MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, August 2, 2013

REITH LECTURES 2011: SECURING FREEDOM Reith bài giảng năm 2011: GIÀNH LẤY TỰ DO




REITH LECTURES 2011: SECURING FREEDOM

Reith bài giảng năm 2011: GIÀNH LẤY TỰ DO
AUNG SAN SUU KYI

Aung San Suu Kyi
LECTURE ONE: LIBERTY

BÀI 1: TỰ DO
FIRST BROADCAST ON BBC RADIO 4 AT 0900 HRS, TUESDAY 28TH JUNE 2011

Phát sóng đầu tiên trên BBC Radio 4 lúc 09 giờ, thứ Ba ngày 28 tháng 6 năm 2011
SUE LAWLEY: Hello and welcome to the Radio Theatre in Broadcasting House, London.
Aung San Suu Kyi personifies the human aspiration for liberty. By dedicating her life to trying to secure freedom for the people of Burma, she’s become a worldwide symbol of hope.
Today, in the first of two lectures - recorded in secret and smuggled out of her country – she explains the nature of that struggle and its importance, not only to Burma, but to the world as a whole. Welcome then, to the BBC’s Reith Lectures.

SUE Lawley: Chào mừng quý vị đến với Hội trường Đài phát thanh trong nhà phát thanh truyền hình Luân Đôn.
Aung San Suu Kyi là hiện thân của khát vọng của con người về tự do. Dành trọn đời mình để cố gắng để đảm bảo tự do cho nhân dân Miến Điện, bà đã trở thành một biểu tượng trên toàn thế giới về sự hy vọng.
Hôm nay, trong bài giảng đầu tiên của một loạt hai bài giảng – được ghi âm bí mật và đưa lậu ra khỏi đất nước của mình - bà giải thích bản chất của cuộc đấu tranh và tầm quan trọng của nó, không chỉ đối với Miến Điện, mà còn với thế giới nói chung. Xin chào mừng quý vị đến với cương trình bài giảng Reith của đài BBC.


They’re called “Securing Freedom” and are being given at a time when the human determination to win freedom has never been stronger. Taking heart from the struggles of others, the people of many different countries in the Middle East are seeking to oust the dictatorial regimes that run their lives. At the same time, the fight against the forces of terrorism – which seek to destroy existing liberties – goes on.

Bài giảng có tên là "Giành lấy Tự do" và được đưa ra tại một thời điểm khi mà quyết tâm của con người giành lấy tự do chưa bao giờ mạnh mẽ hơn. Lấy quyết tâm từ cuộc đấu tranh của những người khác, người dân của nhiều quốc gia khác nhau ở khu vực Trung Đông đang tìm cách lật đổ chế độ độc tài để làm chủ cuộc sống của họ. Đồng thời, cuộc chiến chống lại các lực lượng khủng bố - mà tìm cách hủy diệt quyền tự do hiện có – vẫn tiếp diễn.

In first two Reith Lectures this year, Aung San Suu Kyi will give a first-hand account of the fight against tyranny in a country that’s been run by a military dictatorship for nearly fifty years.

Trong hai bài giảng Reith đầu tiên trong năm nay, bà Aung San Suu Kyi sẽ cung cấp một lý giải hàng đầu về cuộc chiến chống lại chế độ độc tài trong một quốc gia được điều hành bởi một chế độ độc tài quân sự trong gần năm mươi năm.

The next three lectures, to be broadcast in September, will be delivered by the former head of MI5 - Britain’s security service - Eliza Manningham-Buller. Her experience of the nature of terrorism in Britain provides another perspective on freedom and those who seek to take it away.

Ba bài giảng tiếp theo, sẽ được phát sóng vào tháng Chín, là các bài giảng của cựu lãnh đạo MI-5 – Cục an ninh Anh – Eliza Manningham-Buller. Trải nghiệm của bà về bản chất của chủ nghĩa khủng bố ở Anh cung cấp một góc nhìn khác về tự do và những người tìm cách xóa bỏ tự do.
Aung San Suu Kyi has led the opposition to the Burmese military dictatorship since she returned to her homeland in 1988. Her political party, the National League for Democracy the NLD - won a landslide victory in a general election two years later, but the generals ignored the result.

Aung San Suu Kyi đã lãnh đạo phe đối lập với chế độ độc tài quân sự Miến Điện kể từ khi trở về quê hương của mình năm 1988. Đảng chính trị của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ NLD - đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử hai năm sau đó, nhưng các tướng lĩnh đã bỏ qua kết quả bầu cử.

Aung San Suu Kyi was put under house arrest, separated from her family in England, not daring to visit her dying husband lest the government prevent her from returning to continue the fight. In 1991 she was awarded the Nobel Peace Prize.
At the end of last year she was released from a third long spell of house arrest. So now let’s listen to the woman revered by many in Burma as ‘The Lady’. Ladies and gentlemen, the BBC’s first Reith Lecturer 2011, Aung San Suu Kyi:
Audience applause

Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại gia, tách biệt khỏi gia đình của mình ở Anh, không dám đến thăm chồng đang hấp hối vì sợ rằng chính phủ sẽ ngăn cản bà quay trở về tiếp tục chiến đấu. Năm 1991 bà đã được trao giải Nobel Hòa bình.
Vào cuối năm ngoái, cô đã được trả tự do sau một đợt quản thúc tại gia thứ ba kéo dài. Và bây giờ chúng ta hãy lắng nghe người phụ nữ được nhiều người ở Miến Điện tôn kính gọi là 'Quý Bà’. Thưa quý vị, đây là Giảng viên đầu tiên của BBC Reith 2011, bà Aung San Suu Kyi:
Khán giả vỗ tay

AUNG SAN SUU KYI: To be speaking to you now, through the BBC, has a very special meaning for me. It means that, once again, I am officially a free person. When I was officially un-free - that is to say when I was under house arrest - it was the BBC that spoke to me. I listened. But that listening also gave me a kind of freedom: the freedom of reaching out to other minds. Of course it was not the same as a personal exchange, but it was a form of human contact. The freedom to make contact with other human beings with whom you may wish to share your thoughts, your hopes, your laughter, and at times even your anger and indignation is a right that should never be violated. Even though I cannot be with you in person today, I am so grateful for this opportunity to exercise my right to human contact by
sharing with you my thoughts on what freedom means to me and to others across the world who are still in the sad state of what I would call un-freedom.

AUNG SAN SUU KYI: Được nói chuyện với các bạn hôm nay qua làn sóng đài BBC có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt dành cho tôi. Một lần nữa ý nghĩa của nó là tôi là người có tự do một cách chính thức. Khi tôi là người đang mất tự do một cách chính thức - tôi muốn nói là tôi đang bị quản thúc tại nhà, thì BBC nói chuyện với tôi và tôi nghe. Nhưng việc nghe đài đem lại cho tôi một loại tự do: tự do vươn tới tâm hồn người khác. Dĩ nhiên, đó không giống như một cuộc trao đổỉ riêng tư, nhưng là hình thức của một cuộc tiếp xúc với con người. Tự do được tiếp xúc với người khác mà bạn muốn chia sẻ ý nghĩ, hy vọng, nụ cười và kể cả lúc bạn tức giận và căm phẩn, đó là một quyền mà không bao giờ được vi phạm. Dù tôi không được trực tiếp đến với các bạn ngày hôm nay, nhưng tôi rất biết ơn vì có cơ hội thực hiện được quyền tiếp xúc của mình để chia sẻ với các bạn về suy nghĩ của tôi về tự do, nó có ý nghĩa gì đối với tôi và với người khác khắp nơi thế giới, những người đang ở trong một tình trạng tệ hại mà tôi muốn gọi là mất tự do. 

The first autobiography I ever read was providentially, or prophetically, or perhaps both, Seven Years Solitary, by a Hungarian woman who had been in the wrong faction during the Communist Party purges of the early 1950s. At 13 years old, I was fascinated by the determination and ingenuity with which one woman alone was able to keep her mind sharp and her spirit unbroken through the years when her only human contact was with men whose everyday preoccupation was to try to break her.

Một cuốn tiểu sử tự thuật mà tôi may mắn được đọc và có vẻ tiên tri, hoặc có thể là cả hai, là cuốn Seven Years Solitary của một phụ nữ người Hung. Tác giả theo một nhóm người trong cuộc nổi dậy của Đảng Cộng Sản trong những năm đầu tiên của thập niên 1950. Lúc mới 13 tuổi tôi đã say mê sự quyết tâm và khả năng thông minh giải quyết vấn đề của một người đàn bà đơn độc nhưng giữ được tinh thần sắc bén không hề bị lung lạc qua thời gian, khi sự tiếp xúc của bà chỉ với con người mà mối bận tâm hằng ngày của họ là cố tìm cách làm lay chuyển bà.

It is one of the most basic needs that those who decide to go into, and to persevere in, the business of dissent have to be prepared to live without. In fact living without is a huge part of the existence of dissidents.

Một trong những nhu cầu cơ bản nhất mà những người đối kháng quyết định can thiệp và kiên trì với công việc của mình là phải chuẩn bị một cuộc sống không có nhu cầu khác. Thực ra, sống không nhu cầu là một phần quan trọng của cuộc đời người đối kháng.

What kind of people deliberately choose to walk the path of deprivation? Max Weber identifies three qualities of decisive importance for politicians as passion, a sense of responsibility, and a sense of proportion. The first - passion - he interprets as the passionate dedication to a cause. Such a passion is of crucial importance for those who engage in the most dangerous kind of politics: the politics of dissent. Such a passion has to be at the core of each and every person who makes the decision, declared or undeclared, to live in a world apart from the rest of their fellow citizens; a precarious world with its own unwritten rules and regulations. The world of dissidence.

Loại người nào mà họ đắn đo tự chọn con đường chịu sự tước đoạt này? Max Weber xác định ba đặc tính quan trọng của người làm chính trị là đam mê, tinh thần trách nhiệm và tinh thần tương đối. Ông giải thích đặc điểm đầu tiên là đam mê, đó là sự dâng hiến cho chính nghĩa. Sự đam mê như thế có tầm quan trọng cho những người dấn thân trước một loại nguy hiểm nhất trong chính trị: đối kháng chính trị. Loại đam mê như thế phải là cốt yếu của từng người và mỗi người quyết định, dù họ có tuyên bố hay không, là chịu sống trong một thế giới cách biệt với đồng bào của mình, một thế giới bất trắc và không có luật lệ thành văn. Đó là thế giới của đối kháng.

There are no external signs by which the strange denizens of this world can be recognised. Come any week day to the headquarters of the NLD, a modest place with a ramshackle rough-hewn air of a shelter intended for hardy folk. More than once it has been described as the NLD “cowshed”. Since this remark is usually made with a sympathetic and often admiring smile, we do not take offence. After all, didn’t one of the most influential movements in the world begin in a cowshed?


Không có những dấu hiệu bên ngoài cho thấy là có những cư dân xa lạ của thế gian đối kháng này có thể được biết đến. Bạn hãy đến trong bất cứ ngày làm việc nào trong tuần trong trụ sở chính của NLD, một địa điểm khiêm tốn có dáng vẻ đổ nát của một nơi ẩn trú dành cho một nhóm người nhiều chiụ đựng. Hơn thế, đôi khi NLD được mô tả như một chuồng bò. Vì những nhận xét này luôn mang nhiều nụ cười thiện cảm và thường là thán phục, chúng tôi không hề bị khó chiụ. Rốt cục, có một trong những phong trào nào gây ảnh hưởng nhất trên thế giới bắt đầu trong chuồng bò không? Rốt cuộc, có đúng không khi nói có một trong những phong trào gây ảnh hưởng nhất trên thế giới đã bắt đầu từ trong một chuồng bò?


In our shabby, overcrowded office, you will find very ordinary looking people. That elderly man with poetically unstylish hair is a veteran journalist. He is also a dissident supreme, and when he was released after 20 years in prison immediately set about writing a book about his harrowing experiences entitled Is This A Human Hell? He always wears a prison blue shirt to keep alive the awareness that there are still thousands of prisoners of conscience in Burma. This neat, bespectacled woman with a face free from lines of worry or despair is a doctor who spent 9 years in prison. Since her release 3 years ago, she has been busily involved in the social and humanitarian projects of our party. There are some sweet old ladies in their eighties.

Trong văn phòng xoàng xĩnh và chen chúc của chúng tôi, bạn tìm thấy những con người nhìn rất bình dị. Một người luống tuổi với mái tóc không chải chuốt nhưng có vẻ nghệ sĩ là một nhà báo lão luyện. Ông cũng là một nhà đối kháng cấp cao. Khi được phóng thích sau 20 năm tù ông ta khởi công viết ngay một cuốn sách về những kinh nghiệm thương đau có tựa là Is This A Human Hell? Ông ta luôn mặc áo tù ngắn màu xanh để luôn ý thức rằng mình vẫn còn có hàng ngàn tù nhân lương tâm ở Miến. Một người phụ nữ đeo kính, có vẻ ngăn nắp gọn gàng với khuôn mặt không còn lo âu hay thất vọng là một bác sĩ đã sống 9 năm tù. Từ ngày được thả cách đây 3 năm, bà tất bật với những đề án về xã hội và nhân đạo của Đảng chúng tôi. Chúng tôi cũng có những cụ bà dịu dàng ở lứa tuổi 80.

They have been coming regularly to our office since 1997. That was one of our “Tsunami” years when a big wave of repression swept away large members of our democracy activists into jail.

Họ đến làm việc thường trực trong văn phòng chúng tôi từ năm 1997. Đó là một trong những năm giông bão như „sóng thần Tsunami“, khi làn sóng đàn áp bắt đi nhiều thành viên hoạt động cho dân chủ phải vào tù.

At one of our party meetings, I called on the wives and small children and old parents of those who had been taken away to rally to our cause to show the Junta that we will not be defeated; that those of us who remained free would take up the standard of those whose freedom had been curtailed. The sweet old ladies were among the brave who picked up the
standard. They are still holding onto it with great tenacity.

Tại một trong các buổi họp của Đảng, tôi kêu gọi các bà, giới trẻ và các bậc phụ huynh của người bị bắt đoàn kết với chính nghĩa của chúng tôi để cùng chứng tỏ cho giới quân phiệt thấy chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh bại; những người còn đang tự do sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối của những người mà tự do của họ đã bị tước đoạt. Những cụ bà đáng mến là những người can đảm tiếp tục theo con đường này. Họ vẫn còn giữ vững đường lối với lòng kiên trì.

You will also see in our NLD office women and men whom the Burmese would say were of “good age”. That means they’re in their forties. When they joined the Movement for Democracy, they were in their twenties or even still in their late teens, fresh faced and flashing eyed, passionate for the cause. Now they are quieter, more mature, and more determined, their passion refined by the trials they have undergone. You do not ask them if they have ever been to prison. You ask them how many times they have been to jail.

Bạn cũng sẽ thấy trong văn phòng NLD chúng tôi có đủ nam và nữ giới mà người Miến gọi là ở vào lứa tuối tốt đẹp nhất, điều này có nghĩa là họ ở vào lứa tuổi trên 40. Khi họ gia nhập vào Phong trào Dân Chủ, họ ở vào lứa tuổi trên hai mươi hay trẻ hơn, khuôn mặt tinh anh và mắt sáng lóng lánh, say mê cho chính nghĩa. Bây giờ thì họ trầm tĩnh, chín chắn, nhiều cương quyết hơn, đam mê của họ được tôi luyện qua nhiều thử thách mà họ trải nghiệm. Bạn không nên hỏi họ nếu họ có từng vào tù chưa, mà phải hỏi họ đã bị vào bao nhiêu lần.

Then there are young people, but not too young to be strangers to interrogation and incarceration. Their faces are bright with hope, but sober, free from the flush of illusion. They know what they have let themselves in for. They threw down the gauntlet to the future with clear eyes. Their weapons are their faith; their armour is their passion – our passion. What is this passion? What is the cause to which we are so passionately dedicated as to forego the comforts of a conventional existence? Going back to Vaclav Havel’s definition of the basic job of dissidents, we are dedicated to the defence of the right of individuals to free and truthful life. In other words, our passion is liberty.

Nhưng cũng có những giới trẻ, nhưng không quá trẻ để trở thành người xa lạ với những cuộc tra tấn và tù tội. Khuôn mặt của họ bừng sáng với niềm hy vọng, nhưng chín chắn, thoát khỏi mọi ảo ảnh. Họ biết rõ là họ phải mình can thiệp vào việc gì. Họ thách thức tương lai với ánh mắt sáng ngời. Vũ khí của họ là niềm tin; áo giáp của họ là niềm đam mê, đó cũng là đam mê của chúng tôi. Nỗi đam mê này là gì? Nguyên nhân nào khiến chúng tôi dâng hiến khi từ bỏ những tiện nghi của cuộc sống thông thường? Tôi dựa vào định nghĩa của Vaclav Havel khi nói về công việc chủ yếu của người đối kháng: chúng ta dâng hiến để bảo vệ quyền của các cá nhân được sống đời tự do và chân thực. Nói cách khác, đam mê của chúng tôi là tự do.

Passion translates as suffering and I would contend that in the political context, as in the religious one, it implies suffering by choice: a deliberate decision to grasp the cup that we would rather let pass. It is not a decision made lightly - we do not enjoy suffering; we are not masochists. It is because of the high value we put on the object of our passion that we are able, sometimes in spite of ourselves, to choose suffering.

Đam mê còn có nghĩa là chịu đựng và tôi muốn khẳng định điều này trong khung cảnh chính trị cũng như trong tôn giáo, nó bao hàm chịu đựng do chọn lựa: một quyết định có đắn đo thích bám chặt mà đúng hơn là buông bỏ (nắm lấy cơ hội hơn là để nó qua đi). Đó không phải là một quyết định dễ dàng, vì chúng ta không hưởng thú đau thương, không phải là hạng người hưởng thụ do sự hành xác (thích bị hành xác). Bởi vì đó là giá trị cao cả mà chúng ta đặt ra trong mục tiêu đam mê, chúng ta có thể chọn lựa chịu đựng, đôi khi dù là cho chính mình.

In May 2003 a motorcade of NLD members and supporters accompanying me on a campaign trip to Dabayin, a small town in North Burma, was surrounded and attacked by unknown assailants thought to be operating under the orders of the Junta. Nothing has been heard to this day of the fate of the attackers, but we, their victims, were placed under arrest. I was taken to the notorious Insein jail and kept alone, but, I have to admit, kept rather well in a small bungalow built apart from the quarters of other prisoners.

Tháng năm 2003 một đoàn xe của các đảng viên và cảm tình viên của NLD hộ tống tôi trong một chuyến đi vận động tranh cử tại Dabayin, một tỉnh nhỏ Bắc Miến, chúng tôi bị bao vây và tấn công bởi những kẻ vô danh mà được suy đoán là dưới sự điều động của nhóm quân phiệt. Đến ngày nay không ai nghe tin gì về số phận của người tấn công, nhưng chúng tôi, những nạn nhân đều bị bắt. Tôi bị giam trong tù (nhà tù nổi tiếng Insein và được (bị) giữ riêng, nhưng tôi phải thú nhận là được giữ chặt chẽ (được đối xử tốt) trong một nhà nhỏ cách biệt với khu của các tù nhân khác).

One morning, while going through my daily set of physical exercises - keeping fit, as fit as possible was, in my opinion, one of the first duties of a political prisoner - I found myself thinking this is not me. I would not have been capable of carrying on calmly like this. I would have been curled up weakly in my bed, worrying my head out over the fate of those who had been at Dabayin with me. How many of them had been severely beaten up? How many of them had been dragged away to I did not know where? How many of them had died? And what was happening to the rest of the NLD? I would have been laid low by anxiety and uncertainty. This was not me here, working out as conscientiously as any keep fit fanatic.

Một buổi sáng khi tôi tập thể dục, để giữ cơ thể khỏe mạnh như có thể giữ được, theo ý kiến của tôi, đó là một trong những bổn phận đầu tiên của một tù nhân chính trị. Tôi tự nghĩ rằng mình không phải là mình. Tôi không còn có thể giữ mình trầm tĩnh như thế này nữa. Tôi nằm cong người trên giường một cách yếu đuối, lo nghĩ trong đầu về hoàn cảnh của những người cùng cảnh ngộ với tôi tại Dabayin. Bao nhiêu người trong nhóm người này bị đánh đập tàn nhẫn? Bao nhiêu người trong nhóm bị dẫn đi đến những nơi mà tôi không biết đi đâu? Bao nhiêu người đã chết? Và những gì đã xảy ra đối với các thành viên khác của NLD? Tôi nằm dài người với nỗi lo âu và bất trắc. Tôi không còn thấy là mình đang ở đây nữa khi đang tập luyện nghiêm túc để giữ cơ thể khoẻ mạnh.

At that time, I had no recollection of Akhmatova’s lines: “No, this is not me. This is somebody else that suffers. I could never face that and all that happened.” It was only much later, back in my own house but still under arrest, that these words of requiem came back to me. At the moment of remembrance, I felt almost as a physical force the strong bond that linked those of us who had only our inner resources to fall back on when we were most in
need of strength and endurance.

Lúc ấy, tôi không có nhớ lời thơ của Akhmatova: "Không, đó không phải là tôi. Đó là một người nào khác chịu đựng. Tôi không bao giờ có thể đối đầu với điều này và tất cả những gì xảy diễn”. Thời gian rất lâu sau đó khi tôi trở về nhà riêng, nhưng chịu sự quản thúc, những lời tưởng niệm này lại đến với tôi. Trong phút giây hồi tưởng tôi cảm thấy hầu như sức mạnh cơ thể làm nối kết mạnh mẽ chúng tôi, những người chỉ có nội lực dồn lại khi chúng tôi chỉ đang cần sức mạnh và chịu đựng là hơn cả.

Poetry is a great unifier that knows no frontiers of space or time. U Win Tin, he of the prison blue shirt, turned to Henley’s Invictus to sustain him through the interrogation sessions he had to undergo. This poem had inspired my father and his contemporaries during the independent struggle, as it also seemed to have inspired freedom fighters in other places at other times. Struggle and suffering, the bloody unbowed head, and even death, all for the sake of freedom.

Thi ca là một kết hợp tuyệt vời mà không cần biết đến giới hạn của không gian hay thời gian. U Win Tin, người mang chiếc áo tù, hướng về thi phẩm Invictus của Henly để làm sống lại thời kỳ bị tra khảo mà ông chịu đựng. Thi phẩm này tạo cảm hứng cho ba tôi và các người bạn đồng thời với ông trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thi ca dường như cũng đã gây hứng khởi cho những chiến sĩ chiến đấu cho tự do trong những nơi khác vào những thời điểm khác. Đấu tranh và chịu đựng, đầu dù đẫm máu nhưng không khuất phục và kể cả hy sinh tính mạng, tất cả vì để giữ lấy tự do.

What is this freedom that is our passion? Our most passionate dissidents are not overly concerned with academic theories of freedom.

Tự do là gì mà nó lại là nỗi đam mê của chúng tôi? Những người đối kháng nồng nhiệt nhất của chúng tôi không hề quan tâm đến các lý thuyết hàn lâm về tự do.

If pressed to explain what the word means to them, they would most likely reel off a list of the concerns nearest to their hearts such as there won’t be any more political prisoners, or there will be freedom of speech and information and association, or we can choose the kind of government we want, or simply, and sweepingly, we will be able to do what we want to do.

Nếu khi bị gạn hỏi tự do có ý nghĩa gì đối với họ, thì hầu hết họ chỉ nhanh nhẩu đáp về một danh sách các quan tâm thiết thân nhất với họ, thí dụ như là không còn tù nhân chính trị nữa hoặc là sẽ có tự do ngôn luận, thông tin và hội họp, hoặc là chúng tôi có thể chọn loại chính phủ nào mà chúng tôi muốn, hoặc đơn giản hơn, một cách bao quát, chúng tôi muốn làm những gì mà chúng tôi muốn.
This may all sound naïve, perhaps dangerously naïve, but such statements reflect the sense of freedom as something concrete that has to be gained through practical work, not just as a concept to be captured through philosophical argument.

Việc này xem như có vẻ ngây thơ, có lẽ ngây thơ một cách nguy hiểm, nhưng những tuyên bố như thế phản ánh ý nghĩa tự do như là một cái gì đó cụ thể phải đạt được qua công việc thực tế, không phải là khái niệm chỉ nắm bắt được bằng lập luận triết lý.
Whenever I was asked at the end of each stretch of house arrest how it felt to be free, I would answer that I felt no different because my mind had always been free. I have spoken out often of the inner freedom that comes out from following a course in harmony with one’s conscience. Isaiah Berlin warned against the dangers of the internalisation of freedom.

Cứ mỗi thời kỳ quản thúc kéo dài kết thúc tôi được hỏi có cảm nghĩ gì về tự do, tôi trả lời là không có gì là khác biệt bởi vì tinh thần của tôi luôn có tự do. Tôi thường nói rõ là tự do nội tại là bắt nguồn từ một tiến trình hoà hợp với lương tâm của con người. Isaiah Berlin cảnh báo chống lại những nguy hiểm của về sự giam hãm của tự do.
He said: “Spiritual freedom, like moral victory, must be distinguished from a more fundamental sense of freedom and a more ordinary sense of victory. Otherwise there will be a danger of confusion in theory and justification of oppression in practice in the name of liberty itself”.

Ông nói: "Tự do tâm linh giống như chiến thắng tinh thần, nó phải được phân biệt từ trong một ý nghĩa nền tảng hơn của tự do và thông thường hơn của chiến thắng. Mặt khác, sẽ có nguy hiểm nhầm lẩn trong lý thuyết và biện luận về đàn áp trong thực tế khi nhân danh cho tự do”.

There is certainly a danger that the acceptance of spiritual freedom as a satisfactory substitute for all other freedoms could lead to passivity and resignation. But an inner sense of freedom can reinforce a practical drive for the more fundamental freedoms in the form of human rights and rule of law. Buddhism teaches that the ultimate liberation is liberation from all desire. It could be argued, therefore, that the teachings of the Buddha are inimical to movements that are based on the desire for freedom in the form of human rights and political reform. However, when the Buddhist monks of Burma went on a Metta - that is loving kindness - march in 2007, they were protesting against the sudden steep rise in the price of fuel that had led to a devastating rise in food prices. They were using the spiritual authority to move for the basic right of the people to affordable food.

Chắc chắn một điều là có nguy hiểm khi chấp nhận tự do tâm linh thay thế thoả mãn hoàn toàn cho tất cả mọi tự do khác thì có thể đưa tới thụ động và cam chịu. Nhưng ý nghĩa nội tại của tự do có thể đẩy mạnh tạo ra động lực thiết thực cho những tự do nền tảng hơn trong hình thức của nhân quyền và uy lực pháp quyền. Phật giáo dạy rằng giải thoát tối hậu là buông bỏ tất cả mọi ham muốn. Vì thế mà có thể lập luận là giáo lý của Đức Phật làm cản trở những phong trào dựa trên những mơ ước về tự do trong hình thức của nhân quyền và cải cách chính trị. Tuy nhiên, khi những vị sư tăng tuần hành vào năm 2007 trong tinh thần yêu chuộng điều thiện, họ phản đối việc tăng giá nhiên liệu đắt đỏ gây tác haị làm tăng giá thực phẩm. Họ sử dụng uy lực tinh thần làm thay đổi quyền căn bản con người về những loại giá thực phẩm mà người ta có thể mua được.

The belief in spiritual freedom does not have to mean an indifference to the practical need for the basic rights and freedoms that are generally seen as necessary that human beings may live like human beings.

Niềm tin về tự do tinh thần không phải có nghĩa là vô cảm với những nhu cầu thiết thực về những quyền căn bản và tự do, mà nói chung nó được xem là cần thiết cho con người được sống như con người.

A basic human right, which I value highly, is freedom from fear. Since the very beginning of the democracy movement in Burma, we have had to contend with the debilitating sense of fear that permeates our whole society. Visitors to Burma are quick to remark that the Burmese are warm and hospitable. They also add, sadly, that the Burmese are in general afraid to discuss political issues.

Nhân quyền căn bản mà tôi xem trọng là thoát khỏi sợ hãi. Ngay từ khởi thuỷ của phong trào dân chủ tại Miến chúng tôi phải khằng định với ý nghĩa bạc nhược nỗi sợ hãi đang thâm nhập toàn xã hội. Du khách thăm Miến nhận ra ngay người Miến nhiệt tình và hiếu khách. Đáng buồn hơn, họ nói thêm, nói chung, người Miến sợ thảo luận các đề tài chính trị.

Fear is the first adversary we have to get past when we set out to battle for freedom, and often it is the one that remains until the very end. But freedom from fear does not have to be complete. It only has to be sufficient to enable us to carry on; and to carry on in spite of fear requires tremendous courage.

Sợ hãi là kẻ thù đầu tiên mà chúng ta phải vượt qua khi chúng ta đề ra cuộc đấu tranh cho tự do và thường sợ hãi còn lại cho đến chung cuộc. Nhưng thoát khỏi sợ hãi không thể nào kết thúc. Nó chỉ đủ để giúp cho chúng ta có thể được tiếp tục, và tiếp tục mặc dù sợ hãi đòi hỏi can đảm tột bực.
“No, I am not afraid. After a year of breathing these prison nights, I will escape into the sadness to name which is escape. It isn’t true. I am afraid, my darling, but make it look as though you haven’t noticed.”

“Không, tôi không sợ. Sau nhiều năm hít thở trong những đêm tù ngục, tôi muốn trốn thoát vào trong sự buồn thảm mà không có tên gọi. Điều này không đúng. Tôi sợ, bạn thân yêu, nhưng bạn hãy nhìn nó dù bạn không nhận ra”.

The gallantry embodied in Ratushinskaya lines is everyday fare for dissidents. They pretend to be unafraid as they go about their duties and pretend not to see that their comrades are also pretending. This is not hypocrisy. This is courage that has to be renewed consciously from day to day and moment to moment. This is how the battle for freedom has to be
fought until such time as we have the right to be free from the fear imposed by brutality and injustice.

Lòng dũng cảm thể hiện qua những vần thơ của Ratushinshaya là cách sống hằng ngày của người đối kháng. Họ ra vẻ không sợ khi làm nhiệm vụ và không thấy các chiến hữu của mình cũng lộ vẻ như thế. Đó không phải là đạo đức giả mà là can đảm được lặp đi lặp lại trong hằng ngày và trong từng thời điểm có ý thức. Đó là cách tự do phải được chiến đấu cho đến khi nào chúng ta có quyền thoát khỏi sợ hãi do tàn bạo và bất công áp đặt. 

Akhmatova and Ratushinskaya were Russians. Henley was English. But the struggle to survive under oppression and the passion to be the master of one’s own fate and the captain of one’s own soul is common to all races.
The universal human aspiration to be free has been brought home to us by the stirring developments in the Middle East.

Akhmatova và Ratushinskaya là người Liên Xô. Henley là người Anh. Nhưng đấu tranh để  sinh tồn dưới đàn áp và đam mê làm chủ được vận mệnh và tự lèo lái cho tâm hồn là điểm chung cho mọi chủng tộc.
Khát vọng chung của con người được tự do làm chúng tôi hiểu rõ hơn với những biến chuyển sôi động tại Trung Đông.

The Burmese are as excited by these events as peoples elsewhere. Our interest is particularly keen because there are notable similarities between the December 2010 revolution in Tunisia and our own 1988 uprising. Both started with what at that time seemed small, unimportant events.

Cũng như các dân tộc ở các nơi khác, người Miến cũng háo hức bởi những biến động này. Mối quan tâm của chúng tôi càng đặc biệt sâu xa hơn vì có tương đồng đáng kể giữa  cách mạng tháng 12 năm 2010 tại Tunisia và cuộc nổi dậy của chúng tôi vào năm 1988. Cả hai cùng khởi đầu vào thời điểm dường như có những biến động nhỏ không quan trọng.

A fruit-seller in a Tunisian town, unknown to the world at large, gave an unforgettable demonstration of the importance of basic human rights. One humble man showed the world that his right to human dignity was more precious to him than life itself. This sparked off a whole revolution. In Burma, a quarrel in a Rangoon teashop between university students and local men was handled by the police in a way the students considered unjust. This led to demonstrations that resulted in the death of a student, Phone Maw. This was the spark that fired the nationwide demonstrations against the dictatorship of the Burmese Socialist Programme Party.

Một người bán trái cây tại một tỉnh của Tunisia, vô danh trong một thế giới rộng lớn, đã tạo ra một cuộc chống đối không thể nào quên được về tầm quan trọng của quyền căn bản con người. Một người bình dị chứng tỏ cho thế giới thấy đối với ông ta quyền có nhân phẩm còn quan trọng hơn là mạng sống. Điều này làm bộc phát một cuộc các mạng toàn diện. Tại Miến, tranh cãi trong một tiệm trà tại Rangoon giữa những sinh viên và người địa phương được cảnh sát xử lý mà những sinh viên coi chuyện này là bất công. Điều này đưa đến nhiều biểu tình mà kết cuộc là sinh viên Phone Maw thiệt mạng. Nó làm ngọn lửa cho các cuộc biểu tình bùng lên mà cả nước chống lại chế độ độc tài của Đảng Chương Trình XHCN Miến.

A friend once said she thought the straw that broke the camel’s back became intolerable because the animal had caught a glimpse of itself in a mirror. The realization dawned that the burden it was bearing was of unacceptable magnitude and its collapse was in fact a refusal to continue bearing so oppressive a load.

Một người bạn nói rằng đây là tình trạng giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Việc thể hiện này cho thấy gánh nặng đến mức độ không còn chiụ đựng được và sự sụp đổ thực ra là vì không ai còn tiếp tục chịu đàn áp.

In Tunis and in Burma, the deaths of two young men were the mirrors that made the people see how unbearable were the burdens of injustice and oppression they had to endure. It is natural that the young should yearn for freedom. The desire to stretch newly matured wings is as strong as it is instinctive. It comes as no surprise to us in Burma that young people are at the vanguard of the Tunisian Revolution. It also comes as no surprise that a popular rapper was prominent among those who demanded that they be allowed to decide the shape of their own existence.

Ở Tunis và Miến cái chết của hai người trẻ là một tấm gương cho người ta thấy gánh nặng về bất công và đàn áp mà họ không thể chịu đựng được nữa. Một chuyện tự nhiên là giới trẻ khao khát tự do. Mơ ước mở rộng đôi cánh vừa mới trưởng thành càng mạnh càng tốt, đó thuộc về bản năng. Điều này không làm cho chúng tôi ngạc nhiên khi tại Miến giới trẻ là đạo quân tiền phong ủng hộcách mạng Tunisia. Cũng không thể ngạc nhiên khi giới trẻ hát nhạc Rap bình dân là nổi bật trong số những người đòi hỏi được phép quyết định về cuộc đời mình.

In Burma today, young rappers are at the core of Generation Wave, an informal organisation strongly committed to democracy and human rights. A number of them were imprisoned after the Saffron Revolution of the monks. About 15 of them still remain in jail today. The Burmese authorities, like the now ousted Tunisian government, are not fond of intense, unconventional young people.

Tại Miến ngày nay giới trẻ chơi nhạc Rap là thành phần cốt cán của phong trào Thời Đại Đợt Sóng Mới, một tổ chức không chính thức nhưng lại cống hiến nhiệt tình cho dân chủ và nhân quyền. Một số người trong bọn họ đã bị cầm tù trong cuộc cách mạng của các sư tăng. Hiện nay còn khoảng 15 người trong nhóm này vẫn còn bị giam giữ. Chính quyền Miến, giống như chính quyền Tunisia đã bị hạ bệ, không được giới trẻ sống cuồng nhiệt và bình dị yêu chuộng.

They see them as a threat to the kind of order they wish to impose on our country. For those who believe in freedom, young rappers represent a future unbound by prejudice, by arbitrary rules and regulations, by oppression and injustice.

Họ nhìn giới trẻ này như là mối đe doạ cho trật tự mà họ muốn áp đặt trên đất nước. Đối với người tin vào tự do, giới trẻ chơi nhạc Rap này biểu hiện cho một tương lai không ràng buộc vào định kiến, luật lệ độc tài, áp chế và bất công.

The similarities between Tunisia and Burma are the similarities that bind people all over the world who long for freedom. There are dissimilarities too and it is because of these dissimilarities that the outcome of the two revolutions has been so different. The first
dissimilarity is that while the Tunisian Army did not fire on their people, the Burmese Army did. The second, and in the long-run probably the more important one, is that the Tunisian Revolution enjoyed the benefits of the communications revolution.

Những điểm tương đồng giữa Tunisia và Miến là họ nối kết được người dân trên toàn thế giới khao khát cho tự do. Họ cũng có những điểm dị biệt vì là kết quả của hai cuộc cách mạng khác nhau. Điểm dị biệt đầu tiên là trong khi quân đội Tunisia không bắn vào dân chúng thì quân đội Miến lại làm. Điểm thứ nhì là trong trường kỳ và có lẽ quan trọng hơn là cách mạng Tunisia tận dụng được những lợi thế của cách mạng truyền thông.

This not only enabled them to better organise and coordinate their movements. It kept the attention of the whole world firmly focused on them. Not just every single death - but even every single wounded - can be made known to the world within minutes. In Libya, in Syria, and in Yemen now, the revolutionaries keep the world informed of the atrocities of those in power. The picture of a 13 year old boy tortured to death in Syria aroused such anger and indignation that world leaders had to raise their voices in condemnation. Communications means contact and, in the context of the Middle Eastern revolutions, it was a freedom contact.

Đó không phải vì truyền thông chỉ đem lại khả năng cho dân Tunisia tổ chức và phối hợp phong trào tốt hơn. Nó làm cho sự quan tâm của thế giới về họ mạnh mẽ hơn. Không phải chỉ một thiệt mạng mà cứ mỗi một tổn thương nào cũng được thế giới biết đến chỉ trong một vài phút. Ngày nay tại Libya, Syria và Yemen những cuộc cách mạng thông báo cho thế giới biết được những tàn bạo của những kẻ đương quyền. Hình ảnh của một đứa trẻ 13 tuổi bị tra tấn cho đến chết tại Syria gây công phẫn mà các nhà lãnh đạo thế giới phải lên tiếng kết án. Truyền thông có nghĩa là tiếp xúc và trong bối cảnh các cuộc cách mạng Trung Đông nó có nghĩa là tiếp xúc tự do.

Do we envy the people of Tunisia and Egypt? Yes, we do envy them their quick and peaceful transitions. But more than envy is a sense of solidarity and of renewed commitment to our cause, which is the cause of all women and men who value human dignity and freedom. In our quest for freedom, we learn to be free. We have to act out our belief in freedom. This is Vaclav Havel’s Living in Truth. We go about our duties out of our own free will, in spite of the dangers that are inherent in trying to live like free people in an un-free nation. We exercise our freedom of choice by choosing to do what we consider to be right, even if that choice leads to the curtailment of other freedoms because we believe that freedom engenders more freedoms.

Chúng tôi có ganh tị với người dân ở Tunisa hay Ai Cập không? Có, chúng tôi ganh tị vì họ có những cuộc chuyển hoá nhanh chóng và an hoà. Nhưng ngoài sự ganh tị này là tinh thần đoàn kết và kết ước mới mẻ cho chính nghĩa chúng ta, chính nghĩa của mọi người nam nữ cùng đề cao giá trị nhân phẩm con người và tự do trong tìm kiếm tự do, chúng ta học thế nào để được tự do. Đó là điều mà Vaclav Havel nói tới trong tác phẩm Living in Truth. Chúng tôi khởi đầu bổn phận của mình thoát thai từ ý muốn tự do của chính chúng tôi, mặc dù những nguy hiểm cố hữu trong cố gắng sống như một người tự do trong một đất nước không tự do. Chúng tôi hành xử tự do chọn lựa bằng cách chọn lựa hành động những gì mà chúng tôi coi là đúng đắn, ngay cả khi việc chọn lựa này làm bớt đi các tự do khác, vì chúng tôi tin rằng tự do sinh ra nhiều tự do khác.

Those old women and those young people who come to their unpaid jobs at NLD headquarters are exercising their right to choose the hard road to freedom.

Các cụ bà và giới trẻ đến làm việc không lương tại văn phòng chính của NLD đang hành xử quyền chọn lựa con đường gian truân cho tự do.

As I speak to you, I am exercising my right to the freedom of communications; and the very fact that I am exercising this right makes me feel a much freer person.

Khi tôi nói chuyện với các bạn, tôi đang hành xử quyền tự do thông đạt và thực ra tôi đang hành xử quyền làm cho tôi cảm thấy mình là một người có tự do nhiều hơn.

Dissent is a vocation in accordance with Max Weber’s views on politics as a vocation. We engage in dissent for the sake of liberty and we are prepared to try again and again with passion, with a sense of responsibility and a sense of proportion to achieve what may seem impossible to some. We are struggling with open eyes to turn our dream of freedom into a reality.

Đối kháng là thiên chức phù hợp với quan điểm của Weber khi ông coi chính trị như là thiên chức. Chúng tôi dấn thân cho đối kháng vì nhân danh tự do và chúng tôi chuẩn bị thử nghiệm liên tục với đam mê, trong tinh thần trách nhiệm và ý nghĩa tương đối nhằm đạt tới những gì mà một số người cho là điều bất khả. Chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu với đôi mắt rộng mở để biến giấc mơ của chúng tôi về tự do thành hiện thực.

I would like to end this lecture with my favourite lines from Kipling with many thanks to Tim Garton-Ash who tracked them down for me.
“I’d not give room for an Emperor - I’d hold my road for a King. To the Triple Crown I’d not bow down - but this is a different thing! I’ll not fight with the Powers of Air - sentry, pass him through! Drawbridge let fall - He’s the lord of us all - the Dreamer whose dream came true!”
Audience applause

Tôi xin được kết thúc bài nói chuyện này với những vần thơ của Kipling mà tôi yêu thích. Tôi xin cám ơn Tim Garton Ash đã trích dẫn đoạn này cho tôi. “I´d not give room for an Emperor. I' d hold my road for a King. To the Triple Crown. I'd not bow down - but this is a different thing. I' ll not fight with the Powers of Air  - sentry, pass him through! Drawbridge let fall - He is the lord of us  all - The Dreamer whose dream came true”.
Khán giả vỗ tay.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn