MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, July 29, 2013

The Past, Present and Future of Russian Energy Strategy QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG NGA





The Past, Present and Future of Russian Energy Strategy

QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA CHIẾN LƯỢC NĂNG LƯỢNG NGA


Geopolitical Weekly
Tuesday, February 12, 2013
Geopolitical Weekly
12/2/ 2013
By Lauren Goodrich and Marc Lanthemann
Lauren Goodrich và Marc Lanthemann


The future of Russia's ability to remain a global energy supplier and the strength the Russian energy sector gives the Kremlin are increasingly in question. After a decade of robust energy exports and revenues, Russia is cutting natural gas prices to Europe while revenue projections for its energy behemoth, Gazprom, are declining starting this year.

Triển vọng về vị thế của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng hàng đầu thế giới và sức mạnh mà ngành năng lượng Nga mang lại cho Kremlin đang ngày càng bị nghi vấn. Sau một thập kỷ xuất khẩu năng lượng ráo riết, kèm theo một nguồn thu khổng lồ, nước Nga đang cắt giảm giá khí đốt tự nhiên đối với châu Âu giữa lúc các dự báo về doanh thu của công ty năng lượng khổng lồ Gazprom bắt đầu suy giảm từ năm 2013.


Russia holds the world's largest proven reserves of natural gas and continually alternates with Saudi Arabia as the top oil producer. The country supplies a third of Europe's oil and natural gas and is starting to export more to the energy-hungry East Asian markets. The energy sector is far more than a commercial asset for Moscow; it has been one of the pillars of Russia's stabilization and increasing strength for more than a century. The Kremlin has designated energy security as the primary issue for Russia's national security, especially since recent changes in global and domestic trends have cast doubts on the energy sector's continuing strength.

Nga có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, và cùng với Arập Xêút, họ luân phiên giữ vị thế quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nước này cung cấp tới 1/3 nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt của châu Âu và nay bắt đầu tăng cường, xuất khẩu sang các thị trường Đông Á đang đói năng lượng. Đối với Mátxcơva, ngành năng lượng của Nga không đơn thuần là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nó là một trong các trụ cột cho sự ổn định và tăng cường sức mạnh của nước này trong hơn một thế kỷ qua. Kremlin đã thiết kế hệ thống an ninh năng lượng như một nhân tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với an ninh quốc gia, đặc biệt là kể từ khi có những thay đổi gần đây trong khuynh hướng quốc tế và nội địa khiến người ta nghi vấn về sức mạnh tiếp theo của ngành năng lượng nước này.

Throughout Russian history, the country's energy sector periodically has strengthened and weakened. Managing this cycle has been a centerpiece of Russia's domestic and foreign policy since czarist times. This historical burden now rests on Vladimir Putin's regime.

Lĩnh vực năng lượng đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình lịch sử của Nga. Điều khiển các chu kỳ biến thiên này được đặt vào trung tâm của chính sách đối nội và đối ngoại của Nga từ thời Sa hoàng. Gánh nặng lịch sử đó giờ đây đang đè lên vai chế độ của ông Vladimir Putin.

Russia's Imperatives and the Energy Factor

Russia is an inherently vulnerable country, surrounded by other great powers and possessing no easily defensible borders. In addition, Russia is a massive, mostly inhospitable territory populated by diverse ethnic groups that historically have been at odds with Moscow's centralized authority. This leaves Russia with a clear set of imperatives to hold together as a country and establish itself as a regional power. First, Russia must consolidate its society under one authority. Second, it must expand its power across its immediate neighborhood to create buffers against other powers. (The creation of the Soviet Union is the clearest example of this imperative in action.) Finally, it must leverage its natural resources to achieve a balance with the great powers beyond its periphery. 

Sự chuyên chế của Nga và nhân tố năng lượng

Nga là một quốc gia dễ bị tổn thương do bị bao quanh bởi các cường quốc khác và có biên giới không thuận lợi cho vấn đề phòng thủ. Ngoài ra, Nga có lãnh thổ rộng lớn và khắc nghiệt với dân cư đa dạng, thuộc nhóm dân tộc mà lịch sử đã chứng kiến là thường mâu thuẫn với chính quyền trung ương ở Mátxcơva. Điều này khiến Nga phải xây dựng nhà nước thành một cường quốc trong khu vực. Đầu tiên, Nga cần phải củng cố xã hội của mình theo một chính quyền thống nhất. Thứ hai, họ phải mở rộng quyền lực của mình xuyên suốt khu vực gần nhất để tạo ra vùng đệm chống lại các cường quốc khác. (Việc thiết lập Liên bang Xôviết là ví dụ rõ ràng nhất cho sự chuyên chế trong hành động). Cuối cùng, họ phải tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình để đạt được một sự cân bằng với các cường quốc bên ngoài.

Russia has used a variety of tools throughout history to achieve these imperatives, ranging from agricultural exports to pure military conquest and intimidation. Starting in the late 1800s, Russia added energy to the list of vital commodities it could use to achieve its central strategic goals. By the 1950s, Russia's energy sector had become one of the major pillars of its economic and political strength.

Để làm được việc này, Nga đã sử dụng một loạt công cụ khác nhau trong suốt lịch sử của mình nhằm đạt được ưu thế, từ việc xuất khẩu nông sản cho tới việc chinh phục quân sự thuần tuý, thậm chí dùng cả biện pháp đe dọa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, Nga đã bổ sung thêm năng lượng vào danh sách các mặt hàng trọng yếu mà họ có thể sử dụng để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Vào thập kỷ 1950, ngành năng lượng đã trở thành một trong những trụ cột chính trong sức mạnh kinh tế và chính trị của Liên Xô.

The revenues from oil and natural gas exports show how the energy sector empowered the Kremlin to consolidate the country. Energy export revenues for the Russian Empire began flowing into government coffers in the late 1800s, with oil export revenues making up 7 percent of the export earnings. These revenues rose to 14 percent in the late 1920s during the early stages of the Soviet Union, and by the 1950s accounted for half of Soviet export earnings. Currently, energy revenues make up half of the government's budget. This capital influx was and continues to be instrumental in helping Russia build the military and industrial basis needed to maintain its status as a regional -- if not global -- power. However, as the Russian governments became dependent on energy, the revenues also became a large vulnerability. 

Các khoản thu từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên cho thấy lĩnh vực năng lượng đã mang lại cho Kremlin quyền lực lớn lao như thế nào trong việc củng cố vị thế của đất nước. Thu nhập từ xuất khẩu năng lượng bắt đầu chảy vào kho bạc của Đế chế Nga từ cuối thế kỷ, với doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các khoản thu này đã tăng lên 14% ở cuối íhập kỷ 1920 – giai đoạn đầu của Nhà nước Liên Xô – và tới thập kỷ 1950 đã chiếm một nửa kim ngạch xuất khẩu của Liên Xô. Còn hiện nay, doanh thu từ năng lượng đóng góp tới một nửa ngân sách của chính phủ. Dòng vốn này đã và đang tiếp tục là công cụ giúp Nga xây dựng các cơ sở quân sự và công nghiệp cần thiết nhằm duy trì vị thế của họ như là một cường quốc khu vực – nếu không phải là cường quốc thế giới. Tuy nhiên, việc Chính phủ Nga trở nên phụ thuộc vào nguồn thu từ năng lượng cũng khiến nước này trở nên dễ bị tốn thương hơn.

Beyond export revenues, the energy sector has contributed to the creation of a domestically stable and industrialized state. Russia's domestic energy consumption is very high due to extremely cold weather for most of the year, but despite inefficiencies within the energy sector and the cost of producing energy, the country's domestic reserves have enabled Moscow to provide its citizens and the industries that employ them with low energy prices.

Ngoài doanh thu từ xuất khẩu, lĩnh vực năng lượng đã góp phần tạo ra một nhà nước công nghiệp hoá và ổn định trong nước. Tiêu thụ năng lượng nội địa của Nga ở mức rất cao, do thời tiết giá lạnh gần như quanh năm. Mặc dù chi phí sản xuất cao và quản lý kém hiệu quả, nguồn dự trữ đã cho phép Mátxcơva đủ sức để cung cấp năng lượng giá rẻ cho nhân dân và các ngành công nghiệp.

The energy sector also contributes to Russia's ability to expand its influence to its immediate neighbors. Moscow's use of energy as leverage in the buffer states differs from country to country and ranges from controlling regional energy production (as it previously did in the Azerbaijani and Kazakh oil fields) to subsidizing cheap energy supplies to the countries and controlling the energy transport infrastructure. Russia has used similar strategies to shape relationships beyond the former Soviet states. For instance, Russia is one of Europe's two main energy suppliers and is the only European supplier with large reserves of oil and natural gas and historically cheap prices. Russia's physical connectivity with Europe and ability to undercut any competitor have served as the basis of many of Moscow's relationships in Europe.

Ngành năng lượng cũng góp phần vào khả năng mở rộng ảnh hưởng của Nga sang các nước láng giềng, Mátxcơva sử dụng năng lượng như một đòn bẩy tại các quốc gia khác nhau trong “vùng đệm”, với các mức độ và phạm vi khác nhau, từ việc kiểm soát hoạt động trong khu vực (như họ đã từng tiến hành tại các mỏ dầu ở Adécbaigian và Cadắcxtan trước đây) cho tới việc trợ cấp nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ cho các nước và kiểm soát hệ thống hạ tầng phục vụ vận chuyên năng lượng. Nga cũng đã sử dụng các chiến lược tương tự để xây dựng quan hệ với các nước ngoài khối Liên Xô trước đây. Chẳng hạn, Nga là một trong hai nhà cung cấp năng lượng chính cho châu Âu và là nhà cung cấp duy nhât ở châu Âu có trữ lượng dầu và khí tự nhiên lớn, với giá thấp. Quan hệ của Nga với châu Âu và khả năng của họ trong việc đánh bại bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào đã trở thành nền tảng cho một loạt quan hệ của Mátxcơva với các nước châu Âu.

Evolution of Russian Energy Strategies

Energy's usefulness as a means of achieving Russia's three main imperatives has altered over time because Russia has had to change its strategies depending on shifts in domestic or international circumstances. Moscow's strength lies in its flexibility in managing its energy sector.

Sự phát triển chiến lược năng lượng của Nga

Việc nhìn nhận tầm quan trọng của năng lượng như là một phương tiện để đạt được ba “mệnh lệnh” chính của Nga đã thay đổi theo thời gian, bởi Nga đã thay đổi chiến lược của mình tùy thuộc vào những diễn biến trong nước hoặc trên trường quốc tế. Sức mạnh của Mátxcơva nằm ở tính linh hoạt của họ trong việc quản lý hoạt động năng lượng.

The importance of Russian energy was established in the late 1800s, when the monarchy saw great potential for the Russian Empire if it could develop this sector on a large scale. However, the empire had neither the technology nor the capital to start up an indigenous energy industry. As a solution, the monarchy eased its foreign investment restrictions, inviting European and U.S. firms to develop the Baku and Volga oil fields. This brought about a brief period of warmer relations between the Russian Empire and many Western partners, particularly the United Kingdom, France and the United States. All parties soon realized that the only way to make the Russian oil business profitable despite the high costs associated with the country's harsh and vast geography was to transform Russia into a massive producer. By the turn of the century, the Russian Empire was producing 31 percent of global oil exports.

Tầm quan trọng của năng lượng Nga được thiết lập vào cuối thế kỷ 19, khi chế độ quân chủ nhận thấy tiềm năng lớn cho Đế chế Nga nếu họ có thể phát triển lĩnh vực này ở quy mô lớn. Tuy nhiên, đế chế này không có cả công nghệ lẫn vốn để bắt đầu một ngành công nghiệp năng lượng bản địa. Để tìm kiếm giải pháp, chế độ quân chủ Nga đã nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài, mời các công ty châu Âu và Mỹ phát triển các mỏ dầu ở Baku và sông Vônga. Điều này đã làm ầm lên quan hệ giữa Đế quốc Nga và nhiều đối tác phương Tây trong một thời gian ngắn, đặc biệt là với Anh, Pháp và Mỹ. Tất cả các bên đã sớm nhận ra rằng cách duy nhất để làm cho ngành kinh doanh dầu mỏ Nga sinh lời trong hoàn cảnh chi phí cao găn liền với địa lý khắc nghiệt và rộng lớn của nước này là biển Nga thành một nhà sản xuất lớn. Đến đầu thế kỷ 20, Đế chế Nga đã chiếm 31 % sản lượng dầu xuất khẩu toàn cầu.

As the importance of the Russian Empire's energy sector grew, it became clear that Russia's internal stability greatly affected the sector. The Bolsheviks used the energy sector in their attempts to overthrow the monarchy in the early 1900s. The oil-producing regions were one of the primary hubs in which the Bolsheviks operated because energy was one of the few sectors with organized workers. In addition, the Bolsheviks used the oil rail networks to distribute propaganda across the country and abroad. In 1904, when the Russian Empire cracked down on an uprising in St. Petersburg, mostly Bolshevik protesters set the Baku oil fields on fire. This cut Russia's oil exports by two-thirds, forcing Moscow and the foreign markets to realize oil exports' great vulnerability to Russian domestic stability.

Khi vai trò của năng lượng Nga tăng lên thì rõ ràng là sự ổn định về mặt đối nội của Nga đã ảnh hưởng tới rất nhiều lĩnh vực. Những người Bônsêvích đã sử dụng vấn đề năng lượng trong nỗ lực nhằm lật đổ chế độ quân chủ. Các khu vực sản xuất dầu mỏ là một trong những trung tâm chính mà những người Bônsêvích tham gia hoạt động, vì năng lượng là một trong vài lĩnh vực đòi hỏi những người lao động có tổ chức. Ngoài ra, những người Bônsêvích đã sử dụng mạng lưới đường sắt phục vụ ngành khai thác dầu để rải truyền đơn ra khắp đất nước và cả nước ngoài. Năm 1904, khi Đế quốc Nga đàn áp một cuộc nổi dậy ở St Petersburg, người biểu tình chủ yếu là Bônsêvích đã phóng hoả các mỏ dầu ở Baku, khiến lượng dầu xuất khẩu của Nga sụt giảm 2/3.

Russia's modern energy strategies began forming after World War II. With the Soviet Union left standing as one of two global hegemons towering over a divided Europe, Moscow saw no barriers to achieving dominance in the global energy field. Between the 1950s and 1960s, Soviet oil output had doubled, making the Soviet Union once again the second-largest oil producer in the world and primary supplier to both Eastern and Western Europe. Revenues from oil exports started to make up nearly half of Soviet export income.

Chiến lược năng lượng thời hiện đại của Nga bắt đầu hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Với cánh tả Liên Xô còn trụ vững như là một trong hai thế lực bá quvền toàn cầu trên một châu Âu bị chia cắt, Mátxcơva nhận ra rằng không có rào cản nào đối với nỗ lực tìm kiếm sự thống trị của họ trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Giữa thập kỷ 1950 và 1960, Liên Xô đã tăng gấp đôi sản lượng dầu, làm cho họ một lần nữa trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ hai trên thế giới và là nhà cung cấp chính cho cả Đông lẫn Tây Âu. Doanh thu từ xuất khẩu dầu bắt đầu tăng mạnh và đóng góp gần một nửa thu nhập từ xuất khẩu của Liên Xô.

Because the Soviet Union was producing oil en masse and the Soviet system kept labor costs low, Russia was able to sell its oil at prices almost 50 percent lower than oil from the Middle East. The subsidization of oil to the Soviet bloc and then to Western European countries helped Moscow undercut Western regimes and strengthen its position in its own periphery -- a strategy that the CIA dubbed the Soviet Economic Offensive. For the Soviets, this was not about making money (although they were making money) as much as it was about shaping a sphere of influence and undermining the West. This strategy came at a cost, since Moscow was not bringing in as much revenue as it could and was producing oil inefficiently, rapidly depleting its fields.

Do Liên Xô sản xuất được một lượng dầu thô rất lớn và hệ thống kinh tế của Liên Xô duy trì chi phí lao động thấp nên Nga có thể bán dầu với giá thấp gần 50% so với giá dầu của Trung Đông. Trợ cấp dầu cho khối Xô viết và sau đó cho các nước Tây Âu đã giúp Mátxcơva kìm hãm các chế độ ở phương Tây và tăng cường vị thế của họ tại các khu vực thuộc tầm ảnh hưởng của họ – một chiến lược được CIA gọi là “cuộc tấn công về kinh tế của Liên Xô”. Đối với Liên Xô, hoạt động này không nhằm mục tiêu kiếm tiền (mặc dù họ đã kiếm tiền) mà chủ yếu để hình thành một phạm vi ảnh hưởng và phá hoại phương Tây. Chiến lược này đã phải trả giá, bởi Mátxcơva đã để mất thu nhập và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của mình.

In the 1970s, the price of oil skyrocketed due to a series of crises mostly in the Middle East. At the same time, Russia was already feeling the strain of sustaining the massive Soviet Union. Soviet leader Leonid Brezhnev's regime was left with a choice: use the high global prices as a reason to raise prices in Eastern Europe and benefit the Soviet economy, or continue subsidizing the Eastern bloc in order to keep it beholden to Moscow and not push it to start thinking about other energy sources. It was a choice between two imperatives: Soviet national stability and holding the buffer zone. In the end, Moscow chose to protect its own interests and in 1975 raised the price of oil for its customers, allowing for further increases based on global market prices. By 1976, oil prices in the Eastern bloc had nearly doubled, remaining below global prices but rising high enough to force some countries in the bloc to take out loans.

Ở thập kỷ 1970, giá dầu tăng vọt do một loạt cuộc khủng hoảng, chủ yếu xảy ra tại Trung Đông. Lúc này, Liên Xô bắt đầu cảm thấy gánh nặng do việc duy trì một nhà nước rộng lớn. Liên Xô dưới sự lãnh đạo của ông Leonid Brezhnev đã phải đứng trước một sự lựa chọn: sử dụng giá dầu thế giới cao làm lý do để tăng giá ở Đông Âu và tăng nguồn thu cho kinh tế Liên Xô hoặc tiếp tục trợ cấp cho khối Đông Âu nhằm tiếp tục trói buộc khối này và không đẩy họ đến chỗ suy tính về các nguồn năng lượng khác. Đó là một sự lựa chọn giữa hai mệnh lệnh: đảm bảo sự ổn định quốc gia hay duy trì vùng đệm. Cuối cùng, Mátxcơva đã chọn cách bảo vệ lợi ích riêng của mình, và đến năm 1975 đã tăng giá dầu đối với khách hàng truyền thống, hành động cho phép tiếp tục tăng giá hơn nữa theo thị trường thế giới. Đến năm 1976, giá dầu trong khối Đông Âu đã tăng gần gấp đôi, tuy vẫn thấp hơn giá thế giới nhưng mức tăng này đã đủ cao để buộc một số quốc gia trong khối phải vay nợ Nga.

The Soviet focus on maintaining high energy revenues continued through the mid-1980s, when these revenues accounted for nearly all of the Soviet Union's hard currency inflows. But the Soviets were dealt a double blow in the mid-1980s when the price of oil collapsed and the West imposed an embargo on Soviet oil, prompting Saudi Arabia to flood the oil markets. Moreover, the Soviet Union was falling far behind the West in technology, particularly in energy and agriculture. In response, starting in 1985, the Soviet Union moved closer to a market-based energy economy, raising prices for the Eastern bloc, requiring hard currencies for payment and allowing foreign firms to re-enter the energy sector.

Mục tiêu của Liên Xô nhằm đạt được doanh thu cao từ xuất khẩu năng lượng tiếp tục được duy trì cho đến giữa thập kỷ 1980, khi các khoản thu này chiếm gần như toàn bộ mọi khoản thu bằng ngoại tệ mạnh của họ. Nhưng Liên Xô đă bị giáng một đòn kép vào giữa thập kỷ này, khi giá dầu sụp đổ và phương Tây áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Liên Xô, khiến Arập Xêút một mình thống trị thị trường này. Ngoài ra, Liên Xô đã tụt lại xa sau phương Tây trong công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng luợng và nông nghiệp. Để đáp lại, bắt đầu từ năm 1985, Liên Xô tiến gần hơn tới một nền kinh tế dựa vào thị trường năng lượng, đồng thời tăng giá đối với khối Đông Âu, đòi họ phải trả bằng ngoại tệ mạnh và cho phép các công ty nước ngoài tái thâm nhập ngành năng lượng của mình.

But Russian strategy shifts were not deep and timely enough to prevent the collapse of the Soviet Union. In the decade following the fall of the Soviet bloc, the Russian energy industry was in disarray. The energy liberalization that started under Mikhail Gorbachev in the 1980s was taken to an extreme under Boris Yeltsin in the 1990s. As a result, production fell by half and the Russian energy sector was divided between foreign groups and the emerging Russian oligarch class.

Tuy nhiên, sự thay đổi chiến lược của Nga không đủ sâu sắc và kịp thời để ngăn chặn sự sụp đổ của Liên bang Xôviết. Trong thập kỷ sau sự sụp đổ của khối Xôviết, ngành công nghiệp năng lượng của Nga đã trở nên lộn xộn. Tự do hóa năng lượng, được khởi sự dưới thời Mikhail Gorbachev trong thập kỷ 1980, đã được triển khai một cách chật vật dưới Boris Yeltsin ở thập kỷ 1990. Kết quả là sản lượng bị giảm một nửa và ngành năng lượng Nga bị phân chia giữa các tập đoàn nước ngoài và các nhà tài phiệt mới nổi trong nước.

This changed under Vladimir Putin in 2000. One of the first items on Putin's agenda to help stabilize the country was to consolidate the energy sector under state control. This meant radically reversing the liberal policies from the two decades before. The government effectively nationalized the majority of the energy sector under three state behemoths: Gazprom, Rosneft and Transneft. The Kremlin became more aggressive in negotiating supply contracts with the former Soviet states and Europe, locking them into large volumes at extraordinarily high prices because these customers had no alternative energy supplies. The Kremlin also began cutting energy supplies to certain markets -- blaming troublesome transit states such as Ukraine -- in order to shape other political negotiations.

Nhưng chuyện này đã thay đổi vào năm 2000, dưới thời Vladimir Putin. Một trong những mục đầu tiên trong chương trình nghị sự của ông Putin nhằm ổn định đất nước là củng cố lĩnh vực năng lượng dưới sự kiểm soát của nhà nước. Điều này có nghĩa là một sự quay ngoắt đối với các chính sách tự do được áp dụng từ hai thập kỷ trước đó. Chính phủ Nga đã quốc hữu hóa một cách hiệu quả phần lớn ngành năng lượng, để tập trung vào ba cỗ máy khổng lồ của Nhà nước là Gazprom, Rosneft và Transneft. Điện Kremlin đã ráo riết đàm phán hợp đồng cung cấp với các nước thuộc Liên Xô trước đây và châu Âu khác, buộc họ phải mua với khối lượng lớn và mức giá cao khác thường, bởi các khách hàng này không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua năng lượng của Nga. Điện Kremlin cũng bắt đầu cắt giảm nguồn cung năng lượng cho một số thị trường nhất định – đổ lỗi cho quốc gia quá cảnh phiền hà như Ucraina – nhằm định hình các cuộc đàm phán chính trị khác.

Though Moscow's energy strategy became fairly aggressive, it helped bring about a stronger and more stable Russia. Russian energy revenues soared due to high global oil prices and the high natural gas prices it charged in Europe. Russia had excess funds to pump into its political, social, economic and military sectors. Energy politics also helped Russia leverage its influence in its former backyard and forced Europe to step back from countering Russia's resurgence. Of course, the financial crises that swept Europe and Russia in 2008 reminded Russia of its need for its biggest energy clients when oil prices dropped and demand began declining.

Mặc dù chiến lược năng lượng của Mátxcơva thời kỳ này bị đánh giá là mang tính hung hăng nhưng nó đã giúp mang lại một nước Nga mạnh mẽ và ổn định hơn. Nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga đã tăng mạnh do giá dầu và khí đốt tăng cao trên toàn cầu, giúp nước này có thặng dư vốn để bơm vào các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quân sự. Nền chính trị dựa vào năng lượng cũng giúp Nga tận dụng ảnh hưởng ở nơi trước đây từng là sân sau của họ và buộc châu Âu phải lùi bước trước sự “tấn công” từ một nước Nga hồi sinh.


Challenges to Maintaining Russian Energy

Russia's top concern is its vulnerability to fluctuations in the price of energy. With half of the Russian budget coming from energy revenues (of that, 80 percent is from oil and 20 percent comes from natural gas), the government could be crippled should energy prices fall. The Kremlin has already decreased its budget projections for oil prices to $93 per barrel instead of $119 -- though even at that price, the government is playing a game of chance. Stratfor is not in the business of forecasting oil prices, but historical patterns show that major international crises and fluctuations in global consumption and production patterns repeatedly have had sufficient impact on oil prices and on Moscow's revenues to destabilize the country.

Thách thức đối với vấn đề duy trì năng lượng Nga

Mối lo ngại hàng đầu của Nga là tính dễ bị tốn thương của nền kinh tế nước này trước những biến động về giá năng lượng. Đóng góp tới một nửa ngân sách quốc gia, ngành năng lượng Nga (trong đó 80% là từ dầu mỏ và 20% từ khí đốt tự nhiên) có thể khiến chính phủ lao đao nếu giá năng lượng giảm, Điện Kremlin đã giảm dự toán ngân sách trên cơ sở tính toán giá dầu ở mức 93 USD/thùng thay vì 119 USD/thùng, mặc dù ngay cả ở mức giá đó, chính phủ được nhìn nhận là đang tham gia một trò chơi may rủi.

Natural gas export revenues are also currently in question. With alternative natural gas supplies coming online for Russia's largest consumer, Europe, the Kremlin has been forced to lower its prices in recent months. This year, Gazprom expects to give European consumers $4.7 billion -- approximately 10 percent of Gazprom's net revenues -- in rebates due to price cuts.

Doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên cũng đang bị nghi vấn. Với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thay thế đang mời chào đối tượng tiêu dùng lớn nhất của Nga – châu Âu – điện Kremlin buộc phải giảm giá trong những tháng gần đây. Năm nay, thu nhập của Gazprom từ châu Âu dự kiến sẽ sụt giảm 4,7 tỷ USD – khoảng 10% doanh thu do việc giảm giá nói trên.


In its current configuration, Russia's energy sector is under strain. The consolidation of the sector mostly under two large state firms had many benefits for the Kremlin, but after a decade of consolidation the disadvantages are piling up. With little competition for Russia's natural gas giant, Gazprom, the firm is lagging in technology and is considered unfriendly to outside investment. Russia's oil giant, Rosneft, recently began evolving into a larger monopoly like Gazprom, which could lead it to fall into a similar trap. With future energy projects in Russia requiring more advanced technology (due to their location and environment) and more capital, both Gazprom and Rosneft need modernization and foreign investment.

Ngành năng lượng Nga đang căng thẳng. Việc củng cố ngành này chủ yếu diễn ra với hai công ty nhà nước lớn mang lại nhiều lợi ích cho điện Kremlin, nhưng sau một thập kỷ củng cố, khó khăn vẫn còn chồng chất, ít phải chịu cạnh tranh, tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ của Nga, Gazprom, đang bị tụt hậu trong công nghệ và bị coi là không thân thiện trong các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong khi đó, tập đoàn khai thác dầu mỏ khổng lồ Rosneft gần đây cùng đã trở nên độc quyền hơn, và cũng như Gazprom, nó có thể bị rơi vào một cái bẫy tương tự. Với các dự án năng lượng tại Nga đòi hỏi các công nghệ tiên tiến hơn (do vị trí và môi trường của chúng) và nhiều vốn hơn trong tương lai, cả Gazprom và Rosneft sẽ cần phải được hiện đại hóa và thu hút đầu tư nước ngoài.

Corruption is also a major factor, with varying estimates of 20 to 40 percent of Gazprom's revenues lost to either corrupt or inefficient practices. Rosneft has similar problems. This loss would be sustainable with Moscow's previous high energy revenues, but it will not be sustainable in the future should energy prices fall or the maintenance and expansion of the energy sector become more expensive. The Kremlin is probing Gazprom, although with a culture of corruption rampant throughout Russian history there is little the Kremlin will be able to do to eliminate wrongdoing within the natural gas firm.

Tham nhũng cũng là một vấn đề quan trọng. Theo một số ước tính, có khoảng 20 – 40 % doanh thu của Gazprom bị thất thoát do tham nhũng hoặc do quản lý kém hiệu quả. Rosneft cũng gặp phải vấn đề tương tự. Sự thất thoát này sẽ có thể còn tồn tại với doanh thu năng lượng cao của Mátxcơva trước đây, nhưng nó sẽ không thể tồn tại trong tương lai nếu giá năng lượng sụt giảm hoặc việc duy trì và mở rộng các lĩnh vực năng lượng trở nên tốn kém hơn. Kremlin đang điều tra Gazprom. Tuy nhiên, với tình trạng tham nhũng tràn lan trong suốt quá trình lịch sử, Kremlin sẽ khó có thể loại bỏ những hành vi sai phạm tại tập đoàn khí đốt tự nhiên này.

Moreover, Europe's dependence on Russian energy is decreasing. The natural gas shortages experienced throughout Europe during the Russian-Ukrainian crises of 2006 and 2009 were a stark reminder of how vulnerable European nations were because of their dependence on Russian natural gas exports. Both unilaterally and through the European Union, European countries began developing strategies that would allow them to mitigate not only Europe's vulnerability to disputes between Moscow and intermediary transit states, but also its general dependence on energy from Russia.

Ngoài ra, sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng của Nga đang giảm dần. Tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên diễn ra trên khắp châu Âu trong các cuộc khủng hoảng Nga – Ucraina vào năm 2006 và 2009 là một lời nhắc nhở buồn bã về khả năng các quốc gia châu Âu dễ bị tổn thương như thế nào do phải lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Các nước châu Âu đã bắt đầu phát triển các chiến lược cho phép họ giảm thiểu không chỉ khả năng dễ bị tổn thương do các tranh chấp giữa Nga và các quốc gia quá cảnh trung gian mà cả sự lệ thuộc nói chung của họ vào nguồn cung năng lượng từ Nga.

The accelerated development of new and updated liquefied natural gas import facilities is one such effort. This will give certain countries -- Lithuania and Poland, most notably -- the ability to import natural gas from suppliers around the globe and bypass Russia's traditional lever: physical connectivity. This is particularly significant in light of the accelerated development of several unconventional natural gas plays in the world, particularly the shale reserves in the United States. The development of a pipeline project that would bring non-Russian Caspian natural gas to the European market is another attempt -- albeit less successful so far -- to decrease European dependence on Russian natural gas.

Sự phát triển mau lẹ của các phương tiện nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tiên tiến là một trong những nỗ lực như vậy. Điều này sẽ tạo cho một số quốc gia – đặc biệt là Lítva và Ba Lan – khả năng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ các nhà cung cấp trên toàn thế giới mà không cần phải thông qua Nga như trước đây. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh công nghệ khai thác khí đốt tự nhiên phi truyền thống phát triển mạnh mẽ, với trữ lượng khổng lồ từ đá phiến được phát hiện tại Mỹ. Việc phát triển một dự án đường ống dẫn giúp vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các khu vực ngoài nước Nga tới thị trường châu Âu là một nỗ lực khác – mặc dù cho đến nay vẫn chưa thực sự thành công – để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên của Nga.


Additionally, a set of EU-wide policies, including the Third Energy Package, has begun giving EU member nations the political and legal tools to mitigate Gazprom's dominance in their respective natural gas supply chains. This common framework also allows European nations to present a more unified front in challenging certain business practices they believe are monopolistic -- the latest example being the EU Commission probe into Gazprom's pricing strategy in Central Europe. This, coupled with the EU-funded efforts to physically interconnect the natural gas grids of EU members in Central Europe, has made it increasingly difficult for Russia to use natural gas pricing as a foreign policy tool. This is a major change in the way Moscow has dealt with the region for the past decade, when it rewarded closer ties with Russia with low gas prices (as with Belarus) and increased rates for those who defied it (the Baltics).
Finally, Russia faces the simple yet grave possibility that the escalating financial and political crisis in Europe will continue to reduce the Continent's energy consumption, or at least preclude any growth in consumption in the next decade.


Ngoài ra, một loạt các chính sách trên toàn EU, trong đó có “Gói năng lượng thứ ba”, đã bắt đầu mang lại cho các quốc gia thành viên EU các công cụ chính trị và pháp lý để giảm thiểu sự thống trị của Gazprom trong chuỗi hệ thống cung ứng khí đốt tự nhiên của riêng họ. Khuôn khổ chung này cũng cho phép các quốc gia châu Âu thể hiện một mặt trận thống nhất hơn trong việc thách thức các hoạt động kinh doanh nào đó mà họ cho là mang tính độc quyền, với ví dụ mới nhất là việc ủy ban châu Âu điều tra chiến lược giá của Gazprom ở Trung Âu. Điều này, cùng với những nỗ lực được EU tài trợ nhằm kết nối mạng lưới vận chuyển khí đốt tự nhiên của các nước thành viên EU ở Trung Âu, đã làm cho Nga ngày càng gặp khó khăn trong việc sử dụng giá khí đốt tự nhiên như một công cụ của chính sách đối ngoại. Đây là một sự thay đổi lớn trong cách mà Mátxcơva đã xử sự với khu vực này trong suốt một thập kỷ qua, khi họ giảm giá khí đốt cho những nước có quan hệ gần gũi (như với Bêlarút) và nâng giá đối với những nước không không có quan hệ như vậy (vùng Baltic). Cuối cùng, Nga phải đối mặt với một khả năng giản đơn nhưng nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính và chính trị ở châu Âu sẽ tiếp tục làm suy giảm tiêu thụ năng lượng của lục địa này, hoặc ít nhất là cản trở bất kỳ sự tăng trưởng nào về mặt tiêu thụ trong thập kỷ tới.

Russia's Next Move

The Putin administration is well aware of the challenges facing the Russian energy sector. Russia's attempts in the past decade to shift away from dependence on energy exports by focusing on industrial development have not been particularly successful and keep the country tied to the fate of its energy sector. Russia's strategy of using its energy exports as both a foreign policy tool and a revenue generator is contradictory at times: To use energy in foreign policy, Moscow must be able to lower or raise prices and threaten to cut off supplies, which is anathema to the revenue-generating aspect.

Động thái tiếp theo của Nga

Chính quyền Putin đang nhận thức rõ những thách thức đối với lĩnh vực năng lượng của Nga. Nỗ lực của Nga trong thập kỷ qua nhằm chuyển dịch khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng bằng cách tập trung phát triển công nghiệp đã không đặc biệt thành công và nước này vẫn phải tiếp tục gắn bó với số phận của ngành năng lượng. Chiến lược của Nga trong việc sử dụng con bài xuất khẩu năng lượng vừa làm công cụ cho chính sách đối ngoại, vừa làm cỗ máy in tiền đã tỏ ra mâu thuẫn. Để sử dụng năng lượng trong chính sách đối ngoại, Mátxcơva phải có khả năng giảm hoặc tăng giá, đồng thời đe dọa cắt nguồn cung, một điều tối kỵ nếu xét từ góc độ kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.

Global and regional circumstances have changed to the point that Moscow has had to prioritize one of the two uses of its energy industry -- and it has unequivocally decided to maintain its revenue-generating capability. The Kremlin has begun crafting a set of policies designed to adjust the country to the changes that will come in the next two decades.

Tình thế toàn cầu và khu vực đã thay đổi tới mức Mátxcơva phải ưu tiên một trong hai cách sử dụng ngành công nghiệp năng lượng của họ, và họ đã quyết định chọn cách duy trì khả năng tạo doanh thu. Điện Kremlin đã bắt đầu xây dựng một loạt chính sách nhằm ứng phó với những thay đổi dự kiến sẽ diễn ra trong hai thập kỷ tới.
First, Russia is addressing the very damaging uncertainty surrounding its relationship with key transit states that traditionally allowed it to export energy to Europe. The construction of the Ust-Luga oil terminal on the Baltic Sea allows Russia to largely bypass the Belarus pipeline system and ship crude and oil products directly to its consumers. Similarly, the construction of the Nord Stream natural gas pipeline under the Baltic Sea -- and eventually its southern counterpart, South Stream, through the Black Sea -- will allow Russian natural gas to bypass the Ukrainian and Belarusian transit systems if necessary. These two pipelines primarily will ensure natural gas deliveries to the major European consumer markets in Germany and Italy, with which Russia seeks to maintain long-term strategic partnerships.

Trước tiên, Nga đang cố gắng giải quyết sự mong manh được đánh giá là rất nguy hiểm xung quanh quan hệ của họ với các quốc gia quá cảnh quan trọng mà theo truyền thống được phép xuất khẩu năng lượng sang châu Âu. Việc xây dựng các thiết bị đầu cuối cho luồng dầu Ust- Luga trên Biển Baltic cho phép Nga bỏ qua phần lớn hệ thống đường ống của Bêlarút và vận chuyển dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô trực tiếp tới người tiêu dùng. Tương tự như vậy, việc xây dựng đường ống dẫn khí tự nhiên mang tên Dòng chảy phương Bắc dưới biển Bantic – và cuối cùng là Dòng chảy phương Nam, thông qua Biển Đen, sẽ cho phép dòng khí đốt của Nga không cần đi qua các hệ thống quá cảnh của Ucraina và Bêlarút, nếu cần thiết. Hai đường ống này sẽ đảm bảo giao khí đốt tự nhiên cho các thị trường tiêu dùng rộng lớn ở châu Âu, như Đức và Italia, mà Nga tìm cách duy trì quan hệ đối tác chiến lược lâu dài.

By allowing Russia to guarantee deliveries to its major European customers, the bypass systems ensure Moscow's vital energy revenues. This strategy of future energy export flexibility will also progressively reduce the leverage Minsk and Kiev can exert in warding off Moscow's attempts at consolidating Belarus and Kiev as vassal buffer states -- one of the few foreign policy goals Moscow is still intent on pursuing through energy strategy.

Bằng cách cho phép Nga đảm bảo giao hàng cho các khách hàng chính ở châu Âu, các hệ thống theo đường vòng nói trên sẽ bảo đảm nguồn thu quan trọng của Mátxcơva. Chiến lược xuất khẩu năng lượng một cách linh hoạt trong tương lai này cũng sẽ làm giảm dần đòn bẩy mà Minsk và Kiev có thể tận dụng để tránh bị Mátxcơva ép buộc làm các quốc gia chư hầu trong vùng đệm của họ – một trong vài mục tiêu của chính sách đối ngoại mà Mátxcơva vẫn còn có ý định theo đuổi thông qua chiến lược năng lượng.

Moreover, Moscow has adapted its energy strategy with European customers amid growing diversification and liberalization efforts. Gazprom has begun expanding the natural gas discounts formerly reserved for strategic partners such as Germany or Italy. The Kremlin knows that its only hope of maintaining natural gas revenues in the face of a potential global shale boom is to lock its customers into price-competitive, long-term contracts. Moscow will continue showing that it can offer European consumers guaranteed high volumes and low-cost deliveries that producers relying on liquefied natural gas shipping for transport can seldom afford.

Hơn nữa, Mátxcơva đã điều chỉnh chiến lược năng lượng của mình với khách hàng châu Âu giữa lúc diễn ra những nỗ lực tự do hoá và đa dạng hoá. Gazprom đã bắt đầu mở rộng chính sách giảm giá khí đốt tự nhiên trước đây chỉ dành cho các đối tác chiến lược như Đức hoặc Italia. Điện Kremlin hiểu rằng hy vọng duy nhất của họ về việc duy trì doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên giữa lúc phải đối mặt với một sự bùng nổ toàn cầu về khí đá phiến là giữ chân khách hàng bằng giá cả cạnh tranh và hợp đồng dài hạn. Mátxcơva sẽ tiếp tục cho thấy rằng họ có thể cung cấp cho người tiêu dùng châu Âu với khối lượng lớn và chi phí giao hàng thấp.

Finally, Russia is focusing significant attention and funds on developing connections to the growing East Asian energy markets, diversifying its export portfolio should challenges in the European market continue intensifying. One aspect common to all the strategies Russia is set to pursue for the next decade is the high capital needed to complete them; the Eastern Siberia-Pacific Ocean oil pipeline alone is set to cost nearly $15 billion. Despite the effects of the financial crisis in 2009, Russia still has vast capital reserves earmarked for these large-scale projects, but these funds are not infinite.

Cuối cùng, Nga đang tập trung sự chú ý đáng kể vào việc phát triển kết nối với thị trường năng lượng châu Á đang có nhu cầu ngày một gia tăng. Một trong những khía cạnh chung đối với tất cả các chiến lược mà Nga xây dựng để theo đuổi trong thập kỷ tới là nguồn vốn lớn cần có để hoàn thành chúng – riêng đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương đã đòi hỏi phải đầu tư gần 15 tỷ USD. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, Nga vẫn còn có nguồn vốn dự trữ lớn dành cho các dự án quy mô lớn, nhưng các quỹ này không phải là vô hạn.

The Kremlin appears keenly aware of the challenges that Russia will face in the next two decades as another energy cycle draws to an end. Unlike Brezhnev and Gorbachev, Putin has proven capable of enacting effective policy and strategy changes in the Russian energy sphere. While Russia's dependence on high oil prices continues to worry Moscow, Putin has so far managed to respond proactively to the other external shifts in energy consumption and production patterns -- particularly those affecting the European natural gas market. However, the long-term sustainability of the model Russia is moving toward remains doubtful.

Krémlin có vẻ như đã nhận thức một cách sâu sắc về những thách thức mà nước Nga sẽ phải đối mặt trong hai thập kỷ tới, khi một chu kỳ năng lượng tiến tới điểm kết thúc. Không giống như Brezhnev và Gorbachev, ông Putin đã chứng minh đừợc khả năng ban hành các chính sách một cách hiệu quả và khả năng thay đổi chiến lược trong lĩnh vực năng lượng của Nga. Trong khi sự phụ thuộc của Nga vào giá dầu cao tiếp tục làm Mátxcơva lo lắng, thì ông Putin đến nay đã xoay xở để chủ động ứng phó với những thay đổi trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ bên bên ngoài, đặc biệt là những đối tác có thể tác động đến thị trường khí đốt tự nhiên châu Âu. Tuy nhiên, tính bền vững lâu dài của mô hình mà Nga đang hướng tới vẫn còn bị nghi ngờ.





http://www.stratfor.com/weekly/past-present-and-future-russian-energy-strategy


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn