MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, August 11, 2013

Energy and American Power Năng lượng và Quyền lực Mỹ




Energy and American Power

Năng lượng và Quyền lực Mỹ

Farewell to Declinism

Tạm biệt Suy yếu
By Tom Donilon
Foreign affairs
June 15, 2013
By Tom Donilon
Foreign affairs
June 15/6/2013


Energy is a profoundly important aspect of U.S. national security and foreign policy: the availability of reliable, affordable energy is essential to economic strength at home, which is the foundation of U.S. leadership in the world. Scarce resources have driven both commerce and conflict since time immemorial -- and still do today. Energy supplies present strategic leverage and disposable income for countries that have them. The challenge of accessing affordable energy is shared by people and businesses in every country -- young democracies, emerging powers, and developing nations -- allies and adversaries alike. Disruptions in supply in one location can have global economic impacts.

Năng lượng là bình diện có tầm quan trọng sâu sắc đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ: sự sẵn có của nguồn năng lượng đáng tin cậy, giá cả phải chăng là yếu tố cần thiết cho sức mạnh kinh tế bên trong nước Mỹ, là nền tảng của sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới. Nguồn tài nguyên khan hiếm đã thúc đẩy cả thương mại lẫn xung đột từ thời xa xưa - và vẫn thế cho đến ngày hôm nay. Các nguồn cung cấp năng lượng tạo đòn bẩy chiến lược và thu nhập dồi dào đối với những nước có dầu. Thách thức của việc tiếp cận năng lượng giá cả phải chăng được chia sẻ bởi người dân và các doanh nghiệp ở mọi quốc gia - dân chủ non trẻ, cường quốc mới nổi hay các quốc gia đang phát triển - đồng minh hay đối địch đều như nhau. Sự gián đoạn nguồn cung tại một địa điểm có thể có những tác động kinh tế toàn cầu.


Energy shapes national interests and international relations. It influences politics, Development, governance, and the security and stability of the environment. For all these reasons and more, increasing global access to secure, affordable, and clean energy is a national interest of the United States and a top priority for those of us entrusted with U.S. national security. Two recent developments have changed Washington’s approach toward energy: first, the substantial increase of affordable energy resources within the United States affects the country’s economic growth, energy security, and geopolitical position. Second, climate change, driven by the world’s use of energy, presents not just a transcendent challenge for the world but a present-day national security threat to the United States. Both forces should push the United States and other countries toward cleaner, more sustainable energy solutions.

Năng lượng định hình lợi ích quốc gia và quan hệ quốc tế. Nó ảnh hưởng đến chính trị, phát triển, quản trị, và an ninh và sự ổn định của môi trường. Vì tất cả những lý do này và nhiều lí do khác nữa, tăng cường tiếp cận toàn cầu đối với năng lượng an toàn, giá cả phải chăng, và năng lượng sạch là một lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và một ưu tiên hàng đầu đối với những người mà chúng ta giao phó chăm lo an ninh quốc gia Mỹ. Hai phát triển gần đây đã thay đổi cách tiếp cận của Washington đối với năng lượng: thứ nhất, sự gia tăng đáng kể các nguồn năng lượng giá rẻ tại Hoa Kỳ đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước về kinh tế, an ninh năng lượng, và vị trí địa chính trị. Thứ hai, biến đổi khí hậu, do sử dụng năng lượng trên toàn thế giới, không chỉ là một thách thức vô cùng to lớn đối với thế giới mà còn là một mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ ngày nay. Cả hai trở lực này đã thúc đẩy Hoa Kỳ và các nước khác hướng tới các giải pháp năng lượng bền vững hơn và sạch hơn.

The current optimism about the U.S. energy picture is a relatively new development. Even as recently as 2008, when President Barack Obama took office, energy experts predicted that the United States would need to double its imports of liquefied natural gas (LNG) over the next five years. However, thanks to U.S. innovation and technology, nearly all of those estimates have been turned on their head. U.S. oil consumption peaked in 2005 and has been declining since and alternative energy sources are being developed. Domestic oil and natural gas production has increased every year Obama has been in office -- now at seven million barrels of oil per day, the highest level in over two decades. The International Energy Agency projects that the United States could be the world’s largest oil producer by the end of the decade. And the United States is already the top natural gas producer in the world.

Sự lạc quan hiện nay về hình ảnh năng lượng của Mỹ là một phát triển tương đối mới. Thậm chí gần đây nhất là năm 2008, khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức, các chuyên gia năng lượng dự đoán rằng Hoa Kỳ sẽ cần phải tăng gấp đôi nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong vòng năm năm tới. Tuy nhiên, nhờ vào sự đổi mới và công nghệ của Mỹ, gần như tất cả các ước tính đã quay ngược đầu lại. Tiêu thụ dầu mỏ của Mỹ đạt đỉnh điểm vào năm 2005 và đã giảm kể từ đó và các nguồn năng lượng thay thế đang được phát triển. Sản xuất dầu khí trong nước tăng hàng năm tự thời Tổng thống Obama nhậm chức – bây giờ là bảy triệu thùng dầu mỗi ngày, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ. Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo rằng Hoa Kỳ có thể là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào cuối thập kỷ này. Và Hoa Kỳ đã trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới.
Meanwhile, natural gas imports are down almost 60 percent since 2005, and the U.S. now exports more natural gas than ever to Mexico and Canada. In addition, for the first time in over 60 years, the United States is exporting more refined petroleum products than it is importing. And U.S. energy-related greenhouse gas emissions have also fallen to 1994 levels due in large part to Obama’s success over the past four years in doubling electricity from renewables, switching from coal to natural gas in power generation, and improving energy efficiency.

Trong khi đó, nhập khẩu khí đốt tự nhiên đã giảm gần 60 phần trăm kể từ năm 2005, và Mỹ hiện nay xuất khẩu khí đốt tự nhiên nhiều hơn bao giờ hết đến Mexico và Canada. Ngoài ra, lần đầu tiên trong hơn 60 năm qua, Hoa Kỳ đã xuất khẩu nhiều sản phẩm dầu mỏ tinh chế hơn là nhập khẩu. Và lượng phát thải khí nhà kính có liên quan đến năng lượng ở Hoa Kỳ cũng đã giảm xuống mức 1994, phần lớn là do thành công của Obama trong bốn năm qua đã tăng gấp đôi điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, và chuyển đổi từ than sang khí tự nhiên trong sản xuất điện, và nâng cao hiệu quả năng lượng.

The new U.S. energy posture and outlook will directly strengthen the nation’s economy. As Obama has said, a country’s political and military primacy depends on its economic vitality. Strength at home is critical to strength in the world, and the U.S. energy boom has proven to be an important driver for the country’s economic recovery -- boosting jobs, economic activity, and government revenues. In North Dakota, for example, unemployment has dropped to near three percent, the lowest in the country, and the state has a $3.8 billion budget surplus, largely due to increased unconventional gas and oil production. IHS Cambridge Energy Research Associates estimates that the shale gas industry directly or indirectly employed 600,000 Americans in 2010, a number that could double by 2020.

Tư thế và triển vọng năng lượng mới của Mỹ sẽ trực tiếp tăng cường nền kinh tế của quốc gia này. Như Tổng thống Obama đã nói, tính ưu việt về chính trị và quân sự của một quốc gia phụ thuộc vào sinh lực kinh tế của nó. Sức mạnh quốc nội là hết sức quan trọng đối với sức mạnh của Mỹ trên thế giới, và sự bùng nổ năng lượng của Mỹ đã chứng tỏ là một động lực quan trọng giúp phục hồi kinh tế của đất nước - thúc đẩy việc làm, hoạt động kinh tế, và ngân sách chính phủ. Ở Bắc Dakota, chẳng hạn, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống gần ba phần trăm, mức thấp nhất trong nước, và tiểu bang có thặng dư ngân sách 3,8 tỷ USD, chủ yếu là do tăng sản xuất khí đốt và dầu mà trước đây chưa có. IHS Cambridge Energy Research Associates (Hiệp hội nghiên cứ năng lượng Cambridge) ước tính rằng ngành công nghiệp khí đốt đá phiến sét trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng 600.000 người Mỹ trong năm 2010, con số này có thể tăng gấp đôi vào năm 2020.

Natural gas production has also sparked a domestic manufacturing revival. Manufacturers in energy-intensive sectors, including chemical, steel, plastics, and glass companies, have announced up to $95 billion investments across the United States to take advantage of low-cost natural gas. Furthermore, as a result of U.S. investments in clean energy, tens of thousands of Americans have jobs and the United States is now home to some of the largest wind and solar farms in the world. Domestic economic developments like these improve the country’s world standing and send a powerful message that the United States has the resources, as well as the resolve, to remain a preeminent power for years to come.

Sản xuất khí đốt tự nhiên cũng đã gây ra một sự phục hồi sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm hóa chất, thép, nhựa, và các công ty thủy tinh, đã công bố các khoản đầu tư lên đến $95 tỷ trên khắp Hoa Kỳ để tận dụng lợi thế của khí tự nhiên chi phí thấp. Hơn nữa, do đầu tư của Hoa Kỳ vào năng lượng sạch, hàng chục ngàn người Mỹ có việc làm và Hoa Kỳ là quê hương của một số trong những cơ sở điện gió và năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới. Những phát triển kinh tế trong nước như thế này đã cải thiện vị thế của đất nước và gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Hoa Kỳ có các nguồn tài nguyên, và lòng quyết tâm, vẫn là một siêu cường trong nhiều năm tới.
The United States’ new energy posture allows Washington to engage in international affairs from a position of strength. Increasing U.S. energy supplies acts as a cushion that helps reduce the country’s vulnerability to global supply disruptions and price shocks. It also affords Washington a stronger hand in pursuing and implementing its international security goals. For example, the United States is engaged in a dual-track strategy that marshals pressure on Iran in pursuit of constructive engagement that addresses global concerns about Iran’s nuclear program. As part of the pressure track, the United States has engaged in tireless diplomacy to persuade relevant nations to end or significantly reduce their consumption of Iranian oil while emphasizing to suppliers the importance of keeping the world oil market stable and well supplied. The substantial increase in oil production in the United States and elsewhere means that international sanctions and U.S. and allied efforts could remove one million barrels per day of Iranian oil from the market while minimizing the burden on the rest of the world. The same approach is being used in Syria today and was used in Libya in 2011.
Tư thế năng lượng mới của Hoa Kỳ cho phép Washington tham gia vào các vấn đề quốc tế từ một vị trí của kẻ mạnh. Tăng nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ có tác dụng như như một vật đệm giúp giảm tổn thương của đất nước do gián đoạn nguồn cung toàn cầu và do sốc giá. Nó cũng tạo cho Washington một tư thế mạnh mẽ hơn trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu an ninh quốc tế. Ví dụ, Hoa Kỳ đang tham gia vào một chiến lược đường chạy đôi mà sẽ tạo áp lực đối với Iran trong việc theo đuổi một cam kết có tính xây dựng để giải quyết mối quan tâm toàn cầu về chương trình hạt nhân của Iran. Như là một phần của đường đua áp lực, Hoa Kỳ đã tham gia vào ngoại giao không mệt mỏi để thuyết phục các quốc gia có liên quan ngưng hoặc giảm đáng kể nhu cầu tiêu thụ dầu của Iran trong khi nhấn mạnh với các nhà cung cấp tầm quan trọng của việc giữ thị trường dầu thế giới ổn định và cung cấp ổn định. Sự gia tăng đáng kể về sản xuất dầu ở Mỹ và các nơi khác có nghĩa là biện pháp trừng phạt quốc tế và nỗ lực của Mỹ và đồng minh có thể loại bỏ một triệu thùng mỗi ngày của dầu Iran khỏi thị trường trong khi giảm thiểu gánh nặng cho phần còn lại của thế giới. Phương pháp tương tự đang được sử dụng ở Syria ngày hôm nay và đã được sử dụng ở Libya vào năm 2011.




Translated by nguyenquangy

http://www.foreignaffairs.com/articles/139509/tom-donilon/energy-and-american-power


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn