MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Tuesday, August 6, 2013

China at the Tipping Point? The Turn Against Legal Reform Trung Quốc Đang ở Điểm Giao Thời? Bước cải cách luật pháp



Before a security crackdown, a demonstrator protests the construction of a 55.9 billion yuan (US$8.9 billion) chemical plant in Ningbo, Zhejiang province on October 28, 2012.

Trước sự đàn áp của an ninh, một người biểu tình phản đối việc xây dựng một nhà máy hóa chất trị giá 55.9 tỷ nhân dân tệ (8,9 tỷ USD) tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang vào ngày 28, 2012.

China at the Tipping Point?
The Turn Against Legal Reform

Trung Quốc Đang ở Điểm Giao Thời?
Bước cải cách luật pháp
CARL MINZNER
CARL MINZNER
The Pacific Chronicle
The Pacific Chronicle
07.11.13

11. 07.13

What will be the future of China’s authoritarian political system?

Tương lai của hệ thống chính trị độc tài Trung Quốc sẽ ra sao?

Many predicted that China’s rapid development over the past several decades would inevitably lead to gradual liberalization. Economic growth was expected to generate a cascade of changes—first to society, then law, and eventually politics. Events appeared to confirm these projections. As Chinese authorities opened up the economy in the late twentieth century, they also launched sweeping reforms of the nation’s legislative and judicial institutions.

Nhiều người dự đoán rằng sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua chắc chắn sẽ dẫn đến tự do hóa dần dần. Tăng trưởng kinh tế được dự đoán sẽ tạo ra một chuỗi các sự kiện thay đổi, trước tiên là cho xã hội, sau đó đến luật pháp, và cuối cùng là chính trị. Các sự kiện diễn ra dường như đã khẳng định những dự đoán trên. Khi chính quyền Trung Quốc mở cửa nền kinh tế vào cuối thế kỷ XX, họ cũng khởi động những cải cách sâu rộng đối với thể chế lập pháp và tư pháp của quốc gia.


The events of the past decade, however, have called these assumptions into question. From 2000 to 2011, per capita GDP in China more than quintupled, skyrocketing from US$949 to $5,445. But one-party rule remains intact under the Chinese Communist Party (CCP), and Chinese authorities have turned against many of the legal reforms that they themselves enacted back in the 1980s and 1990s. Lawyers have come under increased pressure. Political campaigns warning against rule-of-law norms have rippled through the courts. And under new policies making “stability maintenance” (weiwen) a top priority, central authorities have massively increased funding for extralegal institutions aimed at channeling, curtailing, and suppressing citizen discontent.

Tuy nhiên, những sự kiện trong thập kỷ vừa qua đã làm dấy lên những nghi vấn về các giả định đó. Từ năm 2000 đến năm 2011, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã nhiều hơn gấp 5 lần, tăng vọt từ 949 USD đến 5.445 USD. Nhưng chế độ độc đảng lãnh đạo vẫn còn nguyên vẹn dưới quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và chính quyền Trung Quốc đã quay lưng lại với nhiều cuộc cải cách tư pháp mà chính họ đã ban hành trong những năm 1980 và 1990. Các luật sư đã phải chịu đựng những áp lực gia tăng. Các chiến dịch chính trị cảnh báo chống lại các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền đã lan tỏa trong các tòa án. Theo các chính sách mới ưu tiên hàng đầu cho “duy trì ổn định” (Weiwen), chính quyền trung ương đã ồ ạt tăng tài trợ cho các tổ chức ngoài khuôn khổ pháp luật nhằm mục đích chuyển hướng, hạn chế, và triệt tiêu sự bất bình của công dân.

These shifts have choked off institutions for venting dissatisfaction and redressing ills that are key to the CCP’s continued resilience as an authoritarian regime. The changes have fueled social unrest, funneling citizen grievances into a rising tide of street protests instead of institutionalized legal or political participation. And they have led to new worries at the center regarding the danger posed by individual CCP officials (such as disgraced Chongqing CCP boss Bo Xilai) seizing parts of the weiwen apparatus for their own ends. For precisely these reasons, an increasing number of officials, academics, and activists have called on central authorities to revive flagging legal reforms in the wake of the November 2012 leadership succession.

Những chuyển đổi này đã bóp nghẹt các thể chế có khả năng giảm bớt bất mãn và khắc phục những yếu kém, đó là những cơ chế giữ vai trò quan trọng cho sự tiếp tục tồn tại lâu bền của Đảng Cộng sản Trung Quốc với tư cách là một chế độ độc tài. Những chuyển đổi này đã thúc đẩy tình trạng bất ổn xã hội, biến nỗi bất bình của công dân thành một làn sóng biểu tình đường phố thay vì thể chế hóa quyền tham gia về chính trị hoặc tư pháp. Và việc này đã dẫn đến những lo ngại mới ở trung ương trước mối nguy hiểm do các cá nhân quan chức ĐCSTQ (ví dụ như vết nhơ Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh) tiếm chiếm một số thành phần trong bộ máy “duy trì ổn định” vì mục đích riêng. Chính xác là vì những lý do này, một số lượng ngày càng tăng gồm các quan chức, học giả và các nhà hoạt động đã kêu gọi chính quyền trung ương khôi phục lại các cải cách luật pháp đang bị suy yếu khi giới lãnh đạo kế tiếp nổi lên vào tháng 11 năm 2012.

China may indeed be at a tipping point. But it is not clear which way it will tip. Authorities may restart legal reform as part of a comprehensive program of political and institutional transformation. Or they may refuse, risking an escalating spiral of social and political turmoil. 1

Trung Quốc thực sự có thể đang ở điểm giao thời. Nhưng không rõ là nước này sẽ nghiêng về phía nào. Các nhà chức trách có thể khởi động lại cuộc cải cách luật pháp như là một phần trong chương trình chuyển đổi toàn diện về chính trị và thể chế. Hoặc họ có thể bác bỏ, gây rủi ro xảy ra rối loạn xã hội và chính trị lớn hơn. (1)


In the 1970s and 1980s, CCP authorities turned their backs on decades of political radicalism and socialist economic policies. They launched extensive legal reforms aimed at building new structures to govern China.

Trong những năm 1970 và 1980, chính quyền ĐCSTQ đã quay lưng lại với thập kỷ theo đuổi chủ nghĩa chính trị cực đoan và các chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa. Họ khởi động những cải cách pháp lý rộng lớn nhằm xây dựng những cấu trúc quản lý mới cho Trung Quốc.

Officials reopened law schools shuttered during the turmoil of the Cultural Revolution (1966–76). They used academic and professional exchanges to aggressively import foreign legal concepts. They issued hundreds of new statutes and regulations, creating a comprehensive framework of civil, commercial, criminal, and administrative law. Authorities promoted court trials, conducted according to these newly promulgated laws, as the preferred venue for resolving ordinary civil or commercial grievances and disputes. In 1989, Chinese authorities even issued an administrative litigation law giving ordinary citizens limited rights to sue state authorities in court.

Các quan chức đã mở trở lại các trường Luật bị đóng cửa trong thời kỳ xảy ra tình trạng hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa (1966-1976). Họ áp dụng trao đổi học thuật và chuyên môn để tích cực thu nhận các khái niệm pháp lý từ nước ngoài. Họ đã ban hành hàng trăm đạo luật và quy định mới, tạo ra một khuôn khổ toàn diện về luật dân sự, thương mại, hình sự và hành chính. Chính quyền khuyến khích các phiên tòa xét xử theo các luật mới được ban hành, được nhìn nhận như là một nơi ưu tiên giải quyết các khiếu nại và tranh chấp dân sự hoặc thương mại thông thường. Trong năm 1989, chính quyền Trung Quốc thậm chí còn ban hành một bộ luật tố tụng hành chính cho phép những công dân bình thường có các quyền hạn chế nhằm kiện các quan chức nhà nước ra tòa.


Reforms continued throughout the 1990s. Authorities professionalized the judiciary, moving away from the practice of staffing courts with former military officers. They removed definitions of lawyers as “state legal workers” and privatized the bar. By the early 2000s, the state-owned law firms of the 1980s had given way to an explosion of private firms, domestic and foreign alike. In 1997, central authorities adopted “rule according to law” (yifa zhiguo) as a core Party slogan. Parallel constitutional amendments followed two years later. Legal reform even emerged as a subject in China’s foreign relations, with U.S. and Chinese diplomats agreeing to initiate cooperative exchanges on legal reform.


Cải cách tiếp tục diễn ra trong suốt những năm 1990. Các quan chức chuyên nghiệp hóa bộ máy tư pháp, từ bỏ thông lệ tuyển dụng các cựu sĩ quan quân sự làm nhân viên tòa án. Họ loại bỏ các định nghĩa về luật sư như là “những công nhân pháp lý của nhà nước” và tư nhân hóa nghề luật sư. Đến đầu những năm 2000, các công ty luật quốc doanh của những năm 1980 đã mở lối cho sự bùng nổ các công ty tư nhân, trong nước cũng như nước ngoài. Trong năm 1997, chính quyền trung ương đã thông qua “nhà nước vì pháp quyền” (yifa zhiguo) như là một khẩu hiệu cốt lõi của Đảng. Các sửa đổi hiến pháp diễn ra đồng thời hai năm sau đó. Cải cách pháp lý thậm chí nổi lên như một chủ đề trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đồng ý khởi đầu các cuộc trao đổi hợp tác về cải cách tư pháp.


Naturally, Chinese leaders aimed to advance their own interests through these reforms. Ideologically, they wanted an alternative source of legitimacy to Maoist revolutionary principles on which to ground their rule. Practically, they desired new mechanisms to help resolve the mounting social conflicts created by rapid economic development and urbanization. Law, litigation, and courts seemed to be the solution. Administratively, central leaders sought new ways to monitor their local officials and better respond to pervasive principal-agent problems within the bureaucracy. They also wanted to gather better information on domestic problems facing China. Allowing citizens a limited ability to challenge local officials through court channels, or to offer opinions through legislative ones, promised to help address these concerns.

Theo lẽ tự nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn thúc đẩy quyền lợi của họ thông qua những cải cách này. Về ý thức hệ, họ muốn có một nguồn chính danh khác để thay thế các nguyên tắc cách mạng của phe Mao-ít và giữ quyền cai trị. Trong thực tế, họ muốn có các cơ chế mới giúp giải quyết các xung đột xã hội gia tăng bởi sự phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Luật pháp, tranh tụng, và tòa án dường như chính là giải pháp. Về mặt hành chính, lãnh đạo trung ương tìm kiếm những cách thức mới để giám sát các quan chức địa phương và phản ứng tốt hơn trước những nan giải về vấn đề người ủy thác – người đảm nhiệm diễn ra tràn lan nội trong bộ máy quan liêu. Họ cũng muốn thu thập những thông tin tốt hơn về các vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt ở trong nước. Việc cho phép công dân có quyền hạn chế để thách thức các quan chức địa phương thông qua các kênh tòa án, hoặc để bày tỏ ý kiến thông qua các kênh pháp luật, hứa hẹn sẽ giải quyết được những mối lo ngại đó.


The Future of Legal Reform

As Andrew Nathan noted in 2003, these reforms helped to strengthen the internal stability of the Chinese state.2

They institutionalized CCP rule. They channeled popular discontent (regarding violations of citizens’ rights or official abuses of power) into institutions within the existing political system, rather than radical underground organizations seeking to overturn the party-state. Legal reforms also played an important role in foreign policy. Rule-of-law discussions with foreign governments, for example, provided a politically more acceptable forum for discussing human rights in advance of China’s 2001 entry into the World Trade Organization.


Tương lai của cải cách luật pháp

Như học giả Andrew Nathan lưu ý trong năm 2003, những cải cách này sẽ giúp tăng cường sự ổn định nội bộ của nhà nước Trung Quốc. (2)

Họ thể chế hóa sự cai trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Họ chuyển những bất mãn phổ biến (liên quan đến những vi phạm quyền công dân hoặc lạm dụng chức quyền) vào trong những thể chế thuộc hệ thống chính trị hiện hành, thay vì cho các tổ chức cực đoan ngầm tìm cách lật hệ thống đảng – nhà nước. Cải cách pháp lý cũng đóng góp vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại. Ví dụ các cuộc thảo luận về nhà nước pháp quyền với các chính phủ nước ngoài cung cấp môt diễn đàn chính trị dễ chấp nhận hơn để tranh luận về nhân quyền trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.

Central reforms emboldened bureaucrats farther down the ladder to push institutional change forward under the rule-of-law banner. By the late 1990s, Chinese legal academia was abuzz with discussions of constitutionalism and constitutional supremacy (xianfa zhishang). In 2001, the Supreme People’s Court (China’s highest judicial body) took the groundbreaking step of authorizing a provincial court to actually apply the (otherwise nonjusticiable) Chinese constitution in an individual case. Some local courts began to push the boundaries of their authority, independently proclaiming the invalidity of local rules and regulations that contradicted national law.3

Cải cách trung ương khuyến khích các công chức từ trên trở xuống đẩy mạnh hơn nữa thay đổi thể chế dưới ngọn cờ của nhà nước pháp quyền. Vào cuối những năm 1990, giới học thuật về luật của Trung Quốc cũng bắt đầu nóng với các cuộc thảo luận xung quanh chủ nghĩa hợp hiến và tính tối cao của hiến pháp (xianfa zhishang). Năm 2001, Tòa án nhân dân tối cao (cơ chế tư pháp cao nhất của Trung Quốc) đã tiến hành một bước đột phá cho phép một tòa án tỉnh lẻ thực sự áp dụng hiến pháp (dù không có quyền tài phán) của Trung Quốc trong một trường hợp riêng lẻ. Một số tòa án địa phương đã bắt đầu mở rộng giới hạn quyền lực của mình, tuyên bố một cách độc lập về tính vô hiệu lực của các quy tắc và quy định địa phương trái với luật quốc gia. (3)

Citizens used the new channels to protect their own interests. Civil and administrative cases multiplied. Farmers employed central authorities’ rule-of-law rhetoric to challenge illegal local exactions and land seizures. By the early 2000s, a cadre of public-interest lawyers and legal activists (such as Chen Guangcheng) had emerged. They fused public-interest lawsuits and savvy media strategies to push for deeper reform, with some resounding successes. In 2003, after a migrant named Sun Zhigang died at the hands of city authorities in Guangzhou (Canton), three legal academics mounted a petition to the national legislature challenging the legality and constitutionality of the extrajudicial administrative system used to detain him. At the same time, extensive media coverage generated a public uproar regarding official abuses in Sun’s case and similar ones. Remarkably, central authorities yielded—annulling the entire detention system nationwide.4

Các công dân áp dụng những phương thức mới để bảo vệ lợi ích riêng của họ. Những vụ tranh tụng dân sự và hành chính tăng lên. Nông dân sử dụng những lời lẽ nhà nước pháp quyền của chính quyền trung ương để thách thức những sách nhiễu và việc thu hồi đất đai bất hợp pháp ở địa phương. Đến đầu những năm 2000, một đội ngũ luật sư công ích và các nhà hoạt động pháp lý (ví dụ như ông Chen Guangcheng) đã xuất hiện. Họ hợp nhất các vụ kiện công ích với những chiến lược truyền thông có hiểu biết để thúc đẩy cải cách sâu rộng hơn, và đạt được một vài thành công vang dội. Năm 2003, sau khi một người nhập cư có tên là Sun Zhigang bị thiệt mạng dưới bàn tay của chính quyền thành phố Quảng Châu, ba học giả luật đã gửi một bản kiến nghị đến cơ quan lập pháp quốc gia để thách thức tính hợp pháp và hợp hiến của hệ thống hành chính tạm giam ngoài khuôn khổ pháp luật. Đồng thời, giới truyền thông rộng lớn đã tạo ra sự náo động dư luận về việc lạm dụng chức quyền trong trường hợp của ông Sun và những trường hợp tương tự. Đáng chú ý là chính quyền trung ương nhường bước – bãi bỏ toàn bộ hệ thống tạm giam trên toàn quốc. (4)

The Counterreaction

Despite the hopeful signs visible nearly a decade ago, officials have turned against their earlier reforms. Some concerns are practical. Late twentieth-century reforms were designed to steer civil and commercial disputes into trials before local courts. But rural China has limited legal resources. Trained judges and licensed lawyers are in short supply. Courts remain institutionally weak and commonly find it hard to enforce their verdicts. As China entered the twenty-first century, such problems led to violent showdowns between local courts and aggrieved citizens seeking justice, as well as surging numbers of extralegal petitions and protests to higher authorities regarding lower-court decisions.

Phản ứng thuận nghịch

Mặc dù có những dấu hiệu khả quan và đáng hy vọng trong gần một thập kỷ trước, các quan chức đã quay lưng lại với những cải cách trước đó của họ. Một số lo ngại là hoàn toàn có thực. Những cải cách cuối thế kỷ XX được tạo ra để hướng các tranh chấp dân sự và thương mại vào các phiên tòa của tòa án địa phương. Nhưng vùng nông thôn Trung Quốc lại có nguồn lực hạn chế về pháp lý. Vẫn thiếu thẩm phán đã qua đào tạo và luật sư được cấp giấy phép. Tòa án vẫn bị yếu kém về mặt thể chế và thường gặp khó khăn trong việc thực thi phán quyết của họ. Khi Trung Quốc bước vào thế kỷ XXI, những vấn đề như vậy dẫn đến đối đầu công khai giữa các tòa án địa phương và người dân bị thiệt hại đòi công lý, cũng như việc tăng vọt số lượng kiến nghị và kháng nghị ngoài khuôn khổ pháp luật gửi đến các cấp chính quyền cao hơn có liên quan đến các quyết định của tòa án cấp thấp hơn.

Other concerns are explicitly political. State media have cautioned that “judicial concepts . . . not in accordance with [Chinese] national sentiment have ‘blown into the East from the West.’”5 Party authorities have warned that some judges have falsely used concepts such as “the supremacy of the law” as an excuse to avoid or oppose CCP leadership in judging cases.6

Những mối lo ngại khác hiển nhiên mang tính chính trị. Phương tiện truyền thông nhà nước đã cảnh cáo rằng “các khái niệm tư pháp…không phù hợp với niềm tin quốc gia [Trung Quốc] đã ‘từ phương Tây thổi vào phương Đông’” (5). Các quan chức của Đảng cảnh báo rằng một số thẩm phán đã sử dụng sai các khái niệm như “tính tối cao của pháp luật” như một cái cớ để tránh hoặc phản đối giới lãnh đạo Đảng trong những trường hợp xét xử. (6)

This has generated a backlash. Since the early 2000s, Chinese authorities have shifted citizen disputes away from court trials that are decided according to law. Judges face new pressures to resolve cases through closed-door mediation. Community mediation institutions dating from the era of Chairman Mao Zedong (d. 1976) have been dusted off and revived. New extralegal Party-led “coordination sessions” have been created, under the rubric of mediation, to handle those cases that officials fear are most likely to generate social protest.

Điều này đã tạo ra một sự bước giật lùi. Kể từ đầu những năm 2000, chính quyền Trung Quốc đã lái các tranh tụng công dân ra khỏi các phiên tòa, nơi giải quyết sự vụ theo pháp luật. Thẩm phán phải đổi mặt với những áp lực mới trong việc giải quyết các vụ án thông qua hòa giải kín. Các cơ quan hòa giải cộng đồng có niên đại từ thời kỳ Chủ tịch Mao Trạch Đông (mất năm 1976) đã được “phủi bụi” và phục hồi. “Các phiên họp phối hợp” mới ngoài khuôn khổ pháp luật do Đảng lãnh đạo đã được tổ chức, dưới đề mục hòa giải, để xử lý những trường hợp mà các quan chức lo sợ có nhiều khả năng dẫn đến phản kháng xã hội.

In some areas, these efforts have permitted meaningful local experiments that may respond better to rural needs than the formal legal channels emphasized during the late twentieth century. In others, they have become convenient rationales for local authorities to abandon legal norms entirely as they seek to shore up social stability at all costs, whether by suppressing the legitimate grievances of individual petitioners or by caving in to mass complaints with no legal basis, but backed by many angry citizens.

Trong một số lĩnh vực, những nỗ lực này đã tạo ra những thử nghiệm có ý nghĩa ở cấp địa phương, đáp ứng nhu cầu của nông thôn tốt hơn hơn so với các kênh pháp lý chính thức khác được đề cao trong cuối thế kỷ XX. Trong những lĩnh vực khác, những nỗ lực này đã trở thành lý do cơ bản rất thuận lợi cho chính quyền địa phương để hoàn toàn từ bỏ các quy chuẩn pháp lý khi họ tìm cách củng cố ổn định xã hội bằng mọi giá, bất kể bằng cách triệt tiêu nỗi bất bình chính đáng của các kiến nghị cá nhân hoặc bằng cách làm bẹp các nhóm khiếu nại mà không cần tới cơ sở pháp lý, nhưng được ủng hộ bởi nhiều người dân nổi giận.

Party authorities have also attempted to rein in politically wayward judges. In 2006, CCP officials launched new campaigns within the court system stressing loyalty to the Party and cautioning against Western rule-of-law norms. In 2008, central authorities installed a CCP functionary with no formal legal experience as head of the Supreme People’s Court. There followed the so-called Three Supremes (sange zhishang) campaign—an effort to remind judges that CCP policies and “the people’s will” are equal to (or above) the constitution. Lest anyone miss the message, both law school curricula and the national bar examination were amended to include the content of these campaigns as mandatory subjects.

Các cơ quan Đảng cũng đã cố gắng kiểm soát các thẩm phán ương ngạnh về mặt chính trị. Trong năm 2006, các quan chức ĐCSTQ phát động chiến dịch mới trong hệ thống tòa án để nhấn mạnh lòng trung thành với Đảng và cảnh báo chống lại các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền phương Tây. Năm 2008, chính quyền trung ương đã đưa một viên chức ĐCSTQ chính thức trở thành người đứng đầu Tòa án Nhân dân Tối cao dù không có hiểu biết về pháp lý. Tiếp theo đó là cái gọi là Ba chiến dịch Tối cao (sange zhishang) – một nỗ lực để nhắc nhở các thẩm phán rằng các chính sách của ĐCSTQ và “ý chí nhân dân” là tương đương (hoặc đứng trên) hiến pháp. Không để cho ai bỏ qua thông điệp này, cả hai chương trình giảng dạy về luật và kỳ thi luật quốc gia đã được sửa đổi để nội dung của những chiến dịch đó trở thành những chủ đề bắt buộc.

Lawyers have come under increased pressure. Party campaigns have labeled them “socialist legal workers” and pressed for creation of CCP cells within law firms. Loyalty oaths to the Party are now required to obtain a license to practice law. Authorities have escalated harassment and abuse of well-known public-interest lawyers and legal activists by shuttering the organizations of some and subjecting others to imprisonment, house arrest, and periodic disappearance or torture.


Luật sư đã phải chịu đựng những áp lực gia tăng. Các chiến dịch của Đảng từng gọi họ là “công nhân pháp luật xã hội chủ nghĩa” và gây sức ép để tạo ra các “tế bào” của ĐCSTQ trong các công ty luật. Để lấy được giấy phép hành nghề luật sư, giờ đây họ bắt buộc phải thề trung thành với Đảng. Các nhà chức trách ngày càng sách nhiễu và ngược đãi các luật sư công ích nổi tiếng và các nhà hoạt động pháp lý bằng cách đóng cửa một số tổ chức và buộc người khác đi tù, bị quản thúc tại gia, cũng như biến mất định kỳ hoặc bị tra tấn.

In short, CCP leaders are trying to neuter the very rule-of-law pressures that they themselves unleashed in the late twentieth century. They have sought to close down rhetoric (constitutionalism), channels (court trials), and social forces (lawyers) that activists had used to mobilize for greater change. And they have reasserted control over state actors (judges and courts) who might have been tempted to forget the realities of Communist Party control.


Nói ngắn gọn, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đang cố gắng trung lập hóa những áp lực của nhà nước pháp quyền mà chính họ đã phát động vào cuối thế kỷ XX. Họ luôn tìm cách khóa các cuộc thảo luận (chủ nghĩa hợp hiến), các kênh pháp lý (phiên tòa), cùng các lực lượng xã hội (luật sư) mà các nhà hoạt động đã sử dụng để vận động cho thay đổi lớn hơn. Và họ đã tái khẳng định quyền kiểm soát các tác nhân nhà nước (các thẩm phán và tòa án), những người có thể bị cám dỗ để quên đi quyền kiểm soát hiện thực của Đảng Cộng sản.


Where such concerns are absent, reforms have continued. In the area of criminal justice, for instance, Chinese authorities have developed noncustodial pilot programs for juvenile offenders. The 2012 Criminal Procedure Law creates additional protections for juveniles facing interrogation and trial. With regard to death-penalty cases, Chinese judicial authorities have made efforts to increase transparency and improve judicial review. As a result, foreign experts estimate that the number of executions in China has dropped by roughly half since 2007, to about four thousand in 2011.7

Ở nhưng nơi nào vắng bóng những mối lo ngại, công cuộc cải cách vẫn tiếp tục. Ví dụ, trong lĩnh vực tư pháp hình sự, chính quyền Trung Quốc đã triển khai chương trình thí điểm không phạt giam người phạm tội chưa đến tuổi vị thành niên. Luật tố tụng hình sự 2012 tạo thêm sự che chở cho người chưa đến tuổi vị thành niên trước sự thẩm vấn và xét xử. Đối với án tử hình, cơ quan tư pháp Trung Quốc đã có những nỗ lực để tăng tính minh bạch và cải thiện việc xem xét các phán quyết. Kết quả là, các chuyên gia nước ngoài ước tính rằng số lượng các vụ hành quyết ở Trung Quốc đã giảm một nửa kể từ năm 2007, xuống khoảng bốn ngàn vụ năm 2011. (7)


Tough central policies have generated a range of perverse effects. Ironically, they have heightened social unrest. Many citizens with environmental or land grievances against local authorities have concluded that the best chance for obtaining redress does not lie within state legal institutions that have been gradually undermined. Instead, they are increasingly resorting to direct (and sometimes violent) collective street actions, seeking to force central officials to intervene and local authorities to cave in. In response, central authorities have greatly increased the funding and influence of domestic-security organs. This has permitted some local governments to devolve into quasi-feudal satrapies in which officials use massive funds (and the politically correct justification of “maintaining social stability”) to suppress legitimate citizen complaints, hide their own misdeeds, and enrich themselves through corruption.

Các chính sách trung ương khắc nghiệt đã tạo ra một loạt các hiệu ứng trái chiều. Điều trớ trêu là chúng đã làm gia tăng tình trạng bất ổn xã hội. Nhiều người dân bất bình về môi trường hoặc đất đai chống lại chính quyền địa phương đã đi đến kết luận rằng cơ hội tốt nhất để được đền bù không nằm trong các tổ chức pháp lý nhà nước, nơi chúng đang suy yếu dần dần. Thay vào đó, họ đang ngày càng viện đến các hoạt động đường phố tập thể trực tiếp (và đôi khi là bạo động), để tìm cách ép các quan chức trung ương can thiệp và chính quyền địa phương phải nhượng bộ. Đáp lại, chính quyền trung ương đã tăng cường nguồn kinh phí và thế lực của các cơ quan an ninh trong nước. Điều này đã cho phép một số chính quyền địa phương phân cấp thành các tỉnh trưởng gần như thời phong kiến, trong đó các quan chức dùng kinh phí khổng lồ (và những biện minh chính trị đúng đắn về “sự duy trì ổn định xã hội”) để triệt tiêu các khiếu nại hợp pháp của công dân, che giấu các sai lầm của họ, cũng như làm giàu cho bản thân bằng tham nhũng.

Reform on the Rebound or Descent to Disorder?

The fall of rising Party star Bo Xilai in the first half of 2012 dramatically drew attention to these problems. Central leaders voiced concern about the ability of one of their own to amass huge, unchecked personal power and to challenge the low-key collective leadership norms that had prevailed since the beginning of the reform period two decades ago. Liberal scholars and officials used the Bo affair to criticize the CCP’s turn against legal reform since the early 2000s.

Cải cách trước những phản ứng hay rơi trở lại hỗn loạn?

Sự sụp đổ của ngôi sao đang lên Bạc Hy Lai của Đảng trong nửa đầu năm 2012 đã thu hút sự chú ý đáng kể về những vấn đề này. Lãnh đạo trung ương bày tỏ lo ngại về khả năng của một trong số những thành viên của họ nhằm thâu tóm quyền lực cá nhân khổng lồ, không bị chế ngự, đồng thời thách thức các chuẩn mực lãnh đạo tập thể đã tồn tại từ thời kỳ đầu của đổi mới hai thập kỷ trước. Các học giả và quan chức có tư tưởng tự do lợi dụng sự kiện Bạc Hy Lai để chỉ trích việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quay lưng chống lại các cải cách pháp lý kể từ đầu những năm 2000.





Một biếm họa được đưa lên mạng Sina Weibo của Trung Quốc cùng với tin tức về một chỉ thị 7 điểm mà các học giả ở Trung Quốc không được phép nói đến.

Over the past year, indications have emerged that the counterreaction against legal reform may have now generated a backlash of its own. Central authorities have moved to downgrade the power of the CCP political-legal apparatus. The new CCP general secretary, Xi Jinping, has begun to revive language regarding law and legal reform that had gone into eclipse in recent years. Top Party leaders have issued new calls for applying rule-of-law principles to the task of upholding social stability. A new State Council white paper suggests that recent political campaigns in the judiciary may be wound down.

Trong năm qua, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy rằng những phản ứng chống lại cải cách pháp lý giờ đây đã có thể tạo ra một bước giật lùi. Chính quyền trung ương đã tiến hành việc giáng cấp bộ máy pháp lý – chính trị của ĐCSTQ. Tổng bí thư mới của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, đã bắt đầu khôi phục lại tiếng nói liên quan đến cuộc cải cách luật và tư pháp đang bị lấn át trong những năm gần đây. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng đã công khai kêu gọi áp dụng các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền trong các cuộc đối thoại về vấn đề duy trì ổn định xã hội. Một sách trắng của Hội đồng Nhà nước mới gợi ý rằng các chiến dịch đấu tranh chính trị trong ngành tư pháp gần đây có thể đã bị suy giảm.

If implemented, such changes might represent a tipping point in Chinese legal reform. Central authorities may have recognized that if China is to solve its pressing problems, it will need meaningful institutions that can place independent checks on official power and provide bottom-up channelsfor citizen participation.


Nếu được thực hiện, những thay đổi này có thể phản ánh một điểm giao thời trong công cuộc cải cách tư pháp Trung Quốc. Chính quyền trung ương có thể đã nhận ra rằng nếu Trung Quốc phải giải quyết các vấn đề gây bức xúc của họ, thì nước này sẽ cần đến các thể chế quan trọng, nơi có thể kiểm soát quyền lực của quan chức một cách độc lập và cung cấp các kênh từ dưới lên trên cho người công dân tham gia.

China today might be on the verge of a complex transition that parallels developments in South Korea and Taiwan during the 1970s and 1980s. In both cases, authoritarian powerholders pursued gradual political reform, opened the institutions of government to increasing levels of external civic pressure, and slowly but successfully shifted to more liberal systems of government. Today, both countries belong securely in the ranks of the world’s developed democracies.

Trung Quốc ngày hôm nay có thể đang đứng trước ranh giới của quá trình chuyển đổi phức tạp tương tự như sự phát triển của Hàn Quốc và Đài Loan vào những năm 1970 và 1980. Trong cả hai trường hợp Hàn Quốc và Đài Loan, các nhà cầm quyền độc đoán đều đã theo đuổi cải cách chính trị dần dần, mở cửa các cơ quan chính phủ để cho phép gia tăng áp lực công dân từ bên ngoài, rồi từ từ mà thành công chuyển sang hệ thống chính phủ tự do hơn. Ngày nay, cả hai quốc gia này đều đứng vững trong hàng ngũ những nền dân chủ đã phát triển trên thế giới.

But it remains uncertain that China will steer such a hopeful course. The CCP’s ruling elite could end up rejecting reform rather than embracing it. If so, China in the twenty-first century might resemble nineteenth-century Russia more than twentieth-century South Korea or Taiwan.


Nhưng không chắc rằng Trung Quốc sẽ hướng theo một đường lối có triển vọng như vậy. Giới tinh hoa cầm quyền của ĐCSTQ có thể sẽ loại bỏ cải cách hơn là chọn nó. Nếu xảy ra như vậy, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có thể sẽ giống với nước Nga ở thế kỷ XIX hơn là với Hàn Quốc và Đài Loan ở thế kỷ XX.

Like China today, late nineteenth-century Czarist Russia enjoyed decades of economic growth at rates that outpaced those of the United States and European nations, notwithstanding a bureaucratic-authoritarian political system that foreign observers saw as badly outdated. As the century drew to a close, speculation ran rampant as to when Russia might surpass Western powers in economic and military might.

Giống như Trung Quốc ngày hôm nay, vào cuối thế kỷ XIX, nước Nga Sa hoàng trải qua những thập kỷ tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ vượt qua nền kinh tế Mỹ và các quốc gia châu Âu, mặc dù vẫn duy trì hệ thống chính trị quan liêu độc đoán, và bị các quan sát viên nước ngoài cho rằng đã lỗi thời. Khi thế kỷ sắp kết thúc, khắp nơi suy đoán liệu nước Nga có thể vượt qua các cường quốc phương Tây về sức mạnh kinh tế và quân sự hay không.

Russia also found itself in the throes of massive domestic change. Military humiliation at the hands of Western powers in the first international war of the industrial age (the Crimean War of 1853–56) had exposed Russia’s technological inferiority. As a result, the Russian imperial state initiated extensive economic and social reforms. Serfdom was abolished and peasants received more rights. Industrialization reworked the fabric of Russian life, bringing a tide of rural migrants to urban factories. Worker protests over conditions and pay began to erupt with increasing frequency. The new social media of the era—printed periodicals—permitted an educated elite to rapidly disseminate ideas throughout the country, often resorting to allusions or coded language to avoid imperial censors.

Bản thân nước Nga cũng phải vật lộn với những thay đổi nghiêm trọng ở trong nước. Nỗi sỉ nhục quân sự trước các cường quốc phương Tây trong cuộc chiến tranh quốc tế đầu tiên của thời đại công nghiệp (Chiến tranh bán đảo Krym/Crimean 1853 – 1856) đã bộc lộ sự thua kém của Nga về công nghệ. Kết quả là, nhà nước đế quốc Nga khởi động các cải cách kinh tế và xã hội sâu rộng. Chế độ nông nô bị bãi bỏ và người nông dân có nhiều quyền hơn. Công nghiệp hóa cơ cấu lại cuộc sống của Nga, mang lại một làn sóng di cư từ nông thôn vào các nhà máy thành thị. Các cuộc biểu tình của công nhân về điều kiện làm việc và tiền công đã bắt đầu diễn ra thường xuyên hơn. Các phương tiện truyền thông xã hội của thời kỳ đó – các ấn bản in định kỳ – cho phép tầng lớp ưu tú có giáo dục nhanh chóng phổ biến những ý tưởng trên toàn quốc, thường phải dùng ngôn ngữ ám chỉ hoặc mã hóa để tránh sự kiểm duyệt của đế quốc.

Czarist authorities launched sweeping legal reforms as well. They imported foreign legal institutions including models of legal education; a professional bar; Western-style courts and juries; and civil, commer- cial, and criminal codes. Excitement was palpable. “The slogans in the air in the 1860s were due process, open court proceedings, trial by jury, and irremovable judges.”8 Officials even established local representa- tive assemblies with limited powers of self-government.

Chính quyền Sa hoàng cũng đưa ra các cải cách luật pháp sâu rộng. Họ nhập khẩu thể chế luật pháp nước ngoài bao gồm các mô hình giáo dục về luật; giới luật sư chuyên nghiệp; tòa án và bồi thẩm đoàn kiểu phương Tây; các luật dân sự, thương mại, và hình sự. Sự phấn khích có thể cảm nhận được. “Các khẩu hiệu trong những năm 1860 là đúng quy trình, thủ tục tố tụng công khai, tòa xét xử có bồi thẩm đoàn, và các thẩm phán không thể bị thay đổi” (8). Các quan chức thậm chí còn thành lập các hội đồng đại diện địa phương bao gồm quyền tự trị có giới hạn.

Citizens took eagerly to these new channels. Reformers sought to use local assemblies to gradually push the imperial regime in a more liberal direction. Radical activists took advantage of legal novelties such as open court proceedings and independent judges in order to turn trials into platforms calling for greater political change. In 1878, a young anarchist named Vera Zasulich became an instant media sensation when, after her arrest for trying to assassinate an imperial governor, the trial judge resisted government efforts to tamper with the case; her lawyer managed to turn the public proceedings into an indictment of police brutality; a jury of sympathetic citizens returned a verdict of “not guilty”; and crowds erupted into public demonstrations upon her release.

Công dân rất háo hức với những kênh mới. Các nhà cải cách tìm cách sử dụng hội đồng địa phương để từng bước đẩy chế độ đế quốc theo hướng tự do hơn. Các nhà hoạt động cấp tiến đã tận dụng những tiến bộ mới mẻ về luật như thủ tục tố tụng công khai và thẩm phán độc lập để biến nơi xét xử thành nơi kêu gọi cho thay đổi chính trị lớn hơn. Năm 1878, một kẻ vô chính phủ trẻ tuổi tên là Vera Zasulich đã trở thành một hiện tượng truyền thông ngay lập tức, sau khi bà ta bị bắt vì cố gắng ám sát một thống đốc của đế chế, các thẩm phán của phiên tòa đã chống lại những nỗ lực can thiệp vào vụ án của chính phủ; luật sư của bà ta đã cố gắng để biến các thủ tục tố tụng công khai thành một bản cáo trạng về sự tàn bạo của cảnh sát; một bồi thẩm đoàn gồm các công dân đầy thiện cảm đưa ra lời phán quyết “vô tội”; và những đám đông biến thành các cuộc biểu tình công khai khi bà ta được thả.


Such developments caused serious worry among political elites. As in China today, rule-of-law institutions came under increasing suspicion from an authoritarian regime dead set against fundamental political reform—particularly after anarchists assassinated the reformist Czar Alexander II in 1881. Under his successor, Russian authorities launched a two-decade–long rollback of liberal policies. They curtailed public trials, limited the rights of juries, asserted control over bar associations, removed political trials from the regular court system, and drastically reduced the powers of local assemblies.

Những sự phát triển đó gây ra lo ngại nghiêm trọng trong giới tinh hoa chính trị. Giống như ở Trung Quốc ngày nay, các thể chế của nhà nước pháp quyền bị hoài nghi bởi thái độ kiên quyết chống lại cải cách chính trị cơ bản của chế độ độc tài – đặc biệt là sau khi những người theo đuổi chủ nghĩa vô chính phủ ám sát nhà cải cách lúc đó là Sa hoàng Alexander II vào năm 1881. Dưới quyền người kế vị, các nhà chức trách Nga đã phát động việc đẩy lùi các chính sách tự do kéo dài trong hai thập kỷ. Họ hạn chế xét xử công khai, giới hạn quyền của bồi thẩm đoàn, yêu cầu kiểm soát các hiệp hội luật sư, loại bỏ xét xử các vụ án chính trị ra khỏi hệ thống tòa án thông thường, và làm giảm đáng kể các quyền hạn của hội đồng địa phương.


Beginning in the late 1870s, imperial authorities also built up an extensive police state (one might call it “social-stability maintenance with Russian characteristics”). They increasingly took responsibility for upholding law and order out of the hands of judges and gave it to the police, including the Okhrana (the Czarist secret service). Agents of the latter enjoyed dramatically expanded powers that allowed them to detain and internally exile anyone even suspected of political crimes.

Bắt đầu từ cuối những năm 1870, chính quyền đế quốc cũng đã xây dựng được một nhà nước cảnh sát rộng khắp (người ta có thể gọi đó là “duy trì ổn định xã hội với những đặc tính của Nga”). Họ ngày càng thu hồi trách nhiệm duy trì luật pháp và trật tự ra khỏi sự kiểm soát của thẩm phán và trao nó cho cảnh sát, và cho cả Okhrana (cơ quan mật vụ của chế độ Sa hoàng). Những nhân viên này được phép mở rộng quyền hạn một cách đáng kể, cho phép họ bắt giữ và đày ải bất cứ ai trong nước, thậm chí ngày cả những người bị tình nghi là tội phạm chính trị.

Of course, these measures did not succeed in stamping out all dissent. The existence of private property meant that there were limits on imperial power. Wealthy patrons continued to employ reformist intellectuals, despite state efforts to isolate them. Dissident authors continued to find markets for their works, notwithstanding state efforts to censor them.


Tất nhiên là các biện pháp này không thành công trong việc loại trừ bất đồng chính kiến. Sự tồn tại của sở hữu tư nhân có nghĩa là có những giới hạn đối với quyền lực của đế quốc. Những nhà bảo trợ giàu có tiếp tục tạo việc làm cho các nhà trí thức cải cách, bất chấp những nỗ lực của nhà nước nhằm cô lập họ. Các tác giả bất đồng chính kiến tiếp tục tìm kiếm thị trường cho các tác phẩm của họ, bất kể các nỗ lực kiểm duyệt của nhà nước.

The key result of Czarist counterreform in the late nineteenth century was to radicalize society. The imperial turn against law convinced moderates that gradual reform of the regime was impossible. Decades of indiscriminate state repression pushed together liberal constitutionalists, anarchist terrorists, religious nationalists, radical socialists, and ordinary citizens outraged by violations of their rights. And it drove all of them to adopt ever more extreme political positions.


Hệ quả cơ bản của hành động phản cải cách của Sa hoàng vào cuối thể kỷ XIX là một xã hội bị cực đoan hóa. Hành vi quay lưng chống lại luật pháp của đế quốc đã thuyết phục phe ôn hòa rằng cải cách chế độ dần dần là không thể được. Những thập kỷ đàn áp mù quáng của nhà nước đã hội tụ các phe phái ủng hộ chủ nghĩa hợp hiến tự do, phe khủng bố vô chính phủ, phe chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, phe xã hội chủ nghĩa cấp tiến, và giới công dân bình thường bị tổn thương bởi các hành vi vi phạm quyền của họ. Nó khiến cho tất cả các phe nhóm trên tiếp nhận những lập trường chính trị cực đoan hơn.


Further, as imperial rule entered its waning years, hard-line policies helped to prevent the emergence of any organized and institutionalized political opposition. Like China today, imperial Russia had no Taiwanese dangwai (outside the party) movement, no South Korean opposition political parties, no Polish Solidarity trade union. It crushed any effort to organize these. This produced a surface veneer of political stability. But it also ensured that no coherent force existed to step into the void and pick up the power lying in the streets once the Czarist state finally crumbled. Instead, there was only a chaotic assortment of military strongmen, popular mobs, radicalized intellectuals, and—detraining ominously at the Finland Station—committed underground revolutionaries hardened by decades of repression.

Hơn nữa, khi sự cai trị của đế quốc bước vào thời kỳ suy yếu, các chính sách cứng rắn đã giúp ngăn chặn sự xuất hiện của bất kỳ tổ chức hay thể chế đối lập chính trị nào. Như Trung Quốc hiện tại, đế quốc Nga không có phong trào dangwai Đài Loan (bên ngoài Đảng), không có các đảng đối lập chính trị Hàn Quốc, không có Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Đế quốc Nga nghiền nát bất kỳ nỗ lực nào của các tổ chức này. Điều này tạo ra một vẻ ổn định chính trị bề ngoài. Nhưng nó cũng đảm bảo rằng không tồn tại một lực lượng thống nhất nào để bước vào khoảng trống và thu gom quyền lực trên đường phố khi nhà nước Sa hoàng rốt cuộc sụp đổ. Thay vào đó, chỉ còn lại một nhóm hỗn loạn gồm những kẻ mạnh về quân sự, những đám đông hỗn tạp, nhóm trí thức cực đoan, và những kẻ quyết tâm làm cách mạng bí mật – bị đẩy xuống xe lửa tại nhà ga Phần Lan một cách đáng ngại – đã trở nên dày dạn sau những thập kỷ bị đàn áp.

Of course, China is not there . . . yet. Despite increasing domestic unrest, slowing economic growth, and rising tensions with neighbors, central leaders retain a firm grip on the levers of power. And despite the recent official turn against legal reforms, most activists still hope for (and seek) gradual reform of the Chinese state. They do not desire a radical upheaval that would shatter it. They want a soft rather than a hard landing.

Tất nhiên, Trung Quốc còn chưa đến mức đó. Mặc dù tình trạng bất ổn trong nước ngày càng gia tăng, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, và căng thẳng gia tăng với các nước láng giềng, các nhà lãnh đạo trung ương vẫn duy trì vững chắc các đòn bẩy quyền lực. Mặc dù các quan chức gần đây quay lưng chống lại các cải cách luật pháp, hầu hết các nhà hoạt động vẫn còn hy vọng (và đòi hỏi) cải cách dần dần của nhà nước Trung Quốc. Họ không mong muốn một biến động cực đoan sẽ có thể phá hủy nhà nước. Họ muốn một sự hạ cánh nhẹ nhàng hơn là khó khăn.

But the risk of a hard landing is real. Pressures are building. Open legal and political channels are needed to funnel them in the direction of gradual change. If China does not build these now, it will not simply tip into transition, but rather plummet into cataclysm.


Nhưng những nguy cơ của một cuộc hạ cánh khó khăn là có thật. Áp lực đang nổi lên. Cần có các kênh pháp lý và chính trị công khai để hướng chúng theo sự thay đổi dần dần. Nếu Trung Quốc không xây dựng những điều đó ngay bây giờ, nó sẽ không chỉ đơn giản là làm chệch hướng quá trình chuyển đổi, mà còn lao thẳng vào một tai họa lớn.

Carl Minzner is Associate Professor of Law at Fordham University. An expert in Chinese law and governance, Minzner has written extensively on these topics in both academic journals and the popular press. His op-eds have appeared in the New York Times, the Los Angeles Times, and the Christian Science Monitor.

He has served as Senior Counsel for the Congressional-Executive Commission on China. He was a 2006-2007 International Affairs Fellow for the Council on Foreign Relations, and a Yale-China Legal Education Fellow at the Xibei Institute of Politics and Law in Xi’an, China. He has also worked as an Associate at McCutchen & Doyle (Palo Alto, CA) and as a Law Clerk for Hon. Raymond Clevenger of the U.S. Court of Appeals for the Federal Circuit.
Minzner holds a B.A. from Stanford University, a M.I.A. from Columbia University’s School of International and Public Affairs, and a J.D. from Columbia Law School.
Links: @CarlMinzner
Social Science Research Network

[*] Carl Minzner là Giáo sư Luật tại Đại học Fordham. Một chuyên gia về pháp luật và quản lý nhà nước Trung Quốc, Minzner đã viết nhiều về các chủ đề này trong cả tạp chí khoa học và báo chí đại chúng. Các bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của ông đã xuất hiện trên tờ New York Times, Los Angeles Times, và Christian Science Monitor.

Ông đã từng là Cố vấn cao cấp của Ủy ban Đđiều hành Quốc hội về các vấn đề Trung Quốc. Ông cũng là một thành viên của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại về các vấn đề quốc tế năm 2006-2007, đồng thời là thành viên Ngành Giáo dục pháp lý liên kết Đại học Yale – Trung Quốc tại Học viện Xibei về Chính trị và Luật pháp ở Tây An, Trung Quốc. Ông cũng làm việc với tư cách cộng sự cấp cao tại McCutchen & Doyle (Palo Alto, CA), và một thư ký luật cho ông Hon. Raymond Clevenger của Tòa án Phúc thẩm Liên bang. Minzner có bằng cử nhân của Đại học Stanford, bằng M.I.A của Đại học Columbia về vấn đề quốc tế và công cộng, và một bằng Luật của trường Luật Columbia. [*]
Liên hệ: @CarlMinzner
Social Science Research Network

Translated by Mai Xương Ngọc

NOTES

    Some content and language are adapted from Carl Minzner, “China’s Turn Against Law,” American Journal of Comparative Law 59 (Fall 2011): 935–84.
    Andrew J. Nathan, “China’s Changing of the Guard: Authoritarian Resilience,”Journal of Democracy 14 (January 2003): 13–15.
    Keith J. Hand, “Understanding China’s System for Addressing Legislative Conflicts,” Columbia Journal of Asian Law (forthcoming 2013).
    Keith J. Hand, “Using Law for a Righteous Purpose: The Sun Zhigang Incident and Evolving Forms of Citizen Action in the People’s Republic of China,” Columbia Journal of Transnational Law 45, no. 1 (2006): 127–31.
    Wei Lihua and Jiang Xu, “Sifa shenpan zhong de renmin qinghuai yu qunzhong luxian” [Popular sentiment and the mass line in judicial trial work], China Court Web, 22 June 2011, available in Chinese only at www.chinacourt.org/html/article/201106/22/455318.shtml.
    Minzner, “China’s Turn Against Law,” 947.
    “Dui Hua Estimates 4,000 Executions in China, Welcomes Open Dialogue,” Dui Hua Website, 12 December 2011, available at http://duihua.org/wp/?page_id=3874.
    Richard Pipes, Russia Under the Old Regime (London: Weidenfeld and Nicolson, 1974), 295.

GHI CHÚ

1. Một số nội dung và ngôn từ được chuyển thể từ bài viết ” Trung Quốc quay lưng với Luật” của Carl Minzner, American Journal of Comparative Law 59 (Thu 2011): tr. 935–84.

2. Andrew J. Nathan, “Thay đổi Lính canh Trung Quốc: Khả năng phục hồi sự chuyên chế,” Journal of Democracy 14 (tháng 1 năm 2003):. 13-15

3. Keith J. Hand, “Hiểu hệ thống Trung Quốc để giải quyết xung đột pháp lý,” Columbia Journal of Asian Law (sắp xuất bản năm 2013).

4. Keith J. Hand, “Sử dụng Luật cho mục đích chính đáng: Sự cố Sun Zhigang và Sự nổi lên các hình thức công dân hành động ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” Columbia Journal of Transnational Law 45, no. 1 (2006): 127–31..

5. Wei Lihua and Jiang Xu, “Sifa shenpan zhong de renmin qinghuai yu qunzhong luxian” [Tình cảm và đường lối đại chúng trong việc thử nghiệm tư pháp], trang Web tòa án Trung Quốc, truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2011, chỉ có tiếng Trung Quốc: www.chinacourt.org / html / article/201106/22/455318.shtml.

6. Minzner, ” Trung Quốc quay lưng với Luật,” Minzner, 947.

7. “Dui Hua ước tính 4.000 vụ hành quyết ở Trung Quốc, hoan nghênh đối thoại công khai”, trang Web của Dui Hua, ngày 12 Tháng 12 năm 2011, tại http://duihua.org/wp/?page_id=3874.

8. Richard Pipes, Nước Nga dưới chế độ cũ (London: Weidenfeld và Nicolson, 1974), 295 .



http://www.chinafile.com/china-tipping-point-0


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn