ để giải quyết những khó khăn về kinh tế và nỗi mong mỏi được tham gia nhiều hơn vào chính trị của người dân nước này. Tuy nhiên không nên coi sự thiếu nhanh chóng này là dấu hiệu cho thấy chính phủ đơn giản là không chịu thay đổi hoặc không quan tâm đến những lợi ích chính trị. Phản ứng của các nhà lãnh đạo Cuba trước những thử thách gây quan ngại trong dài hạn liên quan đến cả tư duy chiến lược và cuộc tranh luận đáng chú ý. Quả thực, một vài năm tới sẽ vô cùng quan trong. Như Miguel Díaz-Canel, Phó Chủ tịch đương nhiệm 53 tuổi của nước này và người mới được chỉ định sẽ kế nhiệm Castro, gần đây đã lưu ý rằng Cuba đã đạt được “những tiến bộ trong những vấn đề dễ giải quyết nhất”, nhưng “những vấn đề tồn đọng lại là những lựa chọn quan trọng hơn, sẽ mang tính quyết định đối với sự phát triển của nước này”.

Those fundamental dilemmas include the following: How can Cuba attract and manage the foreign investment it urgently needs while preserving its hard-fought sovereignty? How much inequality will the island’s citizens tolerate in exchange for higher productivity and greater opportunities? And even if the Communist Party manages to take a step back from day-to-day governance, as Castro insists it must, how will Cuba’s leaders address the long-simmering pressures for greater transparency, public accountability, and democratic participation? If the recent past is prelude, Cuba will likely continue on its gradual path toward a more open, pluralistic society, while preserving its foreign policy independence.

Những tình thế tiến thoái lưỡng nan cơ bản đó bao gồm: Cuba có thể thu hút và quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài mà nước này đang rất cần, đồng thời gìn giữ chủ quyền có được nhờ cuộc đấu tranh gian khổ bằng cách nào? Người dân trên hòn đảo này sẽ chịu đựng sự bất bình đẳng ở mức độ nào để đổi lấy năng suất cao hơn và những cơ hội lớn hơn? Và mặc dù Đảng Cộng sản đang cố gắng để đứng sang một bên trong việc quản lý thường nhật, như Castro nhấn mạnh là đảng này phải làm như vậy, các nhà lãnh đạo Cuba sẽ giải quyết những áp lực đã âm ỉ từ lâu đòi tính minh bạch, trách nhiệm của khu vực công và sự tham gia chính trị lớn hơn như thế nào? Nếu những gì diễn ra gần đây là khúc dạo đầu, có thể Cuba sẽ tiếp tục đi trên con đường dần tiến tới một xã hội mở và đa nguyên hơn trong khi vẫn duy trì sự độc lập trong chính sách đối ngoại của mình.

REFORM WITH CUBAN CHARACTERISTICS

Cải cách mang những đặc điểm Cuba

From the moment he assumed provisional power in 2006, Raúl Castro has spoken bluntly about Cuba’s predicament. “We reform, or we sink,” he declared in a characteristically short and pointed 2010 national address. Even as Havana sticks to its central political conviction -- namely, that the Communist Party remains the nation’s best defense against more than a century of U.S. interference -- terms such as “decentralization,” “accountability,” and “institutionalization” have become buzzwords, not taboos. Whereas in the 1990s, Havana was willing to permit only limited private enterprise as an emergency measure, the government now talks openly of ensuring that 50 percent of Cuba’s GDP be in private hands within five years. Realistic or not, such ambitious goals would have been sacrilege less than ten years ago. Already, the representation of Cuban small-business owners in the country’s National Assembly and their participation in the annual May Day parade offer evidence of changes under way.

Từ lúc lên tạm nắm quyền vào năm 2006, Raul Castro đã phát biểu thẳng thắn về tình thế khó khăn của Cuba. Ông đã tuyên bố trong một bài phát biểu ngắn gọn và thẳng thắn rất đặc trưng của mình trước toàn quốc vào năm 2010 rằng: “Chúng ta cải cách hoặc chúng ta chìm nghỉm”. Ngay cả khi La Habana kiên định với niềm tin chính trị trung tâm của mình – cụ thể là Đảng Cộng sản vẫn là sự bảo vệ tốt nhất của quốc gia chống lại sự can thiệp của Mỹ trong hơn 1 thế kỷ – những thuật ngữ như “phi tập trung hóa”, “trách nhiệm” và “thể chế hóa” đã trở nên thông dụng, không còn là những từ cấm kỵ. Trong khi vào những năm 1990, La Habana chỉ sẵn sàng cấp phép cho các doanh nghiệp tư nhân ở mức độ hạn chế như một biện pháp tình thế, hiện nay chính phủ công khai nói về việc đảm bảo 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Cuba nằm trong tay tư nhân trong vòng 5 năm. Dù thực tế hay không, những mục tiêu tham vọng như vậy có lẽ đã bị coi là báng bổ cách đây chưa đầy 10 năm. Đến nay, sự đại diện của những chủ doanh nghiệp nhỏ Cuba trong Quốc hội nước này và sự tham gia của họ trong cuộc diễu hành kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 hàng năm là bằng chứng cho thấy những thay đổi đang diễn ra.


The reforms have yielded several modest successes thus far. After facing sharp liquidity and balance-of-payments crises in the wake of the 2008 global financial meltdown, Cuba has succeeded in restoring a modicum of financial stability, resuming its debt payments, sharply cutting its imports, and beginning the arduous task of reducing public expenditures. Several key strategic investments from international partners -- most notably, the refurbishing of Mariel Harbor, with the aid of Brazilian capital, to transform it into a major container shipping port -- are moving forward on schedule. Meanwhile, a new state financial accountability bureau has begun the hard task of weeding out endemic corruption.


Những cải cách này đến nay đã đạt được một số thành công có mức độ. Sau khi phải đối mặt với những cuộc khung hoảng nghiêm trọng về thanh khoản và cán cân thanh toán sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nam 2008, Cuba đã thành công trong việc phục hồi đôi chút sự ổn định tài chính, tiếp tục trả nợ, cắt giảm mạnh nhập khẩu và bắt đầu một nhiệm vụ khó khăn — giảm chi tiêu công. Một số khoản đầu tư chiến lược chủ chốt từ các đối tác quốc tế – đáng chú ý nhất là dự án tu bổ cảng Mariel, với nguồn vốn viện trợ từ Brazil, nhằm biến đổi nơi này thành một cảng chuyên chở container trọng yếu — đang tiến triển theo đúng lịch trình. Đồng thời, một cơ quan trách nhiệm tài chính nhà nước mới đã bắt tay vào nhiệm vụ khó khăn loại bỏ tận gốc tình trạng tham nhũng ở địa phương.


Nevertheless, Cuba faces serious obstacles in its quest for greater economic vitality. Unlike China and Vietnam at the start of their reform efforts, Cuba is an underdeveloped country with developed-world problems. Not only is the population aging (18 percent of the population is over 60), but the country’s economy is heavily tilted toward the services sector. When Vietnam began its doi moi (renovation) economic reforms in 1986, services accounted for about 33 percent of GDP, whereas the productive base represented nearly 67 percent. By contrast, services in Cuba make up close to 75 percent of the island’s GDP -- the result of 20-plus years of severe industrial decay and low rates of savings and investment. Service exports (mainly of health-care professionals), combined with tourism and remittances, constitute the country’s primary defense against a sustained balance-of-payments deficit.


Tuy nhiên, Cuba vẫn phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng trong công cuộc tìm kiếm sức mạnh kinh tế lớn hơn. Không giống với Trung Quốc và Việt Nam trong buổi đầu của những nỗ lực cải cách, Cuba là một nước kém phát triển với những vấn đề của thế giới phát triển. Không chỉ dân số đang ngày càng già đi (18% dân số trên 60 tuổi) mà nền kinh tế nước này còn thiên hẳn về lĩnh vực dịch vụ. Khi Việt Nam bắt đầu những chương trình cải cách kinh tế “đổi mới” của mình vào năm 1986, ngành dịch vụ chỉ chiếm khoảng 33% GDP, trong khi ngành sản xuất chiếm gần 67%. Ngược lại, ngành dịch vụ ở Cuba chiếm gần 75% GDP của hòn đảo này – kết quả của hơn 20 năm ngành công nghiệp sa sút trầm trọng và tỷ lệ tiết kiệm và đâu tư thấp. Xuất khẩu dịch vụ (chủ yếu là các chuyên gia y tế), kết hợp với du lịch và kiều hối tạo thành bức tường bảo vệ chủ yếu trước sự thâm hụt cán cân thanh toán kéo dài.


Cuban officials and economists recognize this structural weakness and have emphasized the need to boost exports and foster a more dynamic domestic market. Yet so far, the state has not been able to remedy the imbalance. In the sugar industry, once a mainstay, production continues to flounder despite a recent uptick in global prices and new Brazilian investment. Meanwhile, a corruption scandal and declining world prices have weakened the nickel industry, leading to the closing of one of the island’s three processing facilities. More broadly, Cuban productivity remains anemic, and the country has been unable to capitalize on its highly educated work force.


Các quan chức và các nhà kinh tế học của Cuba nhận ra điểm yếu mang tính cấu trúc này và nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu và kích thích một thị trường nội địa năng động hơn. Tuy nhiên đến nay, nhà nước này vẫn chưa thể khắc phục được tình trạnh mất cân đối. Trong ngành công nghiệp mía đường, từng là ngành chủ lực, hoạt động sản xuất tiếp tục gặp khó khăn bất chấp giá thế giới tăng và nguồn vốn đầu tư mới của Brazil. Trong khi đó một vụ bê bối tham nhũng và giá cả thế giới sụt giảm đã làm suy yếu ngành công nghiệp nickel, dẫn đến phải đóng cửa một trong 3 cơ sở chế tạo của hòn đảo này. Nói chung, năng suất của Cuba còn thấp, và nước này vẫn chưa thể tận dụng nguồn nhân lực trình độ cao của họ.


Although important, the expansion of the small-business sector cannot resolve these core issues. There are now 181 legal categories for self-employment, but they are concentrated almost exclusively in the services sector, including proprietors of independent restaurants, food stands, and bed-and-breakfasts. Start-up funds are scarce, fees for required licenses are high, and some of the legal categories are senselessly specific. It also remains unclear whether the chance to earn a legitimate profit will lure black-market enterprises out into the open.

No surprise, then, that the expansion of self-employment has not yet enabled the state to meet its targets for slimming down its bloated payrolls. In late 2010, Castro pledged to eliminate 500,000 state jobs in the first six months of 2011, with an eye to incorporating over 1.8 million workers (out of a total estimated work force of 5.3 million) into the private sector by 2015. But the government managed to eliminate only 137,000 positions that first year. Still, the reforms are making a serious impact. Small businesses currently employ some 400,000 citizens, an increase of 154 percent since the liberalization of self-employment began in October 2010. To spur further growth, moreover, authorities recently launched a wholesale company that will allow emerging enterprises to purchase supplies on the same terms as state-run companies, thus addressing a major complaint of business owners.


Mặc dù đóng vai trò quan trọng, việc mở rộng khu vực doanh nghiệp nhỏ không thể giải quyết những vấn đề cốt lõi. Hiện nay có 181 loại hình hoạt động tự doanh hợp pháp, nhưng tập trung hầu hết trong ngành dịch vụ, bao gồm chủ các nhà hàng độc lập, các quầy thực phẩm và nhà trọ phục vụ bữa sáng. Các quỹ khởi nghiệp khan hiếm, lệ phí cho việc cấp giấy phép kinh doanh cao và một số phạm trù pháp lý cụ thể một cách vô nghĩa. Cơ hội kiếm được nguồn lợi nhuận chính đáng cũng vẫn chưa rõ có kéo được các doanh nghiệp chợ đen ra hoạt động công khai hay không.

Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi việc mở rộng loại hình tự doanh vẫn chưa tạo điều kiện cho nhà nước đạt được những mục tiêu cắt giảm biên chế cồng kềnh của mình. Vào cuối năm 2010, Castro đã hứa hẹn cắt giảm 500.000 việc làm trong khu vực nhà nước trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, nhằm đưa 1,8 triệu nhân viên (trên tổng số ước tính 5,3 triệu lao động) vào khu vực tư nhân vào năm 2015. Nhưng chính phủ chỉ có thể cắt giảm 137.000 vị trí việc làm trong năm đầu tiên đó. Tuy nhiên, những cải cách này đang có một tác động quan trọng. Các doanh nghiệp nhỏ hiện nay tuyển dụng khoảng 400.000 công dân nước này, tăng 154% kể từ khi tiến trình tự do hóa loại hình tự doanh bắt đầu vào tháng 10/2010. Ngoài ra, để kích thích tăng trưởng hơn nữa gần đây các nhà chức trách đã khai trương một công ty bán sỉ, sẽ cho phép các doanh nghiệp đang nổi lên mua nguyên vật liệu đầu vào theo những điều khoản giống với các công ty nhà nước, nhờ đó giải quyết được lý do bất mãn chủ yếu của các chủ doanh nghiệp.


To supplement these gains, Cuba needs to continue rebuilding its productive capacities in core areas such as agriculture. Before Raúl Castro came to power, approximately 20 percent of the cultivable land in the country lay fallow and Cuba imported half its domestic food supply -- a significant part of which came from the United States, under a 2000 exception to the trade embargo. To increase domestic production, the state has handed over more than 3.7 million acres of land to private farmers, whose crops now account for 57 percent of the total food production in the country despite their occupying just under 25 percent of the arable land. Yet aggregate food-production levels in most basic categories still hover at or slightly below 2002 levels.


Để bổ sung cho những thành quả này, Cuba cần tiếp tục xây dựng lại năng lực sản xuất của mình trong những ngành cốt lõi như nông nghiệp. Trước khi Raul lên nắm quyền, khoảng 20% đất trồng trọt của nước này bị bỏ hoang và Cuba phải nhập khẩu 50% nguồn cung lương thực nội địa – một phần đáng kể trong đó đến từ Mỹ, theo một ngoại lệ năm 2000 đối với lệnh cấm vận thương mại. Để tăng sản lượng nội địa, nhà nước đã giao gần 1,5 triệu héc ta đất cho các nông dân tư nhân mà sản lượng thu hoạch của họ hiện chiếm 57% tổng sản lượng lương thực của nước này mặc dù họ chỉ được sử dụng dưới 25% đất trồng. Tuy nhiên tổng sản lượng lương thực của các loại cơ bản nhất vẫn dao động quanh hoặc đôi chút thấp hơn mức năm 2002.


It has been a long time since Cubans on the island and off could be neatly divided between anticommunists and pro-Castro revolutionaries.
More promising is the investment to renovate Mariel Harbor, led by the Brazilian conglomerate Odebrecht, with backing from the Brazilian National Development Bank. Cuba is hoping to position itself as a major shipping hub in the Caribbean. Located between the Panama Canal and points in the United States and Europe, the enormous, deep-water port at Mariel is ideally situated to handle trade with the United States and beyond in a post-embargo world. In addition, four Brazilian pharmaceutical companies have signed on to produce medicines in the port’s vicinity for direct export to Brazilian and other markets. Still, if the U.S. embargo remains in place, the long-term benefits of the Mariel investment will be limited.


Hứa hẹn hơn là dự án đầu tư nhằm nâng cấp cảng Mariel do tập đoàn Odebrecht đứng đầu, với sự hậu thuẫn từ Ngân hàng Phát triển Quốc gia Brazil. Cuba đang hi vọng có thể tự định vị mình là một trung tâm vận tải biển quan trọng trong vùng Caribbean. Nằm giữa kênh đào Panama và một số điểm tại Mỹ và châu Âu, cảng nước sâu khổng lồ tại Mariel nằm ở vị trí lý tưởng để giao dịch thương mại với Mỹ và xa hơn nữa trong một thế giới hậu cấm vận. Hơn nữa, bốn công ty dược phẩm Brazil đã ký kết hợp đồng sản xuất tại khu vực xung quanh cảng này để xuất khẩu trực tiếp sang Brazil và các thị trương khác. Tuy nhiên, nếu Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm vận, những lợi ích dài hạn của dự án đầu tư Mariel sẽ bị hạn chế.


The port project underscores some of the broader dilemmas constraining foreign investment in Cuba and the country’s overall growth prospects. Havana designated Mariel as a special economic development zone -- an area where foreign companies are given special incentives and prerogatives -- in an effort to attract badly needed investment dollars. Cuban officials also aim to take advantage of the country’s well-educated population and establish investment zones geared toward high-tech innovation and other high-value-added activities, such as biotechnology. Yet without links to local industries, such investment zones could become economic islands, providing employment to locals and income to the Cuban government but reduced multiplier effects.


Dự án cảng này làm nổi bật một số tình thế tiến thoái lưỡng nam rộng lớn hơn, đang hạn chế đầu tư nước ngoài vào Cuba và những triển vọng tăng trưởng chung của nước này. La Habana đã thiết kế Mariel là đặc khu phát triển kinh tế – tại đó các công ty nước ngoài được hưởng những hình thức khuyến khích đặc biệt và các đặc quyền — trong một nỗ lực nhằm thu hút những nguồn vốn đầu tư đang vô cùng cần thiết. Các quan chức Cuba cũng nhắm đến việc tận dụng nguồn dân số trình độ cao của nước này và thiết lập các khu đầu tư hướng tới đổi mới công nghệ cao và các hoạt động giá trị gia tăng cao khác như công nghệ sinh học. Tuy nhiên nếu không có các mối liên hệ với những ngành công nghiệp địa phương, những khu đầu tư như vậy có thể trở thành các ốc đảo kinh tế, tạo việc làm cho người dân địa phương và thu nhập cho Chính phủ Cuba nhưng làm giảm những tác động nhiều mặt.


The island’s dual-currency system makes the challenge all the more difficult. A byproduct of the circulation of U.S. dollars in the 1990s -- first in the black market, then legally -- the Cuban convertible peso (CUC) today functions as the currency of the tourist sector and is required for the purchase of many consumer items. For common Cuban citizens, the value of the CUC is pegged to the dollar, with one CUC equal to 25 Cuban pesos (CUP), the currency in which most state workers are paid. Consequently, citizens who receive hard currency from abroad or who earn money in CUC, such as workers who collect tips from foreign tourists, enjoy much higher incomes than workers who rely solely on salaries paid in CUP.


này càng trở nên khó khăn hơn. Một sản phẩm phụ của quá trình lưu thông đồng USD vào những năm 1990 – đầu tiên ở chợ đen, sau đó hợp pháp – đồng peso có thể chuyển đổi (CUC) của Cuba ngày nay có chức năng như đồng tiền của ngành du lịch và được quy định dùng cho mua bán nhiều loại hàng tiêu dùng. Đối với những người dân thường Cuba, giá trị của đồng CUC gắn liền với đồng USD, với một CUC bằng 25 peso Cuba (CUP), loại tiền tệ được dùng để trả cho hầu hết nhân viên nhà nước. Vì vậy, các công dân nhận được ngoại tệ từ nước ngoài hoặc những người kiếm tiền bằng CUC, chẳng hạn như các nhân viên nhận tiền tip của khách du lịch nước ngoài, có thu nhập cao hơn rất nhiều những nhân viên chỉ phụ thuộc vào khoản lương được trả bằng CUP.


Even worse, the values of the CUC and the CUP are considered equal within and between state enterprises. This bizarre accounting practice helped insulate CUP prices from inflation during the depths of the economic crisis that followed the collapse of the Soviet Union, but today it makes it difficult for analysts and investors to estimate the real costs of doing business on the island or the value of state companies. Economists agree that the least disruptive way to move toward a single currency would be to gradually merge the two exchange rates in tandem with a steady rise in GDP and salaries overall. But in the meantime, the artificial one-to-one ratio within the state sector has the effect of overvaluing the CUP’s international exchange rate and thus decreasing the competiveness of domestic goods. Paradoxically, the dual-currency regime protects imports at the expense of domestic production.

Hệ thống tiền tệ kép của Cuba khiến cho thử thách Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa, đồng CUC và CUP được coi là có giá trị bằng nhau bên trong và giữa các doanh nghiệp nhà nước. Tập quán kế toán kỳ lạ này đã bảo vệ giá đồng CUP khỏi lạm phát trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng ngày nay nó khiến cho các nhà phân tích và các nhà đầu tư khó có thể ước tính các chi phí thực tế của việc hoạt động kinh doanh trên hòn đảo này hoặc giá trị của các công ty nhà nước. Các nhà kinh tế học đồng ý rằng cách ít gây xáo trộn nhất để tiến tới một đồng tiền duy nhất là dần dần hợp nhất tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền, cùng lúc đó gia tăng đều đặn GDP và lương nói chung. Nhưng đồng thời, tỷ lệ nhân tạo 1:1 trong khu vực nhà nước có tác động định giá quá cao tỷ giá hối đoái quốc tế của đồng CUP và do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nội địa. Nghịch lý là chế độ tiền tệ kép bảo hộ hàng nhập khẩu, gây phương hại cho sản xuất trong nước.

ISLAND HOPPING

Cuba’s recent reform of its migration law neatly encapsulates a number of the possibilities, limits, and implications of Castro’s larger agenda. Despite being both a sign of the state’s willingness to make strategic decisions and arguably the most important reform to date, the new law also underscores the uphill battles that remain and illustrates the difficulty of managing optics and expectations. As with most issues in Cuban society, the line between politics and economics is entirely blurred.

Bỏ đảo mà đi

Cải cách gần đây của Cuba về luật di trú tóm lược ngắn gọn một số khả năng, hạn chế và tác động của chương trình nghị sự lớn hơn của Castro. Bất chấp vừa là dấu hiệu cho thấy nhà nước sẵn sàng đưa ra những quyết định chiến lược, vừa có thể nói là cải cách quan trọng nhất cho đến nay, luật mới này cũng làm nổi bật những cuộc đấu tranh khắc nghiệt còn tồn tại và làm sáng tỏ khó khăn của việc giải quyết các quan điểm và kỳ vọng. Giống như hầu hết các vấn đề trong xã hội Cuba, ranh giới giữa chính trị và kinh tế hoàn toàn mong manh.

Faced with an exodus of educated professionals and capital from the country after the revolution, the Cuban government began heavily regulating the movement of its citizens abroad in the early 1960s. In light of émigrés’ direct involvement in attempts to unseat the Castro regime, often financed by the U.S. government, Havana treated migration as a matter of national security. For many years, those who succeeded in leaving, legally or illegally, had their property stripped by the state and could not, barring extraordinary exceptions, return home. Such restrictions left deep wounds.

Phải đối mặt với sự ra đi của các chuyên gia có trình độ và nguồn vốn khỏi đất nước này sau cuộc cách mạng, Chính phủ Cuba bắt đầu quy định nghiêm ngặt việc ra nước ngoài của công dân vào đầu những năm 1960. Vì “những người di cư” có liên quan trực tiếp đến những nỗ lực nhằm lật đổ chế độ của Castro, thường đo Chính phủ Mỹ tài trợ, La Habana đã coi việc di trú là vấn đề an ninh quốc gia. Trong vòng nhiều năm, những người đã thành công trong việc rời bỏ đất nước, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, đều bị nhà nước tịch thu tài sản và trừ những trường hợp ngoại lệ vô cùng đặc biệt, đều không thể hồi hương. Nhưng những hạn chế như vậy đã để lại những vết thương sâu sắc.

Yet it has been a long time since Cubans on the island and off could be neatly divided between anticommunists and pro-Castro revolutionaries. Any visit to the Miami airport today attests to the strength of transnational ties; in peak season, over a hundred weekly charter flights carry Cubans and Cuban Americans between the two countries. Such travel, allowed under some circumstances since the late 1970s, has expanded considerably since 2009, when U.S. President Barack Obama lifted restrictions on family visits. In 2012, upward of 400,000 Cubans in the United States visited the island. And this is to say nothing of the hundreds of thousands of Cuban emigrants living across Latin America, Canada, Europe, and beyond who also visit and support family at home.

Tuy nhiên đã từ lâu kể từ khi người Cuba trong và ngoài nước có thể phân biệt rõ- ràng giữa những người chống cộng sản và những người cách mạng ủng hộ Castro. Bất cứ chuyến thăm nào đến sân bay Miami ngày nay đều minh chứng cho sức mạnh của những mối quan hệ xuyên quốc gia; vào mùa cao điểm, hơn một trăm chuyến bay thuê hàng tuần đưa người Cuba và người Mỹ gốc Cuba đi lại giữa hai nước. Việc đi lại như vậy, được cho phép trong một số hoàn cảnh kể từ cuối những năm 1970, đã tăng đáng kể từ năm 2009, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama dỡ bỏ những hạn chế về các chuyến thăm gia đình. Trong năm 2012, hơn 400.000 người Cuba sinh sống tại Mỹ đã tới thăm hòn đảo này. Và đó là chưa kể đến hàng trăm trong số hàng nghìn người Cuba di cư đang sinh sống trên khắp khu vực Mỹ Latin, Canada, châu Âu và xa hơn nữa, những người cũng về thăm và hỗ trợ gia đình ở quê hương.

Indeed, by making it easier for Cubans to travel, work abroad, and then return home, Cuba’s new migration law is also meant to stimulate the economy. At an estimated $1 billion a year, remittances have been big business since the late 1990s, helping Cubans compensate for low salaries and take advantage of what few opportunities have existed for private enterprise. Now that the government has undertaken a wider expansion of the small-business sector, ties between the diaspora and the island are bringing an even greater payoff. Cubans abroad are already helping invest money in the window-front cafeterias, repair shops, and other small businesses popping up across the country. Some islanders are also sending their own money out of the country so that relatives can buy them consumer goods abroad.

Quả thực, bằng cách tạo điều kiện cho người Cuba đi lại, làm việc ở nước ngoài và sau đó quay trở lại quê hương dễ dàng hơn, luật di trú mới của Cuba cũng nhằm mục đích kích thích nền kinh tế. Với con số ước tính 1 tỷ USD mỗi năm, kiều hối đã trở thành nguồn thu lớn kể từ cuối những năm 1990, giúp người Cuba bù đắp mức lương thấp và tận đụng những cơ hội ít ỏi cho doanh nghiệp tư nhân. Vì hiện nay chính phủ đã mở rộng hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhỏ, mối liên hệ giữa cộng đồng kiều bào lưu vong và hòn đảo này đang mang đến những khoản bù đắp thậm chí còn lớn hơn. Người Cuba ở nước ngoài hiện đang hỗ trợ đầu tư vào các quán ăn tự phục vụ ở mặt tiền, các cửa hàng sửa chữa và các doanh nghiệp nhỏ khác, đang mọc lên trên khắp cả nước. Một số người dân tại hòn đảo này cũng đang gửi tiền ra nước ngoài để người thân của họ có thể mua cho họ những hàng hóa tiêu dùng ở nước ngoài.

Beyond redressing a deeply unpopular status quo, however, the new migration law has put the government in an awkward position. Assuming enough Cubans can afford the now reduced, but still comparatively high, fees associated with acquiring necessary travel documents, other countries -- principally the United States -- will need to continue receiving Cuban visitors and migrants in large numbers. Ironically, Havana has long criticized the special preferences granted to Cubans under U.S. immigration law for seeming to encourage and reward dangerous attempts to reach U.S. shores. Now, Cuba appears to benefit from such measures’ remaining on the books -- especially the one-year fast track to permanent residency established by the 1966 Cuban Adjustment Act. Under Cuba’s expanded two-year allowance for legal residency abroad, the more than 20,000 Cubans emigrating legally to the United States each year will be able to acquire green cards without necessarily giving up their citizenship claims, homes, or businesses on the island.

Tuy nhiên, ngoài việc khắc phục nguyên trạng rất không được lòng dân, luật di trú mới đã đặt chính phủ vào một tình thế khó xử. Giả thiết rằng người dân Cuba có thể đủ chi trả những khoản lệ phí hiện nay đã giảm, những vẫn tương đối cao, có liên quan đến việc được cấp các loại giấy thông hành cần thiết, những nước khác – chủ yếu là Mỹ – sẽ cần tiếp tục nhận một số lượng lớn du khách và dân di cư Cuba. Mỉa mai thay, La Habana từ lâu đã chỉ trích những ưu đãi đặc biệt dành cho người Cuba theo luật nhập cư của Mỹ vì dường như nó khuyến khích và thưởng cho những nỗ lực nguy hiểm nhằm vượt biển sang Mỹ. Hiện nay, Cuba dường như được hưởng lợi từ việc duy trì nhũng biện pháp như vậy trong luật – đặc biệt là lộ trình nhanh 1 năm để được hưởng tư cách thường trú được quy định trong Đạo luật điều chỉnh về Cuba 1966. Theo luật của Cuba cho phép kéo dài 2 năm cư trú hợp pháp ở nước ngoài, hơn 20.000 người Cuba đang di cư hợp pháp sang Mỹ mỗi năm sẽ có thể được cấp thẻ xanh mà không nhất thiết phải từ bỏ quốc tịch, nhà cửa hoặc doanh nghiệp tại hòn đảo này.

Debate in public among high-ranking Cuban officials remains rare, even if it is reportedly vigorous behind closed doors.

Cuộc tranh luận công khai giữa các quan chức Cuba cao cấp vẫn còn hiếm, ngay cả khi nó được báo cáo là rất mạnh mẽ đằng sau cánh cửa đóng kín.

Small-time diaspora capital may prove easier to regulate and rely on than funds from multinational corporations driven strictly by profits. Under the repatriation provisions of the island’s new migration law, some Cubans may even retire to the island with their pensions and savings after decades of working abroad. Yet opening the doors for more young citizens to leave could prove risky for a quickly aging, low-birthrate society that has been suffering from a brain drain for some time. Besides, along with remittance dollars, Cuba urgently needs both medium and large investors. Ultimately, only larger outlays can help fix Cuba’s most fundamental economic problem: its depleted productive base. Castro appears to recognize that attracting foreign investment, decentralizing the government, and further expanding the private sector are the only ways to tackle this long-term predicament. The government is unlikely to proceed with anything but caution, however. Officials are wary of rocking the domestic political boat, and citizens and party leaders alike recoil from the prospect of more radical shock therapy. Rising public protests in China and Vietnam against inequality and rampant corruption have only reinforced the Cuban government’s preference for gradualism.

Nguồn vốn ít ỏi của kiều bào có thể tỏ ra dễ dàng hơn khi quản lý và dựa vào so với nguồn tiền đến từ các tập đoàn đa quốc gia, hoạt động hoàn toàn vì lợi nhuận. Theo các điều khoản về hồi hương trong luật di trú mới của hòn đảo này, một số người Cuba thậm chí có thể về nghỉ hưu ở hòn đảo này với tiền lương hưu và các khoản tiết kiệm sau hàng thập kỷ làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên mở cửa cho các công dân trẻ hơn rời khỏi đất nước có thể gây rủi ro cho một xã hội đang ngày càng già đi nhanh chóng, tỷ lệ sinh thấp, lâu nay đang bị chẩy máu chất xám. Hơn nữa, ngoài kiều hối, Cuba đang rất cần những nhà đầu tư ở cả quy mô vừa và lớn. Rốt cuộc, chỉ những khoản chi tiêu lớn hơn mới có thể giúp giải quyết vần đề căn bản nhất của nền kinh tế Cuba: nền tảng sản xuất bị suy yếu của nước này. Castro dường như nhận ra rằng thu hút đầu tư nước ngoài, phi tập trung hóa chính phủ, và mở rộng hơn nữa khu vực tư nhân là cách duy nhất để giải quyết tình thế khó khăn dài hạn này. Tuy nhiên, có lẽ chính phủ chưa bắt tay vào làm bất cứ điều gì ngoài sự thận trọng. Các quan chức đang rất thận trọng để không làm rung chuyển nền chính trị trong nước, công dân và lãnh đạo đảng đều chùn lại trước viễn cảnh về liệu pháp gây sốc triệt để hơn, Những cuộc phản kháng công khai ngày càng gia tăng tại Trung Quốc và Việt Nam phản đối sự bất công và tình trạng tham nhũng tràn lan chỉ làm củng cố thêm sự ưa thích hơn của Chính phủ Cuba đối với thuyết phát triển dần từng bước một.


Striking an adequate balance will be no easy task. In late 2012, Havana legalized the creation of transportation cooperatives -- private, profit-sharing entities owned and manage by their members -- to fix bottlenecks in agricultural distribution. Meanwhile, 100 state enterprises are now running their finances completely autonomously as part of a yearlong pilot program. The government is also reportedly considering ways to offer a wider array of potential foreign partners more advantageous terms for joint ventures. But the Communist Party is working through numerous contradictions -- recognizing a place for market economics, challenging old biases against entrepreneurs, and hinting at decentralizing the budget while incongruously insisting, in the words of its official 2011 guidelines, that “central planning, and not the market, will take precedence.”

Duy trì trạng thái cân bằng thích hợp sẽ không dễ dàng. Vào cuối năm 2012, La Habana đã hợp pháp hóa việc thành lập các hợp tác xã vận tải – những thực thể tư nhân, chia sẻ lợi nhuận, thuộc sở hữu và chịu sự quản lý của các thành viên của tổ chức – để giải quyết những điểm tắc nghẽn trong phân phối nông nghiệp, Trong khi đó, 100 doanh nghiệp nhà nước hiện đang quản lý nguồn tài chính của mình một cách hoàn toàn độc lập, là một phần của chương trình thí điểm kéo dài một năm. Nghe nói chính phủ cũng đang cân nhắc các cách thức nhằm đưa ra các điều khoản có lợi hơn cho một loạt rộng lớn hơn các đối tác nước ngoài tiềm năng tham gia các liên doanh. Nhưng Đảng Cộng sản đang trải qua rất nhiều mâu thuẫn – công nhận vị trí của nền kinh tế thị trường, thách thức những thành kiến cũ đối với giới doanh nghiệp, và ám chỉ đến việc phi tập trung hóa ngân sách trong khi nhấn mạnh một cách vô lý, theo từ ngữ của văn bản hướng dẫn chính thức năm 2011 của nó, rằng: “đặt kế hoạch tập trung, chứ không phải thị trường, sẽ được ưu tiên”.

EASING OFF THE DADDY STATE

Curtailing the state’s economic role while preserving political continuity requires threading a delicate ideological needle. Although the government expects to continue providing Cubans with key social services, such as health care and education, party leaders have reprimanded the island’s citizens for otherwise depending too heavily on what one prominent official a few years ago called the “daddy state.” In the eyes of many Cubans, this is deeply ironic. Cuba’s revolutionary founders, who built up a paternalistic state in the service of equality, are now calling for that state’s partial dismantlement. What’s more, most Cubans already need to resort to the black market or assistance from family abroad to acquire many daily necessities.

Giảm bớt nhà nước gia trưởng

Giảm bớt vai trò kinh tế của nhà nước, trong khi duy trì tính liên tục về chính trị đòi hỏi phải khéo léo giải quyết vấn đề về ý thức hệ nhậy cảm. Mặc dù chính phủ kỳ vọng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ xã hội chủ chốt như y tế và giáo dục cho người dân Cuba, lãnh đạo đảng đã khiển trách công dân của hòn đảo này vì mặt khác quá phụ thuộc vào cái mà một quan chức nổi bật vài năm trước đã gọi là “nhà nước gia trưởng”. Trong con mắt của nhiều người dân Cuba, điều này vô cùng mỉa mai. Những nhà cách mạng sáng lập Cuba, những người đã xây dựng nên một nhà nước gia trưởng hướng tới sự bình đẳng, hiện đang kêu gọi dỡ bỏ từng phần nhà nước đó. Hơn nữa, hầu hết người dân Cuba đều cần phải nhờ đến chợ đen hoặc sự hỗ trợ của gia đình ở nước ngoài để có được nhiều nhu yếu phẩm hàng ngày.

That is not to say that the reforms have been conducted without popular input. In the run-up to the 2011 Sixth Congress of the Cuban Communist Party, the government convened an unprecedented series of assemblies across the country to hear citizens’ grievances and proposals for change and to discuss Castro’s agenda. Although multiparty elections are not on the horizon, this undertaking allowed for widespread and often contentious public debate, albeit within broadly “socialist” conceptual parameters. Despite defending one-party rule, Castro has also called on public officials to make themselves accessible to the state press, and he has asked the press, in turn, to drop its traditional triumphalism. In a similar vein, he has implored students to “debate fearlessly” and party members to “look each other in the eyes, disagree and argue, disagree even with what leaders say whenever [you] think there is reason to do so.” More recently, Díaz-Canel publically mentioned the impossibility of prohibiting the diffusion of news via social media and the Internet -- a sign that, for the government, the strategic benefit of facilitating wider Internet connectivity may well outweigh the usefulness of controlling access.


Điều đó không có nghĩa là các cải cách này đã được thực hiện mà không hỏi ý kiến của dân chúng. Trong khoảng thời gian trước Đại hội 6 của Đảng Cộng sản Cuba, chính phủ đã triệu tập một loạt các cuộc họp chưa từng có tiền lệ trên khắp cả nước để lắng nghe những nỗi bất bình và những đề xuất thay đổi của người dân và thảo luận về chương trình nghị sự của Castro. Mặc dù sắp tới chưa thể có các cuộc bầu cử đa đảng, việc thực hiện này đã cho phép dân chúng được tranh luận ở khắp mọi nơi và thường quyết liệt, tuy vẫn nằm trong khuôn khổ của khái niệm “xã hội chủ nghĩa” rộng lớn. Mặc dù ủng hộ chế độ cai trị một đảng, Castro cũng đã kêu gọi các công chức tạo cơ hội cho báo chí nhà nước tiếo cận vợi họ, và ông đề nghị khu vực báo chí đến lượt nó từ bỏ thái độ hân hoan chiến thắng truyền thống. Cũng với lối nói tương tự, ông khẩn thiết đề nghị các sinh viên “bạo dạn tranh luận” và các đảng viên “hãy nhìn thẳng vào mắt nhau, không đồng tình và tranh luận, thậm chí không đồng tình với những gì các nhà lãnh đạo nói bất cứ khi nào [bạn] nghĩ rằng bạn có lý do để làm như vậy”. Gần đây hơn, Điaz-Canel công khai đề cập đến việc không thể ngăn cấm lan truyền tin tức thông qua truyền thông và mạng xã hội – một dấu hiệu cho thấy đối với chính phủ, lợi ích chiến lược của việc tạo điều kiện cho kết nối mạng Internet rộng rãi hơn rất có thể còn lớn hơn lợi ích của việc kiểm soát truy cập.


Reality has not yet caught up with this rhetoric. Debate in public among high-ranking Cuban officials remains rare, even if it is reportedly vigorous behind closed doors. Nor is it clear whether Cuba’s National Assembly can become a more consequential, deliberative branch of government. Public statements perceived to impugn the Cuban Revolution’s legitimacy remain taboo and are grounds for facing consequences in the workplace or even ostracism. Nevertheless, outside of high-level government bodies and the still largely anodyne daily press, diverse voices have pushed the terms of debate considerably in recent years, blurring the purportedly neat line dividing “revolutionary” and “counterrevolutionary” positions.


Thực tế vẫn chưa bắt kịp với lời tuyên bố hùng hồn này. Cuộc tranh luận công khai giữa những quan chức cấp cao của Cuba vẫn còn hiếm, mặc dù có tin cho rằng khi họp kín, họ tranh cãi rất quyết liệt. Cũng chưa rõ liệu Quốc hội của Cuba có thể trở thành một nhánh chính quyền có tính hệ lụy và tranh luận hơn hay không. Những phát biểu công khai được coi là công kích tính hợp pháp của Cách mạng Cuba vẫn là điều cấm kỵ và là căn cứ để hứng chịu những hậu quả tại nơi làm việc hoặc thậm chí bị đuổi việc, tuy nhiên, bên ngoài các cơ quan chính phủ cấp cao và những tờ nhật báo chủ yếu vẫn mang tính xoa dịu, những tiếng nói đa dạng đã thúc đẩy đáng kể lời lẽ tranh luận trong những năm gần đây, xóa nhòa ranh giới được cho là rõ rệt, phân biệt các quan điểm “cách mạng” và “phản cách mạng”.


International attention tends to focus on Cuba’s small, self-identified dissident community, particularly a newer cast of digitally savvy activists and bloggers. Yet in a country where the Internet remains an expensive, highly regulated commodity, perhaps the most interesting, potentially consequential debates are transpiring among academics, artists, independent filmmakers, former officials, and lay religious leaders, particularly from the Catholic Church, whose websites, journals, and public forums are more accessible to the island’s population. In general, these actors do not propose a radical break with all of the revolution’s legacies, symbols, and narratives. They also maintain their distance from foreign, especially U.S. and Cuban American, financial support, which marks many dissidents as “mercenaries” in the eyes of the Cuban state. Yet they do so more out of political conviction than strategic calculus, refusing to accept the purported choice between towing the party line at home and collaborating with transition schemes concocted abroad.


Sự chú ý quốc tế thường có khuynh hướng tập trung vào cộng đồng nhỏ tự ý thức về bản thân và bất đồng chính kiến của Cuba, đặc biệt là một loạt các nhà hoạt động và blogger thành thạo kỹ thuật số. Tuy nhiên ở một nước mà Internet vẫn là loại hàng hóa đắt đỏ, bị kiểm soát chặt chẽ có lẽ các cuộc tranh luận thú vị và có tính hệ lụy tiềm tàng nhất đang diễn ra trong giới học thuật, nghệ sĩ, các nhà làm phim độc lập, các cựu quan chức, và các nhà lãnh đạo tôn giáo không chuyên, đặc biệt từ Giáo hội Thiên Chúa mà các trang web, báo và-các diễn đàn công khai của họ đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dân của hòn đảo này. Nói chung, những nhân vật này không có ý định tuyệt giao hoàn toàn với những di sản, biểu tượng và nhũng câu chuyện của Cách mạng Cuba. Họ vẫn giữ khoảng cách với nguồn hỗ trợ tài chính từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ và người Mỹ gốc Cuba thứ đánh dấu nhiều nhân vật bất đồng chính kiến là “lính đánh thuê” trong con mắt của nhà nước Cuba. Tuy nhiên họ làm như vậy là vì niềm tin chính trị hơn là tính toán chiến lược, không chấp nhận lựa chọn được cho là giữa việc tuân thủ hoàn toàn mệnh lệnh của Đảng Cộng sản ở quê hương và cộng tác với các âm mưu chuyển tiếp được lên kế hoạch ở nước ngoài.


Recently, a small group of Catholic moderates and reformist Marxists, brought together under the auspices of a church-sponsored cultural center, circulated a series of straightforward proposals for political reform online. These included allowing direct, competitive elections for all of Cuba’s major leadership positions (albeit with all the candidates coming from one party), unrestricted access to the Internet, freer media, more effective separation of powers in the government, and greater use of plebiscites on major government decisions. The proposals have provoked opposition from some defenders of the status quo while generating substantial support, interest, and debate among academics on the island.


Gần đây, một nhóm nhỏ các tín đồ Thiên Chúa giáo ôn hòa và những người theo chủ nghĩa Mác có chủ trương cải cách đã tập hợp lại với nhau dưới sự bảo trợ của một trung tâm văn hóa do Giáo hội tài trợ, đã truyền bá một loạt các đề xuất thẳng thắn về cải cách chính trị trên mạng. Những đề xuất này bao gồm cho phép các cuộc bầu cử trực tiếp, cạnh tranh cho tất cả các vị trí lãnh đạo chính của Cuba (mặc dù với tất cả ứng cử viên đến từ một đảng), không bị hạn chế tiếp cận với Internet, truyền thông tự do hơn, phân chia quyền lực hiệu quả hơn trong chính phủ và sử dụng nhiều hơn các cuộc trưng cầu dân ý về những quyết định quan trọng của chính phủ. Những đề nghị này đã vấp phải sự phản đối từ một số người muốn bảo vệ nguyên trạng, đồng thời tạo được sự ủng hộ, quan tâm và tranh luận rất lớn trong giới học thuật ở hòn đảo này.


Yet despite the unprecedented scope of these discussions, it is hard to predict whether they will produce much concrete change in the short term. Presently, they do not seem to be having much impact on the public, which pays less attention to them than do the orthodox keepers of the revolutionary faith. The explanation for ordinary Cubans’ disengagement has as much to do with apathy, inertia, self-preservation, and the material demands they face every day as it does with limited access to information and a curtailed right of assembly. After all, substantial numbers of Cubans watch Miami television stations via pirated recordings or illicit satellite hookups, yet they have so far proved no more likely to take to the streets than their neighbors who lack such access. Since the 1960s, the primary means for those disaffected or unsatisfied at home to register their opinion has been to emigrate -- particularly to the United States, given the multiple incentives for Cubans built into U.S. immigration law. As long as this pattern continues, Havana will have the political space to continue its reforms “without pause, but without haste,” in Castro’s formulation.


Tuy nhiên, bất chấp phạm vi chưa từng có của các cuộc thảo luận này, khó có thể dự đoán được liệu chúng có tạo ra nhiều thay đổi cụ thể trong ngắn hạn hay không. Hiện nay, chúng dường như không tác động nhiều đến người dân, những người ít quân tâm tới chúng hơn những người giữ niềm tin cách mạng chính thống. Lời giải thích cho sự không can dự của người Cuba liên quan đến sự thờ ơ, trì trệ, tâm lý phòng thân và các nhu cầu vật chất họ phải đối mặt hàng ngày cũng nhiều như việc vì bị hạn chế tiếp cận với thông tin và không có quyền hội họp. Xét cho cùng, rất nhiều người dân Cuba xem các đài truyền hình Miami qua băng đĩa được sao chép bất hợp pháp hoặc các chương trình phát thanh qua vệ tinh lậu, tuy nhiên đến nay họ tỏ ra là không có nhiều khả năng sẽ kéo xuống đường phố hơn những người hàng xóm thiếu cơ hội tiếp cận như vậy. Kể từ những năm 1960, cách thức cơ bản nhất cho những người bất bình hoặc không hài lòng tại Cuba bầy tỏ ý kiến của mình là di cư – đặc biệt là sang Mỹ, vì có nhiều hình thức khuyến khích đối với người Cuba được đưa vào luật nhập cư của Mỹ. Chỉ cần chiều hướng này còn tiếp tục, La Habana sẽ có không gian chính trị để tiếp tục những cải cách theo công thức của Castro “không ngừng nghỉ nhưng không vội vàng”.


THE LAST ICICLE OF THE COLD WAR

As the migration issue shows, Cuba’s economic and political predicaments cannot be appreciated in isolation from its international context. The U.S. embargo remains a formidable obstacle to the island’s long-term economic prosperity, and it casts a long shadow over Cuban domestic politics. In the case of Vietnam, it was only after the lifting of the U.S. embargo in 1994 that the economy began to transform in earnest. Given Cuba’s proximity to the United States and its relatively low labor costs, a similar shift in U.S. law could have a profound impact on the island.


Tảng băng cuối cùng của Chiến tranh lạnh

Như vấn đề di trú cho thấy, tình thế khó khăn về kinh tế và chính trị của Cuba không thể được đánh giá đúng nếu tách rời khỏi bối cảnh quốc tế. Lệnh cấm vận của Mỹ vẫn là một trở ngại to lớn đối với sự thịnh vượng lâu dài về kinh tế của hòn đảo này, và nó phủ bóng đen lên hoạt động chính trị nội bộ Cuba, về trường hợp của Việt Nam, chỉ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vào năm 1994, nền kinh tế của nước này mới bắt đầu chuyển mình thực sự. Vì Cuba nằm gần Mỹ và chi phí lao động của nước này tương đối thấp, một sự thay đổi tương tự như vậy trong luật của Mỹ có thể sẽ tác động sâu sắc đến hòn đảo này.

In January, U.S. Secretary of State John Kerry opened his confirmation hearing by celebrating his close collaboration with Senator John McCain (R-Ariz.) in overcoming the legacy of war in order to restore U.S. relations with Vietnam. Yet both Kerry and Obama still seem to defer to the outdated conventional wisdom on Cuba, according to which Washington cannot change its failed policy so long as Cuban Americans in Congress continue to oppose doing so. Reality, however, is already changing. These legislators’ constituents have started voting with their feet and checkbooks, traveling to the island and sending remittances to family there as never before. Several wealthy Cuban Americans, moreover, are now talking directly with Havana about large-scale future investments. As a Democrat who won nearly half of Florida’s Cuban American vote in 2012, Obama is in a better position than any of his predecessors to begin charting an end to the United States’ 50-year-long embargo.

Vào tháng 1/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã mở đầu phiên điều trần bằng việc ca ngợi sự cộng tác mật thiết của ông với Nghị sĩ John McCain (đảng Cộng hòa-bang Arizona.) trong việc vượt qua di sản chiến tranh để tái lập mối quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Tuy nhiên cả Kerry và Obama dường như vẫn theo quan điểm truyền thống đã lỗi thời về Cuba, theo đó, Washington không thể thay đổi chính sách thất bại của mình nếu người Mỹ gốc Cuba trong Quốc hội tiếp tục phản đối. Tuy nhiên thực tế vốn đang thay đổi. Các cử tri của những nhà lập pháp này đã bắt đầu bỏ phiếu bằng đôi chân và cuốn séc đến hòn đảo này và gửi kiều hối về cho gia đình ở đó, một chuyện chưa từng xẩy ra. Hơn nữa, một số người Mỹ gốc Cuba giàu có hiện đang bàn bạc trực tiếp với La Habana về những khoản đầu tư quy mô lớn trong tương lai. Là một đảng viên Dân chủ giành được gần 50% số phiếu bầu của người Mỹ gốc Cuba tại Florida trong năm 2012, Obama ở một vị thế tốt hơn tất cả những người tiền nhiệm của mình để bắt đầu lên kế hoạch cho sự kết thúc lệnh cấm vận kéo dài 50 năm của Mỹ.

The geopolitical context in Latin America provides another reason the U.S. government should make a serious shift on Cuba. For five years now, Obama has ignored Latin America’s unanimous disapproval of Washington’s position on Cuba. Rather than perpetuate Havana’s diplomatic isolation, U.S. policy embodies the imperial pretensions of a bygone era, contributing to Washington’s own marginalization. Virtually all countries in the region have refused to attend another Summit of the Americas meeting if Cuba is not at the table. Cuba, in turn, currently chairs the new Community of Latin American and Caribbean States, which excludes Washington. The Obama administration has begun laying out what could become a serious second-term agenda for Latin America focused on energy, jobs, social inclusion, and deepening integration in the Americas. But the symbolism of Cuba across the region is such that the White House can definitively lead U.S.–Latin American relations out of the Cold War and into the twenty-first century only by shifting its Cuba policy.


Bối cảnh địa chính trị tại Mỹ Latin là một lý do khác cho thấy Chính phủ Mỹ nên tạo ra một sự thay đổi quan trọng về Cuba. Trong vòng 5 năm qua, Obama đã phớt lờ việc khu vực Mỹ Latin nhất trí phản đối lập trường của Washington về Cuba. Thay vì duy trì sự cô lập ngoại giao của La Habana, chính sách của Mỹ là hiện thân của những kỳ vọng đế quốc trong một thời đại đã qua, góp phần đẩy Washington sang bên lề. Hầu như tất cả các nước trong khu vực này đều từ chối tham gia một cuộc họp nữa của Hội nghị Thượng đỉnh các nước châu Mỹ nếu không có sự hiện diện của Cuba. Về phía mình, Cuba hiện đang là chủ tịch cộng đồng các nhà nước khu vực Mỹ Latin và Caribbean mới được thành lập và không có Washington. Chính quyền Obama đã bắt đầu hoạch định cái có thể trở thành một chương trình nghị sự quan trọng trong nhiệm kỳ thứ 2 về khu vực Mỹ Latin, tập trung vào năng lượng, việc làm, tính toàn diện xã hội và hội nhập hơn nữa với các nước châu Mỹ. Nhưng Cuba mang ý nghĩa tượng trưng khắp khu vực này đến mức Nhà Trắng chỉ có thể dứt khoát đưa các mối quan hệ Mỹ-Mỹ Latin ra khỏi Chiến tranh Lạnh và bước vào thế kỷ 21 bằng cách thay đổi chính sách đối với Cuba.


To make such a shift, however, Washington must move past its assumption that Havana prefers an adversarial relationship with the United States. Raúl Castro has shown that he is not his brother and has availed himself of numerous channels, public and private, to communicate to Washington that he is ready to talk. This does not mean that he or his successors are prepared to compromise on Cuba’s internal politics; indeed, what Castro is willing to put on the table remains unclear. But his government’s decisions to release more than 120 political prisoners in 2010 and 2011 and allow a number of dissident bloggers and activists to travel abroad this year were presumably meant to help set the stage for potential talks with the United States.

Tuy nhiên, để tạo nên sự thay đổi như vậy, Washington phải gạt bỏ giả định rằng La Habana thích mối quan hệ đối đầu với Mỹ. Raúl Castro đã cho thấy ông không phải là anh trai của ông và ông sử dụng rất nhiều kênh, cả công khai lẫn riêng tư để gửi đến Washington một thông điệp rằng ông đã sẵn sàng đàm phán. Điều này không có nghĩa là ông hay những người kế nhiệm ông sẵn sàng thỏa hiệp về nền chính trị trong nước của Cuba; quả thực, cái mà Castro sẵn sàng đưa ra bàn đàm phán vẫn không rõ ràng. Nhưng việc chính quyền của ông quyết định sẽ thả hơn 120 tù nhân chính trị vào năm 2010 và 2011 và cho phép một số lượng lớn các blogger và nhà hoạt động bất đồng chính kiến được ra nước ngoài vào năm 2013 có lẽ nhằm mục đích chuẩn bị cho những cuộc thương thảo tiềm năng với Mỹ.

Meanwhile, the death of Hugo Chávez, the former Venezuelan president, and the narrow margin in the election of his successor, Nicolás Maduro, have made it clear that Havana has reasons of its own to chart a path forward with the United States. In the last decade or so, Cuba came to depend on Venezuela for large supplies of subsidized oil, in exchange for a sizable brigade of Cuban doctors staffing the Chávez government’s social programs. Political uncertainty in Caracas offers a potent reminder of the hazards of relying too heavily on any one partner. Havana is already beginning to branch out. In addition to financing the refurbishing of Mariel Harbor, the Brazilians have extended a line of credit to renovate and expand five airports across the island and have recently signed a deal to hire 6,000 Cuban doctors to fill shortages in Brazil’s rural health coverage. Even so, in the long run, the United States remains a vital natural market for Cuban products and services.


Đồng thời, cái chết của Hugo Chávez, cựu Tổng thống Venezuela, và chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử của người kế nhiệm ông, Nicolás Maduro, đã làm rõ rằng La Habana có những lý do riêng cho việc vạch ra một con đường trước mắt với Mỹ. Trong khoảng một thập kỷ vừa qua, Cuba đã trở nên lệ thuộc vào Venezuela về lượng cung lớn dầu mỏ được trợ cấp, đổi lại bằng một nhóm khá đông các bác sĩ Cuba sang làm việc cho các chương trình xã hội của Chính quyền Chávez. Tình hình bất ổn chính trị ở Caracas là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về mối nguy hại của việc phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ một đối tác nào. La Habana hiện đang bắt đầu mở rộng mối quan hệ. Ngoài việc cấp vốn cho dự án cải tạo cảng Mariel, người Brazil đã nâng hạn mức tín dụng để nâng cấp và mở rộng 5 sân bay trên khắp hòn đảo này và gần đây đã ký kết một thỏa thuận tuyển dụng 6000 bác sĩ người Cuba để bù đắp cho sự thiếu hụt về y tế ở nông thôn Brazil. Mặc dù vậy, trong dài hạn, Mỹ vẫn là thị trường tự nhiên trọng yếu cho sản phẩm và dịch vụ của Cuba.


Of course, as the 1990s proved, even a huge financial setback may not be enough to drive Havana to Washington’s door. Half a century of U.S. economic warfare has conditioned Cuban bureaucrats and party cadres to link openness at home or toward the United States with a threat to Cuba’s independence. Some hard-liners might prefer muddling through with the status quo to the uncertainty that could come from a wider opening of their country.

Hiển nhiên, như những năm 1990 đã chứng minh, ngay cả một cuộc khủng hoảng tài chính lớn có lẽ cũng chưa đủ để khiến La Habana đến cầu cạnh Washington. Nửa thế kỷ chiến tranh kinh tế của Mỹ đã tạo điều kiện cho các quan chức và cán bộ đảng của Cuba gắn sự mở cửa trong nước và đối với Mỹ với mối đe dọa đối với nền độc lập của Cuba. Một số người theo chủ trương cứng rắn có lẽ thích vật lộn để vượt qua khó khăn của nguyên trạng hơn là sự bất ổn có thể đến từ sự mở cửa rộng lớn hơn của nước này.

The best way to change such attitudes, however, would be for Washington to take the initiative in establishing a new diplomatic and economic modus vivendi with Havana. In the short term, the two countries have numerous practical problems to solve together, including environmental and security challenges, as well as the fate of high-profile nationals serving time in U.S. and Cuban prisons. Most of the policy steps Obama should take at this stage -- removing Cuba from the list of state sponsors of terrorism, eliminating obstacles for all Americans to travel there, and licensing greater trade and investment -- would not require congressional approval or any grand bargain with Havana. Although it might be politically awkward in the United States for a president to be seen as helping Castro, on the island, such measures would strengthen the case that Cuba can stand to become a more open, democratic society without succumbing to external pressure or subversion. Deeper commercial ties, moreover, could have repercussions beyond the economic realm, giving internal reformers more leeway and increasing support on the island for greater economic and political liberalization.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để thay đổi những suy nghĩ như vậy là Washington khởi xướng thiết lập một tạm ước ngoại giao và kinh tế với La Habana. Trong ngắn hạn, hai nước có nhiều vấn đề thực tiễn để cùng nhau giải quyết, trong đó có những thử thách về môi trường và an ninh, cũng như số phận của các công dân được nhiều người biết đến, đang bị giam giữ trong tù tại Mỹ và Cuba, Hầu hết các bước chính sách mà Obama nên thực hiện trong giai đoạn này – đưa Cuba ra khỏi danh sách các nhà nước tài trợ cho khủng bố, dỡ bỏ những trở ngại đối với toàn bộ người dân Mỹ khi du lịch tới Cuba, và cấp phép thương mại và đầu tư lớn hơn – sẽ không cần phải có sự phê chuẩn của quốc hội hay bất cứ cuộc mặc cả lớn nào với La Habana. Mặc dù có thể khó xử về chính trị khi một tổng thống ở Mỹ được coi là giúp đỡ Castro, trên hòn đảo này những biện pháp như vậy sẽ củng cố lập luận rằng Cuba có thể đứng vững để trở thảnh một xã hội cởi mở, dân chủ hơn mà không cần phải đối phó với những áp lực và phá hoại từ bên ngoài. Hơn nữa, những mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn có thể có những tác động vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế, mang đến cho những nhà cải cách trong nước nhiều quyền tự do hơn và làm gia tăng sự ủng hộ tại hòn đảo này đối với việc tự do hóa kinh tế và chính trị lớn hơn.

In 1991, Soviet President Mikhail Gorbachev stood beside U.S. Secretary of State James Baker in Moscow and announced that the Soviet Union would eliminate its multibillion-dollar annual subsidy to Cuba. Cia analysts and American pundits immediately began predicting the imminent demise of the Cuban Revolution and a quick capitalist restoration. More than 20 years have passed since then, Fidel Castro has retired, and 82-year-old Raúl Castro is now serving the first year of what he has said will be his final five-year term as president.


Vào năm 1991, Chủ tịch Liên bang Xô Viết, Mikhail Gorbachev đã đứng bên cạnh Ngoại trưởng Mỹ James Baker tại Moskva và tuyên bố rằng Liên Xô sẽ xóa bỏ khoản trợ cấp hàng tỷ USD mỗi năm cho Cuba. Các nhà phân tích của CIA và các nhà phê bình người Mỹ ngay lập tức đã bắt đầu dự đoán về sự sụp đổ trước mắt của cuộc cách mạng Cuba và sự quay trở lại nhanh chóng về với chủ nghĩa tư bản. Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ thời điểm đó, Fidel Castro đã nghỉ hưu, và một Raúl Castro 82 tuổi hiện đang ở trong năm đầu tiên của cái ông đã nói rằng sẽ là nhiệm kỳ 5 năm với tư cách chủ tịch của ông.

In 2018, when Díaz-Canel takes the reins, Cuba in all likelihood will continue to defy post–Cold War American fantasies even as it moves further away from its orthodox socialist past. For the remaining members of Cuba’s founding revolutionary generation, such a delicate transformation provides a last opportunity to shape their legacy. For Cubans born after 1991, the coming years may offer a chance to begin leaving behind the state of prolonged ideological and economic limbo in which they were raised.

Vào năm 2018, khi Díaz-Canel lên nắm quyền, Cuba rất có khả năng sẽ tiếp tục thách thức những ảo mộng của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh ngay cả khi nước này rời xa hơn nữa quá khứ xã hội chủ nghĩa chính thống của mình. Đối với những thành viên thế hệ sáng lập cách mạng Cuba, một sự biến đổi tinh vi như vậy sẽ mang đến cơ hội cuối cùng để định hình di sản của họ. Đối với người dân Cuba ra đời sau năm 1991, những năm sắp tới sẽ mang đến một cơ hội để bắt đầu bỏ lại đằng sau tình trạng cầm tù về ý thức hệ và kinh tế kéo dài mà họ đã lớn lên cùng nó.


Obama, meanwhile, has a choice. He can opt for the path of least political resistance and allow the well-entrenched bureaucrats, national security ideologues, and pro-embargo voices in his own country to keep Cuba policy in a box, further alienating regional allies and perpetuating the siege mentality among Cuban officials. Or he can dare to be the president who finally extracts the United States from Cuba’s internal debate and finds a way for Washington and Havana to work together. Both the Cuban people and U.S. national interests would benefit as a result.

Trong khi đó, Obama cũng có quyền lựa chọn. Ông có thể chọn con đường ít gặp phản kháng chính trị nhất và cho phép các quan chức thủ cựu, những nhà tư tưởng an ninh quốc gia, và những tiếng nói ủng hộ lệnh cấm vận ở Mỹ tiếp tục chính sách cô lập Cuba, khiến các đồng minh trong khu vực xa lánh hơn và duy trì tâm lý bị bao vây trong các quan chức Cuba. Hoặc ông có thể đủ can đảm để trở thành vị tổng thống cuối cùng cũng đưa được Mỹ ra khỏi cuộc tranh luận nội bộ của Cuba và tìm cách để Washington và La Habana hợp tác. Nhờ đó, cả người dân Cuba lẫn các lợi ích quốc gia của Mỹ đều được lợi.



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn