MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, August 16, 2013

China needs to change its energy strategy in the Mekong region TRUNG QUỐC NÊN TỪ BỎ CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG Ở CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG



China needs to change its energy strategy in the Mekong region

TRUNG QUỐC NÊN TỪ BỎ CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG Ở CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG

China Dialogue 7/16/2013
China Dialogue 16/7/2013


At the end of this year cars and container trucks loaded with goods from China and Thailand will finally be able to drive across a multi-lane bridge spanning the Mekong River (known as the Lancang in China). The bridge will connect Chiang Rai province in Thailand to Bokeo province in Laos, effectively linking China’s highways stretching south from Beijing and Shanghai to those coming north from Singapore, Kuala Lumpur and Bangkok.

Vào cuối năm nay, xe hơi và xe container xếp hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan cuối cùng sẽ có thể đi qua một cây cầu nhiều làn xe bắc qua sông Mekong (được gọi là sông Lan Thương ở Trung Quốc). Cây cầu sẽ kết nối tỉnh Chiang Rai của Thái Lan với tỉnh Bokeo của Lào, nối liền một cách có hiệu quả đường cao tốc của Trung Quốc từ Bắc Kinh và Thượng Hải hướng về phía nam với các đường cao tốc hướng bắc xuất phát từ Singapore, Kuala Lumpur và Bangkok.


Funded by equal investment from the Chinese and Thai government, the completion of the bridge, which took ten years of planning and two years to build, is not without controversy. For many years Thailand held back investment due to an uneven distribution of benefits between China, Laos and Thailand. Also on the Thai side, the NGO Rak Chiang Khong claim the bridge negatively impacts the local Golden Triangle economy and will ruin Mekong fisheries.

Nhờ các khoản đầu tư của chính phủ Trung Quốc và Thái Lan, chiếc cầu được hoàn thành sau 10 năm lập kế hoạch và 2 năm xây dựng đã gây nhiều tranh cãi ở các nước và khu vực. Nhiều năm qua, Thái Lan lưỡng lự đầu tư xây dựng chiếc cầu do nhận thấy lợi ích không đồng đều giữa Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Về phía Thái Lan, một tổ chức phi chính phủ (NGO) có tên “Rak Chiang Khong” nhiều lần cảnh báo chiếc cầu sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế của khu vực Tam giác Vàng và phá hủy các ngư trường trên sông Mekong.

The Golden Triangle Bridge serves to highlight the challenges facing China, as the country’s new leadership attempts to balance its slowing and volatile economy and deliver domestic stability by maintaining peaceful economic relations with its neighbours.
Chiếc cầu Tam giác Vàng tạo nên nhiều thách thức cho Trung Quốc, khi các nhà lãnh đạo mới của nước này có ý định cân bằng nền kinh tế hiện không ổn định và tăng trưởng chậm, đồng thời tạo sự ổn định trong nước bằng cách duy trì các mối quan hệ kinh tế hài hòa với các nước láng giềng.

China’s regional strategy

“In 2012 China’s growth in trade and outward investment with the five other Mekong countries of Myanmar, Laos, Thailand, Cambodia, and Vietnam surpassed its trade and investment growth in ASEANcountries,” said Xu Ningning, chairman of the Greater Mekong Subregion (GMS) Business Council. “Greater growth rates will continue with increases in regional cooperation and win-win investment opportunities.”

Chiến lược khu vực của Trung Quốc

Ông Xu Ningning, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh của Tiểu vùng Mekong Lớn hơn (GMS), nói: “Trong năm 2012 mức tăng trưởng thương mại và đầu tư bên ngoài của Trung Quốc với 5 nước khác thuộc khu vực sông Mekong, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, đã vượt mức tăng trưởng thương mại và đầu tư của tất cả các nước thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chắc chắn tốc độ tăng trưởng thương mại và đầu tư lớn hơn sẽ tiếp tục cùng với sự đẩy mạnh hợp tác và các cơ hội đầu tư cùng thắng trong khu vực.

For the past three years China’s GMS provinces of Yunnan and Guangxi have posted growth rates of 12-15%, the highest of China’s localities, and arguably China’s economic rise has also helped deliver high growth rates among Mekong countries.

Trong 3 năm qua, các tỉnh GMS Trung Quốc như Vân Nam và Quảng Tây đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-15%, mức cao nhất so với các địa phương ở Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở các nước khu vực sông Mekong.

The end of the Cold War in the 1990s created a favourable environment for China to develop its economic cooperation strategies toward the Mekong region. The blurring and opening of once inviolable borders encouraged traders on both sides of the China-Southeast Asia frontier to appeal to local and national governments for better conditions for trade and migration. The Chinese government responded with twenty years of state-led trade liberalisation and investment policies to promote regional cooperation in state and private sectors.

Chiến tranh Lạnh chấm dứt trong những năm 1990 đã tạo môi trường thuận lợi cho Trung Quốc phát triển các chiến lược hợp tác kinh tế với khu vực sông Mekong. Tình trạng không rõ ràng và mở cửa các đường biên giới trước kia đã khuyến khích các nhà kinh doanh Trung Quốc cũng như các nước Đông Nam Á đề nghị các chính quyền địa phương và trung ương tạo điều kiện tốt hơn cho các hoạt động thương mại và di cư. Chính phủ Trung Quốc đã đáp lại bằng 20 năm thực hiện các chính sách đầu tư và tự do hóa thương mại do nhà nước lãnh đạo nhằm thúc đẩy hợp tác cả ở khu vực nhà nước lẫn tư nhân.

China’s economic cooperation strategies towards its four Mekong neighbours has dovetailed nicely into a strategy that fits China’s current development needs. Liu Jinxin, a policy analyst and logistics expert says, “Unlike the US which leads the world in finance and IT, both high-value service-oriented industries, China is the world’s factory, producing goods to drive the growth of its growing middle class and serving export markets around the world. To survive, the Chinese ‘factory’ needs inputs like energy and raw materials.”

Các chiến lược hợp tác kinh tế của Trung Quốc với bốn nước láng giềng Mekong đã trở thành một chiến lược phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay của Trung Quốc. Ông Liu Jinxin, nhà phân tích chính sách và là chuyên gia hậu cần ở Trung Quốc, cho biết không giống như Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp theo hướng dịch vụ giá trị cao, Trung Quốc, công xưởng của thế giới, đang đẩy mạnh sản xuất hàng hóa để thúc đẩy tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và phục vụ các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Để tồn tại, “công xưởng” Trung Quốc cần có nguồn đầu vào như năng lượng và nguyên liệu thô.

Liu Jinxin highlights the Chinese built strategic oil and natural gas pipelines cutting through Asia, particularly the PetroChina pipeline project from Myanmar’s Indian Ocean coastline to Kunming in China’s Yunnan province, as well as a hydropower energy grid extending into Laos and Myanmar.

Ông Liu nhấn mạnh việc Trung Quốc xây dựng nhiều đường ống dẫn dầu và khí đốt chiến lược đi qua các nước châu Á, đặc biệt là dự án đường ống dẫn dầu khí của công ty PetroChina bắt đầu từ bờ biển Ấn Độ Dương của Mianma chạy đến Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam Trung Quốc, cũng như một hệ thống năng lượng thủy điện mở rộng đến Lào và Mianma.

“We’ve created this network because it’s our only guarantee for stability. The robust flow of these inputs can only be guaranteed by maintaining peaceful relations with all of our neighbours.”

Ông Liu nói: “Chúng tôi xây dựng mạng lưới điện này để đảm bảo ổn định năng lượng. Nguồn đầu vào mạnh mẽ đó chỉ có thể được đảm bảo bằng cách duy trì quan hệ hòa bình với tất cả các nước láng giềng”.

But is an approach based on geo-economic cooperation a sustainable long term strategy for both China and its Mekong neighbours? The PetroChina pipeline cutting through Burma serves as a test of the region’s commitment to China’s geo-economic strategies. Not only does the Myanmar government have the power to choke a strategic energy flow to China, but a Japanese firm holds majority ownership of the Burmese port on the Indian Ocean end of the pipeline. Nationalist sentiments inside China could accuse the Chinese government of being held hostage not just by Japan but by Myanmar, thus threatening the stability guaranteed by China’s geo-economic approach.


Nhưng liệu cách tiếp cận dựa trên cơ sở hợp tác địa-kinh tế sẽ là chiến lược lâu dài và bền vững cho Trung Quốc và các nước láng giềng Mekong hay không? Đường ống dẫn dầu của công ty PetroChina chạy qua Mianma sẽ là một sự thử thách cam kết của khu vực đối với chiến lược địa- kinh tế của Trung Quốc. Không những Chính phủ Mianma có quyền ngăn chặn nguồn năng lượng chiến lược đến Trung Quốc, mà một công ty Nhật Bản hiện đang nắm giữ quyền sở hữu phần lớn bến cảng của Mianma ở cuối đường ống dẫn dầu Ấn Độ Dương. Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của người dân Trung Quốc có thể tố cáo Chính phủ Trung Quốc bị Nhật Bản và Mianma “nắm thóp”, do đó đe dọa sự ổn định được đảm bảo bằng đường hướng địa-kinh tế của Trung Quốc.

During a conversation last year a colleague who works for a Chinese government institution promoting cooperation between China and Mekong countries threw his hands into the air in frustration over the current state of affairs. “We’ve given these countries so much in terms of infrastructure development and uneven trade promotion, but they continue to want to take advantage of us or threaten to walk away from our agreements.”

Trong cuộc trò chuyện năm ngoái, một quan chức làm việc cho cơ quan Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Mekong tỏ ra thất vọng trước thực trạng hiện nay. Quan chức này nói: “Chúng tôi đã tài trợ cho các quốc gia này rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy thương mại, nhưng họ tiếp tục muốn lợi dụng chúng tôi hoặc đe dọa xóa bỏ các thỏa thuận của chúng tôi”.
China-Myanmar relations have cooled in recent years with Myanmar’s transition to democracy and the suspension of a Chinese-backed project. Vietnam-China relations have also followed suit with Vietnam slapping trade restrictions on certain Chinese goods.  This year Vietnamese ministerial level delegations were conspicuously absent from Kunming’s regional trade fairs.

Thực tế, quan hệ Trung Quốc-Mianma đã lạnh nhạt trong những năm gần đây từ khi Mianma chuyển sang chế độ dân chủ và đình chỉ một dự án đập thủy điện được Trung Quốc tài trợ vốn. Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc cũng đang trong tình trạng tương tự do Việt Nam áp dụng nhiều hạn chế thương mại đối với một số mặt hàng nhất định của Trung Quốc. Năm nay, các đoàn đại biểu cấp bộ trưởng của Việt Nam không đến dự hội chợ thương mại khu vực của Côn Minh.

China exports ‘growth first’ model to the Mekong

In many ways China has exported its state-led, growth-at-any-cost development model to the Mekong region. Less developed countries stand to benefit economically from Chinese-backed infrastructure development projects like the US $7.2 billion high-speed railway from northern Laos to Vientiane and hydropower projects on the main stem of the Mekong in Laos and Cambodia.

Trung Quốc xuất khẩu mô hình “tăng trưởng bằng mọi giá” sang các nước Mê Kông

Bằng nhiều cách, Trung Quốc đã xuất khẩu mô hình tăng trưởng bằng mọi giá do nhà nước lãnh đạo sang các nước khu vực sông Mekong. Các nước kém phát triển được hưởng lợi kinh tế nhờ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng được Trung Quốc hỗ trợ vốn như dự án đường sắt cao tốc trị giá 7,2 tỷ USD chạy từ Bắc Lào đến Viêng Chăn và các dự án thủy điện trên sông Mekong tại Lào và Campuchia.

However an even distribution of those benefits is unlikely and can only be realised once Laos and Cambodia pay off their colossal debts to China.  China’sconstruction of eight hydropower projects on the upper Mekong River in Yunnan province has shown Laos that it can ignore protests from downstream countries about the negative effects of its dams.

Tuy nhiên, sự phân chia công bằng các lợi ích đó chỉ có thể được thực hiện một khi Lào và Campuchia trả hết các khoản nợ khổng lồ của họ cho Trung Quốc. Hơn nữa, việc Trung Quốc xây dựng 8 dự án thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong ở tỉnh Vân Nam đã khẳng định với Lào rằng Trung Quốc có thể phớt lờ sự phản đối của các nước khu vực hạ nguồn sông Mekong về tác động tiêu cực từ các con đập của Trung Quốc, bất chấp các dự án có thể gây nhiều rủi ro môi trường cho các nước láng giềng Mekong.

This isn’t the only environmental risk for China’s Mekong neighbours. In China hydropower developers can easily skirt environmental laws and produce misleading environmental impact assessments. Dr Zhou Dequn, a conservation biologist at Kunming’s University of Science and Technology argues that these kinds of malpractice have also occurred on Chinese-funded hydropower projects in Laos.

Đây không phải là chỉ là nguy cơ môi trường cho các nước láng giềng Mekong của Trung Quốc. Tại Trung Quốc, các nhà phát triển thủy điện có thể dễ dàng bỏ qua luật môi trường và đưa ra các đánh giá tác động môi trường sai lệch. Tiến sĩ Zhou Dequn, nhà nghiên cứu bảo tồn sinh học của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Côn Minh, lập luận rằng những hành động xấu như vậy cũng đã xảy ra đối với các dự án thủy điện do Trung Quốc tài trợ tại Lào.
“China is exporting its business behaviours and ignorance of rule of law practices to the Mekong region. Our wealthy businessmen abroad do not have the interest or technical capacity to promote sustainable practices, nor do they consider the legal context of their actions,”

Ông nói: “Trung Quốc đang xuất khẩu hành vi kinh doanh và bỏ qua các quy định luật pháp của các nước láng giềng ở khu vực sông Mekong. Các nhà kinh doanh giàu có của Trung Quốc ở nước ngoài không quan tâm hoặc không có khả năng kỹ thuật để thúc đẩy các hoạt động bền vững. Họ cũng không hề coi trọng tính pháp lý của các hành động của họ”.

Hydropower threatens food security

Laos’ plans to develop eleven dams on the mainstream of the Mekong and more than seventy on its tributaries for energy export to China and Thailand. Whilst this will boost its energy resource portfolio, it risks jeopardising its natural resources, especially fisheries.

Thủy điện đe dọa an ninh lương thực

Lào có kế hoạch phát triển 11 con đập trên dòng chảy chính của sông Mekong và hơn 70 con đập trên các nhánh phụ của nó để xuất khẩu năng lượng sang Trung Quốc và Thái Lan. Mặc dù kế hoạch này sẽ thúc đẩy danh mục đầu tư nguồn năng lượng của Lào, nhưng sẽ có nguy cơ hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các loại thủy sản.

Eric Baran from the World Fish Institute claims that the Mekong is the world’s largest inland fishery with nearly 10% of the world’s entire freshwater fish catch. 60% of the population of Laos and Cambodia relies on caught fish for 100% of their daily protein intake.  Mekong dams in Laos could cut off the natural migratory patterns of more than 110 fish species and translate into the loss of up to 800,000 tons of caught fish (42% of the Mekong’s fish catch) every year, creating a potential food security dilemma in Laos and Cambodia.

Ông Eric Baran thuộc Viện nghiên cứu Cá Thế giới cho biết sông Mekong là nguồn cá nội địa lớn nhất thế giới và hiện đang chiếm gần 10% toàn bộ sản lượng cá nước ngọt của thế giới. 60% dân số Lào và Campuchia dựa vào nguồn cá để bảo đảm 100% lượng đạm hàng ngày của họ. Do đó các con đập trên sông Mekong tại Lào có thể phá hủy các mô hình đi cư tự nhiên của hơn 110 loài cá và gây thất thoát tới 800.000 tấn cá được đánh bắt (42% sản lượng đánh bắt cá của sông Mekong) mỗi năm, từ đó gây khó khăn rất lớn cho an ninh lương thực tại Lào và Campuchia.

Moreover, China’s importing of hydropower from Southeast Asia is part of a push to reduce its carbon footprint by investing in renewable energy. However, to replace the loss of protein from Mekong fisheries, Laos and Cambodia will be forced to invest in industrial, carbon intense livestock raising; thus China’s carbon footprint will simply have been sent downstream.

Hơn nữa, việc Trung Quốc nhập khẩu thủy điện của các nước Đông Nam Á là một phần nỗ lực cắt giảm lượng khí thải cácbon ở trong nước bằng cách đầu tư vào các nguồn năng lượng mới. Nhưng để bù đắp sự thiếu hụt về chất đạm từ các loại thủy sản của sông Mekong, Lào và Campuchia phải đầu tư cho các chương trình chăn nuôi gia súc công nghiệp chứa nhiều cácbon, do đó lượng khí thải cácbon của Trung Quốc sẽ được đưa xuống khu vực hạ nguồn sông Mekong.

This March at a workshop on food security in the Mekong region in Chiang Rai -, former Thai senator Kraisak Choonhavan said, “What we have to do is maintain food security throughout these periods of rapid development and make wise and sustainable decisions about the future of this region.”


Trong cuộc hội thảo về an ninh lương thực ở khu vực sông Mekong tại Chiang Rai vào tháng 3/2013, cựu thượng nghị sĩ Thái Lan Kraisak Choonhavan tuyên bố: “Những gì chúng ta phải làm là bảo đảm an ninh lương thực trong suốt các giai đoạn phát triển nhanh và đưa ra các quyết định khôn ngoan và bền vững về tương lai của khu vực Mekong”.


State-led strategies stifles sustainable solutions

Chiến lược do nhà nưóc lãnh đạo đang ngăn chặn các giải pháp bền vững

A major critique of China’s state-led geo-economic strategy is that while it advocates security and interdependence between countries based on deepening economic ties, it fails to promote connections among the complex nexus of stakeholders in both China and the region at large. The exclusion of key stakeholders in policy discussions creates an uneven playing field that not only misallocates resources and leads to inefficiency, but also disenfranchises individuals and institutions who can provide sustainable solutions to regional challenges.

nước lãnh đạo của Trung Quốc là mặc dù Bắc Kinh ủng hộ an ninh và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế sâu sắc, nhưng không thể thúc đẩy sự gắn kết giữa các mối quan hệ phức tạp của các bên liên quan ở Trung Quốc và khu vực nói chung. Việc loại bỏ các bên liên quan trong các cuộc thảo luận chính sách tạo ra một sân chơi không bình đẳng không chỉ phân bổ sai các nguồn tài nguyên dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả mà còn tước đi quyền của các cá nhân và tổ chức có thể mang lại các giải pháp bền vững nhằm giải quyết các thách thức khu vực.
“A core mission of NGOs should be to ensure that project developers take care of evaluating social and environmental impacts and awarding compensation before construction begins,” says Dr Yu Xiaogang, director of Green Watershed an influential Chinese NGO that assesses the impact of hydropower projects on local communities.

Người ta chỉ trích chiến lược địa-kinh tế do nhà Tiến sĩ Yu Xiaogang, giám đốc tổ chức NGO “Green Watershed” có ảnh hưởng ở Trung Quốc chuyên đánh giá tác động của các dự án thủy điện đối với các cộng đồng địa phương, nói: “Nhiệm vụ cơ bản của cáo NGO là đảm bảo các bên tham gia dự án quan tâm đánh giá các tác động xã hội, môi trường và bồi thường thỏa đáng trước khi công việc xây dựng bắt đầu.

“NGOs should conduct solid and accurate investigations and identify gaps in policy implementation. We should regard the government as a partner and realise policy makers are convinced only by factual evidence.”

Các NGO phải điều tra chắc chắn, chính xác và xác định các vấn đề mâu thuẫn trong việc thực hiện chính sách. Chúng ta nên coi chính phủ như một đối tác và báo đảm các nhà hoạch định chính sách bị thuyết phục trước các bằng chứng thực tế”.
If China wishes to improve its deteriorating reputation in the region it will need to revise its geo-economic strategy. One element of this should be to promote the actions of a wider range of stakeholders and by demonstrating rule of law best practices to its Mekong neighbours, particularly when conducting social and environmental impact assessments of infrastructure development projects.  Without these changes, China’s regional strategies and the sustainability of the Mekong region are at serious risk.

Nếu Trung Quốc muốn cải thiện hình ảnh đang xấu đi trong khu vực, nước này sẽ phải xem xét lại chiến lược địa-kinh tế của mình. Một trong những yếu tố đó là Trung Quốc cần thúc đẩy các hoạt động có phạm vi rộng của các bên liên quan và cho các nước láng giềng Mekong thấy mình thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, đặc biệt khi tiến hành đánh giá các tác động xã hội và môi trường của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Nếu không thực hiện những thay đổi đó, chiến lược khu vực của Trung Quốc và sự bền vững của khu vực sông Mekong sẽ bị thách thức nghiêm trọng.



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn