MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, September 17, 2013

How China Sees the South China Sea Biển Đông dưới con mắt của Trung Quốc


How China Sees the South China Sea

Biển Đông dưới con mắt của Trung Quốc

By  James R. Holmes
The Diplomat
September 9, 2013
James R. Holmes
The Diplomat
9.9.2013

Last week a friend asked me to revisit a historical analogy broached in those thrilling days of yesteryear when I wrote for Flashpoints. Good idea. There is more to say about the comparison, which sheds light on why China plays well with others in the Indian Ocean but not the China seas.

Tuần trước, một người bạn đề nghị tôi lật lại một trường hợp tương đồng trong lịch sử, từng được đưa ra thảo luận trong những ngày đầy phấn khích năm ngoái, khi tôi viết cho Flashpoints. Một ý tưởng tuyệt vời! Ở đây còn có nhiều điều để nói thêm về sự so sánh đó, sự so sánh giúp lý giải tại sao Trung Quốc hợp tác tốt với các nước khác ở Ấn Độ Dương trong khi lại gây xung đột trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.


The analogy is the doctrine of "no peace beyond the line" practiced in late Renaissance Europe. To recap: in a nifty bit of collective doublethink, European rulers struck up a compact whereby nations could remain at peace in Europe, avoiding the hardships of direct conflict, while assailing each other mercilessly beyond a mythical boundary separating Europe from the Americas. In practice this meant they raided each other's shipping and outposts in the greater Caribbean Sea and its Atlantic approaches.

Sự tương đồng ấy chính là phương châm “phi hoà bình ngoài giới tuyến” từng được thực hành ở Châu Âu thời Phục hưng. Xin đúc kết lại ở đây: trong một khoảnh khắc loé sáng của thứ tư duy mâu thuẫn tập thể, các nhà cai trị ở Châu Âu đã khởi xướng một thoả thuận, theo đó các nước có thể tiếp tục chung sống hoà bình ở Châu Âu, tránh những gian truân của xung đột trực tiếp, trong khi vẫn tấn công nhau không nương tay bên ngoài giới tuyến tưởng tượng chia tách Châu Âu khỏi Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Trong thực tế, điều này có nghĩa là họ đánh úp tàu thuyền vận tải và đồn bốt của nhau trên vùng thượng biển Caribe (greater Caribbean Sea) cùng những lối vào vùng biển này từ Đại Tây Dương.

It feels as though an inverse dynamic is at work in the Indo-Pacific theater. Naval powers cooperate westward of the line traced by the Malay Peninsula, Strait of Malacca, and Indonesian archipelago. Suspicions pockmarked by occasional confrontation predominate east of the South China Sea rim, a physical — rather than imaginary — line dividing over there from home ground.

Người ta có cảm giác như thể một lực lượng đối nghịch đang hoạt động trên đấu trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các cường quốc hải quân hợp tác về hướng Tây của đường giới tuyến mà bán đảo Mã Lai, eo biển Malacca và quần đảo Indonesia vạch ra. Những cuộc đối đầu thi thoảng khiến sự ngờ vực nổi lên đây đó và hiện tượng này chi phối phía Đông của vành đai Biển Đông, một giới tuyến cụ thể – thay vì tưởng tượng – chia cách khu vực này khỏi sân chơi quen thuộc trên Ấn Độ Dương.

A non-Renaissance European, Clausewitz, helps explain why seafaring powers can police the Gulf of Aden in harmony while feuding over the law of the sea in the East China Sea and South China Sea. It's because the mission is apolitical. Counterpiracy is the overriding priority for the nations that have dispatched vessels to the waters off Somalia. Few if any of them have cross-cutting interests or motives that might disrupt the enterprise. It's easy to work together when the partners bring little baggage to the venture.

Clausewitz, một người Châu Âu không thuộc thời kỳ Phục hưng, giúp lý giải tại sao các cường quốc biển có thể kiểm soát vịnh Aden một cách hài hoà trong khi lại tranh cãi về luật biển trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đó là vì sứ mạng ở đây không liên quan gì đến chính trị. Chống cướp biển là ưu tiên hàng đầu của những nước vẫn phái tàu thuyền đi qua vùng biển ngoài khơi Somalia. Nếu có thì cũng chỉ ít nước có những lợi ích hay động cơ liên đới khả dĩ làm gián đoạn hoạt động chống cướp biển đó. Thật dễ làm việc cùng nhau khi các đối tác mang theo ít hành trang đến với sứ mạng chung ấy.

Or think of it in terms of vector mechanics. Clausewitz's go-to formula holds that how much a government values its political goals should dictate the magnitude and duration of the effort it mounts to obtain those goals. In a coalition, each partner performs its own calculations. Because countries have different interests, inhabit different bits of territory, and see the world through different historical and cultural lenses, their value-of-the-object calculations tend to differ. The vectors diverge. Disparate priorities complicate efforts to align the arrows in more or less the same direction, achieving common purposes, strategy, and operations.


Hoặc chúng ta hãy hình dung về hiện tượng này dưới lăng kính của bộ môn cơ khí học véc-tơ (vector mechanics). Công thức đi-đến của Clausewitz cho rằng mức độ mà một chính phủ đánh giá các mục tiêu chính trị của mình sẽ quyết định quy mô và thời gian của nỗ lực mà nó huy động để đạt được chúng. Trong một liên minh, mỗi đối tác thực hiện những toan tính của mình. Vì các nước có lợi ích khác nhau, ở trên những lãnh thổ khác nhau, và nhìn thế giới qua những lăng kính lịch sử và văn hoá khác nhau, nên những tính toán của họ về giá trị của mục tiêu thường khác nhau. Ở đây, các véc-tơ phân kỳ. Những ưu tiên khác biệt làm phức tạp những nỗ lực hòng cân chỉnh các mũi tên về gần như cùng một hướng: đạt được các mục đích, chiến lược và hoạt động chung.

It's rare indeed that coalition partners have the same goals, with few ulterior motives interfering with coalition management. But that does seem to be the case in the western Indian Ocean. The strategic vectors point in the same direction, largely of their own accord. The only real difference is the degree of effort each partner puts forth. Quarrels over free-riding, however, are minimal in a voluntary, informal consortium like the counterpiracy task force. Ergo, peace — even cooperation — beyond the line.


Quả thực là hiếm khi các đối tác trong liên minh có mục tiêu giống nhau, với ít động cơ ngầm can thiệp vào sự điều hành liên minh. Song đây dường như lại là một thực tế ở phía Tây Đại Đây Dương. Các véc-tơ chiến lược ở đây chỉ cùng một hướng, chủ yếu là tự nguyện. Sự khác biệt duy nhất là mức độ nỗ lực mà mỗi đối tác thực hiện. Tuy nhiên, những tranh cãi về việc hiện tượng trốn tránh chi phí lại ở mức tối thiểu trong một liên minh tự nguyện, phi chính thức như lực lượng đặc nhiệm chống cướp biển. Vì thế mà ở đây, hoà bình – thậm chí là hợp tác – tồn tại bên ngoài giới tuyến.

You see where I'm going with this. The expedition to the Gulf of Aden is an easy case. It proves a trivial result, namely that rivals can collaborate for mutual gain when they have the same interests in an endeavor. Now plant yourself in East Asia and survey the strategic terrain within the perimeter separating the Indian from the Pacific Ocean. China views the South China Sea, to name one contested expanse, not as a commons but as offshore territory. Indeed, Beijing asserts "indisputable sovereignty" there.


Bạn sẽ nhận thấy tôi dẫn điều này đi đến đâu. Cuộc viễn chinh đến vịnh Aden là một trường hợp dễ dàng. Nó cho thấy một kết cục thông thường, đó là các đối thủ có thể hợp tác với nhau vì lợi ích chung khi họ có cùng lợi ích trong một nỗ lực. Bây giờ, bạn hãy tự đặt mình ở Đông Á và khảo sát địa hình chiến lược trong phạm vi vòng cung ngăn cách Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trung Quốc coi Biển Đông, xin nêu tên một vùng tranh chấp, không phải như vùng biển quốc tế mà là như một lãnh thổ ngoài bờ của họ. Thực vậy, Bắc Kinh vẫn khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” ở đây.

Such pretensions grate on Southeast Asian states, while the United States hopes to rally coalitions and partnerships to oversee the commons. But if Beijing is serious about the near seas' constituting "blue national soil" — and our Chinese friends are nothing if not sincere — then outsiders policing these waters must look like invaders. How else would you regard foreign constables or armies roaming your soil — even for praiseworthy reasons — without so much as a by-your-leave?


Những yêu sách như thế gây phiền toái cho các quốc gia Đông Nam Á, trong khi Hoa Kỳ lại hy vọng tập hợp các liên minh và các mối quan hệ đối tác để giám sát vùng biển quốc tế này. Nhưng nếu Bắc Kinh tỏ ra nghiêm túc khi cho rằng những vùng biển lân cận là “quốc thổ màu xanh dương” – và những người bạn Trung Quốc của chúng tôi thì hoàn toàn nghiêm túc – thì những kẻ đến từ bên ngoài giám sát các vùng biển ấy phải giống như những tên xâm lược. Liệu bạn sẽ coi những viên cảnh sát hay đội quân nước ngoài dạo chơi trên mảnh đất của mình – ngay cả khi vì những lý do đáng ca ngợi – mà không được sự cho phép của bạn như thế nào nữa đây?

To Chinese eyes, then, Southeast Asians' exclusive economic zones (EEZs) must resemble unlawful occupation of Chinese borderlands. And if there's an iron law of strategy, it's that protecting sovereign territory represents a political aim commanding the utmost importance. In Clausewitzian parlance, it demands maximum defensive effort for as long as it takes. Trying to co-opt ASEAN governments or scuttle U.S.-led constabulary enterprises makes sense if you reason from Chinese precepts.

Vì thế, dưới con mắt của người Trung Quốc, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước Đông Nam Á phải giống như hành vi chiếm đóng trái phép lãnh thổ biên cương của Trung Quốc. Và nếu ở đây tồn tại một quy luật sắt về chiến lược thì đó là: bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là một mục đích chính trị với tầm quan trọng tối thượng. Theo cách nói của Clausewitz, điều này đòi hỏi nỗ lực bảo vệ đến cùng. Việc tìm cách đạt được sự ủng hộ của các chính phủ ASEAN hay chống phá sứ mạng kiểm soát do Hoa Kỳ lãnh đạo sẽ trở nên có ý nghĩa nếu bạn lập luận từ phương châm của Trung Quốc.[i]

The upshot: coalition partner beyond the line, coalition breaker this side of the line. There is a common denominator between the Asian and Renaissance European cases, then, namely turf. Home turf. Europeans agreed that different rules would govern their interactions at home and overseas. In so doing they spared themselves the ravages of cross-border invasion. This bespoke a fundamentally conservative outlook. China is trying to regain what it considers its historic maritime periphery. Consequently, it has assumed a more acquisitive, offensive posture.

Kết cục là: đối tác liên minh nằm ngoài giới tuyến,[ii] còn đối tượng phá vỡ liên minh lại nằm bên này giới tuyến.[iii] Vì thế, giữa trường hợp Châu Á và Châu Âu thời Phục hưng có một mẫu số chung, đó là lãnh thổ. Lãnh thổ quốc gia. Người Châu Âu từng nhất trí rằng những quy tắc khác nhau sẽ điều chỉnh sự tương tác giữa họ ở đại lục và ngoài đại dương. Khi làm như thế, họ tránh cho mình khỏi sự tàn phá của các cuộc xâm lược qua biên giới. Điều này thể hiện một quan điểm mà về cơ bản là bảo thủ. Trung Quốc đang tìm cách giành lại những gì mà họ coi là vùng biển lịch sử của mình. Thành ra họ thể hiện một lập trường mang tính chiếm đoạt và gây hấn nhiều hơn.

Either way, securing one's home ground and environs is Job One. The character of undertakings in faraway theaters, by contrast, depends on the extent to which national interests coincide or clash in those theaters. Rivals might cooperate out of expediency, go at each other, or ignore each other. Bottom line, the counter-piracy campaign is an eminently worthwhile endeavor. It should continue. Whether it can be replicated in more fractious zones on the map — and whether it can improve overall relations among nations — is another question entirely.

Bất kể theo cách nào, bảo vệ an toàn cho lãnh thổ và môi trường của tổ quốc vẫn là nhiệm vụ số một. Ngược lại, đặc điểm của cuộc viễn chinh đến những đấu trường xa xôi phụ thuộc vào mức độ mà lợi ích quốc gia trùng hợp hay xung đột ở đó. Các đối thủ có thể hợp tác với nhau xuất phát từ sự tiện lợi, tiếp xúc với nhau, hoặc phớt lờ nhau. Nhân tố quan trọng nhất ở đây nằm ở chỗ: chiến dịch chống cướp biển là một nỗ lực vô cùng đáng giá. Nó cần tiếp tục diễn ra. Liệu nó có thể tái diễn ở những khu vực khó kiểm soát hơn trên thế giới hay không – và liệu nó có thể cải thiện mối quan hệ tổng thể giữa các quốc gia hay không – lại là vấn đề hoàn toàn khác.

James R. HolmesJames R. Holmes is a defense analyst for The Diplomat and a professor of strategy at the U.S. Naval War College where he specializes in U.S., Chinese and Indian maritime strategy and U.S. diplomatic and military history.
James R. Holmes là nhà phân tích quốc phòng của The Diplomat và là giáo sư ngành chiến lược của Đại học Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông chuyên nghiên cứu về chiến lược biển của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như lịch sử ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ.





Translated by Lê Anh Hùng


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn